Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

36 tài liệu thuyết minh tuyến điểm đà lạt lịch sử thành phố đà lạt trước 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.05 KB, 9 trang )

Thuyết Minh Trên Tour
NỘI DUNG CÁC ĐIỂM THAM QUAN TOUR TP. HCM –TP.ĐÀ LẠT
LƯỢC SỬ VÀ TRUYỀN THỐNG ĐẤU TRANH
CHƯƠNG I- LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
Đà Lạt, thành phố trẻ trên Tây Nguyên, đã trở thành một địa danh rất quen thuộc với mọi người
Việt Nam và du khách quốc tế.
Đà Lạt được ghi nhận hình thành từ năm 1893 khi bác sỹ Alexandre Yersin đặt chân lên cao
nguyên Lâm Viên và nhờ đó ông có ý kiến hết sức thuyết phục khi Paul Doumer - Tồn quyền
Đơng Dương hỏi tìm một địa điểm vùng cao để xây dựng nơi nghỉ dưỡng. Từ đó, thành phố Đà
Lạt dần dần hình thành và đã trải qua khơng ít thăng trầm.
1.

THỜI KỲ TRƯỚC NĂM 1945

1.1 Giai đoạn trước thế kỷ XX
Từ xa xưa, Đà Lạt và cả cao nguyên Lâm Viên là địa bàn cư trú của người Lạch, Chil, Srê thuộc
dân tộc Cơ Ho.
Trên bản đồ đạo Ninh Thuận, ở khu vực Đà Lạt và vùng phụ cận có ghi 3 chữ “Lâm Sơn Phần”.
Khi huyện Tân Khai được thành lập, Đà Lạt nằm trong tổng Lâm Viên với 17 buôn và 268 suất
đinh.
Với nhiệm vụ tìm hiểu thượng lưu sơng Đồng Nai, bác sỹ Paul Néis và trung uý Albert Septans
có đến thăm một số làng người Lạch trên cao nguyên Lâm Viên ngày 16-3-1881 và ghi chép
được nhiều số đo khí tượng và nhân trắc học cư dân trong vùng.
Ngày 21-6-1893, trong một chuyến thám hiểm vùng rừng núi ở Nam Trung Kỳ giữa biển Đông
và sông Mê Công, đầu nguồn sông Đồng Nai và Xê Băng Can, bác sỹ Alexandre Yersin đặt chân
lên cao nguyên Lâm Viên.
Nhân một chuyến thăm một vài nơi nghỉ dưỡng vùng cao ở Ấn Độ, toàn quyền Paul Doumer bắt
đầu quan tâm đến việc tìm kiếm những nơi nghỉ dưỡng cho người da trắng ở Đông Dương.
Trong thư gửi cho các khâm sứ, công sứ, ông nêu bốn điều kiện cần thiết cho một trạm nghỉ
dưỡng: độ cao trên 1200 mét, nguồn nước dồi dào, đất đai canh tác được và khả năng thiết lập
đường giao thông dễ dàng. Nhờ chuyến thám hiểm Lâm Viên năm 1893, Yersin đã đề xuất chọn


cao nguyên Lâm Viên làm nơi nghỉ dưỡng và được Toàn quyền Paul Doumer ghi nhận.
Năm 1897, Paul Doumer cử một phái đoàn quân sự, dưới sự chỉ huy của đại úy Thouard,
nghiên cứu con đường từ Nha Trang lên Lâm Viên. Sau 11 tháng làm việc, Thouard đã chứng


minh không thể đi thẳng từ Nha Trang lên được Lâm Viên và phác thảo một con đường đi từ
Phan Rang lên Đà Lạt qua ngã Fimnom và cũng gợi ý xây dựng trực tiếp một con đường từ Sài
Gòn lên.
Năm 1898, khi đoàn Thouard chưa kết thúc, các đoàn tiếp theo do Garnier, Odhéra, Bernard
cùng tiến hành khảo sát con đường Phan Thiết – Djiring – Đà Lạt. Missigbrott, một thành viên
tùy tùng đoàn Thouard, đã ở lại sau chuyến khảo sát để lập vườn rau và chăn nuôi gia súc, tạo cơ
sở cho trạm nông nghiệp và trạm khí tượng sau này.
Ngày 1-11-1899, Tồn quyền Đơng Dương ký nghị định thành lập tỉnh Đồng Nai Thượng với thủ
phủ là Djiring và hai trạm hành chính là Tánh Linh và Lâm Viên (đặt tại Đà Lạt bây giờ). Đó là
tiền đề pháp lý đầu tiên cho việc hình thành chức năng hành chính của Đà Lạt.
1.1 Giai đoạn 1900 - 1915
Sau khi Paul Doumer ký nghị định thành lập tỉnh Đồng Nai Thượng và trạm hành chính ở Lâm
Viên, Champoudry được cử lên Đà Lạt bấy giờ với tư cách như một “Thị trưởng”. Trước khi về
nước (1902), ông còn quyết định thành lập tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt (1901). Kế
hoạch lập thành phố trên cao bị gián đoạn, các cơng trình gần như bỏ dở do khó khăn về đầu tư
và trở ngại giao thơng.
Tồn quyền Paul Beau (nhiệm kỳ 1902-1908) tiếp tục cử nhiều đoàn khảo sát cao nguyên Lâm
Viên như các đoàn quân sự do tướng Beylié (1903), tướng Pennequin (1904), đại uý Bizar (1905)
chỉ huy, các đồn y tế có bác sỹ Grall (1904), bác sỹ Vassal (1905),... Giai đoạn này có nhiều
người tham gia khảo sát bị chết vì sốt rét, nên dự án bị lên án và thậm chí có ý kiến đề nghị huỷ
bỏ. Người Pháp cịn cho tìm kiếm thêm địa điểm thay thế tại thung lũng sông Đa Nhim và trên
cao nguyên Djiring. Nhưng chính nhờ các đoàn khảo sát này mà người ta càng khẳng định chắc
chắn hơn việc chọn Đà Lạt.
Ngày 5-1-1906, sau khi tham khảo ý kiến các đoàn khảo sát và theo đề nghị của bác sỹ Tardif,
Hội đồng quốc phịng Đơng Dương (gồm có Tồn quyền, Tướng Voyron, Thống đốc Nam Kỳ và

Khâm sứ Trung Kỳ) họp tại Đà Lạt đã quyết định chọn cao nguyên Lâm Viên làm nơi nghỉ
dưỡng vì hội đủ điều kiện cần thiết, đồng thời xác định vị trí Đà Lạt hiện nay thay cho Đan Kia.
Tuy vậy, cho đến hết nhiệm kỳ của Toàn quyền Klobukowski (1908 - 1910), mọi hoạt động
chẳng tiến triển được bao nhiêu. Thị trưởng Champoudry cùng hội đồng thị xã của ông trong giai
đoạn này “không có một khoản ngân sách đáng kể, khơng có một sự trợ giúp nào cả”. Trong giai
đoạn ngắn này cũng có vài cơng trình được xây dựng, đáng lưu ý là trạm khí tượng từ Đan Kia
chuyển về; một lữ quán cho khách vãng lai, tiền thân của Khách sạn Hồ (Hôtel du Lac) đặt ở vị
trí Khách sạn Hàng Khơng ngày nay; đường sắt Tháp Chàm - Xóm Gịn hồn thành sau sáu năm
xây dựng (1909).
Nhiệm kỳ kế tiếp của Toàn quyền Albert Sarraut mang lại cho Đà Lạt ít nhiều sinh khí. Sự đe doạ
của Nhật Bản khiến Chính phủ Pháp nới rộng quyền hạn cho Toàn quyền, cho phép cai trị bằng
những nghị định do chính ơng ban hành. Ơng cịn cho phát triển ngành y tế, tổ chức lại giáo dục
và chỉ thị hồn thành xây dựng các cơng trình đường sá lên Đà Lạt trước năm 1914.


Năm 1913, hoàn thành tuyến đường Phan Thiết - Djiring; năm 1914, tuyến Djiring- Đà Lạt.
Đường sắt Phan Rang - Krongpha được đưa vào sử dụng cho phép sự buôn bán và đi lại giữa Đà
Lạt và vùng xuôi phát triển. Đến năm 1915, từ Sài Gịn có thể đi Đà Lạt bằng hai con đường: Sài
Gòn - Ma Lâm - Đà Lạt (354km) mất một ngày rưỡi và Sài Gòn - Phan Rang - Đà Lạt (414km)
mất hai ngày.
Chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ, làn sóng người Âu đầu tiên lên Đà Lạt vì điều kiện
về quê hương trong những ngày nghỉ phép gặp khó khăn. Họ muốn đến nghỉ dưỡng ở Đà Lạt,
một vùng khí hậu lý tưởng gợi nhớ quê hương. Đường sá lúc này khá thuận tiện. Điều đáng tiếc
là cơ sở vật chất không đáp ứng đủ nhu cầu của du khách.
1.3 Giai đoạn 1916 - 1945
Đây là giai đoạn có nhiều biến động lịch sử. Chiến tranh thế giới lần thứ nhất và lần thứ hai đã
làm cho tình hình chính trị xã hội có nhiều thay đổi.
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất trở nên
sôi động. Nếu số vốn đầu tư của tư bản Pháp từ năm 1888 - 1918 là 492 triệu quan thì giai đoạn
từ 1924-1930 đã tăng vọt lên, cụ thể là : 1924: 170, 1925: 195, 1926:625, 1927: 705, 1928: 735,

1929: 755, 1930: 585 triệu quan. Năm 1917, Hãng Kinh tế Đông Dương (Agence économique de
l’Indochine) được thành lập tại Paris với nhiệm vụ quảng cáo về khu vực này. Tình trạng lạm
phát ở Pháp làm cho đồng bạc Đông Dương và các nguyên liệu tăng giá. Điều đó đã thúc đẩy sự
đầu tư của tư bản Pháp trong 6 năm nói trên đạt tới con số 3 tỷ quan. Sau khủng hoảng kinh tế từ
năm 1930, nền kinh tế Việt Nam lại sôi động hơn vì sự đầu tư ngày càng nhiều của tư bản Pháp.
Chính sự đầu tư đó đã làm tăng số người ngoại kiều tới lập cư ở Việt Nam, chẳng hạn người
Pháp đạt tới con số 30 ngàn người (1937), Hoa kiều 466 ngàn người (1943). Hai cuộc chiến tranh
làm cho nhu cầu nghỉ ngơi tại chỗ của người ngoại quốc tăng lên. Đà Lạt lúc này được nhiều
người biết đến, nhất là sau một số bài giới thiệu và quảng cáo trên báo chí của Pháp.
Chính sách cai trị của nhà nước bảo hộ đã chuyển sang chế độ trực trị. Triều đình Huế khơng có
quyền kiểm sốt nền ngoại giao và quân đội, chỉ giữ lại cho mình một nền hành chính hình thức,
bắt đầu từ việc các công chức Pháp được biệt phái đến các cơ quan Việt Nam với tư cách phụ tá,
dần dần họ lấn quyền, biến những quan lại người Việt trở thành phụ tá.
Nghị định 6-1-1916 của Toàn quyền Roume về việc thành lập tỉnh Lâm Viên (bao gồm vùng
rừng núi các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Phước và Lâm Đồng) cũng chỉ mới
mở rộng sự tiếp xúc của người Âu và các tỉnh lân cận với Đà Lạt. Địa giới tỉnh Lâm Viên được
xác định như sau: phía bắc là sơng Krơng Knơ, phía đơng nam là sơng Krơng Pha, phía nam là
sơng La Giai (một nhánh sơng Phan Rí), phía tây là biên giới Cămpuchia. Nhưng Đà Lạt chưa
đủ điều kiện sinh hoạt tối thiểu cho nghỉ dưỡng, đặc biệt là cơ sở pháp lý chưa thực sự bảo đảm
cho ai muốn đầu tư xây dựng tại đây.
Ngày 20-4-1916, Hội đồng nhiếp chính của vua Duy Tân đã thông báo Dụ thành lập thị tứ Đà
Lạt. Tinh thần của Dụ này là trao toàn bộ quyền hạn cho Tồn quyền Đơng Dương đối với Đà
Lạt, nói cách khác là cho người Pháp toàn quyền sở hữu đất đai (mua bán, sang nhượng) trong


khu vực và dưới quyền điều hành trực tiếp của Tồn quyền Đơng Dương. Dụ này được triển khai
và bổ sung thêm trong các nghị định ngày 30-5-1916, ngày 5-7-1918, ngày 30-7-1926.
Ngày 31-10-1920, Toàn quyền Maurice Long ký nghị định thành lập khu tự trị Lâm Viên (thực
hiện Dụ 11-10-1920 của triều đình Huế tách cao nguyên Lâm Viên ra khỏi tỉnh Lâm Viên). Phần
đất còn lại của tỉnh Lang Bian mang tên Đồng Nai Thượng, tỉnh lị đặt tại Djiring. Cơng sứ Đồng

Nai Thượng đóng tại Đà Lạt trong khi chờ xây dựng các cơ sở cần thiết ở Djiring.
Cùng ngày, một nghị định khác của Tồn quyền Đơng Dương ấn định khu tự trị trên cao nguyên
Lâm Viên thành thị xã Đà Lạt và xác định nâng Đà Lạt lên thị xã hạng hai với những quy chế
rộng rãi.
Một nghị định khác cùng ngày về sự thành lập tại Đà Lạt Sở Nghỉ dưỡng Lâm Viên và Du lịch
Nam Trung Kỳ nêu rõ:
“Giám đốc Sở Nghỉ dưỡng Lâm Viên và Du lịch Nam Trung Kỳ là Đại biểu của Tồn quyền
Đơng Dương ở Đà Lạt và kiêm nhiệm chức vụ Thị trưởng Đà Lạt.
Đại biểu chịu trách nhiệm tổ chức khu tự trị trên cao nguyên Lâm Viên và vùng phụ cận, đặc
biệt là xây dựng nơi này thành một nơi nghỉ dưỡng và một trung tâm du lịch hấp dẫn. Giám đốc
có sứ mạng góp phần tơn tạo cảnh quan và tài nguyên du lịch ở Nam Trung Kỳ, cũng như các
bãi tắm có thể được thiết lập.
Đại biểu quản lý và kiểm tra các cơng trình xây dựng từ ngân sách của khu tự trị Lâm Viên; có
quyền hạn của một viên chức hành chính địa phương về các cơng trình thực hiện từ ngân sách,
kể cả cơng trình xây dựng đường lên cao ngun Lâm Viên từ biên giới Nam Kỳ và Tháp Chàm.
Ông phải được tham khảo ý kiến về các điều kiện hoạt động, thời gian biểu và giá cả các dịch vụ
vận tải đường bộ, đường sông và đường biển lên Lang Bian và đề nghị, nếu cần thiết, những sự
thay đổi và cải tiến các dịch vụ.
Ông được quyền sử dụng bưu chính và viễn thơng trong những điều kiện được quy định dành
cho khâm sứ ghi trong bảng C và D của Nghị định ngày 17-4-1916, cũng như các công sứ,
trưởng trạm hành chánh và cảnh binh của tỉnh Đồng Nai Thượng, Khánh Hồ, và Bình Thuận,
hội đồng kỹ thuật công chánh và nhà ở dân dụng, nhân viên đường sắt tuyến đường Sài Gòn –
Khánh Hòa và Đà Lạt, nhân viên và giám đốc các sở dưới quyền.
Công sứ ở Djiring, Phan Thiết và Nha Trang hợp tác với đại biểu.
Một kỹ sư trưởng hay một kỹ sư, một kiến trúc sư hay một thanh tra chính hay thanh tra nhà ở
dân dụng, do Tổng Thanh tra Cơng chính chỉ định với sự thoả thuận của Đại biểu Toàn quyền
Đơng Dương ở Đà Lạt, có nhiệm vụ nghiên cứu và theo dõi tất cả các vấn đề đòi hỏi thẩm quyền
kỹ thuật đặc biệt và các vấn đề mà Đại biểu xét thấy cần thiết.”
Để hoàn chỉnh hơn, một nghị định nhằm tổ chức lại thị xã Đà Lạt được ký ngày 26-7-1926. Các
nghị định này đã đưa địa vị Đà Lạt lên cao hơn: vừa trở thành đơn vị trực thuộc Toàn quyền, vừa



có tính tự trị cao hơn so với các thị xã khác. Tinh thần đó cũng đã được duy trì trong thời kỳ
Pháp thuộc và kéo dài mãi cho đến tận năm 1975.
Dân số Đà Lạt tăng dần, đến năm 1923 là 1.500 người và năm 1925 dân số lên tới trên 2.400
người.
Về mặt hành chính, Đà Lạt trong giai đoạn này trở thành một đơn vị tự trị. Về mặt pháp lý, cơng
sứ - thị trưởng Đà Lạt có những quyền hạn cho phép tiếp nhận đầu tư từ ngồi vào. Lúc này, việc
mua các lơ đất ở Đà Lạt trở nên sôi động trong giới quan chức và kinh doanh người Pháp.
Những cơng trình cơ sở hạ tầng được xây dựng: khách sạn Palace (1916 - 1922), ngăn đập xây
hồ trên dòng Cam Ly (1919), nhà máy điện (1918), nhà bưu điện, kho bạc, trường học (1920).
Số nhà gỗ tăng lên rất nhanh.
Năm 1919, Labbé - kỹ sư cơng chánh, xây dựng hồ nước trên dịng suối Cam Ly.
Nhiều khu phố được thành lập phía nam, đơng - nam và tây của Hồ Lớn. Người Việt sống trong
làng Đa Lạc ở phía bắc suối Cam Ly và hướng tây - bắc.
Ngày 16-8-1921, Toàn quyền René Robin thành lập khu bảo tồn Trạm Bò rộng 8.000ha. Năm
1921, trạm xá Đà Lạt chỉ là một mái nhà tranh, đến năm 1922 bệnh viện được xây dựng.
Năm 1921, kiến trúc sư Ernest Hébrard nhận nhiệm vụ thiết lập đồ án quy hoạch Đà Lạt. Tháng
8-1923, cơng trình được hồn thành với tầm nhìn và dự kiến lớn: xây dựng Đà Lạt thành thủ phủ
của Liên bang Đông Dương. Theo đồ án quy hoạch, trên dịng suối Cam Ly sẽ có một chuỗi hồ
từ đầu thác Cam Ly lên đến hồ Than Thở, hồ lớn nhất là ở khu vực Học viện Lục qn ngày nay.
Khu cơng sở sẽ bố trí dọc theo trục này. Nhiều đề nghị của tác giả đã khơng thực tế, vì ngân sách
Đơng Dương lúc bấy giờ khơng đủ khả năng đem đồ án đó ra thực hiện. Ngồi ra, người ta cịn
trách tác giả khơng để ý đúng mức đến cảnh trí của vùng trải ra từ đồi đến núi Lâm Viên có giá
trị thẩm mỹ rất lớn. Dù sao bản quy hoạch cũng đã góp phần cho việc mở mang thị xã trong
những bước đầu theo một định hướng nhất quán.
Ban đầu một hội đồng thị xã gồm 4 người (2 Pháp, 2 Việt Nam) được khâm sứ Trung Kỳ chỉ
định giúp việc cho đốc lý. Đến năm 1930, thị xã Đà Lạt đã có dáng dấp của một thành phố và hội
đồng thị xã được tăng lên 9 người (6 Pháp, 2 Việt Nam và 1 Hoa).
Đây là thời kỳ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tương đối lớn. Đà Lạt đã có đủ điều kiện khách

quan và chủ quan để phát triển. Bộ máy hành chính của người Pháp và cơ sở hạ tầng đến giai
đoạn này được xây dựng gần như đầy đủ: hệ thống giao thông đường bộ từ Sài Gịn, Phan Thiết,
Phan Rang được hồn tất, kể cả đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt (1932).
Năm 1933, một chương trình chỉnh trang mới đã được kiến trúc sư Pineau thiết lập theo một
quan điểm thực tế hơn. Ông cố gắng bảo tồn các thắng cảnh và đã dự trù nhiều khoảng đất trống.
Phía bắc được mở ra cho dân cư đến sinh sống. Theo đồ án này, thị xã bao quanh hồ từ phía tây
đến phía đơng bắc. Hầu hết những nét chủ đạo của chương trình này đã được giữ lại trong
chương trình 1943.


Hệ thống điện, nước, bệnh viện, chợ,... cũng đã được xây cất. Việc mua bán, sang nhượng cũng
như thầu khoán trong xây dựng dễ dàng, nên khá nhiều cơng trình lớn được mọc lên trong giai
đoạn này.
Năm 1927, xây dựng thêm một nhà máy điện mới.
Năm 1930, doanh trại Courbet được thành lập.
Năm 1932, đường bộ Đà Lạt trực tiếp nối với Sài Gòn đi ngang qua đèo Blao bắt đầu khai thông.
Năm 1935, khánh thành trường Lycée Yersin .
Năm 1936, thành lập Viện Pasteur.
Năm 1937, khai thông đường số 21 nối Đồng Nai Thượng với Đắc Lắc, dinh Toàn quyền được
khởi công xây dựng.
Năm 1938, xây dựng xong ga Đà Lạt.
Năm 1939, Trường Thiếu sinh quân được thành lập trên khu vực Trường Đại học Đà Lạt ngày
nay.
Các biệt thự xinh đẹp ở đường Hoa Lay-ơn (Rue des Glaïeuls), Hoa Hồng (Rue des Roses), cư
xá Saint Benoit,... mọc lên. Tốc độ xây dựng tương đối nhanh, chẳng hạn như số lượng biệt thự
ở Đà Lạt vào các năm như sau: 1936: 327, 1937: 378, 1938: 398, 1939: 427.
Năm 1937, một chiến dịch tuyên truyền và tiếp thị cho Đà Lạt được phát động trên báo chí Pháp
và Đơng Dương. Báo L’Asie nouvelle illustréedành riêng số 56 để viết chuyên đề về Đà Lạt. Đà
Lạt đươc ca ngợi là vùng du lịch, nghỉ dưỡng, thể thao và săn bắn lý tưởng, một trung tâm giáo
dục có thứ hạng của Pháp tại Đơng Dương (sau Hà Nội và Sài Gịn).

Du khách lên Đà Lạt ngày một đông, các buồng trong khách sạn được đặt thuê từ nhiều tháng
trước. Công ty du lịch được thành lập với 80 nhân viên. Dịch vụ du lịch và xây dựng đã thu hút
khá nhiều luồng cư dân lên Đà Lạt.
Dân số Đà Lạt tăng nhanh, đến năm 1939, lên đến 11.500 người. Họ là những người phu làm
đường, phu đồn điền, thợ xây dựng ở lại định cư tại Đà Lạt. Trạm Nông nghiệp Đan Kia không
thể cung cấp đủ thực phẩm cho thành phố, ấp trồng rau Hà Đông được thành lập do nhu cầu nói
trên (1938). Việc đến định cư lẻ tẻ ở vị trí các ấp Tân Lạc, Trại Hầm, Nam Thiên, Trại Mát, đồn
điền trà và canh-ki-na ở Xuân Trường, Xuân Thọ,... làm tăng thành phần cư dân Đà Lạt lên ít
nhiều. Lúc này Đà Lạt và vùng phụ cận sản xuất rau, canh-ki-na, trà và các loại hoa. Thành phần
cư dân Pháp chủ yếu là các quan chức dân sự và quân sự, một số giáo viên và học sinh ở các
trường học.


Người Việt, người Hoa và người Thượng, trừ một số ít là viên chức hạng thấp, phần lớn sống
bằng những nghề dịch vụ như: buôn bán, thợ xây dựng và làm vườn. Đà Lạt chia thành hai khu
vực: người Pháp ở phía nam suối Cam Ly, đa số người Việt ở phía bắc suối Cam Ly.
Cơ sở văn hố và giáo dục ở giai đoạn này cũng khá phát triển. Một số trường học như Lycée
Yersin, Couvent des Oiseaux, Thiếu sinh quân (École des enfants de troupe) thu hút học sinh từ
khắp nơi trong nước và các nước ở Đông Dương đến học.
Có thể nói, trong những năm này, Đà Lạt chuyển sang giai đoạn phát triển. Nhu cầu xây dựng
thủ phủ Đơng Dương bị chìm đi, nhưng nhu cầu du lịch, nghỉ dưỡng tăng lên, dịch vụ du lịch, sự
phát triển nghề làm vườn với các giống rau quả ôn đới làm cho cư dân Đà Lạt tăng vọt lên hẳn
so với giai đoạn trước. Càng ngày người ta càng phát hiện ra những ưu điểm mới của Đà Lạt,
một địa điểm thích hợp cho việc nghiên cứu và học tập. Lúc này Đà Lạt đã có thể xứng đáng
được gọi là thành phố trên cao nguyên. Nhịp độ phát triển này vẫn có thể tiếp tục kéo dài đến
những năm sau nếu Chiến tranh thế giới thứ hai không xảy ra vào năm 1939 làm tăng nhịp độ
xây dựng Đà Lạt cao hơn trước.
Năm 1940, Toàn quyền Decoux ngay khi mới nhậm chức đã bắt tay thực hiện ý tưởng của các vị
tiền nhiệm là biến Đà Lạt thành trung tâm hành chính. Năm này, kiến trúc sư Mondet phần nào
trở lại quan điểm của Hébrard, đã chỉnh lại đồ án của Hébrard cho phù hợp thực tế hơn: mở rộng

Đà Lạt theo hướng nam - bắc và quy tụ tập trung các khu vực chức năng lại thành từng cụm.
Ngoài các khu vực dành cho các biệt thự và cho nhà của thường dân, đồ án dự trù xung quanh hồ
Đà Lạt những trung tâm công cộng gồm có:
Trung tâm hành chánh tập hợp các nha sở thuộc phủ tồn quyền Đơng Dương và tồ thị
chính tập hợp tất cả các ty sở trực thuộc thị xã.
-

Trung tâm thương mại.

Trung tâm giải trí và thể thao (sân cù, hồ, thao trường, trường đua ngựa, câu lạc bộ, nhà
thuỷ tạ, vườn trẻ, casino,…).
Mặc dù đây là một đồ án rất đầy đủ về nhiều khía cạnh như giao thông đường sá, bảo vệ môi
trường, các khu vực tự do và các khu có cây nhưng đã khơng được chấp thuận.
Ngày 8-1-1941, tỉnh Langbian (Lâm Viên) được thành lập, Thị trưởng Đà Lạt kiêm Tỉnh trưởng
tỉnh Langbian, tỉnh lỵ Đồng Nai Thượng đặt tại Djiring.
Về mặt hành chính, thành phố được điều hành theo tinh thần của Nghị định 30-7-1926, khi khu
tự trị Lâm Viên thành thị xã Đà Lạt. Thị xã hạng hai này được cai trị bởi một đốc lý người Pháp
với sự phụ tá của viên thư ký thị xã thuộc ngạch quan cai trị thuộc địa Pháp. Triều Nguyễn có cử
thêm một quản đạo và một tri huyện người Thượng cùng đóng tại Đà Lạt. Thị xã có một khoản
ngân sách riêng do quyền sở hữu đất đai và quyền thu những khoản thuế bất thường. Nguồn ngân
sách này được quy định nghiêm ngặt dùng để duy tu và bảo dưỡng cơ sở hạ tầng của thị xã.
Munier đã viết trong tạp chí Indochine về Đà Lạt:


“Khơng ai có thể phủ nhận Đà Lạt chiếm một vị trí đặc biệt thuận lợi ở Viễn Đơng. Khí hậu,
danh lam thắng cảnh, tiềm năng phát triển làm cho Đà Lạt thành một nơi được ưu đãi, không
nơi nào có thể so sánh được. Đà Lạt có thể trở thành một nơi nghỉ mát lớn ở Viễn Đông… Đà
Lạt là xứ sở của hoa, xứ sở của thông, xứ sở của rau... thích hợp cho sinh hoạt trí thức, Đà Lạt
cịn có vùng ven săn bắn lý tưởng.”
Chiến tranh một lần nữa làm tăng làn sóng du khách lên Đà Lạt. Hàng hố từ Pháp sang gặp

khó khăn, chính quyền Pháp ở Đơng Dương đã phải áp dụng chính sách tự túc, Đà Lạt được chú
ý ngày càng nhiều.
Toàn quyền Decoux đã giao cho kiến trúc sư Lagisquet thiết lập đồ án chỉnh trang và mở rộng
Đà Lạt. Trong thời gian chờ quy hoạch mới, một số biện pháp bảo vệ như bãi bỏ việc sang
nhượng đất đai, kiểm sốt các hầm đá, quy định mới về phân lơ... được đưa ra áp dụng nghiêm
ngặt. Chương trình chỉnh trang mới này đã được Toàn quyền ban bố theo Nghị định ngày 27-41943. Thị xã được chia ra thành 21 khu vực, đặc tính của mỗi khu vực được ấn định rất cụ thể: 7
khu vực cho nhà ở với 5 hạng biệt thự, nhà liên căn, nhà chung cư, 2 khu vực cho khu thương
mại, khu riêng cho công sở, khách sạn, trường học, thể thao, trồng trọt chăn nuôi, làng nông
thôn, bệnh viện và 4 khu vực không được xây cất, bất kiến tạo dành cho du lịch và tạo các
khoảng khơng.
Đồ án chỉnh trang cịn dự trù các khoản địa dịch khác như vấn đề thẩm mỹ, việc phân lô và mua
bán đất đai của tư nhân, việc xây cất nhà cửa và khai thác các đất đai ấy, việc khai thác các hầm
đá, việc trừng phạt các vụ vi phạm đồ án này.
Sau gần ba mươi năm xây dựng, Đà Lạt vào năm 1945 đã trở thành một thành phố tuyệt đẹp của
vùng Viễn Đông lúc bấy giờ. Sinh hoạt của “Thủ đô mùa hè” hết sức nhộn nhịp.
Tốc độ phát triển đô thị cao nhất từ trước đến nay: hơn 500 biệt thự được xây cất trong vòng 5
năm bằng số biệt thự xây trong 30 năm trước: năm 1940 có 550 biệt thự, đến năm 1943 có 810
biệt thự và đến năm 1945 có 1.000 biệt thự.
Năm 1939 xảy ra Chiến tranh thế giới lần thứ hai, liên lạc với nước ngoài bị gián đoạn, người
Pháp phải ở lại Đông Dương trong thời gian lâu hơn khiến cho số người lên nghỉ mát ở Đà Lạt
luôn luôn tăng lên.
Vốn đầu tư không sử dụng ở Nam Kỳ được đưa lên Đà Lạt. Khắp nơi người ta bán đất, xây
dựng các biệt thự.
Tháng 10-1942, nhà máy thủy điện Ankroet được khởi công xây dựng.
Tháng 2-1943, bắt đầu xây dựng đường Prenn mới thay đường Prenn cũ (đường Khe Sanh,
Mimosa ngày nay).
Năm 1944, Trường Kiến trúc thuộc Trường Cao đẳng Đông Dương được chuyển từ Hà Nội vào
Đà Lạt (thuộc Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Paris).



Cuối 1944, Sở Địa dư Đông Dương dời từ Gia Định lên Đà Lạt.
Toàn quyền Decoux chủ trương lấy Đà Lạt làm “thủ đô mùa hè” của Đông Dương, mỗi năm
nhiều quan chức làm việc ở đây đến 6 tháng. Ngồi việc xây dựng đơ thị, chính quyền cịn chú
trọng đời sống kinh tế và văn hoá của Đà Lạt. Về kinh tế, các trục đường giao thông với miền
xuôi được sửa sang và mở rộng. Nhờ thế, việc lưu thơng hàng hố (vật liệu xây dựng cũng như
hàng hố nơng nghiệp thực phẩm) lên Đà Lạt được nhanh chóng. Tại Đà Lạt , người Pháp cho
mở rộng diện tích trồng rau hoa. Cư dân người Kinh tăng nhanh: 25.000 người (1944). Các khu
dân cư được xây dựng nhiều. Khu vực phía bắc suối Cam Ly, dốc Nhà Làng (đường Nguyễn
Biểu), đường Cầu Quẹo (Phan Đình Phùng), đường An Nam (Nguyễn Văn Trỗi),...
Đời sống văn hoá Đà Lạt cũng phát triển nhanh chóng nhờ hệ thống trường học khá phong phú,
các cơng trình thể thao, các cơ sở lớn của tôn giáo đều được xây xong năm 1942. Cảnh quan Đà
Lạt ở khu trung tâm gần như hoàn chỉnh và được giữ nguyên mãi đến sau này.



×