Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Hoàn thiện khung khổ pháp lý về chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (647.38 KB, 4 trang )

TÀI CHÍNH - nálìỊ 6/1011

$

HỒN THIỆN KHUNG KHỔ PHÁP LÝ
VẼ CHUYỂN ĐỔI LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP
H6UYỄHVẪN LAM

Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là việc doanh nghiệp thực hiện thay đổi từ hình thức pháp lý này sang

hình thức pháp lý khác theo yêu cẩu của pháp luật hoặc theo quyết định của doanh nghiệp. Hiện nay, Luật
doanh nghiệp đã tạo điều kiện mờ rộng khá năng chuyển đổi giữa các loại hình doanh nghiệp với nhau và
đơn giản hóa thủ tục chuyển đổi. Tuy vậy, vẫn còn tồn tại những bất cập, hạn chê của các quy định pháp
luật làm cho q trình thực hiện gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Bài viết này phân tích một sơ khía cạnh
pháp lý về chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, từ đó đưa ra các kiến nghị hoàn thiện chếđịnh này trong
Luật Doanh nghiệp hiện hành.
Từ khóa: Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, tổ chức lại doanh nghiệp, chuyền đổi công ty

IMPROVING THE LEGAL FRAMEWORK ON BUSINESS
TRANSFORMATION

Nguyen Van Lam
Conversion of an enterprise type is the implementation

ofa changefrom one legalform to another as required by
law or at the discreti on of the enterprise. Currently, the
Law on Enterprises has expanded the ability to convert

between different types of enterprises and simplified
the conversion procedures. However, there are still


shortcomings and I mitations of the regulations that
make the implement ĩtion process difficult. This article
analyzes some legal I spects of business transformation,
thereby making recommendations to improve this
regulation in the current Enterprise Law.

Keywords: Enterprise transformation, business reorganization,
company transformation

Ngày nhận bài: 18/5/2022
Ngày hoàn thiện biên tập:6/6/2022
Ngày duyệt đăng: 10/6/2022

Tổng quan về chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
Khái niệm

Chế định pháp luật về các loại hình doanh nghiệp
(DN) ln là trung tâm trong hệ thống pháp luật kinh
dpi>anh của mỗi quốc gia. về lý luận và thực tiễn kinh
doíanh cho thấy, "mỗi oại hình doanh nghiệp đều có

những đặc điểm kinh tế, pháp lý và rủi ro kinh doanh
khơng giống nhau, có khi đối lập nhau". Khi các nhà
kinh doanh lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào đều
xem xét, đánh giá đêìựa chọn phù hợp vói sở thích, hồn
cảnh và mục tiêu, hướng phát triêh trong tưong lai.
Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp nhận thấy
sự cân thiết phải thay đổi loại hình pháp định đã lựa
chọn ban đầu để có thể tiếp tục thích ứng tốt hơn với
mục đích của mình hoặc tốt hơn nữa. Có thê đưa ra khái

niệm: Chuyên đổi doanh nghiệp là tổ chức lại doanh
nghiệp, theo đó doanh nghiệp sẽ thay đổi từ hình thức
pháp lý này sang hình thức pháp lý khác, thay đổi các
yếu tố tạo nên loại hình doanh nghiệp như quan hệ
giữa các thành viên/cô đông, và với doanh nghiệp, chế
độ trách nhiệm của thành viên/cổ đông, tổ chức quản lý
nội bộ, quan hệ sở hữu...
Bản chấp pháp lý của việc chuyên đổi loại hình
doanh nghiệp là chuyển đổi hình thức kết cấu của
thương nhân là các doanh nghiệp và không làm thay
đổi nghĩa vụ trà nợ của thương nhân đó. Hay nói cách
khác, việc chuyển đổi không làm châm dứt hay thay
đổi nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp thực hiện chuyên
đổi. Về nguyên tắc doanh nghiệp là chủ thê trong các
quan hệ kinh doanh, bản thân doanh nghiệp phải chịu
trách nhiệm bằng tồn bộ tài sản của mình đối vói các
khoản nợ, nghĩa vụ tài chính khác của doanh nghiệp.
Do đó, pháp luật đưa ra các quy định điều chinh hoạt
động chuyên đổi doanh nghiệp về thủ tục chuyển đổi,
các trường hợp chuyển đổi, bảo vệ bên thứ ba, các
khoản nợ... Khi chuyên đổi doanh nghiệp mà tài sản
của doanh nghiệp tăng lên, thì khả năng trả nợ sẽ tăng
lên theo. Nhưng việc chuyên đổi có thể làm thay đổi
chế độ trách nhiệm của chủ sở hữu của doanh nghiệp.
103 I


TÀI CHÍNH-KINH DOANH

Các đặc điểm pháp lý cơ bản


chuyển đổi loại hình có thê dẫn đêh sự thay
đổi thành viên, cơ đơng.
Doanh nghiệp sau khi chun đổi có thê’ thay đổi
chủ sở hữu doanh nghiệp khi thêm thành viên/cơ’ đơng
mói nhằm đáp ứng số lượng thành viên/cô đông tối
thiểu của loại hình doanh nghiệp mói. Tuy vậy, cũng
có trường hợp chun đổi doanh nghiệp khơng có sự
thay đổi về chủ sở hữu mà chi thay đổi về loại hình,
như chuyên đổi từ DNTN thành công ty TNHH một
thành viên do một cá nhân làm chủ hoặc thay đổi từ
công ty TNHH hai thành viên trở lên thành CTCP hoặc
ngược lại.
Bôn là,

Một là, chuyên đổi là một hình thức tổ chức lại
doanh nghiệp.
Theo quy định Luật DN hiện hành thì "tơ chức lại
doanh nghiệp là việc chia, tách, họp nhất, sáp nhập
hoặc chuyên đổi loại hình doanh nghiệp". Chuyên đổi
loại hình doanh nghiệp là hình thức tổ chức lại, cơ cấu
lại doanh nghiệp cho phù hợp với số luợng thành viên
và chiên lược phát triêh của công ty hoặc theo yêu cầu
bắt buộc của pháp luật. Vì vậy, khi quyết định chuyên
đổi loại hình doanh nghiệp phải nắm rõ được về quy
trình hoạt động, cũng như quyền lợi và nghĩa vụ của
loại hình muốn chuyên đổi đê’ xác định rõ vê tương lai
của doanh nghiệp.
Sau khi chuyên đổi, doanh nghiệp đó sẽ hoạt động
dưới dạng một loại hình khác. Doanh nghiệp sau khi

chuyên đổi kế thừa toàn bộ các quyền và lọi ích họp
pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ
thuê' họp đồng lao động và các nghĩa vụ khác của công
ty được chuyên đổi.
Hai là, về chủ thể quyết định việc chuyên đổi.
Chủ sở hữu của doanh nghiệp hoặc cơ quan có quyền
quyết định cao nhất trong doanh nghiệp quyết định.
Trường họp doanh nghiệp chuyên đổi tự nguyện:
Việc chuyên đổi hoàn toàn do chủ sở hữu doanh nghiệp
quyết định. Căn cứ chuyên đổi chính là quyết định của
Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên... tùy thuộc
vào loại hình doanh nghiệp thực hiện chuyên đổi.
Trường họp doanh nghiệp bắt buộc chuyên đổi:
Dựa trên quy định của pháp luật, căn cứ chuyên đổi
chính là sự kiện làm thay đổi tình trạng pháp lý doanh
nghiệp dẫn đêh doanh nghiệp không đáp ứng được các
điều kiện bắt buộc của pháp luật.
Ba là, doanh nghiệp phải thực hiện trình tự, thủ tục
chuyên đổi theo quy định pháp luật.
Doanh nghiệp không được tự ý chuyên đổi mà phải
đáp ứng đ'ây đủ các điêu kiện theo quy định pháp luật
mới có quyền được chuyên đổi loại hình doanh nghiệp.
Doanh nghiệp thực hiện các thủ tục pháp lý đê cơ quan
đăng ký kinh doanh có thẩm quyền sẽ cấp lại giây
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp
sau chuyển đổi. Doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi
bắt buộc phải sửa đổi điều lệ cho phù hợp vói loại hình
doanh nghiệp sau khi chun đổi.
Sau khi chun đổi loại hình thành cơng, doanh
nghiệp cần phải tiên hành thực hiện các thủ tục cấp đổi

con dấu, thay đổi hóa đơn, thơng báo đêh cơ quan thuế
theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp phải quyết
toán thuế thu nhập doanh nghiệp, trừ trường hợp
chuyên từ công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) sang
công ty cổ phân (CTCP) hoặc ngược lại mà công ty sau
chuyên đổi kế thừa tồn bộ nghĩa vụ.

104

Một số khía cạnh pháp lý
về chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
về tư cách pháp nhân

Đối vói các loại hình cơng ty, việc chun loại hình
chỉ là sự thay đổi về hình thức pháp lý kinh doanh,
cịn pháp nhân cơng ty vẫn tồn tại, các quyền lợi và
nghĩa vụ mà công ty đã cam kết dưới hình thức cũ
vẫn tồn tại. Pháp nhân là một khái niệm đê’ chỉ một
loại chủ thê’ quan hệ pháp luật độc lập với các chủ thê
khác và chủ sở hữu của pháp nhân. Pháp nhân ra đời
đáp ứng điều kiện của đời sống xã hội và hoạt động
lập pháp. Các loại hình cơng ty có tư cách pháp nhân
là chủ thê’ độc lập trong quan hệ pháp luật. Nếu loại
hình doanh nghiệp khơng có tư cách pháp nhân thì
tham gia quan hệ pháp luật với tư cách thê’ nhân của
chủ sở hữu doanh nghiệp.
Đối với việc chuyên đổi từ DN tư nhân (DNTN) loại hình khơng có tư cách pháp nhân thành loại hình
cơng ty có tư cách pháp nhân - như: công ty trách nhiệm
hữu hạn (TNHH), CTCP, Công ty hợp danh (CTHD)
thì tư cách pháp nhân của cơng ty chuyên đổi được

hình thành và đáp ứng các điều kiện của pháp nhân
được quy định trong Bộ Luật dân sự. Pháp nhân công
ty là chủ thê độc lập trong các quan hệ pháp luật.
vềsố lượng thành viên, cổ đông tối thiểu

Doanh nghiệp muốn thực hiện chuyên đổi loại hình
phải đảm bảo số lượng thành viên/cô đông tối thiêù của
doanh nghiệp sau khi chuyên đổi phù họp với quy định
của pháp luật. Đối với công ty TNHH hai thành viên trở
lên phải đảm bảo số lượng từ 02 đên 50 thành viên. Đối
với CTCP phải đảm bảo sô' lượng tối thiêù là 03 cô đông.
Đối với CTHD phải đảm bào tối thiêu từ 02 thành viên
hợp danh. Như vậy, doanh nghiệp muốn chuyên sang
loại hình khác phải chúng minh đáp xáng đủ điều kiện
mà loại hình doanh nghiệp mói địi hỏi như về số lượng
thành xiên, cơ cấu tô chức quản lý nội bộ... Điêu lệ phải
được sửa đổi cho phù hợp với hình thức mới.


■mamamaMnmMWmmmMHMMaaMMaMMMMMNM

TÀI CHÍNH - Tháng 6/Ỉ02Ỉ

Ve quyển lợi của các thành viên/cổ đơng

Việc chun đổi hình thức doanh nghiệp có thể tác
động trực tiêp đến quyền lợi của thành viên/cổ đông là
các chủ sở hữu phân vốn góp hoặc cổ phân của doanh
nghiệp. Trước khi chun đổi hình thức, thành viên/cơ
đơng, tùy thuộc vào loại hình mà họ có thê có tên gọi

khác nhau và/hoặc có quyền và nghĩa vụ khác nhau.
Đối với trường họp chuyên đổi hình thức doanh
nghiệp tự nguyện mà việc quyết định khơng theo
ngun tắc nhất trí mà theo một tỷ lệ nhất định thì thành
viên/cổ đơng có thể buộc phải chấp nhận việc chuyên
đổi mặc dù khơng biêù quyết thơng qua. Bên cạnh đó,
việc xác định giá trị doanh nghiệp được chuyển đổi
cũng hết sức quan trọng, đặc biệt trong việc quy đổi
giữa phân vốn góp thành cổ phân và ngược lại.
Vế trách nhiệm của các thành viên/cổ đông

Trách nhiệm của thành viên/cổ đông trong việc góp
vốn/mua cổ phìân: Các thành viên phải góp đủ và đúng
hạn số vôh đã cam kết hoặc cổ đông phải thanh tốn
cổ phần đã đăng kỵ mua. Nghĩa vụ góp vốn của các
thành viên/thanh tốn cơ phân là bắt buộc và phải thực
hiện trong thời gian "90 ngày kể từ ngày được cấp Giây
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp". Trong trường
họp cơng ty khơng góp đủ vốn điều lệ, phải đăng ký
thay đổi vốn điều lệ bằng giá trị số vốn đã góp thực tê?
bằng mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ trong
thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn
điêu lệ. Trường họp CTHD, nếu có thành viên góp vốn
khơng góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số
vốn chưa góp đủ được coi là khốn nợ của thành viên
đó đối với cơng ty. Trong trường họp này, thành viên
góp vốn có liên quan có thểbị khai trừ khỏi công ty theo
quyết định của Hội đồng thành viên.
Riêng trường họp chuyên đổi DNTN thành công ty
TNHH, CTCP, CTHD, trước khi chuyên đổi chủ sở hữu

pNTN phải "i) cam kết bằng văn bản chịu trách nhiệm
cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả
khoản nợ chưa thanh toán và cam kết thanh toán đủ số
nợ khi đến hạn; ii). Có thỏa thuận bằng văn bản với các
bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty được
chuyên đổi tiêp nhận và tiếp tục thực hiện các họp đồng
Íó; hi). Cam kết bằng văn bản hoặc có thỏa thuận bằng

ăn bản với các thành viên góp vốn khác về việc tiếp
nhận và sử dụng lao động hiện có của DNTN".
Trách nhiệm của thành viên/cổ đơng trước và sau
khi chuyên đổi:
Trách nhiệm của thành viên/cổ đông trước khi
chuyên đổi được xác định cụ thể phụ thuộc vào loại
hình doanh nghiệp . Đối với thành viên của cơng ty
TNHH, cơ đơng của CTCP và thành viên góp vốn trong
CTHD chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi phần

íặ-

vốn góp/số cổ phân đối với các khoản nọ của cơng ty.
Đối với thành viên họp danh trong CTHD chịu trách
nhiệm vơ hạn, liên đói đối với các khoản nọ của công ty
và chủ sở hữu của DNTN chịu trách nhiệm vô hạn đối
với khoản nợ của DNTN.
Kê từ ngày chuyên đổi, quyền lợi và nghĩa vụ của
các thành viên/cổ đông bị chi phối bởi các quy tắc của
công ty theo hình thức mói. Tùy theo hình thức doanh
nghiệp chuyển đổi mà trách nhiệm của thành viên/cô
đông sẽ được xác định cụ thể. Ví như: "Nếu CTHD

được chun thành CTCP thì từ nay họ sẽ được hưởng
quy chế trách nhiệm có giới hạn. Trái lại, nếu CTCP
được đổi thành CTHD thì trách nhiệm của họ sẽ là liên
đói và khơng giới hạn đối với các món nợ của cơng ty
trong tương lai" .
Vê báo đảm quyển lợi hợp pháp của bên thứ ba

Đối vói các chủ nợ, đối tác có các quyền lọi liên quan
đến doanh nghiệp trước khi chuyên đổi, quyền lợi của
họ không ảnh hưởng của sự chuyển đổi. Doanh nghiệp
chuyến đổi đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền và lợi
ích họp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm
cả nợ thuê) hợp đồng lao động và nghĩa vụ khác của
doanh nghiệp được chuyên đổi. Quy định trên nhằm
để tránh việc lợi dụng chuyên đổi hình thức, doanh
nghiệp thực hiện trốn tránh hoặc giảm trách nhiệm của
các thành viên/cổ đơng.
Quyền lợi của chủ nợ có thể bị ảnh hưởng hoặc
nguy cơ bị ảnh hưởng khi doanh nghiệp thay đổi hình
thức, nhất là việc thay đổi hình thức từ doanh nghiệp
có chế độ trách nhiệm vơ hạn sang doanh nghiệp có chế
độ trách nhiệm hữu hạn, chưa kê đến trường hợp thành
viên hường chế độ trách nhiệm hữu hạn nhưng bị phá
hạn do hành vi không đúng đắn của mình.
Đối vói người lao động, việc chuyển đổi hình thức
doanh nghiệp thường gắn liên với việc thay đổi quy mô
sản suất, ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh... những
thay đổi này ln ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh
hưởng đêh quyền và lợi ích của người lao động dựa trên
cơ sở họp đồng lao động đã ký kết và lớn hơn là vâh

đê anh sinh xã hội. Vì vậy, pháp luật quy định "cơng
ty chun đổi đương nhiên kế thừa tồn bộ quyền và
lợi ích họp pháp, chịu trách nhiệm về... họp đồng lao
động và nghĩa vụ khác của công ty được chuyên đổi".
Giải pháp hoàn thiện khung khổ pháp lý

về chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Thời gian tói, nhằm hồn thiện khung khơ pháp lý
về chun đổi loại hình doanh nghiệp, cần chú trọng
các nội dung sau:
Một là, sừ dụng đúng thuật ngữ trong chuyên đổi
loại hình doanh nghiệp.
105


$

TÀI CHÍNH-KINH DOANH

Theo quy định của Luật DN hiện hành, công ty thực
hiện việc chuyên đổi được gọi là “công ty được chun
đổi", cịn cơng ty mói hình thành sau khi chuyên đổi là
"công ty chuyên đổi". Cụ thê’quy định "cơng ty chun
đổi đưong nhiên kế thừa tồn bộ quyền và lợi ích hợp
pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ
thuế, hợp đồng lao động và nghĩa vụ khác của công
ty được chuyên đổi" . Bộ luật Dân sự 2015 cũng dùng
thuật ngữ "pháp nhân được chuyên đổi" và "pháp
nhân chuyên đổi" khi quy định "sau khi chuyên đổi

hình thức, pháp nhân được chuyên đổi chấm dứt tồn
tại kê’ từ thời điểm pháp nhân chuyên đổi được thành
lập; pháp nhân chuyển đổi kể thừa quyền, nghĩa vụ
dân sự của pháp nhân được chuyên đổi".
Tuy vậy, tại khoản 3 Điều 205 Luật DN 2020 khi quy
định chuyên đổi DNTN thành công ty TNHH, CTCP,
CTHD: "Công ty được chuyên đổi đương nhiên kế thừa
quyền, nghĩa vụ của DNTN kê’ từ ngày được cấp Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Chủ DNTN chịu
trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối
với tất cả khoản nợ phát sinh trước ngày công ty được
chuyên đổi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp". Tương tự, Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về
đăng ký doanh nghiệp quy định "thỏa thuận bằng văn
bản của chủ DNTN với các bên của hợp đồng chưa
thanh lý về việc công ty được chuyên đổi tiếp nhận và
tiếp tục thực hiện các hợp đồng đó".
Theo tác giả, Luật DN đã có nhầm lẫn đáng tiếc
trong sử dụng các thuật ngữ "công ty chuyên đổi"
thành "công ty được chuyển đổi" trong quy định tại
khoản 2, điều 205 trên đây. Nêu như các nhà làm luật
đưa các thuật ngữ này vào phần giải thích từ ngữ của
Luật DN thì chắc chắn khơng có sự nhầm lẫn như vậy.
Cân thiết xem xét, chinh sửa cho phù họp, thống nhất
trong các quy định của Luật DN hiện hành.
Hai là, Luật DN cần xuất phát từ bản chất của phần
vốn góp/cổ phân. Xuất phát từ bản chất sở hữu phần
vốn góp/cơ’ phần chỉ phát sinh khi các thành viên hoặc
cổ đông thực hiện góp vốn/mua cơ’ phần đúng theo quy
định của pháp luật. Vì vây, cần thiết phải quy định rõ

ràng hơn, cụ thê’ các điêu kiện trong trường họp nếu
thành viên/cô đơng chưa góp đủ số vốn/mua cơ phần
cam kết mà công ty quyết định thực hiện chuyên đổi
sang các loại hình doanh nghiệp khác.
Vốn điêu lệ của cơng ty khi thực hiện thay đổi phải
thê hiện đúng giá trị góp vốn/giá trị cô phần đã mua
của thành viên/cổ đông, bỏi việc chun đổi hình thức
cơng ty có thê ảnh hưởng đêrì quyền lợi của người thứ
ba, do vậy, việc quy định bắt buộc trước khi công ty
thực hiện việc chuyển đổi thì thành viên/cơ đơng phải
hồn thành nghĩa vụ là điêu rất quan trọng. Qua đó, sẽ
làm rõ được trách nhiệm của thành viên/cổ đơng trong
106

việc góp vốn/mua cổ phân khi doanh nghiệp thực hiện
việc chuyển đổi nhằm bảo đảm quyền lợi họp pháp của
người thứ ba và đảm bảo hoạt động kinh doanh.
Ba là, các quy định của Luật DN hiện chưa dự liệu
hết được các yếu tố tác động của chuyển đổi hình
thức doanh nghiệp, vấn đề này có thê’ xâm phạm đêh
quyền lợi ích của người thứ ba, nên chưa đặt ra các
điều kiện cụ thê chuyển đổi nhằm ngăn ngừa sự gây
ảnh hường của việc chuyên đổi đến các chủ thể, giá
trị cần bảo vệ. Vì vậy, ngoài việc đưa ra các điêu kiện
cụ thê khi chuyên đổi thì cân thiết phải đưa ra các quy
định nhằm yêu cầu doanh nghiệp phải có phương án
xử lý được đối tác chấp thuận cho chuyên đổi hình
thức doanh nghiệp.
Bôh là, cân mở rộng hơn nữa các trường họp chuyển
đổi loại hình doanh nghiệp. Theo quy định cua Luật

DN hiện hành, có các trường hợp chuyên đổi như:
Chuyên đổi công ty TNHH thành CTCP, Chuyên đổi
CTCP thành công ty TNHH một thành viên, Chuyển
đổi DNTN thành công ty TNHH, CTCP, CTHD. Theo
quy định này, thì các loại hình cơng ty không thê chuyên
đổi thành DNTN. CTHD không thê’ chuyên đổi thành
các loại hình cơng ty khác hay DNTN. Các nhà làm luật
cân đưa ra được nhũng nguyên nhân hoặc lý do thích
đáng cho sự hạn chế chuyên đổi những loại hình doanh
nghiệp này.
Chun đổi hình thức doanh nghiệp khơng những
có vai trị và ý nghĩa về mặt kinh tế mà cịn bảo đảm an
tồn pháp lý cho chủ đầu tư, do vậy pháp luật cần có
quy định cụ thê’ đê tạo điều kiện thuận lợi cho doanh
nghiệp cũng như cơ quan quản lý trong quá trình thuc
hiện, giám sát hoạt động này.
®
Tài liệu tham khảo:

7.

Nguyễn Mạnh Bách (2006), Các công ty thương mại, Nhàxuất bán tổng hợp Đồng
Nai, tr. 55;

2.

Chính phủ (2021), Nghị định sơ' 122/2021/NĐ-CP quy định vể xử phạt vi phạm

hành chính trong lính vực kếhoạch và đâu tư;
3.


Chính phủ (2021), Nghị định 01/2021/NĐ-CP vể Hỗ sơ đăng ký doanh nghiệp đối

với các trường hợp chưyển đổi loại hình doanh nghiệp;

4.

Ngơ Huy Cương (2003), "Cơng ty: rư bản chấtpháp lý tới các loại hình'; Tạp chíKhoa
học Kinh tế-Luật, TậpXIX, (1), tr.1-8;

5.

6.

Quốc hội (2020), Luật Doanh nghiệp 2020;

Francis Lemeunier, Nguyên lý và thực hành Luật Thương mại, Luật Kinh doanh, Nhà
xuất bàn Chính trị Quốc gia( dịch) 1993, tr. 180;

7.

Nguyễn Như Phát (2016), "Quyển tự do thành lập doanh nghiệp theo Hiến pháp';
Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (10) (342), tr. 28-32.

Thông tin tác giả:
TS. Nguyễn Văn Lâm

Viện Kinh tế và Quản lý, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Email: lam.nguyenvan@hust. edu. vn




×