TẠP CHÍ CƠNG THUONG
THÚC ĐẤY XÂY DỰNG, PHÁT TRIẾN
ĐƠ THỊ THƠNG MINH TRONG Bối CẢNH
CHUYỂN ĐỔI SƠ ở VIỆT NAM
• DƯƠNG THỊ TUYẾT NHUNG - NGUYỄN THI PHƯƠNG
TÓM TẮT:
Phát triển đô thị thông minh là một trong những động lực quan trọng để thực hiện mục tiêu đưa
Việt Nam trở thành một nước cơng nghiệp theo hướng hiện đại, có thu nhập cao vào năm 2045.
Đồng thời, xây dựng phát triển đô thị thông minh cũng nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia,
phát triển kinh tế sô' trên nền tảng khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo. Bài viết nêu khái
niệm chuyển đổi sô'; khái niệm đơ thị thơng minh; phân tích tình hình xây dựng, phát triển đô thị
thông minh tại Việt Nam thời gian qua, những kết quả và hạn chê' còn tồn tại, từ đó đưa ra một sơ'
giải pháp thúc đẩy xây dựng, phát triển đô thị thông minh đáp ứng yêu cầu chuyển đổi sô' ở Việt
Nam trong thời gian tới.
Từ khóa: đơ thị thơng minh, chuyển đổi số, cách mạng công nghệ 4.0, Việt Nam.
1. Đặt vấn đề
Cùng với sự phát triển và ứng dụng công nghệ
thông tin và truyền thông, nhiều nước trên thê' giới
đã thành công khi xây dựng mơ hình đơ thị thơng
minh góp phần nâng cao chất lượng cuộc sông, cải
thiện chất lượng phục vụ của chính quyền thành
phơ', giảm tiêu thụ năng lượng, tăng cường quản lý
hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Ớ Việt
Nam, phát triển đơ thị thơng minh chính là một
trong những động lực quan trọng để thực hiện mục
tiêu đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp
theo hướng hiện đại, có thu nhập cao vào năm
2045. Đồng thời, xây dựng phát triển đô thị thông
minh cũng nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia,
phát triển kinh tế sô' trên nền tảng khoa học - công
nghệ và đổi mới sáng tạo; nâng cao năng suất, chất
188 SỐ 10-Tháng 5/2022
lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tê' như
Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII đã khẳng định.
Bài viết nêu khái niệm chuyển đổi số; khái niệm đô
thị thông minh; phân tích tình hình xây dựng, phát
triển đơ thị thông minh tại Việt Nam thời gian qua,
những kết quả và hạn chê' cịn tồn tại, từ đó đưa ra
một sô' giải pháp thúc đẩy xây dựng, phát triển đô
thị thông minh đáp ứng yêu cầu chuyển đổi sô' ở
Việt Nam thời gian tới.
2. Khái niệm chuyển đổi số và đô thị thông
minh
2.1. Khái niệm chuyển đổi số
Thuật ngữ “chuyển đổi số” hiện chưa được hiểu
theo một nghĩa chung, thống nhất do q trình áp
dụng chuyển đổi sơ' sẽ có sự khác biệt ở từng lĩnh
vực khác nhau. Theo Bowersox và cộng sự (2005),
QUẢN TRỊ - QUẢN LÝ
chuyển đổi số là quá trình tái tạo lại một doanh
nghiệp để số hóa các hoạt động và hình thành các
mối quan hệ chuỗi cung ứng mở rộng. Theo
Weterman và cộng sự (2011), chuyển đổi số là việc
sử dụng công nghệ để cải thiện triệt để hiệu suất
hoặc phạm vi tiếp cận của doanh nghiệp. Theo
Unruth và Kiron (2017), chuyển đổi số là quá trình
sử dụng công nghệ kỹ thuật số để tái cấu trúc nền
kinh tế, thể chế và xã hội ở cấp độ hệ thống.
Bài viết này tiếp cận chuyển đổi số trong mối
quan hệ xây dựng và phát triển đô thị thông minh
nên chuyển đổi sơ' được hiểu là q trình tái cấu
trúc tồn diện trên cơ sở tích hợp các cơng nghệ sô'
phù hợp nhằm mục tiêu trở nên thông minh, nghĩa
là hiệu quả hơn và có khả năng thích ứng cao hơn
với bối cảnh thay đổi nhanh trong cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ 4, là quá trình tự thay đổi để
thích ứng với tương lai sơ' (Nguyễn Huy Khanh
2021: 19).
2.2. Khái niệm đô thị thông minh
Thuật ngữ đô thị thông minh cũng được hiểu
theo nhiều cách khác nhau và có thể chia thành 2
nhóm quan điểm như sau:
Nhóm quan điểm khơng đề cập đến mục đích
của đơ thị thơng minh, cho rằng, đồ thị thơng minh
là đơ thị có nền kinh tế, con người, cách quản trị,
giao thông, môi trường và cuộc sống được xây dựng
dựa trên sự kết hợp thông minh giữa các nguồn lực
(Giffinger và cộng sự, 2007); hay đô thị thông minh
là đô thị áp dụng hệ thống công nghệ thông tin và
truyền thông để quản lý vô'n con người, giáo dục,
vốn xã hội, và các vấn đề mơi trường (Lombardi và
cộng sự, 2012).
Nhóm quan điểm thứ hai nêu thêm mục đích của
đơ thị thơng minh, xác định, đô thị thông minh là đô
thị áp dụng công nghệ cao để kết nối con người,
thông tin và các yếu tô' trong đô thị nhằm tạo ra một
đô thị xanh, bền vững, với nền kinh tế cạnh tranh,
đổi mới và chất lượng sông ngày càng được nâng
cao (Bakici và cộng sự, 2012); hay đô thị thông
minh là đô thị có vốn con người và vốn xã hội được
đầu tư, có hệ thơng giao thơng và kết nơ'i với sự hỗ
trợ của cơng nghệ thơng tin và truyền thơng, có nền
kinh tê phát triển bền vững, chất lượng cuộc sống
cao, tài nguyên môi trường được quản lý tốt thông
qua bộ máy chính quyền mà người dân có thể tham
gia đóng góp ý kiến (Caragliu và cộng sự, 2011).
Như vậy, điểm chung của các quan điểm là việc
áp dụng công nghệ thông tin và truyền thông để kết
nối nguồn lực và quản lý đô thị. Bài viết sử dụng
khái niệm của Bakici và cộng sự (2012), xác định,
đô thị thông minh là đô thị áp dụng công nghệ cao
để kết nối con người, thông tin và các yếu tô' trong
đô thị nhằm tạo ra một đô thị xanh, bền vững, với
nền kinh tê' cạnh tranh, đổi mới và chất lượng sống
ngày càng được nâng cao. Theo quan điểm của Thứ
trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy
Dũng1: Phát triển đô thị thơng minh chính là thực
hiện chuyển đổi sơ' cho một đơ thị với 3 nội dung
chính bao gồm: chính quyền số, kinh tê' sô' và xã hội
sô' (Lâm Thao, 2020).
3. Tĩnh hình xây dựng, phát triển đơ thị thơng
minh tại Việt Nam
Theo thông kê của Cục Thông tin khoa học và
công nghệ quốc gia, đến cuối năm 2020, Việt Nam
có 862 đơ thị (Cục Thơng tin khoa học và công
nghệ quốc gia, 2021:.6). Một sô' đô thị ở Việt Nam
đã xây dựng, phê duyệt các đề án, quy hoạch phát
triển đơ thị thơng minh, trong đó có 38/63 tỉnh,
thành phô' đã và đang triển khai triển khai đề án Đô
thị thông minh. Một sô' kết quả triển khai xây dựng,
phát triển đô thị thông minh ở 3 thành phô' điển hình
là Đà Nang, Hà Nội và Thành phơ' Hồ Chí Minh
như sau:
3.1. Kết quả triển khai xây dựng, phát triển đô
thị thông minh tại Đà Nang
Đà Nẩng đã triển khai nhiều ứng dụng, tiện ích
trên mơi trường số, dưới dạng app cho điện thoại
di động và có được tương tác lớn của người dân,
doanh nghiệp; dữ liệu sơ' hình thành ban đầu chia
sẻ lẫn nhau; triển khai cổng dữ liệu mở để cung
cấp dữ liệu, công khai thông tin cho người dân,
doanh nghiệp.
về quản trị thông minh, thành phố đã triển khai
hệ thống giám sát tập trung Mini IOC và 6 dịch vụ
đô thị thông minh cơ bản theo hướng dẫn thí điểm
dịch vụ đơ thị của Bộ Thơng tin & Truyền thơng
(bao gồm: Dịch vụ phản ánh, góp ý; dịch vụ giám
sát dịch vụ công; dịch vụ giám sát giao thông; dịch
vụ giám sát an ninh trật tự đô thị; dịch vụ giám sát
SỐ 10-Tháng 5/2022 189
TẠP CHÍ CƠNG THƯƠNG
an tồn thơng tin (ATTT); dịch vụ giám sát thông
tin mạng xã hội) và 12 dịch vụ tăng thêm khác như
giám sát mơi trường nước, khơng khí; giám sát tình
hình dịch bệnh Covid-19, dữ liệu mở, giám sát hành
trình xe rác,...
về giao thơng thơng minh, Đà Nang đã triển
khai Trung tâm giám sát giao thông và điều khiển
đèn tín hiệu; gần 200 camera giám sát giao thơng
thơng minh và ứng dụng nhận dạng biển số và phát
hiện vi phạm giao thơng; thí điểm camera đo đếm
lưu lượng và tự động điều khiển đèn tín hiệu điều
khiển giao thông theo thời gian thực...
về giáo dục thông minh, Đà Nang đã triển
khai phần mềm tuyển sinh trực tuyến đầu cấp (lớp
1, lớp 6); cơ sở dữ liệu dùng chung và cổng giao
tiếp dữ liệu ngành Giáo dục nhằm liên thơng tích
hợp dữ liệu của các phần mềm quản lý trường
học, hình thành cơ sở dữ liệu học sinh (quá trình
học tập từ lớp 1 đến 12) và giáo viên tồn thành
phơ'; xây dựng cổng tra cứu điểm thi các câ'p
(web, SMS, Zalo).
về y tế thông minh, 100% trạm y tế xã, phường
đã triển khai ứng dụng y tế điện tử; ứng dụng quản
lý bệnh viện và khám, chữa bệnh điện tử tại 16/16
trung tâm y tế quận, bệnh viện đa khoa, chuyên
khoa; hình thành Hồ sơ y tế điện tử cơng dân và
quản lý mã (ID) bệnh nhân tồn thành phô'
(ICTNews, 2021).
3.2. Kết quả triển khai xây dựng, phát triển đô
thị thông minh tại Hà Nội
Hà Nội đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công
nghệ thông tin trên tất cả các lĩnh vực đã góp phần
tạo ra một phương thức giao dịch hiện đại, minh
bạch; tiết kiệm chi phí, thời gian trong việc thực
hiện các thủ tục hành chính; tháo gỡ nhiều khó
khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi cho người dân và
doanh nghiệp; là cơng cụ, địn bẩy quyết định thúc
đẩy cơng tác cải cách hành chính của thành phơ'.
Cùng với đẩy mạnh xây dựng chính quyền điện tử,
Hà Nội cũng tích cực ứng dụng khoa học cơng nghệ
nhằm giải quyết một sô' vấn đề câ'p bách của đô thị,
tạo nên các thành tố để xây dựng thành phô' thơng
minh, trong đó dành ưu tiên cho xây dựng các hệ
thơng thơng minh trong một sơ'lĩnh vực “nóng” như
giao thơng, du lịch, y tế, môi trường,...
190 SỐ 10 - Tháng 5/2Ũ22
3.3. Kết quả triển khai xây dựng, phát triển đô
thị thơng minh tại Thành phốHồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang tập trung
chuyển đổi sô' trong một sô' ngành, lĩnh vực như: y
tế, giáo dục, giao thông vận tải, tài chính - ngân
hàng, du lịch, nơng nghiệp, logistics, môi trường,
năng lượng... Trên cơ sở các dữ liệu của các ngành
nêu trên, thành phô' từng bước triển khai xây dựng
kho dữ liệu dùng chung và hệ sinh thái dữ liệu mở
tích hợp được cơ sở dữ liệu văn bản điện tử, một cửa
điện tử, khiếu nại, tô' cáo, đường dây nóng, đăng ký
doanh nghiệp, đầu tư nước ngồi, dự án đầu tư
cơng, địa chính, các cơ sở khám, chữa bệnh,
chứng chỉ hành nghề, các cơ sở giáo dục, dịch vụ
giáo dục,... tại cổng dữ liệu Thành phô'
. Qua đó, diện
mạo đơ thị thơng minh dần hình thành và ngày một
rõ nét trong tồn thành phơ'.
4. Một sơ' giải pháp thúc đẩy xây dựng, phát
triển đô thị thông minh
Phát triển đô thị thông minh ở Việt Nam vẫn
đang trong giai đoạn đầu, đang gặp nhiều thách
thức, như: hệ thông cơ sở dữ liệu đô thị phân tán ở
nhiều ngành, thiếu tính nhất quán dẫn đến việc dự
báo, định hướng và điều hành gặp khó khăn; chưa
hình thành hệ thống cơ sở pháp lý, quy phạm pháp
luật và hệ thông các quy chuẩn, tiêu chuẩn có liên
quan, trong khi phát triển đơ thị thơng minh có tính
chất liên ngành, liên quan tới nhiều lĩnh vực... Hơn
nữa, phát triển đô thị thơng minh u cầu phải có
nguổn lực đầu tư lớn, trong khi nguồn ngân sách
còn hạn hẹp và phải chia sẻ cho nhiều lĩnh vực phát
triển kinh tê' - xã hội khác nhau. Do đó, cần có
những giải pháp đồng bộ để thúc đẩy xây dựng và
phát triển mạnh mẽ đô thị thông minh ở Việt Nam
thời gian tới.
Thứ nhất, xác định rõ mơ hình phát triển đơ thị
thơng minh trước khi có chiến lược và quy hoạch
phát triển. Việt Nam với vị trí là một nước đang
trong q trình phát triển cũng không tránh khỏi xu
thê' phát triển mô hình đơ thị thơng minh. Tuy vậy,
việc ứng dụng đơ thị có thể mang lại lợi ích nhiều
mặt nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro nếu
phát triển thiếu đồng bộ. Nghiên cứu lựa chọn các
mơ hình đơ thị thông minh áp dụng phù hợp với
QUẢN TRỊ-QUẢN LÝ
từng loại đô thị cụ thể song song với xây dựng và
hồn thiện một chiến lược lộ trình phát triển hợp lý
là điều cần thiết trong giai đoạn hiện nay để mơ
hình đơ thị thơng minh trở thành lợi thế phát triển
các đô thị Việt Nam trong tương lai.
Thứ hai, sớm xây dựng một chiến lược phát triển
đô thị thơng minh tại Việt Nam, trong đó các đơ thị
lớn phải đi đầu trong phát triển đô thị thông minh,
tạo động lực cho cả nước. Chính phủ cần triển khai
nhiều chương trình, chính sách và dự án trọng điểm
tập trung xây dựng và phát triển đô thị thông minh,
trước tiên, cần tập trung nguồn lực để phát triển đô
thị thơng minh tiên tiến, điển hình, sau đó sẽ phát
triển rộng ra các thành phô' trên cả nước. Việc xây
dựng đô thị thông minh ở các thành phố lớn đi đầu
trong xây dựng chính quyền điện tử như Thành phơ'
Hồ Chí Minh, Hà Nội, Quảng Ninh, Đà Nang sẽ
hình thành mơ hình hợp tác linh hoạt, nhằm huy
động tối đa và hiệu quả các nguồn lực của xã hội
(không chỉ hình thành một đơ thị thơng minh, phát
triển bền vững, mà còn giúp kéo theo sự phát triển
cho các khu vực phụ cận và cả nước). Mặt khác, các
thành phô' lớn với vai trị trung tâm khoa học - cơng
nghệ tập trung nhiều trường đại học lớn đầu ngành,
đào tạo đa số sinh viên tồn quốc, nếu có giải pháp
phù hợp, đây sẽ là thế hệ cư dân thông minh tương
lai khơng chỉ của đơ thị đó, mà cịn cho việc phát
triển các đơ thị thơng minh khác, cho tồn bộ nền
kinh tế - xã hội.
Thứ ba, cần có quy hoạch đô thị dài hạn. Khi quy
hoạch được phê duyệt, cần tránh tối đa việc sửa quy
hoạch dẫn đến phá vỡ cấu trúc quy hoạch. Sự phát
triển hạ tầng đô thị địi hỏi thời gian dài, hàng chục
thậm chí hàng trăm năm, do đó, nếu thực hiện quy
hoạch với tầm nhìn ngắn hạn sẽ làm cho các cơng
trình xây dựng hạ tầng sớm bị lạc hậu, gây lãng phí
và cản trở sự phát triển dài hạn của đô thị. Trong
quy hoạch, cần chú ý xây dựng hệ thông giao thông
thông minh. Đây chính là huyết mạch của từng đơ
thị, cũng như huyết mạch của cả nước. Hệ thống
giao thông thông minh sẽ giúp người dân di chuyển
an toàn và hiệu quả. Đồng thời, trong quy hoạch
cũng cần vận dụng mô hình xanh trong kiến trúc đơ
thị. Thực tế hiện nay, đơ thị hóa ở Việt Nam diễn ra
đồng thời với khu vực nông thôn dần thu hẹp. Việc
xây dựng và phát triển thành phố thông minh không
chỉ là ứng dụng những công nghệ tiên tiến, hiện đại
nhất mà là sử dụng công nghệ một cách thông minh
nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống
của người dân.
Thứ tư, hình thành nguồn dữ liệu thơng minh, hệ
thống kiểm sốt, giao diện; Tạo lập tính sẵn sàng
và có thể truy cập của hệ thống; Trang bị cơng nghệ
điện tốn thơng minh, mạng kết nôi; Thực hiện
cảnh báo theo thời gian thực và phân tích dữ liệu
nâng cao. Trên cơ sở sự hỗ trợ của cơng nghệ, cần
xây dựng chính quyền thơng minh với công cụ công
nghệ thông tin và truyền thông tinh vi điều phối
nhiều thành phần cấu thành khác nhau của đô thị
thông minh một cách minh bạch, kết nối và hợp tác
linh hoạt.
Thứ năm, xây dựng khung pháp lý và giải pháp
giám sát đảm bảo an ninh thông tin và sự riêng tư
cho các cá nhân và tổ chức trong xã hội. Thiết lập
hệ thông bảo vệ đối với gian lận, trách nhiệm pháp
lý và cung cấp dịch vụ kém. Thực tế cho thấy, các
đô thị lớn ở Việt Nam đã và đang có kế hoạch xây
dựng và phát triển đô thị thông minh dựa vào yếu tô'
công nghệ. Để hiện thực hóa việc xây dựng đơ thị
thơng minh, các thành phơ' cần tiếp tục thực hiện
mơ hình kết hợp gắn phát triển kinh tê' với xây dựng
đô thị thơng minh đồng bộ, hiện đại.
Thứ sáu, cần có giải pháp cụ thể cho việc hình
thành một cộng đồng cư dân thơng minh, có kiến
thức và kỹ năng số, có thể dễ dàng ttuy cập và sử
dụng tiện ích của hệ thơng; Củng cơ' lịng tin vào hệ
thống và niềm tin của cộng đồng vào độ tin cậy của
dịch vụ chia sẻ. Trên cơ sở thiết lập cơ chế và giải
pháp số cho việc chia sẻ truy cập vào quyền sở hữu
(tài sản, các tài nguyên khác) nhằm tăng cường
hiệu quả sử dụng các nguồn lực của xã hội. Để xây
dựng và vận hành thành công một thành phô' thông
minh, bên cạnh việc tập trung phát triển công nghệ
thông tin và truyền thông tinh vi làm trung tâm cho
hoạt động quản trị của chính quyền đơ thị, cần tạo
ra cấu trúc quản trị chủ động và cởi mở, với tất cả
các chủ thể tham gia nhằm tối đa hóa hiệu quả kinh
tê' - xã hội và sinh thái của các thành phố. Đồng
thời, cần tuyên truyền rộng rãi để người dân thấy
được vai trò và tầm quan trọng của việc xây dựng,
SỐ 10-Tháng 5/2022 191
TẠP CHÍ CƠNG THƯƠNG
phát triển đơ thị thơng minh. Từ đó, huy động sức
mạnh tồn dân trong việc thực hiện các giải pháp
đồng bộ để đạt được mục tiêu đề ra.
5. Kết luận
Phát triển đô thị thông minh là giải pháp tốt nhất
để giải quyết các vấn đề quá tải ở đô thị ở nước ta
hiện nay. Việc xây dựng, phát triển đơ thị thơng
minh sẽ góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số quốc
gia, phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; nâng cao năng suất,
chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế
của Việt Nam. Việc thực hiện đồng bộ các giải
pháp từ xây dựng chiến lược, quy hoạch; hình thành
nguồn dữ liệu quốc gia; xây dựng khung pháp lý;
đảm bảo an ninh thông tin đến tuyên truyền rộng
rãi đến người dân trên cơ sở nền tảng công nghệ
thông tin tương đối phát triển và con người Việt
Nam năng động, sáng tạo trong tiếp thu kinh
nghiệm các nước đi trước và vận dụng phù hợp với
tình hình trong nước, chắc chắn việc xây dựng và
phát triển đô thị thơng minh sẽ nhanh chóng bắt
nhịp được với trào lưu phát triển của thế giới ■
TÀI LIỆU TRÍCH DẪN:
1 Thứ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng phát biểu tại Hội nghị Câp cao Thành phô' Thông minh
2020 (Smart City Summit) lần thứ4 ngày 24/11/2020.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Bakýcý, T., Almirall, E., & Wareham, J. (2013). A smart city initiative: The case of Barcelona. Journal of the
Knowledge Economy 4 (2), 135-148.
2. Bowersox, D.J., Closs, D.J., Drayer, R.w. (2005). The digital transformation: Technology and beyond. Supply
Chain Management Review, 9(1), p.22-29
3. Caragliu, A., Del Bo, c., & Nijkamp, p. (2011). Smart cities in Europe. Journal of Urban Technology 18(2), 65-82.
4. Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia (2021). Tổng luận: “Đô thị thông minh: Kinh nghiệm của một số
nước trên thế giới, bài học cho phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam. Truy cập tại: .
5. Gifftnger, R., Fertner, c., Kramar, H., Kalasek, R., Pichler-Milanovic, N., & Meijers, E. (2007). Smart cities
Ranking ofEuropean medium-sized cities. Vienna University of Technology.
6. ICTNews (2021). Phát triển đô thị thông minh, Đà Nẵng đột phá trong giai đoạn mới. Truy cập tại:
/>7. Nguyễn Huy Khanh (2021). Chuyển đổi sô' để xây dựng thành phô' thông minh hơn. Tạp chí Cơ sở dữ liệu chuyển
đổi số ngành Xây dựng, số 2, tr. 18-21.
8. Lombardi, p., Giordano, S., Farouh, H., & Yousef, w. (2012). Modelling the smart city performance.
Innovation: The European Journal ofSocial Science Research 25(2), 137-149.
9. Tiến Long (2021). Phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam. Tạp chí Con sốvà sự kiện, Sơ' 3, tr.31-33.
10. Unruth, G., Kiron, D. (2017). Digital Transformation on purpose, MIT Sloan Management Review, 6th
November 2017. Truy cập tại: />11. Westerman, G., Calmejane, c., Bonnet, D., Ferraris, p., McAfee, A. (2011). Digital Transformation: A
roadmap for billion dollar organizations. MIT Centerfor Digital Busuness and Capgemini Consulting, p. 1 -68.
192 So 10-Tháng 5/2022
QUẢN TRỊ - QUẢN LÝ
12. Lâm Thao (2020). Phát triển đô thị thông minh là chuyển đổi sô' cho đô thị. Truy cập tại:
/>
Ngày nhận bài: 14/3/2022
Ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 10/4/2022
Ngày chấp nhận đăng bài: 8/5/2022
Thông tin tác giả:
1. ThS. DƯƠNG THỊ TUYÊT nhung1
2. TS. NGUYỄN THI PHƯƠNG1
‘Khoa Lý luận chính trị, Trường Đại học Mỏ - Địa chất
PROMOTING THE DEVELOPMENT OF SMART CITIES
IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF THE COUNTRY’S
DIGITAL TRANSFORMATION PROCESS
• Master. DUONG THI TUYET NHUNG1
• PhD. NGUYEN THI PHUONG1
‘Faculty of Political Theory
Hanoi University of Mining and Geology
ABSTRACT:
Developing smart cities are one of the important driving forces to realize the goal of turning
Vietnam into a modern, high-income industrialized country by 2045. In addition, the
development of smart cities is also aimed at promoting the national digital transformation, and
the development of a digital economy based on the basis of science - technology and innovation.
This paper presents the concepts of digital transformation and smart city, analyzes the current
development of smart city in Vietnam, achieved results, and remaining shortcomings. Based on
the paper’s findings, some solutions are proposed to promote the dvelopment of smart cities in
Vietnam in order to meet the digital transformation requirements in the coming time.
Keywords: smart city, digital transformation, the Fourth Industrial Revolution (Industry 4.0),
Vietnam.
So 10 - Tháng 5/2022 193