Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Làm sao để lý giải cho nhà tuyển dụng lý do bạn bị… mất công việc cũ? pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.25 KB, 3 trang )

Làm sao để lý giải cho nhà tuyển dụng lý do bạn bị… mất
công việc cũ?
Chỉ một lần bị mất việc thôi, bạn sẽ được “nếm mùi” cảm giác bị
người khác tra hỏi về lý do đằng sau chuyện bạn mất việc.
Những câu hỏi này không chỉ đến từ bạn bè mà cả những người thân
thích, cho tới khi bạn tìm được công việc mới mới thôi. Dĩ nhiên, nhà
tuyển dụng mới cũng muốn biết câu trả lời, đồng nghĩa với việc bạn
sẽ phải “tường trình” với họ ngay trong buổi phỏng vấn – một thời
điểm tương đối nhạy cảm mà chính bạn có thể cũng sẽ cảm thấy
không mấy thoải mái. Hãy học cách “đối đầu” với câu hỏi “chết người
này” nếu như bạn không muốn trở nên lúng túng trước mặt nhà
tuyển dụng tương lai.
Chủ động đề cập đến vấn đề này một cách sớm nhất
Gần như chắc chắn người phỏng vấn sẽ đưa ra câu hỏi về công việc
của bạn trong quá khứ. Vì vậy, hãy sẵn sàng để trả lời câu hỏi ấy, và
tốt hơn hết, bạn có thể chủ động đề cập đến vấn đề này càng sớm
càng tốt. “Hãy tự giới thiệu về bản thân bạn?” là câu hỏi thường
xuyên xuất hiện ở đầu mỗi buổi phỏng vấn – vậy tại sao không tận
dụng “thời cơ” này để giải thích lý do vì sao bạn đang không có việc
làm, cho dù là vì bạn từng bị mất việc?
Tự giải tỏa áp lực cho bản thân
Phải rời khỏi một công việc ngoài ý muốn của bạn là điều không hay
chút nào, tuy nhiên, nếu như lý do sâu xa là bởi công ty cũ của bạn
gặp phải những khó khăn về tài chính, khiến cấp trên buộc phải cắt
giảm một lượng nhân sự đáng kể, bạn sẽ dễ dàng lý giải điều này với
nhà tuyển dụng mới. Bạn có thể cho người phỏng vấn biết rằng công
ty cũ đã buộc phải cho “x” % nhân sự thôi việc, hoặc do phòng bạn
có những thay đổi về cơ cấu, nên vị trí của bạn đã không còn cần
thiết.
Trò chuyện về một chủ đề khác “tích cực” hơn
Nhà tuyển dụng đã được biết về câu chuyện bạn từng bị mất việc,


nhưng câu chuyện về bạn không nên chỉ dừng lại ở đó. Hãy cho họ
thấy bạn đã làm được những gì trong thời gian tìm kiếm công việc
mới, chẳng hạn như những dự án phi lợi nhuận, những công việc
tình nguyện, từ thiện mà bạn đã tham gia, thậm chí là những cuốn
sách chuyên ngành mà bạn đã có dịp được đọc.
Bạn không nhất thiết phải tiết lộ tất cả mọi thông tin
Tất nhiên, bạn nên trung thực về lý do bị mất công việc cũ, nhưng
cũng đừng tiết lộ cho người phỏng vấn mọi thông tin liên quan tới
tình hình tài chính của công ty cũ. Hãy trả lời câu hỏi một cách ngắn
gọn, súc tích. Nên nhớ rằng trọng tâm của câu trả lời nằm ở bạn chứ
không phải là công ty cũ.
Đừng để bản thân bị thúc ép
Có không ít người lợi dụng cuộc phỏng vấn như một cơ hội để “buôn
chuyện”, moi móc thông tin từ các ứng viên dự tuyển. Nếu như bạn
cảm thấy người phỏng vấn đang cố tình hỏi han quá nhiều về công ty
cũ của bạn, đã đến lúc bạn phải chấm dứt cuộc nói chuyện này. Hãy
tổng hợp lại tất cả những gì bạn đã nói và kết luận rằng: bạn đã sẵn
sàng để đảm nhận một công việc mới.
Người cố vấn phải là một chỗ dựa vững chắc, là người bạn tin tưởng
và hiểu rõ năng lực của bạn. Anh/cô ấy không những đưa ra lời
khuyên hữu ích giúp bạn phát triển sự nghiệp mà còn là người tiến
cử bạn với cấp trên. Nếu trong công ty có người như vậy, bạn nên cố
gắng xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với anh/cô ấy. Cuộc sống công
sở nhiều nam giới của bạn cũng sẽ đơn giản hơn nhờ sự trợ giúp
của người cố vấn.

×