Tải bản đầy đủ (.docx) (135 trang)

bài giảng Văn học Ấn Độ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.75 MB, 135 trang )

Khái quát văn học Ấn Độ
A. MỞ ĐẦU

Đất nước Ấn Độ là đất nước sở hữu một nên văn hóa lớn và đặc sắc của tồn
nhân loại, nó có ảnh hưởng lớn khơng những trong khu vực mà cịn trên cả thế
giới. Đông Nam Á là nới tiếp thu được khá nhiều nét đặc sắc từ nền văn hóa Ấn
Độ, bên cạnh những nét đặc trung truyền thống Ấn Độ người dân Đông Nam Á
tiếp thu chọn lọc thành những nên văn hóa riêng của khu vực.
Ấn Độ là một đất nước có nhiều chủng tộc, mang nhiều ngơn ngữ khác nhau,
ước tính có tới 1652 ngơn ngữ. Ấn Độ là nước có nền văn minh rất sớm khơng
kém Hi Lạp , La Mã, Ai Cập. Những cuộc khai quật của các nhà khảo cổ học
nổi tiếng đầu thế kỉ XX ở vùng Harappa và vùng Mônhengiô Đarô trên lưu vực
sông Ấn chứng minh từ 3000 năm trước Công Nguyên đã xuất hiện một nền
văn hóa khá rực rỡ của người Đraviđian. Ấn Độ là một đất nước vô cùng phong
phú đa dạng hội đủ mọi sắc thái về điều kiện tự nhiên. Với lãnh thổ trải dài từ
7-32 độ vĩ bắc và 67 – 87 độ kinh đơng, đó là một bán đảo hình tam giác tưởng
chừng như một khối thống nhất đơn giản về địa hình khí hậu nhưng đi sâu vào


trong đó mới có thể thấy được mọi thiên hình vạn trạng của đất nước này. Với
trí tưởng tượng phong phú của mình, người dân Ấn Độ hình dung đất nước họ
như một nàng tiên cá xinh đẹp có mái tóc bạch kim dài tung bay trong mây trời
Himalaya và có cái đi cá vẫy vùng trong Ấn Độ Dương xanh thẳm. Còn dãy
núi Himalaya bao la hùng vĩ là vận mệnh của Ấn Độ. Nó gợi lên bao nỗi sợ hãi
cho tất cả mọi người nơi đây. Trong đó ẩn chứa biết bao câu chuyện huyền
thọai linh thiêng gắn liền với đất nước con người Ấn Độ.
Ấn Độ cổ - một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại. Hồ Chí Minh
cho rằng Ấn Độ là quê hương của một trong những nền văn minh lâu đời nhất
thế giới. Văn hóa, triết học, nghệ thuật của Ấn Độ đã phát triển rực rỡ và có
những cống hiến to lớn cho loài người. Liên tiếp trong nhiều thế kỷ, tư tưởng
Phật giáo, nghệ thuật, khoa học của Ấn Độ đã lan khắp thế giới. Nền văn hóa


và đạo Phật của Ấn Độ đã truyền sang Việt Nam từ thời cổ.
Đạo Phật là một trong những học thuyết Triết học - tôn giáo lớn nhất trên thế
giới, tồn tại rất lâu đời. Hệ thống giáo lý của nó rất đồ sộ và số lượng phật tử
đông đảo được phân bố rộng khắp. Đạo phật được truyền bá vào nước ta
khoảng thế kỷ II sau công nguyên và đã nhanh chóng trở thành một tơn giáo có
ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của con người Việt Nam, bên cạnh đó
đạo Nho, đạo Lão, đạo Thiên chúa. Tuỳ từng giai đoạn lịch sử dân tộc ta đều có
một học thuyết tư tưởng hoặc một tôn giáo nắm vai trị chủ đạo, có tác động
mạnh nhất đến nếp sống, thói quen, suy nghĩ của con người.
Từ đó học tập và nghiên cứu triết học Ấn Độ không chỉ trang bị cho chúng ta
một cái phơng kiến thức, văn hóa nói chung như triết học Hy Lạp – La Mã, mà
nó cịn giúp chúng ta hiểu chúng ta hơn.
B. NỘI DUNG
I. Đơi nét về đất nước Ấn Độ
1.1. Vị trí địa lý

Địa lý Ấn Độ


Lục địa

Châu Á

Vùng

Nam Á
Tiểu lục địa Ấn Độ

Tọa độ


21°B 78°Đ

Diện tích

Xếp hạng thứ 7

• Tổng số

3.287.263 km2 (1.269.219 sq mi)

• Đất

90.08%

• Nước

9.92%

Đường bờ biển

7.516,6 km (4.670,6 mi)

Biên giới

Tổng biên giới đất liền:
15.106,70 km (9.386,87 mi)
Bangladesh:
4.096,70 km (2.545,57 mi)
Trung Quốc:
3.488 km (2.167 mi)

Pakistan:
2.910 km (1.808 mi)
Nepal:
1.751 km (1.088 mi)
Myanmar:
1.643 km (1.021 mi)
Bhutan:


699 km (434 mi)
Điểm cao nhất

K2 hay Godwin Austin
8.611 m (28.251,3 ft)

Điểm thấp nhất

Kuttanad
−2,2 m (−7,2 ft)

Sông dài nhất

Sông Hằng
Sông Brahmaputra[cần dẫn nguồn]

Hồ lớn nhất

Hồ Chilka

Ấn Độ (tiếng Hindi: भभभभ, chuyển tự Bhārata, tiếng Anh: India), tên gọi chính

thức là Cộng hòa Ấn Độ (tiếng Hindi: भभभभ भभभभभभ
भ, chuyển tự Bhārat
Gaṇarājya, tiếng Anh: Republic of India), là một quốc gia tại Nam Á.
Đây là quốc gia lớn thứ bảy về diện tích, Ấn Độ có diện tích 3.287.263 km²,
xếp thứ 7 trên thế giới về diện tích, trong đó phần đất liền chiếm 90,44%, diện
tích mặt nước chiếm 9,56%. Ấn Độ có biên giới trên đất liền giáp
với Bangladesh (4.053 km), Bhutan (605 km), Myanma (1.463 km), Cộng hòa
Nhân dân Trung Hoa (3.380 km), Nepal (1690 km) và Pakistan (2.912 km).
Đỉnh núi cao nhất có độ cao 8.598 m, điểm thấp nhất là Kuttanad với độ cao
-2,2 m. Các sông dài nhất là sông Brahmaputra, sông Hằng. Hồ lớn nhất là hồ
Chilka. Và đơng dân thứ nhì trên thế giới với trên 1,33 tỷ người.
Tiểu lục địa Ấn Độ là nơi xuất hiện văn minh lưu vực sông Ấn cổ đại, có các
tuyến đường mậu dịch mang tính lịch sử cùng những đế quốc rộng lớn, và trở
nên giàu có về thương mại và văn hóa trong hầu hết lịch sử lâu dài của
mình. Đây cũng là nơi bắt nguồn của bốn tôn giáo lớn: Ấn Độ giáo, Phật
giáo, Jaina giáo và Sikh giáo; trong khi Do Thái giáo, Hỏa giáo, Cơ Đốc
giáo và Hồi giáo được truyền đến vào thiên niên kỷ thứ nhất sau Công
nguyên và cũng giúp hình thành nền văn hóa đa dạng của khu vực. Khu vực
dần bị thơn tính và chuyển sang nằm dưới quyền quản lý của Công ty Đông Ấn
Anh từ đầu thế kỷ XVIII, rồi nằm dưới quyền quản lý trực tiếp của Anh
Quốc từ giữa thế kỷ XIX. Ấn Độ trở thành một quốc gia độc lập vào


năm 1947 sau một cuộc đấu tranh giành độc lập dưới hình thức đấu tranh bất
bạo động do Mahatma Gandhi lãnh đạo.

Mumbai, trung tâm thương mại và giải trí bậc nhất Ấn Độ

Nền kinh tế Ấn Độ lớn thứ 5 thế giới xét theo GDP danh nghĩa (năm 2018),
được dự báo trở thành nền kinh tế thứ 4 thế giới vào năm 2021, hiện tại là nền

kinh tế lớn thứ ba thế giới xét theo sức mua tương đương (PPP). Sau các cải
cách kinh tế dựa trên cơ sở thị trường vào năm 1991, Ấn Độ trở thành một
trong số các nền kinh tế lớn có mức tăng trưởng nhanh; và được nhận định là
một nước công nghiệp mới. Tuy nhiên, quốc gia này vẫn tiếp tục phải đối diện
với những thách thức từ nghèo đói, nạn tham nhũng, tình trạng suy dinh
dưỡng của trẻ em nông thôn, giáo dục và y tế công thiếu thốn, và chủ nghĩa
khủng bố. Ấn Độ là một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân và là một cường quốc
trong khu vực, có quân đội thường trực lớn thứ ba và xếp hạng tám về chi tiêu
quân sự trên thế giới, đồng thời được đánh giá là một siêu cường tiềm năng. Ấn
Độ là một nước cộng hòa lập hiến liên bang theo thể chế nghị viện, gồm có 29
bang và 7 lãnh thổ liên bang. Ấn Độ là một xã hội đa nguyên, đa ngôn ngữ và


đa dân tộc. Đây cũng là nơi có sự đa dạng về loài hoang dã trong nhiều khu vực
được bảo vệ.
Ấn Độ là một quốc gia Nam Á, chiếm hầu hết bán đảo Ấn Độ. Ấn Độ có ranh
giới với Pakistan,Trung Quốc, Myanma, Bangladesh, Nepal, Bhutan và
Afghanistan. Ấn Độ là nước đơng dân thứ nhì trên thế giới, với dân số trên một
tỉ người, và đồng thời lớn thứ bảy về diện tích.
Cộng hồ Ấn Độ xuất hiện trên bản đồ thế
giới vào ngày 15 tháng 8 năm 1947. Sự thiết
lập nhà nước Ấn Độ là đỉnh cao của cuộc đấu
tranh của những người tại Nam Á để thoát khỏi
ách thống trị của Đế quốc Anh. Ấn Độ có
nền văn minh sông Ấn (Indus) phát triển rực rỡ
cách đây 5 nghìn năm. Ấn Độ là nơi sinh
trưởng của bốn tơn giáo quan trọng trên thế
giới: Ấn Độ giáo (Hindu), Phật giáo, đạo
Jaini và đạo Sikh.


Vị trí Ấn Độ (xanh lá) trên thế giới, bao gồm vùng Kashmir hiện đang
tranh chấp với Trung Quốc và Pakistan (xanh nhạt)

Đất nước Ấn Độ có một vị thế địa lý rất đặc biệt. Đó là lưng dựa vào dãy Hy
Mã Lạp Sơn hùng vĩ nhất thế giới, mặt nhìn ra Ấn Độ Dương biển cả mênh
mơng, lại cịn có 2 con sơng lớn là Ấn Hà và Hằng Hà như hai dịng sữa tươi
ni một bình ngun bao la và cũng là cái nơi của nền văn minh nông nghiệp

Bản đồ Đồng bằng Ấn – Hằng


định cư vào thời cổ đại.

Chính ở chốn địa linh nhân kiệt đó nhiều vĩ nhân ra đời như đức Phật Thích Ca
Mâu Ni, Thánh Mahatma Gandhi, hiền triết Jiddu Krishnamurti, thi hào
Rabindranath Tagore, v.v… và các tôn giáo, trường phái triết học lớn và lâu đời
nhất thế giới được hình thành như Vệ Đà, Áo Nghĩa Thư, Ấn Độ Giáo, Phật
Giáo, Kỳ Na Giáo, Đạo Sikh, v.v…
Địa lý Ấn Độ đa dạng, bao gồm nhiều miền khí hậu khác biệt từ những dãy núi
phủ tuyết cho đến các sa mạc, đồng bằng, rừng mưa nhiệt đới, đồi, và cao
nguyên. Ấn Độ bao gồm một phần lớn của tiểu lục địa Ấn Độ nằm trên mảng
kiến tạo Ấn Độ, phần phía Bắc của mảng Ấn-Úc. Ấn Độ có bờ biển dài
7.516 km, phần lớn Ấn Độ nằm ở bán đảo Nam Á vươn ra Ấn Độ Dương. Ấn
Độ giáp Biển Ả Rập về phía Tây Nam và giáp Vịnh Bengal về phía
Đơng và Đơng Nam. Vùng đồng bằng Ấn-Hằng phì nhiêu chiếm phần lớn
ở phía Bắc, miền Trung và Đơng Ấn Độ. Về phía Tây của quốc gia này là sa


mạc Thar, một hoang mạc hỗn hợp đá và cát. Biên giới phía Đơng và Đơng Bắc
của quốc gia này là dãy Himalayas. Đỉnh cao nhất ở Ấn Độ là lãnh thổ tranh

chấp với Pakistan; theo tuyên bố của Ấn Độ, đỉnh cao nhất (nằm ở khu vực
Kashmir là K2, với độ cao 8.611 m. Đỉnh cao nhất ở trong lãnh thổ không tranh
chấp của Ấn Độ là Kangchenjunga, với độ cao 8.598 m. Khí hậu Ấn Độ đa
dạng từ khí hậu xích đạo ở cực Nam đến Alpine ở khu vực đỉnh Himalayas.
Ấn Độ giáp Pakistan và Afghanistan về phía Tây Bắc. Chính quyền Ấn Độ xem
tồn bộ bang Jammu và Kashmir là một phần của Ấn Độ. Bang này giáp một
phần của Afghanistan. Trung Quốc, Bhutan và Nepal ở phía Bắc, Myanma về
phía Đơng và Bangladesh về phía Đông của Tây Bengal. Sri Lanka được tách
biệt khỏi Ấn Độ bằng một eo biển hẹp được tạo ra bởi Eo biển Palk và Vịnh
Mannar. Về mặt hành chính, Ấn Độ được chia thành 28 bang, và 7 lãnh thổ liên
bang được chính quyền liên bang quản lý. Các đơn vị hành chính này được
phân chia chủ yếu theo biên giới dân tộc và ngôn ngữ hơn lý do địa lý.
Ấn Độ nằm hoàn toàn trên mảng Ấn Độ, một mảng kiến tạo chính được hình
thành khi nó tách ra từ lục địa cổ đại Gondwana (lục địa cổ xưa, bao gồm phần
phía nam của siêu lục địa của Pangea). Mảng Ấn-Úc được chia thành các mảng
Ấn Độ và mảng Úc. Khoảng 90 triệu năm trước, trong giai đoạn cuối kỷ Creta,
mảng Ấn Độ bắt đầu di chuyển về phía bắc vào khoảng 15 cm / năm (6 in /
năm). Khoảng 50 đến 55 triệu năm trước, trong thế Eocen của Đại Tân sinh,
mảng va chạm với châu Á sau khi trải dài từ 2.000 đến 3.000 km (1.243 đến
1.864 mi), nó đã di chuyển nhanh hơn bất kỳ mảng nào đã biết. Vào năm 2007,
các nhà địa chất Đức đã xác định rằng mảng Ấn Độ có thể di chuyển rất nhanh
vì nó chỉ dày bằng một nửa so với các mảng khác trước đây đã hình thành
Gondwana. Sự va chạm với mảng Á - Âu dọc theo biên giới hiện tại giữa Ấn
Độ và Nepal đã hình thành nên vành đai kiến tạo sơn tạo ra cao nguyên Thanh
Tạng và dãy Himalaya.


Bản đồ địa hình Ấn Độ

Tính đến năm 2009, mảng Ấn Độ đang di chuyển về phía đơng bắc với tốc độ 5

cm / năm (2 in / năm), trong khi mảng Á - Âu đang di chuyển về phía bắc chỉ
với 2 cm / năm (0,8 in / năm). Ấn Độ do đó được gọi là "lục địa nhanh
nhất". Điều này khiến mảng Á-Âu bị biến dạng và mảng Ấn Độ nén với tốc độ
4 cm / năm (1,6 in / năm).
Ấn Độ có thể được chia thành sáu vùng địa lý, đó là:
 Dãy núi phía Bắc
 Cao nguyên Deccan
 Đồng bằng Ấn-Hằng
 Sa mạc Thar
 Vùng đồng bằng ven biển
 Các đảo


Nói chung đất đai, thiên nhiên và khí hậu Ấn Độ khá phức tạp và khắc nghiệt.
Giàu có về tài nguyên nhưng bị thiên tai tàn phá cho nên nền kinh tế Ấn Độ xưa
kia ln ln trong tình trạng trì trệ, đình đốn chậm phát triển. Đặc điểm đó tạo
cho con người Ấn Độ từ khi ra đời đã phải trải qua những cuộc đấu tranh, vật
lộn với thiên nhiên vơ cùng oanh liệt, điều đó đã phản ánh rất rõ trong những
thần thoại đầy sức hấp dẫn và kì vĩ của họ.
1.2. Dân tộc
Ấn Độ là một đất nước có nhiều chủng tộc mang nhiều ngơn ngữ khác nhau,
ước tính có tới 1602 ngơn ngữ
Chủng tộc đơng nhất gồm Đraviđian, Arian, Xumêrian, Naga,... Về sau cịn có
người Hy Lạp, Ba Tư, A Rập, Mông Cổ,... lần lượt xâm lược Ấn Độ và dần dần
đồng hóa với các thổ dân tạo thành sự hỗn hợp chủng tộc hết sức phức tạp.
Nhưng chủ yếu có hai dân tộc lớn ở Ấn Độ là Đraviđian và Arian.
Theo sử liệu, người Đraviđian là chủ nhân sớm nhất của đất nước Ấn Độ. Ba
nghìn năm trước cơng ngun. Người Đraviđian từng sinh sống dọc lưu vực
sơng Ấn và sơng Hằng. Do đó đời sống văn hóa cao họ đã tạo dựng nên nền



văn minh sông Ấn rực rỡ. Người Đraviđian cao, da nâu sẫm, mũi thẳng, tóc đen

Cịn giống người Arian, da trắng, gốc Ấn Âu, mũi thẳng, dáng cao. Gốc gác từ
miền Caxpiên thuộc ngữ hệ Ấn – Âu mà Ăngghen gọi là “ dân du mục tiên
tiến” đi từ phía Nam núi Uran đến vùng Tuốckêxtan chia làm ba bộ phận. Một
bộ phận gọi là Mitanix tới lập quốc ở thượng lưu sông Mêđôpôtami, một bộ
phận khác gọi là Iranô – Arian qua Ápganixtan vượt núi Hymalaya vào định cư
ở vùng Pengiáp.


Lúc đầu cuộc xâm lược của người Arian chỉ có tính chất di cư hịa bình mang
theo súc vật và dụng cụ gia đình để tìm kiếm đất đai cư trú, làm ăn. Về sau, vì
cuộc sống buộc họ phải vũ trang xung đột với các thổ dân ở đây. Họ là giống
người du mục chun chăn ni, thích nghề săn bắn, giỏi cung kiếm, khỏe
mạnh, can trường, hung bạo cho nên đã gây chiến tranh và chiếm cứ đất đai của
người Đraviđian.
Sau khi người Đraviđian và các thổ dân khác bị chinh phục, có người trở thành
tù binh, rồi làm nơ lệ cho người Arian có người phải chạy tản mát vào rừng sâu
hoặc kéo nhau tràn xuống định cư ở phía Nam.
Lúc đầu trình độ văn hóa của người Arian thấp hơn người Đraviđian, nhưng
nhờ tiếp thu văn hóa của kẻ bị chinh phục, học tập được kỹ thuật làm ruộng,
nhờ có đất đai màu mỡ mà người Arian chuyển sang đời sống định cư và bắt
đầu canh tác nơng nghiệp. Từ đó chế độ cơng xã nơng thơn người Arian hình
thành và phát triển.


Do mâu thuẫn về quyền lợi đất đai và chiến lợi phẩm, mà nội bộ cộng đồng
người Arian ngày càng chia rẽ và xung đột vũ trang lẫn nhau. Sau những cuộc
xung đột đó nhiều tiểu vương quốc ra đời. Từ đó chế độ chiếm hữu nơ lệ dần

dần tan rã, chế độ phong kiến lần lượt ra đời.
1.3. Lịch sử
1.3.1. Ấn Độ cổ đại
Người hiện đại về phương diện giải phẫu được cho là đến Nam Á từ 73.000 –
55.000 năm trở lại đây, song các hài cốt được xác nhận của giống người này chỉ
có niên đại sớm nhất là từ 30.000 năm trước. Tại nhiều nơi trên tiểu lục địa Ấn
Độ, người ta phát hiện được các di chỉ nghệ thuật trên đá gần cùng thời với thời
đại đồ đá giữa, bao gồm các chỗ ở hang đá Bhimbetka tại Madhya
Pradesh. Khoảng năm 7000 TCN, các khu định cư thời đại đồ đá mới đầu tiên
được biết đến đã xuất hiện trên tiểu lục địa, tại Mehrgarh và các di chỉ khác ở
đông bộ Pakistan. Chúng dần phát triển thành văn minh thung lũng sông Ấn, là
nền văn hóa đơ thị đầu tiên tại Nam Á; và phát triển hưng thịnh trong khoảng
thời gian 2500–1900 TCN tại Pakistan và tây bộ Ấn Độ. Nền văn minh này tập
trung quanh các thành thị như Mohenjo-daro, Harappa, Dholavira,
và Kalibangan, và dựa trên các hình thức sinh kế đa dạng, nền văn minh này có
hoạt động sản xuất thủ cơng nghiệp mạnh cùng với mậu dịch trên phạm vi rộng.
Trong giai đoạn 2000–500 TCN, xét theo khía cạnh văn hóa, nhiều khu vực tại
tiểu lục địa chuyển đổi từ thời đại đồ đồng đá sang thời đại đồ sắt. Vệ-đà là
những thánh kinh cổ nhất của Ấn Độ giáo, chúng được soạn trong giai đoạn
này, và các nhà sử học phân tích chúng để thừa nhận về một nền văn hóa Vệđà ở vùng Punjab và phần thượng của đồng bằng sông Hằng. Hầu hết các sử gia
cũng nhận định trong giai đoạn này có một vài làn sóng người Ấn-Arya nhập
cư đến tiểu lục địa từ phía tây-bắc. Chế độ đẳng cấp xuất hiện trong giai đoạn
này, tạo nên một hệ thống thứ bậc gồm các tăng lữ, quân nhân, nông dân tự do,
tuy nhiên loại trừ người dân bản địa bằng cách gán cho công việc của họ là thứ
ô uế. Trên cao nguyên Deccan, bằng chứng khảo cổ từ thời kỳ này khẳng định
sự tồn tại của tổ chức chính trị ở một giai đoạn tù bang. Tại nam bộ Ấn Độ, một
lượng lớn các bia kỷ niệm cự thạch có niên đại từ thời kỳ này cho thấy có một
sự tiến triển lên cuộc sống định cư, ngồi ra cịn có các dấu vết về nơng nghiệp,
bể tưới tiêu, và thủ công truyền thống nằm không xa đó.



Bức họa tại Các hang Ajanta, Aurangabad, bang tây bộ Maharashtra
Vào cuối giai đoạn Vệ-đà, khoảng thế kỷ V TCN, các tù bang nhỏ ở đồng bằng
sông Hằng và tây-bắc thống nhất thành 16 quả đầu quốc và quân chủ quốc lớn,
chúng được gọi là các mahajanapada. Đơ thị hóa nổi lên và các tính chất chính
thống trong thời kỳ này cũng hình thành nên các phong trào tơn giáo khơng
chính thống, hai trong số đó trở thành các tơn giáo độc lập. Phật giáo dựa trên
lời dạy của Tất-đạt-đa Cồ-đàm, thu hút các môn đồ từ tất cả các tầng lớp xã hội
trừ tầng lớp trung lưu; ghi chép biên niên sử về cuộc đời của Phật là trung tâm
trong việc khởi đầu lịch sử thành văn tại Ấn Độ. Đạo Jaina nổi lên trong thời kỳ
của người mô phạm của nó là Mahavira. Tại một thời kỳ mà đô thị thêm phần
thịnh vương, cả hai tôn giáo đều duy trì sự từ bỏ như một tư tưởng, và cả hai
đều hình thành các truyền thống tu viện lâu dài. Về mặt chính trị, vào thế kỷ III
TCN, Vương quốc Magadha (Ma Kiệt Đà) sáp nhập hoặc chinh phục các quốc
gia khác để rồi nổi lên thành Đế quốc Maurya (Khổng Tước). Đế quốc Maurya
từng kiểm soát hầu hết tiểu lục địa ngoại trừ vùng viễn nam, song các khu vực
lõi của nó nay bị phân ly bởi các khu vực tự trị lớn. Các quốc vương của
Maurya được biết đến nhiều với việc xây dựng đế quốc và quản lý sinh hoạt
công cộng một cách quả quyết, như Ashoka từ bỏ chủ nghĩa quân phiệt và ủng
hộ rộng rãi "Phật pháp".
Văn học Sangam viết bằng tiếng Tamil tiết lộ rằng vào giai đoạn từ 200 TCN
đến 200 CN, nam bộ bán đảo nằm dưới quyền quản lý của các triều
đại Chera, Chola, và Pandya, các triều đại này có quan hệ mậu dịch rộng rãi
với Đế quốc La Mã cũng như với khu vực Tây và Đông Nam Á. Ở bắc bộ Ấn
Độ, Ấn Độ giáo khẳng định quyền kiểm sốt phụ quyền trong gia đình, khiến
phụ nữ tăng thêm tính lệ thuộc. Đến thế kỷ IV và V, Đế quốc Gupta được hình
thành tại đồng bằng sơng Hằng với một phức hệ về hành pháp và phú thuế, trở
thành hình mẫu cho các vương quốc sau này tại Ấn Độ. Dưới chế độ Gupta, Ấn



Độ giáo hồi phục dựa trên cơ sở lòng sùng đạo thay vì quản lý lễ nghi và bắt
đầu khẳng định được mình. Sự phục hồi của Ấn Độ giáo thể hiện qua việc nở rộ
các cơng trình điêu khắc và kiến trúc, những thứ trở nên quen thuộc trong một
giới tinh hoa đô thị. Văn học tiếng Phạn cổ điển cũng nở rộ, và khoa học, thiên
văn học, y học, toán học Ấn Độ cũng phát triển
1.3.2. Ấn Độ trung đại
Thời kỳ Ấn Độ trung đại đầu kéo dài từ năm 600 đến năm 1200, có đặc điểm là
các vương quốc mang tính khu vực và đa dạng văn hóa. Khi người cai trị phần
lớn đồng bằng Ấn-Hằng từ 606 đến 647 là Hoàng đế Harsha cố gắng khuếch
trương về phía nam, ơng chiến bại trước qn chủ của triều Chalukya ngự trị tại
Deccan. Khi người thừa tự của Harsha nỗ lực khuếch trương về phía đơng, ơng
ta chiến bại trước quân chủ của Pala ngự trị tại Bengal. Khi triều Chalukya nỗ
lực khuếch trương về phía nam, họ chiến bại trước triều Pallava ở xa hơn về
phía nam, triều Pallava lại đối đầu với triều Pandya và triều Chola ở xa hơn nữa
về phía nam. Khơng qn chủ nào trong giai đoạn này có thể thiết lập nên một
đế quốc và kiểm soát liên tục các vùng đất nằm xa vùng lãnh thổ lõi của
mình. Trong thời kỳ này, các mục dân có đất đai bị phát quang để phát triển
kinh tế nông nghiệp được thu nhận vào trong xã hội đẳng cấp, trở thành tầng
lớp thống trị phi truyền thống mới. Hệ thống đẳng cấp do đó bắt đầu thể hiện
những khác biệt giữa các vùng.
Trong thế kỷ VI và VII, các bài thánh ca cầu nguyện đầu tiên được sáng tác
bằng tiếng Tamil. Toàn Ấn Độ mơ phỏng theo điều đó và khiến cho Ấn Độ giáo
tái khởi, và tồn bộ các ngơn ngữ hiện đại trên tiểu lục địa có sự phát triển. Các
vương thất lớn nhỏ tại Ấn Độ cùng các đền thờ mà họ bảo trợ thu hút một
lượng rất lớn các thần dân đến kinh thành, các kinh thành cũng trở thành những
trung tâm kinh tế. Các đô thị thánh đường với kính cỡ khác nhau bắt đầu xuất
hiện khắp nơi khi Ấn Độ trải qua một q trình đơ thị hóa nữa. Đến thế kỷ VIII
và IX, các ảnh hưởng của Ấn Độ được nhận thấy tại Đông Nam Á, khi mà văn
hóa và hệ thống chính trị Nam Á được truyền bá ra các vùng đất mà nay là một
phần của Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, Malaysia,

và Java. Các thương nhân, học giả, và đôi khi là quân nhân Ấn Độ tham gia vào
sự truyền bá này; người Đơng Nam Á cũng có sự chủ động, nhiều người lưu lại
một thời gian trong các trường dòng Ấn Độ và dịch các văn bản Phật giáo và
Ấn Độ giáo sang ngôn ngữ của họ.
Các thị tộc du cư Trung Á sử dụng kỵ binh và có các đội quân đông đảo được
thống nhất nhờ dân tộc và tôn giáo, sau thế kỷ X họ liên tiếp tràn qua các đồng
bằng ở tây-bắc của Nam Á, cuối cùng hình thành nên Vương quốc Hồi giáo
Delhi vào năm 1206. Vương quốc này kiểm soát phần lớn bắc bộ Ấn Độ, tiến


hành nhiều hoạt động đánh phá xuống nam bộ Ấn Độ. Mặc dù chính quyền Hồi
giáo ban đầu phá vỡ giới tinh hoa Ấn Độ, song các thần dân phi Hồi giáo của
vương quốc này phần lớn vẫn duy trì được luật lệ và phong tục riêng của
họ. Vương quốc Hồi giáo Delhi nhiều lần đẩy lui quân Mông Cổ trong thế kỷ
XIII, cứu nguy Ấn Độ khỏi cảnh tàn phá giống như ở Trung và Tây Á. Vương
quốc trở thành nơi định cư của những quân nhân bỏ trốn, người có học, pháp
sư, thương gia, nghệ sĩ, thợ thủ công từ khu vực Trung và Tây Á, tạo nên một
nền văn hóa Ấn-Hồi hổ lốn ở bắc bộ Ấn Độ. Các cuộc đột kích của Vương
quốc Hồi giáo Delhi và sự suy yếu của các vương quốc khu vực ở nam bộ Ấn
Độ tạo điều kiện cho Đế quốc Vijayanagara bản địa hình thành. Đế quốc
phương nam này theo một truyền thống Shiva giáo mạnh mẽ và xây dựng nên
kỹ thuật quân sự vượt lên trên Vương quốc Hồi giáo Delhi, kiểm soát được
phần nhiều Ấn Độ Bán đảo, và có ảnh hưởng đến xã hội nam bộ Ấn Độ trong
một thời gian dài sau đó.
1.3.3. Ấn Độ cận đại
Đầu thế kỷ XVI, bắc bộ Ấn Độ khi đó nằm dưới quyền cai trị của các quân chủ
mà phần lớn theo Hồi giáo, song một lần nữa lại sụp đổ trước tính linh động và
hỏa lực vượt trội của một thế hệ các chiến binh Trung Á mới. Đế quốc
Mogul ra đời song không nghiền nát các xã hội địa phương, mà thay vào đó là
cân bằng và bình định họ thông qua các thủ tục quản trị mới cùng giới tinh hoa

cầm quyền vốn có đặc điểm đa dạng và bao dung, tạo ra một nền cai trị có hệ
thống hơn, tập trung hóa và thống nhất. Nhằm tránh xiềng xích bộ lạc và bản
sắc Hồi giáo, đặc biệt là dưới thời Akbar, người Mogul đoàn kết đế chế rộng
lớn của họ thơng qua lịng trung thành đối với một hồng đế có địa vị gần như
thần thánh, biểu đạt một nền văn hóa Ba Tư hóa. Các chính sách kinh tế quốc
gia của Mogul, vốn có phần lớn nguồn thu đến từ nông nghiệp và yêu cầu các
khoản thuế phải trả theo tiền bạc được quản lý chặt, khiến cho các nông dân và
thợ thủ công tiến vào những thị trường lớn hơn. Đế quốc giữ được tình hình
tương đối hịa bình trong phần lớn thế kỷ XVII, và đây là một yếu tố giúp mở
rộng kinh tế Ấn Độ, kết quả là sự bảo trợ lớn hơn đối với hội họa, các loại hình
văn chương, dệt, và kiến trúc. Các nhóm xã hội mới kết hợp tại bắc bộ và tây
bộ Ấn Độ, như Maratha, Rajput, và Sikh, giành được tham vọng về quân sự và
quản trị dưới chế độ Mogul, và thông qua cộng tác hoặc tai họa, họ thu được cả
sự công nhận và kinh nghiệm quân sự. Sự mở rộng thương mại dưới chế độ
Mogul giúp cho giới tinh hoa thương mại và chính trị Ấn Độ mới dọc theo các
bờ biển nam bộ và đông bộ nổi bật lên. Khi đế quốc tan rã, nhiều người trong
giới tinh hoa này có thể theo đuổi và kiểm sốt được cơng việc của họ.


Đầu thế kỷ XVIII, khi mà ranh giới giữa thống trị thương mại và chính trị ngày
càng bị lu mờ, một số công ty mậu dịch phương Tây, bao gồm Công ty Đông
Ấn Anh, thiết lập nên các tiền đồn ven biển. Cơng ty Đơng Ấn Anh có quyền
kiểm sốt đối với các vùng biển, tiềm lực lớn hơn, có khả năng huấn luyện
quân sự cùng công nghệ tiến bộ hơn, do vậy thu hút một bộ phận giới tinh hoa
Ấn Độ. Nhờ đó, Cơng ty Đơng Ấn Anh gặp thuận lợi trong việc giành quyền
kiểm soát đối với vùng Bengal vào năm 1765 và gạt các công ty châu Âu khác
ra ngồi lề. Cơng ty Đơng Ấn Anh tiếp tục tiếp cận được sự giàu có của Bengal,
và sau khi tăng cường sức mạng và quy mô quân đội thì Cơng ty có năng lực
thơn tính hoặc khuất phục hầu hết Ấn Độ vào thập niên 1820. Ấn Độ sau đó
khơng cịn là nhà xuất khẩu hàng hóa chế tạo như một thời gian dài trước đó,

mà trở thành một nơi cung cấp nguyên liệu cho Đế quốc Anh, và nhiều sử gia
xem đây là lúc thời kỳ thực dân tại Ấn Độ bắt đầu. Đương thời, do quyền lực
kinh tế bị Nghị viện Anh Quốc tước bỏ một cách nghiêm trọng và do bản thân
trên thực tế là một cánh tay nối dài của chính phủ Anh Quốc, Cơng ty Đơng Ấn
Anh bắt đầu có ý thức hơn trong việc tiến vào các hoạt động phi kinh tế như
giáo dục, cải cách xã hội, và văn hóa.
1.3.4. Ấn Độ hiện đại
Các sử gia xem thời kỳ hiện đại của Ấn Độ bắt đầu từ giai đoạn 1848–1885.
Việc bổ nhiệm James Broun-Ramsay làm Tồn quyền của Cơng ty Đơng Ấn
Anh vào năm 1848 chuẩn bị cho những thay đổi cốt yếu đối với một quốc gia
hiện đại. Chúng bao gồm củng cố và phân ranh giới chủ quyền, sự giám sát của
người dân, và giáo dục cho công dân. Các biến đổi về công nghệ như đường
sắt, kênh đào, và điện báo được đưa đến Ấn Độ không lâu sau khi chúng được
giới thiệu tại châu Âu. Tuy nhiên, sự bất mãn đối với Công ty cũng tăng lên
trong thời kỳ này, và Khởi nghĩa Ấn Độ 1857 bùng nổ. Cuộc khởi nghĩa bắt
nguồn từ những oán giận và nhận thức đa dạng, bao gồm cải cách xã hội kiểu
Anh, thuế đất khắc nghiệt, và đối đãi tồi của một số địa chủ giàu có và phiên
vương, nó làm rung chuyển nhiều khu vực ở bắc bộ và trung bộ Ấn Độ và làm
lung lay nền móng của Cơng ty Đông Ấn Anh. Mặc dù cuộc khởi nghĩa bị đàn
áp vào năm 1858, song nó khiến cho Cơng ty Đơng Ấn Anh giải thể và Chính
phủ Anh Quốc từ đó trực tiếp quản lý Ấn Độ. Những người cai trị mới công bố
một nhà nước nhất thể và một hệ thống nghị viện từng bước theo kiểu Anh song
có hạn chế, nhưng họ cũng bảo hộ các phó vương và quý tộc địa chủ nhằm tạo
ra một thế lực hộ vệ phong kiến để chống lại bất ổn trong tương lai. Trong các
thập niên sau đó, hoạt động quần chúng dần nổi lên trên khắp Ấn Độ, cuối cùng
dẫn đến việc thành lập Đảng Quốc đại Ấn Độ vào năm 1885.


Sự phát triển nhanh chóng của kỹ thuật cùng với thương mại hóa nơng nghiệp
trong nửa sau thế kỷ XIX gây nên các khó khăn kinh tế: nhiều nơng dân nhỏ trở

nên phụ thuộc vào các nhu cầu của các thị trường xa xơi. Số lượng nạn đói quy
mơ lớn gia tăng, và có ít cơng việc cơng nghiệp được trao cho người Ấn
Độ. Tuy nhiên, nó cũng có những tác động tích cực: trồng trọt mang tính
thương mại, đặc biệt là ở vùng Punjab mới được khơi kênh, khiến sản lượng
lương thực dành cho tiêu dùng nội địa gia tăng. Hệ thống đường sắt giúp cung
cấp đồ cứu tế đến những nơi bị nạn đói nguy cấp, giảm đáng kể chi phí vận
chuyển hàng hóa, và giúp ích cho ngành cơng nghiệp non trẻ của Ấn Độ. Có
khoảng một triệu người Ấn Độ phục vụ cho Anh Quốc trong Chiến tranh thế
giới thứ nhất, và sau cuộc chiến này là một thời kỳ mới. Thời kỳ này mang dấu
ấn với các cải cách của Anh Quốc song cũng có các áp chế về luật pháp, với
việc người Ấn Độ mãnh liệt hơn trong việc yêu cầu quyền tự trị, và với việc bắt
đầu một phong trào bất bạo động bất hợp tác - trong đó Mohandas Karamchand
Gandhi trở thành lãnh tụ và biểu tượng. Trong thập niên 1930, Anh Quốc ban
hành các cải cách lập pháp một cách chậm chạp; Đảng Quốc đại Ấn Độ giành
chiến thắng trong các cuộc bầu cử. Thập niên tiếp theo chìm trong các cuộc
khủng hoảng: Ấn Độ tham gia vào Chiến tranh thế giới thứ hai, Đảng Quốc đại
kiên quyết bất hợp tác, và một đợt bột phát chủ nghĩa dân tộc Hồi giáo. Tất cả
đều bị ngăn lại với việc Ấn Độ giành được độc lập vào năm 1947, song bị kiềm
chế do thuộc địa này phân chia thành hai quốc gia: Ấn Độ và Pakistan.
Tuy được Anh trao trả độc lập trong hịa bình, nhưng mâu thuẫn nội bộ tại Ấn
Độ khiến đổ máu vẫn xảy ra. Tiếp theo và trước khi có sự chia cắt các tỉnh
Punjab và Bengal, bạo động giữa người Sikh, Hindu và Hồi giáo đã bùng nổ ở
một vài nơi, bao gồm Punjab, Bengal và Delhi, làm 500.000 người thiệt
mạng. Ngày 30 tháng 1 năm 1948, trên đường đến một nơi thờ tụng, Mahatma
Gandhi, người lãnh đạo phong trào giành độc lập, bị bắn chết bởi một mơn đồ
Ấn giáo cực đoan.
Để khẳng định hình ảnh là một quốc gia độc lập, hiến pháp Ấn Độ được hoàn
thành vào năm 1950, xác định Ấn Độ là một nền cộng hòa thế tục và dân
chủ. Trong 60 năm kể từ đó, Ấn Độ trải qua cả những thành cơng và thất
bại. Đất nước này vẫn duy trì một chế độ dân chủ với các quyền tự do dân sự,

một Tịa án tối cao hoạt động tích cực, và một nền báo chí độc lập ở mức độ
lớn. Tự do hóa kinh tế bắt đầu từ thập niên 1990, và tạo ra một tầng lớp trung
lưu thành thị có quy mơ lớn, biến Ấn Độ thành một trong những nền kinh tế
phát triển nhanh trên thế giới, và tăng cường ảnh hưởng địa chính trị của mình.
Phim, âm nhạc, và giảng đạo của Ấn Độ đóng một vai trị ngày càng lớn trong
văn hóa tồn cầu. Tuy nhiên, Ấn Độ phải đương đầu với các vấn đề như tình
trạng nghèo nàn phổ biến ở cả thành thị lẫn nông thôn, các xung đột liên quan


đến tôn giáo và đẳng cấp, từ quân nổi dậy Naxalite được truyền cảm hứng từ tư
tưởng Mao Trạch Đông, từ chủ nghĩa ly khai tại Jammu và Kashmir và tại
Đơng Bắc. Có các tranh chấp lãnh thổ chưa được giải quyết với Trung Quốc,
từng leo thang thành Chiến tranh Trung-Ấn vào năm 1962 (Ấn Độ thua trận và
mất một số lãnh thổ); và các cuộc chiến tranh biên giới với Pakistan bùng phát
vào các năm 1947, 1965, 1971, và 1999. Sự đối đầu hạt nhân Ấn Độ–Pakistan
lên đến đỉnh vào năm 1998.
II. Ấn Độ cái nơi văn hóa lịch sử của Phương Đông
Ấn Độ là một quốc gia nhưng cũng là cả một lục địa, có quan hệ với
Việt Nam khơng chỉ về chính trị, kinh tế mà cịn mật thiết hơn về văn hóa.
Khơng chỉ cho Đơng Dương một nửa cái tên Indo-china, trong quan niệm
truyền thống, Ấn Độ còn được coi là một cội nguồn của văn hóa Đơng Dương!
2.1. Tơn giáo
2.1.1. Ấn Độ giáo ( Hindu giáo)
Trước sự thắng thế của đạo Phật, đạo Bàlamôn phải cải cách biến thể thành đạo
Hindu, tiếp thu một phần giáo lí và đạo đức của Phật, tin vào luật nhân quả và
luân hồi. Đạo Hindu cho rằng con người và vũ trụ trải qua ba giai đoạn sinh
trưởng – diệt. Nhất thể hóa ba vị thần tượng Brahma – Visnu – Siva, có 3 chức
năng quan trọng như nhau. Brahma là thần sáng tạo, Visnu là thần bảo vệ còn
Siva là thần hủy diệt.



Thần Brahma
Ba chức năng đó có mối quan hệ biện chứng và đồng nhất với nhau. Trong ba
vị thần trên đây, đạo Hindu đề cao thần Vinus, coi thần Vinus là vị thần đạo đức
giáng thế làm con người thiện lí tưởng để cứu nhân độ thế. Cứu nhân loại ra


khỏi vòng trầm luân tội lỗi.

Thần Vinus
Ấn Độ giáo đã được truyền bá sang Đông Nam Á vào đầu công ngun và đã
đóng một vai trị quan trọng trong sự hình tha hf các nà nước sớm ở khi vực
này. Các thủ lĩnh, thị tộc trong khu vực tiếp nhận mơ hình tổ chức vương
quyền, tổ chức xã hội của Ấn Độ giáo đem ứng dụng trong lãnh địa của mình.
Dân chúng cũng dễ dàng chấp nhận những vị thần thiên nhiên của Ấn Độ giáo
với tâm niệm được ban phát ấm no và có một cuộc sống sung túc đầy đủ.
Vào những buổi đầu các thầy Bà La Môn của Ấn Độ giáo và những người đứng
đầu các thị tộc đã đóng một vai trị rất lớn trong việc thể chế hóa tín ngưỡng và
tổ chức nhà nước xã hội ở khu vực Đông Nam Á, nhiều tu sỹ Bà La Mơn khi
sang Đơng Nam Á đã nhanh chóng trở thành các thầy tư tế hoàng gia ở nhiều


tiểu quốc Đông Nam Á. Trước hết để biết ơn cho sự ưu đãi đó, các thầy Bà La
Mơn đã ban phước lành cho các vua bản địa trở thành dòng dõi của các triều
đại mặt trăng, mặt trời bên Ấn Độ hoặc dòng dõi của những bậc thánh hiền có
liên quan đến các thần, điều đó có thể thấy rõ trên bia ký Mỹ Sơn ở quốc gia
Champa cổ: “ Kundian, vị Bà La Môn vĩ đại nhất đã cắm xuống đây ngọn lao
mà thầy đã nhận từ As vathaman con của Dronan” ( một anh hùng trong sử thi
Mahabharata) để đánh dấu kinh đô được dựng lên. Các thầy Bà La Môn đã tiến
hành nghi thức Ấn Độ giáo để tôn phong các nhà vua bản địa, dựng lên các

tượng thần, sửa lại các điều phá bảo của các thần linh theo mẫu Ấn Độ giáo và
giúp các vua trị vì dựng lên một cung đình theo kiểu Ấn.
Thần trời nguyên thủy của bản địa Ấn Độ giáo hóa thành Siva. Hình tượng thần
mặt trời ở Phù Nam được ghi chép trong Lương thư có hai amwtj bốn tay hoặc
bốn mặt tám tay, ôm đứa bé, con chim động vật 4 chân và người ta nhận định
rằng có lẽ đây là tượng Siva.
Ở nhiều nơi trên Đông Nam Á, nhất là vùng hải đảo, dân chúng có tục trồng cột
đá ở mộ người chết sẽ làm nơi trú ngụ cho linh hồn tổ tiên. Khi Ấn Độ giáo
vào, các trụ đá đó biến thành Linga, nơi hiện xuống của Siva. Người Java phân
biệt linh hồn tổ tiên thành hai loại: Pirata và Pirata, Pitara là linh hồn đã được
giải thốt khỏi thân xác, cịn Pirata là linh hồn chưa được giải thốt nghĩa là
chưa được hỏa thiêu hồn tồn. Tục hỏa thiêu vốn có từ rất lâu của Ấn Độ giáo
và được tiến hành với nhiều nghi thức, người chết được đem chôn sau một năm
mới đem hỏa táng, lúc đó linh hồn mới được giải thốt. Cho nên nhiều nhà
nghiên cứu văn hóa Đơng Nam Á cho rằng tục hỏa thiêu là chịu ảnh hưởng từ
Ấn Độ giáo. Ấn Độ giáo khi vào Đông Nam Á đã được tiếp thu và bản địa hóa
cho phù hợp với điều kiện của mình trên cơ sở sẵn có của mình. Có thể nói
đóng góp quan trọng nhất của Ấn Độ giáo vào xã hội Đông Nam Á là đã giúp
cho người bản địa thể chế hóa quy tắc hóa các hoạt động văn hóa, xã hội, chính
trị của mình, đặc biệt là về mặt tinh thần, tâm linh.
2.1.2. Phật giáo
Sau nhiều năm đi tìm chân lí, Xítđácta đã ngộ đạo dưới cây bồ đề. Bồ đề có
nghĩa là giác ngộ. Do đó phật được mệnh danh là người giác ngộ chân lí, người
thơng thái. Sau đó phật truyền đạo khắp nơi trong vòng 45 năm


Giáo lí Phật cho rằng tội ác trong xã hội là do dục vọng của con người sinh ra.
Dục vọng thì vơ hạn, tội lỗi và khổ đau của con người không bao giờ rửa sạch
được. Cuộc đời là bể khổ, con người bị kiếp luân hồi và nhân quả chi phối cho
nên phải tu hành để giải thoát. Phải tiêu diệt hết dục vọng, xóa tội lỗi để kiếp

sau được lên chốn niết bàn, chốn cực lạc.

Trước khi phật giáo ra đời, xã hội Ấn Độ rơi vào cuộc khủng hoảng trầm trọng
về mọi mặt của đời sống xã hội. Thời kỳ này tầng lớp Bà La Môn được kính
trọng, tơn sùng tuyệt đối; bởi họ là những người được coi là có tri thức, có khả
năng giảng dạy đạo lý và cúng tế thần linh. Còn giai cấp Ksatriya thống trị quốc
gia, thâu tóm gần như tồn bộ đất đai. Trong khi đó, các giai cấp dưới phải lao
động vất vả, chịu mọi sự khổ cực để cung phụng cho các giai cấp trên. Chính
những lý do này khiến cho đời sống xã hội ngày càng nảy sinh mâu thuẫn sâu
sắc và dẫn đến sự phản kháng của đơng đảo quần chúng nhân dân lao động địi
quyền tự do bình đẳng. Cũng chính vào thời điểm này ánh sáng từ bi trí tuệ của
Phật giáo đã xuất hiện: “ Phật giáo xuất hiện như là sự đáp ứng nhu cầu tinh


thần phản kháng xã hội; một mặt nó phản ánh nỗi bất hạnh, đua khổ thực tế của
nhân dân Ấn Độ; một mặt nó phản kháng chế độ đẳng cấp nghiệt ngã, chống lại
sự áp bức, bất bình đẳng giữa con người. Nó cơng khai chống lại giáo lý truyền
thống của Kinh Veda và đạo Bà La Môn, bác bỏ uy quyền thần thahs, xây dựng
niềm tin vào chính con người.
Phật giáo vào Đơng Nam Á khá sớm. Nó thâm nhập vào từng quốc gia trong
những thời gian không như nhau, bằng những con đường khác nhau và ảnh
hưởng của nó cũng khơng đều nhau. Với đặc điểm là dễ thích nghi với các mơi
trường khác nhau mà nó xâm nhập vào và có khả năng tự điều chỉnh cho thích
hợp với điều kiện mới. Đó là biểu hiện của sự bao dung đặc thù của đạo Phật và
nó ảnh hưởng rất lướn đến tâm thức con người các quốc gia Đông Nam Á theo
phật giáo.
Việt Nam: Phật giáo du nhập bào khoảng những năm 194-195 và trung tâm
Phật giáo lớn nhất thời đó là Luy Lâu (nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc
Ninh)
Inđơnêxia: Phật giáo Đại thừa có mặt từ rất sớm, khoảng thế kỷ II. Phật giáo

phát triển rực rỡ thời kỳ quốc gia Srivijaya và ngôi chùa Borobudur là biểu
tượng của kiến trúc Phật giáo nổi tiếng của cả khu vực thười đó. Đến thế kỷ
XIII, Phật giáo Tiểu thừa xuất hiện thay thế Phật giáo Đại thừa
Thái Lan là quốc gia Phật giáo lớn nhất Đông Nam Á, Phật giáo Tiểu thừa có
mặt khoảng thế kỷ I sau công nguyên
Ở Campuchia khoảng thế kỷ V và Lào chậm hơn khoảng thế kỷ VII và chính
thức Phật giáo có ảnh hưởng rộng lớn từ giữa thế kỷ XIV...
Phật giáo trở thành tư tưởng chính thống của nhiều quốc gia và là quốc giáo ở
một số nước Đông Nam Á.
Phật giáo giữ một vai trị, vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người
Đông Nam Á. Ở một số nước như Lào, Campuchia, Myanma,... người ta đều
khẳng định Phật giáo đã có những đóng góp nhất định vào việc xây dựng một
nền văn hóa thống nhất, trong nền văn hóa dân tộc đều mang màu sắc Phật
giáo, Phật giáo gắn liền với tổ quốc và dân tộc.


2.2. Triết học
Triết học Ấn Độ ra đời và phát triển rất sớm. Thời kì cổ đại đã có rất nhiều môn
phái triết học. Tư tưởng triết học duy vật ra đời khá sớm nhưng giai cấp thống
trị lại nhanh chống tìm cách thủ tiêu nó. Cho nên ngày nay ít thấy có một tác
phẩm nào để lại. Người ta chỉ tìm thấy tư tưởng đó được phản ánh trong các
kinh Vê đa, Upanxixát, trong luật Manu, trong sách đạo đức học Arthasatra,..
Triết học duy vật cổ đại có nhiều trường phái trong đó có ba trường phái chính
cịn để lại nhiều ảnh hưởng như phái Yadushaisđa, phái Svabatavađa, phái
Prôtôsankya.
Quan niệm triết học của mỗi tường phái về thế giới, về vũ trụ có chỗ khác nhau,
nói chung đều phủ nhận thượng đế, thần thánh sáng tạo ra vũ trụ.
Đối lập với trường phái duy vật là sáu hệ thống triết học chính thống gọi là
Đacsana . Hệ thống gồm có triết hệ Vêđanta, Purva Mimansa, Sankhya, ga,
Nyaya và Vaisesika. Học thuyết của sáu hệ thống triết học này có chỗ lập luận

khác nhau, nhưng đều thống nhất thừa nhận uy quyền của các bộ kinh Vêđa
2.3. Chữ viết
Thời đại Harappa-Môhenjô Đarô, ở miền Bắc Ấn đã xuất hiện một loại chữ cổ
mà ngày nay người ta còn lưu giữ được khoảng 3.000 con dấu có khắc những
ký hiệu đồ họa.
Thế kỉ VII TCN, ở đây đã xuất hiện chữ Brami, ngày nay cịn khoảng 30 bảng
đá có khắc loại chữ này. Trên cơ sở chữ Brami, thế kỉ V TCN ở Ấn Độ lại xuất
hiện chữ Sanskrit, đây là cơ sở của nhiều loại chữ viết ở Ấn Độ và Đơng Nam
Á sau này. Đó là chữ Đêvaganari kiểu chữ mà người Ấn Độ sử dụng ngày nay.


×