Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

TÌM HIỂU VỀ THỜI CƠ TRONG CÁCH MẠNG THÁNG 8 NĂM 1945 VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292.47 KB, 33 trang )

T
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
------------------------

BÀI THẢO LUẬN
HỌC PHẦN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

TÌM HIỂU VỀ THỜI CƠ TRONG CÁCH MẠNG THÁNG 8
NĂM 1945 VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM
GIẢNG VIÊN: TS. LÊ VĂN NGUYÊN
LỚP HP:
NHÓM:

Hà Nội - Năm 2022


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện bài thảo luận, nhóm em ln được thầy cơ, bạn bè
xung quanh động viên, khích lệ và tạo điều kiện giúp đỡ để hoàn thành bài thảo luận
một cách tốt nhất. Và đặc biệt, nhóm 1 muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy Lê
Văn Nguyên – giảng viên bộ mơn đã giảng dạy tận tình, chi tiết để nhóm em có đầy đủ
kiến thức và vận dụng chúng vào bài thảo luận này.
Bởi trình độ cịn hạn chế nên khi nghiên cứu đề tài dù có cố gắng song vẫn khơng
tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Vì vậy, nhóm em rất mong nhận được sự góp ý
của thầy và các bạn trong lớp.
Những ý kiến đóng góp của mọi người sẽ giúp nhóm em nhận ra những hạn chế,
thiếu sót và từ đó có thêm những kinh nghiệm mới cho những bài nghiên cứu sau này.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!


1


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................1
MỤC LỤC........................................................................................................................ 3
A. PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................4
1. Tính cấp thiết của đề tài...........................................................................................4
2. Mục tiêu của đề tài....................................................................................................4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................5
4. Kết cấu đề tài............................................................................................................. 5
B. PHẦN NỘI DUNG....................................................................................................6
CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỜI CƠ CÁCH MẠNG.............................6
1.1. Khái niệm............................................................................................................6
1.2. Vai trò..................................................................................................................7
CHƯƠNG 2. THỜI CƠ TRONG CÁCH MẠNG THÁNG 8/1945...........................8
2.1. Bối cảnh lịch sử...................................................................................................8
2.1.1. Tình hình quốc tế...............................................................................................8
2.1.2. Tình hình trong nước.........................................................................................9
2.2. Thời cơ trong Cách mạng tháng 8/1945..........................................................10
2.2.1. Sự chuẩn bị của Đảng cho cuộc Tổng khởi nghĩa............................................10
2.2.1.1. Đảng ta dự đoán và xác định thời cơ cho cuộc Tổng khởi nghĩa..................10
2.2.1.2. Sự chuẩn bị của Đảng tiến tới khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền........12
2.2.1.3. Khởi nghĩa từng phần (từ tháng 3 đến giữa tháng 8/1945)..........................14
2.2.3. Đảng lãnh đạo nhân dân nắm thời cơ trong cách mạng tháng 8/1945..............17
2.3. Nhận xét, đánh giá về nghệ thuật chớp thời cơ trong Cách mạng tháng
8/1945........................................................................................................................ 22
CHƯƠNG 3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM.................................................................27
3.1. Về chỉ đạo chiến lược........................................................................................27
3.2. Về xây dựng lực lượng......................................................................................28

3.3. Về phương pháp cách mạng............................................................................29
3.4. Về xây dựng Đảng.............................................................................................29
C. PHẦN KẾT LUẬN....................................................................................................31
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................32

2


A.

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Dân tộc Việt Nam đã viết lên nhiều trang sử vẻ vang với những chiến công chống
xâm lược và chống ách thống trị của giặc ngoại xâm. Trong đó, Cách mạng tháng Tám
năm 1945 là một trang sử vẻ vang nhất, chói lọi nhất, đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong
lịch sử dân tộc. Có thể thấy rằng sự thành cơng của Cách mạng tháng Tám là nhờ sự hội
tụ những điều kiện khách quan và chủ quan khác nhau. Và một trong những vấn đề đó
chính là việc Đảng ta đã biết nhận định và chớp lấy thời cơ.
Chúng ta là thuộc địa của thực dân Pháp, nhân dân ta phải chịu đựng bao đau khổ,
lầm than dưới sự bóc lột tận cùng của thực dân đã làm hằn sâu trong tiềm thức mỗi người
Việt Nam ý chí kiên cường. Bằng sự ra đời của đảng cộng sản Việt Nam ngày 3/2/1930,
đánh dấu một bước ngoặt lịch sử của cách mạng Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng và
việc chớp đúng thời cơ đã đem lại thắng lợi có ý nghĩa hết sức to lớn, nó đã phá tan hai
tầng xiềng xích nơ lệ của thực dân Pháp kéo dài hơn 80 năm và của phát xít Nhật, đồng
thời nó cịn lật đổ chế độ Phong kiến tồn tại ngót ngàn năm trên đất nước ta, lập ra nhà
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa mở ra một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên độc lập dân tộc
gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Cách mạng tháng Tám được xem là một sự kiện lịch sử vĩ
đại của dân tộc Việt Nam, đã để lại nhiều bài học quý giá cho sự phát triển về kinh tế, văn
hóa, chính trị,...của đất nước ta sau này. Để tìm hiểu kỹ hơn về việc chớp đúng thời cơ

trong cách mạng tháng 8 năm 1945 và sự ảnh hưởng của thời cơ đến nước ta hiện nay,
nhóm chúng em đã nghiên cứu đề tài: “Thời cơ trong cách mạng tháng 8 năm 1945 và
những bài học kinh nghiệm”. Do kiến thức còn hạn chế nên trong q trình làm bài
khơng tránh khỏi những hạn chế và sai sót, mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ thầy.
2. Mục tiêu của đề tài
- Tìm hiểu về bối cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả của cuộc cách mạng tháng 8/1945.
- Tìm hiểu nghệ thuật xác định và chớp thời cơ của Đảng trong cách mạng tháng
8/1945.
- Nhận xét, đánh giá và rút ra bài nghiệm kinh nghiệm về nắm bắt thời cơ, xây dựng
và bảo vệ đất nước.
3


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: thời cơ trong cách mạng tháng Tám năm 1945 do Đảng
Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
- Phạm vi: Những nội dung xoay quanh cách mạng tháng 8/1945 và thời cơ trong
cách mạng tháng 8/1945, từ đó nhận xét đánh giá và rút ra bài học kinh nghiệm.
4. Kết cấu đề tài.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu thành 4 mục
như sau:
- Chương 1: Lý luận chung về thời cơ cách mạng.
- Chương 2: Thời cơ trong cách mạng tháng 8/1945.
- Chương 3: Bài học kinh nghiệm.

4


B.


PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỜI CƠ CÁCH MẠNG

1.1. Khái niệm
Thời cơ trong cách mạng chính là sự kết hợp biện chứng của những điều kiện khách
quan và những điều kiện chủ quan đã phát triển đến độ chín muồi, bảo đảm giành thắng
lợi từng bước tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn.
Thời cơ là một hoàn cảnh thuận lợi đến trong một thời gian ngắn, là tình thế xuất
hiện trong thời điểm nhất định có lợi nhất cho việc phát huy mọi sức mạnh, đảm bảo một
việc nào đó có thể tiến hành để giành thắng lợi. Thời cơ, đó là một thành tố khách quan,
hồn tồn khơng phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của một cá nhân nào đó, của một tổ
chức chính trị nào đó. Nó xuất hiện một cách bất ngờ và tồn tại trong một khoảng thời
gian nhất định.
Điều đó khơng có nghĩa là thời cơ là một cái gì đó khơng thể biết trước được, khơng
thể đốn định được. Tuy nhiên, khơng phải ai cũng có thể dự báo được thời cơ, theo dõi,
nắm bắt nó và cuối cùng là lợi dụng nó để đạt tới cái mục đích của mình.
Thời cơ có thể do thực lực cách mạng trong nước tạo ra, cũng có thể do hồn cảnh
bên ngồi đưa đến. Nếu khơng có thực lực cách mạng đến mức đủ mạnh thì khơng thể tạo
ra được thời cơ và khi thời cơ đến sẽ không kịp thời tận dụng hiệu quả.
Theo chủ nghĩa Mác – Lênin thì có 3 nhân tố chủ yếu để hợp thành tình thế cách
mạng đó là:
Thứ nhất, giai cấp và tầng lớp thống trị bên trên đã lâm vào một cuộc khủng hoảng
trầm trọng, khơng thể kiểm sốt nổi tình hình, trở nên bất lực, khơng cịn có chế độ thống
trị như cũ nữa.
Thứ hai, các giai cấp và tầng lớp bị trị bên dưới cũng rơi vào tình trạng cơ cực, bị
bần cùng không thể chịu đựng được nữa, không thể sống nổi nữa. Mâu thuẫn đã gay gắt
đến cực độ và quần chúng đã sẵn sàng đi tới giải phóng.
Thứ ba, tầng lớp, bộ phận trung gian, những người trí thức yêu nước, có tư tưởng
dân chủ, tiến bộ, những người có tinh thần dân tộc, kể cả một bộ phận trong giai cấp hữu


5


sản nhưng gần với quần chúng, nhận thức được xu thế lịch sử, ngả về phía cách mạng,
tương quan lực lượng có lợi cho phía cách mạng. Hội tụ đủ những điều kiện đó, về cơ
bản, tình thế cách mạng đã chín muồi.
1.2. Vai trị
Thời cơ là một khái niệm rất quan trọng, gắn liền với sự thành bại của mỗi cá nhân,
của các đảng phái chính trị và của mỗi cộng đồng với những quy mơ khác nhau, nó tạo ra
những thuận lợi để đem đến thành công.
Thời cơ là một thành tố khách quan, hồn tồn khơng phụ thuộc vào ý muốn chủ
quan của một cá nhân nào, của một tổ chức chính trị nào. Nó xuất hiện một cách bất ngờ
và tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, nếu chúng ta biết dự báo, theo
dõi nắm bắt và tận dụng thời cơ một cách hợp lý thì thời cơ sẽ là bệ phóng, là một yếu tố
quan trọng dẫn tới sự thắng lợi.

6


CHƯƠNG 2. THỜI CƠ TRONG CÁCH MẠNG THÁNG 8/1945

2.1. Bối cảnh lịch sử
2.1.1. Tình hình quốc tế
Sau nhiều năm chiến đấu giằng co thì tới năm 1945 thế cục chiến tranh thế giới thứ
2 đã dần định hình. Ở giai đoạn này lần lượt chủ nghĩa phát xít ở châu Âu và châu Á đều
đang đứng trước thất bại.

 Mặt trận châu Âu
Ở mặt trận Đông Âu, Hồng quân Liên Xơ sau nhiều cố gắng phịng thủ đã bắt đầu

mở các cuộc phản công quy mô lớn. Năm 1944, Liên Xô đã phản công và giành lại nhiều
thành phố lớn ở mặt trận phía bắc như Leningrad và Nogorott. Ở mặt trận Ukraina, trong
năm 1944, Hồng quân đã mở l0 trận tấn cơng vào qn đội phát xít. Cuộc chiến đấu ở
đây diễn ra hết sức ác liệt vì phần lớn lực lượng quân Đức tập trung ở vùng này. Kết quả,
Hồng quân Liên xô đã đánh tan 66 sư đồn phát xít Đức, giải phóng Ukraine. Tiếp đó,
Liên Xơ lần lượt giải phóng Ba Lan, Rumani, Bungari, Nam Tư, Albania và một phần
đáng kế lãnh thổ Tiệp Khắc, Hungary và Áo.
Ở mặt trận Tây Âu, Mỹ và Anh lúc này đã quyết định mở mặt trận thứ hai đổ bộ lên
Bắc Pháp vào 6-4-1944. Cũng trong thời kỳ này, Phong trào khởi nghĩa vũ trang của nhân
dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo nổi lên trên khắp nước Pháp, phong trào đã giải phóng
nhiều vùng rộng lớn trước khi quân Đồng minh tới. Vào giữa tháng 8, công nhân Pari bãi
cơng, sau đó chuyển thành khởi nghĩa, giải phóng thủ đơ Pari. Tới ngày 25-8, chính phủ
lâm thời của nước Cộng hịa Pháp, do Đờ Gơn đứng đầu, được thành lập ở Pari.
Nối tiếp Pháp nhiều nước Tây Âu sau đó như Bỉ, Hà Lan, Lucxembua, Italia lần
lượt được giải phóng. Lúc này phát xít Đức đã rơi vào tình thế bị bao vây hồn tồn từ
hai phía. Chiến tranh ở châu Âu dần bước vào hồi kết. Ngày 16-4-1945, Liên Xô mở trận
tấn công vào Berlin, sào huyệt cuối cùng của phát xít Đức. Ngày 2-5-1945, Hồng quân
chiếm tồn thành phố Berlin. Qn phát xít Đức cịn lại hơn 7 vạn người (không kể số bị
thương) đã đầu hàng không điều kiện, chiến tranh kết thúc ở Châu Âu.

 Mặt trận châu Á - Thái Bình Dương

7


Kể từ năm 1943, sau trận thắng ở Guađancanan, Mỹ đã chuyển sang phản cơng trên
tồn chiến trường. Mở đầu là việc tái chiếm quần đảo Salơmơn sau đó lần lượt chiếm các
đảo Ginbe (11-1943) và Mácsan (2-1944). Ở Tây Nam Thái Bình Dương, quân Mỹ đánh
chiếm lại Tân Ghinê (từ tháng 9-1943 đến tháng 7-1944) và tiến hành đổ bộ vào vùng
biển Philippin. Tại Đông Nam Á, liên quân Anh - Ấn và liên quân Mỹ - Hoa đã tiến vào

Miến Điện đẩy lùi quân Nhật, giải phóng được thủ đô Yangon. Tại Nhật Bản, quân đội
Mỹ tiến hành đánh chiếm nhiều đảo quan trọng, cùng với đó máy bay Mỹ tiến hành rải
bom liên tục ở nhiều thành phố của Nhật Bản gây ra thiệt hại nặng nề về người và của.
Quân Nhật lúc này dần tỏ ra thất thế trên nhiều mặt trận.
Ngày 8-8-1945, dựa theo đề nghị ở hội nghị Ianta, Liên Xơ chính thức tun chiến
với Nhật Bản. Sáng ngày 9-8-1945, Hồng quân Liên Xô, với lực lượng 1,5 triệu quân (3
phương diện quân), 5500 xe tăng, 3900 máy bay, 2600 phân và hạm đội Thái Bình
Dương, đã mở cuộc tấn cơng vào đạo qn Quan Đơng của Nhật Bản. Trước đó vào ngày
6-8, Mỹ thả bom nguyên tử xuống Hiroshima và ngày 9-8, quả bom nguyên tử thứ hai
được thả xuống Nagasaki, hủy diệt 2 thành phố này và làm chết hàng chục vạn thường
dân. Điều này đã giáng một đòn nặng nề vào ý chí của quân đội Nhật Bản.
Với việc chịu thất bại nặng nề trên nhiều mặt trận, thêm vào đó là sức ép từ phía
người dân và nội bộ giới cầm quyền của Nhật Bản. Ngày 14-8-1945, Nhật hoàng tuyên
bố đầu hàng không điều kiện các nước Đồng minh, chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
2.1.2. Tình hình trong nước
Ở Việt Nam, Mâu thuẫn Nhật - Pháp gay gắt đến cực độ “hai con chó đế quốc
khơng thể ăn chung một miếng mồi béo như Đông Dương”. Sau khi Nhật vào Đơng
Dương, để tiến hành q trình xâm lược của mình, Nhật đã bắt tay với thực dân Pháp tiến
hành đàn áp phong trào cách mạng ở Việt Nam, tuy nhiên, mâu thuẫn về quyền lợi giữa
chúng ngày càng gia tăng, nguy cơ nổ ra xung đột ngày càng cao. Thực dân Pháp theo
phái Đờ Gôn ở Đông Dương ráo riết chuẩn bị, chờ quân Đồng minh vào Đông Dương
đánh Nhật thì sẽ khơi phục lại quyền thống trị của Pháp. “Cả hai quân thù Nhật - Pháp
đều đang sửa soạn tiến tới chỗ tao sống mày chết, quyết liệt cùng nhau”.
Trước tình hình sớm muộn quân Đồng minh sẽ tiến vào Đơng Dương, phát xít Nhật
âm mưu hất cẳng Pháp khỏi Đông Dương để trừ mối lo về sau. Ngày 9/3/1945, với sự
chuẩn bị từ trước, Nhật nổ súng đảo chính lật đổ Pháp hịng độc chiếm Đơng Dương.
8


Pháp chống cự yếu ớt rồi nhanh chóng đầu hàng. Sau khi đảo chính thành cơng, Nhật Bản

đã thi hành một loạt chính sách nhằm củng cố quyền thống trị của mình. Ngay trong đêm
đó, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương mở rộng quyết định phát động một cao trào
cách mạng làm tiền đề cho tổng khởi nghĩa, thay đổi các hình thức tuyên truyền, cổ động,
tổ chức và đấu tranh cho thích hợp. Tháng 3-1945, Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.
Tình hình cách mạng nước ta lúc này đang tiến dần tới cao trào tổng khởi
nghĩa. Quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng đã trải qua nhiều cuộc diễn tập
chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám, lần lượt qua các cao trào cách mạng 1930 - 1931,
cao trào dân chủ 1936 – 1939. Đến năm 1945, các phong trào cách mạng diễn ra ngày
càng mạnh mẽ và sơi nổi.
Ngày 9-3-1945, Nhật làm cuộc đảo chính hất cẳng Pháp. Ngay trong đêm đó, Hội
nghị Ban Thường vụ Trung ương mở rộng quyết định phát động một cao trào cách mạng
làm tiền đề cho tổng khởi nghĩa. Ngày 12-3-1945, Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Nhật –
Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Chỉ thị đã trở thành kim chỉ nam cho mọi
hành động của Đảng và nhân dân ta trong suốt cao trào chuẩn bị tổng khởi nghĩa. Từ
tháng 4-1945, cao trào kháng Nhật cứu nước diễn ra mạnh mẽ, phong phú cả về nội dung
và hình thức.
Bên cạnh đó, Đảng ta đã có sự chuẩn bị đầy đủ về đường lối và phương pháp cách
mạng, thể hiện tập trung ở Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5 –
1941)… Lực lượng cách mạng trong nước cũng được chuẩn bị chu đáo trong suốt 15 năm
kể từ khi Đảng ra đời và được rèn luyện qua nhiều phong trào cách mạng. Đến tháng 8 –
1945, toàn Đảng, toàn dân đã chuẩn bị sẵn sàng, chủ động, chờ đợi thời cơ cho cuộc
Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
2.2. Thời cơ trong Cách mạng tháng 8/1945
2.2.1. Sự chuẩn bị của Đảng cho cuộc Tổng khởi nghĩa
2.2.1.1. Đảng ta dự đoán và xác định thời cơ cho cuộc Tổng khởi nghĩa
Ngay từ đầu những năm 1940, đặc biệt sau khi cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ nổ ra thất
bại thì vấn đề thời cơ đã được bàn luận đến rất nhiều. Vào tháng 5-1941, tại Hội nghị Ban
Chấp hành Trung ương lần thứ Tám tại Pắc Bó, Cao Bằng dưới sự chủ trì của lãnh tụ

9



Nguyễn Ái Quốc và quyền Tổng Bí thư Trường Chinh, Nghị quyết của Đảng đã dự báo
một cách chính xác về cuộc chiến tranh thế giới thứ hai cũng như hệ lụy của nó: “Nếu
cuộc đế quốc chiến tranh lần trước đẻ ra Liên Xô, một nước xã hội chủ nghĩa thì cuộc đế
quốc chiến tranh lần này sẽ đẻ ra nhiều nước xã hội chủ nghĩa, do đó cách mạng nhiều
nước thành công…”. Đảng ta nhận định thời cơ sẽ đến với nhiều nước trên thế giới khi
chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, phần thắng nghiêng về Liên Xơ và phe dân chủ. Khi
đó sẽ xuất hiện thời cơ có lợi cho cách mạng nhiều nước, trong đó có cách mạng nước ta.
Sang cuối năm 1941 đầu năm 1942, ở mặt trận Thái Bình Dương, chiến tranh nổ ra,
Nhật tràn vào Đơng Dương thì lúc này khả năng đội quân kháng Nhật của Trung Quốc sẽ
tràn vào đánh Nhật ở trên đất nước ta. Lúc này, vấn đề thời cơ lại một lần nữa được nêu
ra. Tuy nhiên, Trung ương Đảng nhận định: “có nhiều đồng chí tưởng chiến tranh (Thái
Bình Dương) nổ ra và Hoa quân nhập Việt thì lập tức ta có đủ điều kiện khởi nghĩa”…
“sự thực, nói chung tồn quốc, ta chưa vào một tình thế cách mạng. Những điều kiện
khởi nghĩa của Đơng dương chưa chín muồi.”, “Vì một là qn thù chưa có sự hoang
mang đến cực điểm, chiến tranh chưa đẩy chúng đến một tình thế khủng hoảng phổ
thơng; hai là tầng lớp nhân dân ngồi vơ sản tuy đã ghét Pháp và bắt đầu chán Nhật,
nhưng chưa ngã hẳn về phía cách mạng, họ cịn chịu ảnh hưởng của bọn Việt gian một
phần nào...”.
Cho đến tháng 10 năm 1944, cục diện chiến tranh thế giới thứ hai đã bắt đầu được
định hình, Hồng qn Liên Xơ đã đánh lùi quân Đức ở mặt trận châu Âu, quân Nhật thất
bại thảm hại ở chiến trường Thái Bình Dương. Trong thư gửi cán bộ và đồng bào,
Nguyễn Ái Quốc đã nhấn mạnh: “phe xâm lược gần đến ngày bị tiêu diệt. Các nước đồng
minh quốc sắp tranh được sự thắng lợi cuối cùng”. Người cũng khẳng định thêm: “cơ
hội cho dân tộc ta giải phóng chỉ ở trong một năm hoặc năm rưỡi nữa. Thời gian rất
gấp, ta phải làm nhanh”. Tuy nhiên, Người cũng cho rằng “nhanh” nhưng khơng nóng
vội.
Trong suốt đầu năm 1945, Trung ương Đảng luôn chú ý đến vấn đề “cuộc đảo chính
của phát-xít Nhật” nhằm hướng công tác chuẩn bị của Đảng và phong trào cách mạng của

quần chúng chủ động đón nhận nó. Vì vậy, ngày 9/3/1945, nhận thấy được tình hình Nhật
sắp đảo chính Pháp tại Đơng Dương đến nơi, đồng chí Trường Chinh đã triệu tập Hội
nghị Ban thường vụ Trung ương mở rộng ngay trong tối hơm đó. Nhận thấy sự thất bại
của Pháp, thắng lợi tạm thời của quân đội Nhật và cuộc đảo chính sẽ tạo ra một tình hình
10


khủng hoảng chính trị sâu sắc, làm cho những điều kiện khởi nghĩa của Đơng Dương
chưa chín muồi đang đi tới chín muồi nhanh chóng, Hội nghị đã ra Chỉ thị “Nhật – Pháp
bắn nhau và hành động của chúng ta” vào ngày 12/3/1945 và quyết định phát động cao
trào chống Nhật cứu nước.
2.2.1.2. Sự chuẩn bị của Đảng tiến tới khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền
Trên cơ sở lực lượng cách mạng được nuôi dưỡng từ trước, việc chuẩn bị lực lượng
về mọi mặt được Đảng ta tiếp tục đẩy mạnh để chuẩn bị tiến lên Tổng khởi nghĩa giành
chính quyền.
 Lực lượng cách mạng
Trong q trình chuẩn bị mọi mặt cho Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Đảng ta
đặc biệt chú trọng công tác xây dựng lực lượng chính trị vững mạnh trên nền tảng là khối
liên minh công - nông vững chắc. Từ năm 1941, với việc thành lập “Việt Nam độc lập
đồng minh” (Mặt trận Việt Minh) bao gồm các tổ chức quần chúng có tên chung là “Hội
cứu quốc” như “Nông dân cứu quốc”, “Phụ nữ cứu quốc”, “Thanh niên cứu quốc”…,
Đảng đã thực sự trở thành trung tâm của khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy cao độ sức
mạnh to lớn của lực lượng chính trị trong chuẩn bị và thực hành tổng khởi nghĩa.
Sau cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (11 – 1940), lực lượng vũ trang Bắc Sơn được duy trì
để làm vốn quân sự cho cách mạng. Bước sang năm 1941, những đội du kích ở khu căn
cứ Bắc Sơn – Võ Nhai lớn mạnh lên và thống nhất thành Trung đội cứu quốc quân I
(14/2/1941). Cứu quốc quân phát động chiến tranh du kích trong 8 tháng (từ tháng 7/1941
đến tháng 2/1942). Ngày 15/9/1941, Trung đội cứu quốc quân II ra đời.
Ở Cao Bằng, trên cơ sở lực lượng chính trị phát triển mạnh, các đội tự vệ cứu quốc
lần lượt ra đời. Nguyễn Ái Quốc đã biên soạn rất nhiều tài liệu để huấn luyện cán bộ quân

sự như Cách đánh du kích, Kinh nghiệm du kích Nga, Kinh nghiệm du kích Tàu…
Ngày 22 – 12 – 1944, thực hiện chỉ thị của Nguyễn Ái Quốc, Đội Việt Nam tuyên
truyền giải phóng quân được thành lập, lúc đầu có 34 chiến sĩ, do Võ Nguyên Giáp chỉ
huy.
Ngày 16-4-1945,

11


Ngày 15-5-1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị quân sự cách
mạng Bắc Kỳ tại Hiệp Hòa (Bắc Giang). Hội nghị chủ trương thống nhất Việt Nam Cứu
quốc quân và Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân thành Việt Nam giải phóng quân,
phát triển lực lượng bán vũ trang và xây dựng 7 chiến khu trong cả nước.
Bên cạnh đó, lực lượng bán vũ trang cũng phát triển mạnh ở cả nông thôn và thành
thị, gồm các đội du kích, tự vệ và tự vệ chiến đấu. Lực lượng vũ trang tuy cịn ít về số
lượng, thiếu thốn về trang bị, non yếu về trình độ tác chiến, nhưng có vai trị quan trọng
trong hoạt động vũ trang tun truyền, góp phần phát triển lực lượng chính trị; tiến công
quân sự ở một số nơi gây thanh thế cho cách mạng, đồng thời là lực lượng xung kích, lực
lượng nịng cốt, hỗ trợ quần chúng nổi dậy tổng khởi nghĩa giành chính quyền khi thời cơ
đến.
Cả lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang đều là cơ sở của bạo lực cách mạng, là
điều kiện để kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang trong Tổng khởi nghĩa
giành chính quyền từ tay đế quốc và tay sai, thiết lập chính quyền cách mạng.

 Xây dựng căn cứ địa
Xây dựng căn cứ địa là nhiệm vụ quan trọng để tiến hành khởi nghĩa và là nơi giải
quyết vấn đề tiềm lực của cách mạng. Hiểu rõ tầm quan trọng trong việc xây dựng căn cứ
địa, Đảng ta đã đẩy mạnh xây dựng các khu căn cứ địa quan trọng phục vụ cho cách
mạng.
Năm 1940, sau cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Vùng Bắc Sơn – Võ Nhai được xây dựng

thành một trung tâm căn cứ địa, gắn liền với sự ra đời và hoạt động của lực lượng vũ
trang Bắc Sơn.
Năm 1941, Nguyển Ái Quốc về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Người chọn
Cao Bằng làm nơi đầu tiên để xây dựng căn cứ địa. Từ đó, căn cứ địa cách mạng ngày
càng mở rộng, phát triển thành căn cứ Cao – Bắc – Lạng.
Năm 1943, Uỷ ban Việt Minh Liên tỉnh Cao – Bắc – Lạng lập ra 19 ban “xung
phong Nam tiến” để phát triển lực lượng xuống các tỉnh miền xuôi.
Tháng 5-1945, Hồ Chí Minh về Tân Trào (Tuyên Quang), chỉ thị gấp rút chuẩn bị
đại hội quốc dân, thành lập “khu giải phóng”.

12


Ngày 4-6-1945, khu giải phóng Việt Bắc chính thức được thành lập gồm hầu hết các
tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hà Giang và một số
vùng lân cận thuộc Bắc Giang, Phú Thọ, Yên Bái, Vĩnh Yên. Ủy ban lâm thời khu giải
phóng được thành lập và thi hành các chính sách của Việt Minh. Khu giải phóng Việt Bắc
trở thành căn cứ địa chính của cách mạng cả nước và là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt
Nam mới. Nhiều chiến khu mới được xây dựng như chiến khu Vần - Hiền Lương ở vùng
giáp giới hai tỉnh Hòa - Ninh - Thanh (ở phía Tây ba tỉnh Hịa Bình, Ninh Bình, Thanh
Hóa), chiến khu Vĩnh Tuy và Đầu Rái (Quảng Ngãi)...
2.2.1.3. Khởi nghĩa từng phần (từ tháng 3 đến giữa tháng 8/1945)
20 giờ ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp, Pháp đầu hàng. Dự đốn đúng tình
hình, ngay trước lúc Nhật nổ súng lật đổ Pháp, Tổng Bí thư Trường Chinh triệu tập Hội
nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng mở rộng tại làng Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh)
để phân tích tình hình và đề ra chủ trương chiến lược mới. Ngày 12/3/1945, Ban Thường
vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, chỉ rõ
bản chất hành động của Nhật ngày 9/3/1945 là một cuộc đảo chính tranh giành lợi ích
giữa Nhật và Pháp; xác định kẻ thù cụ thể, trước mắt và duy nhất của nhân dân Đơng
Dương sau cuộc đảo chính là phát xít Nhật; thay khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật Pháp" bằng khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật", nêu khẩu hiệu “Thành lập chính quyền

cách mạng của nhân dân Đơng Dương" để chống lại chính phủ thân Nhật.
Chỉ thị nhấn mạnh: cuộc đảo chính đã tạo ra ở Đơng Dương “một cuộc khủng
hoảng chính trị sâu sắc”, tuy nhiên, “những điều kiện khởi nghĩa chưa thực sự chín
muồi” vì quân Pháp tan rã, song quân Nhật chưa đến mức hoang mang cực độ, các tầng
lớp trung gian chưa ngả hẳn về phía cách mạng, đội quân tiên phong chưa sẵn sàng. Bản
Chỉ thị đã vạch rõ những điều kiện về cuộc khởi nghĩa Đông Dương “Phát động một cao
trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ để làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa. Cao trào
ấy có thể bao gồm từ hình thức bất hợp tác, bãi cơng, bãi thị, phá phách cho đến những
hình thức cao hơn như biểu tình thị uy võ trang, du kích…”, đồng thời “sẵn sàng chuyển
qua hình thức tổng khởi nghĩa một khi đã đủ điều kiện”. Với tư tưởng chỉ đạo của Đảng
trong Chỉ thị là “phải hành động ngay, hành động cương quyết nhanh chóng, sáng tạo,
chủ động táo bạo”.

13


Trong cách mạng, tương quan lực lượng giữa ta và địch ở mỗi nơi khơng giống
nhau, cách mạng có thể chín muồi ở các địa phương khơng đều nhau nên Thường vụ
Trung ương Đảng đã Chỉ thị: “Nơi nào thấy so sánh lực lượng có lợi cho cách mạng thì
tiến hành khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền từng bộ phận, rồi tiến tới Tổng khởi
nghĩa giành chính quyền trong tồn quốc và khơng được ỷ lại vào bên ngồi khi tình thế
biến chuyển thuận lợi, mà phải dựa vào sức mình là chính”.
Đảng ta dự báo "ba cơ hội tốt" sẽ giúp cho những điều kiện khởi nghĩa ở Đơng
Dương chín muồi một cách mau chóng và một cao trào cách mạng nổi dậy: Chính trị
khủng hoảng (quân thù khơng rảnh tay đối phó với cách mạng); Nạn đói ghê gớm (quần
chúng oán ghét quân cướp nước); Chiến tranh đến giai đoạn quyết liệt (Đồng minh sẽ đổ
bộ vào Đông Dương đánh Nhật)”.
Chỉ thị quyết định phát động một cao trào kháng Nhật, cứu nước mạnh mẽ làm tiền
đề cho cuộc tổng khởi nghĩa, đồng thời sẵn sàng chuyển lên tổng khởi nghĩa khi có đủ
điều kiện. Chỉ thị đã xác định đúng kẻ thù, dự báo chính xác thời cơ cách mạng, linh

hoạt, sáng tạo và chuẩn bị mọi điều kiện làm tiền đề cho Tổng khởi nghĩa, giành chính
quyền về tay nhân dân khi thời cơ đến. Bản chỉ thị ngày 12/3/1945 thể hiện sự lãnh đạo
kiên quyết, kịp thời của Đảng, là kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng và Việt Minh
trong cao trào kháng Nhật cứu nước và có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi của cuộc
Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Việt Minh, từ giữa
tháng 3/1945 trở đi, cao trào kháng Nhật, cứu nước diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ.
 Diễn biến:
Phong trào đã diễn ra mạnh mẽ, phong phú về nội dung và hình thức, tấn cơng Nhật
tồn diện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, qn sự, văn hóa,… Chiến tranh du kích cục
bộ và khởi nghĩa từng phần nổ ra ở vùng thượng du và Trung du Bắc kỳ. Việt Nam tuyên
truyền giải phóng quân và Cứu quốc quân phối hợp với lực lượng chính trị giải phóng
hàng loạt xã, châu, huyện thuộc các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên,
Tuyên Quang, Hà Giang... Từ tháng 3 - 1945, cách mạng chuyển sang cao trào, phong
trào đấu tranh vũ trang và khởi nghĩa từng phần diễn ra ở nhiều địa phương. Tiêu biểu là
ở căn cứ địa Cao - Bắc - Lạng hàng loạt các huyện, xã được giải phóng. Khởi nghĩa Ba
Tơ nổ ra và giành thắng lợi nhanh chóng đã mở ra cao trào khởi nghĩa từng phần ở Quảng

14


Ngãi, ở Trung và Nam Trung Bộ, đã có tác động to lớn đến phong trào cách mạng ở các
tỉnh thuộc khu V. Đội du kích Ba Tơ được thành lập và xây dựng căn cứ Ba Tơ.
Giữa lúc cao trào kháng Nhật, cứu nước đang cuồn cuộn dâng lên thì từ ngày 15 đến
ngày 20-4-1945, Ban thường vụ Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị Quân sự cách mạng
Bắc Kỳ họp ở Hiệp Hòa (Bắc Giang). Hội nghị quyết định thống nhất các lực lượng vũ
trang, phát triển hơn nữa lực lượng vũ trang và nửa vũ trang; mở trường đào tạo cấp tốc
cán bộ quân sự và chính trị; tích cực phát triển chiến tranh du kích, xây dựng chiến khu,
chuẩn bị cho cuộc tổng khởi nghĩa khi thời cơ đến. Ủy ban Quân sự cách mạng Bắc Kỳ
được thành lập, có nhiệm vụ chỉ huy các chiến khu ở Bắc Kỳ và giúp đỡ cả nước về quân
sự.

Trong các đô thị, nhất là những thành phố lớn, các đội danh dự Việt Minh đẩy mạnh
hoạt động vũ trang tuyên truyền, diệt ác trừ gian, tạo điều kiện phát triển các tổ chức cứu
quốc trong các tầng lớp nhân dân thành thị và xây dựng lực lượng tự vệ cứu quốc.
Phong trào quần chúng trong cả nước đang trên đà phát triển mạnh mẽ ở cả vùng
nông thôn và thành thị thì nạn đói diễn ra nghiêm trọng hơn ở các tỉnh miền Bắc và Bắc
Trung Bộ. Ở các tỉnh Bắc bộ và Bắc Trung bộ, khẩu hiệu “phá kho thóc, giải quyết nạn
đói” đã “thổi bùng ngọn lửa căm thù trong đông đảo nhân dân và phát động quần chúng
vùng dậy với khí thế cách mạng hừng hực tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền”.
Tại nhiều địa phương, quần chúng tự vũ trang, xung đột với binh lính và chính quyền
Nhật, biến thành những cuộc khởi nghĩa từng phần, giành quyền làm chủ.
Báo chí cách mạng của Đảng và mặt trận Việt Minh đều hoạt động cơng khai, gây
ảnh hưởng chính trị vang dội. Từ nhiều lao tù thực dân, những chiến sĩ cộng sản vượt
ngục ra ngoài hoạt động, bổ sung thêm đội ngũ cán bộ lãnh đạo phong trào cách mạng.
 Kết quả:
Cao trào kháng Nhật cứu nước không những động viên được đông đảo quần chúng
công nhân, nông dân, tiểu thương, tiểu chủ, học sinh, viên chức... mà cịn lơi kéo cả tư
sản dân tộc và một số địa chủ nhỏ tham gia hoạt động cách mạng. Binh lính, cảnh sát của
chính quyền thân Nhật dao động, một số ngả theo cách mạng. Nhiều lý trưởng, chánh,
phó tổng, tri phủ, tri huyện và cả một số tỉnh trưởng cũng tìm cách liên lạc với Việt
Minh... Bộ máy chính quyền Nhật nhiều nơi tê liệt, khơng khí sửa soạn khởi nghĩa sục sơi
trong cả nước.
15


 Ý nghĩa:
Thực chất của cao trào kháng Nhật cứu nước là một cuộc khởi nghĩa từng phần và
chiến tranh du kích cục bộ, giành chính quyền ở những nơi có điều kiện. Đó là một cuộc
chiến đấu vĩ đại, thể hiện tinh thần đấu trang độc lập của nhân dân ta, góp phần làm cho
kẻ thù suy yếu, thúc đẩy thời cơ đến gần. Qua cao trào, trận địa cách mạng được mở
rộng, lực lượng cách mạng được tăng cường, giúp cho toàn Đảng, toàn dân sẵn sàng, chủ

động, tiến lên chớp thời cơ tổng khởi nghĩa. Có thể nói, cao trào kháng Nhật cứu nước đã
tạo tiền đề cho sự thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
 Đánh giá:
Trong quá trình lãnh đạo, Đảng ta luôn nhất quán chủ trương kết hợp chặt chẽ đấu
tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, tiến tới tổng khởi nghĩa tồn dân giành chính
quyền. Có thể thấy, mọi sự chuẩn bị của Đảng đều luôn bám sát sự vận động của tình thế
cách mạng, là kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng và nhân dân ta. Như vậy, đến
trước tháng 8/1945, lực lượng cách mạng Việt Nam đã chuẩn bị chu đáo và đang từng
bước khởi nghĩa, sẵn sàng cho một cuộc tổng khởi nghĩa khi thời cơ xuất hiện.
2.2.3. Đảng lãnh đạo nhân dân nắm thời cơ trong cách mạng tháng 8/1945
Giữa tháng 8/1945, Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Sau khi phát xít Đức đầu
hàng Liên Xơ và Đồng Minh (9/5/1945), ngày 8 – 8 – 1945, Liên Xô tuyên chiến với
Nhật Bản. Hồng qn Liên Xơ nhanh chóng đánh tan đạo quân Quan Đông của Nhật Bản
ở Đông Bắc Trung Quốc. Để uy hiếp quân Nhật, ngày 6 và 9 – 8 – 1945, Mỹ đã ném hai
quả bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản, huỷ diệt hai
thành phố này khiến hàng vạn dân thường bị giết hại.
Trước tình thế đó, Hội đồng tối cao chiến tranh và Nội các Nhật Bản họp, với sự
tham gia của Nhật hồng, thơng qua quyết định đầu hàng. Qn Nhật ở Đơng Dương mất
hết tinh thần. Chính phủ thân Nhật của Trần Trọng Kim hoang mang. Điều kiện khách
quan thuận lợi cho tổng khởi nghĩa đã đến. Giữa trưa 15 – 8 – 1945, trên sóng phát thanh
của Nhật Bản, Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
Tuy nhiên, một nguy cơ mới đang dần đến. Quân đội Trung Hoa dân quốc sẽ tiến
vào Bắc Việt Nam từ vĩ tuyến 16 trở ra và quân đội Liên hiệp Anh từ vĩ tuyến 16 trở vào
để giải giáp quân đội Nhật theo quyết định của Hội nghị Pốtxđam (7/1945). Pháp toan

16


tính với sự trợ giúp của Anh sẽ trở lại xâm lược Việt Nam. Trong khi đó, thế lực chống
cách mạng ở trong nước cũng tìm cách đối phó, quay sang tìm kiếm sự trợ giúp của một

số cường quốc, với hy vọng giữ chế độ quân chủ. Mỹ cũng ngày càng nghiêng về phía
Pháp, ủng hộ Pháp quay trở lại xâm lược Đông Dương. Như vậy, thời cơ giành chính
quyền chỉ tồn tại trong thời gian từ khi Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng minh đến trước khi
quân Đồng minh vào Đông Dương, vào khoảng nửa cuối tháng 8/1945.
Trong tình hình trên, vấn đề giành chính quyền được đặt ra như một cuộc chạy đua
nước rút với quân Đồng minh mà Đảng và nhân dân Việt Nam không thể chậm trễ, khơng
chỉ để tranh thủ thời cơ mà cịn phải khắc phục nguy cơ, đưa cách mạng đến thành cơng.
Trước tình hình đó, giữa tháng 8/1945, khi chủ nghĩa phát xít tun bố đầu hàng các
nước Đồng minh khơng điều kiện và lực lượng cách mạng Việt Nam đã phát triển mạnh
mẽ trong cả nước, Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đơng Dương do lãnh tụ Hồ
Chí Minh và Tổng Bí thư Trường Chinh chủ trì đã họp tại Tân Trào (Tuyên Quang) từ
ngày 13 - 15/8/1945 để quyết định phát động Tổng khởi nghĩa.
Hội nghị nhận định các điều kiện chủ quan và khách quan đã chín mùi để khởi
nghĩa nổ ra và thắng lợi. Hội nghị khẳng định: “Cơ hội rất tốt cho ta giành độc lập đã
tới” và quyết định phát động toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền từ tay phát xít Nhật
và tay sai trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương. Khẩu hiệu đấu tranh lúc này là:
“Phản đối xâm lược! Hồn tồn độc lập! Chính quyền nhân dân!”. Hội nghị xác định ba
nguyên tắc chỉ đạo khởi nghĩa là tập trung, thống nhất và kịp thời. Phương hướng hành
động trong tổng khởi nghĩa là phải đánh chiếm ngay những nơi chắc thắng, không kể
thành phố hay nông thôn; quân sự và chính trị phải phối hợp; phải làm tan rã tinh thần
quân địch và dụ chúng hàng trước khi đánh. Phải chộp lấy những căn cứ chính (cả ở các
đơ thị) trước khi quân Đồng minh vào, thành lập ủy ban nhân dân ở những nơi đã giành
được quyền làm chủ.
Ngay trong ngày 13 – 8 – 1945, khi nhận được những thông tin về việc Nhật Bản
sắp đầu hàng, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh lập tức thành lập Ủy ban Khởi
nghĩa toàn quốc. Đến 23 giờ cùng ngày, Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc ban bố "Quân lệnh
số 1", chính thức phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước.

 Diễn biến cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945


17


Ngày 16-8-1945, Đại hội quốc dân họp tại Tân Trào, Đại hội tán thành quyết định
tổng khởi nghĩa của Đảng, thơng qua 10 chính sách lớn của Việt Minh, lập Ủy ban giải
phóng dân tộc Việt Nam do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Chiều 16 – 8 – 1945, theo lệnh
của Ủy ban Khởi nghĩa, một đơn vị Giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy, xuất
phát từ Tân Trào tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên. Ngay sau Đại hội quốc dân, Hồ
Chí Minh kêu gọi đồng bào cả nước: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến.
Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta... Chúng ta không
thể chậm trễ. Tiến lên! Tiến lên! Dưới lá cờ Việt Minh, đồng bào hãy dũng cảm tiến
lên!”.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân cả nước nhất tề vùng dậy ở cả thành thị và
nông thôn, với ý chí dù có hy sinh đến đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng
kiên quyết giành cho được độc lập.
Từ ngày 14 đến ngày 18-8-1945, dù chưa nhận được lệnh tổng khởi nghĩa, nhưng
do nắm vững tinh thần các nghị quyết, chỉ thị trước đó của Đảng, căn cứ vào tình hình
thực tiễn, đảng bộ nhiều địa phương đã kịp thời, chủ động, lãnh đạo nhân dân nổi dậy
khởi nghĩa. Bốn tỉnh giành chính quyền sớm nhất cả nước là Hải Dương, Bắc Giang, Hà
Tĩnh, Quảng Nam. Các đơn vị Giải phóng qn lần lượt tiến cơng các đồn binh Nhật ở
các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái v.v... hỗ trợ quần
chúng nổi dậy giành chính quyền ở tỉnh lỵ. Ngày 16-8-1945, một đơn vị Giải phóng quân
do Võ Nguyên Giáp chỉ huy từ Tân Trào tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên. Từ ngày
14 đến ngày 18-8, ở hầu hết các tỉnh miền Bắc, một số tỉnh miền Trung và miền Nam,
quần chúng cách mạng nổi dậy giành chính quyền ở cấp xã và huyện.
Ở Hà Nội, chiều 17 – 8, quần chúng nội, ngoại thành tổ chức mít tinh tại Nhà hát
Lớn, sau đó xếp thành đội ngũ, đi từ Nhà hát Lớn qua các phố trung tâm và hô vang các
khẩu hiệu: "Ủng hộ Việt Minh!", "Đả đảo bù nhìn!", "Việt Nam độc lập!". Các đội viên
tuyên truyền xung phong bất ngờ giương cao cờ đỏ sao vàng, kêu gọi nhân dân tham gia
khởi nghĩa. Hàng vạn quần chúng dự mít tinh nhiệt liệt hưởng ứng lời kêu gọi của Việt

Minh. Lính bảo an, cảnh sát của chính quyền Nhật có nhiệm vụ bảo vệ cuộc mít tinh
cũng ngả theo Việt Minh. Ngày 18 – 8, cờ đỏ sao vàng xuất hiện trên các đường phố
chính của Hà Nội. Cuộc mít tinh biến thành một cuộc biểu tình tuần hành, có cờ đỏ sao
vàng dẫn đầu, rầm rộ diễu qua các phố đông người, tiến đến trước phủ toàn quyền cũ, nơi

18


tư lệnh qn Nhật đóng, rồi chia thành từng tốn, đi cổ động chương trình Việt Minh
khắp các phố.
Sau cuộc biểu dương lực lượng, Thành ủy Hà Nội nhận định đã có đủ điều kiện để
phát động tổng khởi nghĩa. Ủy ban Khởi nghĩa Hà Nội quyết định khởi nghĩa giành chính
quyền vào ngày 19 – 8 – 1945.
Sáng ngày 19-8, Thủ đô Hà Nội tràn ngập cờ đỏ sao vàng. Quần chúng cách mạng
xuống đường tập hợp thành đội ngũ, rầm rộ kéo đến quảng trường Nhà hát thành phố
trong tiếng hát “Tiến quân ca” và cờ đỏ sao vàng để dự cuộc mít tinh lớn do Mặt trận Việt
Minh tổ chức. Ủy ban quân sự cách mạng đọc lời hiệu triệu khởi nghĩa của Việt Minh.
Cuộc mít tinh chuyển thành biểu tình vũ trang. Quần chúng cách mạng chia thành nhiều
đồn đi chiếm Phủ Khâm sai, Tịa Thị chính, Trại Bảo an binh, Sở Cảnh sát và các cơng
sở của chính quyền thân Nhật. Trước khí thế và sức mạnh áp đảo của quần chúng, hơn
một vạn quân Nhật ở Hà Nội khơng dám chống cự. Chính quyền về tay nhân dân. Tối 19
– 8, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội thắng lợi.
Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội ảnh hưởng nhanh chóng đến nhiều tỉnh và
thành phố khác, cổ vũ mạnh mẽ phong trào cả nước, làm cho chính quyền tay sai của
Nhật ở nhiều nơi thêm hoảng hốt, tạo điều kiện thuận lợi lớn cho quá trình tổng khởi
nghĩa.
Ở Huế, ngày 20 – 8, Ủy ban Khởi nghĩa tỉnh được thành lập.
Ngày 23-8, Ủy ban khởi nghĩa Thừa Thiên - Huế huy động quần chúng từ các
huyện đã giành được chính quyền ở ngoại thành, kết hợp với nhân dân trong nội thành
Huế xuống đường biểu dương lực lượng. Bộ máy chính quyền và qn đội Nhật hồn

tồn tê liệt. Quần chúng lần lượt chiếm các công sở không vấp phải sức kháng cự nào.
Ở Nam kỳ, được tin Hà Nội và Tân An (tỉnh khởi nghĩa thí điểm của Xứ ủy) đã
giành được chính quyền, Xứ ủy Nam kỳ quyết định khởi nghĩa ở Sài Gòn và các tỉnh.
Đêm 24-8, các lực lượng khởi nghĩa với gậy tầm vông, giáo mác, từ các tỉnh xung quanh
rầm rập kéo về Sài Gịn. Sáng 25-8, hơn 1 triệu người biểu tình tuần hành thị uy. Các đơn
vị "Xung phong cơng đồn", "Thanh niên tiền phong", công nhân, nông dân các tỉnh Gia
Định, Biên Hoà, Thủ Dầu Một, Mỹ Tho kéo về thành phố. Quần chúng chiếm Sở Mật
thám, Sở Cảnh sát, nhà ga, bưu điện, nhà máy điện v.v., giành chính quyền ở Sài Gịn.
Cuộc khởi nghĩa thành cơng nhanh chóng.
19


Sáng ngày 26-8-1945, Hồ Chí Minh chủ trì cuộc họp của Thường vụ Trung ương
Đảng, thống nhất những chủ trương đối nội và đối ngoại trong tình hình mới; đề nghị mở
rộng hơn nữa thành phần của Chính phủ lâm thời, chuẩn bị ra Tuyên ngôn Độc lập, và tổ
chức mít tinh lớn ở Hà Nội để Chính phủ ra mắt nhân dân, cũng là ngày nước Việt Nam
chính thức công bố quyền độc lập và thiết lập chế độ dân chủ cộng hịa. Hồ Chí Minh
nhấn mạnh những việc cần làm trước khi quân Trung Hoa dân quốc vào Đông Dương.
Những cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội, Huế, Sài Gịn và các đơ thị đập tan các cơ quan
đầu não của kẻ thù có ý nghĩa quyết định thắng lợi trong cả nước và đã tác động mạnh
đến các địa phương trong cả nước. Các địa phương nhiều nơi, từ rừng núi, nông thôn đến
thành thị nối tiếp nhau khởi nghĩa. Đồng Nai Thượng và Hà Tiên là những địa phương
giành chính quyền muộn nhất, vào ngày 28 – 8. Danh sách Chính phủ lâm thời được
chính thức cơng bố ngày 28-8-1945 tại Hà Nội. Một số thành viên là người của mặt trận
Việt Minh tự nguyện rút khỏi Chính phủ, trong đó có Tổng Bí thư Trường Chinh, để mời
thêm nhân sĩ ngoài Việt Minh tham gia. Đây được đánh giá là “một cử chỉ vô tư, tốt đẹp,
khơng ham chuộng địa vị, đặt lợi ích của dân tộc, của đồn kết tồn dân lên trên lợi ích
cá nhân”.
Như vậy, trừ một số thị xã do lực lượng của Trung Hoa Dân quốc và tay sai chiếm
đóng từ trước (Móng Cái, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Vĩnh Yên), cuộc Tổng khởi

nghĩa đã giành được thắng lợi trên cả nước trong vòng nửa tháng, từ ngày 14 đến ngày 28
– 8 – 1945, trong đó Hà Tiên là địa phương khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi cuối
cùng.

 Kết quả
Ngay khi nhận được tin Nhật Bản chấp nhận đầu hàng quân Đồng minh, chớp được
thời cơ “nghìn năm có một”, Đảng ta đã phát động Tổng khởi nghĩa. Hưởng ứng lời kêu
gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh, cả dân tộc nhất tề vùng lên. Cuộc tổng khởi nghĩa nổ ra
trên toàn quốc và thắng lợi hoàn toàn, lật nhào chế độ thuộc địa và phong kiến. Chỉ trong
vòng 15 ngày cuối tháng 8-1945 (từ ngày 14/8 đến 28/8/1945), cuộc tổng khởi nghĩa đã
diễn ra và giành thắng lợi hồn tồn, chính quyền trong cả nước về tay nhân dân. Trong
đó, thắng lợi ở Hà Nội (19/8), Huế (23/8), Sài Gòn (25/8) mang ý nghĩa quyết định.
Ngày 30-8-1945, tại cuộc mít tinh gồm hàng vạn người tham gia ở Ngọ Mơn, thành
phố Huế, Bảo Đại thối vị và giao nộp ấn, kiếm cho đại diện Chính phủ lâm thời nước
20


Việt Nam Dân chủ Cộng hịa, chấm dứt hồn tồn chế độ phong kiến tại Việt Nam. Trong
Tuyên cáo của Hồng đế Việt Nam thối vị, Bảo Đại nói, “sau hai mươi năm ngai vàng
bệ ngọc đã biết bao ngậm đắng nuốt cay, từ nay... lấy làm vui được làm dân tự do của
một nước độc lập”.
Trung ương Đảng và Chính phủ lâm thời hồn tồn ý thức được phải khẩn trương
làm tất cả mọi việc có thể để xác lập vị thế người chủ đất nước của nhân dân Việt Nam
trước khi quân Đồng minh đặt chân đến.
Trong tình hình hết sức khẩn trương, Ban Thường vụ Trung ương Đảng, Tổng bộ
Việt Minh và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định sớm tổ chức lễ Tuyên bố độc lập của
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa. Mọi cơng việc chuẩn bị được tiến hành một cách
khẩn trương. Tại một căn phòng trên gác nhà số 48, phố Hàng Ngang, Hà Nội, Hồ Chí
Minh đã thực hiện trách nhiệm lịch sử trọng đại, Người đã tập trung trí tuệ và tình cảm
của mình, soạn thảo bản Tun ngơn Độc lập của nước Việt Nam mới. Để phát huy trí tuệ

tập thể, ngày 30-8-1945, Hồ Chí Minh cịn mời một số cán bộ trong Ban Thường vụ
Trung ương Đảng và các vị bộ trưởng trong Chính phủ lâm thời đến trao đổi, góp ý kiến
cho bản dự thảo Tun ngơn Độc lập. Hồ Chí Minh nói, trong đời Người “đã viết nhiều,
nhưng đến bây giờ mới được viết một bản Tuyên ngôn như vậy...”, “Bản Tuyên ngôn Độc
lập là hoa, là quả của bao nhiêu máu đã đổ và bao nhiêu tính mạng đã hy sinh của
những người con anh dũng của Việt Nam trong nhà tù, trong trại tập trung, trong những
hải đảo xa xôi, trên máy chém, trên chiến trường. Bản Tuyên ngôn độc lập là kết quả của
bao nhiêu hy vọng, gắng sức và tin tưởng của hơn hai mươi triệu nhân dân Việt Nam”.
Ngày 31-8-1945, Hồ Chí Minh bổ sung một số điểm, hoàn chỉnh bản Tuyên ngôn
Độc lập.
Ngày 2-9-1945, Lễ độc lập được tổ chức trọng thể tại Quảng trường Ba Đình, Hà
Nội. Chính phủ lâm thời ra mắt quốc dân. Thay mặt Chính phủ lâm thời Hồ Chí Minh
đọc Tun ngơn Độc lập, trịnh trọng tuyên bố trước quốc dân và thế giới: Nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hịa ra đời. Bản Tun ngơn nêu rõ: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự
do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam
quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do,
độc lập ấy!”.

21


2.3. Nhận xét, đánh giá về nghệ thuật chớp thời cơ trong Cách mạng tháng
8/1945
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi đã đập tan xiềng xích nơ lệ của chủ
nghĩa đế quốc trong gần một thế kỷ, chấm dứt sự tồn tại của chế độ quân chủ chuyên chế
hàng nghìn năm, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa, nhà nước của nhân dân đầu
tiên ở Đơng Nam Á. Với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, nhân dân Việt Nam từ một
nước thuộc địa đã trở thành một quốc gia có độc lập chủ quyền, vươn lên cùng các dân
tộc trên thế giới đấu tranh cho những mục tiêu cao cả của thời đại là hịa bình, độc lập
dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Cách mạng tháng Tám là thắng lợi của đường lối giải

phóng dân tộc đúng đắn, sáng tạo của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh. Có thể thấy rằng
sự thành công của Cách mạng tháng Tám là nhờ sự hội tụ những điều kiện khách quan và
chủ quan khác nhau. Và một trong những điều kiện góp phần tạo nên thắng lợi của cuộc
Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 là việc Đảng ta và chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận
định đúng về thời cơ và kịp thời chớp lấy thời cơ khi thời cơ chín muồi.
Việc nắm bắt và giải quyết bài toán thời cơ cách mạng hết sức đúng đắn đã trở
thành một bài học mẫu mực, một nghệ thuật tài tình của Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ
Chí Minh. Người đã dự đốn khoa học và nhận định chính xác về thời cơ; theo dõi chặt
chẽ, tích cực chuẩn bị sẵn sàng chờ đợi thời cơ; thúc đẩy cho thời cơ phát triển nhanh
chóng và chớp thời cơ tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền khi thời cơ đã chín
muồi. Đó khơng chỉ là sự quán triệt, kế thừa lý luận Mác - Lênin về khởi nghĩa giành
chính quyền, mà cịn là sự vận dụng sáng tạo vào bối cảnh cụ thể của Việt Nam, góp phần
tạo dựng nên phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh.
Trong q trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh ln hết sức coi trọng
yếu tố thời cơ cách mạng. Và Người đã đúc kết về tầm quan trọng của việc nắm bắt thời
cơ:
“Lạc nước, hai xe đành bỏ phí,
Gặp thời, một tốt cũng thành cơng”.
Nghệ thuật nắm bắt thời cơ trong Cách mạng tháng Tám được thể hiện trước hết ở
việc Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định chính xác những dấu hiệu của thời cơ và
dự đốn chính xác thời điểm xuất hiện thời cơ.

22


Năng lực dự báo thời cơ cách mạng hết sức tài tình của Hồ Chí Minh được thể hiện
ở việc Người không chỉ đánh giá, nhận định thời cơ tại thời điểm hiện tại, mà ln ln
nhìn nhận, phân tích thời cơ đó trong sự vận động, phát triển của tình hình thế giới và
trong nước, theo đúng tinh thần phép biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin. Điều đó đã lý
giải vì sao Người ln đưa ra các dự báo chính xác về thời cơ cách mạng mỗi khi tình

hình thế giới và trong nước có những biến chuyển.
Với sự phân tích chính xác, khoa học về mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù, Đảng ta
đã dự báo cuộc đảo của Nhật vào ngày 9/3/1945 và vạch ra những kế hoạch hành động
khi tình hình có sự chuyển biến mau lẹ, phát động cao trào kháng Nhật cứu nước làm tiền
đề cho cuộc Tổng khởi nghĩa sau này.
Khi nhận được thông báo Nhật sẽ đầu hàng quân đồng minh, ngay lập tức Đảng ta
và chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định rằng đây là cơ hội rất tốt cho chúng ta để giành lại
chính quyền, thời cơ cách mạng chỉ tồn tại trong khoảng thời gian rất ngắn. Nó chỉ xảy ra
sau khi quân Nhật đầu hàng và biến mất khi quân Đồng minh tiến vào nước ta để giải
giáp quân Nhật.
Nghệ thuật nắm bắt thời cơ của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh trong Cách mạng
tháng Tám cịn được thể hiện ở sự chỉ đạo tích cực, chủ động để chờ đón thời cơ và thúc
đẩy thời cơ nhanh chín muồi.
Trên cơ sở thấm nhuần phương pháp biện chứng duy vật, với tinh thần độc lập, sáng
tạo, Hồ Chí Minh cho rằng, khơng thể trơng chờ thời cơ một cách bị động, mà phải chủ
động, tích cực. Thậm chí, trong một chừng mực nhất định, có thể và cần phải tìm ra
những cách thức để tác động, thúc đẩy thời cơ chóng chín muồi, tạo thành bước phát triển
nhảy vọt của cách mạng.
Để chớp được thời cơ trong Cách mạng Tháng Tám 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh và
Đảng ta đã có sự chuẩn bị chu đáo, kỹ càng suốt 15 năm về chủ trương, lực lượng và tập
dượt qua các phong trào cách mạng 1930 - 1931, 1936 - 1939, 1939 - 1945, đặc biệt là
cao trào kháng Nhật cứu nước. Hồ Chí Minh đã tích cực tổ chức, xây dựng lực lượng
cách mạng Việt Nam cả về lực lượng lãnh đạo là Đảng và lực lượng tham gia, quy tụ lực
lượng đại đoàn kết toàn dân tộc, với các giai cấp, tầng lớp, tổ chức đoàn thể, cá nhân yêu
nước; lực lượng vũ trang nhân dân. Đến giữa năm 1945, lực lượng cách mạng trên toàn
quốc đã phát triển vượt bậc, sẵn sàng chờ thời cơ đến.
23


Bài học thời cơ trong Cách mạng tháng Tám còn được thể hiện ở năng lực của Hồ

Chí Minh nhạy bén phát hiện thời cơ và chỉ đạo lực lượng cách mạng nhanh chóng chớp
thời cơ khi thời cơ đến.
Qua sóng rađiơ, từ ngày 12/8, Hồ Chí Minh đã nắm bắt được thông tin về khả năng
quân Nhật đầu hàng Đồng minh và cũng nắm rõ tinh thần cách mạng sục sôi của quần
chúng nhân dân. Kẻ thống trị không cịn có thể thống trị như trước nữa và quần chúng
nhân dân cũng khơng cịn chịu đựng được ách thống trị như trước nữa. Người nhận rõ
thời cơ tổng khởi nghĩa đã chính thức xuất hiện và thời cơ này chỉ tồn tại trong khoảng
thời gian ngắn. Trước tình hình đó, Người chỉ đạo khẩn trương tổ chức Hội nghị toàn
quốc của Đảng (ngày 14/8/ - 15/8) và Đại hội quốc dân (ngày 16/8 - 17/8) tại Tân Trào,
thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc và Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam, phát
động tổng khởi nghĩa trên tồn quốc.
Chỉ trong vịng 15 ngày cuối tháng 8 năm 1945, Cách mạng Tháng Tám đã nổ ra và
thành công rực rỡ. Có thể nói, thời cơ của Cách mạng Tháng 8, thời cơ để dân tộc ta đứng
lên Tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân chỉ nằm trong khoảng thời gian
ngắn từ ngày 13-8 đến ngày 5-9-1945, vì thời gian này hội tụ được các yếu tố khách quan
và chủ quan, đó là:
Thứ nhất, Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh, quân Nhật ở Đông Dương rệu rã,
khơng cịn tinh thần chiến đấu.
Thứ hai, Pháp đã đầu hàng Nhật, giành chính quyền từ tay Nhật, lật đổ chính quyền
phong kiến Bảo Đại và thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ngày 2-9-1945, trước
khi quân Đồng minh tiến vào nước ta giải giáp quân Nhật.
Thứ ba, Tổng khởi nghĩa diễn ra trong thời điểm này sẽ giành được thắng lợi nhanh
chóng và sự tổn thất về người và của ít nhất; đồng thời cũng triệt tiêu một đầu mối quan
trọng mà các thế lực đế quốc, phản động muốn duy trì, sử dụng để mưu toan chống phá
chính quyền cách mạng, đặt lại ách thống trị trên đất nước ta.
Như vậy, cuộc Tổng khởi nghĩa nếu diễn ra sớm hơn hoặc chậm hơn thời gian này,
thì cơ hội để giành độc lập, tự do rất khó thành cơng; bởi trước ngày 13-8 qn Nhật cịn
mạnh, còn sau ngày 5-9 các thế lực đế quốc, phản động đội lốt danh nghĩa quân Đồng
minh vào tiếp quản chính quyền từ tay quân Nhật, thực hiện âm mưu cướp nước ta một
lần nữa. Cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8/1945 của nhân dân Việt Nam

24


×