Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Phát triển năng lực cho học sinh trung học cơ sở thông qua sử dụng phương pháp dạy học tình huống trong môn giáo dục công dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (579.47 KB, 5 trang )

NATIONAL ACADEMY OF EDUCATION MANAGEMENT
Journal of Education Management, 2022, Vol. 14, No. 5, pp. 14-18
This paper is available online at

DOI: 10.53750/jem22.vl4.n5.14

PHÁT TRIỂN NĂNG Lực CHO HỌC SINH TRUNG HỌC cơ SỞ THƠNG
QUA SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÌNH HUốNG TRONG MƠN GIÁO DỤC CƠNG DÂN

Hồng Thu Phương
Tóm tắt. Mơn Giáo dục cơng dân giữ vai trị quan trọng trong bồi dưỡng những phẩm chất chủ yếu và năng
lực cốt lõi, giúp học sinh trung học cơ sở hình thành, phát triển ý thức và hành vi của người công dân. Để đáp
ứng được mục tiêu này, giáo viên cần sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong đó có phương pháp
dạy học tình huống. Bài viết bàn về các biện pháp tổ chức dạy học tình huống trong môn Giáo dục công dân
nhằm phát triển năng lực cho học sinh trung học cơ sở.

Từ khóa: Năng lực, phương pháp tĩnh huống, giáo dục công dân, trung học cơ sở.

1.

Đặt Vấn đề

Môn Giáo dục công dân giữ vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng cho học sinh (HS) những phẩm
chất và năng lực cốt lõi; hình thành, phát triển ý thức và hành vi của người cơng dân. đặc biệt là nhận thức,
niềm tin, tình cảm, cách ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật; kĩ năng sống và
bản lĩnh để học tập, làm việc và sẵn sàng thực hiện trách nhiệm công dân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ
Tổ quốc và hội nhập quốc tế. Đê’ đáp ứng yêu cầu phát triển NL, trong quá trình giáo dục địi hỏi giáo viên
(GV) phải khơng ngừng nỗ lực đổi mới, vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp dạy học.

Việc sử dụng phương pháp dạy học tình huống đối với môn Giáo dục công dân ở trường Trung học cơ
sở có nhiều ưu điểm như: cập nhật thực tiễn, nâng cao tính chủ động, sáng tạo của HS cũng như kỹ năng


làm việc nhóm, phân tích, giải quyết vấn đề, trình bày, phản biện trước đám đơng. Đặc biệt ở lứa tuổi này,
HS đang trong thời kỳ phát triển nhân cách nên dễ tiếp cận cái mói, nhất là dễ tập nhiễm, bắt chưóc hành vi
thực. Do vậy, dạy học tình huống sẽ đảm bảo tính thực tiễn sinh động, HS có thể phân tích, đánh giá, phản
biện; học theo những hành vi tốt và tránh được những hành vi lệch chuẩn.

2.

Khái niệm phương pháp dạy học tình huống

Theo Trịnh Văn Biều, dạy học tình huống là phương pháp dạy học được tổ chức theo những tình huống
có thực của cuộc sống, trong đó người học được kiến tạo tri thức qua việc giải quyết các vấn đề có tính xã
hội của việc học tập [1],
Theo Phan Trọng Ngọ, phương pháp dạy học bằng tình huống là thơng qua việc giải quyết những tình
huống, người học có được khả năng thích ứng tốt nhất vói mơi trường xã hội đầy biến động [5].

Việc áp dụng phương pháp dạy học bằng tình huống giúp người học hiểu biết sâu sắc về cuộc sống và có
kỹ năng phân tích, tổng hợp, ra quyết định trên cơ sở giải quyết các tình huống có thật. Tinh huống dạy học
được xây dựng dựa trên các tiêu chí cơ bản phù hợp với mục tiêu, nội dung của bài học, đảm bảo các tiêu
chí: nội dung đảm bảo tính chính xác khoa học, bám sát kiến thức chuẩn từ sách giáo khoa; gắn với những
sự kiện liên quan đến đời sống hằng ngày, giúp người học có thể liên hệ với bài học một cách dễ dàng; hấp
Ngày nhận bài: 03/01/2022. Ngày nhận đăng: 17/05/2022.
1 Khoa Các bộ môn chung, Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn
e-mail:

14


NGHIÊN CỨU

JEM., Vol. 14 (2022), No. 5.


dẫn, khơi dậy hứng thú, khả năng tự học và u thích bộ mơn; khả thi, bảo đảm điều kiện để đưa đến giải
pháp hợp lí, dễ chấp nhận; vừa sức, phù hợp vối ưình độ của HS.

3.

Vai trị của phương pháp dạy học tình huống trong mơn Giáo dục cơng dân ở trường
trung học cơ sở

Dạy học tình huống là phương pháp dạy học giúp HS thực hành cách ứng xử, bày tỏ thái độ trong những
tình huống giả định hoặc trên cơ sở óc tưởng tượng và ý nghĩ sáng tạo của HS. Phương pháp dạy học tình
huống có vai trị sau:

Giúp HS chủ động và tham gia nhiều hơn vào quá trình học tập thơng qua việc trình bày tình huống
hoặc giải quyết tình huống học tập.
Kích thích hứng thú học tập. HS học dựa trên các sự việc đã xảy ra trong thực tiễn. Tính sinh động và
tình tiết rất “thực” của tình huống làm cho HS hứng thú hơn với việc học.
Chú trọng rèn luyện kỹ năng học tập như phân tích tình huống, thảo luận nhóm để trao đổi về tình tiết
của sự việc trong tình huống; kích thích tư duy thơng qua việc tìm kiếm các luận điểm, luận cứ, luận chứng
trong lập luận cho quan điểm của bản thân.

Phát triển năng lực chung như: giải quyết vấn đề và sáng tạo; tự học, giao tiếp và hợp tác; các năng lực
chuyên môn như: nhận thức về quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân; tự chịu trách nhiệm và thực
hiện trách nhiệm công dân; duy trì các mối quan hệ với người xung quanh; tự điều chỉnh, hoàn thiện bản
thân phù hợp với các chuẩn mực xã hội quy định; xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch của bản thân trên
cơ sỏ giá trị đạo đức, quy định của pháp luật; giải quyết các vấn đề của cơng dân và thích ứng với cuộc sống
ln thay đổi.

4.


4.Ỉ.

Vận dụng phương pháp dạy học tình huống trong môn Giáo dục công dân ở trường
trung học cơ sở

Xác định các năng lực cho từng bài học

Mục tiêu của dạy học tình huống trong mơn Giáo dục cơng dân nhằm phát triển năng lực cho HS phải
đảm bảo đầu ra của chương trình dạy học, thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện phẩm chất nhân cách; chú
trọng năng lực vận dụng vào thực tiễn nhằm chuẩn bị cho HS năng lực giải quyết các tình huống trong cuộc
sống. Vì vậy trên cơ sở nội dung của mỗi bài học, GV xác định cụ thể mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái
độ và năng lực cần đạt, cụ thể: (1) về kiến thức: Hiểu được kiến thức cơ bản của nội dung bài học; (2) về kỹ
năng: Hình thành các kỹ năng học tập; kỹ năng vận dụng, giải quyết các nhiệm vụ nhận thức và thực tiễn;
(3) về thái độ: Thể hiện quan điểm về đánh giá sự vật, hiện tượng; phát triển cảm xúc, ý chí, hành động,
việc làm; (4) về năng lực: Tự học, giải quyết vấn đề, tự nhận thức, tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách
nhiệm công dân.
Việc chọn bài học để vận dụng phương pháp dạy học tình huống dựa trên: đặc điểm và yêu cầu, nội
dung chương trình giáo dục cơng dân; định hướng sưu tầm tình huống; đối tượng HS; tình huống phải gắn
với thực tiễn, phù hợp vối trình độ nhận thức của HS.
Ví dụ: Bài 6. Biết ơn (Tiết 7) trong chương trình giáo dục cơng dân lớp 6. Khi dạy bài này, GV cần xác
định mục tiêu bài học một cách cụ thể như: (1) về kiến thức: Nêu khái niệm biết ơn và ý nghĩa của lòng
biết ơn; chỉ ra những biêu hiện đa dạng của lịng biết ơn trong từng tình huống cụ thể; (2) về kĩ năng: Nhận
dạng biểu hiện của lòng biết ơn đối với ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo của bản thân và mọi người xung quanh;
đưa ra cách ứng xử phù hợp thể hiện sự biết ơn trong các tình huống cụ thể; thể hiện sự biết ơn bằng các
việc làm cụ thê; (3)Về thái độ: Trân trọng ghi nhớ công ơn của những người đã quan tâm, giúp đỡ mình;
gương mẫu thực hiện và vận động mọi người cùng thể hiện lòng biết ơn đặc biệt với những người có cơng
với đất nước; phê phán những hành vi vô ơn bội nghĩa; (4) về năng lực: Năng lực chung (tự học, hợp tác,
giải quyết vấn đề, giao tiếp có văn hóa với ơng bà, cha mẹ, những người xung quanh); năng lực chuyên môn
(nhận thức được sự cần thiết phải biết ơn ông bà, cha mẹ, những người có cơng với đất nước; tự điều chỉnh
15



JEM., Vol. 14 (2022), No. 5.

Hoàng Thu Phương

hành vi của bản thân trong cuộc sống, tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân).
Khi xác định nhiệm vụ bài học, GV cần căn cứ vào HS có trình độ khác nhau; cần tính tốn độ khó của
nhiệm vụ học tập sao cho thích hợp với trình độ của mỗi nhóm HS. GV cần chú ý đến mối quan hệ hợp lý
giữa tri thức, kỹ năng vói phát triển năng lực tư duy, phương pháp tự học cho HS.

4.2. Sưu tầm, thiết kế tình huống gắn với nội dung bài học
Xác định ý tưởng của tình huống: Căn cứ vào mục tiêu, nội dung bài học, phương pháp dạy học, phương
tiện và điều kiện dạy học được sử dụng trong tiết học để xây dựng ý tưởng về tình huống.

Lựa chọn tình huống gắn với hoạt động và đặt HS vào tình huống (xây dựng hoặc SƯU tầm) để tiếp cận
các vấn đề cần giải quyết. lình huống có thể dưới dạng video, câu chuyện, sắm vai phù hợp lứa tuổi HS.
Sau khi lựa chọn có thể cho HS đóng vai trong tình huống.

Đặt các nhiệm vụ khi sử dụng tình huống trong DH: Cách giải quyết tình huống; bài học rút ra từ
tình huống.

4.3. Tổ chức dạy học tình huống trong mơn Giáo dục cơng dân để phát triển năng lực cho học
sinh trung học cơ sở
Trong dạy học tình huống, GV tổ chức các hoạt động học tập, trong đó chú trọng hoạt động cá nhân,
nhóm và tồn lớp. Qua đó, GV đánh giá được các nàng lực của HS, cụ thể:

- Bước 1: Sử dụng câu chuyện có thật hoặc câu chuyện thường xảy ra trong cuộc Sống thực tiễn để minh
chứng cho một vấn đề hay một tình huống giả định (tình huống mở khơng có lời thoại; phù hợp với nội dung
dạy học và giáo dục; phù hợp với trình độ của HS).

- Bước 2: Chia nhóm; giao nhiệm vụ cho các nhóm; yêu cầu thảo luận đưa ra cách xử lí tình huống; xây
dựng kịch bản, viết lời thoại và đóng vai để giải quyết tình huống.
- Bước 3: Quy định thời gian hoàn thành nhiệm vụ và tổ chức, hướng dẫn các nhóm thực hiện yêu cầu
của nhiệm vụ.
- Bước 4: Các nhóm thể hiện nội dung, giải quyết tình huống và rút ra bài học. GV và các nhóm khác
nhận xét, đánh giá.

Ví dụ: Em hãy viết lời thoại và đóng vai thể hiện nội dung câu chuyện trong bức tranh và rút ra bài học.

Hình 1. Trích trong tài liệu "Hướng dẫn dạy học môn Giáo dục công dân
theo Chương trình Giáo dục phơ thơng 2018" [3]

Thơng qua các hoạt động, HS nảy sinh sự sáng tạo và tư duy logic để kết nối các ý thành câu chuyện
hoàn chỉnh có lời thoại, hành động và phương án xử lí tình huống. Việc đóng vai xử lí tình huống, quan sát,
đọc, trả lời câu hỏi và tự suy ngẫm về nhân vật, HS sẽ tự nhận xét và rút ra bài học đạo đức cho bản thân;

16


NGHIÊN CỨU

JEM., Vol. 14 (2022), No. 5.

về lòng nhân ái, sự quan tâm, cảm thơng, chia sẻ vói người khác. Qua quan sát, GV sẽ phát hiện NL của HS
được hình thành và phát triển qua các hoạt động học tập.

Việc lựa chọn các phương pháp và kĩ thuật dạy học được căn cứ vào nội dung bài học, song cũng cần
chú ý đến các yếu tố khác như: mục tiêu của bài học (bài học phải đạt những yêu cầu cần đạt nào); thời
lượng của bài học (số tiết dành cho bài học ở trên lớp, ngoài lớp); điều kiện về phương tiện và thiết bị dạy
học phổ biến (vở bài tập; học liệu, sách tham khảo, sách báo, tranh ảnh; máy tính có nối mạng; điều kiện

tiếp cận với phim và sân khấu của HS,...); yêu cầu dạy học tích hợp và phân hóa trong từng bài học (tích
hợp những nội dung nội mơn, liên mơn, xun mơn và tích hợp các kĩ năng dạy học đáp ứng các nhóm HS
có trình độ nhận thức khác nhau) [6].

4.4.

Tổ chức đánh giá năng lực của học sinh trung học cơ sỏ thơng qua dạy học tình huống mơn
Giáo dục công dân

Đánh giá năng lực của HS qua dạy học tình huống trong mơn Giáo dục cơng dân với sự kết hợp cả ba
yếu tố kiến thức, kĩ năng, thái độ trong thực hiện hành vi ứng xử đạo đức, kĩ năng sống, kinh tế, pháp luật
theo yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực thông qua sản phẩm đầu ra, cụ thể là: các câu trả lời, bài tập
tình huống, tư liệu HS thu thập được; các tranh vẽ, kịch bản, video clip,... mà HS thực hiện được và thái độ,
hành vi ứng xử của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập được tổ chức trên lớp học, hoạt động
nhóm, tập thể hay cộng đồng; sự hợp tác vói các thành viên trong nhóm, thái độ tích cực tham gia vào các
hoạt động học tập cũng như trong sinh hoạt và giao tiếp hằng ngày. GV xây dựng các tiêu chí đánh giá mức
độ phát triển năng lực của HS qua dạy học tình huống trong mơn Giáo dục cơng dân được thể hiện qua: (i)
Phân tích, xác định được mục tiêu, tình huống, nhiệm vụ học tập; (ii) Trả lời được câu hỏi tình huống, có
phương án sáng tạo; (iii) Đề xuất được cách giải quyết tình huống hiệu quả, phù hợp; (iv) Nhận xét, đánh
giá được hành vi đạo đức.

Các mức độ năng lực của HS được thể hiện qua 03 cấp độ theo Bernard Rey (2003): cấp độ 1 (năng
lực sơ cấp): Kiến thức thu nhận được qua xây dựng tình huống kiến thức (lý thuyết); cấp độ 2: Áp dụng
kiến thức giải quyết được tình huống, năng lực được hình thành qua tình huống kỹ năng; cấp độ 3: Năng
lực phức hợp, giải quyết tình huống thực tiễn [4], Hoặc 5 mức độ theo tác giả Nguyễn Công Khanh như: (1)
Không/ chưa thể hiện/ chưa thực hiện; (2) Mới thể hiện/ thực hiện chưa có kết quả rõ ràng; (3) Thể hiện/
thực hiện chưa thường xuyên, có kết quả bước đầu, có minh chứng; (4) Thể hiện/ thực hiện thường xuyên,
có kết quả khá, có minh chứng rõ ràng; (5) Thể hiện/ Thực hiện rất thường xuyên có kết quả tốt, có đầy đủ
minh chứng [7],
Tác giả đã sử dụng phương pháp dạy học tình huống trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 6, năm

học 2019-2020 tại Trường Tiểu học và Trung học cơ sỏ Lê Quý Đôn bước đầu mang lại hiệu quả nhất định.
Các năng lực hợp tác, giao tiếp và giải quyết vấn đề cũng như năng lực hun mơn được hình thành và phát
triển. Việc nhận thức về phương thức xử sự trong đời sống và các vấn đề về giáo dục công dân trong từng
tình huống cụ thể được thể hiện cụ thể hơn. Bước đầu, HS đã điều chỉnh được thái độ và hành vi trong các
mối quan hệ với bản thân và người khác phù hợp với các chuẩn mực đạo đức và chuẩn mực xã hội.

5.

Ket luận

Phương pháp dạy học tình huống có ưu thế trong dạy học Giáo dục công dân ở trung học cơ sở giúp HS
thực hiện những hành vi trong mối quan hệ ứng xử, giao tiếp của bản thân trong học tập, đối với người khác
và trong cuộc sống; phê phán những hành vi, thói quen sống dựa dẫm, ỷ lại; tự điều chỉnh và nhắc nhở, giúp
đỡ bạn bè, người thân điều chỉnh cảm xúc, thái độ, hành vi phù hợp vói chuẩn mực đạo đức, pháp luật và
lứa tuổi.
Phương pháp dạy học tình huống được áp dụng thường xuyên sẽ đem lại hiệu quả trong dạy học môn
Giáo dục công dân ở trường trung học cơ sỏ, đồng thời góp phần giáo dục toàn diện phẩm chất chủ yếu được
17


JEM., Vol. 14 (2022), No. 5.

Hoàng Thu Phương

quy định trong Chương trình giáo dục phổ thơng 2018. Tuy nhiên, phương pháp dạy học tình huống phải
kết hợp với các PPDH khác như: dạy học nêu vấn đề, vấn đáp, trực quan, thực hành, sắm vai, trò chơi,...

mới phát huy được hiệu quả. Muốn vậy, GV cần sử dụng linh hoạt các PPDH, kỹ thuật và thủ thuật dạy học
cũng như ln tạo động cơ, động lực và hình thành phương pháp tự học cho HS.
TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1]
[2]
[3]

[4]
[5]
[6]
[7]

Trịnh Văn Biều (2010). Các phương pháp dạy học tích cực. Nxb Đại học Sư phạm Thành phố
Hồ Chí Minh.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018). Giáo dục công dân, Sách giáo khoa lớp 6. Nxb Giáo dục Việt Nam.
Đào Đức Doãn, Nguyễn Thị Thu Hoài (đồng chủ biên), Bùi Xuân Anh, Lưu Thị Thu Hà (2019). Hướng
dẫn dạy học môn Giáo dục cơng dân theo chương trình GDPT mới. Nxb Đại học Sư phạm.
Nguyễn Công Khanh (chủ biên) (2014). Kiểm tra, đánh giá trong giáo dục. Nxb Đại học Sư phạm.
Phan Trọng Ngọ (2005). Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường. Nxb Đại học Sư phạm,
Hà Nội.
Đào Thị Ngọc Minh, Phạm Quỳnh (đồng chủ biên) (2019), Phát triển năng lực trong môn Giáo dục
công dân, lốp 6. Nxb Giáo dục Việt Nam.
Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2015). Dạy học phát triển năng lực, Tạp chí Quản lý giáo dục, Học viện Quản lý
giáo dục, tháng 4.

ABSTRACT
Using Situational Teaching Method in Citizen Education Subject to develop students’competencies
at Junior High Schools
Lower secondary students will be truly benefitted from learning Citizen Education since it provides
them with citizens’ key qualities and competencies. This helps students to shape and develop citizens’
awareness and behaviors. To meet this goal, it is important for teachers to use active teaching methods
in which the situational teaching method has been applied. The article mentions the organization of the

situational teaching method in teaching Civic Education to develop students’ compentencies at junior high
schools.

Keywords: Competence, situational teaching method, Civic Education, Junior high schools.

18



×