Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.19 KB, 3 trang )
Cùng bé khám phá những bữa ăn vui
Để cùng con khám phá những bữa ăn vui, bạn thử cho bé quyền chủ động hỏi
thăm ba mẹ thích ăn gì để tự lên thực đơn cho cả nhà. Sau đó, gia đình cùng nhau
đi chợ, siêu thị. Bạn tư vấn cho con khi chọn rau quả, so sánh và gọi tên chúng để
bé học thêm kiến thức một cách sinh động và dễ nhớ.
Khi nấu nướng các món ăn phức tạp, bạn đóng vai trò chỉ huy và nhờ bé giúp mẹ
nhặt rau. Nếu chuẩn bị các món ăn nhẹ như sandwich, rau trộn, bánh ngọt, rau câu,
bạn nên tin tưởng cho con làm bếp trưởng, tự tay trang trí thịt, phô mai, rau củ vào
chiếc bánh mì; bỏ trái cây vào khay rau câu… Sau đó, bạn và ông xã sẽ “xuống
chức” bếp phó để phụ bé cắt thức ăn, pha chế nước sốt và nêm nếm.
Chẳng phải ngẫu nhiên mà các bà mẹ Nhật Bản tốn nhiều thời gian chuẩn bị
những hộp Bento cho con. Không chỉ gói gọn tình yêu thương của mẹ, hộp cơm
được trang trí đẹp, sáng tạo giúp bé yêu hứng thú với món ăn hơn. Chiếc bánh mì
ngọt bình thường dễ khiến bé yêu của bạn chán và lười ăn. Nhưng với chút sáng
tạo, bạn có thể rủ bé tạo bánh thành hình bạn gấu với tai là hai mẩu bánh mì, mắt
là hai khoanh ô liu đen và miệng cười tạo nên từ lát cà chua.
Bạn có thể cùng con nắm cơm thành ngôi nhà, trứng ốp la làm ông mặt trời, bông
cải làm cây xanh tạo thành khu vườn, cà rốt làm hoa và trang trí trên một chiếc đĩa
rộng. Qua những hình ảnh sinh động, sáng tạo đó, bé sẽ thêm khéo léo, rèn luyện
kỹ năng sắp xếp, trang trí và biết về thế giới các loài rau củ quả, thành phần dinh
dưỡng của món ăn. Bạn cũng hiểu thêm sở thích, tính cách của con.
Thức ăn ngon càng thêm bắt mắt nếu được đặt vào bộ bát đĩa đáng yêu. Sao bạn
không dành thời gian rủ bé đi kiếm những dụng cụ chứa thức ăn đẹp mắt. Màu sắc
của chúng rất quan trọng vì nó sẽ kích thích bé vui với bữa ăn.
Theo quan sát, bé gái khá thích thú với các mẫu hoa văn và bạn thú xinh xắn,
trong khi bé trai thích chén đĩa có hình sinh động, màu sắc mạnh mẽ Gian bếp
nhà bạn nên dành một góc riêng để bé tự tay rửa và cất bát đĩa nhựa của mình sau
khi ăn. Bé sẽ có ý thức giữ gìn đồ đạc cá nhân và học được tính ngăn nắp sau khi
ăn. Chị Lan Anh (TP HCM) chia sẻ: “Bé nhà tôi được ngồi ăn chung với bố mẹ
khi chưa thôi nôi. Tôi thấy, từ khi có bộ bát đĩa 'ruột', con thích ăn hơn và quan
tâm đến việc dọn dẹp”.