Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Chọn ngành, chọn nghề: Sai một ly đi một dặm pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.27 KB, 3 trang )

Chọn ngành, chọn nghề: Sai một ly đi
một dặm…
Trước những lời mời gọi, tiếp thị hấp dẫn của các nhà tuyển sinh,
nhiều thí sinh và phụ huynh cảm thấy như lạc vào “ma trận” ngành
mới - “thời thượng”, nghề mới - “hot”, cơ hội vàng… Tham khảo,
chọn lựa, băn khoăn, lưỡng lự là tâm lý chung của thí sinh. Những
câu hỏi thường trực như: “Học ngành gì để ra trường dễ tìm việc làm
ngay?
Nếu chọn mã ngành này, ra trường sẽ làm việc gì?”… cứ nóng bỏng
theo những buổi tư vấn, ngày hội tuyển sinh trong cả nước. Áp lực
về thời gian nộp hồ sơ đăng ký dự thi đang đến gần và đè nặng lên
tâm lý của thí sinh lẫn phụ huynh. Trong một thời gian ngắn bị “bội
thực” trước hàng trăm thông tin về tuyển sinh, chọn ngành, chọn
nghề, liệu những người trong cuộc có đủ tỉnh táo để đưa ra quyết
định chính xác về chọn ngành học và tương lai của mình? Sự vội
vàng và thiếu cân nhắc này sẽ mang lại hệ quả không thể lường
trước. Ngoài lãng phí thời gian, công sức, tiền bạc cho sự nghiệp học
hành, sau khi tốt nghiệp, nhiều sinh viên mới nhận ra thực tế phũ
phàng là mình không yêu thích nghề đã học và không thích làm việc.
Muốn thay đổi thì quá muộn. Thực tế đã minh chứng, nếu chọn
ngành học sai ngay từ khi còn ngồi ở giảng đường, sinh viên sẽ
“thiếu lửa” - thiếu niềm đam mê học tập.
Khi ra trường, họ càng chán nản và nuôi ý định nhảy việc, tìm việc
làm mới. Xin đơn cử, ngành Báo chí là một trong những ngành được
coi là “thời thượng” và điểm tuyển sinh hàng năm luôn đứng hàng
topten của khối C (văn, sử, địa). Thế nhưng, tỷ lệ sinh viên khoa Báo
chí ra trường có việc làm lại thấp nhất trong các ngành học. Bởi lẽ
ngoài chuyện khó kiếm việc làm ở các tờ báo chuyên nghiệp, nhiều
tân nhà báo khi bắt tay vào nghề mới vỡ lẽ rằng bản thân không có
năng khiếu, tố chất làm báo. Như thế không phải cứ học giỏi đã làm
báo giỏi.


Nhìn lại thực tế dễ thấy, khi học ở trường trung học phổ thông, học
sinh ít được tiếp cận với thông tin tư vấn chọn ngành, chọn nghề sao
cho phù hợp. Nếu có thì cũng chỉ dừng ở mức “cưỡi ngựa xem hoa”.
Chính vì thế, nhiều học sinh lớp 11, 12 tuy đã chọn học theo chuyên
ban nhưng đều mù mờ về ngành học, nghề nghiệp tương lai. Vào
mùa tuyển sinh, có không ít thí sinh chọn ngành học theo xu thế:
chọn nghề mới, nghề thời thượng, hoặc theo sở thích của cha mẹ
một số khác thì chọn mã ngành có ít thí sinh đăng ký để có một suất
vào đại học, cao đẳng chắc ăn nhất Sai một ly đi một dặm! Lời
cảnh báo này đã được gióng lên nhiều lần nhưng đến bao giờ thí
sinh và phụ huynh mới nhận ra?
làm gián đoạn cuộc phỏng vấn và trả lời một câu hỏi đơn giản bằng
một bài diễn văn 15 phút…, tất cả những điều đó có thể tránh được
nếu bạn để ý và luyện tập về những gì bạn muốn đề cập đến. Câu
trả lời tốt là câu trả lời súc tích, ngắn gọn.
Không tạo được mối liên kết giữa bản thân và vị trí đang ứng tuyển:
Nhu cầu của công ty đã được thể hiện một cách tỉ mỉ thông qua mô
tả công việc. Bạn hãy kết nối kinh nghiệm, tài năng và thế mạnh của
mình với những mô tả đó. Điều đó trả lời cho những lý do cần thiết
cho buổi phỏng vấn: “Học vấn/ kinh nghiệm/ tài năng/ thế mạnh của
tôi phù hợp với yêu cầu của công ty ông ra sao? Và tại sao tôi có thể
làm được công việc đó cho công ty của ông.”

×