Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Tác nhân gây stress ở nhân viên công tác xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 17 trang )

TÁC NHÂN GÂY STRESS
ở NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI
Vũ Thị Lụa
Khoa Công tác xã hội, Trường Đại học Lao động - Xã hội cơ sở II.

TÓM TẮT
Bài viết đề cập tới thực trạng tác nhân gây stress và tương quan giữa các
nhóm tác nhân gây stress ở nhân viên cơng tác xã hội. Trong đó, nhóm tác nhân đặc
điểm công việc gây stress cho nhân viên công tác xã hội ở mức cao nhất, kế đến là
tác nhân từ yếu tố sức khỏe tinh thần, từ yếu tố thời gian, từ yếu tố tình huống, từ yếu
tổ mối quan hệ và từ yếu tẻ sức khỏe thể chất. Các nhóm tác nhân gây stress có tương
quan thuận khá chặt chẽ với nhau. Phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng là
điều tra bằng bảng hỏi. Bảng hỏi điều tra bao gồm các tác nhân gây stress cụ thể cho
nhân viên cơng tác xã hội.

Từ khóa: Stress; Tác nhân gây stress; Nhân viên công tác xã hội.
Ngày nhận bài: 8/9/2021; Ngày duyệt đăng bài: 25/12/2021.

1. Đặt vấn đề
Căng thẳng hay stress là một hiện tượng khá quen thuộc đối với mỗi cá
nhân khi họ là thành viên của xã hội hiện đại. Stress trong cuộc sống là vấn
đề mà hầu hết người làm việc trong các cơ quan, tổ chức đều mắc phải khơng
nhiều thì ít. Ở các nước châu Á - Thái Bình Dương, theo tác giả Chui, tỷ lệ
căng thẳng, trầm cảm trong vòng 1 tháng từ 1,3% đến 5,5%, trong vòng 1 năm
từ 1,7% đến 6,7% và cả cuộc đời từ 1,1% đến 1,9%, trung bình là 3,7%, thấp
hơn nhiều khu vực trên thế giới (Chui, 2004). Ở Việt Nam, kết quả khảo sát
đánh giá stress do cơng ty Hoffmann - La Roche thực hiện trong thịi gian 2
tháng (8 - 10/2003) với 834 người cũng cho thấy tỷ lệ bị stress bình quân ở
nước ta là 52% (dẫn theo Trần Viết Nghị, 2002). Stress xuất hiện quá thường
xuyên và kéo dài quá lâu và không giải tỏa được thì stress sẽ trở thành yếu tố
tiêu cực, bất lợi cho cá nhân đó. Năm 1992, tổ chức Liên Họp Quốc đã đưa ra


một bản báo cáo mang tên “Bệnh tật trong thế kỷ XX”, trong đó có việc cảnh
báo stress có the mang nhiều nguy cơ gây hại cho cuộc sống của con người ở
thế kỷ XXI (Ravi Tangri, 2003). Bảng phân loại bệnh tật quốc tế ICD-10 đã
nêu ra một số rối nhiễu liên quan đến stress như: các rối loạn lo âu ám sợ, phản
ứng với stress trầm trọng và các rối loạn sự thích ứng như: phản ứng stress cấp,
rối loạn stress sau sang chấn, các rối loạn phân ly, các rối loạn dạng cơ thể và
các rối loạn tâm căn khác (Bộ Y tế, 2001).

62

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 1 (274), 1 - 2022


Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về stress do các tác giả nhìn
nhận stress dưới các góc độ khác nhau. Tác giả Vũ Dũng nghiên cứu stress dưới
góc độ hệ thống cho rang: “Stress là một thuật ngữ có giới hạn rộng dùng đế chỉ
những trạng thái của con người xuất hiện do phản ứng với những tác động đa
dạng từ bên ngoài ở các mức độ sinh lý, tâm lý, hành vĩ” (Vũ Dũng, 2008).
Nhân viên công tác xã hội khi làm việc phải đối mặt với những khó
khăn, thách thức do đặc điểm của nghề Cơng tác xã hội: Đổi tượng đa dạng;
Vấn đề của thân chủ phức tạp; Môi trường làm việc chưa chuyên nghiệp;
Phương tiện làm việc thiếu thốn; Cơng việc địi hỏi nhiều kiến thức, kỹ năng...
bên cạnh đó, nhân viên cơng tác xã hội còn phải đối mặt với nhiều vấn đề khác
trong cuộc sống. Do vậy, nhân viên xã hội rất dễ rơi vào trạng thái stress.
Martin và Schinke đã tiến hành khảo sát 200 nhân viên làm việc với gia đình
và trẻ em và chuyên viên tâm lý lâm sàng của 7 trung tâm dịch vụ xã hội trong
khu vực đô thị New York. Kết quả khảo sát cho thấy 57% nhóm chuyên viên
tâm lý lâm sàng và 71% nhân viên làm việc với gia đình và trẻ em xác định
rằng mức độ stress ở họ rất cao, họ gần như bị kiệt sức hoặc là kiệt sức nghiêm
trọng (Martin và Schinke, 1998). Tại Vương quốc Anh, theo nghiên cứu của

Thompson và cộng sự, 74% người được hỏi cho biết họ ở trong tình trạng lo âu
ở nhiều mức độ khác nhau (Thompson, Stradling, Murphy và O’Neill, 1996).

Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới về tác nhân gây stress cho nhân
viên công tác xã hội. Năm 2008, Hiệp hội Nhân viên công tác xã hội Mỹ tiến
hành nghiên cứu 3.653 hội viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy nguyên nhân dẫn
tới stress của những nhân viên công tác xã hội này là: thiếu thời gian, công việc
nặng nhọc, lương bổng không cân xứng, đền bù không thỏa đáng, thân chủ có
nhiều khó khăn, thách thức (dẫn theo Lê Chí An và cộng sự, 2012). Đặc diêm
của khách hàng, xung đột vai trị, khối lượng cơng việc cao và xung đột trong
cuộc sống, trong công việc gây nên căng thang cho nhân viên công tác xã hội
(Kim, 2010). Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, nhân viên công tác xã hội có mức
độ căng thẳng cao khi làm việc với nhóm khách hàng có nhiều thách thức, như
những người măc bệnh tâm thân nghiêm trọng và dai dăng, những người muôn
tự tử hoặc những người đang đổi mặt với chân thương/bị lạm dụng (Craig và
Sprang, 2010; Lawson và Myers, 2011). Ngoài ra, một nghiên cứu của GrayStanley và Muramatsu (2011) cũng phát hiện ra rằng mức độ khuyết tật của
khách hàng có liên quan đáng kể về mặt thống kê với mức độ kiệt sức của nhân
viên công tác xã hội: khuyết tật càng nặng, diêm kiệt sức càng cao. Cuôi cùng,
Lawson và Myers (2011) nhận thấy rằng những người có tỷ lệ khách hàng bị
chấn thương tâm lý lớn hơn hoặc khách hàng có rủi ro cao có tỷ lệ kiệt sức cao
hơn so với những người có số lượng khách hàng này thấp hơn. Một số tác giả
đề cập đến việc nhân viên xã hội tiếp xúc với các tình huống gây ra mức độ
căng thẳng cao, khiến họ dễ bị kiệt sức (Kim, Ji và Kao, 2011). Một số yếu tố
TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 1 (274), 1 - 2022

63


góp phần là lượng cơng việc cao, thiếu thời gian, thiếu nhân viên và nhu cầu
của khách hàng, quan hệ công việc với đồng nghiệp và khách hàng không tốt

và thiếu sự hồ trợ của xã hội. Những tác nhân khác là xung đột vai trò, mơ hồ
về vai trò, thiếu sự công nhận và cơ hội thăng tiến và văn hóa tổ chức. Fernet
và cộng sự cho rằng các đặc điểm công việc gây ra căng thẳng bao gồm năm
khía cạnh: xung đột vai trị, q tải về vai trò, sự mơ hồ về vai trò, thiếu vai trò
(Fernet, Austin, Tre'panier và Dussault, 2013). Một nghiên cứu khác chứng
minh ràng căng thẳng ở nhân viên công tác xã hội là do khơng có sự thay đơi
tích cực ở khách hàng của họ, điều kiện làm việc, quan hệ của họ với quản lý
của họ, quan hệ của họ với người tiếp nhận dịch vụ. Ngoài ra là làm việc theo
họp đồng có thời hạn nên họ cảm thấy bấp bênh và khơng an tâm về tương lai
của mình, khối lượng công việc quá nhiều, yêu cầu quá cao áp đặt cho nhân
viên và mức trả lương thấp, hành vi tiêu cực của những người tiếp nhận dịch
vụ, sự yêu cầu quá cao ở nhân viên công tác xã hội, việc theo đuổi sự hoàn hảo
khi giải quyết các vấn đề của người nhận dịch vụ, nồi sợ thất bại và tinh thần
trách nhiệm tăng cao (Rita Raudeliunaite và Giedre Volff, 2018).
Ở Việt Nam, nghiên cứu về tác nhân gây stress ở nhân viên công tác xã
hội không nhiều. Lê Chí An và cộng sự đã đưa ra các yếu tố gây stress cho
nhân viên công tác xã hội bao gồm: yếu tố thời gian; yếu tố tương quan; yếu tố
tình huống; yếu tố suy diễn; nghị lực cá nhân (Lê Chí An và cộng sự, 2012).
Tuy nghiên, nghiên cứu này chỉ dừng lại ở nghiên cứu lý luận. Vì vậy, nghiên
cứu thực trạng những nguyên nhân gây stress ở nhân viên công tác xã hội trên
mầu khách thể lớn làm phong phú thêm những nghiên cứu ở Việt Nam, đồng
thời có cơ sở khoa học đề ra các cách ứng phó với stress, góp phần nâng cao
chất lượng đời sống tâm lý, tinh thần cho nhân viên công tác xã hội, giúp họ
thực hiện công việc một cách hiệu quả, có ý nghĩa thực tiễn cao trong phát
triển nghề Công tác xã hội ở Việt Nam hiện nay.

2. Khách thể và phưong pháp nghiên cứu
2.1. Khách thể nghiên cứu
Nghiên cứu khảo sát trên 436 nhân viên công tác xã hội tại các tỉnh/
thành phố khu vực Đông Nam Bộ. Trong đó có 267 nhân viên cơng tác xã hội

tại Thành phố Hồ Chí Minh, 32 nhân viên cơng tác xã hội tại Đồng Nai, 32
nhân viên công tác xã hội tại Bình Dương, 34 nhân viên cơng tác xã hội tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu và 71 nhân viên cơng tác xã hội tại Bình Phước. Phỏng vấn
sâu được tiến hành trên 35 nhân viên công tác xã hội nằm trong nhóm khách
thê khảo sát ở trên. Trong 436 nhân viên cơng tác xã hội được khảo sát, có
61,7% nữ giới và 38,3% nam giới, về tuổi đời của nhóm khách thể, 9,6%
khách thể dưới 25 tuổi, 29,1% khách thể từ 25 đến dưới 32 tuổi, 39,5% khách
thể từ 32 đến 39 tuổi, 11,5% khách thể từ 39 đến 46 tuổi, 10,3% khách thể từ

64

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 1 (274), 1 - 2022


46 tuổi trở lên. về trình độ đào tạo, 46,5% khách thể có trình độ từ đại học trở
lên, 16,5% khách thể có trình độ cao đẳng, 28,7% khách thể có trình độ trung
cấp và 8,3% khách thể có trình độ khác, về thời gian cơng tác, 23,6% khách
thế có thời gian công tác dưới 5 năm, 35,5% khách thể có thời gian cơng tác từ
5 đến dưới 10 năm, 27,1% khách thể có thời gian cơng tác từ 10 đến 15 năm,
13,8% khách thể có thời gian cơng tác trên 15 năm. về đối tượng hồ trợ, 17,9%
khách thể có đối tượng hồ trợ là trẻ em, 14,9% khách thể có đối tượng hồ trợ là
người cao tuổi, 25,5% khách thể có đối tượng hồ trợ là người khuyết tật, 20,6%
khách thể có đối tượng hồ trợ là người nghiện ma túy và 21,1 % khách thể có
đối tượng hỗ trợ là người tâm thần, về thu nhập, có 43,6% khách thể có thu
nhập dưới 7 triệu, 46,5% khách thể có thu nhập từ 7 triệu đến 10 triệu và 9,9%
khách thể có thu nhập từ 10 triệu trở lên. về tình trạng hơn nhân, 25,9% khách
thể chưa kết hôn, 65,2% đã kết hôn và 8,9% đã ly thân, ly hơn hoặc góa...

2.2. Phương pháp nghiên cứu
Phưong pháp nghiên cứu chính được sử dụng là điều tra bằng bảng hỏi.

Bảng hỏi được xây dựng bao gồm 42 mệnh đề (item). Các mệnh đề nhằm đo các
tác nhân gây stress ở năm nhóm: Tác nhân từ yếu tố thời gian; tác nhân từ yếu tố
mối quan hệ; tác nhân từ yếu tổ tình huống; tác nhân từ yếu tố sức khỏe thế chất
và tinh thần; tác nhân từ yếu tố đặc điểm công việc của nhân viên công tác xã
hội. 42 mệnh đề (item) trong 5 nhóm tác nhân gây stress được chúng tôi xây
dựng trên cơ sở nghiên cứu tài liệu; thăm do ý kiến của 50 nhân viên công tác xã
hội bằng phiếu, lấy ý kiến của chuyên gia; sau đó chúng tơi tiến hành khảo sát
thử 80 nhân viên công tác xã hội tại các cơ sở xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh
nhàm kiểm tra độ tin cậy của thang đo, trên cơ sở đó chỉnh sửa và hoàn thiện
thang đo. Mồi item được đánh giá theo thang năm mức độ (khơng có tác nhân
này = 0 điểm, thi thoảng có tác nhân này = 1 điềm, khoảng nửa thời gian có tác
nhân này = 2 điểm, phần lớn thịi gian có tác nhân này = 3 điểm, hầu hết thời
gian có tác nhân này = 4 điếm). Cách quy đổi điểm trung bình (M) như sau:

Bảng 1: Cách quy đổi điểm trung bình của các tác nhân thành các mức độ
tác nhăn gây stress theo định tính ở nhăn viên cơng tác xã hội
Điểm trung bình
Từ 0 đến 0,5

Mức độ quy đổi định tính
Khơng có tác nhân này

Từ 0,51 đến 1,5

Thi thoảng có tác nhân này

Từ 1,51 đến 2,5

Khoảng nửa thời gian có tác nhân này


Từ 2,51 đến 3,5

Phần lớn thời gian có tác nhân này

Từ 3,51 đến 4,0

Hầu hết thời gian có tác nhân này

Ghi chú: Điểm trung bình càng cao thế hiện mức độ tác nhân gây stress càng cao.

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 1 (274), 1 - 2022

65


Chúng tơi sử dụng phương pháp phân tích hệ số Alpha của Cronbach
nhằm kiểm tra xem các tác nhân gây stress trong từng nhóm tác nhân có đáng
tin cậy hay khơng, có tốt hay khơng. Kết quả tính độ tin cậy Alpha của
Cronbach như sau: Nhóm tác nhân từ yếu tố thời gian: Alpha = 0,939; Nhóm tác
nhân từ yếu tố mối quan hệ: Alpha = 0,877; Nhóm tác nhân từ yếu tố tình huống:
Alpha = 0,890; Nhóm tác nhân từ yếu tố sức khỏe thể chất: Alpha = 0,811; Nhóm
tác nhân từ yếu tố sức khỏe tinh thần: Alpha = 0,948; Nhóm tác nhân từ yếu tố
đặc điểm cơng việc của nhân viên công tác xã hội: Alpha = 0,945.

Bên cạnh phương pháp điều tra chúng tơi sử cịn sử dụng phương pháp
phỏng vấn sâu để tìm hiểu các tác nhân gây stress ở nhân viên công tác xã hội.
Các số liệu thu được qua phương pháp điều tra, được xử lý bằng toán thống kê
ứng dụng trong nghiên cứu xã hội.

3. Kết quả nghiên cứu

3.1. Thực trạng tác nhăn gây stress ở nhân viên công tác xã hội
3.1.1. Tác nhân từ yếu tố thời gian gây stress ở nhân viên công tác xã hội
Tác nhân từ yếu tố thời gian gây stress ở nhân viên công tác xã hội gồm
các tác nhân cụ thể được thể hiện ở bảng 2.

Từ kết quả ở bảng 2 cho thấy, tất cả các tác nhân trong nhóm tác nhân từ
yếu tố thời gian gây stress ở nhân viên công tác xã hội đều ở mức độ “thi
thoảng có tác nhân này” (điểm trung bình từ 1,14 đến 1,48). Hai tác nhân có
thứ bậc cao hơn cả là: Thời gian làm việc quá nhiều (việc cơ quan, việc nhà,
việc cá nhân...) nên ít được nghỉ ngơi; Thời gian quá ít mà khối lượng cơng
việc q nhiều (việc cơ quan, gia đình, cá nhân...) với điểm trung bình lần lượt
là: 1,48 và 1,38. Công việc mà nhân viên công tác xã hội thực hiện tại các cơ
sở xã hội tương đối nhiều, bên cạnh đó nhân viên cơng tác xã hội cịn làm việc
nhà, việc cá nhân nên đa số nhân viên công tác xã hội thi thoảng thấy thời gian
làm việc quá nhiều, ít được nghỉ ngơi; cũng có những nhân viên công tác xã
hội làm việc quá nhiều trong thời gian dài nên bị stress tương đối cao. Chị s.
(nhân viên công tác xã hội, Cơ sở cai nghiện ma túy Phú Văn, Bình Phước)
chia sẻ: “ơ cơ quan, cơng việc của em là tư vấn, giảo dục, tiếp nhận hồ sơ của
học viên, công việc nhiều; chồng em cũng làm cùng cơ quan nhưng thường
xuyên phải ở cơ quan cả ngày, chỉ về một tiếng buổi trưa để ăn cơm, trong khỉ
đó con em cịn nhỏ, đứa lớn 5 tuổi, đứa nhỏ 2 tuổi lại hay bệnh. Em vừa làm
việc cơ quan, lại lo hết việc nhà, không ai hỗ trợ, nên lúc nào cũng thấy mệt
mỏi, thấy thời gian ít mà công việc quá nhiều, trừ những ngày chồng em được
nghỉ ở nhà thì em mới bớt việc”. Chị Ng. (nhân viên công tác xã hội, Trung
tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh)
chia sẻ: “ơ cơ quan chịu nhiều áp lực trong cơng việc do điều chuyển cơng

66

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 1 (274), 1 - 2022



việc, chưa thích nghỉ được mơi trường mới, bên cạnh đỏ phải làm việc gia đình,
con cái và đi học nâng cao trình độ, nên khơng thế sắp xếp được thời gian hợp
ỉỷ dẫn tới stress".

Bảng 2: Tác nhân từ yếu tố thời gian gây stress ở nhăn viên công tác xã hội
TT

Tác nhân từ yếu tố thòi gian

M

SD

Thứ
bậc

1

Thời gian q ít mà khối lượng cơng việc q nhiều (việc
cơ quan, gia đình, cá nhân...)

1,38

1,08

2

2


Thường xuyên phải làm quá thời gian theo quy định ở nơi
làm việc

1,25

1,16

4

3

Luôn phải trăn trở giải quyết vấn đề cho thân chủ ngay cả
khi về nhà

1,32

1,03

3

4

Không đủ thời gian khôi phục lại cảm xúc do ảnh hưởng từ
vấn đề đau buồn của thân chủ

1,08

1,13


7

5

Không đủ thời gian để thực hiện đầy đù các công việc
ừong quy trình can thiệp cho thân chủ

1,19

1,08

5

6

Thời gian làm việc quá nhiều (việc cơ quan, việc nhà, việc
cá nhân...) nên ít được nghỉ ngơi

1,48

1,16

1

7

Làm thêm giờ ở cơ quan và ngoài cơ quan để tăng thu nhập

1,14


1,22

6

1,26

0,89

Tác nhân chung

Ghi chủ: M; điểm trung bình; SD: độ lệch chuẩn; Điểm thấp nhất = 0, điểm cao nhất = 4.

Tiếp theo là tác nhân: Luôn phải trăn trở giải quyết vấn đề cho thân chủ
ngay cả khi về nhà, điểm trung bình là 1,32. về điều này chị Th. chia sẻ: “Thân
chủ mà em tư vấn, hỗ trợ liên quan đến sử dụng ma túy, đến nay đã điều trị
xong, đang gặp khó khăn về tìm việc làm. Em cỏ hứa với thân chủ là hỗ trợ thân
chủ tìm việc làm và em đã hỏi chỗ quen biết đế giới thiệu việc làm cho thân chủ,
họ chưa trả lời. Em lo lắng khơng biết họ có nhận lời hay khơng và nếu nhận lời
thì thăn chủ có làm tốt việc hay khơng? Do vậy mà em thấy căng thắng" (nhân
viên công tác xã hội, Cơ sở tư vấn và cai nghiện ma túy Bình Triệu, Thành phố
Hồ Chí Minh).

Tác nhân ít gây stress nhất trong nhóm này là: Khơng đủ thời gian khôi
phục lại cảm xúc do ảnh hưởng từ vấn đề đau buồn của thân chủ (M = 1,08).
Nhân viên công tác xã hội bị stress từ nguyên nhân này thường do khi làm việc
họ quá thấu cảm với thân chủ hoặc vấn đề của thân chủ giống với những biến

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 1 (274), 1 - 2022

67



cố trước đây họ từng trải qua, điều này đã gây stress cao ở họ. Do vậy, để tránh
stress do tác nhân này, nhân viên công tác xã hội nên tránh làm việc với những
thân chủ mà vấn đề của họ giống với những biến cố đã gây stress cao đối với
bản thân mình trước đây. Vì nếu nhân viên công tác xã hội làm việc với những
thân chủ mà vấn đề của họ giống với những biến cố đã xảy ra với nhân viên
công tác xã hội trước đây thì nhân viên cơng tác xã hội sẽ nhớ lại những biến
cố đó và những hình ảnh về biến cố luôn lặp đi, lặp lại trong họ; họ sẽ bị stress
do sang chấn thứ cấp.
3.1.2. Tác nhân từ yếu tổ moi quan hệ gây stress ở nhăn viên công tác
xã hội
Tác nhân từ yếu tố mối quan hệ gây stress ở nhân viên công tác xã hội
gồm các tác nhân cụ thể được thể hiện ở bảng 3 dưới đây:

Bảng 3: Tác nhân từ yếu tổ mối quan hệ gây stress ở nhân viên công tác xã hội
TT

Tác nhân tù' yếu tố mối quan hệ

M

SD

Thứ
bậc

1

Nhiều khi khơng có sự hợp tác của thân chủ


1,29

0,97

1

2

Bất đồng quan điểm với đồng nghiệp về phương pháp hỗ
trợ thân chủ

1,11

1,06

2

3

Khó khăn trong hợp tác giữa các nhân viên công tác xã hội
với nhân viên tâm lý học, nhân viên y tế... trong quá trình
làm việc, trợ giúp thân chủ

1,07

1,05

3


4

Không được mọi người coi trọng, đánh giá đúng công sức
và tâm huyết của bản thân

1,11

1,05

2

5

Mâu thuẫn với đồng nghiệp, cấp hên

0,83

0,99

6

6

Mâu thuẫn trong gia đình (ly hơn, tranh chấp, xích mích,
bất hịa, đối xử khơng cơng bằng...)

0,78

1,07


7

7

Mâu thuẫn với gia đình nhà chồng hoặc nhà vợ

0,60

0,97

9

8

Mâu thuẫn với bạn bè, hàng xóm

0,66

0,98

8

9

Có khó khăn trong quan hệ với người khác ( ví dụ: khơng
được cảm thông, bị hiểu lầm, bị ghét bỏ...)

0,92

1,03


4

10

Cô đơn không người chia sẻ hoặc phải ở một mình khi bàn
thân khơng muốn (thiếu những mối quan hệ)

0,86

1,04

5

0,92

0,81

Tác nhân chung

Ghi chú: M: điểm trung bình; SD: độ lệch chuẩn; Điểm thấp nhất = 0, điểm cao nhất = 4.

68

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 1 (274), 1 - 2022


Từ kết quả ở bảng trên, chúng ta nhận thấy các tác nhân trong nhóm tác
nhân từ yếu tố mối quan hệ gây stress ở nhân viên công tác xã hội có mức độ
“thi thoảng có tác nhân này” (điểm trung bình chung từ 0,60 đến 1,29). Có 3

tác nhân thường gây stress hon cho nhân viên công tác xã hội, đó là: Nhiều khi
khơng có sự hợp tác của thân chủ; Bất đồng quan điểm với đồng nghiệp về
phưong pháp hồ trợ thân chủ và Không được mọi người coi trọng, đánh giá
đúng công sức và tâm huyết của bản thân với điểm trung bình lần lượt là: 1,29;
1,11 và 1,11. Điều này cho thấy những tác nhân cơ bản gây stress ở nhân viên
công tác xã hội đều xuất phát từ mối quan hệ trong công việc, tuy thi thoảng
mới xảy ra nhưng nếu không được giải quyết thì sẽ gây khó khăn tronẹ cơng
việc và gây stress cho nhân viên công tác xã hội. Anh Th. chia sẻ: “... bất đồng
với đồng nghiệp trong công việc, em thường xun cảm thấy bực mình mà
khơng nói ra được, khơng giải quyết cơng việc theo ý của mình được nên em
thấy rất căng thẳng'' (nhân viên công tác xã hội, Trung tâm Điều dưỡng người
bệnh tâm thần Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh).
Tác nhân có thứ bậc thấp nhất trong nhóm tác nhân này là: Mâu thuẫn
với gia đình nhà chồng hoặc nhà vợ, điểm trung bình là 0,60; điều này cho thấy
rất ít nhân viên cơng tác xã hội bị stress do mâu thuẫn với gia đình nhà chồng
hoặc nhà vợ. Các gia đình trong xã hội hiện nay đa sơ là gia đình hạt nhân, họ
thường ở riêng, khơng ở chung với gia đình chồng, vợ hoặc ở xa nên cũng ít
hoặc khơng có mâu thuần với gia đình nhà chồng hoặc nhà vợ. Chị L. chia sẻ:
“Cợ chồng em từ miền Bắc vào đây lập nghiệp, cũng khơng về thăm gia đình
nhiều, mỗi lần về ở cũng khơng lâu, nên khơng có máu thuẫn gì với gia đình
hai bên" (nhân viên cơng tác xã hội, Cơ sở cai nghiện ma túy Phú Văn, Bình
Phước).
3.1.3. Tác nhăn từ yếu tổ tình huống gây stress ở nhân viên cơng tác
xã hội
Tác nhân từ yếu tố tình huống gây stress ở nhân viên công tác xã hội
gồm các tác nhân cụ thể được thể hiện ở bảng 4.

Bảng 4: Tác nhân từ yếu tố tình huổng gây stress ở nhân viên công tác xã hội
TT


Tác nhân từ yếu tố tình huống

M

SD

Thứ
bậc

1

Vấn đề của thân chủ phức tạp, khó giải quyết

1,12

0,90

4

2

Sự thay đổi nơi thân chủ không đáp ứng kỳ vọng của bản
thân

1,21

1,03

3


3

Phải đi lại nhiều như đi vãng gia, thăm và trao đổi với các
thân chủ

1,03

1,07

6

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 1 (274), 1 - 2022

69


4

Khơng có khơng gian riêng để làm việc kín đáo với thân
chủ khiến cho những nguyên tắc nghề công tác xã hội bị vi
phạm

1,02

1,10

7

5


Lương nhân viên công tác xã hội thấp, chế độ phụ cấp
khơng có hoặc rất ít mà hiện tại phải chi tiêu nhiều

1,62

1,23

1

6

Sự thay đổi nhân viên liên tục tại nơi làm việc

1,11

1,08

5

7

Những người quan trọng, có ý nghĩa với bản thân gặp
những khó khăn, thách thức, nguy hiểm, bị đe dọa

0,94

1,11

9


8

Sự thay đổi trong gia đình (sự thay đổi cơng việc của
thành viên trong gia đình, sinh con, người khác ở
chung...)

0,88

1,06

10

9

Thiếu hụt thông tin về những vấn đề trong cơng việc và
trong cuộc sống

0,97

0,99

8

10

Thời tiết nóng nực

1,52

1,22


2

1,14

0,80

Tác nhân chung

Ghi chủ: M: điểm trung bình; SD: độ lệch chuẩn; Điểm thấp nhất - 0, điểm cao nhất = 4.

SỐ liệu ở bảng 4 cho thấy, nhóm tác nhân từ yếu tố tình huống gây stress
cho nhân viên cơng tác xã hội ở mức độ “thi thoảng có tác nhân này” (M = 1,14;
SD = 0,80). Trong đó tác nhân gây stress có thứ bậc cao nhất là: Lương nhân
viên công tác xã hội thấp, chế độ phụ cấp khơng có hoặc rất ít mà hiện tại phải
chi tiêu nhiêu ở mức độ “khoảng nửa thời gian có tác nhân này” vói điểm trung
bình là 1,62. Điều này cho chúng ta thấy áp lực kinh tế đối với nhân viên công
tác xã hội tương đối cao, khoảng nửa thời gian trong cuộc sống nhân viên công
tác xã hội thây lương không đáp ứng đủ nhu cầu chi tiếu. Thu nhập của nhân
viên xã hội ở nước ta thấp so với mặt bằng lương chung. Khảo sát 436 nhân
viên cơng tác xã hội có 43,6% nhân viên cơng tác xã hội có thu nhập hàng
tháng dưới 7 triệu, 46,6% nhân viên cơng tác xã hội có thu nhập từ 7 đến dưới
10 triệu và chỉ có 9,9% nhân viên cơng tác xã hội có thu nhập từ 10 triệu ưở
lên; điều này ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của nhân viên cơng tác xã hội.
Vì thu nhập thâp, đặc biệt với những nhân viên công tác xã hội sống trên địa
bàn Thành phố Hồ Chí Minh, nên ngồi công việc tại các cơ sở xã hội, họ phải
suỵ tính làm thêm đê tăng thu nhập và phải suy tính chi tiêu cho hợp lý, chính
điêu này gây stress cho nhân viên cơng tác xã hội. Tác nhân có thứ bậc cao thứ
hai gây stress đối với nhân viên xã hội là do thời tiết nóng nực cũng ở mức độ
“khoảng nửa thời gian có tác nhân này” (M = 1,52). Điều này chứng tỏ điều

kiện làm việc ở các cơ sở xã hội chưa thật tốt và một mặt do thời tiết tại khu

70

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 1 (274), 1 - 2022


vực Đơng Nam Bộ thường nóng nực, đặc biệt vào mùa khô, đã gây stress cho
nhân viên công tác xã hội.

Ke tiếp là những tác nhân liên quan tới các tình huống trong cơng việc
như: Sự thay đổi nơi thân chủ không đáp ứng kỳ vọng của bản thân; vấn đề của
thân chủ phức tạp, khó giải quyết ở mức độ “thi thoảng có tác nhân này”, với
điểm trung bình là 1,21 và 1,12. Nhân viên công tác xã hội thường làm việc với
nhiều thân chủ mà vấn đề của thân chủ đa dạng, phức tạp, không ai giống ai,
không có cơng thức chung để giải quyết vấn đề cho mọi thân chủ nên thi thoảng
họ thấy khó khăn trong giải quyết vấn đề của thân chủ và sự thay đổi của thân
chủ không đáp ứng được kỳ vọng của bản thân. Chị T. (nhân viên công tác xã
hội, Trung tâm Điều dưỡng người bệnh tâm thần Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí
Minh) chia sẻ: “£>óz khỉ người chăm sóc cho thân chủ uổng thuốc, thân chủ nhất
định không chịu uống. Khi hồi gia, thân chủ đã khỏe mạnh, minh mẫn, đã hết
bệnh, nhưng khoảng 90% những thân chủ hồi gia một thời gian lại trở lại trung
tâm do tái phát bệnh. Phần nhiều là do thần chủ không uổng thuốc đều đặn theo
đơn điều này cũng làm nhân viên công tác xã hội trăn trở nhiều”.
Bên cạnh những tác nhân trên, cịn có những tác nhân liên quan tới công
việc cũng thi thoảng gây stress cho nhân viên công tác xã hội, đó là: Sự thay
đổi nhân viên liên tục tại nơi làm việc; Phải đi lại nhiều như đi vãng gia, thăm
và trao đổi với các thân chủ; Khơng có khơng gian riêng để làm việc kín đáo
với thân chủ khiến cho những nguyên tắc nghề công tác xã hội bị vi phạm;
Thiếu hụt thông tin về những vấn đề trong công việc và trong cuộc sống.

Tác nhân có thứ bậc thấp hơn cả là hai tác nhân liên quan đến vấn đề
của gia đình: Những người quan trọng, có ý nghĩa với bản thân gặp những khó
khăn, thách thức, nguy hiểm, bị đe dọa; Sự thay đổi trong gia đình (sự thay đổi
cơng việc của thành viên trong gia đình, sinh con, người khác ở chung...) với
điểm trung bình lần lượt là 0,94 và 0,88. Điều này chứng tỏ đa số nhân viên
cơng tác xã hội có cuộc sống gia đình ổn định, ít có sự thay đổi, những người
quan trọng đối với bản thân ít gặp khó khăn, thách thức. Đây cũng là một kết
quả đáng mừng vì một gia đình ổn định, người thân ít gặp khó khăn, thách thức
sẽ tiếp sức cho nhân viên cơng tác xã hội hồn thành tốt nhiệm vụ của mình.

3.1.4. Tác nhân từ yếu tố sức khỏe thế chất và tinh thần gây stress ở
nhân viên công tác xã hội
Tác nhân từ yếu tố sức khỏe thể chất và tinh thần là tác nhân ảnh hưởng
trực tiếp, gây stress cho con người nói chung và nhân viên cơng tác xã hội nói
riêng. Tác nhân này được thể hiện ở bảng 5 và 6 dưới đây:

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 1 (274), 1 - 2022

71


Bảng 5: Tác nhãn từ yếu tố sức khỏe thê chất gây stress
ở nhân viên công tác xã hội
TT

Tác nhân từ yếu tố sức khỏe thể chất

M

SD


Thứ
bậc

1

Bị bệnh đột ngột hoặc bị chấn thương làm cơ thể đau đớn,
mệt mỏi

0,89

1,05

2

2

Bị bệnh mãn tính

0,75

1,12

3

3

Sức khỏe suy giảm

1,01


1,09

1

4

Có vấn đề trong đời sống tình dục

0,71

1,06

4

Tác nhân chung

0,84

0,93

Ghi chú: M: điểm trung bình; SD: độ lệch chuẩn; Điểm thấp nhất = 0, điểm cao nhất = 4.

Từ kết quả ở bảng 5 cho thấy, nhóm tác nhân từ yếu tố sức khỏe thể chất
có điểm trung bình rất thấp (M = 0,84; SD = 0,93 - ở mức “thi thoảng có tác
nhân này”). Các tác nhân: Sức khỏe suy giảm; Bị bệnh đột ngột hoặc bị chấn
thưcmg làm cơ thể đau đớn, mệt mỏi; Bị bệnh mãn tính; Có vấn đề trong đời
sống tình dục; đều có điểm trung bình thấp lần lượt là: 1,01; 0,89; 0,75 và 0,71.
Điều này chứng tỏ sức khỏe the chất của đa số nhân viên công tác xã hội tương
đối tốt, như vậy có thể thấy yếu tố sức khỏe thể chất ít gây stress cho nhân viên

công tác xã hội.

Số liệu ở bảng 6 cho thấy, những tác nhân gây stress từ yếu tố sức
khỏe tinh thần đều ở mức “thi thoảng có tác nhân này”. Những tác nhân thuộc
nhóm tác nhân từ yếu tố sức khỏe tinh thần, đa số đều là những lo lắng liên
quan đến thân chủ, đến công việc: Lo lắng thân chủ chậm thay đổi trong quá
trình can thiệp; Lo lẳng thân chủ khơng hợp tác; Thất vọng về chính bản thân
khi hồ trợ thân chủ không hiệu quả; Lo lắng không giải quyết được các vấn
đề của thân chủ, với điểm trung bình lần lượt là: 1,38; 1,29; 1,26 và 1,22.
Điều này chứng tỏ nhân viên công tác xã hội dành nhiều tâm trí cho thân chủ,
cho cơng việc; chính điều này gây stress cho họ. Bên cạnh đó, lo lắng những
việc không tốt xảy ra cho bản thân, gia đình, bạn bè... cũng là yếu tố gây
stress cho nhân viên cơng tác xã hội có thứ bậc cao trong nhóm yếu tố này
(điểm trung bình là 1,35, thứ bậc: 2). Chị Th. (nhân viên công tác xã hội,
Trung tâm Điều dưỡng người bệnh tâm thần Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí
Minh) chia sẻ: “Chồng em đang học đại học thì nhận được thơng báo từ thầy

72

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 1 (274), 1 - 2022


chủ nhiệm là trường có vấn đề, sau đó thầy lại thơng báo lại vân duy trì lớp
học, nhưng thời gian cấp bằng lùi lại. Em đang lo lẳng, băn khoăn không bỉểt
chồng em cỏ nên theo học lớp đại học đó nữa khơng. Neu theo học thì khơng
biết có vấn đề gì khơng và nếu khơng theo học thì có ảnh hưởng tới lương, tới
vị trí việc làm khơng?”.
Như vậy, chúng ta thấy đa số tác nhân gây stress thuộc nhóm tác nhân
sức khỏe tinh thần đều là những tác nhân do suy diễn mà ra, do vậy cần có
những biện pháp hồ trợ giúp nhân viên cơng tác xã hội nhìn nhận rõ vấn đề của

mình hơn, để giảm bớt sự lo lắng khơng nên có, gây stress cho bản thân.

Bảng 6: Tác nhân từ yếu tố sức khỏe tỉnh thần gây stress
ở nhân viên công tác xã hội
TT

Tác nhân từ yếu tố sức khỏe tinh thần

M

SD

Thứ
bậc

1

Lo lắng không giải quyết được các vấn đề của thân chủ

1,22

1,04

5

2

Lo lắng thân chủ không họp tác

1,29


1,05

3

3

Lo lắng thân chủ chậm thay đổi trong quá trình can thiệp

1,38

1,13

1

4

Lo lắng những việc khơng tổt xảy ra cho bản thân, gia
đình, bạn bè...

1,35

1,10

2

5

Thất vọng về chính bản thân khi hỗ trợ thân chủ khơng
hiệu quả


1,26

1,08

4

1,30

0,92

Tác nhân chung

Ghi chú: M: điểm trung bình; SD: độ lệch chuẩn; Điểm thấp nhất = 0, điếm cao nhất = 4.

3.1.5. Tác nhân từ yếu tổ đặc điếm công việc gây stress ở nhân viên
công tác xã hội
Tác nhân từ yếu tố đặc điểm công việc gây stress ở nhân viên công tác
xã hội gồm các tác nhân được thể hiện ở bảng 7.
Trong tất cả các nhóm tác nhân gây stress ở nhân viên công tác xã hội
thì nhóm tác nhân từ yếu tố đặc điểm cơng việc của nhân viên cơng tác xã hội
là nhóm tác nhân ảnh hưởng nhiều nhất cho nhân viên công tác xã hội bởi đây
là nhóm tác nhân có điểm trung bình chung cao nhất (M chung = 1,52) ở mức
“khoảng nửa thời gian có tác nhân này”. Trong đó các tác nhân gây stress
nhiều hơn cả là: Đối tượng đa dạng; vấn đề của thân chủ phức tạp; với điểm

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 1 (274), 1 - 2022

73



trung bình lần lượt là: 1,81 và 1,70. Đối tượng phụ trách của nhân viên công
tác xã hội rất đa dạng, có những nhân viên cơng tác xã hội cùng lúc phụ trách
nhiều loại đối tượng khác nhau như người già, trẻ em, người khuyết tật... Sự
đa dạng còn thể hiện ở chỗ đa dạng về tính cách, về cách ứng xử. vấn đề của
thân chủ phức tạp, mỗi người một khác, do vậy khơng có cơng thức chung
nhất để giải quyết các vấn đề của thân chủ, không thể áp dụng cách thức can
thiệp của thân chủ này cho thân chủ khác, điều này gây stress cho nhân viên
công tác xã hội.

Bảng 7: Tác nhân từ yếu tố đặc điếm công việc gây stress
ở nhân viên công tác xã hội
TT

Tác nhân từ yếu tố đặc điểm công việc

M

SD

Thứ
bậc

1

Đối tượng đa dạng

1,81

1,28


1

2

Vấn đề của thân chủ phức tạp

1,70

1,21

2

3

Môi trường làm việc chưa chuyên nghiệp

1,45

1,23

5

4

Phương tiện làm việc thiếu thốn

1,49

1,25


4

5

Sự tuân thủ ngun tắc nghề nghiệp đơi khi khơng dễ dàng
(ví dụ: khi thân chủ có ý định tự tử thì khó tn thủ ngun
tắc “tơn trọng quyền tự quyết của thân chủ”)

1,51

1,31

3

6

Sự mơ hồ về vai trò, về phạm vi công việc, về sự phát triển
nghề nghiệp trong tương lai

1,16

1,12

6

1,52

0,99


Chung

Ghi chủ: M: điểm trung bình; SD: độ lệch chuẩn; Điểm thấp nhất = 0, điểm cao nhất = 4.

Tác nhân “sự tuân thủ nguyên tắc nghề nghiệp đôi khi không dễ dàng”
cũng là một trong những tác nhân gây stress nhiều horn những tác nhân khác
cho nhân viên công tác xã hội (M = 1,51) ở mức “khoảng nửa thời gian có tác
nhân này”. Khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp, trong lúc bắt buộc phải làm
trái với nguyên tắc nghề nghiệp thì nhân viên cơng tác xã hội thường có những
xung đột nội tâm, do vậy dễ gây stress cho bản thân. Như những tình huống
thân chủ dự định làm những việc trái với đạo đức và pháp luật thì nhân viên
cơng tác xã hội khơng thể thực hiện nguyên tắc “tôn trọng quyền tự quyết của
thân chủ” và ngun tắc “giữ bí mật cho thân chủ”.

74

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 1 (274), 1 - 2022


Tác nhân có thứ bậc kế tiếp gây stress cho nhân viên công tác xã hội là:
Phương tiện làm việc thiếu thốn; Môi trường làm việc chưa chuyên nghiệp
(điểm trung bình làn lượt là 1,49 và 1,45 - ở mức “thi thoảng có tác nhân
này”). Hiện nay, các cơ sở xã hội ở nước ta do eo hẹp về kinh phí nên nhiều
nơi phương tiện làm việc cịn thiếu thốn, chưa đáp ứng yêu cầu công việc. Chị
T. (nhân viên công tác xã hội, Trung tâm Điều dưỡng người bệnh tâm thần Thủ
Đức, Thành phố Hồ Chí Minh) chia sẻ: “Phương tiện ở phòng vật lý trị liệu của
trung tâm rất đơn sơ, chỉ có vài vật dụng nên khơng đủ phương tiện đê hỗ trợ
thân chủ". Đa số môi trường làm việc ở các cơ sở xã hội chưa chuyên nghiệp;
công việc cơ bản ở các cơ sở xã hội chủ yếu là chăm lo việc vệ sinh, ăn uống,
sức khỏe, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ... việc hỗ trợ phát triển cho từng cá

nhân chưa được quan tâm đúng mức. Chị B. (nhân viên công tác xã hội, Trung
tâm Công tác xã hội Đồng Nai) chia sẻ: “Em có mặt tại trung tâm lúc 6 giờ
sáng ngày nào cũng vậy, em cho trẻ ăn uổng, vệ sinh, tắm rửa". Chị p. (nhân
viên công tác xã hội, Trung tâm Ni dưỡng bảo trợ trẻ em Gị vấp, Thành phố
Hồ Chí Minh) chia sẻ: “Hàng ngày, cơng việc của em là vệ sinh cho trẻ, cho trẻ
ăn uổng".
Tác nhân có thứ bậc thấp nhất trong nhóm tác nhân này là: Sự mơ hồ về
vai trị, về phạm vi cơng việc, về sự phát triển nghề nghiệp trong tương lai.
Điều này chứng tỏ chỉ một số ít nhân viên cơng tác xã hội có sự mơ hồ về vai
trị về phạm vi công việc, về sự phát triển nghề nghiệp trong tương lai. Đây là
một dấu hiệu tốt vì khi hiểu rõ về vai trị, về phạm vi cơng việc, sự phát triển
nghề nghiệp trong tương lai thì nhân viên cơng tác xã hội sẽ chủ động trong
công việc, công việc sẽ được thực hiện tốt hơn và giảm stress cho họ.

3.2. Tương quan giữa các tác nhân gây stress ở nhân viên cơng tác
xã hội
Tính hệ số tương quan Pearson giữa các nhóm tác nhân gây stress với
nhau (sơ đồ 1), chúng tôi thấy tất cả hệ số tương quan của các nhóm tác nhân
gây stress đều lớn hơn 0,5 và đều có sig. = 0,00 < 0,05. Điều này cho thấy tất
cả các nhóm tác nhân gây stress đều có tương quan dương mạnh với nhau (hệ
số tương quan từ r = 0,554 đến r = 0,799; p < 0,01).

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 1 (274), 1 - 2022

75


r = 0,586**

r = 0,682**

Ghi chú: **:p < 0,01.

Sơ đồ 1: Mổi tương quan giữa các nguyên nhân
gây stress ở nhăn viên cơng tác xã hội

4. Kết luận
Có nhiều nhóm tác nhân gây stress cho nhân viên công tác xã hội, trong
đó nhóm tác nhân gây stress cho nhân viên công tác xã hội ở mức cao nhất
“khoảng nửa thời gian có tác nhân này” là nhóm tác nhân từ yếu tố đặc điểm
công việc của nhân viên công tác xã hội, Các nhóm tác nhân khác đều gây
stress cho nhân viên công tác xã hội ở mức “thi thoảng có tác nhân này” có thứ
bậc lần lượt từ cao xuống thấp là: Tác nhân từ yếu tố sức khỏe tinh thần; tác
nhân từ yêu tố thời gian; tác nhân từ yếu tố tình huống; tác nhân từ yếu tố mối
quan hệ và cuôi cùng là tác nhân từ yếu tố sức khỏe thể chất. 10 tác nhân gây

76

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 1 (274), 1 - 2022


stress thường xuyên nhất cho nhân viên công tác xã hội có thứ bậc từ cao
xuống thấp là: Đối tượng đa dạng; vấn đề của thân chủ phức tạp; lương nhân
viên công tác xã hội thấp, chế độ phụ cấp khơng có hoặc rất ít mà hiện tại phải
chi tiêu nhiều; thời tiết nóng nực; sự tuân thủ nguyên tắc nghề nghiệp đôi khi
không dễ dàng; phương tiện làm việc thiếu thốn; thời gian làm việc quá nhiều
(việc cơ quan, việc nhà, việc cá nhân) nên ít được nghỉ ngơi; môi trường làm
việc chưa chuyên nghiệp; lo lắng thân chủ chậm thay đổi trong quá trình can
thiệp và thời gian q ít mà khối lượng cơng việc q nhiều (việc cơ quan, gia
đình, cá nhân). Các tác nhân gây stress ở nhân viên cơng tác xã hội có tương
quan thuận khá chặt chẽ với nhau.


Nghiên cứu đã xây dựng được một số vấn đề lý luận về các nhóm tác
nhân gây stress và các tác nhân trong từng nhóm. Ket quả này góp phần làm
phong phú thêm lý luận về stress nói chung và stress ở nhân viên cơng tác xã
hội nói riêng. Mặt khác, kết quả nghiên cứu giúp cho nhân viên công tác xã hội
cũng như nhà quản lý các cấp hiểu được thực trạng các tác nhân gây stress cho
nhân viên công tác xã hội. Trên cơ sở đó giúp nhân viên cơng tác xã hội đưa ra
các cách ứng phó phù hợp và các cấp quản lý đưa ra các biện pháp giúp nhân
viên công tác xã hội giảm stress, thốt khỏi stress. Bên cạnh đó, kết quả nghiên
cứu cịn là tài liệu tham khảo vơ cùng quan trọng cho giảng viên, sinh viên
ngành Công tác xã hội khi giảng dạy và học tập học phần quản lý stress ở nhân
viên công tác xã hội và những người quan tâm, nghiên cứu về stress.

Tài liệu tham khảo
Tài liệu tiếng Việt
1. Lê Chí An, Nguyễn Thụy Diễm Hương, Mai Xuân Huấn, Bùi Thị Xuân Mai và
Nguyễn Hữu Tân (2012). Quản lý stress đoi với nhãn viên xã hội. WW0: Thành phố
Hồ Chí Minh.
2. Bộ Y tế (2001). Bảng phân loại quốc tế bệnh tậtICD-10. NXB Y học. Hà Nội.
3. Vũ Dũng (2008). Từ điển Tâm lý học. NXB Từ điển Bách khoa. Hà Nội.

4. Trần Viết Nghị (2002). Stress và các roi loạn có liên quan đến stress trong lâm
sàng tâm thần học ở nước ta. Tạp chí Thơng tin Y dược, số 4. Tr. 14 - 18.

Tài liệu tiếng Anh
5. Chui E. (2004). Epidemiology of depression ỉn the Asia Pacific region. Australas
Psychiatry. 12 suppl. p. 4 - 10.

6. Craig C.D. and sprang G. (2010). Compassion satisfaction, compassion fatigue,
and burnout in a national sample of trauma treatment therapists. Anxiety, Stress &

Coping. Vol. 23 (3). p. 319 - 339. DOI: 10.1080/10615800903085818.

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 1 (274), 1 - 2022

77


7. Fernet c., Austin s., Tre panier S.G. and Dussault M. (2013). How do job
characteristics contribute to burnout? Exploring the distinct mediating roles of
perceived autonomy, competence, and relatedness. European Journal of Work and
Organizational Psychology. Vol. 22 (2). p. 123 - 137.
8. Gray-Stanley J. A. and Muramatsu N. (2011). Work stress, burnout, and social and
personal resources among direct care workers. Research in Developmental Disabilities.
Vol. 32. p. 1.065 - 1.074? DOI: 10.1016/j.ridd.2011.01.025.
9. Kim H. (2010). Job conditions, unmet expectations, and burnout in public child
welfare workers: how different from other social workers?. Children and Youth
Services Review. Retrieved from />S0190-7409(10)00335-X.

10. Kim H., Ji J. and Kao D. (2011). Burnout and physical health among social
workers: three-year longitudinal study. Social Work. Vol. 56 (3). p. 258 - 268.
11. Lawson G. and Myers J.E. (2011). Wellness, professional quality of life, and
career sustaining behaviors: What keeps US well?. Journal of Counseling and
Development. Vol. 89. p. 163-171.
12. Martin u. and Schinke s. (1998). Organizational and individual factors
influencing job satisfaction and burnout of mental health workers. Social Work in
Health Care? Vol. 28? p. 51 - 62.

13. Ravi Tangri (2003). Stress costs - stress cures. Retrieved from: ess­
cures. com.


14. Rita Raudeliunaite and Giedre Volff (2018). The causes of stress at work
amongst social workers. SHS Web of Conferences. Vol. 85. 03004 (2020) Int. Conf,
society, health, welfare. DOI: 10.1051/shsconf/20208503004.
15. Thompson N., Stradling s., Murphy M. and O’Neill p. (1996). Stress and
organizational culture. British Journal of Social Work. Vol. 26. p. 647 - 665.

78

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 1 (274), 1 - 2022



×