Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Hóc Môn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (756.62 KB, 72 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, luận văn thạc sĩ quản lý công “Quản lý nhà nước về
chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Hóc Mơn” là cơng trình nghiên cứu
của bản thân tơi.
Các số liệu được sử dụng trong nghiên cứu luận văn có nguồn gốc rõ
ràng, đảm bảo sự tin cậy và kết quả trình bày trong luận văn được thu thập
trong quá trình nghiên cứu là trung thực, chưa từng được công bố trong bất kỳ
cơng trình nghiên cứu nào.
Tác giả Luận văn


LỜI CẢM ƠN
Sau một quá trình học tập, nghiên cứu tại Học viện Hành chính Quốc gia. Em đã
hồn thành Luận văn cao học chuyên ngành Quản lý công.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý Thầy, Cô của Học viện Hành chính
Quốc gia đã dành nhiều thời gian, tâm huyết để truyền dạy những kiến thức cũng như
kinh nghiệm quý báu giúp em nâng cao được trình độ và khả năng ứng dụng những kiến
thức đã học và thực tiễn công tác tại cơ quan.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Trịnh Thị Thủy – Cô đã trực
tiếp hướng dẫn tận tình và giúp đỡ em hồn thành luận văn tốt nghiệp.
Em cũng xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo phòng Tài ngun mơi trường huyện
Hóc Mơn, các đồng nghiệp, gia đình và bạn bè đã hỗ trợ, tạo điều kiện trong suốt q
trình thu thập thơng tin, số liệu cũng như có những ý kiến đóng góp giúp em hồn thành
luận văn.
Mặc dù bản thân em đã rất cố gắng, tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu và những
kiến thức về mặt lý luận vẫn còn hạn chế nên luận văn khơng thể tránh khỏi những thiếu
sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của Quý Thầy, Cơ, đồng nghiệp
cùng độc giả để giúp đỡ em có điều kiện hoàn thiện hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn!

Tác giả Luận văn




Mục lục
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................................................................4
DANH MỤC BẢNG............................................................................................................................................5
MỞ ĐẦU...........................................................................................................................................................6
4.2. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................................................................8
5.1. Phương pháp luận....................................................................................................................................8
5.2. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................................................8
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1......................................................................................................................................29

3


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BVMT

:

Bảo vệ môi trường

CSSX

:

Cơ sở sản xuất

CTR

:


Chất thải rắn

CTRSH

:

Chất thải rắn sinh hoạt

CTRSX

:

Chất thải rắn sản xuất

DN

:

Doanh nghiệp

PTBV

:

Phát triển bền vững

UBND

:


Ủy ban nhân dân

XLNT

:

Xử lý nước thải

4


DANH MỤC BẢNG

5


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong q trình sinh sống, sản xuất của con người luôn song song tồn tại q trình
phát thải, trong số đó là phát thải chất thải rắn. Đặc biệt trong thời kỳ tốc độ đơ thị hóa,
cơng nghiệp hóa ngày càng tăng nhanh ở nhiều nơi, dân số tăng, nhu cầu đời sống của
con người tăng, kéo theo khối lượng chất thải rắn phát sinh ngày càng tăng. Chất thải rắn
là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất, nước, khơng khí, mất mỹ
quan đơ thị và là mầm móng nhiều dịch bệnh. Nếu không được quản lý tốt, chất thải rắn
sẽ trở thành mối nguy hại cho môi trường, xã hội. Do vậy, Nhà nước ta luôn coi trọng
công tác quản lý chất thải rắn, đây là nội dung quan trọng trong công tác quản lý Nhà
nước, đảm bảo phát triển bền vững để thực hiện thắng lợi sự nghiệp cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Trong thời gian qua, Chính phủ đã ban hành một hệ thống các văn
bản quy phạm pháp luật để thực hiện công tác quản lý chất thải rắn như: Luật Bảo vệ môi
trường (2014); Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ quy định

quản lý chất thải và phế liệu; Nghị định số 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường…
Hóc Mơn là một huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh, đang trong giai
đoạn đơ thị hóa nhanh, dân số, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, bệnh viện ngày càng
tăng, theo đó lượng chất thải rắn phát sinh gia tăng đáng kể. Thời gian qua trong công tác
quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Hóc Mơn rất được quan
tâm, đã đạt được một số kết quả tích cực, tuy nhiên vẫn cịn tồn tại nhiều hạn chế, ơ
nhiễm mơi trường do chất thải rắn gây ra là tình trạng phổ biến và ngày càng trầm trọng.
Những ụ rác tự phát vẫn còn phát sinh mới và tái diễn dù được thu gom nhiều lần, công
tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải sinh hoạt, còn chưa đảm bảo vệ sinh môi trường
ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng môi trường đất, nước, khơng khí, mỹ quan đơ
thị, sức khỏe cộng đồng, gây bức xúc trong nhân dân. Công tác quản lý chất thải rắn công
nghiệp thông thường, chất thải rắn nguy hại, chất thải rắn y tế còn chưa được chú trọng.
Cơng tác thu phí vệ sinh mơi trường cịn nhiều thiếu sót, ngun tắc “người gây ơ nhiễm
phải trả tiền” chưa được thực hiện gây thất thốt, lãng phí ngân sách Nhà nước.
Huyện Hóc Mơn đang thực hiện đề án “Đô thị thông minh”, phấn đấu đến năm
2025 sẽ trở thành Quận. Để có thực hiện mục tiêu trên, ngoài việc đầu tư phát triển cơ sở
hạ tầng, kinh tế, văn hóa, xã hội cịn phải chú trọng đến cơng tác bảo vệ mơi trường.
Trong đó việc quản lý chất thải rắn hiệu quả là vấn đề cấp bách phải thực hiện. Vì lý do
đó tác giả chọn đề tài “ Quản lý Nhà nước về chất thải rắn trên địa bàn huyện Hóc Mơn,
thành Phố Hồ Chí Minh” để nghiên cứu, nhằm mục đích tư vấn, tham mưu lãnh đạo
Huyện đưa ra phương hướng, giải pháp nâng cao chất lượng Quản lý Nhà nước về chất
thải rắn trên địa bàn huyện.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn

6


Vấn đề chất thải rắn và quản lý nhà nước về chất thải rắn đang được nhiều nhà
nghiên cứu, các tổ chức, cơ quan nhà nước quan tâm, vì vậy thời gian qua có nhiều tài

liệu, luận văn nghiên cứu, hội thảo liên quan nội dung đề tài như:
Giáo trình “Quản lý và xử lý chất thải rắn” của PGS.TS Nguyễn Văn Phước. Tài
liệu cung cấp kiến thức cơ bản về chất thải rắn, thông tin về lịch sử phát triển, quản lý
chất thải rắn, ảnh hưởng của chất thải rắn, hiện trạng quản lý chất thải rắn tại Việt Nam
và đưa ra các giải pháp quản lý, xử lý chất thải rắn.
Hội thảo “Quản lý nhà nước về chất thải rắn” được tổ chức tại Hà Nội vào ngày
08/5/2019. Hội thảo nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết số 09/NQ-CP ngày 03/02/2019
của Chính phủ về thống nhất quản lý nhà nước về chất thải rắn. Hội thảo “Quản lý nhà
nước về chất thải rắn” tập trung các nội dung: cơ chế chính sách liên quan đến ưu đãi đầu
tư dự án xử lý chất thải rắn; quy hoạch quản lý chất thải rắn cấp liên tỉnh hoặc cấp vùng;
định mức, đơn giá thu gom, xử lý chất thải rắn; thực trạng công tác quản lý chất thải
nhựa; kinh nghiệm của một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới về công tác quản lý
nhà nước về chất thải rắn.
“Quản lý nhà nước về chất thải rắn trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh
ĐắkLắk” của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Hòa, Luận văn thạc sĩ quản lý cơng năm 2018 của
Học viện Hành chính Quốc gia. Tác giả đã nêu được những cơ sở lý luận của quản lý nhà
nước về chất thải rắn bao gồm nội dung về chất thải rắn cũng như quản lý nhà nước về
chất thải rắn; nêu thực trạng và đánh giá được những mặt làm được và chưa làm được của
công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn và nguyên nhân của những hạn chế. Sau đó tác
giả đưa ra định hướng và giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn
trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh ĐắkLắk.
“Quản lý nhà nước về chất thải rắn trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà
Nội” của tác giả Nguyễn Hữu Dũng, Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế năm 2017 của
trường Đại học Kinh tế thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Tác giả đã nêu được tình hình
nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn của quản lý nhà nước về chất thải rắn; trình bày
những phương pháp nghiên cứu của luận văn, nêu và đánh giá thực trạng quản lý nhà
nước về chất thải rắn để thấy được những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những
hạn chế trong cơng tác này. Từ đó tác giả đề xuất định hướng và giải pháp tăng cường
công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm.
“Quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam” của tác giả Nguyễn

Ngọc Phát, Luận văn thạc sĩ quản lý công năm 2021 của Học viện Hành chính Quốc gia.
Tác giả đã nêu được những cơ sở lý luận của quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt;
nêu thực trạng và đánh giá được những mặt làm được và chưa làm được của công tác
quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt và nguyên nhân của những hạn chế. Sau đó
tác giả đưa ra định hướng và giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý nhà nước về chất thải
rắn sinh hoạt ở Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Mục đích:
Trên cơ sở dữ liệu khoa học, sử dụng các phương pháp nghiên cứu để phân tích,
đánh giá thực tế cơng tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Hóc Mơn. Từ đó đề ra
7


các giải pháp, ứng dụng vào thực tế công tác, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác
quản lý nhà nước về chất thải rắn trên địa bàn huyện Hóc Mơn, thành phố Hồ Chí Minh;
đảm bảo chất lượng đời sống của người dân ngày càng được nâng cao.
Nhiệm vụ:
+ Hệ thống hóa kiến thức về các vấn đề pháp lý, khoa học và yêu cầu từ thực tiễn
liên quan đến công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn.
+ Phân tích, đánh giá thực trạng của quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Hóc
Mơn, thành phố Hồ Chí Minh.
+ Đề ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về chất thải rắn trên
địa bàn huyện Hóc Mơn, thành phố Hồ Chí Minh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Những vấn đề pháp lý, khoa học và thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với
chất thải rắn trên địa bàn huyện Hóc Mơn, thành phố Hồ Chí Minh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Khơng gian: Các chính sách của Nhà nước, các giải pháp của các đơn vị chức
năng trong lĩnh vực quản lý môi trường đối với việc thu gom, vân chuyển và xử lý chất

thải rắn trên địa bàn huyện Hóc Mơn, thành phố Hồ Chí Minh.
+ Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2018 đến năm 2021.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Phương pháp luận
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về quản lý nhà
nước về chất thải rắn, bảo vệ môi trường.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
- Phương pháp thu thập số liệu: thông tin, tài liệu được thu thập từ các nguồn như
sách, báo, đề tài nghiên cứu đã được công bố liên quan đến nội dung chất thải rắn, quản
lý nhà nước về chất thải rắn. Số liệu về công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện
Hóc Mơn được thu thập từ Ủy ban nhân dân huyện Hóc Mơn, các cơ sở y tế trên địa bàn
huyện.
- Phương pháp khảo sát, phỏng vấn: khảo sát, phỏng vấn bằng hai hình thức:
+ Lập phiếu điều tra, phỏng vấn các đối tượng bao gồm: các hộ dân trên địa bàn
huyện Hóc Môn (50 phiếu); các tổ chức, cá nhân thu gom chất thải rắn trên địa bàn huyện
Hóc Mơn (10 phiếu); các cơ sở sản xuất, kinh doanh quy mô hộ gia đình (30 phiếu).
+ Số liệu khảo sát từ báo cáo của Phịng Tài ngun và Mơi trường huyện Hóc
Mơn; báo cáo của các cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ sở y tế, tổ chức thu gom, vận chuyển
chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Hóc Mơn.

8


- Phương pháp phân tích dữ liệu: từ những tài liệu khoa học, số liệu khảo sát,
phỏng vấn đã thu thập được, ứng dụng các phần mềm như excel để phân tích số liệu, các
phương pháp để đánh giá, dự đốn từ đó đưa ra các giải pháp.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Về lý luận:
Góp phần hệ thống những vấn đề lý luận quản lý nhà nước về chất thải rắn; xây

dựng phương án, bộ tiêu chí để phân tích, đánh giá cơng tác quản lý nhà nước về chất thải
rắn.
Về thực tiễn:
Dựa trên tài liệu, số liệu thu thập được và các phương pháp, luận văn đánh giá,
phân tích mặt làm được, mặt hạn chế, tìm ra ngun nhân hạn chế trong cơng tác quản lý
nhà nước về chất thải rắn trên địa bàn huyện Hóc Mơn.
Luận văn đề ra phương hướng, giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước
về chất thải rắn; giúp giảm chi phí vận chuyển, xử lý chất thải rắn; chất thải rắn được thu
gom, xử lý hiệu quả giúp giảm thiểu tình trạng ơ nhiễm mơi trường, nâng cao đời sống
cho người dân trên địa bàn huyện.
Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, bồi dưỡng cho các cán bộ quản lý
nhà nước về chất thải rắn, sinh viên ngành môi trường, ngành quản lý công…

9


CHƯƠNG I
CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TẾ VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CHẤT
THẢI RẮN TẠI CÁC ĐÔ THỊ
1. Chất thải rắn
1.1. Khái niệm
Theo khoản 19 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 định nghĩa về chất thải rắn
như sau: Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc bùn thải.
Chất thải rắn: Theo Giáo trình Quản lý và xử lý Chất thải rắn của PGS.TS Nguyễn
Văn Phước thì “Chất thải rắn (CTR) bao gồm tất cả các chất thải ở dạng rắn, phát sinh do
các hoạt động của con người và sinh vật, được thải bỏ khi chúng khơng cịn hữu ích hay
khi con người không muốn sử dụng nữa”.
1.2. Phân loại chất thải rắn
CTR có thể được phân loại bằng nhiều cách khác nhau như:
- Dựa vào nguồn góc phát sinh như: Chất thải rắn sinh hoạt, văn phịng, thương

mại, cơng nghiệp, đường phố, xây dựng…
- Phân loại dựa vào dặc tính tự nhiên như chất thải hữu cơ, chất thải vô cơ, chất
thải có thể cháy hoặc khơng có khả năng cháy,…
- Trong công tác Quản lý nhà nước hiện nay, chất thải rắn được phân loại thành
các nhóm cơ bản sau: Chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH), chất thải rắn công nghiệp thông
thường (CTRCNTT), chất thải rắn nguy hại (CTRNH), chất thải rắn y tế (CTRYT).
1.3. Nguồn gốc phát sinh
Chất thải rắn có nguồn gốc từ các hoạt động của con người, có thể xác định nguồn
gốc phát sinh CTR theo phân loại như sau:
- Chất thải rắn sinh hoạt: là chất thải phát sinh trong quá trình sinh hoạt thường
ngày của con người.
- Chất thải rắn công nghiệp thông thường: phát sinh từ các hoạt động sản xuất
của cơng ty, xí nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh, hoạt động xây dựng.
- Chất thải rắn nguy hại: phát sinh từ các hoạt động sản xuất của hoạt động sản
xuất của công ty, xí nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh, hoạt động xây dựng; hoạt động sản
xuất nơng nghiệp (bao bì thuốc bảo vệ thực vật), phát sinh từ hộ gia đình (pin thải, bao bì
hóa chất gia đình).
- Chất thải rắn y tế: phát sinh từ các hoạt động khám, chữa bệnh của các cơ sở y
tế (kim tiêm, lọ thuốc, mẫu bệnh phẩm,…); các loại chất thải chứa mầm bệnh lây nhiễm.
1.4. Quản lý chất thải rắn
1.4.1. Khái niệm
- Quản lý: Quản lý là quá trình chủ thể quản lý điều khiển, tác động lên đối tượng
quản lý bằng các phương pháp có tính hệ thống nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra. Quản
lý: Theo Từ điển Tiếng Việt, "quản lý" được hiểu là việc tổ chức và điều khiển các hoạt
động theo những yêu cầu nhất định.
- Quản lý chất thải: Theo Điều 3 của Luật bảo vệ môi trường 2014 thì “quản lý
chất thải” là q trình phịng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom, vân chuyển,

10



tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải. Cịn theo Cơng ước Basel (1989) về kiểm sốt, vân
chuyển xuyên biên giới các chất thải nguy hại và tiêu hủy chúng thì "quản lý chất thải” là
việc thu thập, vận chuyển và tiêu hủy các phế thải nguy hiểm hoặc các phế thải khác, bao
gồm cả việc giám sát các địa điểm tiêu hủy. Như vây, có thể hiểu quản lý chất thải nói
chung là một quy trình khép kín và tuần tự, chúng ln chịu sự giám sát chặt chẽ ở tất cả
các khâu. Việc quản lý chất thải được thực hiện bởi nhiều hoạt động khác nhau. Những
hoạt động này phải ln đảm bảo có sự gắn kết, chặt chẽ và tuần tự nhằm tiêu hủy triệt để
sự nguy hại của chất thải từ giai đoạn 10 phát sinh đến giai đoạn xử lý và tiêu hủy hoàn
toàn.
- Quản lý chất thải rắn: Theo Điều 3 khoản 1 Nghị định số 59/2007/NĐ- CP thì
"Hoạt động quản lý chất thải rắn bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư xây
dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vân chuyển,
tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có
hại đối với mơi trường và sức khoẻ con người".
- Quản lý chất thải rắn thông thường: Sau khi đã tìm hiểu các định nghĩa khác
nhau về quản lý chất thải, ta có thể đưa ra định nghĩa ph hợp về quản lý CTRTT như sau:
Quản lý chất thải rắn thơng thường là một q trình thực hiện liên tục các hoại động phân
loại, thu gom, vân chuyển, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy chất thải rắn
thông thường.
- Quản lý nhà nước là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do các cơ quan nhà
nước thực hiện nhằm xác lập một trật tự ổn định, phát triển xã hội theo những mục tiêu
mà tầng lớp cầm quyền theo đuổi.
- Quản lý nhà nước về chất thải rắn: Là một cơ cấu tổ chức nhà nước quản lý
chuyên trách về chất thải rắn có vai trị kiểm sốt các vấn đề có liên quan đến chất thải
rắn về quản lý hành chính, tài chính, luật lệ, quy hoạch và kỹ thuật.
1.4.2. Yêu cầu quản lý chất thải rắn
Tại khoản 1, Điều 72 Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 đã nêu: “Yêu cầu chung
về quản lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nguy hại và chất thải rắn công nghiệp thông
thường được quy định như sau:

a) Chất thải phải được quản lý trong tồn bộ q trình phát sinh, giảm thiểu, phân
loại, thu gom, lưu giữ, trung chuyển, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy;
b) Chủ nguồn thải chất thải nguy hại, chất thải rắn công nghiệp thông thường có
trách nhiệm tái sử dụng, tái chế, xử lý và thu hồi năng lượng từ chất thải hoặc chuyển
giao cho cơ sở có chức năng, giấy phép mơi trường phù hợp để xử lý;
c) Chủ nguồn thải chất thải công nghiệp phải kiểm sốt có trách nhiệm phân định
chất thải là chất thải nguy hại hoặc chất thải rắn công nghiệp thơng thường thơng qua
hoạt động lấy, phân tích mẫu do cơ sở có chức năng, đủ năng lực thực hiện theo quy định
của pháp luật Chất thải công nghiệp sau khi phân định phải được quản lý theo quy định
của pháp luật;
d) Chất thải đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của nguyên liệu, nhiên liệu,
vật liệu theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa được quản lý như
11


sản phẩm, hàng hóa và được phép sử dụng trực tiếp làm nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu
cho hoạt động sản xuất;
đ) Tổ chức, cá nhân vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nguy hại, chất
thải rắn công nghiệp thơng thường phải xử lý có trách nhiệm vận chuyển chất thải đến cơ
sở có chức năng, giấy phép môi trường phù hợp hoặc chuyển giao cho tổ chức, cá nhân
vận chuyển khác để vận chuyển đến cơ sở có chức năng, giấy phép mơi trường phù hợp;
e) Việc quản lý chất thải phóng xạ được thực hiện theo quy định của pháp luật về
năng lượng nguyên tử.”
1.4.3. Quy trình quản lý chất thải rắn

Chất thải rắn sinh hoạt
Tại khoản 1 Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định: Chất thải rắn
sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân được phân loại theo nguyên tắc sau: Chất thải
rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; Chất thải thực phẩm; Chất thải rắn sinh hoạt khác.


CTRSH

Phân loại
CTR có thể tái
chế

CTR thực phẩm

Bán/ cho

CTRSH khác
Thu gom trả chi phí
Chuyển giao cho
đơn vị thu gom

Chuyển giao cho
đơn vị thu gom
Bán/ vận chuyển

Vận chuyển
Trạm trung chuyển/
điểm hẹn tập kết rác

Cơ sở thu mua và
tái chế

Vận chuyển
Nhà máy xử lý
12



Chất thải sinh hoạt từ chủ nguồn thải sẽ được phân loại theo quy định của Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh, thành phố; Chất thải có thể tái chế sẽ được chuyển giao cho đơn vị thu
gom bằng hình thức cho hoặc bán, sau đó chất thải tái chế được sẽ được chuyển giao cho
các đơn vị tái chế; Chất thải thực phẩm (nếu không chuyển giao cho đơn vị tái chế), chất
thải rắn sinh hoạt còn lại sẽ được chuyển giao cho đơn vị/ cá nhân thu gom rác tại nguồn,
sau đó đơn vị/ cá nhân sẽ vận chuyển rác đến các điểm hẹn/ trạm trung chuyển do địa
phương quy định, cuối cùng chất thải được vận chuyển đến nhà máy xử lý (bãi chơn lấp,
lị đốt, nhà máy sản xuất phân bón…).
• Quy trình quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường
Tại khoản 1 Điều 81 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định: Chất thải rắn
cơng nghiệp thơng thường được phân loại thành các nhóm sau: Nhóm chất thải rắn cơng
nghiệp thơng thường được tái sử dụng, tái chế làm nguyên liệu sản xuất; Nhóm chất thải
rắn công nghiệp thông thường đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ
thuật được sử dụng trong sản xuất vật liệu xây dựng và san lấp mặt bằng; Nhóm chất thải
rắn cơng nghiệp thơng thường phải xử lý.

CTRCN thơng thường

Phân loại
CTR có thể tái chế,
san lấp

CTR khơng thể tái chế
Thu gom theo hợp đồng

Chuyển giao có chứng từ

Chuyển giao cho đơn vị
thu gom có chức năng


Chuyển giao cho đơn vị
thu gom có chức năng
Chuyển giao có chứng từ

Vận chuyển theo hợp đồng

Cơ sở thu mua/tái
chế/tái sử dụng…

Nhà máy xử lý

13


Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung,
cụm công nghiệp, cơ quan, tổ chức có phát sinh chất thải rắn cơng nghiệp thông thường
phải tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng và xử lý chất thải rắn công nghiệp thông
thường hoặc chuyển giao cho: cơ sở sản xuất sử dụng làm nguyên liệu sản xuất, san lấp
mặt bằng; cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường có chức năng phù hợp; cơ
sở vận chuyển chất thải rắn cơng nghiệp thơng thường đã có hợp đồng chuyển giao.

Quy trình quản lý chất thải rắn nguy hại
Tại khoản 1 Điều 83 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định: Chủ nguồn thải
nguy hại có trách nhiệm sau đây: Khai báo khối lượng, loại chất thải nguy hại trong hồ sơ
đề nghị cấp giấy phép môi trường hoặc nội dung đăng ký môi trường; Thực hiện phân
định, phân loại, thu gom, lưu giữ riêng và không để lẫn với chất thải không nguy hại, bảo
đảm không gây ô nhiễm môi trường; Tự tái sử dụng, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi
năng lượng theo quy định của pháp luật hoặc chuyển giao chất thải nguy hại cho cơ sở có
giấy phép mơi trường phù hợp để xử lý.


14


Chất thải nguy hại

Lưu chứa đúng quy định
Theo hợp đồng và quy
chuẩn theo quy định
Chuyển giao cho đơn
vị có chức năng

Tái chế, thu hồi năng
lượng, xử lý…theo
quy định

Theo hợp đồng và quy
trình theo quy định
Nhà máy xử lý có
chức năng


Quy trình quản lý chất thải rắn y tế
Chất thải rắn y tế phát sinh từ các cơ sở khám chữa bệnh được lưu giữ đúng quy
chuẩn kỹ thuật, sau đó được chuyển giao cho đơn vị có chức năng thu gom, xử lý theo
quy định.

Chất thải rắn y tế
Theo hợp đồng và quy
chuẩn theo quy định

Đơn vị thu gom, vận
chuyển có chức năng
Theo hợp đồng và quy
trình theo quy định
Nhà máy xử lý

15


2.
Tác động của chất thải rắn đến môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi
trường.
Chất thải rắn phát sinh gắn liền với hoạt động của con người, nghĩa là ở đâu có
con người, ở đó sẽ phát sinh chất thải rắn. Chất thải rắn nếu không được quản lý tốt chính
là ngun nhân hàng đầu gây ơ nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống của con
người.
2.1. Tác động của chất thải rắn đến môi trường tự nhiên
- Tác động đến môi trường đất và cảnh quan: Do đặc tính về kích thước (thơ) và
bao gồm cả các thành phần khó phân hủy theo thời gian (bền vững trong môi trường tự
nhiên) như nhựa, cao su, vải…, tác động dễ nhận biết nhất của CTR là ảnh hưởng đến
cảnh quan. Có thể dễ dàng tìm thấy rất nhiều hình ảnh về các bãi rác lộ thiên gây mất mỹ
quan tại các đô thị, khu dân cư, khu vực cơng cộng. Bên cạnh đó, khi CTRSH bị đổ thải
trực tiếp trên mặt đất như tại các bãi rác tự phát, sự phân hủy thành phần hữu cơ trong
điều kiện kỵ khí và dưới tác dụng của vi sinh vật sẽ tạo ra các axit hữu cơ làm axit hóa
(chua) đất. Ngồi ra, sự tích tụ các kim loại nặng và chất nguy hại trong đất do thấm từ
nước rỉ rác vào đất cũng góp phần gây ơ nhiễm mơi trường đất.
- Khi thải vào các nguồn nước mặt, CTRSH gây ra các vấn đề như sau:
+ Các chất nổi lên bề mặt nước gây mất cảnh quan, đồng thời cản trở sự truyền
ánh sáng, gây ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của các loại thực vật nước.
+ CTRSH lơ lửng trong nước, đặc biệt là các loại nhựa, dây buộc… quấn vào chân

vịt của tàu thuyền làm cản trở giao thông và là nguyên nhân gây chết các loại thủy hải
sản.
+ Các chất thải lắng xuống đáy làm tăng khối lượng trầm tích phải nạo vét hàng
năm. Quá trình phân hủy kỵ khí sinh ra các loại khí độc hại, đặc biệt là khí H2 S gây ngộ
độc cấp cho các loại thủy hải sản.
Tác động đến môi trường khơng khí: Q trình phân hủy các chất hữu cơ có khả
năng phân hủy sinh học (thực phẩm dư thừa, xác động thực vật…) trong CTRSH sẽ phát
sinh mùi khó chịu. Mùi có thể phát sinh từ các hợp chất sau:
- Hydro sunfua (H2S): H2 S là sản phẩm phân hủy kỵ khí của các loại đạm có
chứa lưu huỳnh, có mùi trứng thối và có thể đo được bằng các máy phân tích thơng
thường. Khi pH thấp hơn 6,0, H2S không bị phân ly và sẽ gây mùi hôi thối. Khi pH lớn
hơn 6,5, H2S bị phân ly hồn tồn thành HS- và S - và do đó khơng gây mùi hơi thối. Vì
bãi chơn lấp lâu ngày có pH cao (trên 8,0) nên khơng thể phát hiện H2S.
- Mercaptan: Đây cũng là các sản phẩm của quá trình phân hủy kỵ khí các loại
đạm có lưu huỳnh. Tuy nhiên, nồng độ của các chất này rất thấp trong khơng khí bãi chơn
lấp.
- Các loại axit béo bay hơi: Trong q trình phân hủy kỵ khí các chất hữu cơ
(cacbohydrat, protein và lipit), thường 3 loại axit béo sau được hình thành: axit axetic
(CH3 COOH – C2), axit propionic (CH3 CH2 COOH – C3) và axit butyric CH3 CH2
CH2 COOH – C4). Hỗn hợp của 3 loại này gây mùi hơi thối rất khó chịu, như tại các bãi
chôn lấp hiện nay. Tuy nhiên, các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam chưa
quy định ngưỡng đối với các chất này, và ít khi được phân tích do phương pháp phân tích
địi hỏi thiết bị chun biệt và có chi phí cao. Mặt khác, do đặc thù tạo khí của bãi chơn
16


lấp, trên đỉnh và gần bãi thường ít có mùi, nhưng ở khoảng cách xa hơn ngồi phạm vi
bãi thì mùi có độ đậm đặc hơn.
2.2. Tác động của chất thải rắn đến kinh tế - xã hội
Chi phí quản lý CTRSH ngày càng tăng: mỗi năm, các thành phố phải chi hàng

trăm đến hàng nghìn tỷ đồng để thực hiện các hoạt động quản lý CTRSH, bao gồm: thu
gom CTRSH tại các nguồn phát sinh; thu gom trên đường phố; trung chuyển và vận
chuyển; xử lý (chôn lấp); quét dọn và vệ sinh đường phố, nơi công cộng; vớt CTR trên
sông. Sự gia tăng dân số và sự phổ biến của các đồ dùng một lần đã khiến lượng CTRSH
ngày càng tăng, dẫn đến chi phí quản lý cũng tăng theo.
Hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh phải chi ngân sách mỗi năm từ 900 - 1.200 tỷ
đồng cho công tác quét dọn vệ sinh đường phố và thu gom vận chuyển CTRSH, 1.100 1.200 tỷ đồng cho hoạt động xử lý CTRSH, chủ yếu là chôn lấp (69% khối lượng), phần
còn lại được chế biến compost (20%) và đốt khơng thu hồi năng lượng (11%). Chi phí kể
trên là chi phí trực tiếp cho cơng tác quản lý CTRSH và chưa tính đến các chi phí về đất
(do tiền th đất khơng phải trả), chi phí khám và chữa bệnh cho người dân do ô nhiễm
gây nên, tai nạn do vận chuyển…
Tác động đến ngành du lịch: Tình trạng ô nhiễm môi trường do CTRSH, đặc biệt
là chất thải nhựa tại một số khu du lịch biển đang ngày càng gia tăng. CTRSH chưa được
thu gom, xử lý đúng quy định, dẫn tới tình trạng ơ nhiễm mơi trường, nhất là tại một số
bãi tắm ven bờ, gần khu dân cư, nhà hàng, khách sạn… Trong khi ý thức BVMT của
người dân và du khách còn hạn chế, thường xuyên xảy ra tình trạng vứt chất thải, thực
phẩm thừa bừa bãi trên các bãi tắm, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tiêu cực đến
tiềm năng khai thác du lịch địa phư ơng.
Giá trị kinh tế từ hoạt động tái chế Với nền kinh tế đang phát triển và thu nhập
chưa cao, các đô thị ở Việt Nam đã hình thành mạng lưới phân loại và thu gom phế liệu
rất rộng lớn và đa dạng. Việc tận dụng chất thải thành các nguồn nguyên liệu cho các
ngành sản xuất, năng lượng, bên cạnh sự đóng góp cho tăng trưởng kinh tế cịn góp phần
giảm khai thác tài ngun và nhiên liệu không tái tạo. Một trong những thế mạnh của lĩnh
vực tái chế phế liệu là tạo nên nhiều việc làm với vốn đầu tư thấp và nguồn nhân lực
không cần đào tạo kỹ thuật cao. Theo số liệu điều tra chưa đầy đủ (Sở TNMT Thành phố
Hồ Chí Minh, 2011), tại Thành phố Hồ Chí Minh, khoảng hơn 1.200 cửa hàng thu mua
phế liệu đã tạo việc làm cho khoảng 12.000 - 15.000 người lao động đơn giản và trên địa
bàn 24 quận huyện đã hình thành một lực lượng thu gom phế liệu khoảng 5.000 - 6.000
người (trung bình 250 - 300 người/ quận).
Gây xung đột, bất ổn xã hội Nhiều năm qua, các vụ việc xung đột xã hội có

nguyên nhân từ CTRSH vẫn thường xuyên diễn ra, chủ yếu phát sinh do việc lưu giữ, vận
chuyển, xả thải, chơn lấp CTRSH, điển hình là những vụ việc gần đây tại Hà Nội và
Thành phố Hồ Chí Minh khi dân phản đối do vấn đề ô nhiễm tại các cơ sở xử lý CTRSH.
2.3. Tác động của chất thải rắn đến sức khỏe cộng đồng
Quản lý chất thải rắn không tốt tác động trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng tại các
khu vực phát sinh chất thải như các làng nghề, khu công nghiệp, tại các khu vực xung
quanh nhà máy xử lý rác thải, trạm trung chuyển rác. Người dân tại các khu vực này phải
chịu tác động của mùi hôi, ô nhiễm nguồn nước, ơ nhiễm khơng khí, người sinh sống ở
17


các khu vực trên dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, nhiễm khuẩn, ung thư hơn. Hiện
nay, khoảng 71% khối lượng CTRSH thu gom trên cả nước được xử lý bằng phương
pháp chơn lấp, trong đó chỉ có khoảng 20% là bãi chơn lấp hợp vệ sinh, cịn lại là các bãi
chôn lấp không hợp vệ sinh hoặc các bãi tập kết chất thải cấp xã (Bộ TNMT, 2019c). Bãi
chơn lấp là nơi thích hợp cho các lồi chuột bọ, ruồi nhặng, các loại sinh vật gây bệnh
phát triển và cư trú. Với chu kỳ sinh trưởng rất ngắn, các loại sinh vật này sẽ là nguồn lan
truyền bệnh tật đối với khu vực dân cư xung quanh nếu khơng được quản lý hợp lý. Các
lồi vi sinh vật gây bệnh và vi sinh vật hoại sinh là căn nguyên chủ yếu gây các bệnh
nhiễm khuẩn đường hô hấp và các bệnh đường hô hấp khác như hen phế quản, viêm
đường hô hấp, dị ứng, ung thư phổi. Vi sinh vật trong khơng khí chịu nhiều ảnh hưởng
của các yếu tố về địa hình, khí hậu, các nguồn chất thải lỏng và rắn, các nguồn gốc tạo ra
bụi và các hạt mang vi sinh vật.
Những nghiên cứu ban đầu về ảnh hưởng của CTRSH đến sức khỏe của dân cư
thuộc khu vực bãi chơn lấp Đơng Thạnh, huyện Hóc Mơn, Thành phố Hồ Chí Minh
(CENTEMA, 1997) cho thấy CTRSH có liên quan đến các nhóm bệnh chính như nhiễm
trùng đường hơ hấp, nhiễm trùng đường tiêu hóa, bệnh lý ngồi da, nhiễm trùng mắt… và
đặc biệt đối với nhóm người chuyên nhặt rác.
3.
Quản lý Nhà nước đối với chất thải rắn

3.1. Khái niệm quản lý Nhà nước về chất thải rắn
Quản lý nhà nước là hoạt động có tổ chức và định hướng để thực hiện quyền lực
nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi của con người nhằm duy trì phát triển
các quan hệ xã hội theo trật tự pháp luật do các cơ quan trong hệ thống Chính phủ từ
trương ương đến cơ sở tiến hành. Quản lý nhà nước mang tính xã hội. Nhà nước chịu
trách nhiệm trước nhân dân về các mặt của đời sống kinh tế - xã hội.
Quản lý nhà nước về chất thải rắn có đầy đủ các đặc điểm của hoạt động quản lý
nhà nước, ngoài ra cịn có những đặc điểm riêng mà chỉ có về chất thải rắn như quản lý
nhà nước về phân loại, thu gom, vận chuyển, phí, hợp đồng.
Quản lý nhà nước về chất thải rắn xác định rõ chủ thể là Nhà nước, bằng chức
trách, nhiệm vụ và quyền hạn của mình đưa ra các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh
tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm đảm bảo việc quản lý tốt chất thải rắn và phát triển
bền vững kinh tế - xã hội của quốc gia. Đối tượng của quản lý nhà nước về chất thải rắn
là các chủ nguồn thải và đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn. Các chủ nguồn
thải phát sinh ra chất thải rắn từ sinh hoạt thường ngày, hoạt động sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ của mình phải thực hiện việc lưu giữ và thải, bỏ chất thải rắn quy định và có trách
nhiệm đăng ký hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý cũng như chi trả chi phí theo quy
định. Các đơn vị phải thực hiện việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn cũng phải
hoạt động theo quy trình, tiêu chuẩn và thu chi phí theo quy định. Hoạt động quản lý nhà
nước về chất thải rắn phải phù hợp với đặc điểm và điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa
phương. Hoạt động này lấy cơ sở pháp lý là Luật, Nghị định, Thông tư,… về bảo vệ môi
trường, quản lý chất thải.
Quản lý nhà nước về chất thải rắn là một u cầu khơng thể thiếu trong việc duy
trì phát triển và ổn định kinh tế - xã hội, đảm bảo vệ sinh môi trường và tạo vẻ mỹ quan
đô thị, xanh - sạch - đẹp.
18


3.2. Mục tiêu quản lý Nhà nước về chất thải rắn
Trong hệ thống các chủ thể quản lý xã hội, nhà nước là chủ thể duy nhất quản lý

xã hội toàn dân, toàn diện bằng pháp luật. Cụ thể như sau:
Chủ thể quản lý nhà nước nói chung và quản lý chất thải rắn nói riêng là các cơ
quan, tổ chức trong bộ máy nhà nước được trao quyền gồm: cơ quan lập pháp, cơ quan
hành pháp, cơ quan tư pháp.
Đối tượng quản lý của nhà nước là toàn bộ những người sống và làm việc trong
phạm vi lãnh thổ quốc gia, bao gồm công dân và những người không phải là cơng dân.
Nhà nước quản lý tồn diện là nhà nước quản lý toàn bộ các lĩnh vực của đời sống
xã hội theo nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thồ. Nhà nước
quản lý toàn bộ các lĩnh vực đời sống xã hội có nghĩa là các cơ quan quản lý điều chỉnh
mọi khía cạnh hoạt động của xã hội trên cơ sở pháp luật quy định.
Nhà nước quản lý bằng pháp luật là nhà nước lấy pháp luật làm công cụ xử lý các
hành vi vi phạm pháp luật theo luật định một cách nghiêm minh.
Mục tiêu của quản lý nhà nước là phục vụ nhân dân, đảm bảo sự ổn định và phát
triển của xã hội.
Vậy, tác giả đồng ý với khái niệm quản lý nhà nước được nêu trong Giáo trình Lý
luận hành chính nhà nước như sau: Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt,
mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật và chính sách để điều chỉnh hành vi
của cá nhân, tổ chức trên tất cả các mặt của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy
nhà nước thực hiện, nhằm phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội.
Từ quan điểm trên, tác giả đưa ra khái niệm về quản lý nhà nước về chất thải rắn
như sau: Quản lý nhà nước về chất thải rắn là một dạng của quản lý nhà nước, sử dụng
pháp luật và chính sách để điều chỉnh hành vi của cá nhân, tổ chức nhằm đảm bảo việc
quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt được kiểm sốt, hướng tới bảo vệ mơi trường và
phát triển bền vững
3.3. Nguyên tắc quản lý Nhà nước về chất thải rắn
Các nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước mang các tính chất sau :
Tính chính trị sâu sắc vì nó được ghi trong các Nghị quyết của Đảng.
Tính pháp lý và bắt buộc thi hành vì nó được cụ thể hóa qua các văn bản pháp luật.
Tính khách quan bởi vì chúng được xây dựng, đúc kết từ thực tế cuộc sống và
phản ánh các quy luật phát triển khách quan.

Tính chủ quan bởi vì chúng được xây dựng bởi con người mà con người dựa trên
những nhận thức chủ quan để xây dựng.
Tính ổn định cao nhưng không phải là nguyên tắc bất di bất dịch. Nó gắn liền với
q trình phát triển của xã hội, tích lũy kinh nghiệm, thành quả của khoa học về quản lý
hành chính nhà nước.
Tính độc lập tương đối với chính trị. Hệ thống chính trị của nhà nước Việt nam
được thực hiện thông qua: các tổ chức chính trị xã hội (Ðảng, Mặt trận tổ quốc…), và bộ
máy nhà nước (Lập pháp, hành pháp, tư pháp). Trong hệ thống nguyên tắc quản lý hành
19


chính nhà nước có cả những ngun tắc riêng, đặc thù trong hoạt động quản lý hành
chính nhà nước. Tuy nhiên giữa hoạt động chính trị và quản lý nhà nước có mối quan hệ
hữu cơ chặt chẽ. Các quan điểm chính trị là cơ sở của việc tổ chức hoạt động quản lý
hành chính nhà nước và hoạt động quản lý hành chính nhà nước thực hiện tốt khơng chỉ
đòi hỏi được trên pháp luật (luật), mà còn phải thực hiện đúng đắn các quan điểm chính
trị (chính sách).
Tính hệ thống. Mỗi nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước có nội dung riêng,
phản ánh những khía cạnh khác nhau của quản lý hành chính nhà nước. Tuy nhiên, những
nguyên tắc này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một thể thống nhất. Việc thực
hiện tốt nguyên tắc này sẽ tạo tiền đề cho việc thực hiện có hiệu quả ngun tắc khác. Vì
thế nên các ngun tắc quản lý hành chính nhà nước ln thể hiện tính hệ thống, tính
thống nhất và đây là một thuộc tính vốn có của chúng.
3.4. Nội dung quản lý Nhà nước đối với chất thải rắn
3..4.1. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về quản lý chất thải rắn.
Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, là việc nhà nước sử dụng các quy định
pháp luật để điều chỉnh quan hệ xã hội. Lấy pháp luật là thước đo các hành vi trong xã
hội, những hành vi lệch chuẩn đều bị xử lý theo quy định của pháp luật. Thông qua pháp
luật, nhà nước điều hành xã hội phát triển theo ý chí của mình. Nhà nước quản lý xã hội
bằng pháp luật bằng việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định về các vấn

đề trong xã hội. Tương tự đối với việc quản lý chất thải rắn, để quản lý nhà nước về chất
thải rắn, đầu tiên phải xây dựng hệ thống quy định pháp luật về chất thải rắn.
Nhà nước xây dựng và ban hành theo thẩm quyền hệ thống các văn bản quy phạm
pháp luật làm công cụ quản lý CTRSH, nhằm tác động đến các chủ thể trong xã hội tham
gia vào các quá trình phát sinh và xử lý CTRSH nhằm định hướng, điều chỉnh, kiểm sốt
q trình này và đảm bảo sự phát triển chung của toàn xã hội. Đồng thời tạo hành lang
pháp lý cho các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân áp dụng thống nhất trên phạm vi
toàn xã hội. Việc ban hành, hướng dẫn, tổ chức và thực hiện các văn bản quy phạm pháp
luật hướng vào các nội dung chính dƣới đây:
Rà sốt và ban hành đồng bộ các văn bản dƣới luật, các quy định pháp luật để
nâng cao hiệu quả quản lý CTRSH.
Ban hành các chính sách về thuế, chính sách hỗ trợ nhằm khuyến khích các công
nghệ mới, tiên tiến trong công tác xử lý CTRSH.
Thống nhất quy định về phí đối với CTRSH.
Thể chế hóa việc giải quyết các vấn đề về phát triển kinh tế và bảo vệ mơi trường
có liên quan đến CTRSH trong các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của từng địa
phươngvà trong cả nước.
Một số Luật, quy định, chính sách trong lĩnh vực mơi trường nói chung, quản lý
chất thải rắn nói riêng đã được ban hành:
Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020;
20


Nghị định 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường
Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
bảo vệ mơi trường
Thơng tư 02/2022/TT-BTNMT hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường do Bộ trưởng
Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Chỉ thị 41/CT-TTg năm 2020 về giải pháp cấp bách tăng cường quản lý chất thải
rắn do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Chỉ thị 33/CT-TTg năm 2020 về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và
giảm thiểu chất thải nhựa do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định số 2149/2009/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng
chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm
2015, tầm nhìn đến năm 2050.
Khi xây dựng hệ thống quy định pháp luật, chính sách về quản lý chất thải rắn
phải đảm bảo sự thống nhất từ trung ương đến địa phương; không để xảy ra tình trạng
chồng chéo, khơng thống nhất giữa các cấp, các ngành, các nơi dẫn đến chính sách khơng
đạt được hiệu quả, quy định không thể thi hành.
3.4.2. Tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực để thực hiện quản lý chất thải rắn.
Để thực hiện thống nhất việc quản lý nhà nước đối với chất thải rắn thì cần có một
hệ thống cơ quan quản lý tương ứng từ trung ương đến địa phương bao gồm: Quốc hội,
Chính phủ, Các bộ chuyên ngành tham gia vào các nhiệm vụ quản lý CTRSH bao gồm cả
các bộ như Bộ Tài nguyên và Mơi trường, Bộ Tài Chính, Bộ Nơng nghiệp và Phát triển
nông thôn, Bộ Công thương,… cơ quan quản lý chuyên trách tại địa phương bao gồm
UBND các cấp và các Sở Ban Ngành.
Cần có sự phân cơng, phân cấp cụ thể giữa trung ương và địa phương, giữa các bộ,
ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan để tránh sự chồng chéo, trùng lặp hay thậm chỉ
bỏ sót nhiệm vụ. Mặt khác, quản lý nhà nước là một công việc rất phức tạp, không chỉ
một cơ quan duy nhất nào có thể làm được mà địi hỏi sự tham gia, phối hợp của nhiều
ngành, nhiều đơn vị.
Công tác quản lý nhà nước trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng đòi hỏi phải đáp ứng
điều kiện về nguồn nhân lực thì mới đạt được hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý.
Điều 153 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã nêu:
Nhà nước ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực bảo vệ môi trường; đầu tư
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý, người làm công tác kỹ thuật về
bảo vệ mơi trường; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia giáo dục về bảo vệ môi
trường và đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực về bảo vệ môi trường.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định nội dung, chương trình giáo dục, đào tạo về bảo vệ môi trường

và phát triển nguồn nhân lực bảo vệ môi trường.

21


Do vậy việc xây dựng nguồn nhân lực phục vụ công tác quản lý nhà nước về chất
thải rắn là nội dung cơ bản phải thực hiện.
3.4.3. Giáo dục và truyền thông về quản lý chất thải rắn.
Quản lý chất thải rắn là một nội dung của công tác bảo vệ mơi trường. Do đó việc
thực hiện Giáo dục và truyền thông về môi trường bao gồm công tác quản lý chất thải
rắn.
Mục 4 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã nêu:
- Nội dung, chương trình giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân được tích hợp,
lồng ghép kiến thức, pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Truyền thông, phổ biến kiến thức, tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi trường
được thực hiện thường xuyên và rộng rãi.
- Bộ Tài ngun và Mơi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, tổ
chức chính trị - xã hội, cơ quan truyền thơng, báo chí có trách nhiệm truyền thơng, phổ
biến kiến thức, tun truyền pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Bộ, cơ quan ngang Bộ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Mơi trường, các
cơ quan truyền thơng, báo chí có trách nhiệm truyền thông, phổ biến kiến thức, tuyên
truyền pháp luật về bảo vệ môi trường thuộc lĩnh vực quản lý.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan truyền thơng, báo chí
có trách nhiệm truyền thông, phổ biến kiến thức, tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi
trường trên địa bàn.
3.4.4. Ban hành hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn trong quản lý chất thải rắn.
Khoản 3 Điều 97 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã quy định Quy chuẩn kỹ
thuật môi trường về quản lý chất thải bao gồm: Nhóm quy chuẩn kỹ thuật mơi trường về
chất thải nguy hại; Nhóm quy chuẩn kỹ thuật môi trường về bãi chôn lấp chất thải rắn;
Nhóm quy chuẩn kỹ thuật mơi trường về cơng trình, thiết bị xử lý nước thải tại chỗ;

Nhóm quy chuẩn kỹ thuật mơi trường về lị đốt chất thải; Nhóm quy chuẩn kỹ thuật mơi
trường về đồng xử lý chất thải; Nhóm quy chuẩn kỹ thuật mơi trường về xử lý, tái chế
chất thải.
Điều 104 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định về xây dựng, thẩm định và
công bố tiêu chuẩn môi trường như sau:
- Thẩm quyền, trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định tiêu chuẩn môi trường thực
hiện theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức xây dựng và đề nghị thẩm định tiêu chuẩn
quốc gia về môi trường.
- Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định và công bố tiêu chuẩn quốc gia về
môi trường.
- Cơ quan, tổ chức xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở về môi trường theo quy
định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
3.4.5. Quy hoạch quản lý chất thải rắn.
Quy hoạch quản lý chất thải rắn là công tác điều tra, khảo sát, dự báo nguồn và
tổng lượng phát thải các loại chất thải rắn; xác định vị trí quy mơ các điểm thu gom, trạm
trung chuyển, tuyến và cự ly vận chuyển, các nhà máy xử lý; xác định phương thức thu
gom, xử lý chất thải rắn; xây dựng kế hoạch và nguồn lực nhằm xử lý triệt để chất thải
22


rắn. Quy hoạch quản lý chất thải rắn cấp vùng, liên tỉnh, liên đô thị, vùng kinh tế trọng
điểm do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Xây dựng phê
duyệt. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, Thành phố trực
thuộc Trung ương và các ngành liên quan tổ chức lập quy hoạch quản lý chất thải rắn cấp
vùng, liên tỉnh, liên đô thị và vùng kinh tế trọng điểm. Quy hoạch quản lý chất thải rắn
các cấp phải được công khai theo quy định của pháp luật về quy hoạch xây dựng.
Mục đích của quản lý nhà nước về CTRSH về cơ bản chính là quản lý tồn diện
q trình xử lý CTRSH từ khâu phát sinh cho đến lúc xử lý xong. Do đó, quản lý vấn đề
phát sinh, phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH là một nội dung mấu chốt

trong quản lý nhà nước về CTRSH.
Xu thế quản lý CTR hiện này đó là quản lý tổng hợp CTR. Quản lý tổng hợp
CTR là quản lý tồn bộ vịng đời chất thải từ khi phát sinh đến khi xử lý cuối cùng, bao
gồm phòng ngừa, giảm thiểu, phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý cuối cùng
nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe con người, bả mơi trường, tiết kiệm tài nguyên, thích
ứng với biến đổi khí hậu và hướng tới sự phát triển bền vững của đất nước
3.4.6. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật trong công tác quản lý chất thải rắn.
Việc thanh tra, kiểm tra giữ vai trị kiểm sốt, đánh giá tính chính xác của các số
liệu, thơng tin về hoạt động quản lý CTRSH; phát hiện, ngặn chặn và xử lý kịp thời các
hành vi vi phạm các quy định của pháp luật trong bảo vệ mơi trường nói chung và quản
lý CTRSH nói riêng. Có nhiều đơn vị chịu trách nhiệm thanh tra bao gồm: thanh tra
Chính phủ, thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành. Việc thanh tra, kiểm tra được
tiến hành thường xuyên, theo kế hoạch và theo quy định hoặc trong các trường hợp bị tố
cáo vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về bảo vệ mơi trường.
Ngồi ra, cơ quan quản lý nhà nước cịn có trách nhiệm giải quyết các tranh chấp,
khiếu nại, tố cáo về bảo vệ môi trường cũng như CTRSH. Mọi tổ chức, các nhân đều có
quyền khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện ra tòa án khi phát hiện hành vi vi phạm.
4.
Kinh nghiệm quản lý Nhà nước đối với chất thải rắn
4.1. Trên thế giới
Nhật Bản
Theo Waste Atlas, Nhật Bản xả tổng cộng 45.360.000 tấn rác mỗi năm, xếp thứ 8
trên thế giới. Do không có nhiều đất để chơn rác như Mỹ và Trung Quốc, Nhật Bản buộc
phải dựa vào giải pháp khác là đốt rác. Nước này đã sử dụng đốt bằng tầng sơi, phương
pháp hiệu quả để đốt những vật liệu khó cháy. Ngoài ra, 20,8% tổng lượng rác thải hàng
năm được Nhật Bản đưa vào tái chế, đặc biệt là các chai nhựa tổng hợp polyethylene
terephthalate (PET). PET là vật liệu phổ biến để sản xuất chai đựng nước uống trong các
máy bán hàng tự động và cửa hàng tạp hóa trên khắp đất nước Nhật. Nhiều công ty Nhật
Bản đang tăng cường sử dụng nhựa từ chai PET cũ để sản xuất mới. Chai lọ PET chưa
trải qua quá trình lọc có thể được chuyển thành sợi may quần áo, túi, thảm và áo mưa.

Đóng góp vào thành cơng trong hệ thống quản lý, xử lý CTR của Nhật Bản phải
kể đến chính sách phân loại rác ngay từ đầu và áp dụng công nghệ xử lý, tái chế rác hiện
đại. Với mục tiêu “không rác thải” vào năm 2020, việc phân loại, thu gom, xử lý được

23


Nhật Bản quan tâm thực hiện. Theo đó, rác được phân loại thành rác cháy được, không
cháy được, vô cơ không tái chế được và rác tái tạo được, nguy hại, cồng kềnh.
Trên mỗi thùng rác đều dán hình ảnh minh họa cho biết thùng rác đó được phép bỏ
loại rác nào, vì thế hầu hết các sản phẩm của Nhật Bản đều có hình minh họa thùng rác
trên bao bì. Các hộ gia đình ở Nhật Bản đều được phát bảng hướng dẫn phân loại rác chi
tiết, trong đó, rác thải từ nhà bếp (chiếm khối lượng nhiều nhất) sẽ được thu gom theo các
ngày quy định trong tuần (2-3 lần/tuần). Các loại rác khác sẽ được đóng vào túi, mỗi túi
đều ghi tên của các hộ gia đình. Nếu sau khi kiểm tra, túi rác của hộ gia đình nào chưa
phân loại đúng sẽ bị trả lại, sau đó, sẽ được nhắc nhở thêm về cách phân loại rác. Các loại
túi nhựa, bao bì sẽ được các hộ sửa sạch, treo lên cho khô ráo và cho vào túi mang đến
các điểm thu gom. Công tác này sẽ làm cho khâu phân loại và kiểm kê rác thải của các
đơn vị xử lý rác thải trở nên đơn giản và nhanh hơn.
Hàn Quốc
Ở Hàn Quốc, chất thải được quản lý theo hệ thống kép. Chính quyền địa phương
chịu trách nhiệm xử lý chất thải sinh hoạt cuối cùng, trong khi đó, người thải chất thải
cơng nghiệp chịu trách nhiệm xử lý cuối cùng. Luật Quản lý chất thải của Hàn Quốc
được thành lập năm 1986, thay thế cho Luật BVMT (1963) và Luật Ô nhiễm (1973). Luật
này nhằm giảm chất thải chung theo hệ thống phân cấp chất thải (hoặc 3R) tại Hàn Quốc.
Luật Quản lý chất thải áp dụng cho một hệ thống phí xử lý chất thải dựa trên khối lượng,
có hiệu lực đối với chất thải sinh hoạt và công nghiệp (hoặc chất thải rắn đơ thị). Theo
đó, tất cả các chất thải phải được loại bỏ theo quy định của địa phương, các túi đựng chất
thải riêng biệt được sử dụng khi các hộ gia đình xử lý chất thải này (gửi đến các cơ sở đốt
rác hoặc chôn lấp). Các loại rác thải lớn được yêu cầu phải mua nhãn dán tại các cơ quan

quản lý ở địa phương, sau đó được gắn vào vật phẩm trước khi vứt bỏ, hoặc những mặt
hàng lớn có thể được giao cho các đại lý thu gom chất thải chuyên dụng.
Trẻ em Hàn Quốc được gia đình và nhà trường giáo dục từ nhỏ về “văn hóa đổ
rác” thơng qua cách nhận biết các chất liệu, thu gom, phân loại rác và ý thức để rác đúng
nơi, đúng chỗ. Màu sắc của túi đựng rác ở mỗi địa phương cũng khác nhau… Từ năm
1993, Hệ thống hồn trả tiền đặt cọc đã được thơng qua để thúc đẩy việc thu gom và tái
sử dụng các loại chai lọ đã qua sử dụng bằng cách hoàn trả tiền đặt cọc chai lọ được thu
gom cho người tiêu dùng. Việc thu gom rác thải sinh hoạt được quy định theo giờ và
ngày cụ thể. Hệ thống phí xử lý chất thải dựa trên khối lượng (VBWF) được Chính phủ
Hàn Quốc triển khai năm 1995. Điều này đã được thực hiện trong một nỗ lực để giảm
phát sinh chất thải và khuyến khích tái chế. Chất thải được thu gom trong các túi tổng
hợp, rác tái chế được phân tách và phân loại trong các thùng tái chế. Tất cả các chất thải
(ngoại trừ vật liệu tái chế, vật dụng cồng kềnh và than bánh, than đá) đều được xử lý theo
hệ thống VBWF.
Bộ Môi trường Hàn Quốc (MOE) đã thúc đẩy chính sách chống lãng phí năng
lượng để tăng tỷ lệ tự cung, tự cấp nhằm giảm chi phí xử lý chất thải thơng qua đốt rác và
chơn lấp. Để tạo ra điện, nhiên liệu và sưởi ấm, khí thải, phế liệu gỗ, chất thải gia đình và
các chất thải khác được chuyển đổi thành năng lượng. Sản xuất năng lượng thông qua
chất thải rẻ hơn 10% so với năng lượng mặt trời và rẻ hơn 66% so với năng lượng gió.
Điều này chứng tỏ rằng cách sản xuất năng lượng là hiệu quả nhất. Năm 2012, chỉ có
24


3,18% năng lượng mới và tái tạo được sản xuất, nhưng Chính phủ Hàn Quốc hy vọng sẽ
tăng tỷ lệ này lên 20% vào năm 2050. Các công nghệ biến chất thải thành năng lượng có
thể được chia thành ba nhóm chính dựa trên q trình chuyển đổi được sử dụng gồm
nhiệt hóa học, hóa lý và sinh hóa. Hơn nữa, việc chôn lấp hợp vệ sinh cùng với việc thu
gom và sử dụng khí sinh học được sản xuất là một phần quan trọng trong quản lý chất
thải, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Bioethanol được sản xuất từ chất thải thơng
qua q trình lên men cũng có thể được sử dụng để sản xuất năng lượng.

Úc
Năm 2018, Chính phủ Úc đã ban hành “Chính sách xử lý chất thải quốc gia –
Càng ít rác thải, càng nhiều tài nguyên” thể hiện quan điểm về một nền kinh tế tuần hoàn,
chuyển từ ‘lấy, thực hiện, sử dụng” thành cách tiếp cận theo vịng đời, chu trình, mục tiêu
duy trì giá trị tài nguyên càng lâu càng tốt. Chính sách chất thải quốc gia năm 2018 cung
cấp khung pháp lý thiết lập các nội dung thực hiện cho các doanh nghiệp, chính phủ,
cộng đồng và cá nhân để thực hiện cho đến năm 2030.
Năm nguyên tắc sau đây làm cơ sở cho việc quản lý chất thải, tái chế và thu hồi tài
nguyên trong nền kinh tế tuần hồn tại Úc: (i) Tránh lãng phí: Ưu tiên tránh lãng phí,
khuyến khích sử dụng, tái sử dụng và sửa chữa hiệu quả; Thiết kế các sản phẩm để giảm
thiểu chất thải theo hướng có thời gian sử dụng lâu dài đồng thời dễ dàng thu hồi vật liệu
khi thải bỏ; (ii) Cải thiện phục hồi tài nguyên: Cải thiện hệ thống và quy trình thu gom
nguyên liệu để tái chế; Cải thiện chất lượng vật liệu tái chế để sản xuất; (iii) Tăng cường
sử dụng vật liệu tái chế và xác định nhu cầu và thị trường cho các sản phẩm tái chế; (iv)
Quản lý tốt hơn các luồng vật chất để mang lại lợi ích cho sức khỏe con người, môi
trường và nền kinh tế; (v) Cải thiện hệ thống thông tin để hỗ trợ đổi mới, hướng dẫn đầu
tư và tiếp cận đến người tiêu dùng.
Đài Loan
Đầu năm 1984, Chính phủ Đài Loan đã quan tâm tới quản lý và xử lý CTR. Để
quản lý hiệu quả việc xử lý chất thải, Chính phủ Đài Loan đã đưa ra “Kế hoạch quản lý
và xử lý chất thải”, bước đầu tập trung vào việc chôn lấp CTR tại các bãi chôn lấp. Năm
1998, Luật về tái chế chất thải được ban hành. Tuy nhiên, đầu những năm 1990 cùng với
sự pháttriển kinh tế và khoa học công nghệ, Đài Loan đã chuyển từ chôn lấp rác thải lộ
thiên sang công nghệ đốt. Nhiều khu vực dân cư tại Đài Loan đã lắp camera nhằm đảm
bảo các hộ dân thực hiện đúng quy trình phân loại rác thải. Những người vi phạm lần đầu
sẽ được nhắc nhở bằng thơng báo, nếu tái diễn thì họ sẽ bị phạt. Chính phủ cũng khuyến
khích người dân tố cáo những hành vi vi phạm khi tặng 50% phí phạt cho người tố giác.
Ở đây, mọi loại rác đều phải phân thành ba loại: Một túi để đựng rác có thể tái chế
(giấy vụn, báo cũ, chai nhựa, lọ thủy tinh…); một túi là những rác không tái chế và một
túi là thức ăn thừa, hay còn gọi là rác nhà bếp. Nếu hộp cơm cịn dầu mỡ thì phải dùng

nước rửa chén rửa sạch, sau đó để khơ rồi mới cho vào túi rác. Luật pháp Đài Loan quy
định, người dân phải phân rác thải thành các loại như sau: Loại rác có hình dạng lớn, rác
thải được tái sử dụng, thức ăn thừa và rác thải khác. Rác thải được các hộ gia đình phân
loại thành các loại riêng, hàng ngày vào khung giờ cố định sẽ có 2 xe rác đi cùng nhau
đến các điểm ở khu dân cư để thu gom. Xe rác thường có dịng chữ “Khơng phân loại rác,
không được vứt rác”. Khi xe rác đến, túi rác tái chế sẽ được đưa tận tay cho nhân viên vệ
25


×