Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

trí tuệ do thái – không chỉ dành riêng cho người do thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.15 KB, 3 trang )

Trí tuệ Do Thái – không chỉ dành riêng
cho người Do Thái
*Photo: Emelie Sköld

Khi đọc xong cuốn “Quốc gia khởi nghiệp (Start-up Nation)” tôi cứ băn khoăn mãi với câu hỏi: ”Điều
gì nằm trong những bộ óc làm thay đổi thế giới đó?” Phải chăng những người Do Thái có mật khẩu
nào đó để mở cánh cửa bí mật của bộ não chăng. Thế nên, khi bắt gặp cuốn “Trí tuệ Do Thái” của
tác giả Eran Katz tôi cứ như vớ được vàng vậy.
Quả thật là tuyệt vời và thỏa mãn khi những thắc mắc của tôi về cách tư duy của người Do
Thái đã được giải đáp. Bài viết này tôi sẽ không giản lược mà viết ra những ý chính của cuốn sách,
vì làm như thế thật sự không mang lại giá trị gì cho những người sẽ muốn đọc nó sau bài viết này.
Tôi sẽ tường thuật lại những luồng suy nghĩ mà tôi được tiếp nhận trong khi đọc nó.
“Một điều không logic có thể trở nên logic với sự hỗ trợ của một trí tưởng
tượng sáng tạo.” ― Eran Katz
Điều đầu tiên tôi phải nói đó là, lúc bắt đầu đọc chương thứ nhất của cuốn sách tôi thực sự cảm
thấy sao nó thân quen đến thế. Ba người bạn thân quây quần bên bàn cafe vào một buổi sáng đẹp
trời và ”chém gió” với nhau về những điều lớn lao của nhân loại. Ôi thôi rồi, chính là chúng ta đây
chứ ai, những thanh niên kiểu mẫu nước nhà đây rồi. Nhưng điểm giống nhau chỉ dừng lại ở đó,
chúng ta “chém gió” rồi về nhà ngủ còn họ thì không, họ ngay lập tức thực hiện một cuộc phiêu lưu,
khám phá về bí ẩn của “trí tuệ Do Thái” khởi đầu bằng một vụ cá cược đầy thú vị và cảm tính. Đấy
có lẽ là một trong những đặc điểm của dân tộc Do Thái. Nếu cảm thấy hấp dẫn thì phải làm luôn và
ngay cho nóng.
Chắc chắn các bạn ai cũng đã từng nghe về Albert Einstein – Nhà vật lý học vĩ đại nhất thế kỉ XX là
một người Do Thái. Và có một điều không phải ai cũng biết đó là ông không tin vào Chúa (Chúa
được nhân cách hóa, personalized God), và hiển nhiên ông không phải là một tín đồ của đạo Do
Thái. Ý tôi không phải nói về việc phân biệt tôn giáo, mà là tôn giáo của người Do Thái không đóng
vai trò thiết yếu trong việc hình thành nên tư duy của họ. Điều đó hiển nhiên trở thành một yếu tố
dẫn nhập tuyệt vời cho tất cả mọi người trên thế giới khi muốn đọc cuốn sách này mà không bị rào
cản nào bởi tôn giáo của mình.
Tôi không biết các bạn có đánh vật với trí nhớ của mình thời còn đi học hay không, nhưng riêng tôi
thì những môn bắt buộc phải học thuộc là một nỗi ám ảnh thực sự. Tôi có thể đọc hết cuốn sách


Lịch sử hay Ngữ văn với tất cả sự say mê chỉ trong một ngày, nhưng tôi lại không thể học
thuộc được chỉ một đoạn ngắn trong đó cũng bằng chừng đó thời gian. Và đến bây giờ tôi mới
hiểu được nguyên do vì sao như vậy, tôi đã học với một trạng thái không được cởi mở về tinh thần,
tôi đã gần như bắt ép não bộ của mình phải ghi nhớ từng câu từng chữ trong khi nó chưa tự nguyện
làm thế.
Vậy bí ẩn trong việc khiến bộ não của chúng ta tự nguyện lưu trữ tất cả những dữ liệu ta muốn là
gì? Trong cuốn sách này có 15 nguyên tắc cho việc cải thiện trí nhớ, nhưng tôi sẽ để các bạn tự tìm
hiểu vậy. Nhưng tôi có thể rút ra rằng: “Trí nhớ là khởi nguồn của trí tuệ.”
Tri thức nào có thể khiến tôi thay đổi thế giới?
Một câu hỏi đầy trăn trở tới mức nghẹt thở với những thanh niên đang mắc bệnh vĩ cuồng như tôi.
Và câu trả lời không phải là “tri thức nào” mà là “nguyên do gì” khiến tôi muốn thay đổi thế giới. Tôi
muốn một thế giới tốt đẹp hơn, chung chung quá, tôi muốn tạo ra một thứ có thể giúp cuộc sống của
mọi người “sướng” hơn, có cố gắng đấy, hay là tôi muốn tạo ra một thiết bị công nghệ hỗ trợ cho
việc giáo dục được tốt nhất, tuyệt vời rồi đấy, cuối cùng thì tôi sẽ tạo ra một thiết bị mà tất cả mọi
người đều sẽ dùng cho việc học tập.
Đó chính xác là cách mà họ – những người Do Thái đang làm thay đổi thế giới này, hãy trả lời một
câu hỏi bằng một câu hỏi và không ngừng sử dụng trí tưởng tượng, cho dù nó hẳn sẽ không
logic một chút nào. Hãy vươn đến tri thức bằng cách sử dụng trí tưởng tượng!
Thêm một chút nữa về sự sáng tạo, liệu chúng ta có đang hiểu sai về từ “sáng tạo” rằng nó đồng
nghĩa với việc phải phát minh ra một thứ gì đó mới? Điều đó đúng, nhưng không hẳn là chỉ có việc
phát minh mới được gọi là sáng tạo, chúng ta có thể cải tiến những thứ có sẵn, hoặc chỉ là bắt
chước một cái gì đó theo cách của riêng mình và làm cho nó hay hơn, đó chính là cái mà Eran Katz
gọi là ”bắt chước sáng tạo”.
Kết luận lại thì đây không phải là một cuốn sách làm thay đổi cuộc đời bạn, nhưng nếu bạn đọc và
nghiền ngẫm nó thì bạn có thể khiến bản thân trở nên thoải mái và tự tin hơn với những ý tưởng
hoặc mục tiêu của mình. Như William Shakespeare đã từng nói:
“Knowledge is the wing wherewith we fly to heaven.”


Phan

×