Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

Nghiên cứu vấn đề thúc đẩy xuất nhập khẩu hàng hóa của thành phố hà nội trong bối cảnh hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (773.68 KB, 62 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
ĐỀ TÀI: THÚC ĐẨY XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA THÀNH
PHỐ HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
(TIẾP CẬN TỪ GÓC ĐỘ LOGISTICS)

Sinh viên

: Đinh Thị Vân Anh

Chuyên ngành

: Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng

Lớp

: Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng 61

Mã sinh viên

: 11190102

Giảng viên hướng dẫn: GS.TS Đặng Đình Đào

HÀ NỘI – tháng 9 – 2022


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................................................1


LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................................2
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...............................................................................................3
DANH MỤC BẢNG.......................................................................................................................4
DANH MỤC HÌNH........................................................................................................................5
MỞ ĐẦU..........................................................................................................................................6
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XUẤT, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA.............8
1.1. Bản chất và vai trị của xuất, nhập khẩu hàng hóa.........................................................8
1.1.1. Xuất khẩu.......................................................................................................................8
1.1.2. Nhập khẩu....................................................................................................................12
1.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá việc thúc đẩy xuất, nhập khẩu hàng hóa..........................15
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thúc đẩy xuất, nhập khẩu hàng hóa của thành phố 17
1.3.1. Yếu tố kinh tế.................................................................................................................17
1.3.2. Mơi trường văn hố- xã hội..........................................................................................17
1.3.3. Mơi trường chính trị.....................................................................................................18
1.3.4. Mơi trường pháp luật....................................................................................................18
1.3.5. Yếu tố cạnh tranh..........................................................................................................19
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THÚC ĐẨY XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG
HÓA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI........................................................................20
2.1. Đặc điểm kinh tế-xã hội và các nguồn lực có ảnh hưởng đến việc thúc đẩy xuất,
nhập khẩu hàng hóa của thành phố Hà Nội..........................................................................20
2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên...............................................................................20
2.1.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội..............................................................................................23
2.1.3. Nguồn đầu tư và triển vọng dịch vụ logistics............................................................29
2.1.4. Cơ sở hạ tầng giao thông............................................................................................33
2.1.5. Các khu kinh tế, khu cơng nghiệp.............................................................................34
2.2. Phân tích thực trạng thúc đẩy xuất, nhập khẩu hàng hóa của thành phố Hà Nội
hiện nay......................................................................................................................................35
2.2.1. Thực trạng thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa.................................................................35
2.2.2. Thực trạng thúc đẩy nhập khẩu hàng hóa................................................................40
2.3. Đánh giá ưu nhược điểm của việc thúc đẩy xuất, nhập khẩu hàng hóa của thành

phố Hà Nội.................................................................................................................................41
2


2.3.1. Ưu điểm........................................................................................................................41
2.3.2. Tồn tại..........................................................................................................................42
2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế.................................................................43
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA THÀNH
PHỐ HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH MỚI.................................................................................45
3.1. Bối cảnh mới, mục tiêu và phương hướng thúc đẩy xuất, nhập khẩu hàng hóa của
thành phố Hà Nội......................................................................................................................45
3.1.1. Bối cảnh mới................................................................................................................45
3.1.2. Mục tiêu thúc đẩy xuất, nhập khẩu hàng hóa..........................................................46
3.1.3. Phương hướng thúc đẩy xuất, nhập khẩu hàng hóa của thành phố Hà Nội.........47
3.2. Phương hướng thúc đẩy thúc đẩy xuất, nhập khẩu hàng hóa của thành phố Hà Nội
đến năm 2025, tầm nhìn 2030..................................................................................................49
3.2.1. Phương hướng xuất khẩu hàng hố..........................................................................50
3.2.2. Phương hướng nhập khẩu hàng hóa........................................................................50
3.2.3. Phương hướng phát triển thị trường xuất khẩu, nhập khẩu...................................51
3.3. Giải pháp thúc đẩy xuất, nhập khẩu hàng hóa của thành phố Hà Nội trong bối cảnh
mới..............................................................................................................................................51
3.3.1. Giải pháp phát triển sản phẩm, mở rộng thị trường................................................51
3.3.2. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp..................................52
3.3.3. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực........................................................................53
3.3.4. Giải pháp thu hút vốn đầu tư.....................................................................................54
3.3.5. Giải pháp hoàn thiện kết cấu cơ sơ hạ tầng..............................................................54
3.4. Kiến nghị điều kiện để thực hiện các giải pháp thúc đẩy thúc đẩy xuất nhập khẩu
hàng hóa của thành phố Hà Nội..............................................................................................55
3.4.1 Kiến nghị với Trung Ương...........................................................................................55
3.4.2 Kiến nghị với UBND TP.............................................................................................56

KẾT LUẬN....................................................................................................................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................59

3


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin trân trọng cảm ơn GS. TS thầy Đặng Đình Đào đã
tận tình hướng dẫn em trong suốt q trình hồn thiện chun đề. Trong vòng
bốn tháng qua, thầy đã cung cấp cho em và các bạn trong nhóm những kiến thức
bổ ích, những kinh nghiệm quý báu và giúp đỡ em để có thể hoàn thành thật tốt
chuyên đề thực tập.
Do giới hạn kiến thức và khả năng lý luận của bản thân cịn nhiều thiếu
sót và hạn chế, kính mong nhận được sự chỉ dẫn và đóng góp của Thầy để
chuyên đề thực tập của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

1


LỜI CAM ĐOAN
Em là tác giả của chuyên đề thực tập với đề tài: “Nghiên cứu vấn đề thúc
đẩy xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội (Tiếp cận từ góc độ
logistics)”, xin cam đoan chuyên đề được nghiên cứu thông qua các tài liệu trong
nước và quốc tế là do em thực hiện dưới sự hướng dẫn của GS. TS thầy Đặng
Đình Đào.
Tất cả các tài liệu tham khảo trong phạm vi chuyên đề này đều được nêu
nguồn gốc rõ ràng ở danh mục tài liệu tham khảo của đề án. Trong đề án khơng
có việc sao chép từ các cơng trình nghiên cứu mà không ghi rõ tài liệu tham
khảo.

Hà Nội, ngày 11 tháng 09 năm 2022
SINH VIÊN

Đinh Thị Vân Anh

2


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1.
2.
3.
4.

TP.Hà Nội: Thành phố Hà Nội
KKT: Khu kinh tế
KCN: Khu công nghiệp
CCN: Cụm công nghiệp

3


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2020
Bảng 2.2. Dân số trung bình phân theo giới tính và phân theo thành thị, nơng thôn
TP. Hà Nội giai đoạn 2015 – 2020
Bảng 2.3. Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên trên địa bàn thành phố Hà Nội
Bảng 2.4. Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua
đào tạo phân theo giới tính và theo thành thị, nông thôn
Bảng 2.5. Vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn theo giá hiện

hành
Bảng 2.6. Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn thành phố Hà Nội và cả nước
Bảng 2.7. Cơ cấu thành phần tham gia xuất khẩu trên địa bàn TP.Hà Nội
Bảng 2.8. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Hà Nội giai đoạn 2017 - 2021
Bảng 2.9. Kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn thành phố Hà Nội và cả nước

4


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Bản đồ địa giới Hành chính Hà Nội
Hình 2.2. Tăng trưởng GRDP năm 2020
Hình 2.3. Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (Tỷ đồng)

5


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việc mở rộng giao lưu kinh tế thế giới sẽ mở rộng thị trường xuất nhập
khẩu (XNK) sẽ giúp tạo được môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế. Hiện
nay, Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa hội nhập kinh tế, đó vừa là cơ hội
mà cũng là một thách thức đối với nước ta, nhiều vấn đề kinh tế chịu ảnh hưởng
trực tiếp như xuất - nhập khẩu của Việt Nam. Sự tăng trưởng xuất nhập khẩu và
đóng góp của nó vào sự phát triển kinh tế trong thời gian qua như một minh
chứng cho thấy Việt Nam đã biết tận dụng các cơ hội này một cách hiệu quả. Tuy
nhiên, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam mới chỉ thiên về bề nổi,
còn xét về mặt chất thì xuất nhập khẩu của nước ta cịn nhiều hạn chế. Đây là
những vấn đề tuy khơng cịn mới, song việc tìm ra lời giải cho nó vẫn cịn một
bài tốn cho các nhà lập chính sách, các nhà nghiên cứu, cũng như những ai quan

tâm tới nền kinh tế Việt Nam.
Hà Nội có vị trí địa lý thuận lợi là nằm ở vị trí trung tâm của đồng bằng
sơng Hồng, Thăng Long, được xem là vùng đất “địa linh - nhân kiệt”, nơi hội tụ
nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển Thành trung tâm văn hóa - kinh tế
- chính trị của cả nước. Hà Nội khơng chỉ là trung tâm chính trị - hành chính
quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, mà cịn có vai trị là một
trong hai đầu tàu kinh tế của đất nước, động lực phát triển của Vùng Thủ đô,
Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng đồng bằng sơng Hồng. Từ những ưu thế
đó, có thể nói, thành phố Hà Nội có nhiều điều kiện tiềm năng để thúc đẩy xuất
nhập khẩu hàng hóa. Việc khai thác các thế mạnh của thành phố Hà Nội là cơ sở
để thúc đẩy xuất nhập khẩu hàng hóa mạnh mẽ.
Vì vậy, việc nghiên cứu sâu hơn về điều kiện và hiện trạng thúc đẩy xuất
nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn thành phố Hải Phòng là việc làm cần thiết. Từ
những yêu cầu và thực tiễn trên, bài viết “Nghiên cứu vấn đề thúc đẩy xuất nhập
khẩu hàng hóa của thành phố hà nội trong bối cảnh hiện nay”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là phân tích thực trạng thúc đẩy xuất nhập
khẩu hàng hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội trong bối cảnh hiện nay (Tiếp cận
từ góc độ logistics) để tìm ra những ưu điểm, hạn chế cịn tồn tại cũng như là
nguyên nhân của những hạn chế đó. Từ đó, trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn đưa
ra những giải pháp nhằm thúc đẩy xuất, nhập khẩu hàng hóa của thành phố hà
nội trong bối cảnh mới.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề thúc đẩy xuất nhập khẩu hàng hóa
- Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi khơng gian: Tập trung nghiên cứu trong phạm vi thành phố Hà
Nội

6



Phạm vi thời gian: Nghiên cứu thực trạng xuất nhập khẩu hàng hóa trên
địa bàn thành phố Hà Nội qua số liệu từ năm 2010-2022
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập tài liệu: Bài nghiên cứu tham khảo nguồn tài liệu
từ nhiều trang uy tín như Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan…cùng các tạp
chí kinh tế, luận văn, tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước.
- Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: Thông tin và số liệu về sản lượng
xuất khẩu, kim ngạch được lấy từ nhiều nguồn khác nhau, tiến hành chắt lọc
thông tin và xử lý để đánh giá quy mô, bản chất, sự khác nhau của đối tượng
nghiên cứu theo thời gian và không gian.
5. Bố cục chuyên đề tốt nghiệp
Chương 1. Những vấn đề cơ bản về thúc đẩy xuất, nhập khẩu hàng hóa của địa
phương thành phố
Chương 2. Phân tích thực trạng thúc đẩy xuất nhập khẩu hàng hóa của thành phố
hà nội
Chương 3. Giải pháp thúc đẩy xuất, nhập khẩu hàng hóa của thành phố hà nội
trong bối cảnh mới

7


CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XUẤT, NHẬP
KHẨU HÀNG HĨA
1.1. Bản chất và vai trị của xuất, nhập khẩu hàng hóa
1.1.1. Xuất khẩu
1.1.1.1. Khái niệm xuất khẩu
Hiện có rất nhiều định nghĩa về xuất khẩu, được xây dựng dựa trên từng
góc độ và mục đích nghiên cứu khác nhau:
Trong giáo trình Thương mại quốc tế của Đinh Thị Liên và cộng sự

(2011), định nghĩa ”Hoạt động thương mại hàng hóa là lĩnh vực hoạt động xuất
hiện đầu tiên trong thương mại quốc tế, phát triển không ngừng và vẫn là hình
thức hoạt động phổ biến và quan trọng nhất hiện nay”.
Theo Luật thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005 của
Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “Xuất khẩu hàng hóa là
việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc
biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy
định của pháp luật”.
Một định nghĩa khác về xuất khẩu được đưa ra trong giáo trình Thương
mại quốc tế của Feenstra and Taylor (2010) đó là ”Các quốc gia mua và bán
hàng hóa, dịch vụ từ nhau. Xuất khẩu là sản phẩm được bán từ nước này sang
nước khác”.
Từ những quan niệm trên, có thể định nghĩa khái niệm xuất khẩu như sau:
Xuất khẩu là việc bán hàng hóa và dịch vụ (hữu hình hoặc vơ hình) cho một quốc
gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ thanh toán. Tiền tệ ở đây là ngoại tệ đối với một
quốc gia hoặc với cả hai quốc gia. Mục đích của hoạt động này là khai thác được
lợi thế của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế. Khi việc trao đổi
hàng hóa giữa các quốc gia đều có lợi thì các quốc gia đều tích cực tham gia mở
rộng hoạt động này. Như vậy, xuất khẩu được hiểu là hoạt động trao đổi hàng hoá
và dịch vụ của một quốc gia với phần còn lại của thế giới thông qua mua bán
nhằm khai thác lợi thế của quốc gia trong phân công lao động quốc tế.
1.1.1.2. Bản chất của xuất khẩu
Xuất khẩu có bốn đặc trưng sau:
(1) Để hoạt động xuất khẩu diễn ra cần có hai hay nhiều bên tham gia. Khác
với buôn bán nội địa, hoạt động xuất khẩu yêu cầu hai hay nhiều bên đó phải có
quốc tịch khác nhau. Đây chính là một trong những mấu chốt để các nhà xuất khẩu
đặt ra chiến lược xuất khẩu hàng hố của mình. Sự khác nhau về quốc tịch sẽ dẫn
đến sự khác nhau về phong tục tập qn, thói quen…và đó là những gì mà nhà xuất
khẩu phải tìm hiểu, nghiên cứu để thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Sự thoả
mãn nhu cầu, sự hài lòng ở nước nhập khẩu là yếu tố quan trọng tạo ra những khách

hàng trung thành hay nói đúng hơn là tạo một chỗ đứng cho hàng hoá của quốc gia
xuất khẩu.

8


(2) Do hàng hoá được xuất khẩu ra khỏi biên giới quốc gia sang một thị
trường khác nên sức ảnh hưởng của các yếu tố văn hố, luật pháp, chính trị...là
khơng nhỏ, đó là mầm mống cho những rủi ro mang lại cho hoạt động xuất khẩu.
(3) Phương tiện thanh toán trong hoạt động xuất khẩu thường là ngoại tệ đối
với ít nhất một bên.
(4) Phương tiện vận tải, phương thức vận tải cũng là yếu tố hết sức quan
trọng trong hoạt động xuất khẩu. Vì ở đây chứa những rủi ro cho cả hai bên tham gia
vào hoạt động này. Vì thế, khi tham gia ký kết các hợp đồng ngoại thương, các nhà
xuất khẩu cũng như nhập khẩu cần có các điều khoản, hợp đồng bảo hiểm…đi kèm
để giảm thiểu rủi ro cho mình.
Từ phân tích những đặc trưng trên, bản chất của xuất khẩu hàng hóa xuất
khẩu là việc bán hàng hóa hoặc dịch vụ cho nước ngoài trên cơ sở dùng tiền tệ
làm phương tiện thanh toán. Xuất nhập khẩu là một hoạt động cơ bản của hoạt
động ngoại thương, hình thức cơ bản ban đầu của nó là hoạt động trao đổi hàng
hóa giữa các quốc gia, cho đến nay nó đã phát triển ở trình độ ngày càng cao và
được thể hiện thơng qua nhiều hình thức tổ chức thương mại khu vực và quốc tế.
Như vây, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa là các biện pháp nhằm tăng cường
các hoạt động trao đổi hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia với các quốc gia
khác dưới hình thức mua bán thơng qua quan hệ thị trường nhằm khai thác lợi
thế của một quốc gia trong phân công lao động quốc tế. Đây là hoạt động diễn ra
trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện kinh tế, từ xuất khẩu hàng hóa tiêu dung
cho đến tư liệu sản xuất, máy móc thiết bị, cơng nghệ kỹ thuật cao. Tất cả các
hoạt động đó đều nhằm đem lại lợi ích cho quốc gia. Đẩy mạnh xuất khẩu diễn ra
trên phạm vi rộng cả về khơng gian và thời gian. Nó có thể diễn ra trong một thời

gian ngắn hoặc có thể kéo dài hàng năm. Đồng thời, nó có thể được tiến hành
trên phạm vi một quốc gia hay nhiều quốc gia khác nhau.
1.1.1.3. Vai trò của xuất khẩu
Ngày nay, các quốc gia trên thế giới dù là những nước lớn hay những quốc
gia đang phát triển như Việt Nam thì đẩy mạnh xuất khẩu vẫn là việc làm cần
thiết. Bởi lẽ, đẩy mạnh xuất khẩu sẽ góp phần tăng tổng sản phẩm kinh tế quốc
dân, phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân và tăng tiềm lực về an ninh
quốc phòng. Do đó, đẩy mạnh xuất khẩu là việc làm hết sức quan trọng, có ý
nghĩa trước mắt và lâu dài đối với một quốc gia. Như vậy, xuất khẩu có vai trò
hết sức to lớn cụ thể:
Xuất khẩu- động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế:
Xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ là hoạt động thuộc phạm vi quốc tế, diễn ra
đối với tất cả các chủ thể trên thị trường và có sự điều hành của Nhà nước. Mục
đích của việc xuất khẩu nhằm đem hàng hóa, dịch vụ của mình đến các quốc gia
khác trên thế giới. Từ việc kinh doanh đó sẽ giúp cho các chủ thể thu về được
nhiều ngoại tệ hơn. Đối với một nước chủ nghĩa xã hội, với nền kinh tế đang phát
triển như Việt Nam, chiến lược mở của nền kinh tế thơng qua xuất khẩu có vai
trị thực sự to lớn và quan trọng. Vì khi xuất khẩu, lượng ngoại tệ thu về nhiều,
tiếp cận đến sự đổi mới khoa học- cơng nghệ, chuyển giao KHCN.. Bên cạnh đó,
9


việc mở cửa nền kinh tế cũng giúp cho đất nước thu về những bài học kinh
nghiệm từ các quốc gia phát triển, sau đó kết hợp với các chính sách của Chính
phủ để cải thiện nền kinh tế, gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu hẹp
khoảng cách với các quốc gia phát triển.
Xuất khẩu- cơ hội nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa Việt:
Vấn đề xuất khẩu khơng phải chỉ đơn giản là có thể xuất khẩu hàng hóa,
dịch vụ sang một quốc gia nào khác ngồi lãnh thổ Việt Nam. Trên thực tế, hàng
hóa được thông qua của Hải quan và tiêu dùng trong quốc gia khác đều phải trải

qua sự kiểm tra gắt gao, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng đầu vào tại quốc gia
hướng đến xuất khẩu. Chính vấn đề này đã đặt ra cho các chủ thể sản xuất, kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu cần có sự đầu tư chỉn chu và nghiêm túc, áp
dụng những cách thức sản xuất kinh doanh mới, đổi mới trang thiết bị, công nghệ
sản xuất để ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm. Điều này vừa giúp cho
hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu có con đường thuận tiện hơn khi gia nhập vào thị
phần kinh tế nước bạn, đồng thời cũng khẳng định vị thế quan trọng của hàng
hóa, sản phẩm Việt Nam chất lượng cao.
Xuất khẩu- động lực giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Một trong những vai trò xuất khẩu chính là tiền đề cho nền kinh tế Việt
Nam chuyển dịch theo một hướng thích hợp hơn. Thật vậy, đặt trong bối cảnh
nền kinh tế mở cửa, Đảng và Nhà nước ta chú trọng rất nhiều vào xuất khẩu,
trong đó có nhiều ngành xuất khẩu chủ lực như gạo, hạt điều, dệt may, thủy hải
sản… Song song với đó, nó còn kéo theo sự phát triển của một chuỗi cung ứng từ
sản xuất nguyên liệu thô đến khâu chế biển,.. Điều này giúp các chủ thể kinh tế
tiếp cận nhiều hơn đến phương thức sản xuất tự động hóa và mơ hình sản xuất
theo chuỗi cụ thể. Đó chính là lý do giúp cơ cấu nước ta chuyển dịch nhanh
chóng hơn.
Xuất khẩu- yếu tố giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân:
Việc đẩy mạnh xuất khẩu đòi hỏi hàng hóa, sản phẩm phải được làm ra
với số lượng lớn, đặt ra vấn đề nguồn cung lao động cho các DN và Nhà nước ta.
Đặt trong bối cảnh nước ta đang là một nước dân số trẻ, xuất khẩu chính là cơ hội
giúp người lao động tìm được cơng ăn việc làm phù hợp với từng trình độ tay
nghề. Người lao động sẽ kiếm được nguồn thu nhập cao hơn, mức sống cũng từ
đó cao hơn.
Xuất khẩu- tiền đề mở rộng và thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại:
Có thể nói, xuất khẩu và quan hệ kinh tế đối ngoại có mối quan hệ hai
chiều với nhau. Trên thực tế, việc xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ sang một quốc gia
sẽ giúp cho Việt Nam có thêm nhiều mối quan hệ thương mại, giao thương trên
thị trường quốc tế, đồng thời nâng cao vai trị và tầm vóc của đất nước ta. Ở

chiều ngược lại, quan hệ kinh tế đối ngoại với các nước chính là tiền đề giúp cho
Việt Nam hiểu rõ thị trường, thị hiếu tại quốc gia đó và cân nhắc xuất khẩu; các
quốc gia khác cũng sẽ có cái nhìn trực quan hơn về hàng hóa Việt Nam để rồi có
đồng ý nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam hay khơng. Vì vậy, có thể nói xuất khẩu
chính là động lực thúc đẩy quan hệ đối ngoại của Việt Nam với bạn bè năm châu.
10


Nhìn chung, xuất khẩu đóng góp một phần quan trọng trong nền kinh tế
quốc dân, sự việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến sự tham gia vào trong
những vấn đề chính trị- xã hội. Xuất khẩu cũng chính là q trình giúp đất nước
ta phát huy tầm vóc hàng hóa Việt cũng như rút ngắn khoảng cách, độ chênh lệch
kinh tế với các nước khác
1.1.1.4. Các hình thức xuất khẩu hàng hóa
Xuất khẩu được tổ chức theo nhiều hình thức khác nhau phụ thuộc vào số
lượng và các loại hình trung gian thương mại. Mỗi phương thức có đặc điểm
riêng, thơng thường có những loại hình xuất khẩu sau:
(1) Xuất khẩu trực tiếp
Xuất khẩu trực tiếp là hình thức mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ mà
bên mua và bên bán trực tiếp thỏa thuận, trao đổi, thương lượng về quyền lợi của
mỗi bên phù hợp với pháp luật của các quốc gia các bên cùng tham gia ký kết
hợp đồng. Hợp đồng ký kết giữa hai bên phải phù hợp với luật lệ của quốc gia
cũng như thơng lệ mua bán quốc tế. Hình thức xuất khẩu trực tiếp thích hợp đối
với gần như mọi loại hình doanh nghiệp, giúp họ chủ động được hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp mình. Loại hình này cũng là sự lựa chọn của các doanh
nghiệp đang muốn khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường quốc tế.
(2) Xuất khẩu gián tiếp
Xuất khẩu gián tiếp hay còn gọi là xuất khẩu ủy thác. Với hình thức này,
bên có hàng sẽ ủy thác cho một đơn vị khác gọi là bên nhận ủy thác để tiến hành
xuất khẩu trên danh nghĩa của bên nhận ủy thác.

Để thực hiện hình thức này, doanh nghiệp nhận ủy thác cần ký kết hợp
đồng xuất khẩu ủy thác với đơn vị trong nước. Bên nhận ủy thác sẽ ký kết hợp
đồng xuất khẩu, giao hàng và thanh toán đối với đơn vị nước ngồi và cuối cùng
là nhận phí ủy thác xuất khẩu từ chủ hàng đã ủy thác xuất khẩu.
(3) Gia công hàng xuất khẩu
Gia cơng xuất khẩu là hình thức mà công ty trong nước nhận tư liệu sản
xuất (chủ yếu là máy móc, ngun vật liệu) từ cơng ty nước ngồi về để sản xuất
hàng hóa dựa trên u cầu của bên đặt hàng. Hàng hóa làm ra sẽ được xuất khẩu
ra nước ngồi theo chỉ định của cơng ty đặt hàng.
Hình thức gia cơng xuất khẩu này đang ngày càng phát triển mạnh mẽ,
được các quốc giá có nguồn lao động dồi dào giá rẻ như Việt Nam áp dụng. Điều
này không những tạo điều kiện tiếp cận công nghệ mới mà còn mang lại việc làm
cho người lao động. Việt Nam cũng là một trong số những nước gia công hàng
xuất khẩu với nhiều mặt hàng đa dạng như dệt may, da giầy, điện tử…
(4) Xuất khẩu tại chỗ
Là hình thức giao hàng tại chỗ trên lãnh thổ Việt Nam, thay vì phải
chuyển ra nước ngồi như các hình thức xuất khẩu khác. Điều này có nghĩa
doanh nghiệp nước ngoài muốn giao hàng cho đối tác ngay tại Việt nam. Như
vậy, doanh nghiệp Việt bán hàng cho doanh nghiệp nước ngoài và được chỉ định
đến một địa điểm người nhập tại Việt Nam
11


(5) Tạm xuất tái nhập, tạm nhập tái xuất
Là hình thức mà hàng hóa chỉ tạm thời đưa vào lãnh thổ Việt Nam rồi sau
đó lại được xuất sang nước khác (tạm nhập tái xuất), hoặc hàng trong nước được
tạm xuất ra nước ngoài và sau một thời gian nhất định lại được nhập về (tạm xuất
tái nhập).
(6) Buôn bán đối lưu
Người mua đồng thời là người bán và ngược lại, với lượng hàng xuất và

nhập khẩu có giá trị tương đương. Hình thức này cịn gọi là xuất nhập khẩu liên
kết, hay hàng đổi hàng..
1.1.2. Nhập khẩu
1.1.2.1. Khái niệm nhập khẩu
Theo định nghĩa được đăng tải trên Wikipedia thì: “Nhập khẩu là hoạt
động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế, là q trình trao đổi hàng hố
giữa các quốc gia dựa trên nguyên tắc trao đổi ngang giá lấy tiền tệ làm mơi
giới. Nó khơng phải là hành vi buôn bán riêng lẻ mà là một hệ thống các quan hệ
buôn bán trong một nền kinh tế có cả tổ chức bên trong và bên ngồi.”
Cịn tại Khoản 2, Điều 28 của Luật Thương mại 2005 do Quốc hội ban
hành ngày 14/06/2005 đã đưa ra định nghĩa như sau: “Nhập khẩu hàng hóa là
việc hàng hố được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực
đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy
định của pháp luật.”
Như vậy có thể thấy, nhập khẩu là hoạt động vô cùng quan trọng đối với
sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Nó khơng những đảm bảo cho các ngành
kinh tế mũi nhọn phát triển ổn định, mà hơn nữa còn khai thác triệt để mọi lợi thế
của quốc gia góp phần nâng cao chất lượng lao động, cải thiện cán cân thanh toán
quốc tế hiệu quả.
1.1.2.2. Bản chất của nhập khẩu
Hoạt động nhập khẩu là hoạt động mua bán ở phạm vi toàn cầu nên nó là
một hệ thống các quan hệ mua bán phức tạp, có tổ chức chặt chẽ. Do đó, hoạt
động nhập khẩu đem lại hiệu quả kinh tế cao nhưng cũng tiềm ẩn những hậu quả
khơn lường vì ln có một hệ thống kinh tế ở bên ngoài mà một nước riêng lẻ
khơng dễ dàng đối phó được.
Hoạt động nhập khẩu diễn ra trên quy mô rộng cả về thời gian lẫn khơng
gian, nó có thể diễn ra trong thời gian ngắn hoặc có thể kéo dài hàng năm trên
phạm vi của một nước hoặc nhiều nước khác nhau. Nhập khẩu cần tuân theo
những tập quán, thông lệ quốc tế và của địa phương.
Hoạt động nhập khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện với

mục tiêu cuối cùng là đem lại lợi ích cho các quốc gia. Đây là hoạt động được tổ
chức, thực hiện với nhiều nhiệm vụ, nhiều khâu khác nhau. Chúng cần được
nghiên cứu đầy đủ, kỹ lưỡng và đặt trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, tranh
thủ nắm bắt các lợi thế để đạt được hiệu quả cao nhất, kịp thời phục vụ cho hoạt
động sản xuất và tiêu dùng trong nước.
12


1.1.2.3. Vai trị của nhập khẩu hàng hóa
Nhập khẩu là một hoạt động quan trọng của thương mại quốc tế, nhập
khẩu tác động một cách trực tiếp và quyết định đến sản xuất và đời sống. Nhập
khẩu là để tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ tiên tiến, hiện đại cho
sản xuất và các hàng hoá cho tiêu dùng mà sản xuất trong nước không sản xuất
được, hoặc sản xuất không đáp ứng nhu cầu. Nhập khẩu còn để thay thế, nghĩa là
nhập khẩu những thứ mà sản xuất trong nước sẽ khơng có lợi bằng xuất khẩu,làm
được như vậy sẽ tác động tích cực đến sự phát triển cân đối và khai thác tiềm
năng,thế mạnh của nền kinh tế quốc dân về sức lao động , vốn , cơ sở vật chất, tài
nguyên và khoa học kĩ thuật. Chính vì vậy mà nhập khẩu có vai trị cụ thể như
sau:
Nhập khẩu – góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế-xã hội:
Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước của người dân: Nhập hàng từ nước
ngoài về góp phần giải quyết vấn đề về khan hiếm nguồn hàng trong nước. Trong
trường hợp, quốc gia đó khơng thể sản xuất hoặc sản xuất được nhưng không đủ
nguồn cung cho người dân thì nhập hàng từ bên ngồi vào là cách tối ưu nhất.
Bởi, nó vừa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người dân trong nước, vừa đảm
bảo cân đối nền kinh tế và phát triển bền vững.
Thị trường hàng hóa đa dạng, nhộn nhịp hơn: Việc nhập khẩu hàng từ bên
ngoài vào thị trường trong nước giúp đa dạng nguồn cung cho người dân lựa
chọn. Dựa vào nhu cầu thực tế, họ có thể so sánh từng sản phẩm để chọn được
cho mình mặt hàng phù hợp nhất với mức sống của mình.

Xóa bỏ tình trạng độc quyền hàng hóa: Cùng một sản phẩm, nhưng lại có
nhiều thương hiệu đến từ nhiều quốc gia cùng “có mặt” trên thị trường giúp xóa
bỏ tình trạng độc quyền, tự cung tự cấp như trước đây. Thay vào đó là một thị
trường năng động, nhiều cơ hội để hợp tác và phát huy lợi thế so sánh của mỗi
quốc gia.
Nhập khẩu – cầu nối giữa thị trường trong nước và thị trường quốc tế
Tình hình kinh tế thế giới hiện nay, các nước không ngừng mở rộng,
thống nhất thị trường quốc tế thì sự phụ thuộc lẫn nhau trong quan hệ kinh tế
quốc tế càng lớn mạnh.Việc hình thành các trung tâm thương mại, các khu vực
mậu dịch tự do đã phá bỏ rào cản thương mại giữa các quốc gia, hàng hoá được
tự do di chuyển trên thế giới.Quan hệ cung cầu trên thị trường không phải lúc
nào cũng ở điểm cân bằng tối ưu mà nhiều khi do tác động của cả các nhân tố
chủ quan lẫn khách quan gây nên những biến động trên thị trường hàng hoá.
Trong điều kiện hiện nay khi mà tất cả các quốc gia đều tham gia vào hệ thống
phân công lao động quốc tế và tập trung phát triển nghành hàng có lợi thế của
mình. Trong khi đó nhu cầu của con người ngày càng đa dạng. Chính vì vậy mà
hàng loạt nhu cầu không thể đáp ứng bằng các nguần sản xuất trong nước. Điều
này tất yếu dẫn đến việc nhập khẩu hàng hố mang tính chu kỳ và tương đối ổn
định
Nhập khẩu là một biện pháp để giải quyết sự mất cân đối giữa sản xuất và
tiêu dùng, giữa cung và cầu hàng hoá -dịch vụ, nghĩa là nó góp phần làm
13


cho quá trình sản xuất và tiêu dùng diễn ra thường xuyên và ổn định. Chúng ta có
thể nhập khẩu hàng hoá về phục vụ tiêu dùng trực tiếp trong nước nhưng trong
thế giới ngày nay người ta đang chú trọng vào nhập khẩu những nguyên vật liệu
quí hiếm, máy móc thiết bị, cơng nghệ, phát minh khoa học về phục vụ sản xuất
và nâng cao trình độ cơng nghệ trong nước. Nhập khẩu máy móc và cơng nghệ
cịn phục vụ chiến lược lâu dài là tiến tới làm chủ khoa học cơng nghệ góp

phần nâng cao năng suất lao động.Nhập khẩu cịn là một cơng cụ để chính phủ
thực hiện điều tiết giá cả thị trường nội địa nhằm loại bỏ những tác động không
lành mạnhcủa cơ chế thị trường như tình trạng đầu cơ ép giá.
Nhập khẩu - bảo vệ và thúc đẩy sản xuất trong nước, tăng nhanh xuất
khẩu:
Nền sản xuất hiện đại của nhiều nước trên thế giới đầy ắp những kho tồn
trữ hàng hoá dư thừa và những nguyên nhiên vật liệu. Trong hoàn cảnh đó,việc
nhập khẩu dễ hơn là tự sản xuất trong nước.Trong điều kiện ngành cơng nghiệp
cịn non kém của Việt Nam, giá hàng nhập khẩu thường rẻ hơn, phẩm chất tốt
hơn. Nhưng nếu chỉ nhập khẩu không chú ý tới sản xuất sẽ “bóp chết”sản xuất
trong nước. Vì vậy, cần tính toán và tranh thủ các lợi thế của nước ta trong từng
thời kỳ để bảo hộ và mở mang sản xuất trong nước vừa đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng nội địa vừa tạo ra được nguồn hàng xuất khẩu mở rộng thị trường ngồi
nước.
Có thể thấy rằng vai trị của nhập khẩu là hết sức quan trọng đặc biệt là
đối với các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam) trong việc cải thiện đời
sống kinh tế,thay đổi một số lĩnh vực ,nhờ có nhập khẩu mà tiếp thu được những
kinh nghiệm quản lí ,cơng nghệ hiện đại …thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh
chóng. Tuy nhiên, nhập khẩu phải vừa đảm bảo phù hợp với lợi ích của xã hội
vừa tạo ra lợi nhuận các doanh nghiệp ,chung và riêng phải hồ với nhau.
1.1.2.4. Các hình thức nhập khẩu hàng hóa
Hiện nay, có 5 hình thức nhập khẩu được sử dụng phổ biến:
(1) Nhập khẩu trực tiếp
Đây là hình thức mà bên mua và bên bán trực tiếp thực hiện hoạt động
giao dịch mua bán với nhau mà khơng cần thơng qua trung gian. Theo đó, hai
bên sẽ tiến hành thỏa thuận, thống nhất các điều khoản và ký kết hợp đồng mua
bán mà khơng hề có ràng buộc với bên trung gian. Hoạt động nhập khẩu theo
hình thức trực tiếp được thực hiện khá đơn giản. Người mua muốn thuận lợi ký
kết được hợp đồng nhập hàng thì trước hết phải nghiên cứu thị trường và tìm
kiếm cho mình đối tác phù hợp. Tiếp đó, họ sẽ tự bỏ vốn, ký kết hợp đồng, chịu

mọi rủi ro và chi phí liên quan,…
(2) Nhập khẩu ủy thác
Khác với hình thức trực tiếp, nhập hàng từ nước ngồi theo hình thức ủy
thác là hoạt động thương mại được thực hiện thơng qua một đơn vị trung gian.
Theo đó, chủ hàng sẽ thuê đơn vị trung gian thay mặt họ và đứng tên nhập khẩu
hàng hóa bằng hợp đồng ủy thác được ký kết. Nói một cách đơn giản thì các
doanh nghiệp trong nước có nhu cầu nhập hàng từ nước ngồi, có vốn, nhưng họ
14


lại không được phép trực tiếp nhập hàng về hoặc gặp khó khăn khi giao dịch với
đối tác,… thì họ sẽ tìm đến một bên trung gian giúp họ tiến hành hoạt động nhập
khẩu.
(3) Bn bán đối lưu
Đây là hình thức buôn bán được coi như một phương thức thanh tốn quốc
tế trong thương mại quốc tế. Thơng thường, hình thức này được sử dụng chủ yếu
trong các giao dịch mua bán với chính phủ của những nước đang phát triển. Theo
đó, hàng hóa và dịch vụ của nước này được đổi lấy hàng hóa, dịch vụ có giá trị
tương đương của nước kia. Với hình thức này, chỉ cần một hợp đồng, nhưng có
thể thực hiện đồng thời hai hoạt động là xuất khẩu và nhập khẩu. Lượng hàng
hóa xuất đi và nhập về có giá trị tương đương nhau. Vì vậy, doanh nghiệp xuất
khẩu được tính cả kim ngạch xuất khẩu và doanh thu trên hàng hóa nhập khẩu.
(4) Tạm nhập tái xuất
Tạm nhập tái xuất là hình thức hàng hóa được thương nhân Việt Nam
nhập tạm thời về, sau đó họ lại xuất chính lơ hàng đó sang một nước khác. Việc
tạm nhập tái xuất sang nước thứ 3 được thực hiện với mục đích nhằm thu lợi
nhuận. Lượng ngoại tệ họ thu được có thể lớn hơn khá nhiều so với số vốn đã bỏ
ra. Khi tiến hành hình thức này, doanh nghiệp cần thực hiện đồng thời hai hợp
đồng riêng biệt là hợp đồng mua hàng ký với thương nhân nước xuất khẩu và
hợp đồng bán hàng ký với thương nhân nước nhập khẩu.

(5) Nhập khẩu gia cơng
Đây là hình thức mà bên nhận gia công nhập nguyên liệu, vật tư từ người
thuê gia công ở nước ngồi về và tiến hành gia cơng theo hợp đồng đã ký kết.
1.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá việc thúc đẩy xuất, nhập khẩu hàng hóa
Có rất nhiều chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động xuất nhập khẩu. Sau
đây chúng ta có thể xem xét một số chỉ tiêu sau:
1.2.1. Kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hố
Cụ thể hơn là, nước xuất khẩu đó đã xuất, nhập khẩu được bao nhiêu hàng
hoá, khối lượng và trị giá là bao nhiêu. Nếu kim ngạch xuất khẩu càng lớn chứng tỏ
hiệu quả xuất khẩu càng cao. Hơn thế nữa, kim ngạch cao và trị giá của hàng hố
đem xuất khẩu là lớn thì điều đó càng chứng tỏ chiến lược hướng về xuất khẩu của
quốc gia đó.
Thị phần hàng hóa xuất nhập khẩu trên thị trường
Đây là chỉ tiêu phản ánh đúng đắn nhất sự phát triển thị trường. Nhưng
không phải khi nào cũng xác định được, do rất khó biết được thơng tin chính xác
về lượng tiêu thụ của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Các chỉ tiêu này
được xác định cho thời điểm cần xem xét và so sánh với thời điểm gốc để xác
định tốc độ phát triển của thị truờng vào các khu vực.
Quy mô và tốc độ tăng trưởng thị trường xuất nhập khẩu
Quy mơ của thị trường hàng hóa xuất khẩu phản ảnh qua quy mô số lượng
khách hàng, số lượng các hợp đồng ngoại thương về nhập khẩu các mặt hàng trên
15


thị trường. Tốc độ tăng trưởng của thị trường xuất khẩu phản ánh mức độ phát
triển và mở rộng thị trường xuất khẩu trong những khoảng thời gian nhất định.
1.2.2. Tốc độ tăng trưởng của kim ngạch xuất, nhập khẩu
Hoạt động xuất khẩu của một nước là hiệu quả khi kim ngạch xuất khẩu của
nước đó liên tục tăng qua các năm, hoặc duy trì được một sự gia tăng ổn định qua
các năm và các thời kỳ. Sự tăng giảm không đều và bất thường trong kim ngạch

xuất khẩu là dấu hiệu cho biết những tồn tại trong hoạt động này, hay hoạt động xuất
khẩu không đạt được hiệu quả như mong muốn.
1.2.3. Sự cân bằng trong cán cân thương mại
Một nước có kim ngạch xuất khẩu lớn hơn kim ngạch nhập khẩu là nước
xuất siêu, thu được nhiều ngoại tệ cũng như đạt được hiệu quả trong hoạt động xuất
khẩu. Ngược lại, một nước mà nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu thì nước đó là nước
nhập siêu. Khi đạt được sự cân bằng trong thương mại quốc tế thì hiệu quả của hoạt
động xuất khẩu là rất tốt. Bởi lẽ khi đó cả hai hoạt động này đều đáp ứng được mục
tiêu phát triển kinh tế- xã hội của các nước.
1.2.4. Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu
Thông qua cơ cấu mặt hàng xuất khẩu ta cũng có thể đánh giá được hiệu quả
của hoạt động xuất khẩu của một nước. Khi các hàng hoá xuất khẩu là những hàng
hố có hàm lượng cơng nghệ cao, khoa học kỹ thuật được áp dụng để sản xuất ra
những hàng hố đó là hiện đại thì một điều tất nhiên là hàng hố đó sẽ mang lại
nguồn thu lớn cho nước xuất khẩu nếu đó là hàng hố mà con người ưa chuộng. Bên
cạnh đó, các hàng hố dưới dạng thô, chỉ sơ chế, chưa qua chế biến thường giá trị rất
thấp, hơn nữa nó cịn là mầm mống làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên của nước
xuất khẩu, giảm và mất dần khả năng cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường quốc
tế.
Qua cơ cấu mặt hàng xuất khẩu này ta có thể thấy được trình độ phát triển
của các quốc gia. Rõ ràng những quốc gia phát triển, có khoa học kỹ thuật hiện đại,
nguồn vốn khổng lồ, nguồn nhân lực trình độ cao, thì sẽ sản xuất ra những sản phẩm
công nghệ cao, hiện đại theo kịp sự phát triển cũng như nhu cầu của con người. Cịn
những nước đang và kém phát triển, trình độ lạc hậu, khan hiếm vốn, song lại có tài
nguyên thiên nhiên thì điều tất nhiên là họ sẽ xuất khẩu những hàng hố có nguồn
gốc từ thiên nhiên, chỉ qua sơ chế, thậm chí là sản phẩm thơ.
Nguồn hàng xuất nhập khẩu là tồn bộ hàng hóa của một cơng ty, một địa
phương, một vùng hoặc toàn bộ nền kinh tế có khả năng và bảo đảm điều kiện
xuất nhập khẩu. Các nguồn hàng cho xuất nhập khẩu có thể phân loại dựa trên
các tiêu thức sau: Theo khối lượng hàng hóa mua được; Theo nơi sản xuất ra

hàng hóa; Theo điều kiện địa lý; Theo mối quan hệ kinh doanh. Ngồi ra cịn có
thể phân loại theo một số tiêu thức như: chất lượng hàng hóa; thời gian; theo sự
tín nhiệm...
1.2.5. Hình thức bn bán
Hình thức bn bán cũng cho ta thấy được hiệu quả của hoạt động xuất khẩu.
Khi nước tham gia xuất khẩu chủ yếu qua hoạt động bn bán chính ngạch thì sẽ

16


giảm thiểu được những rủi ro trong thương mại, tránh thiệt hại cho nước mình. Bởi
lẽ, khi tham gia hoạt động bn bán này, ngồi việc các nhà kinh doanh xuất nhập
khẩu phải tuân thủ những quy định pháp luật của hai nước nói riêng cịn phải tn
thủ theo các thơng lệ quốc tế nói chung một cách nghiêm túc, đây là cơ sở để hai
bên giảm thiểu được nhiều rủi ro trong các thương vụ kinh doanh, do đó mang lại
hiệu quả cao. Ngược lại, nếu các nước xuất khẩu bn bán thơng qua hoạt động tiểu
ngạch thì rủi ro mang lại là rất lớn. Chính những rủi ro này làm thiệt hại và giảm đi
rất nhiều hiệu quả do hoạt động xuất khẩu mang lại.
Như vậy, với năm chỉ tiêu trên các quốc gia tham gia kinh doanh xuất khẩu
có thể dựa vào đó để điều chỉnh hoạt động xuất khẩu của mình sao cho hoạt động
xuất khẩu mang lại hiệu quả cao nhất đáp ứng mục tiêu, chiến lược phát triển kinh
tế- xã hội mà quốc gia mình đã đề ra.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thúc đẩy xuất, nhập khẩu hàng hóa của
thành phố
Việc thúc đẩy xuất, nhập khẩu hàng hoá phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó
có những yếu tố cơ bản sau đây:
1.3.1. Yếu tố kinh tế
Thị trường cần có sức mua, cũng như cần có người mua. Sự thay đổi của các
yếu tố như thu nhập, chi phí sinh hoạt, lãi suất và kết cấu tiết kiệm của một quốc gia
có tác động tức thời đến thương trường cho nên các nhà quản trị cần hiểu rõ những

khuynh hướng chính yếu diễn ra các vấn đề này. Một yếu tố cơ bản để phản ánh bề
rộng của thị trường tiềm năng đó là dân số mà quan trọng hơn nữa là họ phải nghiên
cứu, so sánh tốc độ của GNP tăng so với tốc độ tăng dân số để dự đoán khả năng
tiêu thụ và mở rộng thị trường của quốc gia mình. Theo đó, các nhà nghiên cứu cần
phải nghiên cứu mức phân bố theo tuổi, đặc tính phân phối thu nhập ở đó.
Một trong những yếu tố khác chính là đặc điểm khác nhau của các nền kinh
tế. Chẳng hạn như quốc gia mà nền kinh tế còn chưa phát triển thì việc nghĩ đến
hoạt động xuất khẩu là ít, cịn một quốc gia có nền kinh tế mở cửa, đang trong q
trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa có chiến lược kinh tế hướng về xuất khẩu thì
kim ngạch xuất khẩu sẽ chiếm phần nhiều trong tổng sản phẩm quốc nội của nước
đó. Bởi lẽ, với chiến lược này cơ hội kinh doanh cho các công ty, các nhà xuất khẩu
là rất lớn. Cũng với chiến lược đó việc dự báo những biến động kinh tế, các hoạt
động xúc tiến của cơ quan quản lý nhà nước đã giúp các nhà xuất khẩu vượt qua
những khó khăn mà thị trường mới mang lại.
1.3.2. Mơi trường văn hố- xã hội
Con người thường lớn lên từ một môi trường xã hội nhất định nào đó. Đó là
cái nơi hình thành những nhân cách, những niềm tin cơ bản, những tiêu chuẩn và cả
những giá trị tiêu chuẩn của họ. Văn hố- xã hội là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến
q trình bn bán, tiếp thị hàng hố của các doanh nghiệp, các quốc gia.
Điều đó thể hiện tính bền vững của các giá trị văn hố cốt lõi: ở đâu cũng
vậy, mỗi người dân đều lưu giữ một giá trị và một niềm tin khác nhau, có tính gốc rễ
và trường tồn theo thời gian. Chính điều đó dã hình thành nên thói quen, thị hiếu

17


tiêu dùng cho họ. Cho nên các nhà xuất khẩu phải nắm được đặc điểm này để từ đó
biết được thị trường trọng điểm của mình.
1.3.3. Mơi trường chính trị
Các quyết định kinh doanh chịu tác động mạnh mẽ từ những thay đổi trong

mơi trường chính trị và pháp luật. Môi trường này được tạo ra từ các luật lệ, các cơ
quan, chính quyền, chính phủ. Khi tham gia các hoạt động kinh doanh, các nhà kinh
doanh đều sợ nhất rủi ro về chính trị. Một chủ thể tham gia xuất khẩu khi xuất khẩu
sang một đất nước có mơi trường chính trị ổn định cũng có nghĩa là họ đã tránh
được rất nhiều rủi ro tiềm tàng gây tổn thất cho họ. Ngược lại khi xuất khẩu sang
một nước có mơi trường đầy biến động, chiến tranh, sự thay đổi trong các chính
sách kinh tế vĩ mơ…thì rủi ro mà các nhà xuất khẩu gặp phải chính là lợi nhuận thu
được sẽ thấp hơn rất nhiều.
1.3.4. Môi trường pháp luật
Môi trường pháp luật cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt
động kinh doanh xuất nhập khẩu. Chính vì vậy, các nhà kinh doanh xuất khẩu cần
hiểu rõ quy định về pháp luật của chính quốc gia mình và của nước đối tác, đặc biệt
là các thơng lệ quốc tế liên quan đến lĩnh vực xuất nhập khẩu. Một số yếu tố như các
công cụ quản lý của nhà nước, các quy định về giấy phép xuất khẩu, mặt hàng được
phép xuất khẩu, mặt hàng không được phép xuất khẩu, thuế quan, các quy định về
vệ sinh an tồn thực phẩm…Một số các cơng cụ sau đây thường được sử dụng:
Công cụ thuế quan: thuế xuất khẩu, đây là loại thuế đánh vào mỗi đơn vị
hàng hoá xuất khẩu của quốc gia xuất khẩu. Loại thuế này có ảnh hưởng trực tiếp
đến giá cả của hàng hố xuất khẩu. Chính vì vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu cần
nắm vững loại thuế này để có những chiến lược trong sản xuất kinh doanh., thâm
nhập thị trường sao cho tạo được mức giá cạnh tranh nhất.
Công cụ phi thuế quan: Đây cũng là một cơng cụ để khuyến khích hay hạn
chế xuất khẩu hoặc nhập khẩu. Công cụ này bao gồm:
- Hạn ngạch: do nhà nước đặt ra nhằm quy định số lượng hàng hoá cao nhất
của một mặt hàng hay một nhóm mặt hàng được phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu từ
một quốc gia trong một thời gian nhất định. Đây là công cụ nhằm hạn chế hàng hố
xuất khẩu thâm nhập từ thị trường bên ngồi vào thị trường nội địa của một quốc
gia.
- Hạn chế xuất khẩu tự nguyện: là biện pháp mà một quốc gia đưa ra nhằm
hạn chế lượng hàng hoá của một nước thâm nhập vào quốc gia của mình một cách

tự nguyện, nếu khơng thực hiện sự tự nguyện này thì quốc gia xuất khẩu sẽ có thể bị
quốc gia nhập khẩu áp dụng các biện pháp trả đũa.
- Quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật: bao gồm những quy định về vệ sinh an
toàn thực phẩm, các quy tắc xuất xứ, nhãn mác sinh thái của hàng hoá, các quy định
về an toàn và các chế độ của người lao động…Những tiêu chuẩn này đã và đang dần
dần thay thế cho các cơng cụ hành chính như thuế quan, hạn ngạch, nó được coi như
một cơng cụ bảo hộ các nhà sản xuất trong nước một cách tinh vi vì nó khơng vi
phạm các thơng lệ quốc tế. Do đó các nhà xuất khẩu cần nắm vững được những quy
định này để đảm bảo các sản phẩm mà mình xuất khẩu tuân thủ một cách chặt chẽ
18


yêu cầu nước nhập khẩu đặt ra để tránh những rủi ro đáng tiếc gây tổn thất cho
doanh nghiệp của mình.
- Ngồi ra các nước nhập khẩu cịn áp dụng các công cụ khác như biện pháp
trả đũa, các quy định về chống bán phá giá, các công cụ trên thị trường tiền tệ…Tất
cả những cơng cụ đó đều mang đến cho các nhà xuất khẩu những rủi ro khi thực
hiện các thương vụ kinh doanh. Chính vì vậy các nhà xuất khẩu cần tỉnh táo và sáng
suốt để lựa chọn cho mình một thị trường, một đối tác xuất khẩu tiềm năng.
1.3.5. Yếu tố cạnh tranh
Thị trường mục tiêu nước ngồi ít và hiếm khi là một khơng gian thuần khiết
cho mọi sự hiện diện thương mại. Các nhà sản xuất và các nhà nhập khẩu nội địa
thường hợp tác lại với nhau hình thành nên một thị trường nội địa khó khăn hơn cho
các nhà xuất khẩu. Khi thâm nhập vào thị trường nội địa, các nhà xuất khẩu có thể
gặp phải các đối thủ cạnh tranh mạnh hay yếu khác nhau, nếu các nhà xuất khẩu
không nắm được những vấn đề về đối thủ của mình sẽ khó lịng thâm nhập được vào
thị trường nội địa một cách suôn sẻ.
Để hoạch định được một chiến lược cạnh tranh chi tiết, các nhà quản trị
marketing còn phải nghiên cứu các nhân tố tác động đến cạnh tranh. Sản phẩm
tương tự là một nhân tố tác động trực tiếp và rõ nét nhất đến cạnh tranh, tiếp đó là

nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, các yếu tố về pháp luật, chính trị…doanh
nghiệp có tồn tại được hay khơng là phụ thuộc vào cách xử lý, ứng phó với các tình
huống thực tế.
Hầu hết các doanh nghiệp của Việt Nam đều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ
nên sức cạnh tranh của các hàng hoá sản xuất ra là thấp. Mặt khác, các thông tin về
kinh doanh trong các doanh nghiệp cũng chưa được cung cấp đầy đủ và kịp thời, các
thông tin mà các doanh nghiệp nhận được thường có độ trễ rất lớn, do đó khi các
doanh nghiệp nắm bắt được thông tin này trong tay thì có lẽ thơng tin đó đã khơng
cịn giá trị nữa. Điều đó lại một lần nữa nói lên rằng yếu tố cạnh tranh là vơ cùng
quan trọng, để có một năng lực cạnh tranh tốt các doanh nghiệp cần nhanh nhạy,
hiểu biết đồng thời cần có sự trợ giúp thực sự từ phía chính phủ.

19


CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THÚC ĐẨY
XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ HÀ NỘI
2.1. Đặc điểm kinh tế-xã hội và các nguồn lực có ảnh hưởng đến việc thúc
đẩy xuất, nhập khẩu hàng hóa của thành phố Hà Nội
2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Trải qua 1.000 năm hình thành và phát triển, kể từ khi vua Lý Thái Tổ
chọn khu đất Đại La bên cửa sông Tô Lịch làm nơi định đô cho muôn đời. Hà
Nội đã chứng kiến sự thăng trầm của hầu hết các triều đại phong kiến Việt Nam
từ Lý- Trần - Lê - Mạc - Nguyễn… kinh thành Thăng Long là nơi buôn bán,
trung tâm văn hóa, giáo dục của cả miền Bắc.
Hà Nội hiện nay có tọa độ địa lý từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và
105°44' đến 106°02' kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên - Vĩnh
Phúc ở phía Bắc; Hà Nam - Hịa Bình ở phía Nam; Bắc Giang - Bắc Ninh - Hưng

n ở phía Đơng và Hịa Bình- Phú Thọ ở phía Tây.
Hình 2.1. Bản đồ địa giới Hành chính Hà Nội

Thực hiện kết luận Hội nghị Trung ương 6 (khóa X) và Nghị quyết của
Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 3, số 15/2008/NQ-QH12, ngày 29 tháng 05 năm
20


2008 và Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 8 năm 2008, toàn
bộ hệ thống chính trị của thành phố Hà Nội sau hợp nhất, mở rộng địa giới hành
chính Thủ đơ bao gồm: Thành phố Hà Nội, tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh - tỉnh
Vĩnh Phúc và bốn xã thuộc huyện Lương Sơn - tỉnh Hịa Bình. Thủ đơ Hà Nội
sau khi được mở rộng có diện tích tự nhiên 334.470,02 ha, lớn gấp hơn 3 lần
trước đây và đứng vào tốp 17 Thủ đơ trên thế giới có diện tích rộng nhất; dân số
tăng hơn gấp rưỡi, hơn 6,2 triệu người, hiện nay là hơn 7 triệu người; gồm 30
đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã, 577 xã, phường, thị trấn.
2.1.1.2. Địa hình
Hà Nội hiện nay vừa có núi, có đồi và địa hình thấp dần từ Bắc xuống
Nam, từ Tây sang Đơng, trong đó đồng bằng chiếm tới ¾ diện tích tự nhiên của
thành phố. Độ cao trung bình của Hà Nội từ 5 đến 20 mét so với mặt nước biển,
các đồi núi cao đều tập trung ở phía Bắc và Tây. Các đỉnh cao nhất là Ba Vì
1.281 mét; Gia Dê 707 mét; Chân Chim 462 mét; Thanh Lanh 427 mét và Thiên
Trù 378 mét…Khu vực nội đô có một số gị đồi thấp, như gị Đống Đa, núi
Nùng.
Hà Nội được hình thành từ châu thổ sơng Hồng, nét đặc trưng của vùng
địa lí thành phố Hà Nội là “Thành phố sông hồ” hay “Thành phố trong sông”.
Nhờ các con sông lớn nhỏ đã chảy miệt mài hàng vạn năm đem phù sa về bồi đắp
nên vùng châu thổ phì nhiêu này. Hiện nay, có 7 sơng chảy qua Hà Nội: sông
Hồng, sông Đuống, sông Đà, sông Nhuệ, sơng Cầu, sơng Đáy, sơng Cà Lồ. Trong
đó, đoạn sơng Hồng chảy qua Hà Nội dài tới 163km (chiếm 1/3 chiều dài của con

sông này chảy qua lãnh thổ Việt nam). Trong nội đơ ngồi 2 con sơng Tơ Lịch và
sơng Kim ngưu cịn có hệ thống hồ đầm là những đường tiêu thoát nước thải của
Hà Nội.
Ở thế kỉ trước có trên 100 hồ lớn nhỏ, phần nhiều là hồ đầm tự nhiên, là
vết tích của những khúc sơng chết để lại một số hồ nhân tạo, cải tạo các cánh
đồng lầy thụt thành hồ. Hiện nay, dù phần lớn đã bị san lấp lấy mặt bằng xây
dựng, đến nay vẫn còn tới hàng trăm hồ đầm lớn nhỏ được phân bổ ở khắp các
phường, xã của thủ đô Hà Nội. Nổi tiếng nhất là các hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây,
Quảng Bá,Trúc Bạch, Thiền Quang, Bảy Mẫu, Thanh Nhàn, Linh Đàm, Yên Sở,
Giảng Võ, Đồng Mô, Suối Hai…
Những hồ đầm này của Hà Nội không những là một kho nước lớn mà còn
là hệ thống điều hòa nhiệt độ tự nhiên làm cho vùng đô thị nội thành giảm bớt
sức hút nhiệt tỏa nóng của khối bê tơng, sắt thép, nhựa đường và các hoạt động
của các nhà máy… Hồ đầm của Hà Nội không những tạo ra cho thành phố khí
hậu mát lành - tiểu khí hậu đơ thị mà còn là những danh lam thắng cảnh, những
vùng văn hóa đặc sắc của Thăng Long - Hà Nội.
2.1.1.3. Khí hậu
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu Hà Nội có đặc trưng nổi bật là
gió mùa ẩm, nóng và mưa nhiều về mùa hè, lạnh và ít mưa về mùa đông; được
chia thành bốn mùa rõ rệt trong năm: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mùa xuân bắt đầu
vào tháng 2 (hay tháng giêng âm lịch) kéo dài đến tháng 4. Mùa hạ bắt đầu từ
tháng 5 đến tháng 8, nóng bức nhưng lại mưa nhiều. Mùa thu bắt đầu từ tháng 8
21


đến tháng 10, trời dịu mát, lá vàng rơi. Mùa đông bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 1
năm sau, thời tiết giá lạnh, khô hanh. Ranh giới phân chia bốn mùa chỉ có tính
chất tương đối, vì Hà Nội có năm rét sớm, có năm rét muộn, có năm nóng kéo
dài, nhiệt độ lên tới 40°C, có năm nhiệt độ xuống thấp dưới 5°C.
Hà Nội quanh năm tiếp nhận được lượng bức xạ mặt trời khá dồi dào.

Tổng lượng bức xạ trung bình hàng năm khoảng 120 kcal/cm², nhiệt độ trung
bình năm 24,9°C, độ ẩm trung bình 80 - 82%. Lượng mưa trung bình trên
1700mm/năm (khoảng 114 ngày mưa/năm).
Trong lịch sử phát triển, Hà Nội cũng đã nhiều lần trải qua các biến đổi
bất thường của khí hậu - thời tiết. Tháng 5 năm 1926, Hà Nội chứng kiến một đợt
nắng khủng khiếp có ngày nhiệt độ lên tới 42,8oC. Tháng 1 năm 1955, mùa đông
giá buốt nhất trong lịch sử, Hà Nội sống trong cái giá lạnh xuống đến 2,7oC. Và
gần đây nhất tháng 11 năm 2008, sau khi vừa mở rộng địa giới hành chính, Hà
Nội hứng chịu một cơn mưa dữ dội chưa từng thấy. Hầu như tất cả các tuyến phố
đều ngập chìm trong nước, lượng mưa lớn vượt quá mọi dự báo đã gây ra một
trận lụt lịch sử ở Hà Nội, làm nhiều người chết, gây thiệt hại vật chất đáng kể.
2.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên nước: Hệ thống sông, hồ Hà Nội thuộc hệ thống sơng Hồng và
sơng Thái Bình, phân bố khơng đều giữa các vùng, có mật độ thay đổi trong
phạm vi khá lớn 0,1 - 1,5 km/km2 (chỉ kể những sơng tự nhiên có dịng chảy
thường xun) và 0,67 - 1,6 km/km2 (kể cả kênh mương). Một trong những nét
đặc trưng của địa hình Hà Nội là có nhiều hồ, đầm tự nhiên. Tuy nhiên, do yêu
cầu đô thị hóa và cũng do thiếu quy hoạch, quản lý kém nên nhiều ao hồ đã bị
san lấp để lấy đất xây dựng. Diện tích ao, hồ, đầm của Hà Nội hiện cịn lại vào
khoảng 3.600 ha. Có thể nói, hiếm có một Thành phố nào trên thế giới có nhiều
hồ, đầm như ở Hà Nội. Hồ, đầm của Hà Nội đã tạo nên nhiều cảnh quan sinh thái
đẹp cho Thành phố, điều hịa tiểu khí hậu khu vực, rất có giá trị đối với du lịch,
giải trí và nghỉ dưỡng. Hà Nội không phải là vùng dồi dào nước mặt, nhưng có
lượng nước khổng lồ chảy qua sơng Hồng, sơng Cầu, sơng Cà Lồ có thể khai
thác sử dụng.
Tài ngun đất: Hà Nội có tổng diện tích đất tự nhiên 92.097 ha, trong đó,
diện tích đất nơng nghiệp chiếm 47,4%, diện tích đất lâm nghiệp chiếm 8,6%, đất
ở chiếm 19,26%. Xuất phát từ yêu cầu sử dụng đất của Thủ đơ Hà Nội, có 2
nhóm đất có ý nghĩa lớn nhất đối với phát triển kinh tế - xã hội, đó là đất nơng
lâm nghiệp và đất xây dựng. Phần lớn diện tích đất đai ở nội Thành Hà Nội được

đánh giá là không thuận lợi cho xây dựng do có hiện tượng tích nước ngầm, nước
mặt, sụt lún, nứt đất, sạt lở, trôi trượt dọc sông, cấu tạo nền đất yếu.
Tài nguyên sinh vật: Hà Nội có một số kiểu hệ sinh thái đặc trưng như hệ
sinh thái vùng gị đồi ở Sóc Sơn và hệ sinh thái hồ, điển hình là hồ Tây, hệ sinh
thái nơng nghiệp, hệ sinh thái đơ thị... Trong đó, các kiểu hệ sinh thái rừng vùng
gị đồi và hồ có tính đa dạng sinh học cao hơn cả. Khu hệ thực vật, động vật
trong các hệ sinh thái đặc trưng của Hà Nội khá phong phú và đa dạng. Cho đến
nay, đã thống kê và xác định có 655 lồi thực vật bậc cao, 569 loài nấm lớn (thực
vật bậc thấp), 595 lồi cơn trùng, 61 lồi động vật đất, 33 lồi bò sát-ếch nhái,
22


×