Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

37 tài liệu thuyết minh tuyến điểm đà lạt lịch sử thành phố đà lạt 1945 1954

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (45.1 KB, 4 trang )

Thuyết Minh Trên Tour
NỘI DUNG CÁC ĐIỂM THAM QUAN TOUR TP. HCM –TP.ĐÀ LẠT
LƯỢC SỬ VÀ TRUYỀN THỐNG ĐẤU TRANH
CHƯƠNG I- LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
Đà Lạt, thành phố trẻ trên Tây Nguyên, đã trở thành một địa danh rất quen thuộc với mọi người
Việt Nam và du khách quốc tế.
Đà Lạt được ghi nhận hình thành từ năm 1893 khi bác sỹ Alexandre Yersin đặt chân lên cao
nguyên Lâm Viên và nhờ đó ông có ý kiến hết sức thuyết phục khi Paul Doumer - Tồn quyền
Đơng Dương hỏi tìm một địa điểm vùng cao để xây dựng nơi nghỉ dưỡng. Từ đó, thành phố Đà
Lạt dần dần hình thành và đã trải qua khơng ít thăng trầm.
2.

THỜI KỲ 1945 – 1954

Chiến tranh thế giới lần thứ hai đi vào giai đoạn khốc liệt, quân đội Đồng Minh, đi đầu là Liên
Xô mở chiến dịch phản cơng phe phát xít. Từ năm 1940, một số đảng viên bắt liên lạc với nhóm
“Tiến Bộ” thành lập Ban Cán sự và Uỷ ban Mặt trận Phản đế Đà Lạt.
Sau cuộc Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945), Nhật kéo quân lên Đà Lạt chuẩn bị đối phó với Đồng
minh, Chính phủ Trần Trọng Kim thân Nhật được thành lập. Nguyễn Tiến Lãng, sau đó Hồng
thân Ưng An được cử làm Tỉnh trưởng tỉnh Lâm Viên.
Phối hợp với Uỷ ban khởi nghĩa tỉnh Khánh Hòa, trong sáu ngày (23 - 28-8-1945), nhân dân đã
tham gia khởi nghĩa giành chính quyền tại hai tỉnh Lâm Viên và Đồng Nai Thượng. Uỷ ban nhân
dân cách mạng lâm thời tỉnh Lâm Viên được thành lập do ông Phan Đức Huy làm Chủ tịch,
chấm dứt ách đô hộ của thực dân Pháp. Từ sau sự kiện lịch sử trọng đại này, sự vận động của lịch
sử Việt Nam đã thay đổi, người Pháp khơng cịn khả năng và hết tham vọng thực hiện giấc mơ
phát triển Đà Lạt thành thủ phủ Đông Dương.
Đây là thời kỳ giao thời, bộ máy chính quyền do người Pháp cai trị chuyển dần sang người Việt
Nam. Tình hình Việt Nam lúc này nổi bật lên một số sự kiện quan trọng.
Pháp tái chiếm Việt Nam với ý đồ giành lại quyền hành ở Đông Dương. Thierry d’Argenlieu,
Cao uỷ Pháp tại Đông Dương, ngoan cố chống đối nền độc lập của Việt Nam, tìm cách phá hiệp
định sơ bộ 6-3-1946, tự ý thành lập xứ Nam Kỳ tự trị. Tháng 5-1946, Đà Lạt chứng kiến hội nghị


trù bị cho hội nghị Fontainebleau (7-9-1946), một hội nghị không đem đến kết quả mong muốn.
Dưới áp lực của các kiều dân Pháp ở Đơng Dương, chính quyền Pháp tìm cách thoả hiệp với các
đảng phái khác ở Việt Nam và dùng cả quân sự nhằm cô lập và đẩy Chính phủ Việt Minh sang
phía đối lập. Kết cục là đêm 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ Việt
Nam Dân chủ Cộng hồ đọc “Lời kêu gọi tồn quốc kháng chiến”. Uỷ ban hành chính được đổi
là Uỷ ban hành chính kháng chiến.


Năm 1946, đáp lời kêu gọi kháng chiến của Uỷ ban Kháng chiến tỉnh Lâm Viên, đại bộ phận
nhân dân Đà Lạt đã tản cư rút xuống vùng ven. Dân số Đà Lạt bị giảm xuống đột ngột, năm
1946 còn 5.200 người. Vài năm sau, người Đà Lạt mới hồi cư trở lại và đến 1947 dân số lên đến
18.513 người và cuối năm 1952 lên đến 25.041 người. Trong thời kỳ này, người Pháp đang thắng
thế về mặt quân sự, Việt Minh rút lui vào rừng núi để lập căn cứ kháng chiến.
Cuộc chiến ngày càng bất lợi cho thực dân Pháp, chính quyền ở Đơng Dương đang tìm kiếm một
giải pháp chính trị cho vấn đề Việt Nam. Các đảng phái theo chủ nghĩa quốc gia chống đối cộng
sản nhóm họp tại Hương Cảng quyết định thành lập Mặt trận quốc gia đặt dưới quyền lãnh đạo
của Bảo Đại, tuyên bố sẵn sàng hợp tác với Pháp nếu Pháp thừa nhận nền độc lập của Việt Nam.
Để chuẩn bị cho Bảo Đại trở về nước, cả hai phía đã tiến hành một loạt hoạt động. Ngày 8-31949, một thoả hiệp được ký giữa Tổng thống Pháp Vincent Auriol và Bảo Đại, đến 30-12-1949
nước Pháp tuyên bố cho Việt Nam độc lập trong Liên hiệp Pháp.
Ngày 15-4-1950, Bảo Đại ký Dụ số 6-QT/TD thành lập Hoàng triều Cương thổ bao gồm cao
nguyên miền Bắc và miền Nam.
Ngày 14-12-1950, Chủ tịch Uỷ ban Hành chính Kháng chiến Nam Trung Bộ Nguyễn Duy Trinh
ký nghị định sáp nhập hai tỉnh Lâm Viên và Đồng Nai Thượng thành tỉnh Lâm Đồng.
Ngày 22-2-1951, Phó Thủ tướng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa Phạm Văn Đồng ký nghị
định hợp nhất hai tỉnh Lâm Viên và Đồng Nai Thượng thành tỉnh Lâm Đồng.
Ngày 11-4-1951, phi trường Liên Khàng sáp nhập vào Đà Lạt.
Ngày 30-10-1951, sáp nhập làng Đa Phú, Phước Thành, Trại Mát vào Đà Lạt.
Ngày 10-11-1951, Bảo Đại ký Dụ số 4-QT/TD ấn định ranh giới thị xã Đà Lạt: phía bắc đến Đan
Kia, phía đơng đến núi Láp-bê Nam, phía nam được xác định theo tọa độ (117 grat 8804 kinh độ
đông, 13 grat 2304 vĩ độ bắc), phía tây - nam đến sân bay Cam Ly. Diện tích 67 km², chưa kể

sân bay Liên Khàng với 34 km².
Trong giai đoạn này, bộ máy hành chính vẫn giữ nguyên hiện trạng của giai đoạn trước. Thị xã
do một thị trưởng quản lý với sự tham dự của Hội đồng thị xã. Thị trưởng có hai phó thị trưởng
phụ tá và một thư ký của Hội đồng thị xã. Hội đồng gồm 22 thành viên được phân bổ như sau:
10 uỷ viên chính thức người Việt Nam do chỉ định và 4 dự khuyết do dân bầu, 6 uỷ viên chính
thức người Pháp và 2 dự khuyết do Khâm sứ chỉ định bằng nghị định. Nhiệm kỳ của Hội đồng
thị xã và Hội đồng khu phố là hai năm.
Về tổ chức hành chính, Đà Lạt có văn phịng tồ thị chính và các sở: Y tế, Quản lý đường bộ,
Cảnh sát, Thú y, Thuế và An ninh.
Các đơn vị hành chính cấp dưới là 10 khu phố với 30 ấp:


Khu phố Ấp

I

Ánh Sáng, An Hoà, Đa Hoà, Ga

II

Nam Thiên, Mỹ Thành, Đa Cát, Đa Trung, Đa Thuận, Đa Thành

III

Cao Bá Quát, Nguyễn Siêu, Đinh Công Tráng, Bạch Đằng, Cao Thắng

IV

Tây Hồ, Đa Lợi, Sào Nam


V

Phước Thành

VI

Đơng Hịa, Tây Thuận, Trung An

VII

Saint Jean, An Lạc, Xuân An

VIII

Tân Lạc

IX

Hà Đông, Nghệ Tĩnh, Đa Thiện

X

Đa Phước

Đà Lạt còn là thủ phủ của Hồng triều Cương thổ, Cao ngun miền Nam, nên có nhiều công sở
các cơ quan liên tỉnh, quốc gia và liên bang đóng tại đây.
Cơ quan liên tỉnh: Nha An ninh Đặc biệt, Thanh tra Tiểu học, Hạt Đường sắt, Chi cục Thuế
quan, Chi cục Bưu chính - Viễn thơng, Đài Phát thanh Đà Lạt, Sở Thông tin.
Cơ quan Cao nguyên miền Bắc và Cao nguyên miền Nam: Khâm sứ, Tổng thư ký, Thanh tra
hành chính và chính trị, Thanh tra lao động, Ban hành chính và thanh tra địa phương, Thanh tra

thuỷ lâm, Khu cơng chính Cao ngun miền Nam và các sở thuộc Cao nguyên miền Nam: Tài
chính, Nông nghiệp, Thú y, Thuế, An ninh và Cảnh sát quốc gia, Xã hội.


Cơ quan quốc gia: Văn phịng quốc trưởng, Tịa Hồ giải, Trường Quốc gia Hành chính, Trường
trung học Bảo Long, Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp.
Cơ quan liên bang: Toà án hành chính hỗn hợp, Sở Địa dư Đơng Dương, Trường trung học
Yersin, Bệnh viện Dân y, Sở Hàng không dân dụng Liên Khàng, Sở Nội vụ, Sở Kỹ thuật vô
tuyến, Sở An ninh, Viện Pasteur.
Cơ quan quân sự: Đà Lạt là tổng hành dinh của đại tá tư lệnh khu Đồng Nai Thượng, trung đồn
Ngự Lâm Qn cũng đóng tại đây, bệnh viện Catroux tiếp nhận bệnh nhân trong quân đội bảo vệ
thị xã và các phân đội biệt động của cơ quan an ninh quốc gia bảo đảm an ninh cho thành phố.
Sự cố gắng của chính quyền Pháp và chế độ Hoàng triều Cương thổ trong giai đoạn này là hạn
chế đến mức tối đa các luồng cư dân của người Việt Nam lên Đà Lạt, làm cho dân số suốt 9 năm
trời hầu như không hề thay đổi, vẫn giữ mức của năm 1945 tuy có thay đổi về cơ cấu.
Đà Lạt tuy bình yên nhưng khơng được xây cất gì thêm, ngoại trừ trường dành cho học sinh
miền núi (École montagnarde du Lang Bian) vào tháng 3-1947, theo chủ trương chia để trị và
việc thành lập “Tây Nguyên tự trị” của D’Argenlieu. Một đường hàng không Hà Nội – Đà Lạt
được xây dựng xong (1948). Đà Lạt vẫn là nơi nghỉ ngơi du lịch của quan chức người Pháp và
bản xứ.
Trong khoảng thời gian 1945 - 1954, mạng lưới trường học phát triển rộng khắp với nhiều loại
hình đa dạng. Trước hết, Trường chỉ huy liên quân thành lập 1950 và Trường Quốc gia Hành
chính thành lập ngày 1-1-1953. Cho đến năm 1953 Đà Lạt có tất cả 3 trường trung học cơng lập
(Lycée Yersin, Lycée Bảo Long, Lycée vietnamien), 7 trường sơ học công lập (trường Nam Đà
Lạt, Nữ Đà Lạt, Đa Nghĩa, Đa Thành, Xuân An, Tây Hồ và Đa Phước), 5 trường tiểu học công
lập (trường Đa Lợi, Trung Bắc, Đa Phú, Phước Thành, Tây Hồ và trường miền núi Lang Bian.
Về trường tư thục, Đà Lạt có 4 trường trung tiểu học (Notre Dame du Lang Bian, Adran, Ste
Marie, Tuệ Quang) và 5 trường sơ tiểu học trong đó có một trường Hoa. Ngồi ra, cịn phải kể
đến trường thiếu sinh quân Đà Lạt được thành lập từ trước.




×