Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

BÀI GIẢNG KỸ THUẬT NUÔI CÁ NƯỚC NGỌT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.22 MB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TPHCM
Khoa Thủy Sản







Giảng Viên: Huỳnh Phạm Việt Huy






Tp. Hồ Chí Minh 3/2006
Chương 1- Đại Cương Nuôi Thủy Sản
CHƯƠNG I

ĐẠI CƯƠNG VỀ NUÔI THỦY SẢN

I. ĐỊNH NGHĨA

Nuôi trồng Thủy Sản có lòch rất sử lâu đời, nhưng hiểu thế nào thế nào là nuôi
trồng thủy sản? Giữa nuôi trồng và khai thác thủy sản có những khác nhau thế nào? Vì
theo Pillay (1990) thuật ngữ nuôi trồng thủy sản (aquaculture) được sử dụng tương đối
rộng rãi để chỉ tất cả các hình thức nuôi trồng động thực vật ở các môi trường ngọt, lợ
và mặn; song theo nhiều người, nó cũng chỉ được sử dụng trong phạm vi giới hạn, như
nuôi cá hay nuôi hải sản Tuy nhiên, thuật ngữ nuôi thủy sản diễn tả rất đầy đủ và toàn


diện. Điều cần lưu ý nhất là nuôi trồng thủy sản không bao gồm việc canh tác các loại
cây trồng sống chủ yếu trên cạn nhưng với kỹ thuật canh tác mới không cần môi trường
đất, chẳng hạn như kỹ thuật thủy canh. Để thu gọn nuôi thủy sản được sử dụng để chỉ
nuôi trồng thủy sản và để chi tiết hơn đối tượng nuôi hay môi trường nuôi một số thuật
ngữ khác được sử dụng như nuôi thủy sản nước ngọt, nuôi thủy sản nước lợ, nuôi thủy
sản nước mặn, nuôi hải sản, nuôi tôm, nuôi cá ….

Khi nghề nuôi trồng thủy sản được xem như là một phần của khoa học nghề cá
(fisheries), khuynh hướng hiện nay là tách biệt ra giữa hai lãnh vực khai thác thủy sản
và nuôi trồng thủy sản do những khác biệt căn bản trong phát triển và quản lý. Do đó,
Theo tổ chức FAO (Lương thực và Nông Nghiệp Thế Giới) “nuôi trồng thủy sản là
nghề nuôi các sinh vật sống trong nước bao gồm cá, nhuyễn thể, giác xác và các thực
vật thủy sinh. Việc nuôi bao gồm những can thiệp của con người trong quá trình phát
triển và sinh sống của đối tượng nuôi để làm gia tăng sản lượng như điều chỉnh mật độ
nuôi, cho ăn, ngăn ngừa đòch hại … Việc nuôi cũng liên quan đến việc xác lập quyền sở
hữu cá thể hay tập thể trên đối tượng được nuôi dưỡng”.

Theo đnh nghóa này cần phân biệt giữa sản phẩm từ việc nuôi thủy sản với khai
thác như những sản phẩm thu hoạch của cá nhân hay tập thể trên một mặt nước mà
quyền sở hữu của chúng đã được xác lập trong suốt quá trình nuôi, thì được xem như
nuôi thủy sản. Trái lại, những sản phẩm này được thu hoạch và khai thác như nguồn tài
nguyên chung, công cộng thì được xem như khai thác thủy sản. Ngay cả quyền sở hữu
các dụng cụ để thu hoạch hay tập trung cá lại như thả chà trên sông hay tạo nơi ẩn trú
cho cá thì loại hình đó vẫn được xếp vào khai thác thủy sản. Con giống sản xuất nhân
tạo từ các trại sản xuất giống của nhà nước hay của tập thể là sản phẩm của nuôi thủy
sản nhưng nếu con giống đó được thả vào các thủy vực để làm giàu tài nguyên (như
việc thả cá hồi tại Châu Âu) thủy sản đánh bắt và loại hình đó là khai thác thủy sản.
Trái lại, nếu từ con giống đến sản phẩm cuối cùng thuộc quyền sở hữu của cá nhân hay
tập thể như việc quản lý và khai thác các hồ chứa của quốc doanh hay tập thể thì sản
phẩm thu hoạch được xếp vào nuôi trồng thủy sản. Dù rằng có một đònh nghóa khá rõ

ràng để phân đònh sản phẩm giữa nuôi trồng và khai thác thủy sản nhưng trong thực tế
vẫn còn nhiều trường hợp rất khó xác đònh ranh giới như việc thả chà để thu hoạch
Kỹ Thuật Nuôi Cá Nước Ngọt 2
Chương 1- Đại Cương Nuôi Thủy Sản
được xếp vào hoạt động khai thác nhưng một khi người nông dân lại cho cá ẩn trú trong
đống chà ăn thức ăn phụ, như vậy khi đó xếp loại hình đó vào khai thác hay nuôi trồng
thủy sản?

Nội dung môn học nuôi cá nước ngọt là một phần của hệ thống nuôi thủy sản
nước ngọt, bao gồm việc chăm sóc, quản lý các đối tượng cá nước ngọt được thuần hóa
từ nội đòa hay từ nhập nội với mục đích nâng cao sản lượng thu hoạch.

II. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Nuôi trồng thủy sản có lòch sử ít nhất 2500 năm, mặc dầu có một số tài liệu
khảo cổ phát hiện các hình vẽ trong các ngôi mộ cổ Ai Cập từ 2000 năm trước công
nguyên (2000 BC), cho thấy người cổ Ai Cập đang câu cá trong một ao nhân tạo (Hình
1.1). Ngoài ra người ta còn tìm thấy tranh vẽ ao nuôi cá của người Ai Cập cổ (Hình
1.2). Tuy nhiên có nhiều tranh luận chung quanh bức tranh cổ này vì có hình vẽ chưa
phải là bằng chứng về nuôi trồng thủy sản mà có thể chỉ là việc đánh bắt thủy sản.

Do đó, lòch sử nuôi thủy sản chính thức được thừa nhận bắt đầu xuất hiện đầu
tiên tại Trung Hoa vào năm 475 trước công nguyên khi Fan Li viết một cuốn sách nói
về nghề nuôi cá chép.

Hình 1.1 Tranh câu cá của người Ai Cập cổ (Chimits, 1957; trích bởi P. Edwards, 2003)

Kỹ Thuật Nuôi Cá Nước Ngọt 3
Chương 1- Đại Cương Nuôi Thủy Sản
Kỹ Thuật Nuôi Cá Nước Ngọt 4

Hình 1.2 Tranh vẽ ao nuôi cá của người
Ai Cập cổ (Nguồn: P. Edwards, 2000)
Chương 1- Đại Cương Nuôi Thủy Sản
Bảng 1.1. Danh sách các loài cá nuôi nước ngọt tại các tỉnh phía Nam

Tên Việt Nam Tên La Tinh Nguồn gốc Hình thức nuôi chủ
yếu
Họ Cyprinidae
- Cá Chép
- Mè trắng
- Mè hoa
- Trắm cỏ
- Rohu
- Mrigal
- Catla
- He
- Mè Vinh
Họ Pangasiidae
- Tra
- Basa
- Vồ
- Hú
Họ Ophicephalidae
- Lóc
- Lóc bông
Họ Cichlidae
- Phi Đài Loan
- Phi sẻ
Họ Anabantidae
- Tai Tượng

- Mùi (Hường)
- Sặc rằn
Họ Clariidae
- Trê Phi
- Trê vàng
- Trê lai

Cyprinus carpio
Hypophthalmichthys molitrix
Arishtichthys nobilis
Ctenopharyngodon idellus
Labeo rohita
Cirrhinus mrigala
Catla catla
Puntius altus
Barbodes gonionotus

Pangasius hypophthalmus
Pangasius bocourti
Pangasius larnaudii
Pangasius conchophylus

Channa striatus
Channa micropeltes

Oreochromis niloticus
Oreochromis mossambicus

Ophreonomus gourami
Helostoma temminckii

Trichogaster pectoralis

Clarias gariepinus
Clarias macrocephalus
C. gariepinus x
C. macrocephalus


Nhập nội
Nhập nội
Nhập nội
Nhập nội
Nhập nội
Nhập nội
Nhập nội
Nội đòa
Nội đòa

Nội đòa
Nội đòa
Nội đòa
Nội đòa

Nội đòa
Nội đòa

Nhập nội
Nhập nội

Nhập nội

Nhập nội
Nội đòa

Nhập nội
Nội đòa

Ao, bè, ruộng lúa
Ao, hồ chứa
Ao, hồ chứa
Ao, bè, hồ chứa
Ao
Ao
Ao
Bè, ao
Ao, bè, ruộng lúa

Ao, bè

Ao, bè


Ao
Bè, ao

Ao, bè, ruộng lúa
Ao, bè, ruộng lúa

Ao
Ao
Ao, ruộng lúa


Ao
Ao

Riêng Việt Nam, lòch sử nuôi thủy sản hay nuôi cá nói riêng bắt đầu từ đời nhà
Trần, nguồn gốc có thể do người Trung Hoa truyền sang cùng với việc di dân trong thời
đại đó. Từ đó đến nay, nghề nuôi cá nước ngọt tại Việt Nam đã phát triển chủ yếu tập
trung tại đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long và đang phát triển mạnh sang các
khu vực khác như vùng Đông Nam bộ, vùng trung du và miền núi phía Bắc. Đối tượng
và hình thức nuôi rất phong phú và thay đổi tùy theo điều kiện môi trường, tập quán
nuôi…. Hiện tại số đối tượng cá nuôi đã trên 20 loài bao gồm những loài nhập nội và
nội đòa như tổng kết ở Bảng 1.1.

Kỹ Thuật Nuôi Cá Nước Ngọt 5
Chương 1- Đại Cương Nuôi Thủy Sản
Khi so sánh với chăn nuôi thì số đối tượng cá nuôi phong phú hơn rất nhiều so
với loài động vật trên cạn và số lượng loài cá nuôi không dừng lại như bảng 1.1 vì có
một số loài mới sẽ được thuần hóa và nuôi dưỡng thay thế dần cho khai thác tự nhiên.
Do đó, việc nghiên cứu các đối tượng cá nuôi là công việc lâu dài và còn rất nhiều việc
phải làm cho hiện tại và tương lai. Việc thuần hóa và nuôi dưỡng các loài cá trong tự
nhiên là một quá trình phát triển tự nhiên theo yêu cầu phát triển xã hội như cá Mè
Vinh chỉ bắt đầu nuôi phổ biến trong vòng 10-15 năm hay như việc nuôi cá Sặc rằn chỉ
phát triển mạnh trong vòng 10 năm trở lại đây. Bên cạnh việc thuần hóa, sự di nhập
những đối tượng nuôi cũng góp phần làm phong phú giống loài cá nuôi tại Việt Nam.
Tuy nhiên việc di nhập cũng cần phải nghiên cứu đầy đủ trước khi tiến hành vì những
loài cá nhập nội phải thích nghi với điều kiện tự nhiên và không cạnh tranh thức ăn, nơi
cư trú thiên nhiên với những giống loài bản đòa. Một điều cần lưu ý khi di nhập giống
loài mới là khả năng tự lai tạo với những loài bản đòa trong tự nhiên dẫn đến sự tạp
giao và mất đi những loài thuần chủng bản đòa như trường hợp di nhập cá mè trắng
Trung Hoa vào miền Bắc đã làm mất đi tính thuần chủng của cá mè trắng sông Hồng,

hay như sự di nhập cá trê phi và sự lai tạo cá trê phi với cá trê vàng đang có nguy cơ đe
dọa sự thuần chủng của cá Trê vàng mặc dầu con lai trê vàng và trê phi không có khả
năng sinh sản.

Những giống loài cá nuôi rất phong phú khi đi từ khu vực này sang khu vực
khác, như tại các quốc gia Châu u, đối tượng nuôi chủ yếu là cá hồi, cá da trơn Châu
u (Silurus glanis), cá Perca, cá chép tại Bắc Mỹ những loài cá nuôi phổ biến gồm
cá hồi, cá da trơn Mỹ (channel catfish). Ngoài ra, việc di nhập những loài cá mè trắng,
cá trắm cỏ thả nuôi vào các thủy vực để kiểm soát thực vật thủy sinh hay tảo và di
nhập cá rô phi đã làm phong phú giống loài cá nuôi tại cá quốc gia này.

Cá là nguồn cung cấp đạm quan trọng cho bữa ăn người Việt Nam theo như
truyền thống của các nước Đông Nam Á, xã hội lúa với cá. Theo thống kê của tổ chức
FAO (1999), sản phẩm từ thủy sản, chủ yếu từ cá, đóng góp vào nguồn cung cấp đạm
trong bữa ăn người Việt Nam giảm từ 44% vào năm 1961 xuống còn 33% vào năm
1996. Như vậy sau 35 năm mức tiêu thụ cá bình quân đầu người không thay đổi lớn,
trong khoảng 4g/người/ngày. Trong khi đó mức tiêu thụ đạm động vật tăng 26% và
năng lượng tăng 29%. Tuy nhiên khi phân tích thành phần dân cư sử dụng nguồn đạm
thì cá là nguồn cung cấp đạm chủ yếu của người nghèo và cư dân nông thôn. Trong 35
năm mức sống và mức tiêu thụ đạm của thò dân đã tăng cao và thay đổi nhưng mức tiêu
thụ đạm khu vực nông thôn hầu như không thay đổi. Do đó, việc phát triển nuôi cá để
cung cấp nguồn protein rẻ tiền cho đa số dân nghèo là một yêu cầu thiết yếu.

Cá có giá trò dinh dưỡng rất cao vì hàm lượng đạm đến 60-70%, chứa đầy đủ các
acid amin thiết yếu rất cần cho sự tăng trưởng. Nguồn cung cấp chất béo ít cholesterol
và tỉ lệ các acid béo thiết yếu như linolenic acid và linoleic acid rất đầy đủ nên việc sử
dụng sản phẩm thủy sản ít nguy cơ bò bònh tim mạch hơn sử dụng các thực phẩm khác
như thòt, sữa và trứng. Ngoài ra, cá còn là một nguồn cung cấp các vitamins tan trong
chất béo như vitamins A, E.
Kỹ Thuật Nuôi Cá Nước Ngọt 6

Chương 1- Đại Cương Nuôi Thủy Sản

Khi sản xuất cá, hệ số biến đổi thức ăn thấp hơn và hiệu quả hơn so với chăn
nuôi gia súc và gia cầm vì cá cũng như đa số các loài động vật thủy sinh tiêu tốn ít
năng lượng khi vận động và tiêu tốn ít năng lượng hơn gia súc và gia cầm để duy trì
thân nhiệt. Thực vậy, hệ số biến đổi thức ăn của cá thay đổi từ 1,5 đến 2 trong khi 3,5
đến 4 đối với gia súc. Hiệu quả sử dụng đạm của cá cũng rất cao, trung bình 55-60%.

Cá cũng có thể được nuôi bằng phân hữu cơ hay nuôi kết hợp với các hoạt động
nông nghiệp để tận dụng các nguồn phế liệu phế phẩm trong nông nghiệp do đó sản
phẩm làm ra có chi phí sản xuất thấp và giá thành phù hợp với sức mua thấp của khu
vực nông thôn hay là hình thức tự sản xuất để tiêu dùng trong gia đình. Thật vậy, chỉ
cần 40-50 kg phân gia súc là có thể sản xuất được một kg cá hay việc nuôi kết hợp heo
với nuôi cá có thể đưa năng suất cá trong ao lên 5-6 tấn/ha trong một năm.

Sản phẩm từ nuôi trồng thủy sản thường phục vụ cho hai mục đích. Trước hết,
nuôi cá để giải quyết nguồn đạm rẻ tiền và tại chỗ cho khu vực nông thôn, xa đường
giao thông và là nguồn cung cấp đạm hàng ngày. Do đó, đối tượng cá nuôi phải được
nuôi bằng nguồn thức ăn tự nhiên trong ao hồ thông qua việc bón phân gây màu, như
cá rô phi, cá mè, trôi hay những loài cá ăn thực vật trực tiếp như cá trắm cỏ, cá mè
vinh. Nguồn thức ăn phải tại chỗ, trong nông hộ hay từ các hộ chung quanh. Hình thức
nuôi này thường là nuôi quảng canh, nơi mà phương tiện giao thông hạn chế như vùng
sâu vùng xa.

Trái lại, sản phẩm từ nuôi cá còn để phục vụ cho khu vực thành phố hay dành cho
xuất khẩu. Những đối tượng cá nuôi thường có giá trò cao như cá lóc, cá trê lai dành cho
thò trường nội đòa hay cá basa, cá bống tượng để xuất khẩu. Những loài cá này phải
được nuôi bằng thức ăn nhân tạo như cá tạp, thức ăn viên, … với hình thức nuôi thường
gặp là nuôi thâm canh trong bè hay trong ao. Để nuôi những loài cá này, người nông
dân phải đầu tư rất nhiều cho con giống, thức ăn, thiết kế ao hay bè nuôi nên chỉ những

nông hộ khá giả mới có đủ khả năng. Ngoài ra, nuôi thâm canh đòi hỏi kinh nghiệm
nuôi thủy sản nhất đònh trong cách cho ăn, phòng trừ bệnh cá và chọn thời điểm nuôi
thích hợp, quản lý chất lượng nước và rất nhiều kỹ thuật khác.

Ngoài mục đích cung cấp thực phẩm, cá nuôi còn dùng để nuôi cảnh hay thả vào
vực nước tự nhiên để làm giàu nguồn tài nguyên sinh vật hay để phục vụ cho câu cá
giải trí. Đây là loại hình phát triển tại Châu u và Bắc Mỹ. Trong khi đó nuôi cá cảnh
đã trở thành một ngành nghề phát triển tại các đô thò với việc sản xuất giống và nuôi
dưỡng một số loài cá phổ biến như tai tượng Phi Châu, cá đóa, ông tiên v.v…Trong việc
nuôi cá cảnh, việc đánh bắt những loài cá tự nhiên để nuôi cảnh đã gây nguy cơ tuyệt
chủng một số giống loài, do đó việc thuần dưỡng và cho sinh sản nhân tạo là một yêu
cầu thiết yếu.

III HIỆN TRẠNG, TIỀM NĂNG VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN NUÔI THỦY SẢN
3.1 Hiện trạng và tiềm năng thủy sản thế giới
Kỹ Thuật Nuôi Cá Nước Ngọt 7
Chương 1- Đại Cương Nuôi Thủy Sản
Theo FAO (FAO, 1986), nuôi trồng thủy sản thế giới chỉ chiếm tỉ trọng 10% so
với tồng sản lượng thủy hải sản khai thác, ước tính 90 triệu tấn. Khai thác thủy sản chủ
yếu do đánh bắt từ biển và đại dương nhưng mức khai thác gần như không tăng lên bao
nhiêu trong nhiều năm qua theo như Đồ thò 1.2. Từ thập niên 1980 trở đi sản lượng tăng
rất chậm so với những thập niên trước đó. Sản lượng giảm đi so với khả năng đánh bắt
(số tàu thuyền và thời gian đánh bắt) gia tăng rất nhiều kể từ thập niên 80 trở đi, điều
này cho thấy khả năng khai thác nguồn thủy sản gần đạt đến mức bão hòa, ước tính
100-120 triệu tấn. Có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến việc khai thác nguồn tài
nguyên này bao gồm:
0
20
40
60

80
100
1940 1950 1960 1970 1980 1990 2000
Năm
Sản lượng (tấn)
Đồ thò 1.2 Sản lượng khai thác thủy sản theo các năm (FAOSTAT, 1986)

- Sự khai thác quá mức, vượt qua khả năng tái tạo của nguồn tài nguyên này như
việc đánh cá bằng mìn, sử dụng mắc lưới quá nhỏ, đánh bắt cá vào mùa sinh sản,
v.v.
- Sự ô nhiễm môi trường làm xấu đi điều kiện sinh sống của một số loài cá biển do
việc phá rừng dẫn đến bùn cát vùi lấp các cửa sông và chôn vùi những sinh vật
sống nơi đây. Sự đô thò hóa cùng với việc thải bỏ những chất thải công nghiệp
(hóa chất, dầu mỏ) vào môi trường nước dẫn đến hiện tượng phú dưỡng và sự
phát triển quá mức các loài rong tảo, làm thay đổi cân bằng sinh thái.
- Giá dầu gia tăng cũng làm cho chi phí sản xuất tăng nên ngư dân không khai thác
những giống loài mang lại hiệu quả kinh tế kém.
- Việc mở rộng vùng đặc quyền kinh tế trên biển của những quốc gia có biển
nhưng khả năng khai thác hạn chế.

Đối với nuôi trồng thủy sản, mức độ phát triển rất nhanh trong những thập niên
vừa qua để bù cho sự tăng trưởng chậm ở khâu khai thác. Theo Pillay (1976) và Chua
(1983) sản lượng nuôi thủy sản tăng gần gấp đôi trong vòng 10 năm, do đó ước tính tỉ
trọng của nuôi trồng thủy sản so với khai thác thủy hải sản thay đổi như sau theo các
năm:
Kỹ Thuật Nuôi Cá Nước Ngọt
8
Chương 1- Đại Cương Nuôi Thủy Sản

Năm Nuôi thủy sản (triệu tấn) Khai thác (triệu tấn) Tỉ trọng (%)

1990 10 90 10
2000 20 100 20
2010 40 120 33
2020 80 160 50

Hiện trạng và tiềm năng nuôi thủy sản Việt Nam

Theo số liệu thống kê, nước ta có tiềm năng rất lớn về nuôi thủy sản nước ngọt.
Tổng diện tích mặt nước nội đòa lên đến 1.700.000 ha, bao gồm các hệ thống sông ngòi,
kênh rạch, hồ chứa và các hệ thống thủy lợi. Diện tích mặt nước tự nhiên lớn này tạo
điều kiện hết sức thuận lợi cho sự phát triển nuôi thủy sản nước ngọt. Bên cạnh đó,
diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản nội đòa cũng rất phong phú và đa dạng, bao gồm
(MOFI, 2004):

•- 120.000 ha ao hồ
•- 340.000 ha hồ chứa
•- 580.000 ha ruộng trũng có thể nuôi thủy sản kết hợp
- 660.000 ha vùng triều

Diện tích tiềm năng cho phát triển nuôi thủy sản nước ngọt ở Việt Nam gần gấp
ba lần diện tích nuôi nước lợ. Từ năm 1985 diện tích nuôi thủy sản nước ngọt và nước
lợ được mở rộng tại hầu hết các vùng, nhưng nuôi thủy sản nước lợ phát triển mạnh hơn
cả. Từ năm 1985 đến năm 1995 diện tích nuôi nước lợ, chủ yếu là nuôi tôm, tăng
khoảng 330%, trong khi nuôi nước ngọt chỉ tăng khoảng 115% tại vùng Đông Nam bộ
và chỉ tăng 9% tại vùng núi-trung du Bắc bộ. Nuôi trồng thủy sản vẫn tiếp tục tăng
trưởng bởi diện tích tiềm năng vẫn còn chưa khai thác hết.

Nuôi trồng thủy sản ước tính đóng góp khoảng 30% sản lượng thủy sản của cả
nước. Nó đóng góp quan trọng vào việc xuất khẩu, đặc biệt là tôm, chiếm khoảng 30-
40% của tổng sản lượng xuất khẩu. Sản lượng nuôi thủy sản tăng từ 235.000 đến

410.000 tấn tấn từ năm 1986 đến 1995 (Đồ thò 1.1).

Cho đến năm 2002, theo thống kê mới nhất của Bộ Thủy sản thì tổng sản lượng
thủy sản xuất khẩu của nước ta đạt 2 triệu tấn, trong đó sản lượng nuôi trồng thủy sản
là 534.500 tấn, chiếm 1% tổng sản lượng nuôi thủy sản thế giới. Với sản lượng xuất
khẩu thủy sản như vậy đã đưa Việt Nam lên hàng thứ 9 trong 10 nước sản xuất thủy sản
mạnh trên thế giới. Về cơ cấu sản phẩm thì nuôi thủy sản nước ngọt chiếm 44,7%, nước
mặn 4,5% và nươc lợ chiếm 50,8% tổng sản lượng nuôi thủy sản cả nước.




Kỹ Thuật Nuôi Cá Nước Ngọt 9
Chương 1- Đại Cương Nuôi Thủy Sản


200
250
300
350
400
450
86 88 90 92 94 96
Năm
Sản lượng (ngàn tấn/năm)











Đồ thò 1.1 Sản lượng thủy sản cả nước do nuôi trồng thay đổi từ năm 1986 đến
1
99
5
(
N
g
uồn: Bo
ä
thủ
y
sản
)


Tuy nhiên, tổng sản lượng thủy sản và sản lượng nuôi thủy sản nước ta trên thực tế còn
cao hơn nhiều, do con số trên chỉ là sản lượng xuất khẩu. Cũng theo thống kê của Bộ
Thủy sản, sản lượng nuôi thủy sản nước ta tăng từ 415.000 tấn, đóng góp khoảng 30%
tổng sản lượng thủy sản năm 1995 lên 723.000 tấn, đóng góp 36% tổng sản lượng thủy
sản cả nước năm 2000. Con số này năm 2004 là 1.500.000 tấn, đóng góp 53,5% tổng
sản lượng thủy sản (Đồ thò 1.2). Như vậy chỉ trong 4 năm 2000 – 2004, sản lượng nuôi
thủy sản nươc ta tăng gấp hơn 2 lần và tỉ lệ đóng góp của nó trong tổng sản lượng thủy
sản cũng luôn gia tăng hàng năm. Điều này chứng tỏ nuôi trồng thủy sản ngày càng
đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm thủy sản ở nước ta.


0
500
1000
1500
2000
2500
3000
1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004
Năm
Sản lượng năm (1000 tấn)
0.00
10.00
20.00
30.00
40.00
50.00
60.00
% Đóng góp
Nuôi trồng thủy sản
Đánh bắt thủy sản
Tổng sản lượng
% Đóng góp của NTTS

Kỹ Thuật Nuôi Cá Nước Ngọt
10
Chương 1- Đại Cương Nuôi Thủy Sản
Đồ thò 1.2 Sản lượng nuôi, khai thác, tổng sản lượng thủy sản và sự đóng góp của sản
lượng nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam qua các năm.



IV. CÁC LOẠI HÌNH NUÔI THỦY SẢN

Ngoài đối tượng nuôi rất phong phú như vừa trình bày ở trên, các hệ thống nuôi
thủy sản cũng rất đa dạng, thay đổi tùy theo đòa hình, tập quán nuôi, giống loài nuôi,
trình độ quản lý, phương tiện để nuôi… Sau đây một số hệ thống nuôi thủy sản sắp xếp
tùy theo cách thức phân loại:

- Dựa vào mục đích, người ta chia ra các hệ thống nuôi thủy sản như sau:

X Thực phẩm cho con người như nuôi cá, tôm …
X Thức ăn gia súc: nuôi bèo tấm, bèo cám để làm thức ăn chăn nuôi heo
X Nuôi cá cảnh phát triển tại các thành phố để trang trí nhà cửa và làm cảnh.
X Nguyên liệu cho công nghiệp như nuôi rau câu để sản xuất agar, alginate sủ
dụng trong công nghiệp thực phẩm, dệt và dược phẩm.
X Sản xuất con giống thả vào thủy vực thiên nhiên để làm giàu nguồn sinh vật
nước hay để câu giải trí.

- Trình độ quản lý: Dựa vào tiêu chuẩn phân loại này, người ta phân ra loại hình nuôi
quảng canh (extensive), bán thâm canh (semi-intensive) và thâm canh (intensive). Ở
mỗi loại hình nuôi, một số đặc điểm thưòng được sử dụng để nhận dạng như diện tích
nuôi, cho ăn, mật độ nuôi…

Đặc điểm Quảng canh Bán thâm canh Thâm canh
- Thức ăn và
phân bón cho ao
hồ


- Hoàn toàn không cho ăn,
chỉ sử dụng thức ăn tự nhiên

trong ao hồ
- Không bón phân

- Bổ sung thêm một
số thức ăn
- Bón phân gây màu
nước

- Cho ăn thức ăn
nhân tạo
- Hầu như không
bón phân

- Diện tích nuôi - Diện tích nuôi rất lớn Trung bình Nhỏ
- Năng suất nuôi - Rất thấp Trung bình Rất cao
- Tác động của
con người
- Rất thấp, gần như không có

Trung bình

Rất cao


- Thí dụ

Thí dụ nuôi cá hồ chứa, đắp
đập nuôi tôm vùng nước lợ.
Năng suất cá thu hoạc
h

khoảng 100 - 200 kg/ha/năm
Nuôi cá ao, có bón
phân gây màu, hoặc
có cho ăn thêm,
năng suất cá có thể
đạt 2-5 tấn/ha/năm
Nuôi cá ao nước
chảy hay nuôi cá
bè, thức ăn phải
hoàn toàn cung cấp,
năng suất có thể đạt
100-200 kg/m
3
/năm

Kỹ Thuật Nuôi Cá Nước Ngọt 11
Chương 1- Đại Cương Nuôi Thủy Sản
Dựa vào phương tiện nuôi dưỡng, ngưới ta lại chia ra:

- Nuôi cá ao
- Nuôi cá ruộng
- Nuôi cá nước chảy bao gồm nuôi cá lồng bè (cage culture), nuôi cá trong hệ
thống nước tuần hoàn khép kín như nuôi cá trê phi tại Châu Âu, cá chép tại
Nhật Bản.
- Nuôi cá bằng đăng quầng (pen culture).
- Nuôi không cần phương tiện lưu giữ như nuôi các nhuyễn thể bằng cách thả các
giá thể ven bờ để thu giống và nuôi thương phẩm như phương pháp nuôi hầu,
nuôi sò huyết… trong vùng nước lợ.

Dựa vào số loài được nuôi chung, người ta có


- Nuôi đơn (monoculture) chỉ nuôi một loài trong suốt quá trình phát triển của cá
thể. Loại hình nuôi đơn thường là nuôi thâm canh, nuôi những đối tượng có giá
trò kinh tế.
- Nuôi ghép (polyculture) là hình thức nuôi chung nhiều giống loài trong hệ thống
nuôi thủy sản như nuôi chung các loài cá Mè trắng, Trắm cỏ, Chép trong ao
nhằm mục đích tăng năng suất cá nuôi vì tận dụng khả năng sử dụng thức ăn
khác nhau của từng loài cá và nơi cư trú khác nhau trong thủy vực; ví dụ như cá
mè trắng và trắm cỏ sinh sống chủ yếu trong tầng mặt và tầng nước trong khi cá
chép lại sinh sống ở đáy ao.


CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Theo FAO thì nuôi trồng thủy sản là như thế nào?
2. Có thể xem bối cảnh hiện nay vừa là cơ hội vừa là thách thức cho sự phát triển
của nuôi trồng thủy sản không? Tại sao?
3. Người ta phân loại nuôi trồng thủy sản theo những chỉ tiêu gì? Liệt kê các loại
hình nuôi thủy sản đó?
Kỹ Thuật Nuôi Cá Nước Ngọt 12
Chương 2- Đặc điểm sinh học các loài cá nuôi nước ngọt phổ biến

CHƯƠNG II

ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC MỘT SỐ LOÀI CÁ NUÔI PHỔ BIẾN Ở VIỆT NAM

Với khí hậu nhiệt đới gió mùa, cùng với nhiều hình thức nuôi khác nhau, số
lượng các loài cá nuôi ở Việt Nam nói chung và đồng bằng Nam bộ nói riêng rất phong
phú. Tùy thuộc đặc điểm sinh học, tăng trưởng và dinh dưỡng của mỗi loài có thể áp
dụng các loại hình nuôi khác nhau như nuôi trong ao đất, trong bè, mặt nước lớn hay

nuôi kết hợp trong ruộng lúa.

Có thể sơ lược các loài cá thông dụng và các hình thức nuôi tương ứng ở Việt
Nam như sau:

Hình thức nuôi
Tên Việt Nam Tên Latinh Tên tiếng Anh
Ao Bè MNL Ruộng
Họ Cyprinidae
Chép
Cyprinus carpio
Common Carp + +
Mè trắng
Hypothalmichthys molitrix
Silver Carp + +
Mè hoa
Aristichthys nobilis
Bighead Carp + +
Trắm cỏ
Ctenopharyngodon idellus
Grass Carp + +
He vàng
Puntius altus
+ + +
Mè vinh
Barbodes gonionotus
Silver Barb + + +
Trôi (Mrigal)
Cirrhinus mrigala
Mrigal +

Trôi (Rohu)
Labeo rohita
Rohu +
Trôi (catla)
Catla catla
Catla +
Họ Pangasidae


Tra
Pangasius hypophthalmus
Pangasius + +
Basa
Pangasius bocourti
Pangasius +
Sát bụng (Hú)

+ +
Họ Ophiocephalidae


Lóc
Ophiocephalus striatus
Snake Head fish + + +
Lóc bông
Ophiocephalus minopeltes
Snake Head fish +
Họ Cichlidae



Rô phi (phi)
Tilapia nilotica
Tilapia + +
Họ Anbantidae


Tai tượng
Osphronemus gourami
Giant Gourami +
Mùi (hường)
Helostoma temminckii
Kissing Gourami +
Sặc rằn
Trichogaster pectoralis
+ +
Họ Siluridae


Trê vàng
Clarias macrocephalus
Yellow catfish + +
Trê phi
Clarias gariepinus
African catfish +
Rô đồng
Anabas testudineus
Climbing pearch + +
Bống tượng
Oxyeleotris marmorata
Sand goby + +

Chương 2- Đặc điểm sinh học các loài cá nuôi nước ngọt phổ biến

I. CÁ CHÉP
1.1 Nguồn gốc - phân bố - phân loại

Cá chép xuất hiện từ rất lâu và được nuôi phổ biến trên thế giới, đồng thời là
loài cá được ưa chuộng ở nhiều nước. Vào thế kỷ thứ 6, đã có một tác giả viết về cá
chép, trong đó loài này được xem như là một loại thức ăn được ưa thích (Sarig, 1966).
Có rất nhiều ý kiến về nguồn gốc của cá chép nhưng có 4 ý kiến đáng chú ý sau:

- Chaperclaus (1933) cho rằng cá chép có nguuồn gốc từ các nhánh sông đổ
vào biển Caspien và biển Đen.
- Theo Gunther thì cá chép bắt nguồn từ trung Á, đặc biệt là ở Trung Hoa.
- Theo Okada (1960) thì cá chép xuất hiện đầu tiên ở Trung Á sau đó mới du
nhập vào Trung Hoa, Nhật Bản…
- Thienemann (1925, trích bởi Sarig, 1966) thì cho rằng cá chép xuất hiện ở
Nam và Đông Bắc Châu u và sau thời kỳ băng hà .

Cá chép du nhập vào nhiều nước khác nhau. Theo thống kê của Sarig (1966) thì
cá chép du nhập vào Anh năm 1512, Đan Mạch năm 1560, Prussia năm 1585 và vào
Nga năm 1729. Sau đó cá chép được nhiều chuyên gia giới thiệu đi nhiều nước khác
nhau như: vào Mỹ năm 1872 và Canada năm 1880. Khi du nhập vào các nước, cá chép
được ưa chuộng và nuôi rộng rãi. Theo thống kê của Maier và Hofmann (1931, trích
bởi Sarig, 1966) thì tổng diện tích nuôi cá chép ỏ Đức vào nửa sau thế kỷ 19 là 60000
ha và 68% được nuôi theo quy mô nhỏ. Khi du nhập vào nhiều nước có điều kiện tự
nhiên khác nhau như vậy thì sự thích nghi đã tạo nên nhiều nòi khác nhau. Theo
Kirpichnikok (1967) cá chép được phân thành 4 phụ loài như sau:

- Cyprinus carpio carpio: tập trung ở Trung u
- C. c. aralensis : tập trung ở Trung Á

- C. c. hammatopterus : tập trung ở sông Amour và Trung Hoa
- C. c. viridivio - laceus : tập trung ở Bắc Việt Nam

Dựa vào biểu thò sắp xếp và hiện diện lớp vảy, người ta chia cá chép ra làm 4
nhóm:

- Cá chép vảy: có vảy bao phủ toàn thân và sắp xếp đều đặn trên toàn cơ thể.


Kỹ Thuật Nuôi Cá Nước Ngọt 14
Chương 2- Đặc điểm sinh học các loài cá nuôi nước ngọt phổ biến

- Cá chép đốm (chép kính): vảy không bao phủ toàn thân mà chỉ rải rác trên
thân, không có vảy đường bên.



- Cá chép sọc (chép vạch): vảy chỉ tập trung nhiều ở đường bên và gốc vây
lưng còn những vò trí khác chỉ có vảy rải rác.



- Cá chép trần: toàn thân không có vảy.

Theo Trần Đình Trọng (1965), ở Việt Nam có 6 nhóm cá chép: trắng, đỏ, kính,
cẩm, Bắc Cạn và gù, sự phân chia này dựa vào màu sắc và hình thù. Nói chung đều
thuộc nhóm chép vảy, chỉ có cá chép kính không thuộc nhóm chép vảy. Ngoài ra Việt
Nam còn nhập cá chép Nhật Bản và cá chép kính của Hungari. Cho đến nay, các loài
cá chép đã không còn là giống thuần, loài cá chép được nuôi phổ biến hiện nay là cá
chép vảy, gồm hai loại là Chép đỏ và chép trắng.


1.2 Điều kiện sống và sự tăng trưởng
a. Điều kiện sống:

Cá chép là loài cá sống chủ yếu ở tầng đáy, có khả năng chòu đựng cao với sự
thay đổi của môi trường sống.

- Nhiệt độ: cá chép có khả năng tồn tại khi nhiệt độ thay đổi từ 2
o
C đến
40
o
C, ở nhiệt độ 20 - 30
o
C cá có khả năng phát triển bình thường. Nhiệt độ cho sự phát
triển tối ưu là 24 - 28
o
C, khi nhiệt độ thấp hơn 12
o
C thì khả năng bắt mồi giảm, cá
chậm lớn. Cá không còn khả năng bắt mồi khi nhiệt độ thấp hơn 5
o
C.

Kỹ Thuật Nuôi Cá Nước Ngọt 15
Chương 2- Đặc điểm sinh học các loài cá nuôi nước ngọt phổ biến

Với khả năng chòu đựng nhiệt độ như vậy, cá chép là loài có thể phát triển tốt
trong điều kiện khí hậu tại Việt Nam nói chung và tại các tỉnh đồng bằng Nam Bộ nói
riêng.

- Độ pH: cá có khả năng chòu đựng độ pH từ 5,5 – 8,5. pH 4,0 – 4,5 gây
chết cho cá, pH từ 5,0 – 5,5 cá phát triển rất chậm và cá trưởng thành không thể sinh
sản được ở điều kiện pH này.

- Hàm lượng O
2
hòa tan: ngưỡng O
2
của cá chép là 0,2 mg/l (ppm). Ở
hàm lượng O
2
hòa tan bằng 3,0 – 3,5 mg/l cá chép phát triển bình thường. D.O = 2,0
– 3,0 ppm cá giảm ăn, hoạt động không bình thường.

- Độ mặn bắt đầu gây chết đối với cá chép là 12
o
/
oo
. Cá phát triển tốt
nhất ở độ mặn 3
o
/
oo
.

Cá chép có thể sống nơi nước cạn 10 - 15cm như ở ruộng lúa, và cũng có thể
sống ở nơi có độ sâu lớn như trong các hồ chứa.

b. Sự tăng trưởng


Cá chép được xem là loài có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các loài cá thuộc
họ Cyprinidae, điều này làm cho chúng trở thành loài cá nước ngọt nhiệt đới được ưa
thích nhất trong nuôi kinh tế.

Sự tăng trưởng của cá phụ thuộc trước hết vào điều kiện khí hậu. Khi nhiệt độ
nước thích hợp trong những mùa ấm, cá có tốc độ tăng trưởng nhanh, còn trong mùa
lạnh sự tăng trưởng của cá giảm do ảnh hưởng của nhiệt độ thấp. Tuy nhiên điều này
chỉ thấy rõ ở những vùng có khí hậu phân mùa rõ rệt, còn với khí hậu nhiệt đới gió mùa
như ở miền Nam Việt Nam thì sự tăng trưởng không khác nhau nhiều giữa các mùa.

Sự tăng trưởng còn thay đổi theo độ trưởng thành của cá, cá phát triển nhanh
nhất trong giai đoạn trước khi thành thục sinh dục, sau đó giảm và hoàn toàn ngừng hẳn
(Carp and pond fish culture, p.10)

Ngoài ra, sự tăng trưởng còn bò ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác như mật độ thả
cá, chất lượng giống, chất lượng và số lượng thức ăn tự nhiên và thức ăn cung cấp, các
yếu tố thủy lý, thủy hóa của môi trường như hàm lượng O
2
hòa tan, pH,…; các yếu tố
gây bệnh và các mầm bệnh có thể ảnh hưởng đến cá; và sự cạnh tranh với các loài cá
khác nếu chúng được nuôi ghép.

Do đó, sự tăng trưởng của cá là khác nhau rất nhiều tùy theo các vùng, quốc gia
khác nhau. Trong điều kiện khí hậu miền Nam Việt Nam, cá chép nuôi trong ao sau 1
năm tuổi có thể đạt trọng lượng từ 500 - 800 gam nếu chăm sóc tốt, tuy nhiên cá có thể
đạt trọng lïng từ 1 – 1,2 kg trong 1 năm nếu kỹ thuật nuôi, cho ăn, chăm sóc thật sự
Kỹ Thuật Nuôi Cá Nước Ngọt 16
Chương 2- Đặc điểm sinh học các loài cá nuôi nước ngọt phổ biến

tốt. Nhưng hiện nay cá chép cũng như nhiều loài cá nước ngọt khác được nuôi theo 2 vụ

trong năm nên kích thước thương phẩm có thể đạt là 400- 600 gam/6 tháng nuôi.

Bảng 2.1 Chiều dài tổng cộng (cm) của cá chép theo năm tuổi ở một số quốc gia trên
thế giới

Tuổi (năm)
Vùng
1 2 3 4 5 6
Tác giả
Đức (hồ Storkow) 36 43 51 65 Bauch (1954)
Hungary (hồ Fort) 21 31 39 43
c (Neusiedlersee) 27 37 42 47 52 Unteruberbacher (1963)
Nga (sông Volga) 12 24 32 35 42 49 Poschalujeva (1929)

(Nguồn: Sarig, 1966)

1.3 Đặc tính dinh dưỡng - thức ăn

- Cá bột sau khi tiêu hết noãn hoàng (3 ngày từ khi cá nở) sống ở tầng mặt.
Thức ăn chủ yếu ở giai đoạn này là động vật phù du kích thước nhỏ. Thức ăn thích hợp
cho cá ở giai đoạn từ sau khi tiêu hết noãn hoàng đến khi đạt kích cỡ 10mm là:
Ceriodaphnia, Moina, Cyclop, Daphnia, Nauplii. Trong giai đoạn này, cá có hiện tượng
di chuyển vùng tập trung, từ 4 - 6 ngày tuổi cá tập trung chủ yếu ở tầng giữa, đã biết
bắt mồi. Từ 8 - 10 ngày tuổi, cá bắt đầu tập trung sống tầng đáy, ăn động vật phù du
kích thước lớn, ấu trùng côn trùng, ấu trùng muỗi lắc, Bosmina.

- Cá từ 15 - 20 ngày tuổi có kích thước từ 10 - 20mm, các bộ phận cơ thể như
vây, vẩy đã phát triển hoàn chỉnh, các cơ quan bắt mồi cũng phát triển đầy đủ giúp cá
bắt mồi hiệu quả hơn. Lúc này cá đã chuyển hoàn toàn sang sống tầng đáy. Thức ăn
chủ yếu ở giai đoạn này là động vật đáy, mà ưa thích nhất là ấu trùng muỗi lắc.


- Cá 20 - 30 ngày tuổi (kích thước lớn hơn 20mm), sống chủ yếu ở tầng đáy.
Thức ăn gồm ấu trùng muỗi lắc, ấu trùng côn trùng, giun ít tơ và một số ít động vật phù
du như Moina, Cyclop, Rotifer, Cladocera. Đây là giai đoạn quan trọng, cá chuyển đổi
thức ăn và rất dễ bò thiếu thức ăn vì lượng động vật đáy sẵn có sẽ không đủ để cung
cấp cho cá, và nếu như vậy sẽ dễ dàng dẫn đến tình trạng cá chậm lớn, còi cọc và ảnh
hưởng đến sức tăng trưởng của cá sau này. Đây cũng là yếu tố làm cho tỉ lệ sống trong
ương nuôi cá chép từ bột lên giống thấp hơn các loài cá khác.

- Trong điều kiện nhiệt độ thích hợp, cá chép có khả năng bắt mồi gần như ở tất
cả các thời điểm trong ngày. Schiemenz (1905) và Wunder (1949) nhận thấy rằng, cá
thường lấy thức ăn 5 giờ một lần trong suốt thời gian trong ngày, chúng chỉ ngừng ăn
một khoảng thời gian ngắn vào 17 - 19 giờ (Sarig, 1966).

Kỹ Thuật Nuôi Cá Nước Ngọt 17
Chương 2- Đặc điểm sinh học các loài cá nuôi nước ngọt phổ biến

- Cá chép thường tập trung bắt mồi ở tầng giữa và tầng đáy, nơi tập trung nhiều
động vật phù du và các loại thức ăn thích hợp cho chúng. Cá chép trưởng thành là cá ăn
tạp thiên về động vật, chủ yếu là các động vật đáy như giun ít tơ, ấu trùng côn trùng,
ấu trùng muỗi lắc; ngoài ra cá trưởng thành khi kích thước miệng đủ lớn cá còn có khả
năng ăn các loài nhuyễn thể nhỏ như trai, ốc. Cá còn có thể tiêu thụ xác thực vật đang
phân hủy, hay các mầm non thực vật.

- Cá chép có tập tính đào bới bờ ao để tìm thức ăn, làm cho nước ao bò đục.

- Trong ao nuôi tăng sản hay nuôi bè thức ăn được sử dụng cho cá chép gồm:
bánh dầu đậu nành, bột cá, bột tôm, bột gạo bột khoai mì …, tất cả được trộn đều, nấu
chín hoặc không, viên thành cục bằng tay hay ép viên bằng máy ép để cho cá ăn. Gần
đây, người ta còn sử dụng các loại thức ăn tổng hợp được chế biến sẵn của các công ty

thức ăn gia súc sản xuất, loại thức ăn này có bổ sung thêm các thành phần dinh dưỡng
khác như khoáng, vitamin, đảm bảo cho nhu cầu dinh dưỡng của cá. Tuy nhiên, với loại
thức ăn này thường không tiết kiệm và hiệu quả kinh tế không cao vì giá thành thức ăn
cao hơn thức ăn tự chế biến.

Tóm lại, cá chép là loài cá ăn tạp thiên về động vật, chủ yếu là động vật đáy.
Cá có thể bắt mồi vào tất cả các thời điểm trong ngày. Cá sống tập trung ở tầng đáy.
Trong nuôi tăng sản hay nuôi bè có thể sử dụng thức ăn nhân tạo cho cá để cung cấp
đầy đủ dinh dưỡng cho cá và với loại thức ăn này cá cũng có khả năng thích ứng và
phát triển tốt.

1.4 Đặc điểm sinh học sinh sản

- Tuổi thành thục sinh dục của cá tùy thuộc vào nhiều yếu tố trong đó nhiệt độ
là một trong những yếu tố quan trọng. Cá chỉ thành thục khi đạt được tổng nhiệt thành
thục nhất đònh, vì vậy ở những vùng có nhiệt độ trung bình hàng năm cao thì tuổi thành
thục của cá giảm. Trong điều kiện khí hậu tại Việt Nam, cá chép thành thục sau 1 - 1,5
tuổi.

- Cá chép là loài dễ đẻ, chúng có thể đẻ tự nhiên trong ao khi điều kiện môi
trường thích hợp. Cá thường đẻ vào đầu mùa mưa, nhiệt độ thích hợp cho cá sinh sản
thấp, vì vậy cá thường đẻ vào 4 - 5 giờ sáng (lúc nhiệt độ xuống thấp nhất trong ngày).
Cá thøng thích đẻ sau những cơn mưa rào, vì vậy cá rất dễ đẻ trong ao nuôi sau những
trận mưa.

- Cá chép có thể đẻ nhiều đợt trong năm, mùa vụ sinh sản của cá thường vào
tháng 3 đến tháng 10 hàng năm, số đợt sinh sản của cá có thể đạt 8 - 10 đợt.

- Trứng cá chép thuộc loại trứng dính, vì vậy điều kiện tối cần thiết để cá sinh
sản được là phải có giá thể. Đây là điều kiện khách quan và cũng là điều kiện chủ

quan vì giá thể là một trong những yếu tố kích thích cá sinh sản đồng thời là điều kiện
Kỹ Thuật Nuôi Cá Nước Ngọt 18
Chương 2- Đặc điểm sinh học các loài cá nuôi nước ngọt phổ biến

để trứng cá tồn tại và phát triển. Trong tự nhiên, giá thể có thể là cây cỏ thủy sinh, rau,
bèo mọc tự nhiên trong thủy vực. Còn trong sinh sản nhân tạo người ta thường dùng
bèo lục bình hay xơ nilon để làm giá thể.

Bảng 2.2 Trọng lượng, tuổi, chiều dài, nhiệt độ thích hợp và mùa vụ sinh sản của cá
chép ở một số nước châu Á

Quốc gia Nhiệt độ nước
(
o
C)
Tuổi Chiều dài
(cm)
Trọng lượng
(kg)
Mùa sinh sản
Thái Lan 26 - 29 1 - 1,5 30 - 40 1 - 2 Quanh năm
n Độ
Đồng bằng 18 - 35 0,5 15 - 20 0,08 – 0,17 Quanh năm
Miền núi 1 37 - 46 1 Quanh năm
(Nguồn: Sarig, 1966)

II. CÁ TRẮM CỎ

2.1 Nguồn gốc - Phân bố - Phân loại




Cá trắm cỏ tự nhiên xuất phát từ miền đông Trung Hoa và Nga, trong những
sông có lưu lượng thấp, các hồ và các ao nằm về phía dưới vùng ven biển Thái Bình
Dương thuộc đòa phận Nga và Trung Hoa khoảng 1000 mét, tức trong khoảng 50
o
– 23
o

vó Bắc.

Từ vùng phân bố ban đầu nói trên, dần dần chúng lan rộng ra nhiều vùng khác
nhau trên thế giới theo nhiều phương cách khác nhau. Theo sự di cư tự nhiên chúng di
chuyển xuống vùng thấp hơn và gần như phân bố nhiều ở vùng trung lưu sông Amur, ở
phía nam chúng cũng phân bố rộng, trong đó có sông Hoàng Hà.

Do sự tác động của con người, từ vùng phân bố tự nhiên chúng được đưa sang
Nhật Bản, Mexico, Nga, các nước Châu u và Châu Á khác. Cá trắm cỏ du nhập vào
Lào năm 1968 từ Nhật Bản, vào Malaysia năm 1930 từ Trung Hoa, vào Philippines
năm 1966 – 1969, vào Châu u và trung tâm của Châu Á vào khoảng năm 1954 –
1959.

Kỹ Thuật Nuôi Cá Nước Ngọt 19
Chương 2- Đặc điểm sinh học các loài cá nuôi nước ngọt phổ biến

Ở nước ta, cá trắm cỏ được nhập vào miền Nam từ Đài Loan vào khoảng năm
1969 (Anon, 1969), vào miền Bắc vào khoảng năm 1957 từ Trung Hoa. Cho đến nay cá
Trắm cỏ đã trở thành một loài cá phổ biến và được nuôi khắp các vùng ở nước ta.

Hiện nay, cá trắm cỏ là loài cá được nuôi phổ biến trong ao hay hồ chứa tự

nhiên. Đa số cá trắm cỏ nuôi hiện nay là cá được sinh sản và ương nuôi trong điều kiện
nhân tạo do nhu cầu nuôi của người dân cao nên sự tái sản xuất tự nhiên không đủ cung
cấp con giống. Cũng từ việc sinh sản nhân tạo mà cá trắm cỏ được lan rộng và phổ biến
hầu như trên khắp nước ta.

Về phân loại, cá trắm cỏ hiện nay được nuôi phổ biến nhất là loài
Ctenopharyngodon idella (Cuvier và Valenciennes, 1844), thuộc họ cá chép
Cyprinidae. Và cho đến nay, chỉ có một loài duy nhất tồn tại ở nước ta. Vì nó cũng
thuộc họ cá chép và được nhập từ Trung Hoa nên được gọi là cá chép Trung Hoa (chỉ
sử dụng ở Việt Nam), trong nhóm cá chép Trung Hoa này có 3 loài là cá trắm cỏ, mè
trắng, mè hoa với những đặc điểm tương tự nhau, để phân biệt giữa chúng thường dựa
vào kiểu vảy trên thân cá.

Nhìn chung cá trắm cỏ là loài phân bố rộng, thích nghi tốt với những điền kiện
tự nhiên ở nước ta và là một trong những loài cá được ưa chuộng.

2.2 Điều kiện sống và sự tăng trưởng
a. Điều kiện sống

Trong tự nhiên, sự phân bố của cá trắm cỏ phụ thuộc vào độ tuổi của cá. Đối với
ấu trùng, đây là giai đoạn cá chuyển sang bơi lội chủ động, chúng thường tập trung vào
các hồ, hồ chứa, các vùng ngập. Ở đây cá tăng trưởng đến giai đoạn ấu niên và di cư
sang vùng sinh thái khác. Đối với cá thành thục, thường phân bố ở những thủy vực cạn,
nhiệt độ nước thấp. Sự phân bố của cá trưởng thành hầu như không bò ảnh hưởng bởi
hàm lượng oxygen hòa tan trong nước và các yếu tố thời tiết bất thường. Cá thường tập
trung ở ven bờ và tầng nước giữa, thời gian tập trung ở hai tầng nước này khác nhau tùy
thuộc vào thời điểm trong năm, vào khoảng tháng 6 thì mức độ tập trung ở hai vùng
gần như tương đương, vào khoảng tháng 9 cá tập trung chủ yếu ở ven bờ mà không
sống ở tầng nước giữa, sau đó vào tháng 11 trở đi chúng lại phân bố chủ yếu ở tầng
nước giữa và ít hơn ở ven bờ. Sự di chuyển của cá từ ven bờ sang vùng nước giữa

thường do nhiệt độ nước giảm và sự giảm thấp của quần thể thực vật làm thức ăn cho
cá ở ven bờ. Trong những hệ thủy vực kín như hồ chứa, cá trắm cỏ được xem như là
loài cá sống tầng mặt, chúng thường tập trung ở tầng nước trên, gần mặt nước (Stott,
1977) và thường lao lên khỏi mặt nước từng đàn khoảng 7 cá thể (Ellis, 1974). Đặc biệt
chúng thường tập trung ở những thủy vực có quần thể thực vật phong phú và những
vùng ven. Trong ao nuôi thì hầu như cá có thể di chuyển và sống ở mọi tầng nước nơi
mà chúng có thể tìm được loại thức ăn thích hợp.

Kỹ Thuật Nuôi Cá Nước Ngọt 20
Chương 2- Đặc điểm sinh học các loài cá nuôi nước ngọt phổ biến

Cá trắm cỏ cũng được xem là loài cá có khả năng chòu đựng cao và thích nghi
tốt với những điều kiện môi trường khác nhau. Tuy nhiên cá cũng có những giới hạn
chòu đựng nhất đònh đối với các yếu tố môi trường như: nhiệt độ, độ mặn, độ pH, hàm
lượng oxy hòa tan …

- Nhiệt độ: thường ảnh hưởng nhiều đến quá trình nở của trứng cá và tỷ lệ sống
của cá ở các giai đoạn sớm của sự phát triển, đồng thời nó cũng ảnh hưởng nhiều đến
sự tăng trưởng của cá trưởng thành.

Nhiệt độ thích hợp cho trứng nở nằm trong khoảng từ 21-25
o
C, khi nhiệt độ giảm
xuống 18
o
C trong suốt quá trình ấp trứng sẽ làm giảm tỷ lệ sống của trứng. Sự ảnh
hưởng này sẽ giảm thấp khi trứng đã phát triển sang giai đoạn ấu trùng, và khi cá đã
chuyển sang giai đoạn cá bột và cá giống thì sự ảnh hưởng của yếu tố nhiệt độ càng
giảm thấp, khoảng nhiệt độ thích hợp cho giai đoạn này là 16-40
o

C (Singhvà ctv, 1967),
nhưng nhiệt độ trung bình năm không vượt quá 35
o
C.

Còn đối với cá trưởng thành thì nhiệt độ nước thấp làm giảm tốc độ tăng trưởng
của cá, còn khi nhiệt độ nước tăng trong khoảng nhiệt độ nhất đònh và không vượt quá
khả năng chòu đựng của cá thì tốc độ tăng trưởng của cá tăng lên. Chẳng hạn khi nhiệt
độ tăng lên trong khoảng từ 23-29
o
C thì tốc độ tăng trưởng của cá có trọng lượng 0,1 kg
sẽ tăng lên, tuy nhiên khoảng nhiệt độ này lại không ảnh hưởng đối với cá có trọng
lượng từ 1kg trở lên. Như vậy sự ảnh hưởng của nhiệt độ lên cá là khác nhau tùy thuộc
vào độ tuổi của cá. Tuy nhiên khoảng nhiệt độ mà ở đó không ảnh hưởng nhiều đến cá,
gọi là nhiệt độ thích hợp của chúng nằm trong khoảng từ 28
o
C đến 32
o
C. Trong điều
kiện này cá bắt mồi, hoạt động và tăng trưởng ở mức độ bình thường.

- Độ pH: đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cá. Cá
bột, hương và giống cá trắm cỏ có thể phát triển bình thường trong khoảng pH từ 5,0-
9,0. Khoảng giới hạn đối với cá trắm cỏ thành thục cũng giống như các loài cá, nằm
trong khoảng từ 7,5 – 8,5.

- Độ mặn: là yếu tố môi trường ảnh hưởng đến khả năng bắt mồi, khả năng
chuyển đổi thức ăn của cá từ đó ảnh hưởng đáng kể đến sự tăng trưởng của cá.

Maceina và Shireman (1980) đã nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn lên sự tăng

trưởng của cá và nhận thấy rằng khi độ mặn môi trường nước tăng lên thì hệ số chuyển
đổi thức ăn cá giảm và tỉ lệ phần trăm tăng trọng cũng giảm xuống một cách có ý
nghóa. cá kích thước 9-13 cm, tỉ lệ tăng trọng là 56,3% ở độ mặn 0,1
o
/
oo
(nước ngọt),
khi độ mặn tăng lên 3-6
o
/
oo
thì tỉ lệ này giảm xuống 46,2-23,7% và tiếp tục giảm khi độ
mặn tiếp tục tăng lên. Hoạt động bắt mồi của cá gân như bò đình trệ khi độ mặn tăng
lên đến 12
o
/
oo
.

- Hàm lượng oxy hòa tan: là một nhân tố hết sức quan trọng ảnh hưởng đến quá
trình phát triển của cá, quyết đònh sự sống còn của cá, nhân tố này bò ảnh hưởng bởi
Kỹ Thuật Nuôi Cá Nước Ngọt 21
Chương 2- Đặc điểm sinh học các loài cá nuôi nước ngọt phổ biến

nhiều yếu tố khác nhau trong đó mật độ nuôi, thức ăn thừa, chất thải của cá là những
yếu tố ảnh hưởng nhiều. Khả năng chòu đựng của cá tùy thuộc vào độ tuổi cá, khoảng
O
2
mà cá giống trắm cỏ có thể chòu đựng được là từ 1-2,8 ppm, khi hàm lượng này tăng
lê đến 4 ppm thì sự tiêu thụ thức ăn giảm đi 45%, cá trưởng thành có khoảng oxy hẹp

hơn, cá ngừng ăn khi D.O đạt đến 2,5 ppm, D.O thấp hơn mức này sẽ không ảnh hưởng
nhiều đến cá và là điều kiện phù hợp cho cá phát triển.

b. Sự tăng trưởng

So với các loài cá cùng cỡ khác, có thể nói cá trắm cỏ có tốc độ tăng trưởng cao
hơn trong điều kiện sống thích hợp. Kích thước lớn nhất của cá trắm cỏ rất lớn, có thể
lên đến 32kg với chiều dài 1m, một tác giả khác cho rằng, cá có thể đạt trọng lượng
120 – 180 kg (Chen, 1933, trích bởi Shireman và Smith, 1983). Sự tăng trưởng tốt của
cá do sự thích nghi cao độ đối với sự thay đổi môi trường sống, chúng có thể thích nghi
nhanh chóng với môi trường mới và phát triển bình thường. Do đó chúng được du nhập
vào nhiều nước khác nhau trên thế giới và được nuôi rộng rãi.

Sự tăng trưởng của cá khác nhau tùy thuộc vào điều kiện môi trường sống, điều
kiện khí hậu khác nhau. Có rất nhiều tác giả nghiên cứu về sự tăng trưởng của cá trắm
cỏ và đã đưa ra nhiều kết quả rất khác nhau. Vietmayer (1976) nghiên cứu sự tăng
trưởng của cá trong điều kiện nhiệt đới cho thấy trong năm đầu tiên cá có thể đạt trọng
lượng 1kg, đây là trường hợp tương tự trong điều kiện khí hậu Việt Nam. nước ta, cá
trắm nuôi trong ao có thể đạt 0,8 đến 1kg trong thời gian 8 – 11 tháng với điều kiện
nuôi thích hợp.

Sự tăng trưởng của cá không phụ thuộc vào giới tính, cá đực và cá cái có tốc độ
tăng trưởng tương đương nhau.

Điều kiện dinh dưỡng và các yếu tố môi trường ảnh hưởng rất lớn đến sự phát
triển của cá. Đối với cá nuôi thâm canh trong bè, được cung cấp thức ăn đầy đủ và chất
lượng cao có thể đạt 1,2 – 1,6 kg sau 7 tuần nuôi (Huisman, 1978). Trong điều kiện
nuôi trong ao ở Mỹ, cá có trọng lượng ban đầu 77g có thể đạt 0,3 kg sau 78 ngày, còn
trong điều kiện nuôi ở n Độ thì cá đạt 1kg trong thời gian 1 năm với sự chăm sóc tốt,
tương tự ở Việt Nam.


Như vậy sự tăng trưởng của cá trắm cỏ phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện môi
trường sống, thức ăn. Trong môi trường phong phú thủy sinh thực vật hay được cung cấp
thức ăn phù hợp, cá tăng trưởng với tốc độ cao, nhiệt độ môi trường cao thích hợp cũng
là một yếu tố thuận lợi cho cá tăng trưởng tốt. Sự tăng trưởng của cá còn tùy thuộc vào
chất lượng con giống, mật độ thả cá và các chế độ chăm sóc, quản lý ao nuôi trong
điều kiện nhân tạo. Do đó tốc độ tăng trưởng của cá là khác nhau tùy theo từng vùng
nuôi hay quốc gia khác nhau.

Kỹ Thuật Nuôi Cá Nước Ngọt 22
Chương 2- Đặc điểm sinh học các loài cá nuôi nước ngọt phổ biến

Bảng 2.3 Trọng lượng cá và thời gian nuôi tương ứng ở các quốc gia khác nhau với
những điều kiện nuôi khác nhau

Quốc gia Hình thức nuôi Trọng lượng (kg) Thời gian Tác giả
Trung Quốc Ao 0,68 1 năm Gidumal, 1958
Fiji Ao 2,174 1 năm Adams và Titeko, 1970
n Độ Ao - ghép 1,3 – 1,6 1 năm Chaudhuri và Ctv, 1975
n Độ Ao 1,5 1 năm Prabhavathy và Sreenivasan, 1977
Malaysia Ao 3.3 9 tháng Hickling, 1960
Nam Phi Ao 0,96 1 năm Pike, 1977
Mỹ Ao - ghép 1,35 6 tháng Crowder và Snow, 1969
Mỹ Hồ chứa 0,593 2 tháng Sutton & Blackburn, 1973; Sutton,
1974.
(Nguồn: Shireman và Smith, 1983)

2.3 Đặc tính dinh dưỡng – thức ăn

Thức ăn chủ yếu của cá trắm cỏ thành thục là các loại thực vật, tuy nhiên trước

khi chuyển sang giai đoạn này cá phải qua các giai đoạn chuyển đổi thức ăn phức tạp,
trong quá trình này thức ăn thực vật dần dần chiếm ưu thế. Để chăm sóc cá tốt cần phải
hiểu rõ sự chuyển đổi này.

Cá trắm cỏ không có răng hàm và cũng không có hệ enzym tiêu hóa cellulose
nhưng chúng có hệ thống răng hầu phát triển để nghiền thức ăn. Tuy nhiên trước khi hệ
thống răng hầu này phát triển hoàn chỉnh cá phải trải qua các giai đoạn với tính ăn
khác nhau.

- Giai đoạn sớm nhất của sự phát triển cơ thể cá ăn phiêu sinh vật nhưng nhanh
chóng chuyển sang chế độ ăn tảo.

- Cá bắt đầu bắt mồi sau hai ngày tuổi, lúc đó có độ dài tổng cộng khoảng 4 –
6,15 mm (1 – 1,5 mg), lúc này thức ăn chủ yếu cho cá là tảo lục (Scenedesmus,
Ankistrodesmus).

- Cá 4 ngày tuổi tiếp tục ăn tảo lục, ngoài các loài tảo sử dụng trước đó cá còn
sử dụng một số tảo khác so với giai đoạn đầu (Pediastrum, Coelastrum, Cryptomonas,
Nitzchia).

- Bắt đầu 5 ngày tuổi cá ăn thêm phiêu sinh động vật (50 – 150 µ), đặc biệt là
trùng bánh xe. Càng về sau, thành phần Cladocera và Copepod càng tăng, khi cá đạt
đến 14 ngày tuổi thì Cladocera và Copepod chiếm ưu thế, bao gồm Daphnia,
Polynemus, Bosmina, Ceriodaphnia, Chydorus, Diaptomus. Trong giai đoạn sau đó, cá
còn sử dụng thêm ấu trùng muỗi lắc (Chyronomid).

Kỹ Thuật Nuôi Cá Nước Ngọt 23
Chương 2- Đặc điểm sinh học các loài cá nuôi nước ngọt phổ biến

- Đến khi cá đạt kích cỡ 2-3cm (cá giống) cá bắt đầu ăn thực vật, nhưng lúc này

chỉ mới sử dụng được các loại thực vật thân mềm mà chủ yếu là bèo tấm, bèo cám,
trong thời gian này phiêu sinh động vật vẫn còn là thức ăn quan trọng của cá. Thành
phần thức ăn thực vật càng tăng và chiếm 100% khi cá đạt kích thước 5,5 cm, lúc này
cá ăn chủ yếu thực vật, ngoài ra còn có thể ăn sinh vật bám. Khi cá phát triển đến có
độ dài cơ thể 8,7 cm thì tức ăn chủ yếu là các loài cỏ ven bờ, lúc này cá tập trung chủ
yếu ở ven bờ và biểu hiện các tập tính của cá trưởng thành, có thể sử dụng tất cả các
loại thực vật trên cạn và dưới nước.

- Tuy tính cá ăn chủ yếu là thực vật nhưng chúng không thể tiêu hoá xơ mà chỉ
sử dụng hệ thống răng hầu để nghiền và hút dưỡng chất sau đó thải những thành phần
không tiêu hóa được. Do đó, cá trắm cỏ được xem là bộ máy bón phân cho ao nuôi, tạo
điều kiện cho các loại phiêu sinh vật phát triển, thích hợp cho một số loài cá ăn phiêu
sinh như mè trắng, mè hoa khi nuôi ghép.

- Ngoài thức ăn là thực vật, trong điều kiện thiếu thức ăn hay trong điều kiện
nuôi nhân tạo cá còn có thể sử dụng một số thức ăn nhân tạo như cám gạo, bột bắp, bột
mì, hay thức ăn viên.

- Do thức ăn thực vật chứa một lượng rất lớn nước và xơ nên hệ số chuyển đổi
thức ăn của các loại thức ăn này rất lớn, vào khoảng 30 – 200, do đó cần phải cung cấp
một lượng thức ăn rất lớn hàng ngày thì mới có thể đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của cá.

Tóm lại thức ăn chủ yếu của cá trắm cỏ là các loại thực vật trên cạn và dưới
nước. Cá cần một lượng thức ăn rất lớn so với các loài cá khác để đáp ứng nhu cầu phát
triển vì hệ số chuyển đổi thức ăn của thức ăn thực vật rất lớn. Trong điều kiện không
đủ thức ăn thực vật cá có thể sử dụng thức ăn nhân tạo như cám gạo, bột bắp, bột mì,
thức ăn viên….

2.4 Đặc điểm sinh học sinh sản


Cũng như các loài cá khác, tuổi thành thục cá trắm cỏ phụ thuộc vào nhiều yếu
tố, trong đó nhiệt độ mà đặc trưng là tổng nhiệt thành thục. Cá nuôi ở vùng khí hậu
nhiệt đới thành thục sớm hơn ở vùng có khí hậu ôn đới. Việt Nam, cá thành thục sau
1 đến 2 năm tuổi, cá đực thành thục hơi sớm hơn cá cái.

Một số yếu tố khác cũng tương đối quan trọng quyết đònh sự thành thục của cá
như tính chất môi trường nước, mùa vụ, thành phần thức ăn….Trong ao nuôi hay các môi
trường nước tónh nhân tạo khác không hội đủ các yếu tố giống như trong môi trường tự
nhiên để cá thành thục, do đó cần phải tạo những điều kiện thích hợp tương tự trong
môi trường tự nhiên để kích thích cá thành thục tốt. Kích thích nước bằng cách tạo dòng
chảy là một khâu quan trọng trong quá trình thành thục của cá.

Cá trắm cỏ thường sinh sản vào khoảng tháng 6 – 7 hàng năm, tương ứng với
mùa mưa trong tự nhiên với điều kiện môi trường nước chảy. Trứng cá là trứng bán trôi
Kỹ Thuật Nuôi Cá Nước Ngọt 24
Chương 2- Đặc điểm sinh học các loài cá nuôi nước ngọt phổ biến

nổi, nên cần dòng chảy giúp trứng nổi, đồng thời có thể cung cấp đầy đủ oxy cho trứng
phát triển. Trong sinh sản nhân tạo, người ta có thể cho cá đẻ quanh năm bằng cách tạo
ra những điều kiện thích hợp cho cá.

Cá có thể sinh sản vào tất cả các thời điểm trong ngày nhưng cao điểm nhất vào
ban đêm, lúc nhiệt độ nước giảm thấp thích hợp cho giai đoạn phát triển đầu tiên của
trứng. Trong sinh sản nhân tạo, người ta thường tạo điều kiện cho cá đẻ vào ban đêm.

Trong tự nhiên, cá có thể đẻ 3 lần trong một năm. Hickling (1967) đã nhận thấy
cá đẻ lần thứ nhất vào tháng 5 có thể tái thành thục và đẻ lại vào tháng 7 sau đó là
tháng 11. Trong điều kiện nhân tạo cá có thể đẻ nhiều lần trong năm tùy thuộc vào sự
chăm sóc, quản lý của người nuôi.


Cá có thể đẻ tốt trong vòng 3 – 4 năm sau khi thành thục. Để đạt hiệu quả trong
sinh sản nhân tạo người ta thường thay những cá đã qua độ tuổi này, việc này cũng giúp
quyết đònh con giống tốt.

Bảng 2.4 Tuổi và kích cỡ thành thục của cá trắm cỏ ở một số quốc gia

Quốc gia Giới tính Tuổi (năm) Tác giả
Đực 1
n độ
Cái 2
Prabhavathy và Sreenivasan, 1977
Đực 1-2
Malaysia
Cái 1-2
Hickling, 1967
Đực 3-4
Đài loan
Cái 4-5
Lin, 1965; Chen, 1976
(Nguồn: Shireman và Smith, 1983)

III Cá Mè Trắng – Mè Hoa

Hai loài cá này có chung một nguồn gốc và có một số đặc điển sinh học tương
đối giống nhau, do đó ta có thể xét hai loài này song song nhau.


Mè trắng Mè hoa

3.1 Nguồn gốc – phân bố – phân loại


Cả hai loài đều có nguồn gốc xuất phát từ Trung Hoa nên được gọi chung là cá
chép Trung Hoa, là hai loài cá quan trọng và đặc trưng cho cá nước ngọt Trung Hoa. Cá
Kỹ Thuật Nuôi Cá Nước Ngọt 25

×