PGD Tân Biên
Trường THCS Tây Sơn
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II LỚP 7
Thời gian 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Trắc nghiệm (4 điểm, 8 câu, mỗi câu trả lời đúng 0,5 điểm).
Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời
đúng.
* Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi 1, 2, 3.
“Bấy giờ ai nấy ở trong đình đều nơn nao, sợ hãi. Thốt nhiên một người nhà quê,
mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào, thở không ra lời:
- Bẩm… quan lớn… đê vỡ mất rồi !
Quan lớn đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng:
- Đê vỡ rồi !... Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng
mày ! Có biết khơng ? … Lính đâu ? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc
vào đây như vậy ? Khơng cịn phép tắc gì nữa à ?
- Dạ, bẩm…”
(Trích Ngữ văn 7, tập 2)
1. Đoạn trích trên thuộc kiểu văn bản nào ?
A. Nghị luận
B. Biểu cảm
C. Miêu tả
D. Tự sự
2. Mục đích chính của đoạn trích trên là gì ?
A. Tố cáo tội ác của quan phụ mẫu
B. Tố cáo tên quan phụ mẫu hống hách, vô trách nhiệm
C. Tả thái độ của mọi người trong đình khi nghe tin đê vỡ
D. Thể hiện sự sợ hãi của mọi người và anh lính hầu
3. Trong đoạn trích trên, tác giả sử dụng nghệ thuật nào ?
A. Kể xen tả
B. So sánh và ẩn dụ
C. Tưởng tượng, nhân hoá
D. Tương phản và tăng cấp
1
4. Thế nào là câu chủ động ?
A. Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hành động, hướng vào
người, vật khác
B. Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hành động của một người khác
hướng vào
C. Là câu có thể rút gọn thành phần chủ ngữ
D. Là câu có thể rút gọn thành phần vị ngữ
5. Trong các câu sau, câu nào là câu chủ động ?
A. Lan được mẹ tặng một chiếc cặp tóc.
B. Nhà vua truyền ngơi cho cậu bé.
C. Thuyền bị gió làm lật.
D. Ngôi nhà đã bị phá nát.
6. Câu văn sau dùng phép liệt kê gì ?
“Thể điệu ca Huế có sơi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khng, có tiêc
thương ai ốn…”
A. Liệt kê khơng tăng tiến
B. Liệt kê không theo từng cặp
C. Liệt kê tăng tiến
D. Liệt kê theo từng cặp
7. Từ “vàng” trong câu “Tấc đất tấc vàng” với từ “vàng” trong cụm từ “nhảy trên
đường vàng”(Lượm - Tố Hữu) là hai từ:
A. trái nghĩa
B. đồng âm
C. đồng nghĩa
D. gần nghĩa
8. Câu “Chị An ơi !” dùng để làm gì ?
A. Chỉ thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc
B. Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, sự việc
C. Để gọi đáp
D. Để bộc lộ cảm xúc
Tự luận (6 điểm)
Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: “Có cơng mài sắt, có ngày
nên kim.”
2
PGD Tân Biên
Trường THCS Tây Sơn
HƯỚNG DẪN CHẤM
Đề kiểm tra học kì 2 -Mơn ngữ văn lớp 7
Trắc nghiệm:(4 điểm, 8 câu, mỗi câu đúng được 0,5 điểm)
CÂU
1
ĐÁP ÁN D
2
B
3
A
4
A
5
B
6
D
7
B
8
C
Tự luận (6 điểm)
Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: “Có cơng mài sắt, có ngày nên
kim.”
* Nội dung: 5 điểm
1. Mở bài (0,5 điểm)
Nêu vai trò quan trọng của lí tưởng, ý chí và nghị lực trong cuộc sống mà câu
tục ngữ đã nêu như là một chân lí.
2. Thân bài (4 điểm):
a. Giải thích ngắn gọn câu tục ngữ (1 điểm):
- Nghĩa đen: Thanh sắt nếu “có cơng” mài mãi cũng thành một cái kim nhỏ bé,
sáng lống.
- Nghĩa bóng: Dùng hình ảnh sắt, kim để nêu lên một vấn đề kiên trì.
Kiên trì là điều rất cần thiết để con người vượt qua mọi trở ngại.
Khơng có kiên trì, con người khơng thể làm được gì.
b. Chứng minh (3 điểm):
- Những người có đức kiên trì đều thành cơng (1,5 điểm).
Dẫn chứng xưa: Mạc Đĩnh Chi…
Dẫn chứng nay: Bác Hồ…
Kiên trì giúp ta vượt qua mọi trở ngại tưởng như không thể vượt qua được (1,5
điểm).
Dẫn chứng ngày nay: Thầy Nguyễn Ngọc Kí bị liệt cả hai tay…
Dẫn chứng thơ văn:
“Khơng có việc gì khó….”
“Nước chảy đá mòn”
3
c. Kết bài (0,5 điểm):
Mọi người nên rèn luyện tính kiên trì, bắt đầu từ những việc nhỏ để khi ra đời
làm được những việc lớn.
* Hình thức: 1 điểm
- Bố cục chặt chẽ, đủ ba phần: mở bài, thân bài và kết bài.
- Diễn đạt mạch lạc, không sai lỗi chính tả.
- Câu văn giàu hình ảnh, cảm xúc.
NHĨM TUYỂN CHỌN, BIÊN TẬP, SỬA CHỮA:
1. Lê Thị Mỹ Hà
2. Nguyễn Thuý Hồng
3. Nguyễn Thị Hồng Vân
4. Tạ Hồng Xoan
Viện CL&CT GD
Viện CL&CT GD
Viện CL&CT GD
Trường THCS Phan Chu Trinh - Quận Ba Đình Hà Nội
4