Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Né câu hỏi về lương ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.62 KB, 3 trang )

Né câu hỏi về lương
Khi trả lời phỏng vấn tuyển dụng, một trong những câu hỏi khó nhất
đối với các ứng viên là câu hỏi về lương; bởi các ứng viên trẻ không
được học cách trả lời câu hỏi này trên giảng đường đại học, mà chỉ
có thể học từ kỹ năng, kinh nghiệm sống – điều mà họ còn thiếu.
Chính vì thế, nhiều người rất muốn “né” các câu hỏi này, nhưng “né” bằng
cách nào?
Đặt câu hỏi ngược lại
Khi được hỏi về mức lương mong muốn, nguyên tắc đầu tiên mà các
chuyên gia tư vấn khuyên là không nên trả lời ngay, mà nên "đi đường
vòng". Lương là quan trọng, nhưng môi trường làm việc, phụ cấp, cơ hội
thăng tiến cũng quan trọng không kém.
Vì thế, hãy đặt câu hỏi ngược lại với nhà tuyển dụng: Trách nhiệm công
việc bạn sẽ đảm nhận, môi trường làm việc của Cty, cơ hội cho nhân viên
học hỏi, thăng tiến, chính sách đãi ngộ, phúc lợi của Cty Những câu hỏi
này còn thể hiện sự nghiêm túc và quan tâm của bạn đối với cơ hội được
làm việc với Cty. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao điều này và chia sẻ
thêm thông tin hữu ích để bạn có thể đưa ra mức lương phù hợp.
Để nhà tuyển dụng trả lời
Một cách “đi vòng” khác là khéo léo lái buổi nói chuyện theo một hướng
khác rồi sau đó quay trở lại vấn đề nhà tuyển dụng đang hỏi. Hãy biến câu
trả lời thành cơ hội để giới thiệu thêm về bản thân với nhà tuyển dụng,
nhấn mạnh rằng kiến thức và kỹ năng của bạn phù hợp với công việc, bạn
muốn thử sức, đóng góp cho Cty và điều bạn quan tâm không chỉ là tiền
lương mà còn là môi trường làm việc cởi mở, cơ hội thăng tiến cho bản
thân
Qua trao đổi, rất có thể nhà tuyển dụng sẽ để lộ ra cho bạn biết mức kinh
phí dự định, chính sách đãi ngộ của Cty và đó chính là gợi ý cho câu trả
lời của bạn.
Tuy nhiên, nhà tuyển dụng cũng có thể không chấp nhận những câu trả lời
vòng vo. Lúc này, bạn không còn cách nào khác là phải đưa ra một con số


cụ thể.
Bạn sẽ phải sử dụng trí thông minh, óc phân tích của mình để cân nhắc về
mức độ công việc cũng như năng lực, kinh nghiệm bản thân, đồng thời
cân đối giữa các vị trí tương tự ở các Cty khác trong cùng lĩnh vực, để đưa
ra mức lương không quá cao khiến nhà tuyển dụng bị "sốc" và cũng không
quá thấp khiến bạn bị "hớ".

Hãy trung thực, thẳng thắn khi đối diện với NTD. Đừng thổi phồng bản
thân và cũng đừng lo sợ NTD chê trách. Điều quan trọng là bạn phải hiểu
rõ bản thân, biết được thế mạnh để phát huy và những hạn chế để tìm
cách khắc phục. Theo Kenneth C.Wisnefski - người sáng lập và CEO Cty
tiếp thị trực tuyến WebiMax, khi phỏng vấn, NTD muốn nghe ứng viên thể
hiện điểm mạnh của bản thân, với mục tiêu và sự cống hiến. Tương tự,
điểm yếu cũng có thể tạo nên thế mạnh cho ứng viên.

Những ứng viên biết đặt nhược điểm của mình để nhấn mạnh ưu điểm sẽ
gây ấn tượng tốt với NTD. Một câu trả lời khôn khéo như “điểm yếu của
tôi là có quá nhiều sáng kiến táo bạo và đôi khi tham lam, ôm đồm quá
nhiều việc cùng một lúc" vừa trả lời đúng câu hỏi của NTD, thẳng thắn
thừa nhận bạn không phải là người hoàn hảo, đồng thời cũng cho NTD
biết thế mạnh của bạn.
Đề xuất hướng khắc phục

Trên thực tế, cố tỏ ra hoàn hảo là sai lầm lớn nhất, khiến bạn có thể bị
loại ngay khỏi vòng phỏng vấn. Đừng quá lo lắng trước câu hỏi này, bởi
NTD chỉ muốn tìm sự khác biệt giữa các ứng viên, xem ai suy nghĩ sáng
tạo và có cách trả lời thú vị hơn.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×