NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
Bệnh tiểu đường tên gọi y khoa là bệnh đái tháo đường, bệnh rất phổ biến hiện
nay. Ở Việt Nam hiện nay số người mắc khoảng hơn 4% dân số, người ở thành thị có
tỉ lệ người mắc cao hơn người sống vùng nơng thơn. Qua điều tra của Dự án phịng
chống bệnh đái tháo đường thực hiện ở Thị Trấn năm 2010, 2011 ở 04 ấp với tổng số
500 người, có 175 số người mắc, chiếm 35%; số người ở dạng tiền đái tháo đường là
107 (có rối loạn chuyển hóa đường hoặc hấp thu đường) chiếm tỉ lệ 21,4%,). Tuy
nhiên, đây chỉ là con số nhỏ vì số người mắc bệnh mà khơng biết chiếm tới 65%. Do
đó chúng tơi nhận thấy cần phải cung cấp một số thông tin cần thiết một số điều cần
biết về bệnh tiểu đường để cá nhân tự phịng chống hoặc nếu có mắc bệnh tiểu đường
cũng biết cách sống cho phù hợp với bệnh tiểu đường.
Bệnh tiểu đường là tình trạng rối loạn chuyển hóa đường glucose trong cơ thể,
làm đường huyết tăng cao, vượt quá ngưỡng thận, làm đường theo nước tiểu thoát ra
ngồi, từ đó gây ra rối loạn chuyển hóa các chất khác làm tổn thương, bệnh lý ở hệ
thống tim mạch, thần kinh, thận, mắt, viêm tắc hoại tử các đầu chi và tổn thương não
gây hôn mê do đái tháo đường.
Bệnh tiểu đường, có nhiều cách phân loại, để đơn giản hóa chia ra gồm có
02 nhóm bệnh:
- Bệnh tiểu đường ở người trẻ tuổi gọi là bệnh tiểu đường týp 1, phụ thuộc
insuline, nguyên nhân do tuyến tụy không tiết đủ insuline để vận chuyển đường
glucose từ máu vào các tế bào, làm nồng độ đường glucose tăng cao trong máu, vượt
ngưỡng của thận làm đường theo nước tiểu ra ngồi. Nhóm này chiếm khỏang 5% tỷ
lệ người mắc bệnh, có liên quan đến gen di truyền, nhiễm vi-rút, vi khuẩn hoặc do tự
miễn.
- Bệnh tiểu đường ở người lớn tuổi gọi là bệnh tiểu đường týp 2, không phụ
thuộc insuline, tức tuyến tụy tiết đủ insuline nhưng cơ thể đề kháng với insuline làm
giảm mức chuyển hóa đường, làm nồng độ đường glucose trong máu tăng cao, vượt
ngưỡng của thận làm đường theo nước tiểu ra ngoài. Nhóm này chiếm khoảng 95% tỷ
lệ người mắc bệnh và có liên quan nhiều đến phong cách sống.
Làm sao biết được mình bị tiểu đường:
Khi phát hiện mình có một trong những dấu hiệu sau là có khả năng mắc bệnh
tiểu đường:
- Dấu hiệu 5 nhiều: ăn nhiều, đói nhiều; uống nhiều, khát nhiều; tiểu nhiều; gầy
nhiều, sụt cân nhanh khơng giải thích được; đồng thời sức khỏe yếu nhiều, khả năng
là việc suy giảm rõ; hoặc thường buồn nôn và ói; thường nhiễm trùng ngồi da; vết
thuơng, vết trầy xước rất lâu lành; cảm giác tê mỏi ở tay và chân; giảm thị lực; nước
tiểu có kiến bu vào.
Nếu có một trong những dấu hiệu nêu trên, cần đến cơ sở y tế ngay để được
khám bệnh và làm một số xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh và đánh giá tình
hình tổng qt.
Những ai có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường?
- Tất cả người trên 55 tuổi cần khám sàng lọc bệnh tiểu đường 2 lần/năm.
Những người từ 45 – 55 tuổi có biểu hiện:
+ Thừa cân, béo phì: có chỉ số thân khối (BMI) trên 23; hoặc đo vòng bụng
vịng qua rốn: nam có vịng bụng vượt hơn 90cm và nữ có vịng bụng vượt hơn 80cm.
+ Mắc bệnh tăng huyết áp hoặc mắc các biến chứng tim mạch.
+ Rối loạn lipid máu (tăng mỡ máu): cholesterol máu tăng cao;
HDL < 35mg/dl (0,9 mmol/ L); Triglycerid > 250/ dl (2.82 mmol/L).
+ Tiền sử gia đình có người mắc bệnh đái tháo đường.
- Phụ nữ có thai có xảy ra tình trạng tiểu đường tạm thời hoặc sinh con nặng
trên 4.000 gam;
- Phụ nữ có hội chứng đa nang buồng trứng.
- Những người có giảm dung nạp đường glucose.
Những người có yếu tố này, ít nhất nên kiểm tra đường huyết 01 lần/năm./.
CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Những người có yếu tố nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nên làm gì?
1. Cần phải có sự thay đổi lối sống dần để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
sau này:
1.1. Ngăn chặn nguy cơ béo phì:
- Ăn cho đúng cách: sáng ăn no 30%, trưa ăn vừa 40%; chiều ăn ít 30% và
khơng nên ăn gì sau 19 giờ. Nên trái cây hoặc ăn canh trước bữa ăn nếu vượt cân nặng
chuẩn.
- Ăn cho đúng loại thực phẩm:
+ Ăn cơm khoảng 2 - 3 chén cơm/bữa, nếu đói ăn thêm khoai, củ, bắp; Hạn chế
ăn thức ăn dạng tinh chế hoặc các thức ăn chế biến từ dạng bột: bún, phở, các loại
bánh, mì ni, mì ăn liền, bánh mì, xơi, xơi thập cẩm. Khơng dùng các loại bánh ngọt,
chè, kẹo và nước ngọt, thức ăn đóng gói vì thường rất nhiều muối để bảo quản, nhiều
đường để giảm độ mặn và nhiều dầu mỡ. Hạn chế sử dụng đường trong nấu nướng và
pha chế các loại nước uống.
+ Ăn nhiều rau, củ, trái cây, cần khoảng 400 – 500 gam/ngày. Cần hạn chế loại
quá ngọt như sầu riêng, nhãn, mít, chuối, xồi. Ăn trái thơm vừa tốt vừa chống loãng
xương. Ăn nhiều rau, củ, quả, trái cây tốt cho sức khỏe.
+ Ăn nhiều cá, dầu cá béo cũng tốt vì có a-xít béo khơng no lợi ích cho tim
mạch; ăn thêm đậu miếng (phụ), uống đậu nành không đường,
Ăn các loại đậu hạt nấu mềm, các loại đậu trái làm rau.
+ Giảm thịt và chỉ ăn thịt nạc, ăn thịt gia cầm tốt hơn thịt gia súc. Không quá
100g/ngày.
+ Giảm chất béo: không dùng mỡ động vật, chỉ dùng không hơn 1 muỗng canh
dầu (20 gam)/ngày. Khơng dùng những thực phẩm làm từ óc, tim, gan, thận, lịng, hèo,
và da vì có nhiều mỡ.
+ Hạn chế uống bia rượu: tiêu chuẩn 50ml rượu mạnh hoặc 150ml rượu vang
hoặc 1 lon bia/ngày; uống gấp 03 lần chuẩn là uống nhiều, uống thường xuyên hơn 3
lần/ tuần là nghiện rượu.
Người bị tiểu đường nên hạn chế uống bia, rượu
1.2. Tập thể dục đều đặn:
Tập thể dục thường xuyên và đều đặn, khoảng 30 phút/ngày, nếu khơng có thời
gian thì nên tập bất cứ khi nào bạn rảnh nhưng mỗi lần tập ít nhất phải hơn 10 phút x 3
lần = 30 phút; càng thừa cân thì càng phải tập nhiều hơn.
Tham gia các môn thể thao để tăng cường sức khỏe.
Loại hình vận động
Đi bộ 5km/giờ
Đi bộ 8km/giờ
Đi xe đạp 13km/giờ
Lau nhà
Làm vườn
Nhảy múa mạnh mẽ
Lao động nghề mộc, cơ khí, sơn cơng nghiệp
Tập luyện vừa
Tập luyện căng
Bơi
Leo cầu thang
Năng lượng tiêu hao
275Kcal/giờ
420/Kcal/giờ
325Kcal/giờ
240 Kcal/giờ
220Kcal/giờ
320 – 500 Kcal/giờ
240 Kcal/giờ
290 Kcal/giờ
480 Kcal/giờ
570 Kcal/giờ
1.100 Kcal/giờ