Tải bản đầy đủ (.doc) (133 trang)

Luận văn Tội hiếp dâm theo quy định của luật hình sự Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (589.62 KB, 133 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

HUỲNH NGUN THẢO

TỘI HIẾP DÂM THEO LUẬT
HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TỘI HIẾP DÂM THEO LUẬT HÌNH SỰ

VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 8380104

Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Thị Thúy
Học viên: Huỳnh Nguyên Thảo
Lớp: Cao học Luật hình sự và Tố tụng hình sự khóa 30
Mã số học viên: 18300410189

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2022


LỜI CAM ĐOAN



Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tơi. Các số
liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực.
Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng
trình nghiên cứu nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Huỳnh Nguyên Thảo


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT

VỀ TỘI HIẾP DÂM.......................................................................................................................... 7
1.1. Những vấn đề lý luận của tội hiếp dâm.......................................................................... 7
1.1.1. Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm
của con người….................................................................................................................................... 7
1.1.2. Khái niệm xâm phạm tình dục và các tội xâm phạm tình dục…………………..9
1.1.3. Khái niệm hiếp dâm và tội hiếp dâm…………………………………………12
1.2. Quy định của luật hình sự Việt Nam về tội hiếp dâm qua các thời kỳ lịch
sử.............................................................................................................................................................. 14
1.2.1. Quy định của luật hình sự Việt Nam thời kỳ phong kiến về tội hiếp dâm….. . .14
1.2.2. Quy định của luật hình sự Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1985 về
tội hiếp dâm……………………………...................................................................16
1.2.3. Quy định của BLHS năm 1985 về tội hiếp dâm………………………………....19
1.2.4. Quy định của BLHS năm 1999 về tội hiếp dâm………………………………....20
1.2.5. Quy định của BLHS năm 2015 về tội hiếp dâm………………………............22
1.3. Dấu hiệu định tội và định khung hình phạt của tội hiếp dâm theo BLHS năm


2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)……………………………..................................... 23
1.3.1. Dấu hiệu định tội của tội hiếp dâm....…………………………................................ 23
1.3.2. Các tình tiết định khung hình phạt của tội hiếp dâm…........................................... 33
1.4. Phân biệt tội hiếp dâm với một số tội xâm hại tình dục khác...........................37
1.4.1. Phân biệt tội hiếp dâm (Điều 141 BLHS năm 2015) với tội hiếp dâm người
dưới 16 tuổi (Điều 142 BLHS năm 2015)………………….................................................. 37
1.4.2. Phân biệt tội hiếp dâm (Điều 141 BLHS năm 2015) với tội cưỡng dâm (Điều
143 BLHS năm 2015)....................................................................................................................... 39
1.4.3. Phân biệt tội hiếp dâm (Điều 141BLHS năm 2015) với tội giao cấu hoặc thực
hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều
145 BLHS năm 2015)........................................................................................................................ 41
1.5. Quy định về tội hiếp dâm theo luật hình sự một số quốc gia.............................42
1.5.1. Tội hiếp dâm theo luật hình sự Liên bang Nga.…………………..........................42
1.5.2. Tội hiếp dâm theo luật hình sự Cộng hịa Pháp ………………............................43
1.5.3. Tội hiếp dâm theo luật hình sự Cộng hòa Philippine............................................... 46


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1…………………………………………………………49
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ HOÀN THIỆN
QUY ĐỊNH VỀ TỘI HIẾP DÂM CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM.................50
2.1. Thực tiễn áp dụng quy định của luật hình sự Việt Nam về tội hiếp dâm
50
2.1.1. Những kết quả đạt được trong định tội danh và quyết định hình phạt đối với
tội hiếp dâm.......................................................................................................................................... 50
2.1.2. Những vướng mắc trong quá trình định tội danh...................................................... 54
2.1.3. Những vướng mắc trong quá trình quyết định hình phạt....................................... 58
2.2. Kiến nghị hoàn thiện quy định về tội hiếp dâm........................................................ 69
2.2.1. Kiến nghị sửa đổi một số quy định của Điều 141 BLHS năm 2015...................69
2.2.2. Kiến nghị sửa đổi văn bản hướng dẫn áp dụng các tội xâm phạm tình

dục........................................................................................................................................................... 72
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2............................................................................................................. 75
KẾT LUẬN......................................................................................................................................... 76


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Bộ luật Hình sự
Bộ luật Tố tụng hình sự
Trách nhiệm hình sự

:BLHS.

Bộ luật Dân sự

:BLDS.

Bộ luật Tố tụng dân sự

: BLTTDS.

:BLTTHS.
:TNHS.


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Một trong những nhiệm vụ cơ bản của luật hình sự là bảo vệ quyền con người,

quyền công dân (Điều 1 BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017). Bên cạnh đó,
cùng với sự phát triển của xã hội thì các giá trị của con người, các quyền con người
càng được nâng cao. Khoản 1 Điều 20 Hiến pháp Việt Nam năm 2013 quy định rõ
“Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức
khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ
hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân
phẩm”. Để xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mục tiêu quan trọng nhà
nước Việt Nam ln đặt ra đó là bảo đảm quyền con người - quyền mà hầu hết các
nước trên thế giới đều thừa nhận và là một trong những thước đo sự phát triển của đất
nước. Chính vì thế vấn đề tội phạm xâm phạm tình dục đang thu hút sự quan tâm của
toàn xã hội. Tội phạm xâm phạm tình dục xâm phạm danh dự, nhân phẩm con người,
gây hậu quả nghiêm trọng cho nạn nhân nói riêng và xã hội nói chung. Trong các loại
tội phạm xâm phạm tình dục thì tội phạm hiếp dâm là loại tội phạm có tính chất nguy
hiểm nhất. Bởi vì tội phạm hiếp dâm không những xâm phạm danh dự, nhân phẩm con
người mà nó cịn xâm phạm sức khỏe, thậm chí xâm phạm tính mạng con người trong
một số trường hợp. Thời gian gần đây có nhiều vụ hiếp dâm xảy ra mà thủ đoạn và
hành vi của nó hết sức tàn bạo, dã man. Điều này đã gây ra tâm lý lo sợ cho người dân,
tạo nên sự bất ổn về an ninh, trật tự cho xã hội. BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm
2017) có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, đã khắc phục được những
hạn chế của luật hình sự Việt Nam, đáp ứng u cầu thể hiện chính sách hình sự của
nhà nước ta trong giai đoạn đổi mới, góp phần phòng, chống và ngăn chặn tội phạm.
Tuy nhiên khi đưa vào áp dụng trong thực tiễn đã gặp phải một số vướng mắc. Đối với
quy định về tội hiếp dâm cũng vậy. Hiện nay quy định về dấu hiệu định tội hiếp dâm
nói riêng và một số tội xâm hại tình dục nói chung vẫn gây ra những cách hiểu, cách
vận dụng khác nhau khi định tội danh và quyết định hình phạt.
Áp dụng pháp luật là một quá trình khó khăn, phức tạp bởi vì lý luận và thực
tiễn là hai phạm trù khơng thống nhất. Thực tiễn địi hỏi phải nghiên cứu quy định
của pháp luật hình sự nói chung, quy định của BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm
2017), gọi tắt là BLHS năm 2015 về tội hiếp dâm nói riêng để phân tích, nhận định,
đánh giá khách quan, tồn diện về tội hiếp dâm. Từ đó mới có thể giải quyết những



2

vướng mắc khi áp dụng trong thực tiễn. Với mong muốn hồn thiện quy định của
pháp luật hình sự về tội hiếp dâm và góp phần phịng, chống loại tội phạm này một
cách hiệu quả hơn, tác giả chọn đề tài: "Tội hiếp dâm theo quy định của luật hình
sự Việt Nam" để làm luận văn thạc sĩ luật học chuyên ngành Luật hình sự và tố tụng
hình sự.
2. Tình hình nghiên cứu về đề tài
Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài:
- Các bài viết trên báo, tạp chí khoa học, pháp luật:
 “Các tội xâm phạm tình dục: So sánh giữa Bộ luật Hình sự năm 1999 và
năm 2015”, Nguyễn Thị Ngọc Linh, Tạp chí Khoa học & cơng nghệ Việt Nam điện
1

tử, tập 58, số 8, tháng 8 năm 2016 : Trong bài viết tác giả đã so sánh quy định về các
tội xâm phạm tình dục giữa BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) và BLHS
năm 2015. Từ đó chỉ ra những diểm mới của BLHS năm 2015 khi quy định các tội xâm
phạm tình dục về: Số lượng các tội, tên điều luật, một số khái niệm, hình phạt và hình
phạt bổ sung, một số tình tiết định khung, ... Bài viết chỉ nêu những ưu điểm trong quy
định mới đối với các tội xâm hại tình dục, kể cả tội hiếp dâm mà khơng bàn

đến những điểm bất cập. Trong luận văn “Tội hiếp dâm theo quy định của luật hình
sự Việt Nam” tác giả sẽ phát triển định hướng nghiên cứu về những bất cập trong
những điểm mới của quy định về tội hiếp dâm.
 “Dấu hiệu định tội hiếp dâm trong BLHS một số nước trên thế giới và
BLHS Việt Nam năm 2015, một số đề xuất, kiến nghị”, ThS.Nguyễn Thị Ngọc Linh,
Tạp chí Tịa án nhân dân số 01, năm 2018: Đối với bài viết tác này, tác giả nêu dấu hiệu
tội hiếp dâm theo quy định của pháp luật một số nước. Từ đó so sánh với dấu hiệu định

tội hiếp dâm trong luật hình sự Việt Nam, cụ thể là BLHS năm 2015. Thơng qua việc so
sánh pháp luật hình sự Việt Nam với pháp luật hình sự nước ngồi tác giả đề xuất một
số biện pháp hoàn thiện những quy định về dấu hiệu định tội hiếp dâm. Vì phạm vi giới
hạn nên bài vết tập trung nghiên cứu về dấu dấu hiệu định tội hiếp dâm chứ không
nghiên cứu về các tình tiết định khung của tội hiếp dâm. Trong luận văn “Tội hiếp dâm
theo quy định của luật hình sự Việt Nam” tác giả sẽ phát triển
định hướng nghiên cứu cụ thể về những tình tiết định khung của tội hiếp dâm.

1Nguyễn Thị Ngọc Linh, So sánh giữa Bộ luật Hình sự năm 1999 và năm 2015 (2016), Tạp chí khoa học &
cơng nghệ Việt Nam điện tử, tập 58, số 8, tháng 8 năm 2016.
truy cập ngày 22/3/2021.


3

 “Các tội xâm phạm tình dục người dưới 18 tuổi – Những vướng mắc và
kiến nghị”, TS. Phạm Minh Tuyên, Tạp chí Khoa học kiểm sát điện tử, tập 2, số 37,
2

năm 2020 : Bài viết nghiên cứu những vấn đề bất cập trong cách giải thích của
Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP về một số dấu hiệu định tội và các tình tiết định
khung của các tội xâm phạm tình dục, đồng thời đề xuất các biện pháp giải quyết
những bất cập. Tác giả chỉ đề xuất những biện pháp giải quyết bất cập trong mặt lý
luận, chứ không nghiên cứu thực tiễn áp dụng Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP.
Trong luận văn “Tội hiếp dâm theo quy định của luật hình sự Việt Nam”, tác giả sẽ
phát triển định hướng chỉ ra việc áp dụng Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP trong thực
tiễn có những ưu điểm và hạn chế gì, đồng thời đề ra biện pháp giải quyết những
vướng mắc khi áp dụng trong thực tiễn.
- Sách tham khảo, chuyên khảo:
 “Bình luận Bộ luật hình sự năm 2015, Phần thứ hai: Các tội phạm, Chương

XIV: Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người (Bình
luận chuyên sâu)”, Đinh Văn Quế, Nxb Thông tin và truyền thông, năm
2018: Tác giả bàn về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự con
người, trong đó có tội hiếp dâm theo quy định mới của BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ
sung năm 2017). Tác giả tập trung nêu ra những vấn đề lý luận về các tội xâm phạm
tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người bao gồm dấu hiệu định tội và
các tình tiết định khung chứ không chỉ ra những vướng mắc. Trong luận văn “Tội hiếp
dâm theo quy định của luật hình sự Việt Nam” tác giả sẽ phát triển

định hướng nêu cụ thể những vướng mắc của tội hiếp dâm và vấn đề áp dụng quy
định về tội hiếp dâm trong thực tiễn.
 “Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - phần các tội phạm”, Trường Đại
học Luật Hà Nội (Nxb Công an nhân dân, năm 2018): Quyển sách là giáo trình do
nhiều tác giả cùng nghiên cứu tất cả các tội danh trong BLHS năm 2015 (sửa đổi,
bổ sung năm 2017) để phục vụ quá trình giảng dạy. Các tác giả có nêu sơ lược
những vấn đề lý luận về tội hiếp dâm, nhưng không chỉ ra những bất cập trong quy
định mới về tội hiếp dâm. Trong luận văn “Tội hiếp dâm theo quy định của luật
hình sự Việt Nam” tác giả sẽ phát triển định hướng nghiên cứu nêu cụ thể về các
tình tiết định khung của tội hiếp dâm và những vướng mắc của tội hiếp dâm.
2 TS. Phạm Minh Tuyên, Các tội xâm phạm tình dục người dưới 18 tuổi – Những vướng mắc và kiến nghị,
Tạp chí Khoa học kiểm sát điện tử, tập 2, số 37, năm 2020.
truy cập ngày 22/3/2021.


4

- Luận văn:
 Luận văn thạc sĩ: “Tội hiếp dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực
tiễn tỉnh Thái Nguyên”, Nguyễn Ngọc Huyền, Học viện Khoa học xã hội Việt Nam,
Viện Hàn lâm khoa họ xã hội Việt Nam (năm 2018): Luận văn nghiên cứu về dấu

hiệu định tội, các tình tiết định khung đối với tội hiếp dâm theo quy định của BLHS
2015 đã sửa đổi, bổ sung năm 2017, nêu ra những điểm mới của quy định về tội
hiếp dâm trong BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) so với BLHS 1999 (sửa
đổi, bổ sung năm 2009). Thơng qua đó đánh giá thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên và đề ra biện pháp giải quyết những vướng mắc. Luận văn chưa so
sánh tội hiếp dâm với một số tội xâm phạm tình dục khác như: Tội hiếp dâm người
dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm, tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục
khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi. Trong luận văn “Tội hiếp dâm theo
quy định của luật hình sự Việt Nam” tác giả sẽ phát triển định hướng nghiên cứu so
sánh tội hiếp dâm với một số tội xâm phạm tình dục khác, để phân biệt rõ tội hiếp
dâm và một số tội xâm phạm tình dục.
 Luận văn thạc sĩ: “Tội hiếp dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực
tiễn tỉnh Quảng Nam”, Nguyễn Thị Quỳnh My, Học viện Khoa học xã hội Việt
Nam, Viện Hàn lâm khoa họ xã hội Việt Nam (năm 2019): Luận văn nghiên cứu về
dấu hiệu định tội, hình phạt, các tình tiết định khung của tội hiếp dâm và so sánh tội
hiếp dâm với một số tội theo quy định của BLHS 2015 đã sửa đổi, bổ sung năm
2017, nêu ra những điểm mới của quy định về tội hiếp dâm trong BLHS 2015 (sửa
đổi, bổ sung năm 2017) so với BLHS 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). Thơng qua
đó đánh giá thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và đề ra biện pháp giải
quyết những vướng mắc. Luận văn chưa tìm hiểu quy định về tội hiếp dâm của luật
hình sự một số nước khác. Trong luận văn “Tội hiếp dâm theo luật hình sự Việt
Nam” tác giả sẽ phát triển định hướng nghiên cứu tìm hiểu quy định về tội hiếp dâm
của một số nước để học hỏi, tiếp thu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu của luận văn là phân tích về những vấn đề lý luận và pháp lý cơ bản
về tội hiếp dâm theo quy định của luật hình sự Việt Nam nói chung và quy định của
BLHS 2015 đã được sửa đổi, bổ sung nói riêng và đánh giá, nhận định thực tiễn áp
dụng quy định về tội hiếp dâm của pháp luật hình sự Việt Nam. Thơng qua đó nêu



5

quan điểm của tác giả về những vấn đề bất cập trong việc áp dụng quy định của
pháp luật hình sự Việt Nam đối với tội hiếp dâm trong giai đoạn hiện nay để đề ra
biện pháp giải quyết những vấn đề bất cập đó.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thơng qua mục đích nghiên cứu đã đặt ra, luận văn phải thực hiện được những
nhiệm vụ sau:
- Làm rõ những vấn đề lý luận và pháp lý liên quan đến quy định của pháp
luật hình sự Việt Nam về tội hiếp dâm.
- Phân tích, so sánh, đánh giá những điểm mới trong quy định của luật hình sự
Việt Nam hiện hành về tội hiếp dâm để phát hiện những ưu điểm cũng như những hạn
chế, từ đó đề xuất biện pháp hoàn thiện nhằm dễ dàng áp dụng trong thực tiễn.
- Nghiên cứu thực tiễn áp dụng tội hiếp dâm ở Việt Nam từ năm 2018 đến
nay để chỉ ra được những khó khăn, vướng mắc trong q trình áp dụng, từ đó đề
xuất giải pháp khắc phục.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về vấn đề lý luận và vấn đề pháp lý liên quan tội hiếp dâm
theo quy định của luật hình sự Việt Nam. Đồng thời luận văn cũng nghiên cứu vấn
đề áp dụng quy định của luật hình sự Việt Nam về tội hiếp dâm trong thực tiễn.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn thực hiện dưới góc độ luật hình sự: Nghiên cứu các yếu tố cấu thành
tội phạm của tội hiếp dâm và các tình tiết định khung hình phạt tội hiếp dâm theo
quy định tại Điều 141 BLHS 2015 và thực tiễn áp dụng quy định Điều 141 BLHS
2015, cũng như văn bản hướng dẫn để định tội danh và quyết định hình phạt.
Giới hạn về khơng gian nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về các vụ án hiếp
dâm do tòa án các cấp xét xử trong cả nước.
Giới hạn về thời gian nghiên cứu: Luận văn được thực hiện trên cơ sở dữ liệu

thu thập được sau khi BLHS năm 2015 chính thức được áp dụng trong thực tiễn từ năm 2018 đến năm 2021.
5. Phương pháp nghiên cứu
Thứ nhất, tác giả sử dụng phương pháp tư duy lôgic để nhận định, đánh giá
những vấn đề cần phân tích một cách khách quan, chặt chẽ, hệ thống và trình bày
theo bố cục hợp lý.


6

Thứ hai, tác giả sử dụng phương pháp phân tích luật: Phân tích quy định của
luật hình sự Việt Nam nói chung, quy định tại Điều 141 BLHS 2015 nói riêng để
làm rõ cơ sở pháp lý của vấn đề cần nghiên cứu.
Thứ ba, tác giả sử dụng phương pháp so sánh luật. Thông qua việc so sánh các
quy định pháp luật sẽ nhận định, đánh giá được ưu điểm, cũng như điểm hạn chế
của quy định tại Điều 141 BLHS 2015.
Thứ tư, tác giả sử dụng phương pháp bình luận án điển hình để phân tích và
nêu quan điểm về một số bản án mà tác giả chọn làm án điển hình cho cơng trình
nghiên cứu của mình. Từ đó làm rõ việc áp dụng lý luận để định tội danh, quyết
định hình phạt trong thực tiễn xét xử tội hiếp dâm.
Thứ năm, tác giả sử dụng phương pháp thống kê: Tập hợp các quy định pháp
luật có liên quan cũng như những số liệu, báo cáo, vụ việc từ thực tiễn áp dụng pháp
luật đối với tội hiếp dâm làm cơ sở dữ liệu để phân tích, đánh giá một cách toàn
diện các vấn đề pháp lý và thực tiễn.
6. Điểm mới và sự đóng góp của luận văn
Luận văn sẽ nghiên cứu những điểm mới trong dấu hiệu định tội hiếp dâm.
Đồng thời luận văn cũng nghiên cứu những điểm mới trong quy định về tình tiết
định khung tội hiếp dâm theo quy định tại Điều 141 BLHS 2015. Từ kết quả nghiên
cứu luận văn sẽ có đề xuất biện pháp giải quyết những bất cập, vướng mắc, nhằm
hồn thiện quy định pháp luật hình sự. Áp dụng pháp luật càng đễ dàng, thuận lợi
khi pháp luật hoàn thiện. Đây là cơ sở để những cá nhân có thẩm quyền áp dụng

pháp luật có thể tham khảo, vận dụng trong thực tiễn. Từ thực tiễn sẽ góp phần giải
thích, tuyên truyền pháp luật đối với mọi người dân, nâng cao ý thức pháp luật và
phòng, chống tội phạm xâm hại tình dục nói chung và tội phạm hiếp dâm nói riêng
đang biến đổi phức tạp.
7. Bố cục luận văn
Luận văn bao gồm phần Mở đầu, phần Kết luận và 2 chương chính:
- Chương 1: Những vấn đề lý luận và quy định của pháp luật về tội hiếp dâm.
- Chương 2: Thực tiễn áp dụng và kiến nghị hoàn thiện quy định về tội hiếp
dâm của luật hình sự Việt Nam.


7

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ
TỘI HIẾP DÂM
1.1. Những vấn đề lý luận của tội hiếp dâm
1.1.1. Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con
người
Một xã hội muốn phát triển bền vững phải dựa vào yếu tố quan trọng nhất là
con người. Con người cải biến xã hội: Giao lưu để phát triển văn hóa và lao động,
sản xuất phát để triển kinh tế. Ngoài ra con người cũng làm cách mạng chính trị và
cách mạng xã hội nhằm xóa bỏ chế độ áp bức, bóc lột, tạo ra chế độ mới công bằng,
tiến bộ hơn. Vậy con người là mục tiêu, động lực của sự phát triển, cần thiết lập mơi
trường sống an tồn cho con người. Sức khỏe được xem như tài sản quý báu nhất
mà mỗi người có. Nói một cách dễ hiểu thì sức khỏe là tình trạng cơ thể khơng có
bệnh tật hoặc khơng có thương tật. Nhưng theo quan điểm sức khỏe của Tổ chức Y
tế thế giới WHO (World Health Organization) thì sức khỏe khơng chỉ biểu hiện giá
trị về mặt thể chất mà nó cịn bao gồm cả yếu tố tinh thần: “Sức khỏe là trạng thái
thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội và khơng phải chỉ bao gồm có

3

tình trạng khơng có bệnh hay thương tật” . Thời đại ngày nay, gắn liền với sự tiến
bộ của nhân loại thì nhu cầu về cuộc sống của con người cũng thay đổi. Khoa học,
kỹ thuật đạt trình độ cao, kéo theo kinh tế và văn hóa, y tế, giáo dục cũng phát triển.
Đời sống con người ổn định, các nhu cầu vật chất như ăn, ở, mặc được đáp ứng đầy
đủ. Họ không chỉ cần có cuộc sống ấm no mà cịn cần có hạnh phúc: Cơ thể khỏe
mạnh kết hợp với tinh thần vui vẻ, thoải mái, không rối loạn tâm lý.
Mỗi người không thể tách rời nhau trong đời sống cộng đồng. Ngay từ thời tiền
sử con người sớm cùng nhau lao động, săn bắt, hái lượm. Quy luật của phép biện chứng
duy vật đã chứng minh rằng: Con người vừa là thực thể tự nhiên, vừa là thực thể xã
hội; con người sinh ra đã liên hệ với nhau, tác động lẫn nhau và tác động vào tự nhiên,
xã hội. Cùng với sự biến đổi của xã hội thì các mối quan hệ ngày càng mở rộng, tạo
cho họ sự chú ý về vai trị, vị trí của bản thân trong xã hội. Đến khi ấy vấn đề danh dự,
nhân phẩm sẽ trở thành yếu tố cần quan tâm, bảo vệ. Dưới góc độ xã hội học thì con
người chúng ta ln có những phẩm chất nhất định. Những phẩm chất
3 Theo định nghĩa về sức khỏe của WHO vào năm 1946 và năm 2006.
Constitution of the World Health Organization – Basic Documents, Forty-fifth edition, Supplement, October 2006.


8

này quy định giá trị của cá nhân. Đó là nhân phẩm. Vậy nhân phẩm là toàn bộ những
phẩm chất mà mỗi con người có được. Nói cách khác, nhân phẩm là giá trị tồn tại của
mỗi con người. Còn danh dự là sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội đối với
một người dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức của người đó. Tơn trọng danh dự,
nhân phẩm là tôn trọng giá trị con người, tôn trọng các quy tắc, chuẩn mực đạo đức.
Dưới góc độ pháp lý: Danh dự, nhân phẩm gắn liền với quyền nhân thân. Danh dự,
nhân phẩm là sự công nhận của cá nhân, của tổ chức, của nhà nước về những giá trị của
con người và sự coi trọng vai trị, vị trí của chủ thể trong quan hệ pháp luật.

Mọi người, mọi công dân không phân biệt dân tộc, giới tính, tơn giáo, điều kiện
kinh tế đều có quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm trở thành
nguyên tắc cơ bản của hệ thống pháp luật nói chung, ngành luật hình sự nói riêng. Bảo
hộ ở góc độ chính trị thường hiểu là sự cai trị, sự áp đặt, sự yêu cầu của giai cấp nắm
quyền đối với giai cấp yếu thế. Tuy nhiên xét về ý nghĩa pháp lý thì bảo hộ chính là bảo
vệ, giữ gìn, che chở đối với quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể tham gia quan hệ pháp
luật. Vậy phải hiểu như sau: Mọi người, mọi cơng dân đều có quyền được pháp luật bảo
vệ về các giá trị liên quan đến sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Công nhận quyền này
sẽ bảo đảm không bị sự xâm phạm giữa những cá nhân với nhau, đồng thời ngăn chặn
sự lạm quyền, tùy tiện của chủ thể đại diện quyền lực.
Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm được ghi nhận
trong pháp luật quốc tế khi Điều 3, Điều 5 và Điều 12 Tuyên ngôn thế giới về Quyền
Con người năm 1948 (The Universal Declaration of Human Rights, thường được gọi
tắt: UDHR) quy định: “Ai cũng có quyền được sống, tự do, và an tồn thân thể”;
“Khơng ai có thể bị tra tấn hay bị những hình phạt hoặc những đối xử tàn ác, vô nhân
đạo, làm hạ thấp nhân phẩm”; “Khơng ai có thể bị xâm phạm một cách độc đốn vào
đời tư, gia đình, nhà ở, thư tín, hay bị xúc phạm đến danh dự hay thanh danh. Ai cũng
có quyền được luật pháp bảo vệ chống lại những xâm phạm ấy”. Xét
ở góc độ tư tưởng – chính trị thì tun ngơn khơng có giá trị pháp lý. Do đó Liên hiệp
quốc ban hành hai cơng ước bảo vệ các quyền cơ bản của con người: “Công ước về các
quyền dân sự và chính trị” năm 1966 (Việt Nam gia nhập ngày 24 – 9 – 1982) và

“Công ước về các quyền kinh tế - xã hội và văn hóa” năm 1966 (Việt Nam gia nhập
ngày 24 – 9 – 1982). Điều 7 và Điều 17 Công ước quốc tế về các Quyền Dân sự và
Chính trị năm 1966 (International Covenant on Civil and Political Rights, thường
được gọi tắt: ICCPR) quy định: “Khơng ai có thể bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt
một cách tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm…”; “Không ai bị can thiệp


9


một cách tuỳ tiện hoặc bất hợp pháp vào đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, thư tín,
hoặc bị xâm phạm bất hợp pháp đến danh dự và uy tín” và “Mọi người đều có quyền
được pháp luật bảo vệ chống lại những can thiệp hoặc xâm phạm như vậy”. Khoản

1 Điều 12 Công ước quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa năm 1966
(International Covenant on Economic, Social and Cultural Rights, viết tắt: ICESCR)
quy định: “Các quốc gia thành viên Công ước thừa nhận quyền của mọi người được
hưởng một tiêu chuẩn sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở mức cao nhất có thể được”.
Việt Nam là thành viên của ICCPR và ICESCR nên “nội luật hóa” quyền được bảo hộ
về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm trong hệ thống pháp luật quốc gia. Quyền này được
quy định từ Hiến pháp Việt Nam năm 1980. Sau các lần sửa đổi, bổ sung thì khoản 1
Điều 20 Hiến pháp Việt Nam năm 2013 quy định rõ hơn: “Mọi người có quyền bất khả
xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm;
không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác
xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”.
Quy định và chế tài của luật hình sự nghiêm khắc nhất. Bởi vì luật hình sự điều
chỉnh các hành vi gây nguy hiểm cho xã hội. Chương XIV BLHS năm 2015 quy định
về Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người (từ
Điều 123 đến Điều 156). Đây là cơ sở để chể tài các hành vi phạm tội, nhằm bảo đảm
an ninh, trật tự xã hội, bảo đảm quyền con người. Riêng BLTTHS thể chế hóa thành
một nguyên tắc cơ bản để bảo đảm việc tuân thủ pháp luật trong quá trình giải quyết vụ
án hình sự. Điều 12 của Chương II (chương về những nguyên tắc cơ bản) BLTTHS

2015 quy định: “Mọi người có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức
khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản” và “Mọi hành vi xâm phạm trái pháp luật tính
mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của cá nhân; xâm phạm danh dự, uy
tín, tài sản của pháp nhân đều bị xử lý theo pháp luật”.
1.1.2. Khái niệm xâm phạm tình dục và các tội xâm phạm tình dục
Quyền về tình dục là quyền thuộc nhóm quyền sức khỏe, danh dự, nhân phẩm đã

được WHO, Liên hiệp quốc và pháp luật các quốc gia cơng nhận. Hiện nay có nhiều
cách định nghĩa về quyền tình dục, tuy nhiên chưa có một định nghĩa chính thức nào
được quốc tế thừa nhận. Theo Liên đoàn quốc tế các bậc cha mẹ có kế hoạch
(International Planed Parenthood Federation, viết tắt: IPPF) thì quyền về tình dục là
một tập hợp các quyền đang được củng cố liên quan đến tình dục mà góp phần vào tự
do, bình đẳng và nhân phẩm của tất cả mọi người. Theo PGS.TS.Vũ Cơng Giao và
ThS.Nguyễn Minh Tâm thì quyền về tình dục là khả năng của mọi cá nhân, theo


10

một cách thức tự do và có trách nhiệm, được biểu lộ xu hướng, thực hành và hưởng
thụ đời sống tình dục một mình hoặc với người khác mà khơng phải chịu bất kỳ sự
cản trở, trừng phạt, lạm dụng, bóc lột hay phân biệt đối xử nào, miễn là không làm
ảnh hưởng đến các quyền, tự do và lợi ích chính đáng của người khác và của cộng
4

đồng . Tun ngơn tồn cầu về quyền tình dục (thơng qua tại Hội nghị thế giới lần
thứ 14 về tình dục, tổ chức tại Hồng kông, Trung Quốc, năm 1999) ghi nhận một số
nội hàm về quyền tình dục cơ bản như: Quyền tự do tình dục; quyền tự chủ về tình
dục, tồn vẹn về tình dục và được an tồn thân thể trong hoạt động tình dục; quyền
về sự riêng tư trong tình dục; quyền được cơng bằng trong tình dục; quyền được
hưởng khối lạc tình dục; quyền được bày tỏ xúc cảm tình dục; quyền được tự do
kết hợp về tình dục; quyền được tự do quyết định một cách có trách nhiệm về việc
sinh đẻ; quyền được tiếp nhận những thơng tin khoa học về tình dục; quyền được
5

giáo dục tình dục tồn diện; quyền được chăm sóc sức khỏe tồn diện .
Pháp luật Việt Nam chưa có định nghĩa chung cho khái niệm xâm phạm tình dục,
chỉ có định nghĩa khái niệm xâm hại tình dục trẻ em và khái niệm xâm hại tình dục

người dưới 16 tuổi. Theo đó: “Xâm hại tình dục trẻ em là việc dùng vũ lực, đe dọa
dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình
dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào
mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức” (khoản 8 Điều 4 Luật Trẻ em năm
2016); và: “Xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ
lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ người dưới 16 tuổi tham gia vào các hành
vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với người
dưới 16 tuổi và sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới
mọi hình thức (ví dụ: hoạt động xâm hại tình dục được thực hiện do đồng thuận với
người dưới 13 tuổi); do cưỡng bức, do hứa hẹn các lợi ích vật chất (tiền, tài sản) hay
các lợi ích phi vật chất (ví dụ: cho điểm cao, đánh giá tốt, tạo cơ hội tiến bộ...)” (khoản
1 Điều 2 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP). Hai khái niệm này cùng điều chỉnh
đối với một đối tượng tác động, vì Điều 1 Luật Trẻ em năm 2016 quy định trẻ em là
người dưới 16 tuổi. Nhưng hai khái niệm này có phạm vi điều chỉnh hẹp, chỉ giới hạn ở
hành vi xâm hại tình dục đối với trẻ em (hay người dưới 16 tuổi). Mặt khác, nếu
4P.GS.TS.Vũ Công Giao và ThS.Nguyễn Minh Tâm: Vấn đề quyền về tình dục trên thế giới và ở Việt Nam, Tạp chí
Nghiên cứu và lập pháp điện tử, 01/02/2017. truy
cập ngày 28/32021.
5TS.Nguyễn Thị Ngọc Linh, Các tội xâm phạm tình dục trong luật hình sự Việt Nam (Sách chuyên khảo), năm 2019,
Nxb Tư pháp, trang 13,14.


11

hiểu theo nghĩa của khái niệm “xâm hại tình dục” thì khơng thể phản ánh đúng tính
chất của những quan hệ xã hội, những khách thể đang được bảo vệ.
Theo Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng (2006): “xâm phạm nghĩa là động chạm
6

đến quyền lợi người khác” . Còn từ “xâm hại” được hiểu: Một quan hệ xã hội, một

khách thể được pháp luật hoặc luật hình sự bảo vệ, khi bị xâm phạm, có thiệt hại thì
chủ thể gây ra thiệt hại phải chịu trách nhiệm pháp lý hoặc chịu trách nhiệm hình sự khi
xem xét dưới góc độ pháp lý. Theo cách lý giải này, nếu dùng từ “xâm hại”, những
hành vi xâm phạm đến các quyền về tình dục chỉ phải chịu trách nhiệm pháp lý hoặc
chịu trách nhiệm hình sự khi chứng minh được có thiệt hại thực tế xảy ra. Nhưng quyền
về tình dục là những quyền liên quan đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người.
Đây là các quyền nhân thân. Mà quyền nhân thân là những giá trị cơ bản gắn liền với
con người, là vô giá, không thể quy đổi bằng vật chất được, không thể xác định rõ thiệt
hại. Chỉ cần xâm phạm đến quyền về tình dục là phải chịu trách nhiệm pháp lý hoặc
chịu trách nhiệm hình sự. Cho nên sử dụng từ “xâm phạm tình dục” sẽ chính xác hơn.
Theo Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng (2006): “Tình dục là nhu cầu tự nhiên của con
7

người về quan hệ tính giao” . Tuy nhiên, con người có tư duy, có nhận thức, cho nên
quan hệ tính giao của con người bao gồm nhiều hành vi phản ánh trạng thái tâm lý,
phản ánh cảm xúc, tình cảm của con người liên quan đến tình dục và giới tính. Theo
nghiên cứu của các chuyên gia tâm lý, chuyên gia tình dục học thì hoạt động tình dục ở
con người chủ yếu là biểu hiện tình yêu giữa hai người có sự thu hút lẫn nhau, bao gồm
tất cả hành vi nhằm thỏa mãn nhu cầu tình dục: Ơm hơn, sờ soạng, vuốt ve vùng nhạy
cảm cơ thể hoặc bộ phận sinh dục, quan hệ tình dục (giao cấu) và hành vi quan hệ tình
dục khác. Hành vi quan hệ tình dục khác bao gồm: Quan hệ tình dục bằng miệng (dùng
lưỡi, miệng tiếp xúc trực tiếp bộ phận sinh dục) hoặc qua đường hậu môn (đưa bộ phận
sinh dục nam vào hậu mơn). Bên cạnh đó, lời nói khơi gợi ham muốn tình dục đối với
người khác hay việc cho họ nghe âm thanh hoặc xem hình ảnh mang tính chất kích
8

thích bản năng tình dục,… cũng là hành vi tình dục . Theo quan điểm của tác giả: Bạo
lực tình dục, lạm dụng tình dục, bóc lột tình dục, quấy rối tình dục đều là biểu hiện của
xâm phạm tình dục nếu xem xét dưới


6 Viện Ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng (2002), trang 1054
7 Viện Ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng (2002), trang 957.
8 Bác sĩ George D. Zgourides, và ThS.Christie S. Zgourides, Thực Tế Về Hoạt Động Tình Dục Ở Con Người (2013),

Dịch viên: Nguyễn Hồng Trang (Chương 9: Hành vi tình dục). truy cập ngày 28/3/2021,.


12

góc độ pháp lý. Có thể định nghĩa khái niệm xâm phạm tình dục: “Xâm phạm tình
dục là hành vi tình dục được thực hiện trong tình trạng khơng tự nguyện hoặc các
hành vi nhằm thỏa mãn nhu cầu tình dục, động chạm đến sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm của nạn nhân”.
Hành vi tình dục là hành vi biểu hiện tính chất bản năng của con người. Tuy nhiên
con người khác động vật, động vật hành động theo bản năng và thơng qua phản xạ có
điều kiện. Cịn con người có nhận thức, có thể điều khiển hành vi của mình, chứ khơng
thể hành động dựa vào bản năng. Nếu nhu cầu bản năng có thể bộc lộ và được thực
hiện với tất cả mọi người, ở bất kỳ nơi nào, bằng bất kỳ cách thức nào thì xã hội sẽ trở
nên rối loạn. Nhà nước là một xã hội có tổ chức ổn định, khơng thể xảy ra tình trạng
một người dùng thủ đoạn, thậm chí dùng sức mạnh bạo lực đối với người khác để thỏa
mãn nhu cầu tình dục. Nếu hành vi đó được chấp nhận thì chuẩn mực đạo đức tồn tại
trong xã hội sẽ bị phá vỡ, nhân phẩm, danh dự của con người bị xâm phạm. Chỉ có hình
thức chế tài nghiêm khắc nhất của luật hình sự mới có thể giáo dục, ngăn chặn, răn đe,
trừng trị đối với hành vi xâm phạm tình dục. Theo khoa học pháp lý hình sự để hành vi
xâm phạm tình dục trở thành tội xâm phạm tình dục thì nó phải thỏa mãn một số đặc
điểm của tội phạm xâm phạm tình dục như:

Xâm phạm tình dục là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội.
Thực hiện hành vi tình dục trong tình trạng khơng tự nguyện hoặc hành vi
nhằm thỏa mãn nhu cầu tình dục và xâm phạm quyền tự do tình dục, quyền bất khả

xâm phạm về tình dục và sức khỏe, danh dự, nhân phẩm con người được quy định
trong luật hình sự.
Do người có năng lực TNHS và đủ độ tuổi chịu TNHS thực hiện.
9

Được thực hiện do lỗi cố ý.
Từ những đặc điểm về tội phạm xâm phạm tình dục, có thể định nghĩa: “Các
tội xâm phạm tình dục là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, do người có năng lực
trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự cố ý thực hiện hành vi
tình dục trong tình trạng khơng tự nguyện hoặc thực hiện hành vi nhằm thỏa mãn
nhu cầu tình dục, động chạm đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của nạn nhân,
được quy định trong luật hình sự”.
1.1.3. Khái niệm hiếp dâm và tội hiếp dâm

9 Xem thêm khái niệm “Tội phạm” được quy định tại khoản 1 Điều 8 BLHS năm 2015.


13

Hiếp dâm là một hành vi xâm phạm tình dục và tội hiếp dâm là một tội trong các
tội xâm phạm tình dục. Theo Từ điển Hán Việt từ nguyên thì hiếp dâm có nghĩa là dùng
10

uy quyền hay sức mạnh bắt kẻ khác cho mình thỏa mãn dâm dục . Tác giả Đinh Văn
Quế định nghĩa khái niệm hiếp dâm như sau: Hiếp dâm là hành vi dùng vũ lực, đe dọa
dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn
khác, giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với
11

ý muốn của nhạn nhân . Đây là định nghĩa phù hợp với những hành vi khách quan của

tội phạm hiếp dâm được miêu tả tại khoản 1 Điều 141 BLHS năm 2015. Thật ra khái
niệm hiếp dâm xét theo góc độ pháp lý hình sự Việt Nam đã có sự thay đổi. Sự thay đổi
này phù hợp với sự phát triển của xã hội cùng với sự đổi mới trong tư duy và hành
động của con người. Nếu căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 111 BLHS năm 1999
(sửa đổi, bổ sung năm 2009) có thể định nghĩa tội hiếp dâm như sau: Hiếp dâm là hành
vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực; hoặc lợi dụng tình trạng khơng thể tự vệ được của
nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ. Ở đây
giao cấu có thể hiểu là hành vi: “giao tiếp bộ phận sinh dục ngoài của
12

giống đực với bộ phận sinh dục của giống cái” . Nói rõ hơn hành vi giao cấu ở người
13

là: “hành động giao hợp mà dương vật của nam giới đút vào âm đạo nữ giới” .
Ngày nay các hành vi quan hệ tình dục của con người đã được mở rộng, không

nằm trong phạm vi các hành vi quan hệ tình dục truyền thống giữa nam và nữ (giao
cấu). Đó là hành vi quan hệ tình dục giữa người cùng giới tính với nhau, hoặc hành
vi quan hệ tình dục khác mà khơng phải là hành vi giao cấu giữa nam và nữ. Vì vậy
khái niệm về hiếp dâm đã thay đổi. Dấu hiệu cơ bản của hành vi hiếp dâm gồm:
- Hành vi: Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lợi dụng tình trạng khơng thể tự
vệ được của nạn nhân, dùng thủ đoạn khác.
- Mục đích: Thơng thường mục đích của người thực hiện hành vi hiếp dâm là
giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân.
Hiếp dâm để lại những hậu quả nặng nề cho nạn nhân nói riêng, xã hội nói chung.
Nạn nhân của hành vi hiếp dâm thường bị tổn thương về cả sinh lý và tâm lý.
10
Bửu Kế, Từ điển Hán Việt từ nguyên, Nxb Thuận Hóa, năm 1999, trang 751.
11Đinh Văn Quế, Bình luận Bộ luật hình sự năm 2015, Phần thứ hai: Các tội phạm, Chương XIV: Các tội xâm phạm
tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người (Bình luận chuyên sâu), Nxb Thông tin và truyền thông, năm

2018, trang 231.
12
Từ điển tiếng Việt , Nxb Đà Nẵng năm 1997, trang 377.
13
Tài liệu: Bác sĩ George D. Zgourides, và ThS.Christie S. Zgourides, Thực Tế Về Hoạt Động Tình Dục Ở
Con Người (2013), Dịch viên: Nguyễn Hồng Trang (Chương 9: Hành vi tình dục – Quan hệ tình dục (giao hợp))”.
truy cập ngày 28/3/2021.


14

Luật hình sự các nước trên thế giới và luật hình sự Việt Nam nói riêng đã quy định
hành vi hiếp dâm là tội phạm. Tội hiếp dâm được quy định tại Điều 141 BLHS năm
2015. Từ khoa học pháp lý hình sự rút ra các đặc điểm cơ bản của tội phạm hiếp dâm:

Hiếp dâm hành vi gây nguy hiểm cho xã hội.
Thực hiện hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lợi dụng tình trạng khơng
thể tự vệ được của nạn nhân hoặc dùng thủ đoạn khác để giao cấu hoặc thực hiện
hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân; xâm phạm quyền tự do
tình dục, quyền bất khả xâm phạm về tình dục và sức khỏe, danh dự nhân phẩm của
con người được quy định trong luật hình sự.
Do người có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS thực hiện.
Được thực hiện do lỗi cố ý.
Vậy, từ những đặc điểm cơ bản về tội phạm hiếp dâm, có thể định nghĩa:“Tội
hiếp dâm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, do người có năng lực trách nhiệm hình
sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự cố ý thực hiện hành vi dùng vũ lực, đe dọa
dùng vũ lực, lợi dụng tình trạng khơng thể tự vệ được của nạn nhân hoặc dùng thủ
đoạn khác để giao cấu trái hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý
muốn của nạn nhân, được quy định trong luật hình sự”.
1.2. Quy định của luật hình sự Việt Nam về tội hiếp dâm qua các thời kỳ

lịch sử
1.2.1. Quy định của luật hình sự Việt Nam thời kỳ phong kiến về tội hiếp dâm Xã
hội phong kiến Việt Nam bị xâm lược và đô hộ bởi các triều đại phong kiến
Trung Quốc hàng nghìn năm. Chính vì thế nước ta tiếp thu và chịu ảnh hưởng sâu sắc
của tư tưởng Nho giáo. Nho giáo xem trọng các giá trị truyền thống trong gia đình,
nhưng thường mang nặng tư tưởng trọng nam khinh nữ. Vì vậy địa vị của người phụ nữ
trong xã hội phong kiến thường thấp kém hơn so với người đàn ơng. Tuy nhiên, khơng
vì thế mà nhân phẩm, danh dự của người phụ nữ bị chà đạp. Đặc biệt là vấn đề liên
quan đến trinh tiết của phụ nữ. Quan niệm Nho giáo lấy trinh tiết làm thước đo cho
chuẩn mực đạo đức của người phụ nữ. Hai bộ luật được xem là tiến bộ nhất thời kỳ
phong kiến và còn lưu giữ tương đối đầy đủ các bản chép đến ngày hôm nay là Bộ luật
Hồng Đức (hay Luật hình triều Lê, thường được gọi là Quốc triều hình luật) và Hồng
Việt luật lệ (thường được gọi là Bộ luật Gia Long) đều ghi nhận các điều luật bảo vệ
thân thể, bảo vệ danh dự, nhân phẩm của người phụ nữ. Do đó hai bộ luật này quy định
hình phạt rất nghiêm khắc đối với tội hiếp dâm (bị lưu đày và cả tử hình). Mục đích
chính của những quy định về tội hiếp dâm trong thời kỳ phong


15

kiến là nhằm gìn giữ thuần phong mỹ tục, bảo vệ trật tự và lễ giáo của một xã hội
theo Nho giáo, với những đòi hỏi rất khắt khe về trinh tiết của người phụ nữ.
Quốc triều hình luật là bộ luật chính thống và quan trọng nhất của triều đại nhà Lê
(1428 – 1789). Trong Quốc triều hình luật, hành vi xâm phạm tình dục đối với phụ nữ
14

và trẻ em được quy định tại Chương Thông gian , gồm 10 điều, từ Điều 401 đến Điều
410. Điều 403 (Điều 3 chương Thơng gian) quy định: “Hiếp dâm thì xử tội lưu hay tội
chết và phải nộp tiền tạ hơn tiền tạ về tội gian dâm thường một bậc; nếu làm cho người
đàn bà bị thương thì xử tội nặng hơn đánh người bị thương một bậc. Nếu làm người

15

đàn bà bị chết thì điền sản kẻ phạm tội phải trả cho nhà người bị chết” . Bên cạnh đó
pháp luật hình sự thời Lê đã quy định rất rõ, dù trẻ em dưới 12 tuổi nghe theo lời dụ dỗ
của người phạm tội và thuận tình giao cấu thì người phạm tội vẫn bị khép vào tội hiếp
dâm, hành vi giao cấu với người dưới 12 tuổi được quy định tại Điều 404 (Điều 4
chương Thông gian): “Gian dâm

16

với con gái nhỏ từ 12 tuổi trở xuống, dù người con
17

gái có thuận tình, cũng xử như tội hiếp dâm” . Ngoài ra, một điểm tiến bộ của Quốc
tiều hình luật là việc quy định hành vi quan lại lạm dụng chức quyền để cưỡng dâm,
hiếp dâm người phụ nữ khi thi hành công vụ sẽ bị xử phạt nghiêm khắc, Điều 409
(Điều 9 chương Thông gian) quy định: “Ngục quan và ngục lại, ngục tốt gian dâm với
những đàn bà, con gái có tội thì xử tội nặng hơn gian dâm thường một bậc. Đàn bà,
18

con gái mà thuận tình thì giảm tội ba bậc; bị hiếp thì không xử tội” . Tuy nhiên, quy
định về tội hiếp dâm trong Quốc triều hình luật cịn đơn giản, chưa xác định rõ các
hành vi cấu thành tội hiếp dâm.
Sau Quốc triều hình luật thì bộ luật Gia Long của nhà Nguyễn (do vua Gia Long
ban hành năm 1815) đã quy định tội hiếp dâm với những dấu hiệu định tội rõ ràng hơn
(kể cả trường hợp phạm tội chưa đạt). Hình phạt mà triều Nguyễn ban hành để trừng trị
kẻ phạm tội hiếp dâm, tội xâm phạm tình dục phụ nữ là rất nghiêm khắc: Đa số là áp
dụng hình phạt tử hình với hình thức xử chém hoặc treo cổ. Tội hiếp dâm được quy
định trong những điều luật, điều lệ liên quan đến Phạm gian dâm. Điều luật 332 của
19


tổng mục, quyển 18 quy định cụ thể thế nào là hành vi cưỡng gian , hình

14
15
16
17
18
19

Thơng gian: Một người đang có vợ (hoặc chồng) nhưng ngoại tình với người khác .

Viện sử học, Quốc triều hình luật (Luật hình triều Lê), Nxb Tư pháp, năm 2013, trang 183.
Gian dâm: Nam và nữ không phải là vợ chồng nhưng lén lút quan hệ tình dục với nhau.
Viện sử học, tlđd 18, trang 184.
Viện sử học, tlđd 18, trang 185.
Cưỡng gian: Cưỡng ép phụ nữ để gian dâm.


16

20

phạt đối với tội cưỡng gian; thế nào là điêu gian , hình phạt đối với tội điêu gian;
người phụ nữ bị cưỡng hiếp khơng có tội, gian dâm con gái 12 tuổi trở xuống, dù
21

hòa đồng (được sự đồng ý) cũng buộc tội theo tội cưỡng.
Sự phát triển của pháp luật hình sự thời kỳ này thể hiện trong việc điều luật giải
thích cụ thể lý do tại sao lại quy định như vậy: Hình phạt nặng hay nhẹ tuy thuộc vào

việc đã cưỡng hiếp, làm hoen ố trinh tiết người phụ nữ hay chưa. Tội cưỡng hiếp là tội
nặng, người phụ nữ vốn thanh khiết nếu khơng có lịng thơng gian mà bị cưỡng gian thì
khơng có tội. Bé gái 12 tuổi chưa phát triển thể chất, không có lịng dâm, dễ bị lừa, bị
22

khống chế . Giải thích vấn đề giúp mọi người hiểu pháp luật, dễ áp dụng.
Điều lệ 3, diều lệ 4 và điều lệ 6

23

của điều luật về tội hiếp dâm có quy định các

tình tiết định khung, gần giống với một số tình tiết định khung của tội hiếp dâm trong
BLHS hiện hành: Hình phạt đối với trường hợp hiếp dâm bé gái dưới 12 tuổi, bé gái
dưới 10 tuổi; bé gái dưới 12 tuổi nhưng trên 10 tuổi. Hình phạt trường hợp hiếp dâm
bình thường, trường hợp hiếp dâm mà có sử dụng hung khí làm bị thương người phụ
nữ, trường hợp hiếp dâm và giết chết người phụ nữ. Với những quy định về tình tiết
định khung sẽ phân hóa hình phạt rõ ràng hơn. Một lần nữa sự tiến bộ trong tư tưởng
ban hành pháp luật và kỹ năng lập pháp của pháp luật triều Nguyễn được thể hiện rõ.

Tuy nhiên, Bộ luật Gia Long cũng có những nhược điểm. Điều luật quy định
dài dịng, khơng tách bạch được dấu hiệu định tội hiếp dâm với những tội xâm phạm
tình dục khác như cưỡng dâm, giao cấu với người dưới 16 tuổi. Ngồi ra, Bộ luật
Gia Long cịn mang nặng tư tưởng giai cấp của thời phong kiến nên bản chất quy
định về tội hiếp dâm là thông qua việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm người phụ nữ để
bảo về học thuyết Nho giáo, bảo vệ những người có chức vụ, quyền hạn trong xã
hội (quan lại), bảo vệ danh dự của người đàn ơng (có vợ bị hiếp dâm).
1.2.2. Quy định của luật hình sự Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1985 về tội
hiếp dâm
Sau khi Cách mạng tháng tám 1945 thành công, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng

Hòa ra đời và phải đối mặt với nhiều khó khăn như: Kinh tế khủng hoảng do chiến
tranh kéo dài (nạn đói diễn ra khắp cả nước), văn hóa – giáo dục trì trệ, lạc hậu (nạn dốt
phổ biến: Hơn 90% dân số mù chữ), an ninh chính trị và trật tự xã hội rối loạn:
20
Điêu gian: Gian phu dùng lời lẽ điêu ngoa để thông gian với gian phụ, xem: Nguyễn Q. Thắng, Lược khảo
Hoàng Việt luật lệ (tìm hiểu Luật Gia Long), Nxb Văn hóa - thơng tin, năm 2002, trang 128.
21
Nguyễn Q. Thắng, tlđd 21, trang 127.
22
Nguyễn Q. Thắng, tlđd 21, trang 131.
23
Nguyễn Q. Thắng, tlđd 21, trang 131.


17

Giặc ngọai xâm rình rập và sự nổi dậy của các thế lực chống đối Chính phủ lâm
thời. Chính phủ mới còn non trẻ phải đặt ưu tiên khắc phục hậu quả chiến tranh,
củng cố độc lập dân tộc lên hàng đầu nên chưa có điều kiện xây dựng và ban hành
hệ thống văn bản pháp luật hoàn chỉnh. Trước tình hình đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã ban hành Sắc lệnh số 47 – SL ngày 10 – 10 – 1945 cho tạm thời giữ các luật lệ
cũ: Bộ Luật hình An Nam (thi hành ở Bắc Bộ), Hồng Việt hình luật (thi hành ở
Trung Bộ) và Hình luật pháp tu chính (thi hành ở nam Bộ), với điều kiện “chỉ thi
hành khi nào không trái với nguyên tắc độc lập của nước Việt Nam và chính thể dân
chủ cộng hòa” (Điều 12 Sắc lệnh 47 – SL ngày 10/10/1945) để bảo đảm an ninh,
trật tự trong nước. Như vậy thời bấy giờ, tội hiếp dâm cũng như những tội hình sự
khác sẽ được các cấp Tịa án xét xử theo các luật lệ cũ.
Nhà nước ta vẫn tiếp tục cuộc chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Sau chiến
thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954, miền Bắc hồn tồn giải phóng và đi theo con
đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam lại tiếp tục cuộc kháng chiến chống kẻ

thù xâm lược mới là đế quốc Mỹ. Tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở miền
Bắc có nhiều thay đổi dẫn đến tình trạng những luật lệ của chế độ xã hội cũ được áp
dụng theo Sắc lệnh 47 - SL khơng cịn phù hợp ở miền Bắc. Để áp dụng pháp luật thuận
lợi và phù hợp hoàn cảnh đổi mới, ngày 30 – 6 – 1955, Bộ Tư pháp ban hành Thông tư
số 19 -VHH/HS u cầu các Tịa án khơng nên áp dụng luật cũ, và ngày 10/7/1959 Tòa
án nhân dân tối cao ban hành Chỉ thị số 772/CTTP đình chỉ áp dụng luật pháp cũ của đế
quốc và phong kiến. Tuy vậy, Nhà nước ta vẫn chưa ban hành văn bản quy phạm pháp
luật hình sự để quy định cụ thể về tội hiếp dâm. Tội hiếp dâm không được luật hình sự
điều chỉnh là một nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng của loại tội phạm này. Để giải quyết
thực tiễn, ngày 15 – 6 – 1960, Tòa án nhân dân tối cao ban hành Chỉ thị số 1024 hướng
dẫn việc xử lý tội hiếp dâm. Chỉ thị số 1024 được xem là văn bản quy phạm pháp luật
có giá trị đầu tiên, đặt nền móng cho việc hồn thiện và xây dựng các tội phạm về tình
dục nói chung, tội phạm hiếp dâm nói riêng. Trong Báo cáo tổng kết từ năm 1961 đến
năm 1966, Toàn án nhân dân tối cao vừa rút kinh nghiệm về việc xử lý đối với tội phạm
hiếp dâm, vừa đưa ra hướng dẫn đường lối xử lý đối với tội phạm hiếp dâm. Ngày 11 –
5 – 1967 Tòa án nhân dân tối cao ban hành Bản tổng kết và hướng dẫn số 329 - HS2
quy định đường lối xét xử tội hiếp dâm và các tội phạm khác về mặt tình dục dựa trên
tổng kết thực tiễn. Trong Bản tổng kết và hướng dẫn đã đề cập tồn diện 04 hình thức
phạm tội liên quan đến tình dục: Hiếp dâm (bao gồm cả hiếp dâm người dưới 16 tuổi);
cưỡng dâm (gọi là cưỡng bách giao


18

cấu); giao cấu với người dưới 16 tuổi và dâm ô (trái ý muốn và không có giao cấu,
trong đó có trường hợp dâm ơ với trẻ em). Tội hiếp dâm chính thức được điều chỉnh
trong pháp luật hình sự. Ở thời kỳ này tội hiếp dâm và tội hiếp dâm người dưới 16
tuổi chưa được tách bạch độc lập, và tội hiếp dâm sẽ bao gồm cả hành vi hiếp dâm
trẻ em. Bản tổng kết và hướng dẫn số 329 - HS2 đã xác định hành vi khách quan
của tội hiếp dâm là hành động bắt buộc người phụ nữ phải chịu sự giao cấu trái ý

muốn hoặc không có ý muốn bằng cách dùng bạo lực về thể chất, hay là uy hiếp về
tinh thần, hay là lợi dụng hoặc gây ra tình trạng khơng thể tự vệ hoặc biểu lộ ý chí
của người đó. Ngồi ra, bản tổng kết có sự phân hóa, đánh giá mức độ nghiêm trọng
của hành vi hiếp dâm nói chung, hiếp dâm trẻ em nói riêng. Đồng thời nó cũng đưa
ra đường lối xử lý đối với các trường hợp xâm hại tình dục trẻ em (xử lý nặng). Cụ
thể như: Xử lý nặng hơn đối với những trường hợp hiếp dâm nguời dưới 18 tuổi,
hiếp dâm người thân thích có liên quan trực hệ, hiếp dâm nhiều người, hiếp dâm với
động cơ đe hèn,…Nhưng đồng thời xử lý nhẹ hơn đối với những trường hợp phạm
tội chưa đạt, hậu quả chưa nghiêm trọng, bị cáo cịn nhỏ tuổi, có tình tiết giảm nhẹ
trong yếu tố nhân thân (có cống hiến, thái độ ăn năn, hối cải,..).
Sau khi giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, ngày 15 – 3 – 1976, Hội
đồng Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hịa miền Nam Việt Nam ban hành Sắc
luật số 03/SL - 1976 quy định các tội phạm và hình phạt được áp dụng ở miền Nam
Việt Nam. Tuy vậy, Sắc luật số 03/SL - 1976 không quy định thế nào là hiếp dâm
mà chỉ quy định hình phạt đối với người phạm tội. Trước tình hình đó, ngày 15 – 4
– 1976, Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số 03-BTP/TT hướng dẫn thi hành Sắc luật
số 03/SL-1976, theo đó quy định rõ hiếp dâm “là hành vi dùng bạo lực hoặc hành vi
uy hiếp về tinh thần để giao cấu với người phụ nữ, khơng có sự thỏa thuận của
người đó; hoặc là hành vi lợi dụng lúc người phụ nữ đang ngủ say, đang bị mê sảng,
hoặc có bệnh thần kinh để giao cấu với họ; hoặc là hành vi lợi dụng sự non nớt, sự
chưa hiểu biết của vị thành niên dưới 13 tuổi để giao cấu với chúng”. Ngày 6 – 7 –
1976, Tòa án nhân dân tối cao ban hành Bản sơ thảo chỉ thị số 54/TATC hướng dẫn
việc thi hành pháp luật thống nhất, trong đó tội hiếp dâm được xử lý theo tinh thần
của Hướng dẫn 329 - HS2 của Tòa án nhân dân tối cao ban hành năm 1967.
Thời kỳ này, chưa có văn bản pháp lý hình sự chính thức quy định về tội phạm
nói chung, tội hiếp dâm nói riêng. Các Tịa án xét xử tội phạm hiếp dâm chủ yếu căn cứ
vào những văn bản dưới luật hướng dẫn, căn cứ án lệ và những chính sách pháp luật
của nhà nước. Bản tổng kết 329 - HS2 ngày 11 – 5 – 1967 được xem là văn bản



19

quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất để giải quyết các vụ án hiếp dâm.
Tuy nhiên nó vẫn cịn nhiều bất cập, hạn chế khi áp dụng. Do đó cần ban hành một
văn bản luật hình sự có giá trị pháp lý cao hơn, điều chỉnh cụ thể các quan hệ pháp
luật hình sự (trong đó có tội phạm hiếp dâm) và phải được áp dụng thống nhất.
1.2.3. Quy định của Bộ luật hình sự năm 1985 về tội hiếp dâm
BLHS năm 1985 được Quốc hội khóa 7 thơng qua ngày 27 – 6 – 1985 tại kỳ
họp thứ 9 và có hiệu lực từ ngày 01 – 01 – 1986, đây là BLHS đầu tiên, đánh dấu sự
tiến bộ về kỹ thuật lập pháp hình sự ở nước ta. Theo đó tội hiếp dâm được quy định
tại Điều 112 BLHS năm 1985. Căn cứ dấu hiệu cấu thành tội hiếp dâm quy định tại
khoản 1 Điều 112 BLHS năm 1985 thì hành vi hiếp dâm bao gồm những dấu hiệu:
- Hành vi: Dùng vũ lực, dùng thủ đoạn khác.
- Mục đích: Giao cấu trái với ý muốn của nạn nhân.
BLHS năm 1985 cũng quy định rõ hình phạt và các tình tiết định khung hình
phạt tăng nặng đối với tội hiếp dâm như: Hiếp dâm có tổ chức hoặc nhiều người hiếp
một người; làm nạn nhân chết, tự sát;… Như vậy, BLHS năm 1985 đã quy định dấu
hiệu cấu thành tội hiếp dâm, hình phạt đối với tội hiếp dâm, tình tiết định khung và tình
tiết định khung hình phạt tăng nặng đối với tội hiếp dâm. Nhưng do BLHS Việt Nam
thống nhất lần đầu tiên được ban hành nên không tránh khỏi những bất cập.

Thứ nhất, dấu hiệu định tội hiếp dâm được quy định chưa cụ thể, cụm từ “thủ
đoạn khác” được dùng mang ý nghĩa khái quát, người không nghiên cứu pháp luật
sẽ khó phân biệt được hành vi nào được xem là thủ đoạn khác (ngoài hành vi dùng
vũ lực) đối với nạn nhân để thực hiện hành vi hiếp dâm. Chính vì vậy sẽ gây khó
khăn khi áp dụng pháp luật.
Thứ hai, BLHS 1985 chưa phân biệt rõ ràng trường hợp nào là phạm tội hiếp
dâm, trường hợp nào là phạm tội hiếp dâm trẻ em (hay người dưới 16 tuổi).
Để khắc phục những bất cập của luật hình sự nói chung và quy định về tội hiếp
dâm nói riêng, BLHS năm 1985 sau khi được thi hành thì đã trải qua bốn lần sửa

đổi, bổ sung vào các năm 1989, 1991, 1992 và 1997.
Lần sửa đổi, bổ sung thứ nhất vào năm 1989, Điều 112 được giữ nguyên. Lần sửa
đổi, bổ sung thứ hai vào năm 1991, Khoản 4 Điều 112 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em dưới 13 tuổi đều là phạm tội hiếp dâm và người
phạm tội bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. Phạm tội thuộc một trong các
trường hợp quy định ở khoản 2 và khoản 3 Điều này, thì bị phạt tù từ mười hai


×