Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Bài tuyên truyền về bệnh tay chân miệng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (33.12 KB, 2 trang )

BÀI TUN TRUYỀN
Phịng chống bệnh tay chân miệng
Tình hình bệnh Tay Chân Miệng ngày càng diễn biến phức tạp và có chiều
hướng gia tăng trong thời gian tới.
Bệnh tay chân miệng là do virus gây ra cho trẻ em, chủ yếu là trẻ dưới 10
tuổi, nhất là trẻ dưới 3 tuổi. Bệnh lây từ người bệnh sang người khác qua đường
phân - miệng hoặc do tiếp xúc với các dịch tiết như nước mũi, nước từ các mụn
lở của người bệnh. Hiện bệnh chưa có thuốc phịng và chưa có thuốc trị. Trong
một số trường hợp bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm dẫn đến tử vong.
Bệnh khởi phát sau khi nhiễm bệnh từ 3 đến 7 ngày với các biểu hiện ban
đầu là sốt nhẹ, biếng ăn, đau họng, tiêu chảy vài lần trong ngày sau đó xuất hiện
những nốt hồng ban ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, miệng có khi ở đùi và mơng
sau đó chuyển thành các bóng nước, các bóng nước vỡ ra tạo vết loét. Bệnh
thường tự khỏi sau 7 ngày, nhưng khi có biến chứng thì bệnh trở nặng. Cần theo
dõi các dấu hiệu trở nặng như: sốt cao liên tục, trẻ giật mình chới với khi ngủ, đi
lảo đảo, ngồi khơng vững, run tay khi cầm vật dụng, yếu tay chân… hãy lập tức
đưa trẻ đến ngay bệnh viện.
+ Chú ý: có một số trường hợp khơng điển hình chỉ có lt miệng, sang
thương da rất ít hoặc khơng rõ ràng dạng bóng nước, mà chỉ là dạng chấm hoặc
hồng ban.
Các biện pháp phịng bệnh tay chân miệng:
Tại gia đình:
- Ăn chín, uống chín: nấu chín thức ăn, uống nước đun sôi để nguội, cho trẻ
dùng riêng dụng cụ ăn, uống, chén, muỗng…
- Rửa tay bằng xà bông: mọi người trong nhà phải rửa tay thường xuyên
bằng xà bông và nước sạch, sau khi xong cơng việc bên ngồi (đi làm việc, đi
chợ, đi thăm hàng xóm) khi trở về nhà để cắt nguồn lây từ bên ngồi vào gia
đình, rửa tay cho trẻ sau khi chơi đùa. Rửa tay bằng xà bông trước khi ăn, sau khi
đi tiêu, tiểu. Không để trẻ ăn bốc, mút tay, mút đồ chơi, không để trẻ dùng chung
khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, đồ chơi khi chưa được khử
trùng.


- Rửa thật sạch các vật dụng, đồ chơi của trẻ, các bề mặt thường tiếp xúc
như bàn, ghế, sàn nhà những nơi trẻ thường hay vịn tay vào bằng xà bông hay
chất sát khuẩn (nước lau nhà, dung dịch tẩy rửa, hay hóa chất cloramin B 2%).
- Xử lý phân đúng cách: sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân của trẻ nhỏ phải
được đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh, không được bừa bãi làm ô nhiễm nguồn nước.
Tại trường học:
- Ăn chín, uống chín, cho trẻ dùng riêng dụng cụ ăn uống: chén muỗng…
- Rửa tay bằng xà phòng trước khi trẻ vào lớp, trước khi ăn, khi trẻ cầm nắm
vật dụng trong lớp…


- Vệ sinh khử khuẩn nơi sinh hoạt, vui chơi, ăn uống nghỉ ngơi, các bề mặt
trẻ tiếp xúc như bàn ghế, sàn nhà… bằng dung dịch cloramine B 2 % hoặc các
dung dịch sát khuẩn khác.
- Chú ý theo dõi để phát hiện ngay khi có trẻ mắc bệnh, báo cho gia đình đến
nhận trẻ, đưa đi khám bệnh tại cơ sở y tế.
- Khi có từ 2 trẻ trở lên trong một lớp bị bệnh trong vòng 7 ngày, thì cho trẻ
nghỉ học 10 ngày tiến hành sát khuẩn khu vực lớp bằng các dung dịch sát khuẩn
theo hướng dẫn.
Rửa tay bằng xà phòng – biện pháp ngăn ngừa hiệu quả nhất.
Vì sức khoẻ con em mình, vì sức khoẻ cộng đồng chúng ta hãy thực hiện tốt
những biện pháp phòng chống bệnh Tay Chân Miệng./.



×