Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Biến chứng viêm họng thành bệnh thấp tim doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.19 KB, 3 trang )

Biến chứng viêm họng thành bệnh thấp tim
Bệnh thấp tim xảy ra sau khi bị viêm họng, nếu không được phát hiện
và điều trị kịp thời sẽ suy tim cấp, nguy hiểm đến tính mạng và để lại di
chứng hở hẹp các van tim dẫn đến suy tim mạn tính.
"Bệnh gây tổn thương tim, khớp, thần kinh, da và mô dưới da và thường xảy
ra ở trẻ em lứa tuổi học đường, 5-15 tuổi, có cơ địa đặc biệt nhạy cảm với
loại vi trùng này", bác sĩ Phúc cho biết.
Sau khi viêm họng khoảng 1-2 tuần, cần lưu ý nếu có các triệu chứng sau:
- Sưng, nóng, đỏ, đau một hoặc nhiều khớp.
- Mệt, khó thở, đau ngực, xanh xao, vã mồ hôi, phù, tiểu ít, hồi hộp, tim đập
nhanh, tim to, sưng, đập yếu.
- Tay chân yếu, cầm đồ đạc và cử động trở nên vụng về, dễ đánh rơi và làm
vỡ đồ đạc, viết chữ xấu đi, dễ té ngã, có những cử động múa may tự phát
không kiềm chế được.
- Nổi những mảng hồng ban hình tròn ở thân người (gần nách, háng).
- Nổi những nốt cục dưới da nhỏ như hạt đậu, ở cùi chỏ, đầu gối, ống quyển,
dọc cột sống, da đầu.
- Chảy máu cam, đau bụng, biếng ăn.
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân sẽ bị suy tim cấp
nguy hiểm đến tính mạng và để lại di chứng hở hẹp các van tim dẫn đến suy
tim mạn tính.
Điều trị bệnh thấp tim:
- Bệnh nhân cần được nghỉ tuyệt đối từ 2 tuần đến 3 tháng tùy theo chỉ định
của bác sĩ. Uống thuốc kháng sinh Penicillin trong 10 ngày, dùng thuốc
chống viêm Aspirin hoặc Corticoid trong thời gian từ 2 đến 8 tuần. Nếu có
triệu chứng thần kinh phải dùng thuốc an thần.
- Sau khi bệnh ổn định, bệnh nhân phải tiếp tục được theo dõi và dùng thuốc
Penicillin để phòng ngừa bệnh tái phát. Có thể uống Penicillin mỗi ngày
hoặc chích Penicillin mỗi tháng một lần. Thời gian phòng ngừa ít nhất 5
năm.
Phòng bệnh thấp tim:


Để tránh bệnh này, nên đến khám bác sĩ chuyên khoa khi có triệu chứng đau
họng, ho, sốt. Nếu được điều trị sớm và đúng bệnh viêm họng thì sẽ không
mắc phải bệnh thấp tim.
Bệnh suy tĩnh mạch mạn tính ít khi gây ra các cơn đau thực sự. Người bệnh
thường hay mô tả các cảm giác nặng nề, nhức mỏi, ê ẩm, căng cứng chân, tê
rần xảy ra sau khi đứng lâu, sau một ngày làm việc. Các triệu chứng nặng
hơn về chiều tối, và thường nhẹ hơn vào buổi sáng, hay sau khi nghỉ ngơi,
gác chân cao. Điểm khác biệt là: đau do hẹp tắc mạch máu sẽ trầm trọng hơn
nếu ngồi gác chân cao; người bệnh thường phải ngồi để thõng chân xuống
giường.
Các triệu chứng kèm theo của suy tĩnh mạch giúp phân biệt với đau do tắc
mạch như tình trạng sưng phù chân quanh mắt cá, vọp bẻ về đêm, dãn các
tĩnh mạch nông ngoài da, chân nóng ấm

×