Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Đảm bảo quyền lợi hưởng lương hưu tối ưu cho người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.6 KB, 2 trang )

TÀI CHÍNH

-Tháng 6/202!

$

ĐẢM BẢO QUN LƠI HƯỞNG LƯƠNG Hưu TƠI ưu
CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG KHI THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI
vũ MAI PHƯƠNG

Chếđộ hưu trí là cốt lói của chính sách bào hiểm xã hội, đảm bảo an sinh xã hội lâu dài cho người lao động
khi hết tuổi lao động. Lương hưu có ý nghĩa quan trọng, giúp người lao động đàm bào cuộc sống khi về già

có chi phí chi trà cho những nhu cầu sống cơ bản. Bên cạnh việc hưởng lương hưu, người lao động tham
gia bào hiểm xã hội khi đủ điểu kiện nghi hưu cịn được cấp thẻ bảo hiểm y tếmiễn phí, được hưởng các
quyển lợi khám, chữa bệnh do Quỹ Bảo hiểm y tếchi trả.

I Vhiểu lợi ích cho người lao động
(hi tham gia bảo hiểm xã hội

Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ
già hóa dân số nhanh nhất thế giới và sẽ bước vào
q trình già hóa dân số vào năm 2036. Việt Nam
chi còn hon 14 năm nữa, đế chuyển từ già hóa dân
số sang dân sơ' già. Dự tính vào năm 2050, dân số già
:ại Việt Nam sẽ có 29,2 triệu người từ 60 tuổi trở lên,
hoặc T2J7 triệu người từ 65 tuổi trở lên. Lương hưu
nàng tháng là nguồn thu nhập ổn định đê đảm bảo
:uộc sống khi về già của người lao động - độ tuổi dễ
?ị tổn thương nhất: hệ miễn dịch suy giảm dễ mắc
bệnh, sức khỏe suy yếu không thể lao động. Tuy


ĩhiên, đến nay, tại Việt Nam mói có khoảng 33,2%
ực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm
(ã hội (BHXH), khoảng 45,5% người cao tuổi được
aưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng hoặc
TỢ Cấp xã hội hàng tháng. Nguồn thu nhập chính
:ủa người cao tuổi ở Việt Nam (từ 60 tuổi trở lên)
:hủ yếu đến từ hỗ trợ của con cái, chiếm khoảng
18%, các nguồn thu nhập mà người cao tuổi có được
từ lương hưu chỉ khoảng 15% và từ nguồn trợ cấp
xã hội khoảng 10% (Tổng cục Thống kê và Quỹ Phát
triển dân số của Liên Hợp quốc, tháng 4/2022).
Hiện nay, cơ quan BHXH đã tổ chức chi trả cho
gần 2,7 triệu người hưởng lương hưu với số tiền
hưởng gần 14.475 tỷ đồng/tháng. Mức hưởng lương
hưu trung bình khoảng 5,4 triệu đồng/tháng, cao
hơn mức thu nhập bình quân của người dân năm
2021 (4,2 triệu đồng/tháng). Điều này cho thấy,
lương hưu là mức thu nhập ổn định đảm bảo cuộc
sống cho người hưởng. Mức hưởng lương hưu
không phải mức cô' định tại thời điểm nghỉ hưu, mà

định kỳ được điều chỉnh tăng theo chỉ số giá tiêu
dùng và tăng trưởng kinh tê' để đảm bảo cuộc sống
(Lý Hoàng Minh, 2022).
Đê’ đảm bảo cuộc sống cho những người hưởng
lương hưu, từ năm 1995 đến nay, Nhà nước đã
điều chỉnh 22 lần lương hưu và trong 2 năm qua
dù tình hình kinh tế khó khăn do ảnh hưởng của
dịch COVID-19, nhưng lương hưu vẫn được điều
chinh với mức chung là 7,4% từ ngày 01/01/2022.

Đối với người nghi hưu trước ngày 01/01/1995 nếu
sau khi được điều chỉnh tăng theo mức chung 7,4%
nhưng mức lương hưu thuộc các trường hợp thấp
thì lại tiếp tục được điều chỉnh (tăng thêm 200 nghìn
đồng với những người có mức hưởng thấp hơn 2,3
triệu đồng/tháng; tăng lên 2,5 triệu đồng với những
người có mức hưởng từ 2,3 triệu đồng/tháng đến
dưới 2,5 triệu đồng/tháng). Việc điều chỉnh này
cho thấy, Nhà nước rất quan tâm đến thu nhập của
người hưởng lương hưu.
Bên cạnh đó, hệ thống chính sách pháp luật
BHXH, bảo hiểm y tê' (BHYT) cũng được hồn thiện
phù hợp với tình hình phát triến kinh tê' - xã hội của
đất nước, đảm bảo quyền lợi cho người tham gia nói
chung và người nghỉ hưu nói riêng. Theo quy định
hiện hành, thời gian người lao động tham gia BHXH
tối thiểu đê’ hưởng lương hưu phải đủ 20 năm, dẫn
tới nhiều người có thời gian tham gia BHXH ngắn
nên khi hết tuổi lao động, khơng tích lũy đủ số năm
đóng BHXH đê hưởng lương hưu. Trước thực trạng
này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đề xuất
sửa đổi Luật BHXH năm 2014 theo hướng: Giảm số
năm đóng BHXH tối thiểu để được hưởng chế độ
hưu trí từ 20 năm xuống 15 năm, tiến tới còn 10 năm
nhằm tạo điều kiện cho người lao động tham gia
187


BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM - vì AN SINH XÃ HỘI


muộn, có thời gian đóng BHXH ngắn, được tiếp cận
và thụ hưởng quyền lợi BHXH; tăng mức hỗ trợ từ
ngân sách nhà nước, bổ sung chế độ trợ cấp thai sản,
nhằm tăng tính hấp dẫn, tạo điều kiện để người dân
tham gia BHXH tự nguyện...
Bên cạnh việc hưởng lưong hưu, người lao động
tham gia BHXH khi đủ điều kiện nghỉ hưu cịn được
cấp thẻ BHYT miễn phí, được hưởng các quyền lợi
khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe trọn đòi do
Quỹ BHYT chi trả với mức hưởng là 95% (cao hơn
mức hưởng trung bình của người tham gia BHYT
theo hộ gia đình). Trên thực tế, cơ quan BHXH đã
chi trả chi phí khám chữa bệnh BHYT hàng trăm
triệu đồng, thậm chí hàng tỷ đồng cho những người
hưởng lương hưu bị mắc bệnh hiểm nghèo, nan
y - bởi lứa tuổi này thường dễ gặp các vấn đề bất
trắc về sức khỏe. Không những thế trong thời gian
hưởng lương hưu, người hưởng lương hưu khơng
may qua đời thì thân nhân của họ còn được hưởng
chế độ từ tuất với nhiều quyền lợi.
Không được hưởng lương hưu

khi rút bảo hiểm xã hội một lẩn

Ngồi các khoản tiết kiệm, tích lũy, việc tham gia
BHXH bắt buộc hay tự nguyện của người lao động
khi còn trẻ đê được hưởng lương hưu khi về già được
coi là "hộ chiếu" tuổi già, giúp họ sống an nhiên,
ổn định. Tuy nhiên, trong hai năm qua, dịch bệnh
COVID-19 bùng phát và diễn biến phức tạp khiến

nhiều người lao động mất việc làm, dẫn đến khơng
có thu nhập nên chọn hưởng BHXH một lần, vì cần
có một khoản tiền chi tiêu, trang trải cuộc sống.
Một số người lao động khác lựa chọn nhận
BHXH một lần vì khơng hiểu được những lợi ích
của việc hưởng lương hưu so với nhận BHXH
một lần, cũng như tính nhân văn, ưu việt và tính
chia sẻ, trách nhiệm cộng đồng của việc tham gia
BHXH. Tinh trạng này rất đáng lo ngại không chi
tác động trực tiếp đến quyền lợi của người lao
động, mà còn ảnh hưởng đến mục tiêu đảm bảo
an sinh xã hội lâu dài của quốc gia, khi mà những
năm tới dân số nước ta bắt đầu già hóa. Việc nhận
BHXH một lần có thể giải quyết được một số khó
khăn trước mắt, nhưng đồng nghĩa với việc người
lao động đang đánh mất cơ hội hưởng an sinh xã
hội khi về già. Khi rút BHXH một Tân, tồn bộ thời
gian đóng BHXH trước đó của người lao động sẽ
khơng được bảo lưu.
Trường hợp sau khi rút BHXH một lần, người
lao động tiếp tục tham gia BHXH sau đó, nhưng
các quyền lợi sẽ bị hạn chế hơn rất nhiêu so với việc
tiếp tục tham gia BHXH cho đến khi đủ điều kiện
I 188

để hưởng lương hưu. Chính vì vậy, việc rút BHXH
một lần có thể khiến người lao động khơng có cơ
hội được hưởng lương hưu khi về già do tự rời bỏ
hệ thống an sinh xã hội, hoặc nếu có thì mức hưởng
cũng rất thấp do thời gian đóng thấp...

Đồng bộ các giải pháp nhằm đảm bảo an sinh xã hội

Theo quy định hiện hành, mức lương hưu hằng
tháng được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng
tháng nhân với mức bình qn tiên lương tháng
đóng BHXH. Hay nói theo cách khác, mức hưởng
lương hưu tỷ lệ thuận với mức đóng BHXH, thời
gian đóng BHXH. Tức là mức đóng BHXH càng
cao, thời gian đóng BHXH càng dài thì mức hưởng
lương hưu của NLĐ sẽ cao hơn.
Thực tế cho thấy vẫn còn tình trạng doanh
nghiệp chỉ xây dựng thang lương, bảng lương bằng
mức thấp nhất để đóng BHXH cho người lao động
hoặc một số doanh nghiệp và người lao động thỏa
thuận chỉ lấy tiền lương ghi trong hợp đồng làm
căn cứ đóng BHXH. Nguyên nhân của tình trạng
này là do chủ sử dụng lao động cố tình lách Luật
để giảm bớt phần trách nhiệm đóng BHXH, BHYT
và bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động (theo
quy định, trách nhiệm đóng của chủ sử dụng lao
động chiếm 2/3 tổng số tiền phải đóng BHXH của
người lao động).
Việc giảm mức đóng BHXH đế tăng phân chi
trả thu nhập cho người lao động, từ đó giúp doanh
nghiệp làm tăng cạnh tranh trên thị trường lao
động; hoặc bản thân người lao động chưa hiểu biết
chính sách pháp luật đầy đủ, chưa nắm rõ việc đóng
BHXH cao thì mức hưởng BHXH sẽ cao, chỉ quan
tâm đến lợi ích trước mắt thiêù quan tâm đến lợi ích
lâu dài, chưa có ý thức tiết kiệm, tích lũy thơng qua

khoản tiền đóng BHXH ngay khi cịn trẻ...
Để giải quyết những hạn chế, bất cập trên, thời
gian tới, cần tăng cường thanh tra, kiểm tra việc
chấp hành quy định của pháp luật về tiền lương
tại doanh nghiệp; Xử lý nghiêm, kịp thời các vi
phạm về tiền lương, chế độ BHXH; Đẩy mạnh tuyên
truyền để người lao động nhận thức đầy đủ những
lợi ích của việc tham gia BHXH.
Bên cạnh triển khai các giải pháp trên cần nâng
cao ý thức, chấp hành pháp luật BHXH, BHYT của
chủ sử dụng lao động trong việc đóng đúng, đóng
đủ BHXH để đảm bảo quyền lợi an sinh xã hội lâu
dài cho người lao động.
Thông tin tác giả:
ThS. Vũ Mai Phương - Học viện Ngân hàng
Email: vn



×