Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

TIỂU LUẬN: Công ty dệt may Đông á - DAGATEX với những bước tiến vào thị trường Mỹ potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.76 KB, 13 trang )





TIỂU LUẬN:

Công ty dệt may Đông á - DAGATEX
với những bước tiến vào thị
trường Mỹ




Lời nói đầu

Hàng dệt may là lĩnh vực các nước đang phát triển có lợi thế và tiềm năng
phát triển cao bởi đặc thù của ngành này là sử dụng nhiều lao động, công nghệ
tương đối dễ tiếp cận, quy mô thị trường tiêu thụ lớn…Do vậy, trong định hướng
phát triển kinh tế đất nước, Đảng và nhà nước ta đã quan tâm, tạo mọi điều kiện
thuận lợi để đưa dệt may trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn hướng
ra thị trường khu vực và quốc tế.
Trong những năm qua, mặc dù kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam
liên tục tăng trưởng mạnh song những khó khăn, thách thức vẫn còn rất nhiều. Do
vậy, để đạt được và vượt mục tiêu xuất khẩu theo quy hoạch tổng thể của ngành dệt
may Việt Nam đến năm 2005 là 3 tỷ USD và 2010 là 4 tỷ USD đòi hỏi ngành phải
duy trì được mức tăng trưởng liên tục 14%/ năm. Đây là mức tăng trưởng không
phải quá cao, nhưng muốn đạt được và vượt mục tiêu này thì cần có nhiều giải pháp
đồng bộ, trong đó việc đẩy mạnh xuất khẩu và tăng cường sức cạnh tranh của hàng
dệt may Việt Nam tại thị trường Mỹ là một trong những yếu tố quyết định.
Tuy nhiên, muốn tiếp cận thị trường Mỹ thật không đơn giản. ở cuộc chơi
này, nếu không am hiểu hàng rào luật pháp xứ “cờ hoa”, việc bị “thổi còi phạt đền”


được dự báo là chuyện dễ xảy ra.













I. Giới thiệu luật thương mại Mỹ:
Luật quản lý hoạt động thương mại của Mỹ rất toàn diện và chi tiết, bao gồm
nhiều đạo luật và những quy định quan trọng liên quan trực tiếp đến các lĩnh vực
xuất nhập khẩu, ngăn chặn những hoạt động thương mại gian lận, quản lý các hoạt
động kinh tế khác nhằm phục vụ lợi ích của Mỹ. Dưới đây xin giới thiệu sơ lược
những nét chính của luật thương mại Mỹ.
1. Thuế quan:
Hệ thống thuế quan của Mỹ (gọi tắt là HTS) hiện không chỉ được thi hành ở
Mỹ mà hầu hết các quốc gia thương mại lớn của thế giới đang áp dụng.
Nhiều loại thuế quan của Mỹ đánh theo tỷ lệ trên giá trị hàng hoá, tức là mức
thuế được xác định căn cứ theo tỷ lệ phần trăm trên giá trị hàng nhập khẩu. Mức
thuế suất biến động từ 1- 40%, trong đó mức thông thường trong khoảng từ 2- 7%
giá trị hàng nhập khẩu. Một số hàng nhập khẩu phải chịu thuế theo số lượng - đó là
loại thuế kết hợp cả mức thuế tỷ lệ trên giá trị và mức thuế theo số lượng. Có những
hàng hoá phải chịu thuế định ngạch, đó là loại thuế suất cao hơn được áp dụng đối
với hàng nhập khẩu sau khi một lượng hàng hoá cụ thể thuộc loại đó đã được nhập

khẩu vào Mỹ trong cùng năm đó.
Hầu hết các đối tác thương mại của Mỹ được hưởng Quy chế đối xử thương
mại bình thường (NTR). Hàng hoá của các nước thuộc diện có NTR khi xuất khẩu
vào Mỹ chỉ phải chịu thuế suất thấp hơn nhiều so với hàng của các nước không có
NTR của Mỹ. Khi có sự điều chỉnh, giảm hay huỷ bỏ một loại thuế quan nào đó thì
sự thay đổi đó sẽ được áp dụng bình đẳng đối với tất cả các nước dược hưởng NTR
của Mỹ. Hiện nay, các nước tham gia WTO đều được hưởng NTR của Mỹ, một số
nước khác chưa tham gia WTO nhưng cũng được hưởng NTR của Mỹ. Các nước
đang được hưởng NTR của Mỹ phải đáp ứng hai điều kiện cơ bản là: đã ký hiệp
định thương mại song phương với Mỹ; phải tuân thủ các điều kiện Jackson Vanik
trong luật thương mại năm 1947 của Mỹ. Một số nước đang được hưởng NTR của
Mỹ nhưng phải được tổng thống Mỹ đề nghị Quốc hội thông qua việc gia hạn từng
năm quyền được hưởng này.
Có một số đạo luật dành đối xử ưu đãi thuế quan cho một số sản phẩm của
các nước đang phát triển một cách đơn phương đó là:

Chế độ thuế quan phổ cập (GSP): đây là một chương trình miễn thuế quan trong
khoảng 4450 mặt hàng mà Mỹ đang nhập khẩu từ 150 nước và vùng lãnh thổ đang
phát triển trong phạm vi toàn thế giới. Chương trình GSP quy định việc đánh giá
hàng năm đối với những mặt hàng nhập khẩu từ các nước đủ điều kiện được hưởng
ưu đãi thuế quan. Một số hạn chế sẽ được áp dụng đối với việc miễn thuế cho một
số sản phẩm nhất định nếu kim ngạch nhập khẩu những mặt hàng đó vượt hạn mức
mà Mỹ đã ấn định. Một số hạn chế khác cũng sẽ được áp dụng khi quốc gia nào đó
duy trì hàng rào đối với hàng xuất khẩu của Mỹ vào nước đó, từ chối bảo hộ quyền
sở hữu trí tuệ hoặc không tuân thủ các quyền công dân đã được quốc tế công nhận.
Chương trình ưu đãi thương mại (TPA): dành ưu đãi thuế quan cho các sản
phẩm mà Mỹ nhập khẩu từ các nước Bolivia, Ecuado, Peru và Colombia. Những ưu
đãi này cũng được dành cho các quốc gia mà Mỹ đã ký Hiệp định thương mại khu
vực như Khu mậu dịch tự do NAFTA, Khu mậu dịch tự do Mỹ – Ixraen.
Chương trình ưu đãi vùng lòng chảo Caribe (CBI): dành việc miễn hoặc giảm

thuế qua đối với hầu hết các sản phẩm nhập khẩu vào Mỹ từ 24 nước ở Trung Mỹ
và Caribe.
Chương trình ưu đãi thuế quan đặc biệt: dành ưu đãi thuế quan đặc biệt cho
những hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ được sản xuất từ những bộ phận chế tạo tại Mỹ.
Theo đó, thuế chỉ đánh vào phần giá trị gia tăng ở nước ngoài nơi sản phẩm đó được
sản xuất hoàn chỉnh, bộ phận của sản phẩm được chế tạo tại Mỹ không phải chịu
thuế. Chương trình này được gọi là “ Hợp đồng phân chia sản phẩm” được Mỹ áp
dụng rộng rãi đối với nhiều nước trên thế giới.


2. Bồi thường thương mại:
Bao gồm một số đạo luật quy định về những trường hợp bồi thường cụ thể
khi hàng hoá của nước ngoài dược hưởng lợi thế không công bằng trên thị trường
Mỹ hoặc hàng xuất khẩu của Mỹ bị phân biệt đối xử trên thị trường nước ngoài.
Đối với hàng nhập khẩu, có hai đạo luật phổ biến nhất bảo hộ ngành sản xuất
mỹ chống lại hàng nhập khẩu không công bằng là: luật thuế bù giá và luật thuế

chống phá giá, trong đó quy định phần thuế bổ sung sẽ được ấn định đối với hàng
nhập khẩu nếu chúng bị phát hiện là được buôn bán không công bằng.
Luật thuế bù giá (CVD): quy định một khoản bồi thường dưới dạng thuế nhập
khẩu phụ thu để bù vào phần giá trị của sản phẩm nước ngoài mà việc bán sản phẩm
đó ở Mỹ gây thiệt hại cho các nhà sản xuất những hàng hoá tương tự của Mỹ. Trong
hầu hết các trường hợp, phần trị giá phải bù lại có thể do chính phủ nước ngoài trực
tiếp trả. Có hình thức trị giá gián tiếp được áp dụng sau khi điều tra phát hiện theo
luật thuế bù giá. Việc điều tra này được tiến hành khi có đơn khiếu nại của các
ngành sản xuất trong nước Mỹ trình lên Bộ thương mại nước này và Uỷ ban thương
mại quốc tế.
Luật chống phá giá: được sử dụng rộng rãi hơn so với luật CVD. Luật này được ấn
định vào hàng nhập khẩu khi xác định được hàng hoá của nước ngoài đã bán phá
giá hoặc bán thấp hơn giá trị thông thường tại thị trường Mỹ. Cũng giống như CVD,

các thủ tục chống phá giá được tiến hành khi có đơn khiếu kiện của một ngành sản
xuất ở Mỹ.
Nếu hai hoặc nhiều nước bị khiếu tố về trách nhiệm chống phá giá hoặc bù
giá, Uỷ ban thương mại quốc tế sẽ đánh giá luỹ tiến số lượng và ảnh hưởng của các
hàng nhập khẩu tương tự từ các nước bị nêu trên nếu chúng cạnh tranh với nhau và
cạnh tranh với các sản phẩm tương tự trên thị trường Mỹ.
Luật chống phá giá còn cho phép các ngành sản xuất ở Mỹ được đệ trình
khiếu nại về hoạt động bán phá giá diễn ra ở nước thứ ba lên văn phòng đại diện
thương mại Mỹ yêu cầu cơ quan này đứng ra bảo vệ quyền lợi của các ngành sản
xuất ở Mỹ theo những luật lệ của WTO.
Có những điều khoản của luật này gọi là điều khoản “điều chỉnh nhập khẩu”
quy định “những trường hợp khẩn cấp” cho phép người khiếu nại có thể yêu cầu
một hành động khẩn cấp ngăn chặn làn sóng nhập khẩu đang đe doạ ngành sản xuất
trong nước. Đó là khi một sản phẩm nào đó được nhập khẩu vào Mỹ với số lượng
lớn gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại nghiêm trọng đối với
ngành sản xuất sản phẩm đó ở Mỹ. Một trong những biện pháp được áp dụng trong
“ trường hợp khẩn cấp” là cắt giảm nhập khẩu tạm thời. Việc cắt giảm có thể kéo
dài tới vài năm. Trong thời gian cắt giảm nhập khẩu, ngành sản xuất được hưởng lợi

phải đệ trình báo cáo về tình hình phát triển của ngành lên Uỷ ban thương mại quốc
tế và lên Quốc hội Mỹ. Ngành được hưởng lợi có thể yêu cầu gia hạn việc cắt giảm
nhập khẩu tạm thời.
Luật về quyền hạn kinh tế trong tình trạng khẩn cấp (IEEPA): nhằm phong toả
tài sản của nước ngoài ở Mỹ, cấm vận thương mại, tiến hành các biện pháp cần thiết
khác chống lại sự đe doạ bất thường từ bên ngoài đối với những lợi ích kinh tế của
Mỹ.
Luật về an ninh quốc tế và hợp tác phát triển: được áp dụng để hạn chế hoặc
cấm nhập khẩu từ bất kỳ quốc gia nào mà Mỹ xác định là hỗ trợ cho các hoạt động
khủng bố quốc tế.
Luật trừng phạt kinh tế đơn phương: được áp dụng để trừng phạt kinh tế chống

lại một nước nào đó vì những lý do phi kinh tế ngăn chặn đầu tư nước ngoài vào
những ngành có liên quan đến quốc phòng và an ninh; ngăn chặn các công ty nước
ngoài, những công ty của Mỹ được xem là quan trọng đối với an ninh quốc gia của
Mỹ.
Luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ: chủ yếu được áp dụng để ngăn chặn sự vi
phạm quyền sở hữu trí tuệ như: bằng sáng chế, bản quyền, thương hiệu đã đăng ký,
nguyên lý hoạt động của sản phẩm vi mạch bán dẫn của Mỹ đã được bảo hộ. Cấm
những hình thức cạnh tranh gian lận và những hành vi gian lận trong nhập khẩu và
tiêu thụ sản phẩm ở Mỹ. Cấm những sự đe doạ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến
các ngành sản xuất của Mỹ, những sự cản trở và sự độc quyền hoá thương mại ở
Mỹ. Khi Uỷ ban thương mại quốc tế xác định hàng nhập khẩu phạm luật, họ có thể
ra lệnh ngăn chặn không cho hàng hoá đó nhập khẩu vào Mỹ; đồng thời yêu cầu các
bên trong nước có liên quan phải chấm dứt những hoạt động bất hợp pháp đó.
Luật hạn chế nhập khẩu liên quan đến môi trường: nhằm hạn chế nhập khẩu để
khuyến khích các nước áp dụng những quy định có tính chất quốc tế về bảo vệ cá
voi, chim rừng, các loài thú quý hiếm khác. Trong đó, có đạo luật về bảo vệ động
vật biển quy định cấm nhập khẩu những sản phẩm chế biến từ cá ngừ vây vàng
được đánh bắt ở Đông Thái Bình Dương trong vùng khí hậu nhiệt đới. Cấm các tàu
đánh cá của nước ngoài sử dụng lưới có túi để tránh tàn sát cá voi. Cấm nhập khẩu
tôm tự nhiên từ nhiều nơi trên thế giới nếu việc đánh bắt tôm gây nguy hiểm hoặc

đe doạ loại rùa biển (trừ các nước đã cam kết thuyền đánh bắt tôm của họ có trang
bị thiết bị ngăn rùa biển). Hàng năm, ngày 1-5, Mỹ công bố danh sách các nước
được công nhận có áp dụng những biện pháp bảo vệ rùa biển. Cấm nhập khẩu bất
kỳ sản phẩm nào từ bất kỳ nước nào có những hoạt động đánh bắt hoặc tham gia
buôn bán hải sản hay động vật làm giảm hiệu quả các chương trình quốc tế về bảo
tồn động vật quý hiếm, như sừng tê giác, xương hổ, các sản phẩm từ cá voi, sò biển,
một số loài chim hiếm đã ghi trong sách đỏ của Liên hợp quốc.
Luật khuyến khích xuất khẩu và triển khai các hiệp định thương mại: trong
luật thương mại Mỹ có những quy định về kiểm soát thông qua việc cấp giấy phép.

Việc cấp giấy phép xuất khẩu do nhiều cơ quan khác nhau tiến hành. Ví dụ: Cục
Quản lý xuất khẩu thuộc Bộ thương mại cấp giấy xuất khẩu những mặt hàng và dịch
vụ có liên quan đến quốc phòng. Uỷ ban kiểm soát hạt nhân thuộc Bộ năng lượng
cấp giấy phép xuất khẩu những vật tư và thiết bị có liên quan đến năng lượng hạt
nhân. Tuy nhiên, Cục Quản lý xuất khẩu là cơ quan có chức năng kiểm tra tất cả các
đơn xin phép xuất khẩu thuộc mọi lĩnh vực để bảo đảm những mặt hàng xuất khẩu
không vi phạm luật pháp; đồng thời xác định mức độ tin cậy của những hàng hoá
xuất khẩu có xuất xứ Mỹ trong diện phải kiểm soát; xác minh hàng hoá sau khi đã
xuất khẩu có thực sự được giao cho người sử dụng cuối cùng hoặc người được uỷ
quyền nhận và có được sử dụng đúng mục đích như đã ghi trong đơn xin phép
không.
Chính sách thương mại của Mỹ có quy định quyền của các công ty Mỹ trong
khuôn khổ Hiệp định thương mại hiện hành mà Mỹ đã ký với các nước; thúc đẩy
việc tiếp cận thị trường nước ngoài cho hàng hoá và dịch vụ của Mỹ; ngăn chặn
những hành vi của người nước ngoài vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Để thực hiện
điều đó, Mỹ có thành lập Văn phòng đại diện thương mại với nhiệm vụ điều tra
những hành vi vi phạm của người nước ngoài, thoả thuận với chính phủ các nước
tìm phương thức giải quyết những tranh chấp. Nếu những thoả thuận giải quyết
chưa thoả đáng, đại diện thương mại Mỹ sẽ áp dụng thủ tục giải quyết tranh chấp
của WTO. Nếu vẫn chưa đạt được giải pháp thoả đáng. đại diện thương mại Mỹ có
thể áp dụng biện pháp tạm hoãn thực hiện Hiệp định thương mại đã ký, áp đặt thuế
hoặc hạn chế nhập khẩu.


















II. Công ty dệt may Đông á - DAGATEX với những bước tiến vào thị trường
Mỹ:
1. Những khó khăn của công ty khi tiếp cận thị trường Mỹ:
DAGATEX là một doanh nghiệp nhà nước qui mô vừa, thành viên của Tổng
Công ty Dệt – May Việt Nam. Năm đầu tiên bước vào thiên niên kỷ mới,
DAGATEX đã bứt lên tốp đầu có tốc độ tăng trưởng cao trong ngành Dệt – May
Việt Nam, nhất là về chỉ tiêu xuất khẩu. Mới tính hết tháng 8 năm 2001, công ty đã
đạt kim ngạch xuất khẩu bằng cả hai năm trước cộng lại. Năm 2000, kim ngạch xuất
khẩu của công ty mới chiếm trên 30% tổng doanh thu, năm 2001 đã tăng hơn 63%,
gấp hơn ba lần so với năm 1999. Công ty đã phát triển thêm nhiều bạn hàng mới ở
các nước có sức mua lớn và đòi hỏi yêu cầu chất lượng cao như Đức, úc…và đặc
biệt là Hoa Kỳ. Cuối năm 1999, lần đầu tiên sản phẩm của DAGATEX xuất sang
thị trường Mỹ, đạt kim ngạch 200.000 USD, năm 2000 đã tăng lên gấp ba lần và sáu
tháng đầu năm 2001 đã đạt 730.542 USD.

Tuy nhiên để đạt được những thành quả như ngày nay, công ty đã gặp phải
rất nhiều khó khăn khi tiếp cận thị trường Mỹ.
Khó khăn chính mà công ty gặp phải là vấn đề chất lượng sản phẩm. ở Mỹ,
quyền lợi người tiêu dùng được đặt lên hàng đầu nên họ có luật về trách nhiệm sản
phẩm. Theo đó, nhà sản xuất và người bán hàng phải chịu trách nhiệm đối với
người tiêu dùng về chất lượng hàng hoá được bán trên thị trường Mỹ. Thị trường

Mỹ đưa ra rất nhiều những tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm như: SA 8000, ISO
9000…
Bên cạnh đó, những sản phẩm của công ty còn phải chịu thuế suất rất cao.
Luật sư Ellen Kerrigan thuộc công ty luật Russin & Vecchi cho biết Mỹ có hệ thống
ưu đãi phổ cập (GSP) mà theo đó hàng dệt may khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ sẽ
được hưởng ưu đãi về thuế quan. Trong khi đó, Việt Nam vẫn chưa được hưởng ưu
đãi GSP. Việc ưu đãi trên chỉ được thực hiện sau khi Việt Nam đạt được quy chế tối
huệ quốc với Mỹ và là thành viên của WTO và IMF.
2. Những giải pháp chiến lược:
Trước những khó khăn kể trên, công ty đã có những giải pháp mang tính
chiến lược nhằm nâng cao kim ngạch xuất khẩu và tiếp cận với thị trường đầy tiềm
năng nhưng cũng rất khó tính là thị trường Mỹ.
Theo đó, DAGATEX đã tổ chức cho cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý tìm
hiểu kỹ và học tập về hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO
9000, theo phương pháp Kaizen của Nhật Bản và theo yêu cầu quản lý chất lượng
sản xuất của hai công ty Mỹ là JCpeny và Walmart. Hiện nay, công ty đã được công
ty JCpeny ký hợp đồng đặt sản xuất các mặt hàng dệt kim xuất thẳng sang Mỹ.
Công ty Walmart cũng đã nghiên cứu, khảo sát tình hình của DAGATEX để đặt
hàng. Đây là những bước chuẩn bị tích cực để sản phẩm của DAGATEX có thể
tăng sản lượng xuất khẩu sang Mỹ trong những năm tới.
Những năm gần đây, DAGATEX đã đầu tư hơn 3 triệu USD để hiện đại hoá
một bước công nghệ, thiết bị cho cả hai khâu dệt và may. DAGATEX hiện có các
dây chuyền thiết bị hoàn chỉnh và hiện đại từ khâu dệt, nhuộm hoàn tất đến hàng
may thành phẩm. Tất cả các máy móc, thiết bị, công nghệ này đều do các nước có
nền công nghiệp phát triển thuộc khối EU và Nhật Bản chế tạo, chuyển giao kỹ

thuật. Cùng với đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề, giàu
kinh nghiệm, DAGATEX có khả năng cung ứng hàng chục loại vải chất lượng cao.
Hiện nay, công ty đang khẩn trương triển khai dự án đầu tư từ 250 đến 280 tỷ
đồng theo kế hoạch tăng tốc của Tổng công ty Dệt – May giai đoạn 2001 – 2005 để

chủ động hội nhập thị trường khu vực và quốc tế.
Bên cạnh việc đầu tư vào máy móc thiết bị và đội ngũ kỹ thuật để nâng cao
chất lượng sản phẩm, công ty còn tổ chức các đoàn khảo sát đi Mỹ để trực tiếp tìm
hiểu thị trường, đưa những mẫu sản phẩm chào hàng, quảng cáo.
Nhờ chất lượng sản phẩm của công ty không ngừng được nâng cao, năng
suất lao động tăng cao hơn hẳn trước, giảm chi phí và giá thành sản xuất, các sản
phẩm của công ty đã nâng cao được tính cạnh tranh trên thị trường và được người
tiêu dùng Mỹ chấp nhận.
3. Đánh giá:
Qua những giải pháp trên, công ty DAGATEX đã khắc phục được những
khó khăn mà thị trường Mỹ đặt ra. DAGATEX đã thực hiện những chương trình
đầu tư một cách sáng suốt với mục tiêu là tạo ra những sản phẩm dệt may ngày càng
phong phú, đa dạng, chất lượng cao, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
của thị trường trong nước và thế giới.
Đó là những giải pháp cần thiết mà DAGATEX phải tích cực thực hiện để
chủ động hội nhập thị trường khu vực và quốc tế một cách đầy đủ.





















Kết luận

Trong năm 2002 và các năm tiếp theo, với việc thực thi Hiệp định thương
mại Việt – Mỹ, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tăng được kim ngạch xtất khẩu của
mình nhờ tăng lượng xuất khẩu và được hưởng mức thuế MFN thấp hơn nhiều so
với trước đây.
Thị trường Mỹ mở ra triển vọng lớn cho xuất khẩu hàng dệt may, song nếu
không có biện pháp tối ưu để xâm nhập, giữ thị trường thì không thể đạt hiệu quả
cao trên thị trường này.
Hàng Việt Nam nói chung và sản phẩm dệt may Việt Nam nói riêng xuất
sang Mỹ quả còn lắm gian truân, mà minh hoạ dễ nhận thấy nhất là sự kiện cá basa
Việt Nam chinh phục người tiêu dùng Hoa Kỳ nhưng lại vướng rất nhiều hàng rào
của luật pháp Mỹ. Đây chính là điều mà doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động tìm
hiểu để đạt độ am tường trong những hợp đồng làm ăn với thị trường tiêu thụ lớn
nhất thế giới này./

















Tài liệu tham khảo

1. “Thị trường Mỹ – không hợp tác sẽ không đạt hiệu quả”. Vũ Đức Giang – Tổng
giám đốc công ty may Phương Đông (Thương mại số 3+4/2002).
2. “Giới thiệu luật thương mại Mỹ”. Lan Anh (Thương mại số 5/2001).
3. “Hàng dệt may và giày dép Việt Nam có khả năng cạnh tranh tại thị trường
Mỹ”. (Ngoại thương số 6/2002).
4. “Một số vấn đề cần lưu ý khi xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ”.
(Ngoại thương số 19/2002).
5. “Công ty dệt may Đông á - DAGATEX gắn dệt với may để tăng cường xuất
khẩu”. (Tạp chí công nghiệp Việt Nam số 22/2001).
6. “Hàng dệt may Việt Nam sang Mỹ: cơ hội nhiều, thách thức lớn”. Minh Tâm
– Hồng Nga (Tạp chí công nghiệp Việt Nam số 8/2002).
7. “Thách thức với các doanh nghiệp Dệt – May Việt Nam trên đường hội nhập”.
Trần Tuấn Cường (Lao động & xã hội số 1/2001).
8. “Hiệp định thương mại Việt – Mỹ: những hiểu biết căn bản”. PGS-TS Hoàng
Thị Chỉnh (Phát triển kinh tế số 126/2001).
9. “Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào Mỹ: những trở ngại và giải pháp
chính”. Th.s Lê Thanh Tùng (Thương nghiệp thị trường Việt Nam số tháng
3+4/2001).









Mục lục:
Trang
Mục lục……………………………………………………………………… 1
Lời nói đầu…………………………………………………………………….2
I. Giới thiệu luật thương mại Mỹ…………………………………………… 3
1. Thuế quan………………………………………………………………… 3
2. Bồi thường thương mại…………………………………………………… 5
II. Công ty dệt may Đông á - DAGATEX với những bước tiến vào thị
trường Mỹ…………………………………………………………………… 9
1. Những khó khăn của công ty khi tiếp cận thị trường Mỹ………………… 9
2. Những giải pháp chiến lược……………………………………………….10
3. Đánh giá………………………………………………………………… 11
Kết luận…………………………………………………………………… 12
Tài liệu tham khảo………………………………………………………… 13


×