Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Tài liệu giảng dạy Phát triển ý tưởng - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.65 MB, 70 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ TP.HCM
KHOA THIẾT KẾ THỜI TRANG

Tài liệu giảng dạy

PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 8 NĂM 2021
LƯU HÀNH NỘI BỘ


TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ TP. HCM

KHOA THIẾT KẾ THỜI TRANG

Tài liệu giảng dạy

PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 8 NĂM 2021
LƯU HÀNH NỘI BỘ



MỤC LỤC
Bài 1: TỔNG QUAN VỀ Ý TƯỞNG SÁNG TẠO .......................................... 1
I. KHÁI NIỆM Ý TƯỞNG SÁNG TẠO .......................................................... 1
II. VAI TRÒ CỦA Ý TƯỞNG SÁNG TẠO TRONG THIẾT KẾ................... 1
III. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO.................................................... 2
1. Hãy hành động............................................................................................... 2
2. Cân bằng giữa thực tế và lý tưởng ................................................................ 2


3. Thoải mái và cởi mở ...................................................................................... 2
4. Không quá lo lắng về những vướng mắc ...................................................... 2
5. Phá vỡ những nguyên tắc .............................................................................. 2
6. Tổng quan về Tư duy Thiết kế ...................................................................... 2
7. Một cách tư duy ............................................................................................. 3
8. Lấy con người làm trung tâm ........................................................................ 4
9. Đề cao trải nghiệm ........................................................................................ 5
IV. BÀI TẬP THỰC HÀNH ............................................................................. 6
Bài 2: CONCEPT .............................................................................................. 8
I. CONCEPT...................................................................................................... 8
II. MARKETING .............................................................................................. 9
III. TÂM LÝ KHÁCH HÀNG .......................................................................... 9
IV. TÍNH CHẤT CỦA TỪNG SẢN PHẨM THIẾT KẾ ................................. 9
1. Thiết kế .......................................................................................................... 9
2. Báo chí ......................................................................................................... 10
3. Tổ chức sự kiện ........................................................................................... 11
4. Nội thất ........................................................................................................ 11
5. Giải trí .......................................................................................................... 12
6. Thiết bị, máy móc ........................................................................................ 12
7. Khách sạn, nhà hàng .................................................................................... 13
Bài 3: PHƯƠNG PHÁP CHESK LIST........................................................... 15
I. PHƯƠNG PHÁP CHESK LIST (BẢNG KIỂM)........................................ 15


II. BÀI TẬP THỰC HÀNH ............................................................................ 16
1. Trọng tâm của ấn phẩm ............................................................................... 16
2. Thiết kế đã có visual flow (dịng chảy thị giác) .......................................... 17
3. Ấn phẩm đã có sự cân xứng ........................................................................ 19
4. Các phông chữ phù hợp với nhau ............................................................... 20
5. Phần text ...................................................................................................... 21

6. Hình thức của ấn phẩm ............................................................................... 22
Bài 4: PHƯƠNG PHÁP BRIANSTORMING ............................................... 24
I. PHƯƠNG PHÁP BRAINSTORMING (PHƯƠNG PHÁP ĐỘNG NÃO) 24
II. THỰC HIỆN BRAINSTORMING THEO CHỦ ĐỀ ................................ 25
Bải 5: PHƯƠNG PHÁP SÁU CHIẾC MŨ TƯ DUY .................................... 28
I. PHƯƠNG PHÁP SÁU CHIẾC MŨ TƯ DUY ........................................... 28
1. Mũ trắng ...................................................................................................... 28
2. Mũ đỏ .......................................................................................................... 29
3. Mũ đen......................................................................................................... 29
4. Mũ vàng....................................................................................................... 30
5. Mũ xanh lá cây ............................................................................................ 30
6. Mũ xanh dương ........................................................................................... 31
II. BÀI TẬP ỨNG DỤNG .............................................................................. 32
Bài 6: PHƯƠNG PHÁP MINDMAP.............................................................. 35
I. PHƯƠNG PHÁP MINDMAP (SƠ ĐỒ TƯ DUY) ..................................... 35
1. Nguồn gốc của Mind Map (Sơ đồ tư duy) .................................................. 35
2. Sự khác biệt giữa kiểu ghi chú truyền thống và sơ đồ tư duy..................... 36
II. THỰC HIỆN MINDMAP THEO CHỦ ĐỀ .............................................. 37
Bài 7: THUYẾT TRÌNH Ý TƯỞNG DỰA TRÊN CÁC PHƯƠNG PHÁP.. 41
SÁNG TẠO Ý TƯỞNG.................................................................................. 41
I. LÊN Ý TƯỞNG........................................................................................... 41
II. CHUẨN BỊ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH .................................................... 43
1. Thông tin bộ ấn phẩm nhận dạng thương hiệu ........................................... 43
2. Quá trình thiết kế ấn phẩm .......................................................................... 43


III. THIẾT KẾ SẢN PHẨM THEO Ý TƯỞNG............................................. 43
1. Logo ............................................................................................................. 43
2. Danh thiếp ................................................................................................... 44
3. Phong bì ....................................................................................................... 48

4. Bảng hiệu ..................................................................................................... 51
5. Hoá đơn ....................................................................................................... 53
6. Túi xách ....................................................................................................... 54
7. Một số mẫu hoàn chỉnh ............................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 62




Bài 1: Tổng quan về ý tưởng sáng tạo

1

Bài 1: TỔNG QUAN VỀ Ý TƯỞNG SÁNG TẠO
Trong bài này trình bày về khái niệm ý tưởng sáng tạo, vai trò của ý tưởng sáng
tạo trong thiết kế, một số phương pháp tư duy sáng sạo, bài tập áp dụng
I. KHÁI NIỆM Ý TƯỞNG SÁNG TẠO
Tư duy sáng tạo là khả năng tư duy, sáng tạo, tìm tịi ra những phương án, chủ đề
mới của một hay nhiều người về một lĩnh vực nghiên cứu nào đó. Và trong thời đại
hiện nay, bất kỳ ngành nghề nào như chính trị, xã hội, kinh tế, nghệ thuật, kỹ thuật…
đều cần đến tư duy sáng tạo.
Tại các trường học, ngoài các kiến thức chuyên môn, nhà trường luôn ưu tiên rèn
luyện cho học sinh sinh viên những kỹ năng mềm như giao tiếp, xử lý tình huống và
đặc biệt là tư duy sáng tạo. Mục đích là để học sinh sinh viên rèn luyện sự nhạy bén,
sáng tạo của mình để áp dụng vào đời sống hằng ngày và dễ dàng đạt được thành cơng
hơn.

Hình 1.1. Sáng tạo là khả năng tư duy, tìm tịi ra những ý kiến, phương án mới

II. VAI TRÒ CỦA Ý TƯỞNG SÁNG TẠO TRONG THIẾT KẾ

Đối với học sinh, sinh viên, tư duy sáng tạo giúp làm chủ được vốn kiến thức, chủ
động tìm tịi những điều mới, giúp học sinh sinh viên tự tin đối mặt với những thử
thách. Từ đó, sẽ dễ dàng đạt được những thành tựu cao trong học tập và sự nghiệp sau
này.


Bài 1: Tổng quan về ý tưởng sáng tạo

2

Bên cạnh đó, kỹ năng sáng tạo cũng giúp học sinh sinh viên tạo dựng mối quan hệ
tốt đẹp với những người xung quanh. Đặc biệt, với những ai tham gia vào lĩnh vực
truyền thông hay kinh doanh, để đạt được thành cơng, vượt trội so với những người
khác thì tư duy sáng tạo đóng vai trị vơ cùng quan trọng. Bởi vì, phải có tư duy sáng
tạo mới có thể đưa ra các chiến dịch, xu hướng, chiến lược và phương pháp kinh
doanh hiệu quả.
Đặc biệt, trong xã hội hiện nay, tư duy sáng tạo giúp cho con người phát minh ra
những cơng trình mới để cuộc sống ngày càng văn minh, hiện đại.
III. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO
1. Hãy hành động
Tư duy sáng tạo ln có trong bất kỳ ai, tuy nhiên nếu mỗi người khơng vận dụng
nó hoặc cho nó cơ hội phát huy thì theo thời gian kỹ năng này sẽ mất đi. Do đó, thay vì
ngồi chờ đợi mọi việc được giải quyết, hãy vận dụng triệt để trí óc của mình để hồn
thành cơng việc nhanh nhất, hiệu quả nhất. Đây là cách làm tích cực giúp con người
rèn luyện kỹ năng sáng tạo.
2. Cân bằng giữa thực tế và lý tưởng
Tư duy sáng tạo là tạo ra điều mới mẻ nhưng không xa rời thực tế. Do đó, cần
phải cân bằng giữa thực tế và lý tưởng để những suy nghĩ có thể vận dụng được vào
cuộc sống thường nhật.
3. Thoải mái và cởi mở

Nếu q căng thẳng, chúng ta sẽ vơ tình giết chết tư duy sáng tạo của mình. Do
đó, cần phải thoải mái giải trí, gặp gỡ trao đổi cùng đồng nghiệp, tìm kiếm những điều
thú vị. Như vậy, khả năng sáng tạo mới được phát huy tối đa.
4. Không quá lo lắng về những vướng mắc
Gặp phải khó khăn trong công việc, cuộc sống là chuyện hiển nhiên, nhưng nếu
như lo lắng quá độ về những điều này sẽ làm lụi tàn khả năng tư duy và giải quyết vấn
đề. Vì vậy, giữ tinh thần sáng suốt, thanh tịnh sẽ nhanh chóng nghĩ ra nhiều điều thú
vị.
5. Phá vỡ những nguyên tắc
Đột phá những phương án mới là cách tốt nhất giúp rèn luyện tư duy. Vì nếu mãi
giữ những ngun tắc xa xưa, đi theo lối mịn thì sức sáng tạo sẽ bị ăn mòn, sẽ rơi vào
trạng thái bị động, lười biếng và khơng cịn hứng thú với công việc.
6. Tổng quan về Tư duy Thiết kế
Ngày nay, khơng khó để thấy sự xuất hiện của từ tư duy thiết kế (tiếng Anh:
Design Thinking trong các trao đổi về phương thức làm việc ở nhiều ngành nghề. Tư
duy thiết kế được đưa vào giảng dạy trong nhiều trường đại học hàng đầu thế giới:


Bài 1: Tổng quan về ý tưởng sáng tạo

3

Stanford có d.school, MIT có Design Lab và rất nhiều chương trình MBA có lớp Tư
duy thiết kế hoặc có liên quan.

Hình 1.2. Tư duy thiết kế

Các công ty thiết kế với cách tiếp cận độc đáo và chuyên môn trong việc ứng dụng
tư duy thiết kế, thường xuyên cạnh tranh với các công ty tư vấn chiến lược truyền
thống. Vậy tư duy thiết kế là gì? Và lý do mà nó trở nên phổ biến như vậy?

7. Một cách tư duy
Thiết kế vốn không phải là một công việc mới. Thiết kế sản phẩm (product
design), thiết kế quảng cáo sáng tạo (creative design), thiết kế giao diện (interface
design) v.v. đã là các ngành nghề chun mơn có từ lâu.
Chính vì vậy mà có rất nhiều người cho rằng “thiết kế” chỉ đơn thuần là việc làm
cho một đối tượng cụ thể (như một sản phẩm, một kịch bản, một kiến trúc…) biến hóa
thành đẹp mắt hơn, gọn gàng hơn hay có cảm xúc hơn.

Hình 1.3. Sản phẩm thiết kế


Bài 1: Tổng quan về ý tưởng sáng tạo

4

Tuy nhiên, từ thiết kế bản thân nó cũng khơng mang nghĩa hẹp như vậy. Từ thiết
kế trong tiếng Anh “design” mang nghĩa rộng chỉ việc sắp xếp và tổ chức nhiều yếu tố
để đạt được một mục đích nào đó. chỉ việc trù tính (như trong chữ kế hoạch). Như vậy,
về mặt ngữ nghĩa, chữ “thiết kế” cũng không được hiểu là chỉ gói gọn trong ứng dụng
cho một đối tượng hữu hình cụ thể.
Kể từ giữa những năm 1950, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đã bắt đầu
đưa vào giảng dạy môn Khoa học Thiết kế (Design Science), là một hệ thống các cách
tiếp cận để giải quyết vấn đề (problem-solving). Đến những năm 1970, trường đại học
Stanford bắt đầu nghiên cứu việc sử dụng cách “tư duy trực quan” của nhà thiết kế vào
trong các ngành kỹ sư chế tạo (engineering).
Đến cuối những năm 1990, bắt đầu từ công ty thiết kế nổi tiếng IDEO, đã xuất
hiện nhiều nỗ lực trong việc ứng dụng và hệ thống hóa cách tiếp cận của thiết kế. Đến
cuối những năm 2000 thì từ “Tư duy Thiết kế” đã thực sự xuất hiện trong nhiều ngành
nghề và trở nên phổ biến.
Trước hết, tư duy thiết kế là một cách tư duy. Giống như một số “tư duy” khác

như tư duy logic (logical thinking), tư duy sáng tạo (creative thinking), tư duy chiến
lược (strategic thinking) v.v. tư duy thiết kế là sự thể hiện của một triết lý suy nghĩ
dùng trong cuộc sống.
Sáng tạo cách tân (innovation) xuất hiện tại giao điểm của Desirability, Feasibility
và Viability
Tư duy thiết kế là một cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm (humancentered) đối với sáng tạo cách tân (innovation), sử dụng các bộ công cụ của nhà thiết
kế, để gắn kết nhu cầu (desirability) của con người, tính khả thi (feasibility) của cơng
nghệ và tính bền vững (viability) của kinh doanh
8. Lấy con người làm trung tâm
Tư duy thiết kế có rất nhiều phiên bản định nghĩa khác nhau bởi giới học thuật và
các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, tuy nhiên hầu hết mọi người đều chia sẻ quan điểm về
sự cần thiết phải đặt con người ở trung tâm của vấn đề cũng như giải pháp để thiết kế
hay cải tiến một sản phẩm, dịch vụ, hệ thống hay liên hệ thống.
Việc đặt con người làm trung tâm thúc đẩy các doanh nghiệp không chỉ phải lý
giải nhu cầu của khách hàng trên lý thuyết mà cịn phải sắp xếp sao cho sản phẩm, quy
trình dịch vụ cũng như các quy trình nội bộ giúp thúc đẩy giá trị của khách hàng.
Trong các hệ thống lớn hơn, bao gồm hệ thống của các hệ thống (system of
systems), như là xây dựng thành phố thông minh (smart city), việc đặt con người làm
trung tâm bắt buộc những người tham gia thực hiện dự án bỏ qua các động lực duy ý
chí của mình, để tạo ra các liên kết bền vững với những người ở trong hệ thống.


Bài 1: Tổng quan về ý tưởng sáng tạo

5

Tư duy thiết kế là một quá trình liên tục hiểu và lý giải người dùng nhằm thách
thức các giả định ban đầu, kiểm chứng các giả thuyết và tái định nghĩa vấn đề để tìm
ra các giải pháp hay chiến lược “khác”.
Chính vì vậy, giới thiết kế rất đề cao việc đồng cảm (empathize) với người dùng.

Cách ví von mà giới thiết kế hay dùng là “đi một dặm trong đôi giày của khách hàng”
(walk a mile in customer’s shoes).
9. Đề cao trải nghiệm
Trước đây, cách tiếp cận của tư duy thiết kế thường được đặt đối lập với cách tiếp
cận của các MBA truyền thống.
Ví dụ như, khi được giao phát triển một sản phẩm mới, những người tốt nghiệp
MBA đóng vest thường chú trọng vào việc “phân tích” vấn đề, trong khi những nhà
thiết kế mặc quần jean và áo phơng thì chú trọng vào “trải nghiệm” vấn đề.
Khó có thể nói rằng cách nào có kết quả tốt hơn, tuy nhiên cách tiếp cận của nhà
thiết kế tập trung dựa trên việc tự mình trực tiếp trải nghiệm những gì xảy ra với người
dùng cũng như đưa ra ý tưởng dựa trên việc lý giải được xuyên suốt toàn bộ trải
nghiệm của người dùng.
Ghi chú: Hiện nay sự đối lập như thế này đã ít đi nhiều vì các trường MBA cũng
dạy khơng ít thì nhiều Tư duy Thiết kế. Ngoài ra, những người làm Business Designer
(như tác giả của bài này, sẽ được nhắc đến trong một bài khác) thường có sự cân bằng
tốt hơn trong việc sử dụng cả hai cách tiếp cận.

Hình 1.4. Sử dụng nhiều minh họa trực quan

Minh họa trực quan sẽ giúp vấn đề hay ý tưởng dễ hiểu hơn rất nhiều. Vấn đề là
khơng phải lúc nào cũng có một người có năng lực hội họa ở trong nhóm nên chúng ta


Bài 1: Tổng quan về ý tưởng sáng tạo

6

thường dễ dàng chấp nhận các giải pháp thay thế (như viết một bản word dài để mơ tả
một quy trình).
Tuy nhiên, việc sử dụng minh họa trực quan trong tư duy thiết kế không hề chú

trọng vào chất lượng của minh họa. Mục đích của việc dùng minh họa trực quan là để
thúc đẩy khả năng đồng cảm (empathize) với vấn đề hay người dùng của cả nhà thiết
kế cũng như của những người khác trong đội.
IV. BÀI TẬP THỰC HÀNH
Sinh viên hãy sử dụng 4 phương pháp dưới đây để hình thành mơ hình một số quy
trình của Tư duy Thiết kế: Hợp tác và làm việc nhóm (Collaboration and teamwork),
sáng tạo và tưởng tượng (Creativity and imagination), tư duy phản biện (Critical
thinking), giải quyết vấn đề (Problem solving).


Bài 1: Tổng quan về ý tưởng sáng tạo

Câu hỏi ôn tập bài 1:
1. Sinh viên hãy nêu khái niệm ý tưởng sáng tạo, cho ví dụ cụ thể để phân tích?
2. Sinh viên hãy ứng dụng một trong số các phương pháp tư duy sáng tạo để ứng
dụng vào bài tập trải nghiệm thực tế..

7


Bài 2: Concept

8

Bài 2: CONCEPT
Trong bài này trình bày về khái niệm concept, marketing, tâm lý khách hàng, tính
chất của từng sản phẩm trong thiết kế
I. CONCEPT
Concept là thuật ngữ xuất hiện ở rất nhiều nơi, vậy chúng ta có bao giờ tự hỏi định
nghĩa concept là gì? Câu trả lời cho câu hỏi trên ở đây concept nghĩa là những ý tưởng

chủ đạo và xuyên suốt trong nội dung và hình thức của chương trình marketing.
Concept tạo nên sự thống nhất, mục tiêu cho chương trình marketing của doanh
nghiệp. Trong mỗi lĩnh vực, concept lại mang một đặc trưng khác nhau. Với dịch vụ
nhà hàng khách sạn thì concept có nghĩa là mơ hình phong cách, concept chụp ảnh có
nghĩa là một mơ hình, bố cục, phong cách hay nội dung của buổi chụp ảnh đó, ngành
cơng nghiệp giải trí thì concept mang ý nghĩa thiết kế concept ý tưởng, về sân khấu
chương trình thì concept có ý nghĩa là những ý tưởng sự kiện độc đáo xuyên suốt
chương trình như là: phong cách trang trí, ý tưởng về quà tặng, ý tưởng thiết kế,…
concept trong kinh doanh. Concept và idea khác nhau như thế nào? Đến đây chắc hẳn
đã hiểu được khái niệm concept. Vậy idea là gì? Tại sao Concept và Idea lại là mảnh
ghép tạo nên sự thành cơng. Idea là gì? Idea là tất cả những ý tưởng có thể xuất hiện
trong đầu người thiết kế nhằm bổ trợ cho concept hiện tại. Nhờ vậy giúp phát triển
kịch bản chương trình một cách tốt nhất. Ý tưởng của người thiết kế có thể xuất hiện
bất cứ lúc nào và chúng ta lựa suy nghĩ và áp dụng những ý tưởng đó một cách phù
hợp nhất.
Concept là từ tiếng Anh mang rất nhiều nghĩa khi được sử dụng trong các lĩnh
vực, các trường hợp khác nhau. Nhưng nghĩa chung khi dịch ra tiếng Việt là khái niệm
hay quan điểm nào đó. Hiểu một cách đơn giản và dễ nhớ thì Concept là thuật ngữ nói
về ý tưởng được lấy làm chủ đạo và được tiến hành xuyên suốt khi thực hiện một kế
hoạch, nội dung nào đó.

Hình 2.1. Concept từ tiếng Anh mang ý nghĩa là khái niệm hay quan điểm


Bài 2: Concept

9

II. MARKETING
Trong marketing, Concept nhằm nhắc đến những ý tưởng, hình thức marketing

sáng tạo mang tính chiến lược, có hiệu quả lâu dài nhằm đáp ứng nhu cầu của khách
hàng, có thể làm thay đổi nhận thức của khách hàng về sản phẩm và xác định phương
thức mà cơng ty có thể khai thác để tạo nên lợi nhuận tốt nhất.

Hình 2.2. Ý nghĩa của Concept trong marketing

III. TÂM LÝ KHÁCH HÀNG
Khi thiết kế bất cứ một sản phẩm nào đưa ra thị trường, cần cho khách hàng một
lý do để tin vào sản phẩm của doanh nghiệp. Ví dụ sản phẩm sữa Milo bao gồm lúa
mạch, gạo lứt, lúa mì và sữa.
Như vậy sản xuất concept như ví dụ của sản phẩm sữa Milo sẽ là Milo bữa sáng
cân bằng là sản phẩm sữa dinh dưỡng dành cho trẻ mang đầy đủ dinh dưỡng, dưỡng
chất từ yến mạch, gạo lứt, lúa mì và sữa giúp trẻ tràn đầy năng lượng cho cả ngày
IV. TÍNH CHẤT CỦA TỪNG SẢN PHẨM THIẾT KẾ
Khi tạo một concept cần nêu rõ tính chất trong mỗi thiết kế của sản phẩm, tùy vào
sản phẩm đó là của thể loại nào, điều đó thể hiện rõ dưới đây:
1. Thiết kế
Concept trong thiết kế có thể hiểu đơn giản là thuật ngữ nhằm chỉ những ý tưởng
về màu sắc, bố cục, chất liệu cũng như phong cách thể hiện được sử dụng xuyên suốt
trong bản thiết kế mà các nhà thiết kế (designer) muốn gửi gắm vào sản phẩm.


Bài 2: Concept

10

Trong lĩnh vực báo chí thì thuật ngữ Concept để chỉ những ý tưởng về nội dung,
chủ đề được sử dụng làm cốt lõi để các bài

Hình 2.3. Ý nghĩa của Concept trong thiết kế


2. Báo chí
Viết bám sát, xoay quanh đó. Tất cả nhằm thể hiện rõ, làm nổi bật chủ đề đang
được hướng đến để người đọc dễ dàng nắm bắt và hiểu rõ hơn

Hình 2.4. Ý nghĩa của Concept trong báo chí


Bài 2: Concept

11

3.Tổ chức sự kiện
Trong tổ chức sự kiện thì Concept chính là ý tưởng chủ đạo, là thứ mà tất cả
mọi thứ được chuẩn bị từ âm thanh, ánh sáng, cách bài trí, các món ăn hay nội dung
đều phải tuân theo, concept đã đề ra đó nhằm truyền tải được thông điệp, nổi bật
được chủ đề, phong cách riêng biệt mà sự kiện đó hướng tới.

Hình 2.5. Ý nghĩa của Concept trong tổ chức sự kiện

4. Nội thất
Concept trong nội thất là chỉ phong cách thiết kế, trường phái thiết kế mà kiến
trúc sư muốn thể hiện như là phong cách châu Âu, châu Á hay dân gian Việt
Nam,... các chất liệu, màu sắc, nội thất trang trí được sử dụng đồng bộ, hài hịa với
nhau nhằm bật lên sự nổi bật, tạo nên vẻ đẹp cho cơng trình và đáp ứng được u
cầu của khách hàng.

Hình 2.6. Ý nghĩa của Concept trong nội thất



Bài 2: Concept

12

5. Giải trí
Concept trong lĩnh vực giải trí là những ý tưởng sáng tạo độc đáo, mới lạ của các
chương trình ca nhạc, show diễn thời trang hay các chương trình truyền hình, game
show,... nhằm thể hiện chất riêng của nhà sản xuất, tạo dấu ấn riêng cho chương trình
đó so với các chương trình khác để tạo được sự chú ý, thu hút người xem.

Hình 2.7. Ý nghĩa của Concept trong lĩnh vực giải trí

6. Thiết bị, máy móc
Concept trong lĩnh vực thiết bị máy móc nhằm chỉ những ý tưởng mới lạ, những
bản demo, mẫu thử nghiệm giới thiệu sản phẩm mới đến các nhà đầu tư, thuyết phục
họ nếu khả thi sẽ tiếp tục tiến hành các giai đoạn sản xuất tiếp theo.

Hình 2.8. Ý nghĩa của Concept trong thiết bị, máy móc


Bài 2: Concept

13

7. Khách sạn, nhà hàng

Hình 2.9. Ý nghĩa của Concept trong khách sạn, nhà hàng

Concept trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn là những ý tưởng, những thiết kế tạo
nên phong cách, điểm nhấn riêng cho nhà hàng, khách sạn. Concept của nhà hàng,

khách sạn có thể từ nội thất ấn tượng, trang trí bắt mắt, trưng bày lôi cuốn, đến phong
cách phục vụ chuyên nghiệp riêng nhằm đem đến những trải nghiệm, những dịch vụ
tốt nhất, thú vị nhất cho từng khách hàng.


Bài 2: Concept

14

Câu hỏi ôn tập bài 2:
1. Sinh viên hãy nêu khái niệm tổng quan ý tưởng (concept), cho ví dụ cụ thể để
phân tích?
2. Sinh viên hãy nêu tính chất của từng sản phẩm thiết kế: thiết kế, báo chí, tổ
chức sự kiện, nội thất… cho ví dụ cụ thể.


Bài 3: Phương pháp chesk list

15

Bài 3: PHƯƠNG PHÁP CHESK LIST
Trong bài này trình bày về phương pháp chesk list, từ đó áp dụng bài tập trong
thực tế bằng các phương pháp chesk list
I. PHƯƠNG PHÁP CHESK LIST (BẢNG KIỂM)
Checklist hay danh sách kiểm tra là danh sách những đầu mục công việc cụ thể
cần được thực hiện cho một dự án, chương trình, sự kiện hay một cơng việc nhất định
nào đó. Checklist đảm bảo cho việc hồn thành đúng – đủ – tốt mọi nhiệm vụ được
giao mà khơng phạm sai sót hay bỏ qn một phần việc gì cho dù là việc nhỏ.
Checklist được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề với từng nội
dung và yêu cầu công việc khác nhau. Checklist sẽ giúp cho người quản lý kiểm sốt

được số lượng cơng việc cần làm trong một ca, thời gian hồn thành cơng việc để làm
căn cứ phân chia công việc và số lượng nhân sự phù hợp cho từng vị trí.
Checklist thường được trình bày dưới dạng danh sách với các hộp kiểm nhỏ ở phía
bên trái của trang. Một đánh dấu nhỏ hoặc dấu kiểm được rút ra trong hộp sau khi các
mục đã được hoàn thành.
Ở các doanh nghiệp, các nhà quản lý xem checklist như một công việc cần thiết
mỗi ngày để giúp họ dễ dàng theo dõi các bộ phận, đảm bảo mọi cơng việc sẽ hồn
thành một cách tốt nhất, đồng thời checklist cũng giúp họ quản lý công việc được khoa
học và chuyên nghiệp hơn.
Ứng dụng của checklist trong các mảng ngành nghề cơng việc

Hình 3.1. Bảng ghi chú công việc

Checklist được sử dụng trong nhiều ngành nghề khác nhau vì nó mang lại nhiều
lợi ích cho người sử dụng. Một số ngành nghề thường xuyên ứng dụng checklist vào
công việc như:
– Danh sách kiểm tra trước chuyến bay hỗ trợ an tồn hàng khơng để đảm bảo các
mặt hàng quan trọng không bị bỏ qua.


Bài 3: Phương pháp chesk list

16

– Checklist được dùng để đảm bảo chất lượng của công nghệ phần mềm, để kiểm
tra tn thủ quy trình, tiêu chuẩn hóa mã và ngăn ngừa lỗi.
– Checklist dùng trong công nghiệp các thủ tục hoạt động.
– Sử dụng trong tố tụng dân sự để đối phó với sự phức tạp của khám phá và thực
hành chuyển động.
– Dùng để hỗ trợ giảm nhẹ khiếu nại về sơ suất trong yêu cầu trách nhiệm công

cộng thông qua việc cung cấp bằng chứng về hệ thống quản lý rủi ro đang được áp
dụng.
– Được các nhà đầu tư sử dụng như một phần quan trọng trong q trình đầu tư
của họ.
– Được xem như cơng cụ phổ biến để theo dõi bộ sưu tập thẻ thể thao. Được chèn
ngẫu nhiên trong các gói, thẻ danh sách kiểm tra cung cấp thông tin về nội dung của
bộ thẻ thể thao.
II. BÀI TẬP THỰC HÀNH
Sinh viên ứng dụng checklist vào yêu cầu khi thiết kế ấn phẩm với các u cầu
sau:
• Lựa chọn phơng chữ phù hợp?
• Màu sắc thật hài hịa khi kết hợp với nhau?
• Áp phích cho sự kiện này có thể khiến người xem cảm thấy hào hứng?
Gợi ý sự lựa chọn cho sinh viên tham khảo:
1. Trọng tâm của ấn phẩm
Các nhà văn thường nói về việc đưa “cần câu” vào tác phẩm của mình nhằm thu
hút độc giả. Trong thiết kế, trọng tâm của ấn phẩm có vai trị tương tự. Nó có thể là
một hình ảnh hoặc đồ họa, một tiêu đề hay bất kì văn bản khác.
Hãy lấy trang tạp chí này là một ví dụ. Sau nhìn vào cái gì đầu tiên? Chắc hẳn đĩa
đồ ăn sẽ thu hút ánh mắt của khách hàng đầu tiên. Đó là bởi vì ấn phẩm này đã được
lên kế hoạch cẩn thận để làm việc đó. Kiếu chữ và hình minh họa đơn giản với hai
tông màu chủ đạo là trắng và đen giúp cho hình ảnh với màu sắc và chi tiết trở nên nổi
bật hơn. Thêm vào đó, nếu chúng ta nhìn kỹ, sẽ nhận thấy trên các trang bên trái sử
dụng hình dạng của văn bản và khung ảnh hướng đôi mắt của bạn vào trọng tâm của
trang.


Bài 3: Phương pháp chesk list

17


Hình 3.2. Trọng tâm của ấn phẩm

Không thể nhấn mạnh tất cả các phần của thiết kế của tác giả, vì vậy cần phải
quyết định những gì là quan trọng nhất. Đó là hình ảnh hoặc thông tin – trọng tâm của
người thiết kế – thường nên có trọng lượng hình ảnh lớn nhất (tức là nổi bật nhất ở cái
nhìn đầu tiên).
2. Thiết kế đã có visual flow (dịng chảy thị giác)
Sau khi đã có trọng tâm trở thành đầu mối để người đọc chú ý, ấn phẩm của người
thiết kế cần có sự thống nhất theo một cách mà ánh mắt có thể điều hướng các phần
còn lại của tổng thể một cách dễ dàng. Điều này thường được gọi là hệ thống phân cấp
– mà chỉ đơn giản là các yếu tố thiết kế được bố trí, kích thước và khoảng cách phù
hợp để người xem nhận ra nên bắt đầu từ đâu (tức là điểm nào là quan trọng nhất và
trọng tâm của ấn phẩm) và họ nên tiến hành quan sát ấn phẩm như thế nào (họ nên đọc
từ trên xuống dưới, từ trái qua phải hay từ phần này sang phần khác)
Bởi vì khi các yếu tố trong ấn phẩm được sắp đặt khơng theo bất kì một quy luật
rõ ràng nào, mắt chúng ta sẽ không nhận ra cần nhìn vào đâu. Những yếu tố có thể cản
trở visual flow là có q nhiều hoặc khơng có trọng tâm, khơng có hệ thống phân cấp
hoặc là một thiết kế lộn xộn.


×