Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Mẹo làm việc hiệu quả sau kỳ nghỉ docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.48 KB, 3 trang )

“Mẹo” làm việc hiệu quả sau kỳ nghỉ
Kỳ nghỉ Tết dài đã kết thúc và mọi người đang dần quay trở lại
công việc bình thường của mình. Tuy nhiên trạng thái nghỉ ngơi
những ngày qua có thể kéo dài và ảnh hưởng tới năng suất,
hiệu quả công việc cũng như sự chuyên nghiệp của bạn.
Vui vẻ, hứng khởi khi hào hỏi, chúc mừng sếp, đồng nghiệp và thể
hiện bạn đã sẵn sàng quay trở lại công việc (ảnh minh họa)
Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn nhanh chóng bắt nhịp lại với
công việc:
Trước ngày đi làm
- 2 - 3 ngày trước khi kết thúc kỳ nghỉ, hãy cố gắng quay trở lại lịch
sinh hoạt như ngày thường, đặc biệt là giấc ngủ. Hãy đi ngủ và thức
dậy sớm hơn.
- Tránh "nhậu nhẹt" rượu bia trước ngày trở lại đi làm
- Vào ngày cuối cùng trước khi kết thúc kỳ nghỉ, hãy dọn dẹp lại nhà
cửa. Như vậy, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và sức lực
so với phải tất bật việc nhà sau giờ làm việc khi không dọn dẹp
trước.
- Cất đồ dùng trang trí trong dịp lễ như đèn, ruy băng hay cây cảnh
sẽ tạo cảm giác của cuộc sống thường nhật
- Sử dụng những bức ảnh đẹp bên gia đình, bạn bè trong kỳ nghỉ để
trang trí cho góc làm việc. Làm như vậy sẽ giúp chỗ làm việc của bạn
thêm tươi sáng và bạn cũng có thêm động lực để làm việc tốt hơn.
- Lập danh sách những việc cần làm trong ngày làm việc đầu tiên sau
kỳ nghỉ
- "Dọn dẹp" hòm thư của bạn
Vào ngày đi làm
- Đến công ty sớm hơn 10 phút
- Vui vẻ, hứng khởi khi hào hỏi, chúc mừng sếp, đồng nghiệp và thể
hiện bạn đã sẵn sàng quay trở lại công việc
- Liên lạc sớm với sếp để đảm bảo rằng những nhiệm vụ quan trọng


nhất của bạn đang được tiếp tục thực hiện và nắm được những yêu
cầu của sếp với bạn trong năm mới
- Nhanh chóng hoàn thành tất cả các dự án còn dang dở trước Tết
- Nếu có thể, hãy tránh tan sở muộn vào ngày trở lại làm việc đầu
tiên. Điều đó có thể khiến bạn sớm rơi vào trạng thái mệt mỏi, "quá
tải" ngay khi trở lại làm việc.
Hãy cố gắng có một ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ vui vẻ và
thoái mái bởi nó sẽ khởi tạo tinh thần làm việc tương tự cho các
tuần, các tháng tiếp theo.
Trước khi quyết định đến một công ty nào đó để phỏng vấn, tốt nhất
Bạn nên làm một cuộc điều tra nho nhỏ về nhà tuyển dụng mà Bạn
đang muốn đầu quân vào. Bằng Internet, báo chí hoặc các phương
tiện thông tin đại chúng, Bạn có thể biết được khối điều về nhà tuyển
dụng tương lai của Bạn, về quốc tịch, lĩnh vực hoạt động, tầm cỡ.
Đối với nhiều nhà tuyển dụng, ứng viên mà họ ưa chuộng nhất chính
là những người có khả năng diễn tả một cách cụ thể tường tận các
vấn đề mà nhà tuyển dụng quan tâm. Và nếu điều kiện cho phép,
Bạn nên tìm hiểu về chế độ lương bổng cũng như mức lương được
áp dụng cho các nhân viên đang làm việc tại đó. Điều này sẽ giúp
Bạn tự tin hơn khi trả lời câu hỏi của nhà tuyển dụng về mức lương
mà Bạn mong muốn.

Có nhiều ứng viên khi được hỏi về mức lương tại nơi làm cũ đã cố
tình khai man lên thật cao nhằm "gỡ gạc" chút ít. Tuy nhiên, tại Nga
thì chuyện này được coi là tương đối mạo hiểm đối với người lao
động. Theo Luật lao động mới sửa đổi của LB Nga (điều 65) thì mọi
kê khai về cá nhân trong SYLL của ứng viên phải hoàn toàn chính
xác và trung thực. Nếu nhà tuyển dụng phát hiện ra sự man trá trong
hồ sơ ứng viên, ứng viên rất dễ có nguy cơ bị đuổi việc.

×