Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Xu hướng lựa chọn giá trị về cuộc sống và gia đình của thanh niên hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 15 trang )

A

r

Xu hướng lựa chọn giá trị vê cuộc sông
và gia đình của thanh niên hiện nay
Nguyễn Thị Quỳnh Hoa
*

Tóm tắt: Dựa trên các kết quả khảo sát liên quan đến định huớng giá trị của
thanh niên được thực hiện trong 5 năm (2016-2020), bài viết tìm hiểu xu
hướng lựa chọn giá trị của thanh niên trên một số khía cạnh như: mục tiêu và
ý nghĩa cuộc sống; tình u, hơn nhân, tình dục; hạnh phúc gia đình, khn
mẫu ứng xử trong gia đinh. Nhìn chung, thanh niên có xu hướng lựa chọn
ngày càng thực tế hơn các giá trị về mục tiêu, ý nghĩa cuộc sống, có xu hướng
tự khẳng định năng lực bản thân để đạt được thành công trong cuộc sống. Một
số quan niệm về tình u, hơn nhân, gia đình của thanh niên đã thay đối theo
hướng cởi mở, thực dụng hơn. Thanh niên đề cao các giá trị thuộc về sức khỏe,
hạnh phúc, sự thành đạt của con cái, coi trọng sự gắn kết, yêu thương, tính dân
chủ, bình đẳng trong gia đình là những yếu tố tạo nên cuộc sống gia đình hạnh
phúc. Cùng với đó, xu hướng lựa chọn các giá trị về khn mẫu ứng xử trong
gia đình của thanh niên đã có những thay đổi theo hướng phát triển và phù
họp với bối cảnh hội nhập hơn.

Từ khóa: Thanh niên; Giá trị; Xu hướng lựa chọn; Cuộc sống; Gia đỉnh.

Ngày nhận bài: 20/4/2021; ngày chỉnh sửa: 20/5/2022; ngày duyệt đăng:
10/6/2022.

1. Đặt vấn đề


Giá trị được coi là cốt lõi của nhân cách. Giá trị quy định hoạt động của cá
nhân, là cơ sở để cá nhân tự đánh giá, điều chỉnh hoạt động và hành vi ứng xừ
trong cuộc sống. Theo Trần Ngọc Thêm (2016), dù có ổn định hay thay đổi ở
mức nào thì giá trị cũng khơng bao giờ đứng yên mà luôn vận động không ngừng.

Sinh ra và lớn lên trong thời kỳ hội nhập quốc tế, thanh niên là lớp
người chịu nhiều ảnh hưởng từ những biến đổi xã hội. Sự lựa chọn các giá trị
về cuộc sống và gia đình của thanh niên trong bối cảnh xu thế phát triền của

TS., Viện Nghiên cứu Thanh niên.


Nguyễn Thị Quỳnh Hoa 103

thời đại là vấn đề đáng quan tâm bởi nó thể hiện quan niệm, cách suy nghĩ,
cácl đánh giá, thái độ và sự lựa chọn của thanh niên về những vấn đề liên
quan đến quy tắc, chuẩn mực trong quan hệ giữa thanh niên với xã hội và
giữa thanh niên với các thành viên trong gia đình, đồng thời nó đóng vai trị
quail trọng trong việc điều chỉnh hành vi của thanh niên nhằm đạt tới những
mục tiêu cụ thể.
Từ các kết quả khảo sát về những vấn đề liên quan đến định hướng giá trị của

thanh niên do Viện Nghiên cứu Thanh niên thực hiện trong 5 năm (2016-2020), bài
viết nêu lên các phát hiện chính về sự lựa chọn giá trị của thanh niên trên một số
khía cạnh của cuộc sống và gia đình nhằm có cái nhìn thực tế về xu hướng lựa chọn
giá trị của thanh niên trong giai đoạn hiện nay.

2. Nguồn dữ liệu và phương pháp thực hiện
Dữ liệu chính sừ dụng trong bài viết là kết quả thu thập được từ các cuộc
khảo sát thường niên về tình hình thanh niên, các nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu

khoa học cấp Bộ của Viện Nghiên cứu Thanh niên được thực hiện trong các năm
2016 2020, cụ thể như sau:

(1) Cuộc điều tra về tình hình thanh niên năm 2016 thực hiện trên 1400
thanh niên đang sinh sổng, học tập, làm việc tại 6 tỉnh, thành: Hà Nội, Vĩnh Phúc,
Lào Cai, Thừa Thiên- Huế, Đắk Lắk, Thành phố Hồ Chí Minh, Vĩnh Long.
(2) Cuộc điều tra về tình hình thanh niên giai đoạn 2012-2017 và dự báo
tình hình thanh niên giai đoạn 2017-2022 thực hiện trên 1400 thanh niên đang
sinh s ỉng, học tập và làm việc tại 7 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Lào Cai, Nam Định,
Gia L ú, Khánh Hịa, Thành phố Hồ Chí Minh, An Giang.

3) Cuộc điều tra về tình hình thanh niên năm 2019 thực hiện trên 3000
thanh niên đang sinh sổng, học tập, làm việc tại 12 tỉnh, thành: Bắc Giang, Phú
Thọ, ''uyên Quang, Hà Nội, Thanh Hóa, Quảng Trị, Khánh Hịa, Đắk Lắk,
Thànhl phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, cần Thơ.
(4) Kết quả đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Sự chuyển đổi định hướng
giá trị của thanh niên hiện nay” thực hiện năm 2018 do Nguyễn Thị Quỳnh Hoa
làm chủ nhiệm, Viện Nghiên cứu Thanh niên chủ trì thực hiện. Mầu nghiên cứu
của đề tài: 600 thanh niên, địa bàn nghiên cứu: Bắc Ninh, Huế, Thành phố Hồ

Chí M nh.
('á c cuộc khảo sát trên đều được thực hiện trên quy mơ mẫu có tính chất
đại diện theo vùng, miền và trên nhóm thanh niên trong độ tuổi 16-30 tuổi, với
04 nhóm khách thể chính là: thanh niên học sinh, sinh viên; thanh niên công


104

Nghiên cứu Gia đình và Giới. Quyển 32, số 2, tr. 102-116


chức, viên chức; thanh niên công nhân; thanh niên nông thôn. Việc lựa chọn mâu
nghiên cứu được thực hiện theo ngun tắc thuận tiện có chỉ định thơng qua hệ
thống Đồn TNCS Hồ Chí Minh các cấp. Phương pháp khảo sát chính là thu
thập thơng tin định lượng bằng phiếu trưng cầu ý kiến.
Phương pháp phân tích thơng tin được sử dụng trong bài viết bao gồm

phương pháp phân tích biến đơn (phân tích tỉ lệ %) và phương pháp phân tích
tương quan giữa hai biến: biến độc lập và biến phụ thuộc, trong đó các biến độc
lập chủ yếu được xem xét là biến “giới tính” và biến “đối tượng thanh niên theo
nghề nghiệp”.

Bên cạnh đó, phương pháp phân tích giá trị trung bình cũng được áp dụng
để xem xét các biến số có thang đo khoảng (thang đo likert) theo 3 mức độ: Quan
trọng - ít quan trọng - Khơng quan trọng; Đồng tình - Phân vân - Khơng đồng
tình; Đúng - Đúng một phần - Khơng đúng. Giá trị điểm trung bình (ĐTB) nằm

trong khoảng 1 < ĐTB < 3 với tiêu chí đánh giá:
- Nếu diêm trung bình > 2 (điểm trung bình của thang đo) thì phản ánh xu
hướng nhận định là Quan trọng/Đồng tình/Đúng.
- Nếu điểm trung bình < 2 (điểm trung binh của thang đo) thi phản ánh xu
hướng nhận định là Khơng quan trọng/Khơng đồng tình/Khơng đúng.

3. Một số khái niệm công cụ
Giá trị và sự lựa chọn giả trị

Theo Cl. Kluckhohn thì “Giá trị là quan niệm về điều mong muốn đặc
trưng hiện hay ẩn cho một cá nhân hay một nhóm và ảnh hưởng tới việc chọn
các phương thức, phương tiện hoặc mục tiêu của hành động” (Endruweit và
Trommsdorff, 2002: 156).
Từ khái niệm này có thể hiểu sự lựa chọn giá trị là việc xác định quan

niệm, thái độ, niềm tin, chính kiến mà cá nhân hay nhóm cho là quan trọng, đúng
đắn và nó chi phối hành động của chính cá nhân, nhóm trong cuộc sống.

Xu hướng lựa chọn giá trị của thanh niên
Theo Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê (2015), xu hướng được hiểu là
hướng hoạt động, phát triển chung, chủ yếu trong một thời gian nào đó. Dưới
góc độ tâm lý học cá nhân, A. Covaliov cho rằng “Xu hướng của cá nhân là ý
định hướng tới đổi tượng trong một thời gian lâu dài nhằm thoả mãn những nhu
cầu hay hứng thú hoặc vươn tới mục tiêu cao đẹp mà cá nhân lấy làm lẽ sống
của mình (A. Covaliov, 1971).


Nguyễn Thị Quỳnh Hoa 105

The© Trần Quốc Thành (2007), xu hướng là sự hướng tới một mục tiêu,
một đối tukmg nào đó. Đó là hệ thống các nhân tố thúc đẩy bên trong quy định

tính tích cực của con người trong hoạt động của mình. Xu hướng của con người
cho biết ý muốn hoặc chiều hướng phát triển của cá nhân đó, hướng vươn tới
của họ và (hue đẩy con người hoạt động theo một mục tiêu nhất định.

Xu hướng lựa chọn giá trị của thanh niên được hiểu là chiều hướng quan
niệm chủ (lạo của thanh niên về những điều mà thanh niên cho là quan trọng,
đúng đắn, cần thiết, phù hợp, là những điều mà thanh niên đồng tình và mong
muốn hướr g tới. Xu hướng lựa chọn giá trị chi phối hành động của chính thanh
niên trong cuộc sống.

Thanh niên
về mặt khoa học, thanh niên là một nhóm xã hội lứa tuổi hoặc một lát cắt
chu kỳ sống của con người (tuổi thanh xuân), là nhóm nhân khẩu - xã hội đặc

thù bao gồĩn những người trẻ trong giới hạn độ tuổi nhất định, có những đặc
trưng riêng về thể chất, tâm sinh lý, những đặc trưng gắn liền với nguồn gốc xã
hội, thu nhập, công việc, học vấn và hệ giá trị...

về m ít xã hội, thanh niên là cụm từ chỉ một nhóm dân cư xã hội được
phân biệt một cách tương đối với các bộ phận dân cư khác bởi nhiều tiêu chí,
trong đó đặc biệt là tiêu chí giới hạn độ tuổi. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội và mục đích hướng đến mà mồi quốc gia, mồi tổ chức sẽ có quy định,
cách xác định khác nhau về độ tuổi thanh niên. Tại Việt Nam, quy định về độ
tuổi thanh r iên phù hợp với sự phát triển của thanh niên được thể hiện rõ ở
Điều 1, Luật Thanh niên (2020) “Thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ 16
tuổi đến 30 tuổi”. Trong phạm vi bài viết này, khái niệm “thanh niên” được

hiểu như sau: “Thanh niên là một nhóm nhân khẩu - xã hội đặc thù bao gồm
những ngườ trong độ tuổi 16-30”.
4. Một số ph|át hiện từ các kết quả khảo sát về xu hướng lựa chọn giá trị của
thanh niên ýề cuộc sống và gia đình
4.1. Xu hướng lựa chọn các giá trị về mục tiêu, ý nghĩa cuộc sống
Quan niệm về điều quan trọng và cần thiết trong cuộc sống

Kết qua khảo sát cho thấy thanh niên hiện nay rất coi trọng những giá trị
liên quan đếr sức khỏe và hạnh phúc; sự thành đạt; nhu cầu được cống hiến và
hưởng thụ của bản thân, thể hiện ở ĐTB cùa tất cả các giá trị được đưa ra đều
lớn hơn 2 (Đr B của thang đo).


106

Nghiên cứu Gia đình và Giới. Quyển 32, số 2, tr. 102-116

Bảng 1. Quan niệm của thanh niên về những điều quan trọng trong cuộc sống

Những điều quan trọng
trong cuộc sống
1.
2.
3.
4.
5.

Có cơng việc ổn định
Có nhiều tiền
Có học vấn cao
Có nhiều mối quan hệ
Có một cuộc sống hạnh phúc

6. Được giúp đỡ mọi người
7. Người thân, gia đình khỏe
manh
8. Bản thân có sức khỏe tốt
9. Được cống hiến cho xã hội
10. Có cuộc sống hưởng thụ
11. Chinh phục được những
mục tiêu lớn lao

Mức độ đánh giá (%)
Rất
ít
Khơng
quan trọng
quan trọng quan trọng


ĐTB

Độ lệch
chuẩn

7,1
7,9
1,6
1,9

N
52
91
99
111
23
27

Tỉ lệ
14,3
48,8
36,4
39,6
14,2
38,3

N
200
683
509

554
199
536

Tỉ lệ
82,0
44,7
56,6
52,5
84,1
59,8

N
1148
626
792
735
1178
837

2,78
2,38
2,50
2,45
2,82
2,58

0,49
0,60
0,62

0,63
0,42
0,53

1,2

17

7,9

110

90,9

1273

2,90

0,34

1,4
3,5
27,2

20
49
381

10,9
38,8

37,8

152
543
529

87,7
57,7
35,0

1228
808
490

2,86
2,54
2,08

0,38
0,56
0,78

10,8

151

39,2

549


50,0

700

2,39

0,67

Tỉ lệ
3,7
6,5

Nguồn: Kết quả điều tra tình hình thanh niên năm 2016 của Viện nghiên cứu Thanh niên.

Xét theo điểm phầm trăm thì điều quan trọng nhất trong cuộc sống đối với

thanh niên hiện nay là: người thân trong gia đình khỏe mạnh (90,9%); bản thân
có sức khỏe tốt (87,7%) và có một cuộc sống hạnh phúc (84,1%). xếp quan trọng
tiếp theo là những yếu tố gắn liền với sự thành đạt của cá nhân, đó là: có cơng
việc ổn định (82,0%); có học vấn cao (56,6%). Ngoài ra, thanh niên cũng coi
trọng và hướng sự quan tâm tới những người xung quanh và tới cộng đồng xã
hội khi cho rằng điều quan trọng trong cuộc sống là được giúp đỡ mọi người
(59,8%); được cống hiến cho xã hội (57,7%).
Bên cạnh những điều quan trọng trong cuộc sống, quan niệm của thanh niên
về những điều cần thiết trong cuộc sống thể hiện rõ nét ở sự đề cao cơ hội trải
nghiệm để thích ứng, để trưởng thành và phát triển (43,9%); ở sự địi hỏi tính chủ
động, tích cực của bản thân (33,2%) trong việc tạo nên sự thay đổi cuộc sống.

Có sự khác biệt về giới trong quan niệm của thanh niên về những điều cần
thiết đối với bản thân trong cuộc sống. Với nam thanh niên thì việc “được nể

trọng và có tiếng nói”, “được thăng tiến và có địa vị trong xã hội”, “được cập
nhật, nắm bắt nhiều thông tin”, “được tiếp cận và theo kịp các thành tựu khoa
học cơng nghệ”, “có sự đột phá, táo bạo” là những điều cần thiết với bản thân
hơn trong cuộc sống. Trong khi đó, nữ thanh niên lại cho rằng việc “được làm
những gì mình thích”, “được thừa nhận và khẳng định trong công việc”, “được
đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách để trưởng thành và phát triển” cần thiết
hơn với bản thân trong cuộc sống.


Nguyễn Thị Quỳnh Hoa 107

Biểu 1. Quan niệm của thanh niên về những điều cần thiết đối vói bản thân
trong cuộc sống (%)
50
45
40
35
30
25
20
15
10
5
0

40

46,0 ..
7F7^43,9


33,2 r~
27,2
23,3
14,9

71

12,
0,12

22.9 23,:

15,9

■A

Được nể Được

thăng
trọng và c > tiến vài có
-5
tiếng nói14 địa vị trong
xà hội*

Cập nhật, Phát triển Tiếp cận và Được làm Ln có sự Được thừa Có sự đột Đối mặt với
năm bãt nhiêu được theo kịp các nhừnggì thay đơi đê nhận và phá, táo bạo nhiều khó
được nhiêu các mối thành tựu mình thích* khơng khẳng định để thể hiện khăn, thừ
thơng tin* quan hệ xã khoa học
nhàm chán* trong công bản thân* thách để
hội*

công nghệ*
việc*
trưởng
thành và
phát triển*

□ Nam 0Nĩr □ Chung

Nguồn: K ết quả điều tra tinh hình thanh niên giai đoạn 2012-2017 và dự báo tình hình

tha ih niên giai đoạn 2017-2022 của Viện Nghiên cứu Thanh niên (2017).

Quan niệm vê các yếu tố quyết định sự thành công trong cuộc sống
Thanh niên có xu hướng đánh giá cao những yếu tố thuộc về năng lực, phẩm
chất nội tại của bản thân quyết định đến sự thành công trong cuộc sống hon là
những yếu 11 từ bên ngoài mang lại. Bảng 2 cho thấy những yếu tố được thanh
niên cho là quyết định nhất đến sự thành công bao gồm: năng lực, trình độ chun
mơn; ý chí và nghị lực của bản thân; sự tâm huyết; sự cần cù, chịu khó; sự thơng
minh, sáng tạo; sự năng động, linh hoạt; kỳ năng làm việc. Những yếu tố thuộc
về khách quan như địa vị gia đình; địa vị xã hội của bản thân; khả năng quan hệ;
sự may mắn, được thanh niên coi nhẹ hon trong việc quyết định đến sự thành
cơng của cc sống. Nhìn chung, xu hướng tự khẳng định giá trị, năng lực của
bản thân để (lạt được thành công ngày càng rõ nét trong thanh niên, điều này thể
hiện ở sự năi Ig động, sáng tạo, có khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi
trong cuộc sông ở thanh niên.

Thanh niên ở các độ tuôi khác nhau có những lựa chọn khác nhau về các
yếu tố quyết định sự thành cơng trong cuộc sống. Nhóm thanh niên 16-18 tuổi
có xu hướng lựa chọn yếu tố “thơng minh, sáng tạo” nhiều hon, nhóm 19-24 tuổi
lựa chọn yếu tố “ý chí, nghị lực”, “sự năng động, linh hoạt”của bản thân nhiều


hon, trong khi nhóm 25-30 tuối lại nhận định các yếu tố thuộc về “năng lực, trình
độ chuyên môn”, ‘kỹ năng làm việc” và “sự tâm huyết” là nhũng yếu tổ quyết
định đến sự t: lành công trong cuộc sống nhiều hon.


108

Nghiên cứu Gia đình và Giới. Quyển 32, số 2, tr. 102-116

Bảng 2. Quan niệm của thanh niên về yếu tố quyết định sự thành công
trong cuộc sống (%)
Các yếu tố

Đối tượng thanh niên
*

Độ tuổi
*

Chung

16-18

19-24

25-30

Nơng
dân


Cơng
nhân

Học
sinh,
sinh
viên

Cơng
chức,
viên
chức

1. Năng lực, trình độ chun mơn

68,4

68,0

61,8

74,1

69,0

63,1

66,3


74,9

2. Ý chí và nghị lực của bản thân

59,6

60,2

60,9

58,2

60,8

59,1

57,4

61,0

3. Sự tâm huyết

68,8

51,5

68,4

74,7


76,7

66,6

60,6

71,2

4. Sự cần cù, chịu khó

42,6

42,7

42,7

42,6

50,9

37,5

42,6

39,6

5. Sự thơng minh, sáng tạo

42,5


47,1

41,8

41,7

40,1

44,7

40,9

44,4

6. Sự năng động, linh hoạt

40,7

40,8

43,8

38,1

36,6

44,7

42,3


39,3

7. Kỹ năng làm việc

41,5

41,3

39,4

43,4

41,5

42,4

37,1

45,0

8. Địa vị gia đình

14,5

15,6

14,2

12,5


15,7

15,4

10,2

11,4

9. Địa vị xã hội của bản thân

10,2

11,2

11,0

10,2

10,5

11,6

8,4

9,2

10. Khả năng quan hệ

37,0


35,4

39,6

35,3

33,5

35,7

42,3

36,5

11. Sự may mắn

38,3

39,8

36,5

39,3

38,4

38,0

35,7


41,0

1400

206

553

641

352

347

350

351

N

Mức ý nghĩa thống kê: *p<0,05
Nguồn: Kết quả điều tra tinh hình thanh niên năm 2016 của Viện nghiên cứu Thanh niên.

Thanh niên ở các nhóm đối tượng khác nhau cũng có sự lựa chọn khác
nhau. Thanh niên nông dân đề cao nhiều hơn ở “sự tâm huyết”, “sự cần cù, chịu
khó”. Thanh niên công nhân đề cao nhiều hơn ở yếu tố “năng động, linh hoạt”.
Thanh niên công chức, viên chức lại coi trọng nhiều hơn ở “năng lực, trình độ
chuyên môn”, “kĩ năng làm việc” và cả “sự may mắn”. Thanh niên học sinh, sinh
viên đề cao “khả năng quan hệ” nhiều hơn.
Quan niệm về mục tiêu của cuộc sống


Thanh niên có nhận thức và thái độ tương đối rõ ràng về mục tiêu cuộc
sổng mà họ muốn hướng tới. Bảng 3 cho thấy thanh niên có xu hướng xác định
mục tiêu sống gắn với những giá trị thuộc về hạnh phúc và sự thành đạt là chủ
yếu. Các giá trị tiền bạc, tài sản, danh tiếng cũng đang trở thành mục tiêu hướng
đến của khơng ít thanh niên hiện nay. Nhìn chung, mục tiêu cuộc sống của thanh
niên gắn với những giá trị chung mà xã hội đang hướng tới.


Nguyễn Thị Quỳnh Hoa 109

Bản Ị 3. Những giá trị mà thanh niên hướng tói trong cuộc sống (%)
Mục tiêu huỊớng tói trong
CUỘC sơng

Chung

Giới tính
*

Đối tượng thanh niên
*

Nam

Nữ

Nơng
dân


59,8

77,1

71,0

Cơng
nhân

Học
sinh,
sinh
viên

Cơng
chức,
viên
chức

69,8

75,5

63,8

1. Thành đạt

70,1

2. Hạnh phút


72,4

83,0

65,1

74,4

65,8

77,2

73,5

3. Tiền bạc

37,5

38,9

36,5

32,1

20,3

11,2

14,2


4. Tài sản

14,7

13,2

20,3

11,2

14,2

14,9

15,1

5. Danh tiếng

23,5

32,8

17,1

23,1

28,8

18,8


22,3

6. Con cái tn ởng thành

48,0

51,1

45,9

50,7

50,5

42,2

56,5

1400

570

830

355

222

474


260

N

Mức ý nghĩa thống kê: *p<0,05
Nguồn: Kết quả điều tra tình hình thanh niên giai đoạn 2012-2017 và dự báo tình hình

thí nh niên giai đoạn 2017-2022 của Viện Nghiên cứu Thanh niên (2017).

Một Ị hát hiện lý thú từ kết quả khảo sát là: nam thanh niên hướng tới các
giá trị hạnh phúc, danh tiếng và sự trưởng thành của con cái nhiều hon, trong khi
nữ thanh niẫn lại hướng tới các giá trị về sự thành đạt nhiều hon. Điều này cho
thấy quan niệm của nam, nữ thanh niên hiện nay đang có xu hướng thay đổi so
với quan ni im vốn có trong xã hội trước đây rằng nữ giới thường quan tâm đến

các giá trị thuộc về hạnh phúc và các giá trị liên quan đến con cái nhiều hơn, còn
nam giới thường hướng tới các giá trị về sự thành đạt trong cuộc sống nhiều hơn.

So sánh giữa các nhóm đối tượng thanh niên thì thấy: thanh niên nơng dân
hướng tới mục tiêu về tiền bạc nhiều hơn; thanh niên công nhân hướng tới mục
tiêu về tài san và danh tiếng nhiều hơn; thanh niên học sinh, sinh viên hướng tới
mục tiêu thi nh đạt và hạnh phúc nhiều hơn; thanh niên công chức, viên chức lại
hướng tới n ục tiêu về sự trưởng thành của con cái nhiều hơn.
4.2. Xu hướng lựa chọn các giá trị về hơn nhân, gia đình

Quan ĩỉệm về tình u, hơn nhân, tình dục
Thanh niên quan niệm hành vi quan hệ tình dục trước hơn nhân là sự lựa
chọn của cá nhân, khơng phải là tiêu chí để đánh giá về nhân cách hay đạo đức
như quan niệm truyền thống (kết quả khảo sát định tính), do vậy họ có thái độ

cởi mở và tmng lập hơn trong quan niệm về vấn đề này. Thực tế, thanh niên có xu
hướng đồng tình với các quan niệm cho rằng hiện nay việc gìn giữ trinh tiết ở nữ

giới trước hơn nhân khơng cịn quan trọng như trước (ĐTB = 2,11> ĐTB thang đo)


110

Nghiên cứu Gia đình và Giới. Quyển 32, số 2, tr. 102-116

và quan hệ tình dục trước hơn nhân là chấp nhận được khi có sự tự nguyện từ hai
phía (ĐTB = 2,25> ĐTB thang đo) (Bảng 4).
Bảng 4. Quan niệm của thanh niên về tình yêu, tình dục (%)

Các mối quan hệ trong tình yêu

1. Bạn thân cùa nhau thì chia sẻ người u với
nhau cũng khơng sao
2. Cần yêu nhiều người để chọn được người
phù hợp
3. Neu không lấy được người mình yêu sẽ ở
một mình suốt đời
4. Chỉ nên yêu một người và yêu ai phải lấy
người đó
5. Neu u một người khơng thành thì có thể
u và lấy người khác
6. Tình yêu giống tình bạn, một lúc có thê
yêu vài người
7. Neu hai người thực sự u nhau thì việc
họ quan hệ tình dục trước hơn nhân là

chuyện bình thường
8. Bây giờ chuyện trinh tiết chẳng có gì hệ
trọng như ngày xưa

Khơng đồng
tình
Tỉ lệ
N

Ý kiến
Phân vân

Đồng tình

Tỉ lệ

N

Tỉ lệ

N

Độ
lệch
ĐTB
chuẩn

90,0

540


7,5

45

2,5

15

1,13

0,40

49,8

299

27,8

167

22,3

134

1,73

0,80

74,8


449

19,8

119

5,3

32

1,31

0,56

64,5

387

18,2

109

17,3

104

1,53

0,77


8,8

53

21,3

128

69,8

419

2,61

0,64

82,2

493

12,3

74

5,5

33

1,23


0,53

22,0

132

31,5

189

46,5

279

2,25

0,79

28,7

172

31,5

189

39,8

239


2,11

0,82

Nguồn: Kết quả khảo sát đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ mã số ĐT.KXĐTN. 18-12

“Sự chuyển đổi định hướng giá trị của thanh niên hiện nay” (2018).

về mối quan hệ trong tình u, thanh niên có xu hướng không chấp
nhận các biểu hiện vi phạm chuẩn mực đạo đức xã hội, khơng nghiêm túc
trong tình u như: yêu nhiều người cùng lúc (ĐTB = 1,73; ĐTB = 1,23) hoặc

có sự chia sẻ người yêu với người khác (ĐTB = 1,13), nhưng thanh niên lại
không quá mức khắt khe, cực đoan với các mối quan hệ trong tình u khi
khơng đồng tinh với quan điểm “chỉ nên yêu một người và yêu ai phải lấy
người đó” (ĐTB = 1,53) hay “nếu khơng lấy được người mình u thì sẽ ở
một mình suốt đời” (ĐTB = 1,31) (Bảng 4).

Mặc dù có xu hướng khơng đồng tình với các quan điểm vi phạm chuẩn
mực đạo đức xã hội như trên trong tình yêu nhưng xét theo tỉ lệ phần trăm thanh
niên đưa ra ý kiến thì thấy vẫn có một bộ phận khơng nhỏ thanh niên có quan
điểm đồng tình, cụ thể 22,3% cho rằng cần yêu nhiều người để chọn được người
phù họp (Bảng 4); 17,3% quan niệm kết hơn với người giàu có mà khơng u
tốt hom kết hơn với người mình u mà nghèo (Bảng 5). Như vậy, quan điểm
thực dụng và “vật chất hóa tình yêu, hôn nhân” bộc lộ ngày càng rõ hơn ở một
bộ phận giới trẻ hiện nay.


Nguyễn Thị Quỳnh Hoa 111


Do quan niệm cởi mở về tình yêu, tình dục như vậy nên quan niệm về việc
kết hôn của thanh niên cũng ngày càng đơn giản hóa.

Bảng 5. Quan niệm của thanh niên về hơn nhân, gia đình (%)
Ý kiến

Quan điểm

1. Tình u kl lơng nhất thiết phải đi đến
hôn nhân
2. Khi hai ngt tời yêu nhau thi có thể về
sống với nhau mà khơng cần hơn nhân
3. Thời đại bây giờ nếu thuận lợi thì lập gia
đình, nếu khơn ỉ sống độc thân cũng được
4. Ket hôn mu ịn sẽ tốt hơn cho đời sống
của mỗi cá nh; in
5. Ket hơn vớ người giàu có mà khơng
u tốt hơn kế: hơn với người mình u
mà nghèo
6. Việc ngoại t nh có thể chấp nhận được
nếu vợ chồng ] hơng cịn u nhau
7. Neu vợ chồ Ig khơng họp nhau thì ly
dị sẽ tốt hơn
8. Hiện nay ng lời đồng tính yêu nhau là
chuyện binh th xờng
9. Việc người C ồng tính kết hơn với nhau
có thể chấp nhi n được

Khơng

đồng tình

Phân vân

Đồng tình

Điểm
trung
bình

Độ
lệch
chuẩn

Tỉ lệ

N

Tỉ lệ

N

Tỉ lệ

N

21,7

130


23,0

138

55,3

332

2,34

0,81

57,7

346

27,7

166

14,7

88

1,57

0,73

15,2


91

25,8

155

59,0

354

2,44

0,74

23,2

139

36,2

40,7

244

2,18

0,78

55,8


335

26,8

161

17,3

104

1,62

0,76

50,5

303

27,2

163

22,3

134

1,72

0,80


11,5

69

21,0

126

67,5

405

2,56

0,69

19,3

116

23,0

138

57,7

346

1,46


0,74

12,7

76

21,0

126

66,3

398

2,54

0,70

Nguồn: Kết quả khảo sát đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ mã số ĐT.KXĐTN.18-12

‘Sự chuyển đổi định hướng giá trị của thanh niên hiện nay” (2018).

Bảng cho thấy thanh niên coi kết hơn khơng phải là mục đích của mối
quan hệ tình cảm (55,3% cho rang tình yêu khơng nhất thiết phải đi đến hơn
nhân) và khí ng muốn bị lệ thuộc vào điều này (59,0% cho rằng nếu thuận lợi thì
lập gia đình, nếu khơng thì sống độc thân cũng được), thậm chí khơng ít người
muốn trì hot n kết hơn (có tới 40,7% cho rằng kết hôn muộn sẽ tốt hơn cho đời
sống của mồi cá nhân) bởi quan niệm rằng kết hôn ở độ tuổi chín muồi, trưởng
thành sẽ đảư bảo hạnh phúc và sự thành công nhiều hơn trong hôn nhân (kết quả
khảo sát định tính).


Đặc bi ỉt, thanh niên hiện nay ln đề cao sự lựa chọn và quyết định của
cá nhân tron ỉ hôn nhân khi nhiều người tham gia khảo sát đồng tình với quan
niệm rằng nếu vợ chồng khơng hợp nhau thì ly dị sẽ tốt hơn (67,5%). Tuy vậy,
thanh niên Vi in ý thức rất rõ ranh giới của việc đề cao tự do cá nhân với sự tôn
trọng những giá trị, chuẩn mực phù hợp về mặt đạo lý, pháp lý khi phần đông
thanh niên tham gia khảo sát (50,5%) phản đối quan điểm “Việc ngoại tình có


112

Nghiên cứu Gia đình và Giới. Quyển 32, số 2, tr. 102-116

thể chấp nhận được nếu vợ chồng khơng cịn yêu nhau”. Dù vậy, đáng lưu ý vẫn
có tới 22,3% đồng tình với quan điểm này.

Ngồi ra, thanh niên có xu hướng chấp nhận và ủng hộ những giá trị mới
được xác lập trong tình u, hơn nhân, gia đình, trong đó có quan niệm về mối
quan hệ đồng tính. 57,7% người được hỏi cho rằng hiện nay người đồng tính u
nhau là chuyện bình thường; 66,3% cho rằng việc người đồng tính kết hơn với
nhau có thể chấp nhận được. Kết quả này có sự tương đồng với kết quả nghiên
cứu của Trần Thị Minh Thi (2019) với 27,7% người được hỏi (trong đó chủ yếu
là thanh niên) chấp nhận kết hơn đồng giới, tỉ lệ này có xu hướng tăng dần ở

nhóm trẻ tuổi hơn. Điều này phản ánh sự chuyến biến mạnh mẽ trong việc tiếp
nhận những giá trị văn hóa hội nhập của thanh niên.
Quan niệm về cuộc sống gia đình hạnh phúc

Trong quan niệm về hạnh phúc gia đình, thanh niên coi sự thành đạt của
con cái (91,8%); sự hòa thuận giữa các thành viên trong gia đình (88,3%); tính

dân chủ, bình đẳng (66,2%) là các yếu tố quan trọng nhất tạo nên hạnh phúc gia
đình. Những giá trị truyền thống như: đơng con nhiều cháu (18,3%); người chồng
là trụ cột kinh tế gia đình (12,5%) dần bị loại khởi sự lựa chọn của phần đơng

thanh niên. Nhìn chung, những quan niệm này của thanh niên có sự biên đơi phù
hợp với những giá trị, chuân mực chung của xã hội hiện tại (Nguyễn Thị Quỳnh
Hoa, 2018).
Đáng lưu ý, mơ hình gia đình sống riêng sau khi kết hôn được thanh niên
lựa chọn ngày càng nhiều hơn, điều này thể hiện ở quan niệm cũng như xu
hướng lựa chọn sống tách khỏi cha mẹ sau khi kết hôn của thanh niên chiếm
một tỉ lệ không nhỏ. về mặt quan niệm, 21,5% thanh niên tham gia khảo sát
CĨ quan niệm khi lấy vợ/chồng khơng nên ở chung với cha mẹ nữa, trong đó tỉ
lệ nam thanh niên đồng tình với quan niệm này (25,1%) nhiều hơn so với nữ
thanh niên (19,0%) (Viện Nghiên cứu Thanh niên, 2017). về xu hướng lựa
chọn, gần 1/2 thanh niên tham gia khảo sát (47,8%) có mong muốn tách khởi
gia đình sau khi kết hơn, trong đó nữ thanh niên có xu hướng lựa chọn nhiều

hơn nam thanh niên (49,2% so với 45,9%), chỉ khoảng 1/4 thanh niên (25,0%)
khơng có mong muốn này và số còn lại (27,2%) chưa nghĩ đến (Viện Nghiên
cứu Thanh niên, 2019). Lý do chính khiến thanh niên muốn tách khỏi gia đình
ra ở riêng sau khi kết hơn là bởi vì họ muốn hướng tới sự độc lập, làm chủ cuộc
sống về mọi mặt, từ độc lập về tài chính (72,3%); tự do, thoải mái về tinh thần
(19,4%) và có khơng gian sống riêng tư mà không bị lệ thuộc (21,9%) (Viện
Nghiên cứu Thanh niên, 2019).


Nguyễn Thị Quỳnh Hoa 113

Quaĩ niệm về khuôn mẫu ứng xử trong gia đình
Trong khn mẫu ứng xử giữa cha mẹ và con cái, một số giá trị truyền thống

thê hiện dứ': hiếu thuận, đạo làm con trong gia đình vẫn được đa số thanh niên gìn
giữ và coi trọng. Điều này thể hiện ở việc đại đa số thanh niên đồng tình (ở các
mức độ khé c nhau) với các quan niệm cho rằng: “Con cái phải biết đền đáp công

ơn sinh thàih, nuôi dưỡng của cha mẹ” (98,8%); “Con cái phải ni dưỡng và
chăm sóc c la mẹ khi ốm đau, già yếu” (98,8%); hay các giá trị “Con cháu phải
tơn kính vớ tổ tiên” (66,2%); “Con cháu phải thể hiện sự kính trên nhường dưới”
(65,3%) luỗn cần thiết trong gia đình hiện nay (Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, 2018).

Dù đề cao đức hiếu thuận và sự tôn trọng giữa các thế hệ song thanh niên
có xu hướn Ị cho rằng các gia đình đang trở nên dân chủ hơn, con cái và cha mẹ
cũng cần trao đổi, chia sẻ với nhau nhiều hơn, ý kiến của con cái cần được cha
mẹ lắng ngậe, tôn trọng hơn, con cái cần được tham gia nhiều hơn vào các vấn
đề liên quar đến bản thân trong gia đình. Kết quả khảo sát cho thấy đa số thanh
niên thể hiện sự đồng tình (ở các mức khác nhau) rằng: “Con cái có thể bày tỏ
chính kiến \ ới cha mẹ về mọi cơng việc trong gia đình” (99,5%); “Con cái được
đưa ra quyế: định về những việc liên quan trực tiếp đến con cái” (95,0%); “Cha
mẹ và con cái sống bình đẳng với nhau” (95,3%).
Bảng 6. Qualn niệm của thanh niên về cách ứng xử của con cái đối vói cha mẹ (%)

(, uan niệm

Khơng
đúng
Tỉ lệ
N

Ý kiến
Đúng 1
phần

Tỉ
N
lệ

Hồn tồn
đúng

N
lệ

Giá
trị
trung
bình

Độ
lệch
chuẩn

1. Con cái phi i biết đền đáp cơng ơn
sinh thành, n i dưỡng của cha mẹ

1,2

7

9,3

56


89,5

537

2,88

0,35

2. Con cái phải nghe lời cha mẹ

11,5

69

72,2

433

16,3

98

2,05

0,52

5,0

30


70,3

422

24,7

148

2,20

0,50

0,5

T

51,0

306

48,5

291

2,48

0,51

25,8


155

54,3

326

19,8

119

1,94

0,67

58,3

350

35,7

214

6,0

36

1,48

0,60


4,7

28

37,7

226

57,7

346

2,53

0,58

1,2

7

6,5

39

92,3

554

2,91


0,32

3. Con cái đưcc đưa ra quyết định về
những việc liêt quan trực tiếp đến con
cái (ăn mặc, họ ; hành, bạn bè, tình u,
vui chơi giải tri...)
4. Con cái có tl ể bày tỏ chính kiến với
cha mẹ về mọi < ơng việc trong gia đình
5. Cha mẹ có q lyền trừng phạt khi con
cái làm sai
6. Con cái phải chấp nhận hình phạt
của cha mẹ cho dù cha mẹ phạt chưa
đúng
7. Cha mẹ và c on cái sống bình đẳng
với nhau
8. Con cái phả ni dưỡng và chăm
sóc cha mẹ khi )m đau, già yếu

Nguồn: Kết quả khảo sát đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ mã số ĐT.KXĐTN. 18-12
“1 !ự chuyển đổi định hướng giá trị của thanh niên hiện nay” (2018).


114

Nghiên cứu Gia đình và Giới. Quyển 32, sồ 2, tr. 102-116

Đáng lưu ý, tuy thanh niên có xu hướng đồng tình với các giá trị khăng
định quyền bình đẳng, dân chủ của con cái đối với cha mẹ (ĐTB > 2) nhưng
xét theo điểm phần trăm thì tỉ lệ thanh niên hồn tồn đồng tình vẫn chiếm
thấp hơn so với tỉ lệ đồng tình một phần. Ở khía cạnh khác, thanh niên đồng

tình (ở các mức khác nhau) với quan niệm rằng: “con cái phải nghe lời cha
mẹ” hoặc “cha mẹ có quyền trừng phạt khi con cái làm sai” vẫn chiếm tỉ lệ
cao (tỉ lệ tương ứng là 88,5% và 74,1%). Điều này cho thấy gia đình Việt
Nam đã và đang trong thời kỳ quá độ của sự biến đổi các giá trị, khuôn mầu
ứng xử trong gia đình cũng như trong thời kỳ biến đổi mạnh mẽ nhu cầu cơ
bản của cá nhân sang nhu cầu được tự khẳng định mình. Và xu hướng lựa
chọn các giá trị về khuôn mầu ứng xử giữa cha mẹ và con cái trong gia đình
của thanh niên vẫn chịu ảnh hưởng của thời kỳ quá độ này, do đó đây vẫn cịn
là vấn đề cần được quan tâm.

về khn mẫu ứng xử giữa vợ và chồng,

các chỉ báo về “sự hịa thuận”
(80,8%), “sự bình đẳng” và “sự thủy chung” vẫn được thanh niên ưu tiên lựa
chọn nhiều hơn.
Bảng 7. Quan niệm của thanh niên về những giá trị cần được đề cao
trong đời sống vợ chồng (%)
Chung

Đối tượng thanh niên
*

Giói tính
*

Nam

Nữ

Học

sinh,
sinh
viên

80,8

75,7

Cơng
chức,
viên
chức
76,3

Các giá trị

Cơng
nhân

Nơng
dân

88,7

82,7

1. Hịa thuận frong gia đình

80,8


80,8

2. Tình nghĩa, thủy chung vợ chồng

59,7

66,1

52,6

48,6

62,5

68,7

58.0

3. Bình đẳng vợ - chồng

61,5

61,0

62,0

70,0

61,3


54,0

61,3

4. Quan tâm, chia sè

56,7

59,1

54,0

66,4

61,3

54,0

45,3

5. Lang nghe

34,3

38,0

30,3

30,7


38,8

34,0

33,3

6. Có trách nhiệm

49,3

46,3

52,6

51,4

52,5

46,7

46,7

287

140

160

150


150

N

600

313

Mức ý nghĩa thống kê: *p<0,05
Nguồn: Kết quả khảo sát đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ mã số ĐT.KXĐTN. 18-12
“Sự chuyển đổi định hướng giá trị của thanh niên hiện nay” (2018).

Trong khi đó, những giá trị truyền thống quy định cách ứng xử của người
vợ và người chồng trong gia đình khơng cịn phù hợp với bối cảnh và sự phát
triển của xã hội hiện tại lại không được thanh niên chấp nhận nữa. Quan niệm
người chồng gia trưởng, áp đặt, người vợ phải nghe theo mọi quyết định của


Nguyễn Thị Quỳnh Hoa 115

người chồrg bị loại bỏ khỏi đời sống xã hội, thay thế nó là quan niệm đề cao sự
tự do cá nhìn, tơn trọng người phụ nữ (61,5%); sự quan tâm chia sẻ (56,7%); sự
lắng nghe 34,3%); sự trách nhiệm với gia đình, con cái (49,3%) được đa số
thanh niên :hấp nhận. Điều này thể hiện sự biến đổi rất lớn trong tư tưởng, quan
niệm của 1c p trẻ để phù hợp với xu thế biến đổi của thời đại mới.

Xét yê khía cạnh giới, nam thanh niên có xu hướng đề cao các giá trị
“chung thự ỉ", “sự quan tâm, chia sẻ” trong đời sống vợ chồng nhiều hon, trong
khi nữ than 1 niên lại đề cao giá trị sống “có trách nhiệm” với gia đình nhiều hon.
Xét tl eo nhóm các đối tượng thanh niên, thanh niên học sinh, sinh viên đề

cao các giá trị “binh đẳng”, “quan tâm, chia sẻ” nhiều hon. Thanh niên công
chức, viên I :hức đề cao các giá trị “lắng nghe”, “sống có trách nhiệm” với gia
đình nhiều hon. Thanh niên công nhân đề cao giá trị về sự “hòa thuận”, “chung
thủy” trong đời sống vợ chồng nhiều hon. Thanh niên nơng dân lựa chọn giá trị
về “sự hịa thuận” nhiều hon.

5. Ket luận
Nhìn I :hung, sự lựa chọn giá trị của thanh niên hiện nay trên một số khía
cạnh của cu )C sống và gia đình đã và đang có sự thay đổi để thích ứng, phù hợp
với những ịiá trị mới của thời kỳ hội nhập. Trong bối cảnh giao lưu, hội nhập
phát triên mí nh mẽ như hiện nay thì thanh niên chính là đối tượng chịu ảnh hưởng
nhiều hon va trực tiếp hon bởi xu hướng hội nhập và tồn cầu hóa. Bởi vậy, việc
tiếp tục tìm hiểu xu hướng lựa chọn giá trị cũng như việc quan tâm định hướng
giá trị phù hợp cho thanh niên, tìm ra những giải pháp hữu hiệu trong việc tạo
môi trường iống lành mạnh cho thanh niên hội nhập và phát triển là điều quan
trọng và cần thiết.

Tài liệu trích dẫn
Alexandru Gherman Covaliov. 1971. Tâm lý học cả nhãn. (Sách dịch). Nxb. Giáo
dục, Hà 9ội.

Gunter Endn weit, Gisela Trommsdorff. 2002. Từ điển xã hội học. Nxb. Thế giới.
Tài liệu dịch từ nguyên bản tiếng Đức.
Hoàng Phê. 2015. Từ điển Tiếng Việt. Trung tâm Từ điển học.

Nguyễn Thị Quỳnh Hoa. 2018. Sự chuyển đoi định hướng giá trị của thanh niên
hiện nay. Đe tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, mã số ĐT.K.XĐTN. 18-12.

Trần Ngọc Thêm. 2016. Hệ giá trị Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại và con
đường tói tưcmg lai. Nxb. Văn hóa - Văn nghệ.



116

Nghiên cứu Gia đình và Giới. Quyển 32, số 2, tr. 102-116

Trần Quốc Thành. 2007. Tâm lý học đại cương. (Giáo trình dành cho các lớp bồi
dưỡng nghiệp vụ sư phạm).

Trần Thị Minh Thi. 2019. “Đặc điểm và định hướng giá trị cơ bản của gia đình Việt
Nam giai đoạn 2021-2030”. Tạp chí Tuyên giảo số 6/2019.
Viện Nghiên cứu Thanh niên. 2016. Điều tra tình hình thanh niên 2016.
Viện nghiên cứu Thanh niên. 2017. Điều tra tình hình thanh niên giai đoạn 20122017 và dự bảo tình hình thanh niên giai đoạn 2017-2022.

Viện Nghiên cứu Thanh niên. 2019. Điều tra tình hình thanh niên 2019.



×