Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Tạp chí Khoa học: Số 58/2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.3 MB, 126 trang )

TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 58/2022

1


2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI


TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 58/2022

3

MỤC LỤC
1.

2.

3.

4.

5.

6.

7.

8.


9.

CÁC THỂ THƠ TRONG SÁNG TÁC CỦA NHÓM ÁO BÀO GỐC LIỄU……………....5
Poetic forms in the work of Ao Bao Goc Lieu group
Chu Lê Phương, Phạm Thị Hồng Phương
THƠ TỐNG BIỆT NGUYỄN QUANG BÍCH. ………………………………….………16
POEMS OF FAREWELL BY NGUYEN QUANG BICH
Hán Thị Thu Hiền
SỰ DUNG HỢP ĐẶC ĐIỂM CỦA THƠ TRỮ TÌNH TRONG TRUYỆN CỰC NGẮN
ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM…………………………………………………………….....25
The fusion of of lyrical poetry in Vietnamese very short story
Nguyễn Thị Tuyết Minh, Nguyễn Khánh Giang
SỰ NGHIỆP VĂN HỌC CỦA THIỆU TRỊ VÀ DẤU ẤN VỚI VĂN HỌC PHẬT GIÁO
PHÚ XUÂN - HUẾ ……………………………………………………………………..31
The literary career of Emperor Thieu Tri and his impact on Buddhist literature in Phu Xuan - Hue
Phan Thanh Việt
PHIÊN ÂM TÊN NƯỚC NGOÀI – XEM VÀI BIỂN ĐƯỜNG Ở HÀ NỘI…………….43
A discussion about foreign names of street signs in Hanoi
Lê Thời Tân
TỪ LOẠI TIẾNG VIỆT - MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LÀM RÕ….…..…..……………52
A study on issues of Vietnamese word classification
Trần Văn Trọng
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT THUỶ VĂN TỈNH PHÚ THỌ….…..…..………………..…61
Hydrogeological characteristics of Phu Ttho province
Đặng Thị Huệ
PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÔNG MINH – CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI DU
LỊCH VIỆT NAM………………………………………………………………..……....71
DEVELOPING SMART TOURISM IN VIETNAM– OPPORTUNITIES AND
CHALLENGES
Phùng Thị Hạnh, Nguyễn Tá Nam

VỀ VIỆC DẠY HỌC THỂ LOẠI TÙY BÚT TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN PHỔ
THƠNG……………………………………………………………………...…….….....81
A discussion about teaching essays genre in Literature course in high school
Nguyễn Thị Thanh Huyền, Lê Thời Tân


4

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

10. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO THỦ ĐÔ GIAI ĐOẠN
2021 – 2025………………………………………………..…………………...………...90
Solutions to improve the quality of training institutions in Hanoi during 2021-2025
Nguyễn Xuân Hải, Vũ Thị Quỳnh, Phan Trung Kiên, Nguyễn Thị Kim Sơn, Trần
Thị Hà Giang, Trần Quốc Việt (P.NS&KHTC)
11. NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC TRONG
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN KHOA SƯ PHẠM, TRƯỜNG ĐẠI HỌC
THỦ ĐÔ HÀ NỘI.…................................................................................…………….……101
A research on the situation and solution to improve scientific ethics for students of the
Faculty of Pedagogy at Hanoi Metropolitan University
Phạm Ngọc Sơn, Nguyễn Đỗ Hoài Thương, Phạm Thị Huế, Nguyễn Thị Đón, Đỗ
Tiến Dũng
12. PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI THEO TIÊU CHUẨN MẠNG LƯỚI CÁC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÔNG NAM Á GIAI ĐOẠN 2021 – 2025………………………...109
Developing training programs for high-quality human resources at Hanoi Metropolitan
University based on the AUN-QA during 2021-2025
Nguyễn Văn Tuân, Nguyễn Xuân Hải, Lê Hồng Hạnh, Nguyễn Đăng Trung, Trần
Thị Hà Giang, Nguyễn Văn Linh, Trần Quốc Việt (P.NS&KH-TC), Trần Quốc Việt (Khoa
NN)


13. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG NGHIÊN
CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN TRONG ĐÀO TẠO NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU
HỌC CHẤT LƯỢNG CAO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI……………117
Some measures to improve the quality of performing scientific research by pre-service
primary school teachers of advanced programs at Hanoi Metropolitan University
Ngơ Thị Kim Hồn, Lê Thuý Mai, Trịnh Minh Huyền


TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 58/2022

5

CÁC THỂ THƠ TRONG SÁNG TÁC
CỦA NHÓM ÁO BÀO GỐC LIỄU
Chu Lê Phương, Phạm Thị Hồng Phương
Trường Đại học Quy Nhơn
Tóm tắt: Nhóm “Áo bào gốc liễu” với ba nhà thơ Nguyễn Bính, Thâm Tâm, Trần Huyền
Trân đã có những đóng góp riêng cho phong trào Thơ mới 1932 – 1945 trên nhiều phương
diện. Bằng cách đào sâu, đổi mới các thể loại thơ quen tḥc, nhóm Áo bào gốc liễu đã tạo
nên cho Thơ mới một sắc thái riêng với dư vị cổ kính cùng với khí phách ngang tàng, mạnh
mẽ, mợt phong cách khó trợn lẫn. Nhóm “Áo bào gốc liễu” đã có những đóng góp nhất
định tạo nên sự đa diện cho phong trào Thơ mới, từ đó đưa nền thi ca Việt Nam bước vào
quỹ đạo phát triển nhanh chóng, nhộn nhịp nửa đầu thế kỉ XX.
Từ khóa: Thể thơ, “Áo bào gốc liễu”, Nguyễn Bính, Thâm Tâm, Trần Huyền Trân.
Nhận bài ngày 10.2.2022; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 25.3.2022
Liên hệ tác giả: Chu Lê Phương; Email:

1. MỞ ĐẦU
Phong trào Thơ mới 1932 – 1945 đã để lại nhiều dấu ấn quan trọng trong nền văn chương

Việt Nam hiện đại. Trên hành trình tồn tại, Thơ mới phát triển mạnh mẽ đạt tới đỉnh cao, các
thi sĩ Thơ mới ln có ý thức tìm kiếm cho mình một lối đi riêng dẫn đến sự xuất hiện nhiều
trường nhóm: Trường thơ Loạn Bình Định, nhóm Xuân Thu nhã tập, nhóm Huế, nhóm Áo
bào gốc liễu,... Trong đó, nhóm Áo bào gốc liễu mặc dù mới thành lập vào những năm 1940
với ba gương mặt thi sĩ là Nguyễn Bính, Thâm Tâm, Trần Huyền Trân nhưng đã đem đến
một mảng sáng tác với cá tính nghệ thuật rất riêng.

2. NỢI DUNG
Sáng tác thơ của nhóm Áo bào gốc liễu kết tinh giá trị thông qua dư vị cổ kính của thể
hành mượn từ cổ thi, từ chính thể thơ lục bát truyền thống dân tộc và các thể thơ Đường luật.
Họ đã thổi l̀ng sinh khí mới cho những thể thơ tưởng chừng rất quen thuộc, tạo nên một
thế giới nghệ thuật đặc biệt đặt trong khí quyển chung của phong trào Thơ mới.
2.1. Thể hành
Phong trào Thơ mới ra đời trong bối cảnh xã hội và văn chương Việt Nam chịu ảnh
hưởng khá sâu sắc của văn hóa phương Tây. Trong Thi nhân Việt Nam, Hồi Thanh nói:


6

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐƠ HÀ NỘI

“mỗi mợt nhà thơ Việt hình như mang nặng trên đầu năm bảy nhà thơ Pháp” [5, tr.29]. Các
nhà Thơ mới đều muốn sáng tạo một phong cách nghệ thuật riêng cho mình. Trong giai đoạn
này, thơ 8 chữ và thể thơ tự do được nhiều nhà thơ sử dụng để thể hiện cái tơi cá nhân mình.
Thế nhưng Nguyễn Bính, Thâm Tâm, Trần Huyền Trân lại chọn hướng đi riêng. Họ quay về
với thể loại thơ truyền thống - thể thơ cổ vận dụng có cách tân, sáng tạo thể thơ vốn quen
thuộc trong thời kì trung đại như ngũ ngôn, thất ngôn hoặc thể hành.
Trong văn học, hành là một dạng của thể thơ cổ phong (cổ phong trường thiên) có ng̀n
gốc từ Trung Quốc. Thể thơ xuất hiện vào thời Đường và du nhập vào Việt Nam từ trước
thế kỉ X. Thơ cổ phong Việt Nam mô phỏng theo luật thi của thơ cổ phong Trung Hoa. Đây

là một thể thơ tương đối tự do, chỉ cần có vần mà nhất thiết phải đối nhau, khơng gị bó trong
niêm luật bằng - trắc, cũng không hạn định số câu trong bài và số chữ trong câu. Trong văn
học trung đại, thể hành được sử dụng khá phổ biến khi nhà thơ muốn đề cập đến những vấn
đề chung của xã hội và nhằm bộc lộ tâm trạng, thái độ của con người. Trong đó, sử dụng
thành cơng thể hành phải nhắc đến đại thi hào Nguyễn Du với tập Bắc hành tạp lục. Sử
dụng thể thơ này, Nguyễn Du đề cập đến những trăn trở trước số phận của con người: “Khẩu
phún bạch mạt, thủ toan súc/ Khước tọa, liễm huyền, cáo chung khúc/ Ðàn tận tâm lực cơ
nhất canh/ Sở đắc đồng tiền cận ngũ lục/ Tiểu nhi dẫn đắc há thuyền lai/ Do thả hồi cố đảo
đa phúc” (Thái Bình mại ca giả - Nguyễn Du).
Trường phái thơ hành không tuân thủ quy tắc thơ Trung Quốc mà mang đậm bản sắc
Việt Nam, bên cạnh những vần thơ thất ngơn, có cả những bài thơ thể tự do, thơ lục bát như
Độc hành ca (Trần Huyền Trân). Tuy có khác nhau về cách diễn đạt, nhưng những bài thơ
hành của phong trào Thơ mới đều có nét chung là ở nhan đề bài thơ đều có từ hành, đều có
cảm hứng, giọng điệu, ngơn ngữ, khấu khí và tư tưởng thẩm mỹ giống nhau. Sự xuất hiện
của nhóm Áo bào gốc liễu với những sáng tác bằng thể hành là sự gặp gỡ của những tâm hồn
lãng mạn, nhạy cảm trước thời thế, trước niềm đau thân phận người dân nô lệ mất nước. Tuy
không nhiều, chỉ với 5 bài thơ hành của ba tác giả nhưng vẫn đánh dấu một giai đoạn, một
tư tưởng thẩm mỹ mới trong thi ca đương thời. Có thể nói, “Những bài thơ “hành” là bức
thông điệp của các tác giả gửi cho bạn thơ cùng trường phái, cho bạn đọc đương thời, những
băn khoăn, thao thức có tác dụng thức tĩnh cõi tâm linh, tâm thức người dân nô lệ hướng về
những trang anh hùng, nghĩa liệt, những trang sử anh hùng cứu quốc” [6, tr.174].
Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng: “thực ra những bài hành của ba người trên không phải
là kí hiệu để chỉ một thể thơ cổ, mà là một trường phái “hành” riêng, độc lập” [6, tr.75].
Hơn ai hết, Thâm Tâm là nhà thơ thành công và tạo được chỗ đứng cho mình qua loạt bài
thơ viết theo thể hành Can trường hành, Vọng nhân hành, Tống biệt hành; Nguyễn Bính
có bài Hành phương Nam; Trần Huyền Trân có bài Độc ca hành và riêng bài này của ông
được sáng tác theo thể thơ lục bát nhưng hình tượng nhân vật trong thơ ơng mang khí phách
anh hùng. Đờng thời, có những bài thơ dù tên nhan đề khơng có từ “hành” những người đọc
vẫn thấy nó mang dáng vẻ của một bài thơ theo thể hành, Say ca của Trần Huyền Trân là
một ví dụ. Ở hầu hết những bài thơ viết theo thể hành, nhóm Áo bào gốc liễu thể hiện sự

ngang tàng, khẩu khí, khơng ép mình theo những quy ước của thơ ca. Đọc những câu thơ


TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 58/2022

7

của Thâm Tâm, người đọc dễ dàng nhận thấy ông đã làm sống lại cái khơng khí riêng của
nhiều bài thơ cổ. Trong Thi nhân Việt Nam, Hồi Thanh đã có nhận xét về giọng điệu thơ
Thâm Tâm: “Điệu thơ gấp. Lời thơ gắt. Câu thơ rắn rỏi gân guốc” [5, tr.273]. Giọng điệu
ấy được nhà thơ thể hiện thành công nhất qua các bài viết theo thể hành: “Ly khách! Ly
khách! Con đường nhỏ/ Chí lớn chưa về bàn tay không/ Thì không bao giờ nói trở lại/ Ba
năm mẹ già cũng đừng mong” (Tống biệt hành). Bên cạnh đó, người đọc cịn thấy được sự
ngang tàng, khẩu khí mạnh mẽ của bậc trượng phu trong nhiều thi phẩm. Thâm Tâm đã tạo
ra cho thơ mình sự hài hoà về âm thanh, lúc trầm lúc bổng nên hết sức uyển chuyển, tự do:
“Thăng Long đất lớn chí tung hoành/ Bàng bạc gương hồ ánh mắt xanh/ Một lứa chung tình
từ tứ chiếng/ Hội nhau vầy một tiệc quần anh” (Vọng nhân hành). Đặc biệt trong Can
trường hành, tác giả đã gieo những thanh trắc vào giữa những thanh bằng gợi lên cái rắn
rỏi, gân guốc thường thấy trong những câu thơ cổ: “Phiếm du mấy chốc đời như mộng/ Ném
chén cười cho đã mắt ta/ Thà với mãng phu ngoài bến nước/ Uống dăm chén rượu quăng
tay thước/ Cái sống ngang tàn quen bốc men…”.
Thể hành thường không coi trọng đối, những trong sáng tác của Thâm Tâm lại hiện hữu
sự đối nhau về thanh, về ý rất rõ ràng. Trong khổ đầu bài thơ Tống biệt hành, những câu thơ
hoặc chỉ toàn thanh bằng, hoặc chỉ toàn thanh trắc ở các điểm nhấn mạnh khiến cho câu thơ
trúc trắc, gân guốc: “Đưa người ta khơng đưa qua sơng/ Sao có tiếng sóng ở trong lịng/
Bóng chiều khơng thẳm khơng vàng vọt/ Sao đầy hồng hơn trong mắt trong”. Cuộc tiễn biệt
được khắc họa trong thơ đã để lại ấn tượng sâu sắc với người đọc. Tâm trạng kẻ ở - người đi
vừa bâng khuâng man mác nhưng cũng đầy xao động và dữ dội như có lớp lớp con sóng dội
vào lịng. Bài thơ đã được giới yêu thơ tiếp nhận như một l̀ng gió mới thổi tung lớp bụi
mù của giấc mộng yêu đương tan vỡ, của những lời oán than số phận hẩm hiu, của những

tâm hồn bơ vơ lạc lõng. Thi sĩ đã trút bỏ lớp vỏ ủy mị thường ngày để khoác vào màu áo
mới, màu áo người ly khách rắn rỏi, cương quyết, chí khí của người trai thời chinh chiến.
Với chủ đề tống biệt, người đọc khơng bắt gặp lại hình ảnh cuộc chia ly đầy lưu luyến với
các nàng tiên nữ ở động Thiên Thai để rời “Ngàn năm thơ thẩn bóng trăng chơi” (Tản Đà)
mà là tâm trạng chung của một lớp người đang tìm lối giải thốt khỏi khơng gian chật hẹp,
tù túng của thực tại, để dấn thân bằng chất giọng trầm hùng, bi tráng.
Nguyễn Bính là thi sĩ nổi bật của Áo bào gốc liễu nhưng ơng chỉ có một sáng tác viết
theo thể hành là Hành phương Nam. Người đọc cảm nhận được một Nguyễn Bính rất khác,
khơng cịn nhẹ nhàng với những vần thơ về tỉnh quê, hồn quê mà là sự gân guốc, ngang tàng,
rắn rỏi. Trên con đường lưu lạc tới phương Nam, thi sĩ luôn mang trong mình một hồi bão
lớn lao với thời cuộc: “Giày cỏ, gươm cùn ta đi đây!”. Những câu thơ có lúc hiện lên tâm
trạng xót xa, bế tắc, đơi lúc cịn tỏ ra bi phẫn, u uất và đó là lúc ơng quyết tâm lên đường vì
chí lớn. Song ra đi nhưng đi đâu, về đâu vẫn là vô định. Con người chưa tìm thấy nẻo tương
lai, thi sĩ phải thú nhận rằng: “Ta đi nhưng biết về đâu chứ?/ Đã dấy phong yên khắp bốn
trời / Thà cứ ở đây ngồi giữa chợ/ Uống say mà gọi thế nhân ơi!”. Có thể thấy, trong Thơ
mới, khi mà các nhà thơ đều tích cực tìm đến những thể thơ mới, hiện đại thì thể thơ cổ
phong này cũng ít được sử dụng và phổ biến trong thời kì này. Tuy nhiên, thể “hành” đã


8

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

được vận dụng rất thành công trong việc chuyển tải đầy đủ nội dung, tình cảm bi tráng, hào
hùng của các nhân vật trữ tình trong thơ, cái chất riêng của Nguyễn Bính và cả nhóm Áo bào
gốc liễu.
Khác với Nguyễn Bính, Trần Huyền Trân mặc dù khơng có những sáng tác rõ về thể
hành nhưng trong các sáng tác của mình, bài Độc ca hành được xem là một sự trải nghiệm
sâu sắc. Đó là tâm trạng đau xót của nhân vật trữ tình trước khơng khí của thời cuộc, ẩn sâu
trong nỗi đau ấy là một tâm trạng mạnh mẽ, một khí phách hào hùng với tư thế hiên ngang

sẵn sàng hi sinh vì chí lớn: “Đưa nhau qua bữa cơm nghèo/ Đứa sầu gào rượu, đứa nheo
mắt cười/ Vung tay như vạch ngang trời/ Bảo rằng đâu nữa cái thời ngất ngư/ Chén mồi dù
hắt ưu tư/ Sao cho ráo được gió mưa lợi lần”. Thơng qua thể hành, các nhà thơ muốn nói
lên những uất hận của con người trong xã hội lúc bấy giờ. Họ kín đáo bộc lộ sự bất bình ấy
của mình: “Khóc nhau, ném chén tan tành/ Nghe vang vỡ cái bất bình thành thơ...” (Độc ca
hành). Nỗi bất bình ấy còn được nhà thơ thể hiện trong những câu thơ: “Khà say! Há kể
rượu nhiều/ Tợp bao nhiêu lại bấy nhiêu bất bình/ Tối om kia vận chúng mình/ Trai lành bỏ
cỗi gái trinh bỏ già.../ Đời nghèo đấy chiếu đây chăn/ Bút khôn làm kiếm chém phăng bất
bình” (Say ca). Tất cả dường như là nỗi uất nghẹn đầy tâm sự đọng lại và dường như muốn
bung hết ra bên ngoài để giải tỏa. Tâm trạng bất bình ấy ẩn dưới hàm ý than thở, trách móc
vì khơng gặp thời thế thuận lợi: “Thơ ngâm giở giọng, thời chưa thuận./ Tan tiệc quần anh,
người nuốt giận,/ Chim nhạn, chim hồng rét mướt bay,/ Vuốt cọp, chân voi còn lận đận”
(Vọng nhân hành). Trần Huyền Trân bên cạnh thể hiện những uất ức, những bất bình đã
hiện lên một tư thế hiên ngang, hành động mạnh mẽ của con người dám đương đầu với những
khó khăn thử thách của thời cuộc để đi tìm chân lí, thực hiện chí lớn của bậc trượng phu. Chí
khí ấy có khác gì Nguyễn Cơng Trứ trong văn học trung đại trước đó non thế kỷ.
Trong sáng tác theo thể hành của mình, các nhà thơ nhóm Áo bào gốc liễu hay sử dụng
những kết cấu mở nhằm để lại trong lòng người đọc những suy ngẫm, những cảm nhận sâu
sắc về tác phẩm. Áo bào gốc liễu với khẩu khí ngang tàng, mạnh mẽ của đấng nam nhi luôn
quyết tâm lên đường vì nghĩa lớn thế nhưng đằng sau sự gân guốc của chí khí mạnh mẽ là
sự đau xót, tiếc thương. Bốn câu thơ cuối được tác giả xây dựng theo kết cấu mở, dụng ý
nghệ thuật của Thâm Tâm ở bốn câu thơ này ra sao, hầu như khó có thể cảm hết. Bốn câu
thơ cuối đã gợi lên sự mất mát, đau thương, chia lìa hoặc của “người đi” dành cho người ở
lại; hoặc của Mẹ, Chị và chính Em. Kết thúc bài thơ Hành phương Nam, Nguyễn Bính viết:
“Ngươi ơi! Ngươi ơi! Hề ngươi ơi!/ Ngươi ơi! Ngươi ơi! Hề ngươi ơi!/ Người sang bên ấy
sao mà lạnh,/ Nhịp trúc ta về lạnh mấy mươi...”. Nhà thơ khắc họa hình ảnh lên đường của
đấng nam nhi, khơng rõ họ có đi tới nơi khơng, có thực hiện được hồi bão, ước vọng khơng
mà chỉ mở ra một tương lai vơ định phía trước.
Như vậy, với việc sử dụng thể hành – một thể thơ cổ, các nhà thơ nhóm Áo bào gốc liễu
đã sáng tạo đem lại sự mới mẻ trong việc thể hiện cái tơi đầy cá tính. Thơng qua thể thơ này,

thi nhân đã đưa đến những tác phẩm bộc lộ được khí thể sơi sục và tâm trạng phức tạp của
cơng dân trước tình hình đất nước, đóng góp một giọng điệu thơ lạ mà quen cho phong trào
Thơ mới.


TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 58/2022

9

2.2. Thể lục bát
Đến với thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc, Thâm Tâm sáng tác 4 bài, Trần Huyền
Trân 13 bài. Đặc biệt là Nguyễn Bính, số lượng thơ lục bát chiếm số lượng lớn (46 bài), với
một chất giọng tự nhiên, mượt mà, khơng gị ép nhưng cũng khơng rơi vào diễn ca, vần vè
dễ dãi. Theo thi sĩ Mộng Tuyết, Nguyễn Bính làm thơ lục bát rất dễ dàng: “Bính viết lục bát
nhanh như văn xuôi”. Đọc thơ Nguyễn Bính, người ta như được thưởng thức những khúc
nhạc êm dịu của ca dao: “Tình tôi là giọt thuỷ ngân/ Dù nghiễn chẳng nát dù lăn vẫn trịn/
Tình cơ là đóa hoa thơm/ Bình minh nở để hồng hơn mà tàn” (Tình tơi). Thơ lục bát của
Nguyễn Bính đưa người ta trở về với cội nguồn dân tộc, với những câu thơ chan chứa phong
vị đồng quê: “Ai làm cả gió đắt cau/ Mấy hơm sương muối cho giầu đở non” (Chờ nhau).
Ngồi ra, Trần Huyền Trân cũng có những bài thơ lục bát rất gần với ca dao dân tộc. Điều
này thể hiện rõ ở nhiều câu thơ trong bài Tương tư: “Phải đây mùa nhớ thương nhau,/ Chim
ngoài ngọn gió, hoa đầu cành mưa;/ Xa nhau gió ít lạnh nhiều/ Lửa khuya tàn chậm, mưa
chiều đổ nhanh…”. Hơn nữa, những vần thơ lục bát trong thơ của Nguyễn Bính nói riêng và
nhóm Áo bào gốc liễu nói chung khá tự nhiên, không ép vần điệu. Chẳng hạn với những câu
thơ sau, mạch cảm xúc của nhà thơ được tn chảy tự nhiên: “Thơn Đồi ngồi nhớ thơn
Đơng/ Mợt người chín nhớ mười mong mợt người./ Gió mưa là bệnh của giời/ Tương tư là
bệnh của tôi yêu nàng” (Tương tư). Có thể thấy, những cảm xúc nhớ thương, mong đợi trong
tình u bằng thể thơ lục bát có cảm giác rất tự nhiên, nhẹ nhàng.
Thơ lục bát của Nguyễn Bính cịn mang hơi hướng hiện đại. Chất dân gian được sử dụng
trong thơ rất gợi cảm, ca dao được sáng tạo và làm sống lại vẻ đẹp nguyên thể bên cạnh

những cách tân phù hợp. Hẳn là: “Sáng tạo trong mợt cấu trúc có sẵn, mợt mơ hình trùn
thống cố định, là mợt điều khó khăn khơng kém sự sáng tạo ra những cấu trúc mới cho thơ.
Ông là nhà thơ đầu tiên trên thi đàn thơ hiện đại của thế kỷ này đã dùng hình thức của thơ
ca dân gian (đặc biệt là của ca dao, dân ca) để chuyển tải nội dung thẩm mỹ của Thơ mới”
[1, tr.212]. Có thể tìm thấy điều đó ở Chân quê của Nguyễn Bính. Tư tưởng bài thơ mới mẻ,
hiện đại, có xu hướng chống lại sự biến đổi của xã hội đương thời và vươn tới hướng hiện
đại hóa. Sự nhắc nhở ấy đã được Nguyễn Bính khéo léo thể hiện vào những lời nói chân
thành, nhẹ nhàng của người con trai: “Hoa chanh nở giữa vườn chanh/ Thầy u mình với
chúng mình chân q”. Nguyễn Bính đã kế thừa và vận dụng những thay đổi trong giới hạn
mà luật thơ cho phép. Thơ lục bát của ông thường mang một nét riêng biệt, những kết cấu
độc đáo mở ra một chân trời cảm xúc: “Hôm nay dưới bến xi đị/ Thương nhau qua cửa tị
vị nhìn nhau/ Anh đi đấy, anh về đâu?/ Cánh buồm nâu, cánh buồm nâu, cánh buồm…”
(Không đề I).
Bên cạnh sự thành công của Nguyễn Bính với thể thơ lục bát, Thâm Tâm và Trần Huyền
Trân đã bước đầu có cách tân để thể hiện nội dung của cái tôi cá nhân trong bối cảnh thời
đại mới. Thi sĩ đã tận dụng nhịp thơ uyển chuyển, nhịp nhàng cùng với sự hài hòa về âm
thanh của thể lục bát để thể hiện dòng tâm trạng, cảm xúc tác giả về thời cuộc rối ren của đất
nước. Vì vậy, những câu thơ lục bát thường kết hợp giữa tự sự và trữ tình: “Không dưng rét
cả dây đàn/ Này cung dâng áo ngự hàn là đây” (Độc ca hành). Thâm Tâm cũng vậy, những


10

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

vần thơ lục bát nhẹ nhàng thể hiện tâm trạng nhân vật trữ tình: “Sinh ta, cha ném bút rồi/
Rừng nho tàn rụng cho đời sang xuân/ Nuôi ta, mẹ héo từng năm,/ Vắt bầu sữa cạn, tê chân
máu gầy/ Dạy ta, ba bảy ông thầy,/ Gươm dài, sách rộng, biển đầy núi vơi./ Nhà ta cầm đỡ
tay người/ Kép lông đâu áo, ngọt bùi đâu cơm” (Tráng ca). Thi sĩ khắc họa bức tranh hiện
thực cuộc sống xã hội cơ cực lúc bấy giờ một cách chân thực: “Mưa bay trắng lá rau tần/

Thuyền ai bốc khói xa dần bến mưa./ Có người về khép song thưa/ Để rêu ngõ trúc tương tư
lá vàng” (Thu – 1939 – Trần Huyền Trân). Cùng với nhịp thơ, vần thơ có sự dàn trải đã tạo
nên âm điệu sinh động: “Ruộng đồng trơ trụi cỏ khô/ Mưa xuân rữa nốt phần tro thành mùn/
Con trâu con chó khơng cịn/ Khắp vùng dân đói dân mịn kéo đi/ Vai mang đời sống lặc lè/
Tráng phu năm trước, tử thi buổi này” (Chân trời đã rạng). Hầu hết trong những bài lục bát,
các thi sĩ đã để lại một ng̀n cảm hứng b̀n bã, xót xa: “Các anh hãy chuốc thực say/ Cho
tôi những cốc rượu đầy, rồi im/ Giờ hình như quá nửa đêm/ Lòng đau, đau lại cái tim cuối
mùa” (Các anh – Thâm Tâm): “Cụ hâm rượu nữa đi thôi/ Be này chừng sắp cạn rồi cịn
đâu/ Rồi lên ta uống với nhau/ Rót đau lòng ấy vào đau lòng này…” (Với Tản Đà – 1938 –
Trần Huyền Trân). Hai nhà thơ gặp nhau ở tâm hồn đồng điệu với những suy nghĩ và tâm tư
sâu kín. Họ khơng chỉ là rót rượu cho nhau mà “rót đau”, rót cho nhau bao nhiêu nỗi niềm u
uất trong lòng.
Trong những sáng tác theo thể thơ lục bát của nhóm Áo bào gốc liễu, kết cấu đối lập
đóng vai trị rất quan trọng làm nổi bậc lên dụng ý nghệ thuật của các tác giả. Đó có thể là
sự đối lập giữa quá khứ và hiện tại. Quá khứ thanh bình, yên vui của đất nước với cảnh sác
thanh bình, mộc mạc xuất hiện trong những vần thơ của nhóm Áo bào gốc liễu bây giờ đã
dần xa, thay vào đó là hiện thực đau thương của cả dân tộc. Nguyễn Bính viết về cuộc sống
yên bình, giản dị của người: “Nhà tơi có mợt vườn dâu/ Có giàn đỗ ván, có ao cấy cần/ Hoa
đỗ ván nở mùa xuân/ Lứa dâu tháng tháng, lứa cần năm năm” (Nhà tơi – Nguyễn Bính).
Bức tranh q hương hiện lên chân thực, gợi sự yên ả, thanh bình của một vùng quê. Bài thơ
Chân quê Nguyễn Bính đã thể hiện sự đối lập đó thơng qua hình ảnh cơ thôn nữ. Trước cảnh
“Hôm qua em đi tỉnh về”, nhà thơ bùi ngùi nhớ về quá khứ: “Nào đâu cái yếm lụa sồi/…
Nào đâu cái áo tứ thân?” để rồi hiện tại là một hình ảnh khác: “Khăn nhung, quần lĩnh rộn
ràng./ Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!”. Các thi sĩ đã sử dụng kết cấu đối lập để làm nổi
bật lên những sự thay đổi của con người giữa những giá trị của quá khứ và hiện tại.
Bên cạnh đó, hồn cảnh chiến tranh đã gây ra bao nhiêu đau thương cho cả một dân tộc.
Trước những biến động của lịch sử xã hội, các nhà thơ nhóm Áo bào gốc liễu mang trong
mình tâm trạng bi phẫn, họ khơng hịa nhập được với thời cuộc. Thời đại đất nước đang xoay
chuyển đầy biến động đã được nhóm Áo bào gốc liễu cảm nhận một cách sâu sắc: “Ớ kìa!
Thiên hạ đang say/ Ớ nghìn tay nắm nghìn tay đang cười.../ Nhớ ngươi, nhạt thếch rượu đời/

Tay vo chỏm tóc, ta ngồi ta ca” (Độc hành ca – Thâm Tâm). Quá khứ đau thương ấy còn
được Thâm Tâm và Trần Huyền Trân thể hiện qua số phận của những người dân lao động
dưới sự thống trị tàn bạo của kẻ thù. Trong Đêm trừ tịch, Trần Huyền Trân đã bộc lộ được
niềm đau xót trước cảnh khốn cùng của nhân dân bằng những câu thơ thấm đẫm dư vị chua
xót: “Rưng rưng nhớ những ngày sâu/ Những ai mái tóc trên đầu trắng tang/ Rưng rưng nhớ


TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 58/2022

11

những đồi hoang/ Bơ vơ xó chợ lang thang vỉa hè”. Đối diện với hiện thực đau thương, thi
sĩ khơng thể hịa nhập: “Những không giữa cái đêm dài/ Không kêu! ta đợi mặt trời bao la/
Trong lên đèn cũng nở hoa/ Tưởng đâu trong ruột bấc già đượm hương/ Đèn soi giấy mực
yêu thương/ Đón sang trang mới mở đường xuân đi...”.
Có thể thấy, Trần Huyền Trân đã đặt toàn bộ cảm xúc của mình vào những tác phẩm.
Nỗi b̀n đau, xót xa về hiện thực cứ phát triển mạnh mẽ, sôi sục, tác giả mượn điệu buồn
của lục bát: “Rưng rưng nhớ những ngàn sâu/ Những ai mái tóc trên đầu trắng tang/ Rưng
rưng nhớ những đời hoang/ Bơ vơ xó chợ, lang thang vỉa hè./ Rưng rưng nhớ những chia ly/
Giữa đêm trừ tịch nghĩ gì mai sau” (Đêm trừ tịch). Thơ ơng có những câu thơ tưởng như cũ
như kỹ mà ngẫm ra thì lúc nào cũng mới như chân lý, mê hoặc những người đang yêu:
“Tương phùng là để biệt ly/ Biệt ly là để lòng đi qua lòng” (Mười năm). Những vần thơ của
ông rất độc đáo mang nhiều ý nghĩa với những cách ngắt nhịp khác lạ: “Không! Không! Lạy
mẹ! Vái giời!/ Hẹn đi là đã đi rồi – thì đi” (Giữa đường). Trong những bài thơ lục bát, Trần
Huyền Trân đã sử dụng khá linh hoạt hệ thống ngơn ngữ tiếng Việt để góp phần tạo nên sự
gần gũi với cuộc sống: “Này thôi đấy! Này thôi đây!/ Này thôi kia nữa, hớp này thì thôi/ Men
lên ví chuyển lại thời/ Lũ ta đội ướt đêm dài với nhau…” (Say ca, Tặng Thâm Tâm, Nguyễn
Bính). Nhóm Áo bào gốc liễu n có ý thức tìm tịi cách tân, sáng tạo trong những sáng tác
của mình đem lại hiệu ứng nghệ thuật. Đó là cách ngắt những câu thơ lục bát thành hai hay
ba câu để tạo ấn tượng, tăng hiệu quả biểu cảm nghệ thuật như trong Độc hành ca (1940)

của Trần Huyền Trân: “Cố nhân! Ới hỡi người xưa/ Dọn đi tâm sự/ Đây mưa về rừng!”.
Chính sự ngắt đơi dịng những câu thơ lục bát ấy làm nổi bậc được nỗi lòng của nhà thơ khi
nhớ đến người bạn thân thiết đã mất của mình: “Ào ào năm tháng trôi mau/ Xanh thêm ngọn
cỏ/ Người đâu không về!/ ... Về khuya.../ Mưa bụi như sương/ Tôi đi nghe vọng trên đường
bước anh/ ... Mùa xuân đã biếc trên mồ/ Rừng xanh thác đổ.../ Bây giờ biển xanh” (Đi dưới
mưa xuân). Qua đây, có thể thấy, thơ lục bát của ba nhà thơ nhóm Áo bào gốc liễu vừa nhẹ
nhàng, mềm mại mang đặc điểm của thể thơ dân tộc, mặt khác cịn có nhiều cách tân táo
bạo, vừa ngang tàng, gân guốc, rắn rỏi và mạnh mẽ. Những sáng tác theo thể thơ lục bát là
thành tựu đáng kể của nhóm Áo bào gốc liễu cho phong trào Thơ mới. Các nhà thơ đã cách
tân sáng tạo thể thơ truyền thống để có thể diễn tả được tâm trạng, nỗi lịng thầm kín của các
tác giả trước những năm rối ren, khủng hoảng trước Cách mạng tháng Tám. Những giao thoa
cũ và mới, truyền thống và hiện đại đã tìm được cách biểu hiện với nhiều màu sắc đa dạng,
độc đáo.
2.3. Các thể thơ Đường luật
Bên cạnh thể hành và thể lục bát, nhóm thơ Áo bào gốc liễu cịn thành cơng với thể thơ
thất ngôn cổ phong. Tác giả của Thi nhân Việt Nam viết: “Thất ngôn và ngũ ngôn rất thịnh
trong thơ mới. Nó khơng hẳn là cở phong. Cở phong ngày xưa đã thúc lại thành Đường luật”
[5, tr.39]. Đây là những thể thơ có ng̀n gốc từ Trung Quốc du nhập sang nước ta từ rất
sớm. Mặc dù không phải là thể thơ truyền thống của dân tộc nhưng chúng lại có khả năng
lớn trong việc chuyển tải những cảm hứng, nội dung mang đậm bản sắc, tâm hồn Việt, góp
phần quan trọng làm cho ngơn ngữ Việt ngày càng trong sáng, giàu đẹp.


12

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐƠ HÀ NỘI

Thể thơ thất ngơn bát cú Đường luật được nhóm Áo bào gốc liễu thích sử dụng vì thể
thơ này có quy luật, cấu trúc chặt chẽ, hệ thống từ ngữ ngắn gọn nhưng sắc bén phù hợp với
phong cách cá nhân nhà thơ. Nhóm Áo bào gốc liễu viết nhiều bài thơ theo thể thơ thất ngơn

và ngũ ngơn. Thâm Tâm có 11 bài trong đó 8 bài được làm theo thể trường luật 7 chữ kéo
dài, Trần Huyền Trân trong tập Rau Tần có 8/25 bài thơ sử dụng thể thơ thất ngơn; Nguyễn
Bính, trong 80 tác phẩm viết trước cách mạng tháng Tám có đến 42 thi phẩm (chiếm trên
50%) được viết bằng thể thơ ngũ ngôn. Với thể thơ này, những quy định về niêm, luật, vẫn,
đối, nhịp của thơ thất ngơn đơi khi khơng được hồn tồn đảm bảo do số lượng câu dài ở các
bài. Bên cạnh đó, những câu thơ thất ngôn mang sắc thái mạnh rất phù hợp với ngòi bút của
các thi sĩ, trong những bài luật dài, thể thơ này giúp các nhà thơ tỏ bày tư tưởng, tình cảm,
suy tư của mình một cách rõ ràng và chân thật nhất.
Sáng tác theo thể thơ thất ngơn, Nguyễn Bính, Thâm Tâm và Trần Huyền Trân đã tạo
một nét riêng biệt so với các nhà thơ khác trong phong trào Thơ mới đương thời. Thơ thất
ngôn của họ mang âm hưởng của Đường thi trang trọng và cổ kính: “Lũ ta kẻ sĩ nằm trong
đạo/ Nhân nghĩa kê đầu nghe nắng mưa/ Xót cợi đời nghèo thương chẳng đậu/ Mỏi mịn
chính khí lạc lồi thơ” (Chiều loạn – Thâm Tâm). Đọc những vần thơ thất ngôn của Thâm
Tâm, người đọc sẽ nhận ra được những tâm tư, tình cảm mà tác giả gửi gắm vào trong những
vần thơ của mình. Đó là tâm trạng của con người mang trong mình khát vọng lên đường vì
chí lớn nhưng chưa thành của đấng nam nhi: “Cuối thu mưa nát lịng dâu bể/ Ngày ṃn
chng đau chuyện đá vàng/ Chán ngắt gia tình, sầu chắt ngất/ Già teo thân thế hận mang
mang” (Ngậm ngùi cố sự). Trước thực tại đen tối của xã hội, Thâm Tâm luôn thể hiện hình
ảnh con người trong thơ mình mang một nỗi b̀n, đau xót và từ đó phát triển mạnh mẽ thành
khát khao lên đường vì chí lớn của đấng nam nhi. Chiến tranh đã làm cho cuộc sống của
nhân dân rơi vào cảnh lầm than, khổ cực. Cuộc sống hòa bình, êm ả ngày nào của nhân dân
bị xáo trộn trở nên đau thương, mất mát: “Những xóm thanh bình khói bếp thưa/ Miếng chiều
thay sớm, mớm con thơ/ Nàng dâu gầy võ ni thân lão/ Nhịn đói chờ lương kẻ thú phu”
(Vạn lý trường thành). Trong hồn cảnh đó, những vần thơ của Trần Huyền Trân cũng đi
sâu vào khắc họa sự bế tắc của con người lúc bấy giờ. Trong bài Chiều loạn, thi sĩ viết:
“Chiều loạn mây rồi, gió đã lên/ Mợt sơng đơi bến dở con thuyền/ Ngọc chìm đáy nước, vàng
trong cát/ Vào trúc thôi ngâm sách thánh hiền/ Lũ ta kẻ sĩ nằm trong đạo/ Nhân nghĩa kê
đầu nghe nắng mưa”. Tâm trạng của người thi sĩ đang bế tắc, loay hoay giữa dòng đời. Nhà
thơ không biết chọn nơi nào làm bến đỗ cho cuộc đời, những giá trị bản thân không thể khẳng
định với ai bởi “ngọc bị chìm, vàng bị chôn”, họ rơi vào bế tắc, đau khổ. Để rồi trong sự đau

xót, bế tắc đó họ đã nhận ra và tự ý thức được nhiệm vụ của chính mình là phải sát cánh bên
hiện thực cuộc sống và khát vọng lên đường vì nghĩa lớn: “Nghĩa lớn ai mua bán chợ chiều/
Dập vùi hoa lá biết bao nhiêu/ Hãy công chiến đề chung trang giấy/ Cất bút cho dòng chữ
kiếm reo” (Chiều loạn).
Nếu như thể thơ thất ngôn được Thâm Tâm và Trần Huyền Trân sử dụng mang âm
hưởng Đường thi trang trọng thì Nguyễn Bính lại sử dụng thể thơ này một cách gần gũi, đậm
đà màu sắc dân tộc. Lời thơ giản dị, uyển chuyển, gần gũi với cuộc sống thôn quê cũng như


TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 58/2022

13

tình quê giản dị mà hờn nhiên, trong sáng: “Ví chăng nhớ có như tơ nhỉ/ Em thử quay xem
được mấy vòng/ Ví chăng nhớ có như vừng nhỉ/ Em thử lào xem được mấy thưng” (Nhớ).
Với tính chất tự do, phóng khống của thể thơ thất ngơn cổ phong, Nguyễn Bính đưa vào
những sáng tác về đề tài “tha hương”: “Một thân lận đận nỗi trời xa/ Nằm nghe mưa rơi
trên mái nhà/ Gió bắt vào thu đầy tiếng lá/ Đời tàn, mợng đẹp, tiếc xuân qua/ Long tong
mưa nhỏ gieo từng giọt/ Ắng lặng không nao một tiếng gà/ Chờ nửa vầng trăng, trăng chẳng
lại/ Đêm dài đằng đẳng đêm bao la” (Đêm mưa đất khách). Bên cạnh đó, ở thể thơ thất
ngơn, Nguyễn Bính cũng bộc lộ được tâm trạng của người dân mất nước với ý chí khát khao
lên đường. Ông đau xót cho xã hội thực tại nên đã tìm tới men rượu, càng uống lại càng tỉnh,
nỗi đau càng hiện lên rõ hơn: “Chén rượu tha hương! Trời! Đắng lắm!/ Trăm hờn nghìn giận
suốt mùa đông!/ Chiều qua ngồi ngắm hồng hơn xuống/ Nhớ chị làm sao nhớ lạ lùng!”
(Xuân tha hương). Nguyễn Bính đã để lại những cặp thất ngơn mà người ta khó có thể qn
được: “Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay,/ Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy.” (Mưa xuân),
“Sầu nghiêng mái quán mưa tong tả/ Chén ứa men lành, lạnh ngón tay” (Giời mưa ở Huế).
Có thể thấy, trong Thơ mới, những sáng tác theo thể thơ thất ngôn đều theo quy luật rõ
ràng, chặt chẽ. Trong tập Mấy vần thơ (1935), Thế Lữ có viết: “Trời buồn làm gì trời rầu
rầu/ Anh yêu em xong anh đi đâu/ Lắng tiếng gió, suối, thấy tiếng khóc/ Mợt bụng mợt dạ

mợt nặng nhọc/ Ảo tưởng chỉ để khổ để tủi/ Nghĩ mãi gỡ mãi lỗi vẫn lỗi/ Thương thay cho
em căm thay anh/ Tình hồi càng ngày càng tày đình” (Tình hồi). Thể thơ sử dụng duy
nhất một thanh điệu cùng sự thay đổi liên tục các âm đã diễn tả được tâm trạng buồn bã, đau
khổ của người con gái về một tình u khơng cịn nữa.Bên cạnh Thế Lữ, nhà thơ tình Xuân
Diệu, người được mọi người suy tôn là “nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới” cũng
có những câu thơ đầy huyền ảo với thể thơ thất ngôn bằng cách sử dụng liên tiếp các thanh
bằng tạo nên một trường cảm nhận hoàn toàn bằng sự chuyển đổi cảm giác: “Sương nương
theo trăng ngừng lưng trời/ Tương tư nâng lòng lên chơi vơi” (Nhị hồ).
Thế nhưng người đọc vẫn dễ dàng nhận ra được sự khác biệt giữa thể thất ngơn trong
thơ của nhóm Áo bào gốc liễu so với các nhà thơ khác. Nếu như thể thơ thất ngơn trong văn
học trung đại mỗi câu có 7 chữ, 8 câu, thì thể thất ngôn được sử dụng trong thơ nhóm Áo
bào gốc liễu lại có sự biến đổi, vẫn là bảy chữ nhưng số câu không chỉ giới hạn là 8 câu mà
có thể nhiều hơn như 12, 16, 20 câu. Dung lượng tác phẩm của nhóm thơ lớn hơn so với các
tác phẩm thơ Đường luật. Vì vậy, ở những bài thơ này do số lượng câu dài nên những quy
luật về niêm, vần, đối,… sẽ không được đảm bảo như thể thơ truyền thống, những vần thơ
của họ gần gũi với lối thơ cổ phong, thể loại mà các nhà thơ nhóm Áo bào gốc liễu thể hiện
rất thành công. Thâm Tâm trong bài Mơ thuở thanh bình đã bày tỏ tâm trạng lo lắng và
mong muốn cuộc sống bình yên cho nhân dân trước cảnh binh đao lửa đạn: “Bừng sáng,
xuân bay tang tảng sương/ Canh gà heo hút nẻo giang thôn/ Chài ai gấp gấp giăng giăng
bạc/ Tiếng mác qua giời, dịp sáo non”. Phải nói rằng những vần thơ thất ngơn với sự cách
tân mới mẻ so với thơ cũ của nhóm Áo bào gốc liễu là những câu thơ hay nhất về cuộc sống,
số phận và chí khí của con người trong thời đại lúc bấy giờ.
Bên cạnh sự thành công của thể thất ngơn thì các nhà thơ nhóm cịn sáng tác theo thể


14

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐƠ HÀ NỘI

ngũ ngơn, tuy số lượng ít hơn. Thâm Tâm chỉ có 1 bài thơ viết về thể thơ ngũ ngôn. Bài thơ

Chiều mưa đường số 5 là tâm trạng nhớ thương da diết của tác giả đối với chiến khu Việt
Bắc, nỗi nhớ những người đờng chí, đờng đội đã gắn bó với mình trong những năm tháng
chiến tranh ác liệt: “Chiều mưa đường số 5/ Đôi mắt sao đăm đăm/ Chứa cả trời mây nặng/
Miền Việt Bắc xa xăm?/ Ôi núi rừng thương nhớ/ Rét mướt đã hai năm!/ Chiều mưa ngàn
hoa nở/ Hoa phới bay mùa xuân/ Bếp sàn gây ngọn lửa/ Chén trà ngát tình dân/ Chiều mưa
lùa các cửa/ Ngày bợ đợi hành qn/ Mẹ già khơng nói nữa/ Nước mắt nhìn rân rân...”.
Cũng với đó, Trần Huyền Trân cũng ít viết về thể thơ ngũ ngôn, tuy vậy số ít tác phẩm của
ông theo thể thơ này đã để lại nhiều ấn tượng, nhà thơ khắc họa cuộc sống cực khổ của con
người, đồng thời thể thiện tình cảm yêu thương, sự hi sinh của người mẹ trong xã hội. Ơng
viết: “Đẻ ra trong đói khở/ Váy mẹ làm áo con/ Miệng khát sữa cào vú/ Nào hay già thiếu
cơm/ Lớn lên vào xưởng thợ/ Bán sức cho người bn/ Bếp lạnh thường khơng lửa” (Mẹ
con). Với Nguyễn Bính, đó là những câu thơ ngắn gọn nhưng thể hiện được dấu ấn riêng
của, tạo nên sự đặc biệt của nhà thơ. Điều này đã gợi lên được cảm xúc đau buồn, quyến
luyến lúc chia tay người yêu lên đường đi tìm công danh của đấng nam nhi với mong ước
cơng thành danh toại trở về đồn tụ với người thương trong thơ ông. Và đây cũng là nét đặc
biệt trong những sáng tác của Nguyễn Bính, dù ở thể loại nào những vần thơ của ông đều
chân chất, mộc mạc, giản dị và gần gũi với con người: “Cầm tay anh khẽ nói/ Khóc lóc mà
làm chi?/ Hơn nhau một lần cuối,/ Em về đi, anh đi./ Rồi một hai ba năm,/ Danh thành, anh
trở lại./ Với em, anh chăn tằm,/ Với em, anh dệt vải” (Hôn nhau lần cuối). Có thể thấy, thể
ngũ ngơn chiếm số lượng rất ít trong sáng tác của nhóm Áo bào gốc liễu nhưng việc sử dụng
thể thơ này trong sáng tác cũng tạo ra những điểm khác biệt so với thơ cũ. Thơ ngũ ngơn
trong thơ của nhóm Áo bào gốc liễu với số lượng câu dài, khơng tn theo hồn tồn những
quy luật của thơ Đường luật, tuy nhiên lại thể hiện tâm tư, tình cảm của các tác giả một cách
sâu sắc nhất và tạo nên những nét riêng của nhóm thơ.

3. KẾT LUẬN
Khi phong trào Thơ mới phát triển đến một hạn độ sẽ dẫn đến hình thành những trào lưu
văn học, những chi nhóm, trường phái. Sự xuất hiện của các nhóm thơ lớn như nhóm Xuân
thu nhã tập, Trường thơ Loạn và nhóm Áo bào gốc liễu cùng với những điểm nổi bậc ở
phong cách sáng tác là minh chứng rõ ràng nhất cho sự tìm tòi, đổi mới nghệ thuật và phát

triển của thi ca đương thời. Mặc dù chưa có tun ngơn nghệ thuật riêng, chỉ là sựgần gũi
nhau trên cơ sở tình bạn thơ, nhưng nhóm đã đem đến cho thi đàn một dư vị cổ kính với việc
sử dụng có sáng tạo các thể thơ truyền thống,tạo nên một giọng điệu gân guốc, rắn rỏi nhưng
rất trữ tình, mượt mà, một khẩu khí riêng khơng trộn lẫn. Chính việc vận dụng nhuần nhuyễn,
sáng tạo các thể thơ và giọng điệu rất đặc biệt ấy đã tạo nên chỗ đứng vững chắc cho nhóm
trên hành trình đổi mới Thơ mới nửa đầu thế kỉ XX.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Bá Hán, Lê Quang Hưng, Chu Văn Sơn (2001), Tinh hoa thơ mới, thẩm bình và suy ngẫm,
Nxb. Giáo dục, Hà Nội.


TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 58/2022

15

2. Đồn Thị Đặng Hương (1993), Nguyễn Bính - nhà thơ “chân quê” trong “Nhìn lại một cuộc cách
mạng trong thi ca”, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
3. Chu Văn Sơn (2003), Ba đỉnh cao Thơ mới: Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử, Nxb. Giáo
dục, Hà Nội.
4. Trần Đình Sử (1995), Những thế giới nghệ thuật thơ, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
5. Hoài Thanh - Hoài Chân (2018), Thi nhân Việt Nam, Nxb. Hội Nhà văn, Hà Nội.
6. Nguyễn Quốc Túy (1995), Thơ mới – bình minh thơ Việt Nam hiện đại, Nxb. Văn học, Hà Nội.

POETIC FORMS IN THE WORK OF AO BAO GOC LIEU GROUP
Abstract: Ao Bao Goc Lieu poetry group with three poets Nguyen Binh, Tham Tam and
Tran Huyen Tran made their own contributions to the New Poetry movement from 1932 to
1945 in many aspects. By deepening and renewing familiar poetic genres, The Ao Bao Goc
Lieu has created a unique charecteristic for New Poetry with an ancient, bold, strong, and
unmistakable style. The group also made certain contributions to create the diversity of
New Poetry, which enables Vietnamese poetry to intergrate with the rapid development in

the first half of the twentieth century.
Keywords: Poetic forms, Ao bao goc lieu, Nguyen Binh, Tham Tam, Tran Huyen Tran.


16

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

THƠ TỐNG BIỆT NGUYỄN QUANG BÍCH
Hán Thị Thu Hiền
Trường Đại học Hùng Vương
Tóm tắt: Nguyễn Quang Bích có 7 bài thơ tống biệt. Hình tượng nhân vật trữ tình trong
thơ tống biệt của ơng vừa mang ý thức con người phận vị nhưng vừa mang cảm xúc của
con người cá nhân với những nỗi buồn thương lưu luyến khi chia biệt. Không gian trong
thơ tống biệt Nguyễn Quang Bích là khơng gian thực của núi rừng Tây Bắc buồn, hoang
vắng và ẩn chứa nhiều bất trắc. Thơ tống biệt của ơng cịn thể hiện tính kỷ sự rõ nét qua
hệ thống lời dẫn và chú. Điển cố sử dụng ít nhưng linh hoạt phản ánh được những vấn đề mang
tính thời sự. Thể thơ đa dạng, ngồi thơ bát cú có cả thơ ngũ ngơn tứ tuyệt và bài luật.
Từ khóa: Thơ tống biệt, Nguyễn Quang Bích, Ngư Phong thi tập.
Nhận bài ngày 28.1.2022; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 25.3.2022
Liên hệ tác giả: Hán Thị Thu Hiền; Email:

1. MỞ ĐẦU
Thơ tống biệt là một thể tài tiêu biểu của văn học trung đại Việt Nam. Nếu như giai đoạn
thế kỷ X – XVII phần lớn là những bài thơ tiễn tặng sứ giả thì giai đoạn thế kỷ XVIII – XIX
chủ yếu là những bài thơ tống biệt bạn bè, trong đó nửa cuối thế kỷ XIX, mảng sáng tác này
mang màu sắc đặc biệt bởi gắn liền với nhiều cuộc tiễn biệt liên quan đến các phong trào
yêu nước chống Pháp như thơ tống biệt Phạm Văn Nghị [1], Đào Tấn [2], Lã Xuân Oai [3]…
trong đó thơ tống biệt Nguyễn Quang Bích là một ví dụ tiêu biểu. Khảo sát 97 bài thơ của
ông trong hai cuốn Thơ văn Nguyễn Quang Bích [4] và Đình Ngun Hồng Giáp Ngư Phong

Nguyễn Quang Bích [5] chúng tơi thống kê được 7 bài thơ tống biệt. Mặc dù số lượng không
nhiều nhưng những tác phẩm mang dấu ấn riêng khá đặc biệt. Tuy nhiên, cho đến hiện tại,
những nghiên cứu về thơ tống biệt Nguyễn Quang Bích rất khiêm tốn, chủ yếu mới chỉ dừng
lại ở một số nhận xét lẻ tẻ. Bài viết của chúng tôi trên cơ sở thống kê khảo sát các tác phẩm
thơ tống biệt Nguyễn Quang Bích sẽ tập trung chỉ ra được những đặc điểm xây dựng hình
tượng nhân vật trữ tình, khơng gian tống biệt, tính kỷ sự, ngơn ngữ và thể loại thơ tống biệt
của ơng.

2. NỢI DUNG
Nguyễn Quang Bích (1832 – 1890) là một trong những nhà thơ yêu nước tiêu biểu của
giai đoạn cuối thế kỷ XIX. Ơng họ Ngơ, hiệu Ngư Phong, quê quán làng Trình Phổ, huyện
Trực Định, phủ Kiến Xương (tỉnh Nam Định cũ), nay là làng Trình Nhất, xã An Ninh Tiền
Hải, Thái Bình. Ông đỗ tú tài năm 1858, đỗ Đình nguyên Hoàng giáp năm 1869. Ông giữ


TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 58/2022

17

nhiều chức vụ như tri phủ Diên Khánh, tri phủ Lâm Thao,… Trong giai đoạn cuối của thế
kỷ XIX, khi rất nhiều quan lại chủ hịa, Nguyễn Quang Bích cùng một số chiến hữu vẫn tập
hợp lực lượng đứng lên chống Pháp. Ông từng được vua Hàm Nghi giao toàn quyền tổ chức
lực lượng kháng Pháp ở miền Bắc. Ông đã xây dựng căn cứ địa tại Nghĩa Lộ. Ban đầu nghĩa
quân rất mạnh nhưng do sự càn quét của Pháp nên yếu dần và phải lui vào trú ẩn trong rừng
sâu. Nguyễn Quang Bích sức khỏe giảm sút và mất khi đang chuẩn bị một cuộc tấn công
lớn. Sáng tác của ông được sưu tầm lại trong Ngư Phong thi tập. Một số nhà nghiên cứu cho
rằng tác phẩm gờm có ba phần nhưng hai phần đầu đã thất lạc [5, 13]. Phần cịn lại hiện nay
chủ yếu được Nguyễn Quang Bích sáng tác khi ông cùng nghĩa quân trú ở Tây Bắc (khoảng
từ 1885 – 1889).
Theo PGS.TS. Vũ Thanh [6] nội dung tập thơ có thể chia làm bốn phần trong đó có một

phần là những bài thơ tặng tiễn. Trong 7 bài thơ tống biệt của Nguyễn Quang Bích mà chúng
tơi khảo sát được, đối tượng đưa tiễn đều là bạn bè. Có 2/7 bài tống biệt khơng rõ tên nhân
vật đưa tiễn là bài Tống quy nhân, Tống quy nhân cảm tác. 5/7 bài còn lại tương đối rõ về
đối tượng tiễn, lý do đưa tiễn. Bài Tiễn Chu Thiết Nhai và Họa Thiết Nhai lưu giản nguyên
vận Nguyễn Quang Bích dành tiễn một người bạn thân của mình, người tỉnh Hồ Nam, Trung
Quốc tên là Chu Thiết Nhai – người đã giúp đỡ nhiều cho phong trào Cần Vương. Bài Tiễn
Nguyễn Tốn Hồng tiễn ơng Nguyễn Tốn Hồng, tri huyện Thanh Sơn (người Hà Tĩnh) theo
ông đánh Pháp, sau đó xin về q vì có mẹ già. Bài Tiễn Ninh Bình Nguyễn tán tương hồi
Nam tiễn ơng Nguyễn Tử Ngơn, người Gia Viễn, Ninh Bình. Nguyễn Quang Bích cử ông
trở về quê để tập hợp lực lượng ở Nam Định và Ninh Bình. Bài Tiễn Nguyễn Tán Tương Khê
Ơng như Vân Nam khất sư tiễn ông Nguyễn Hội, người Sơn Tây, một trong những người
phụng mệnh theo Nguyễn Quang Bích đi sứ. Đặc điểm thơ tống biệt của Nguyễn Quang
Bích thể hiện trên một số phương diện nổi bật trong cách xây dựng hình tượng nhân vật trữ
tình, trong nghệ thuật thể hiện như khơng gian tống biệt, tính kỷ sự, cách sử dụng ngơn ngữ,
thể loại.
2.1. Hình tượng nhân vật trữ tình trong thơ tống biệt Nguyễn Quang Bích
Nhân vật trữ tình trong thơ tống biệt Nguyễn Quang Bích biểu hiện trên hai khía cạnh
con người chức năng, phận vị và con người cá nhân. Là một trong những người thuộc phe
chủ chiến, quyết chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để tiêu diệt kẻ thù. Việc ông quyết tâm tập
hợp lực lượng tham gia khởi nghĩa khi cuộc chiến đã ở giai đoạn thoái trào cũng như cả khi
sức lực suy yếu vẫn lên kế hoạch tấn công giặc là minh chứng rõ nét cho ý thức về phận vị
của nhà nho chân chính. Nhà nghiên cứu Nguyễn Lộc đã từng nhận xét về Nguyễn Quang
Bích: “Ơng chiến đấu dường như trước hết là vì phận sự của một bề tôi đối với vua, là danh
dự của một nho sĩ trước thiên hạ. Chống giặc là để tỏ rõ khí tiết khơng sợ giặc của mình” [7,
704]. Một số bài thơ tống biệt của ông thể hiện rất rõ ý chí đó. Trong bài Tiễn Ninh Bình
Nguyễn Tán Tương hồi Nam ông viết:
Như kim ý khí tương kỳ xứ
Quỷ ác hoàn tu tận lực trừ
(Ngày nay ý khí ước hẹn nhau ở chỗ



18

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

Cần đem hết sức mình diệt lồi quỷ ác).
Ơng ý thức đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích của cá nhân, lên trên sinh
mạng của chính mình. Ơng hay nói tới cái nợ của kẻ sĩ đối với đất nước, khẳng định và nhấn
mạnh ý thức về ơn nước, nghĩa vụ báo đền với đất nước:
Vị hữu quyên ai năng báo quốc
Khả kham bơn thốn cận tồn thân
(Ơn nước báo đền chưa được mảy may
Sao đành lẩn lút để bảo tồn riêng lấy thân mình)
(Tống quy nhân, cảm tác)
Qun ai vị bảo gia hà hữu
(Nợ nước chưa báo đền mảy may, nói gì đến nhà).
(Tống quy nhân).
Bên cạnh ý thức về phận vị của kẻ sĩ, thơ tống biệt Nguyễn Quang Bích cịn cho thấy
hình ảnh nhân vật trữ tình với những xúc cảm riêng tư, cá nhân. Nguyễn Lộc cho rằng
Nguyễn Quang Bích là người thích nói về những nỗi buồn hơn là niềm vui, đặc biệt khi
“…về sau phong trào thất bại nhiều, nhà thơ đau ốm liên miên thì cái b̀n, cái bi quan lại
càng nặng nề, ảm đạm. Nhà thơ đắm say trong nỗi buồn, nỗi mộng, thiếu sự tin tưởng ở cuộc
chiến đấu, mơ ước một sự an nhàn và tin vào số mệnh” [7, 702].
Những bài thơ tống biệt của Nguyễn Quang Bích có lẽ phần lớn được sáng tác trong
những khoảng thời gian cuối của cuộc kháng chiến nên trong nhiều cuộc tống biệt, bên cạnh
nỗi b̀n tiễn biệt cịn chất chứa cả nỗi b̀n vì sự cuộc ngổn ngang. Vì thế nhân vật trữ tình
trong nhiều bài thơ tống biệt của ông luôn thể hiện tâm trạng buồn bã, chán nản. Tiễn ông
Tán Tương họ Nguyễn, nhớ những ngày cùng nhau trải qua những gian nan rau cháo cùng
nhau khiến ông không khỏi nghẹn ngào mà bày tỏ nỗi niềm độc thê như (lịng ta riêng b̀n):
Ly câu tạm xướng đợc thê như.

(Tạm xướng khúc ly ca, khiến lòng ta riêng b̀n).
(Tiễn Ninh Bình Nguyễn Tán Tương hồi Nam).
Nhiều khi nỗi buồn thẳm sâu, tăng lên gấp bội, trải rộng khắp khơng gian núi rùng Tây
Bắc ngút ngàn. Hình ảnh ơng đứng một mình trong rừng chiều cùng với tiếng chim cuốc kêu
khắc khoải gợi cảm giác con người đơn độc đến tột cùng:
Quy nhân dao tống sầu thiêm bội
Độc lập tà dương thính đỗ quyên
(Xa tiễn người về, mối sầu tăng gấp bội
Đứng một mình trong ánh chiều nghe chim cuốc kêu).
(Tống quy nhân)
Nhân vật trữ tình trong thơ tống biệt Nguyễn Quang Bích cịn thể hiện những cảm xúc
chân thành, xúc động đối với những người bạn đồng tâm thân thiết. Như trên đã khảo sát,


TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 58/2022

19

phần lớn thơ tống biệt của Nguyễn Quang Bích dành tiễn những người bạn đã đồng cam cộng
khổ cùng ông trong sự nghiệp cứu quốc. Có lẽ vì thế tình cảm khi chia biệt khiến người ở lại
vơ cùng bịn rịn, lưu luyến. Ơng thể hiện trực diện cảm xúc nhớ thương với người ra đi:
Ly gia kỷ tải bội tư thân
Khiển quyển quy lai tự tống nhân
(Lìa nhà mấy năm càng thêm nhớ người thân
Khi tiễn người về, tình quyến luyến khơng nỡ rời).
(Tống quy nhân, cảm tác)
PGS.TS Vũ Thanh còn nhận ra điểm rất đặc biệt trong nhiều cuộc tiễn biệt của Nguyễn
Quang Bích đó là có những cuộc chia ly đầy thương nhớ ln biết trước sẽ khơng có ngày
gặp lại [6, 65]. Tống biệt nhưng thực ra là vĩnh biệt, là rời xa mãi mãi. Vì thế xúc cảm chia
ly mang ý vị vơ cùng đặc biệt. Nó ám ảnh và day dứt khơn ngi với người ở lại vì biết rằng

trong suốt cuộc đời cịn lại sẽ khơng cịn được gặp nhau. Cuộc chia tay với ông Nguyễn Tán
Tương là một trong những cuộc chia ly như vậy. Một thời gian sau cuộc tống tiễn, Nguyễn
Tán Tương mất. Là người trong cuộc, có lẽ Nguyễn Quang Bích hiểu hơn bao giờ hết tình
cảnh thực tế của mình và chiến hữu. Vì thế, cuộc chia ly khơng phải chỉ làm con người buồn
thương tiếc nhớ mà trở thành nỗi đau sâu thẳm tâm can:
Trường đoạn linh nhân nhật kỷ hồi.
(Khiến người ngày mấy lần ruột đau như cắt).
(Tiễn Nguyễn Tán Tương khê ông như Vân Nam khất sư).
2.2. Nghệ thuật thơ tống biệt Nguyễn Quang Bích
Khơng gian tống biệt
Nhiều nhà nghiên cứu đều khẳng định Nguyễn Quang Bích là một trong những tác giả
đầu tiên sống, chiến đấu và sáng tác giữa núi rừng Tây Bắc. Không gian Tây Bắc trong thơ
ơng được thể hiện với sự “…phá vỡ tính quy phạm trong việc lựa chọn thi liệu của thơ ca
trung đại, hình thành những biểu tượng nghệ thuật mới, thể hiện sự gắn bó thật sự với cuộc
sống, rút dần khoảng cách giữa thi ca và cuộc đời” [6, 59]. Nguyễn Quang Bích cũng là người
đầu tiên mang đến cho thơ ca tống biệt trung đại Việt Nam một không gian tống biệt đậm
chất hiện thực và rất riêng. Đó khơng phải là kiểu khơng gian chia tay truyền thống trên
những bến sơng, dịng sơng hay khơng gian chia biệt ở những trường đình, đoản đình mang
dấu ấn văn hóa thời trung đại. Đó cũng khơng phải là khơng gian tưởng tượng của người đi
kẻ tiễn mà là miền không gian chân thực của núi rừng Tây Bắc. Trong bài Tống quy nhân
cảm tác Nguyễn Quang Bích bằng một vài nét chấm phá đã giúp người đọc hình dung rõ nét
khung cảnh núi rừng cũng như hoàn cảnh riêng của nhà thơ trong những tháng ngày lui về
Tây Bắc bảo tồn lực lượng và bày mưu tính kế đánh giặc. Bài thơ được ông sáng tác khi
đang rút quân về đóng tại Quế Sơn. Ở đây ơng đã dựng một gian nhà con và cùng ở với vài
người tùy tùng [4, 139]. Không gian núi rừng Tây Bắc hiện lên với âm thanh tiếng dế kêu
trong đêm mùa xuân lạnh lẽo. Bản thân nhà thơ sống lẩn lút và cô lẻ với vài người tùy tùng.


20


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

Con người nhỏ bé, như hòa lẫn giữa núi rừng:
Thê lương xuân dạ trùng thanh náo
Nê nính hành tung điểu đạo trần
Kết ốc cận dung tam ngũ bộc
Nhất sàng thê tức dữ sơn lân
(Đêm xuân lạnh, tiếng dế kêu rền rĩ
Dấu chân kẻ chinh phu lầy bùn mà lối chim bay mờ bặt
Dựng căn nhà, chỉ vừa ở được dăm ba người tùy tùng
Một giường nằm nghỉ, liền kề với non xanh).
Miền không gian tống biệt trong thơ ơng cịn được hiện lên với sự vắng vẻ, tịch mịch
thậm chí ẩn dấu nhiều nguy hiểm, bất trắc. Bao bọc xung quanh con người chỉ là khói sương
mù mịt và hơi độc của núi rừng. Không gian như rộng mãi thêm làm cho thời gian kéo dài lê
thê. Một ngày mà dài tựa năm. Đặc biệt trong xúc cảm tiễn biệt, người ở lại càng cảm nhận
rõ hơn sự rợn ngợp của không gian núi rừng:
Tịch mịch sơn đầu chướng hựu yên
Mưu sinh vô kế nhật như niên.
(Trên đỉnh núi vắng ngắt, chỉ có khói và hơi lam chướng
Khơng có cách mưu sinh nên ngày dài như năm).
(Tống quy nhân)
Không chỉ đem đến cảm giác vắng vẻ tịch mịch của vùng rừng thiêng nước độc, khơng
gian tống biệt trong thơ ơng cịn thật b̀n. Có âm thanh của tiếng gà rừng nhưng chỉ là “nhất
kê”. Âm thanh ấy hịa lẫn cùng tiếng mưa tí tách càng làm cho lòng người đưa tiễn thêm ủ ê,
não nùng. Xúc cảm li biệt vốn đã buồn, li biệt trong ngày mưa càng làm xúc cảm thêm chan
chứa. Cảm xúc của người ở lại dường như nhuộm buồn cả không gian chia biệt:
Nhất kê lâm dạ xướng
Phong vũ lậu thanh trì
((Thêm) một tiếng gà rừng gáy trong núi
Lại tiếng mưa gió ủ ê).

(Tiễn Nguyễn Tốn Hồng)
Tính kỷ sự
Ngư Phong thi tập được đánh giá là một cuốn Nhật ký kháng chiến [7, 716]. Và điều đặc
biệt là nó chỉ viết về những điều nhà thơ chứng kiến. Tác phẩm cũng được khẳng định “…rất
gần với lối thơ kỷ sự của các nhà nho Việt Nam giai đoạn thế kỷ XVIII – XIX nhưng lại rất
khác với các nhà thơ khác ở sự tươi mới với thứ ngôn từ tả thực trực tiếp từ những sự kiện
và sự việc của đời sống hàng ngày” [6, 60]. Thơ tống biệt Nguyễn Quang Bích cũng thể hiện
rõ nét tính kỷ sự ở hệ thống lời dẫn và nguyên chú. 5/7 bài thơ của ơng có chú, trong đó 1 bài
có 2 chú (bài Tiễn Nguyễn Tán Tương Khê Ông như Vân Nam khất sư), 1 bài có cả lời dẫn


TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 58/2022

21

và chú (bài Tiễn Chu Thiết Nhai). Số lượng chú, lời dẫn như vậy là khá lớn. Chú và nguyên
dẫn trong thơ Nguyễn Quang Bích có những ý nghĩa khác nhau. Chú có khi làm rõ cho hoàn
cảnh sáng tác bài thơ. Chú trong bài Họa Thiết Nhai lưu giản nguyên vận giúp người đọc
hiểu được tác giả sáng tác bài thơ là do người đi có thơ tặng nên người ở lại họa thơ để tống
biệt: Chuyến đi này tiên sinh lại có thơ gửi tôi. Tôi họa lại để tiễn ông [5, 188].
Cũng có một số chú giới thiệu rõ hơn về nhân vật được đưa tiễn. Bài Tiễn Chu Thiết
Nhai tác giả chú về Chu Thiết Nhai như sau: Ông họ Chu húy là Lăng Thục, tên chữ là Chu
Thiết Nhai, hiệu là Ngọa Hổ, người tỉnh Hồ Nam. Mùa đông năm ngoái, ơng đến ở cùng tơi.
T̉i ngồi 30 là người có học thức, thơ văn rất hay. Ơng chú tâm nghiên cứu môn học kỳ
môn độn giáp (quân sự học), lại có chí kinh ln. Ngài Tán Ơng (Tán Tương Nguyễn Hợi,
hiệu Khê Ơng) trong chuyến đi này muốn cùng ơng dốc sức giúp cơng. Nhưng tới Chiêu Tấn
thì tắc đường không đi được [5, 186]. Nhân vật người được tiễn (ơng Nguyễn Tán Tương)
trong bài Tiễn Ninh Bình Nguyễn Tán Tương hồi Nam cũng được chú rất cụ thể về họ, tên
húy, gia đình…: Tán Tương họ Nguyễn, húy là Tử Ngôn, vốn là con trai ông Án sát sứ Quảng
Yên. Ông Án sát sứ mất sớm nên ông Tử Ngôn thay cha phụng dưỡng bà nội. Nên chiếu chỉ

nhà vua gọi ông là bậc cháu hiền (Thuận tôn) [5, 251]. Một số nguyên chú giúp người đọc
hiểu rõ hơn về nội dung câu thơ. Hai câu cuối trong bài Tống quy nhân cảm tác tác giả có
viết: Kết ốc cận dung tam ngũ bộc/ Nhất sàng thê tức dữ sơn lân (Dựng căn nhà, chỉ vừa ở
được dăm ba người tùy tùng/ Một giường nằm nghỉ, liền kề với non xanh). Để làm rõ hơn
cho ý thơ, ông đã ghi chú: Hôm ấy tôi lui về ở Quế Sơn, không ở chung với nhà dân mà tạm
làm một căn nhà nhỏ để ở [5, 204]…
Những lời dẫn và ngun chú trong thơ Nguyễn Quang Bích cịn có thêm một ý nghĩa
rất đặc biệt đó là giúp định hướng để độc giả cảm nhận rõ hơn cảm xúc chủ đạo của tác giả.
Chú trong bài Tiễn Chu Thiết Nhai: Đội ơn Tiên sinh đã không bỏ rơi tôi khi hoạn nạn mà
lại lấy lễ tiếp đãi tôi. Nay lại cịn xót thương tơi chìm đắm mà đưa tay giúp đỡ. Chuyến đi
này, sự sống chết của bản thân cũng như sự tồn vong của quốc gia tơi hồn toàn nằm trong
tay của Tiên sinh. Tình nghĩa thắm thiết khơng thể khơng nói ra lời. Mấy câu khơng dám gọi
là thơ chỉ để tiêu khiển lúc đi đường mà thơi. Từ ngun chú này có thể hiểu bài thơ tiễn như
là sự dồn nén của cảm xúc, như cách tác giả diễn đạt là “khơng thể khơng nói ra lời” [5, 186].
Cảm xúc ấy vừa là sự xúc động, vừa là lòng biết ơn vì sự tiếp đãi, giúp đỡ của người bạn
ngoại quốc. Một đoạn chú trong bài Tiễn Ninh Bình Nguyễn Tán Tương hồi Nam cũng giúp
người đọc cảm nhận rõ hơn sự lưu luyến, bịn rịn của người tiễn bởi người đi và người tiễn đã
ở cùng nhau lâu, mối thâm tình gắn bó sâu sắc. Đặc biệt hơn, trong hồn cảnh long đong bơn
ba của thời cuộc, cảm xúc này lại càng sâu sắc: …Ở lâu mà từ biệt, từ biệt nhau thì nhớ lâu.
Tình cảm nảy sinh lẽ nào khơng nói ra. Huống hồ trong cảnh long đong bơn ba đây đó, nhìn
quang cảnh sơng núi mây trăng, lẽ nào cầm lịng khi cảnh đẹp, khơi gợi trong lịng người.
Nhân vậy tơi làm ra mấy câu q mùa trình ơng và ơng Tán lý Phạm An Hòa đại nhân [5,
251]. Như vậy những nguyên chú và lời dẫn trong thơ Nguyễn Quang Bích vừa giúp giải
thích rõ hơn về nhân vật đưa tiễn hồn cảnh sáng tác tác phẩm vừa giúp độc giả định hướng
cảm xúc chủ đạo của tác giả khi sáng tác bài thơ. Đây là những chìa khóa quan trọng giúp


22

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI


cho việc đọc hiểu và phân tích tác phẩm chính xác, sáng rõ. Bên cạnh đó các ngun chú và
lời dẫn cịn có giá trị lịch sử sâu sắc. Nó là minh chứng khẳng định những cuộc tống tiễn của
Nguyễn Quang Bích là có thật, gắn liền với một số sự kiện lịch sử giai đoạn bấy giờ.
Ngôn ngữ và thể loại
Về ngôn ngữ, đáng chú ý nhất là cách sử dụng điển cố. Thơ Nguyễn Quang Bích nói
chung khơng thường dùng điển cố. Thơ tống biệt của ơng về cơ bản cũng ít sử dụng điển cố.
Tuy nhiên nét đặc biệt trong cách sử dụng điển cố trong thơ tống biệt của ông đó là vận dụng
điển linh hoạt để phản ánh được những vấn đề thời sự chân thật và nóng hổi giai đoạn lúc
bấy giờ. Hai câu luận trong bài Tống quy nhân ông dùng điển chẩm qua miên. Điển này nói
về việc Ngũ Hờ đánh chiếm Trung Quốc, tướng nhà Tấn là Lưu Côn kê đầu lên ngọn giáo
suốt đêm không ngủ đợi trời sáng để ra đánh giặc. Sách chữ Hán có câu Chẩm qua đãi đán
có nghĩa là kê đầu lên ngọn giáo đợi trời sáng. Tác giả dùng điển này để thể hiện hoàn cảnh
đầy cam go của cuộc chiến đấu cũng như cách duy nhất ông có thể làm lúc này là ẩn nấp và
chờ đợi thời cơ: Thân thế dĩ cam tùy hóa chuyển, Nghĩa sư do thị chẩm qua miên (Thân thế
đã đành theo con tạo chuyển vần, Nghĩa quân gối giáo đợi đêm qua).
Về thể loại, các bài thơ tống biệt của Nguyễn Quang Bích đều được sáng tác theo thể
thơ Đường luật. Trong đó 5/7 bài thất ngơn bát cú, 1/7 bài ngũ ngôn tứ tuyệt, 1/7 bài Đường
luật trường thiên. Thơ thất ngôn bát cú vốn là loại thơ phổ biến nhất của thơ Đường. 5 bài
thơ tống biệt theo thể thất ngơn bát cú của Nguyễn Quang Bích về cơ bản theo kết cấu và
mạch nội dung cảm xúc thông thường. Đáng chú ý hơn là bài thơ sáng tác theo thể ngũ ngôn
tứ tuyệt và Đường luật trường thiên. Thơ tứ tuyệt dung lượng ngắn nên sự cô đúc câu chữ
khá chọn lọc, cảm xúc cũng theo đó mà dồn nén một cách mạnh mẽ. Cảm xúc tống biệt vốn
dạt dào lại phải cô đúc câu chữ nên tạo thành chiều sâu cảm xúc.
Bài Tiễn Nguyễn Tốn Hoàng được sáng tác theo thể thơ này:
Cửu xử nan vi biệt
Trung tình nhược hữu tư
Nhất kê lâm dạ xướng
Phong vũ lậu thanh trì
(Đã ở bên nhau lâu, lúc chia tay khó rời

Phải xa nhau, lòng đầy thương nhớ
(Thêm) một tiếng gà rừng gáy trong núi
Lại tiếng mưa gió ủ ê).
(Tiễn Nguyễn Tốn Hồng)
Ơng Nguyễn Tốn Hồng khi đang tạm cai quản Hưng Hóa đã trốn ra chiến khu theo
Nguyễn Quang Bích nhưng nửa chừng xin về q, vì có mẹ già. Nguyễn Quang Bích khơng
can ngăn một người đã theo nghĩa quân bỏ cuộc nhưng “…hẳn sau này Tốn Hoàng đọc được
bức thư này chắc không khỏi suy ngẫm” [5, 255]. Tiễn Nguyễn Tốn Hồng, với vai trị một
vị thủ lĩnh, Nguyễn Quang Bích khơng hề trách móc với sự lựa chọn của bạn hữu. Ngược
lại, ông nhấn mạnh sự gắn bó khăng khít bên nhau đã lâu để khẳng định cuộc chia tay thật


TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 58/2022

23

khó khăn cho người ở lại và nỗi lòng đầy thương nhớ khi phải chia xa. Sự dờn ép câu chữ
của thể thơ có lẽ là một phần giúp tác giả thể hiện thành công và đằm sâu những xúc cảm
dành cho người lên đường trong cảnh huống chia tay nhiều đặc biệt.
Số lượng thơ tống biệt trung đại Việt Nam sáng tác theo thể bài luật rất ít [8]. Thơ bài
luật (cịn gọi là Đường luật trường thiên, hay cũng gọi thể hành) là thể cách theo luật (không
hạn chế số câu (từ 8 câu trở lên), toàn bài thống nhất số chữ trong câu (ngũ ngơn hoặc thất
ngơn, có khi cả lục ngôn). Trừ hai câu đầu và hai câu cuối bài khơng đối, cịn lại một cặp hai
câu đối nhau, câu thơ theo luật bằng, trắc. Một bài thơ gồm các bài tứ tuyệt nối tiếp nhau về
ý, tình cũng được xem là Đường luật trường thiên. Bài Tiễn Ninh Bình Nguyễn Tán Tương
hồi Nam của Nguyễn Quang Bích là một bài thơ theo thể thức cách luật. Tác phẩm gồm 4 bài
thơ thất ngôn tứ tuyệt nối tiếp nhau. Nguyễn Tán Tương (Nguyễn Tử Ngôn) là một trong
những thủ cấp rất gắn bó với Nguyễn Quang Bích trong những tháng ngày ở Tây Bắc. Đối
với Nguyễn Tử Ngơn thì Nguyễn Quang Bích vừa là thầy vừa là cấp trên nhưng cũng vừa là
những cộng sự có cùng chí hướng [9]. Nguyễn Quang Bích giao Nguyễn Tử Ngơn trọng trách

về Nam Định, Ninh Bình để mở rộng và phát triển lực lượng. Vì thế bên cạnh xúc cảm bịn
rịn, lưu luyến khi chia tay cịn là niềm hy vọng, mong ngóng những thành quả mới cho sự
phát triển lực lượng của nghĩa qn. Thể thức cách luật gị bó nhưng được kết nối bởi 4 bài
thơ tứ tuyệt liên tiếp nhau đã giúp tác giả thể hiện được trọn vẹn tình ý.
Ở bài thứ nhất ông bắt đầu bằng việc gợi lại sự gắn bó trong khoảng thời gian vừa qua
để lý giải cho xúc cảm bịn rịn, buồn (độc thê như) khi phải chia biệt. Nhưng đứng ở vai trò
của một thủ lĩnh, Nguyễn Quang Bích khơng qn dặn dị người lên đường việc thường xuyên
phải giữ được liên lạc để mọi thông tin được cung cấp kịp thời. Bài thứ hai người tiễn thể
hiện sự đồng cảm, với người lên đường khi phải gác việc riêng mà lo cho việc chung. Ông
cũng khéo léo nhắc đến truyền thống gia phong của gia đình để khơi gợi quyết tâm tiêu diệt
quân thù: Quỷ ác hoàn tu tận lực trừ (Cần đem hết sức mình diệt lồi quỷ ác). Bài thứ 3, thể
thức cách luật gị bó phần nào giúp khẳng định tính chất trang nghiêm của chỉ dụ (Nguyên
nhung tín chỉ) từ người chỉ huy. Ông cũng khẳng định khu vực Nam-Ninh là nơi có nhiều
nghĩa sĩ. Ơng nhắc tới Phạm Công (Phạm Văn Nghị, vừa là người tham gia tích cực vào cuộc
kháng chiến chống Pháp, có lui về ở ẩn tại Gia Viễn, Ninh Bình và cũng là một trong những
người có phép dùng binh cần được học hỏi. Bài thứ tư ông tiếp tục khơi gợi mối căm thù đối
với giặc bằng cách sử dụng hình ảnh “chỉ phát” được lấy ý từ thành ngữ Hán văn Nợ phát
xung quan (Tức giận làm cho tóc dựng dứng đụng mũ đội lên đầu). Từ đó ơng khích lệ tinh
thần chiến đấu bằng cách khẳng định chủ quyền dân tộc: Ngã Nam thiên định Lạc - Hồng sơ
(Cũng nên nhắc nhở nhau rằng đất nước Việt nam sách trời đã định từ thuở Hờng - Lạc). Có
thể thấy sự gị bó của thể thức cách luật đã được Nguyễn Quang Bích kết hợp với khơng khí
đầy cam go của thời cuộc để có được một bài thơ vừa có sự bịn rịn buồn thương khi phải chia
xa, vừa gửi gắm niềm hy vọng, tin tưởng mong ngóng của người ở lại, vừa có những lời dặn
dị ân cần thân thiết lại vừa có sức mạnh của mệnh lệnh từ một người chủ tướng, vừa có nghĩa
vừa có tình.

3. KẾT LUẬN


24


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

Mặc dù số lượng thơ tống biệt Nguyễn Quang Bích khơng nhiều nhưng những dấu ấn
mà ông để lại qua những thi phẩm tống biệt thật sắc nét. Qua những cuộc tiễn biệt tác giả đã
hóa thân, đờng nhất vào hình tượng nhân vật trữ tình để thể hiện hình ảnh con người vừa
mang ý thức sâu sắc về trách nhiệm, bổn phận nhưng cũng mang những nỗi niềm tâm sự
riêng tư, nỗi buồn vì hồn cảnh riêng của cá nhân và cả nỗi b̀n ly biệt.
Nguyễn Quang Bích lần đầu tiên mang tới cho thơ tống biệt một không gian tống tiễn
rất riêng, không gian thực âm u, vắng lặng của đại ngàn Tây Bắc. Hệ thống chú và nguyên
chú giúp thơ tống biệt của ơng thể hiện tính kỷ sự sắc nét. Cách sử dụng điển cố gợi dẫn
được sự kiện tiêu biểu của hiện thực cũng như cách sử dụng đa dạng thể thơ từ thể thất ngôn
bát cú, thất ngôn tứ tuyệt đến bài luật đã mang đến cho thơ tống biệt Nguyễn Quang Bích
những dấu nét riêng nổi bật. Có thể khẳng định Nguyễn Quang Bích xứng đáng là một đại
diện tiêu biểu trong số những tác giả sáng tác thơ tống biệt giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX.
Ơng đã đóng góp một phần quan trọng hồn thiện thể tài tống biệt trung đại Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Thơ văn Phạm Văn Nghị (1979), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
Tổng tập văn học Việt Nam (tập 17) (1993), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
Lã Xuân Oai - Côn Đảo thi tập (2005), Nxb. Lao Động.
Thơ văn Nguyễn Quang Bích (1973), Nxb. Văn học, Hà Nội.
Đình Nguyên Hồng Giáp Ngư Phong Nguyễn Quang Bích (2013) (nhiều tác giả), Nxb. Văn học,
Hà Nội.
6. Vũ Thanh (2017), “Nguyễn Quang Bích – nhà thơ lớn, người anh hùng của núi rừng Tây Bắc qua
Ngư phong thi văn tập”, Tạp chí Hán Nôm, số 5.
7. Nguyễn Lộc (2001), Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII - hết thế kỷ XIX, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
8. Hán Thị Thu Hiền (2021), “Thơ tống biệt trung đại Việt Nam thế kỷ XVIII – XIX”, Luận án tiến sĩ
ngữ văn, Đại học sư phạm Hà Nội.
1.
2.

3.
4.
5.

POEMS OF FAREWELL BY NGUYEN QUANG BICH
Abstract: Nguyen Quang Bich has 7 poems of farewell. The image of a lyrical character in
his farewell poems carries both a sense of human dignity and personal feelings of sadness
and sorrow in a day of leave-taking. The space in Nguyen Quang Bich's farewell poems is
the real space of the mountains and forests of the Vietnamese northwest regions contains
many dangers and sadness. His farewell poetry also shows a clear self-discipline through
the system of quotations and notes. The case is used occasionally but flexibly to reflect
urgent issues. Poetry form is diverse, including Lüshi (an eight-line poem with seven words
in each line), jueju (a four-line poem with five words in each line), and pailü (an expansion
of the forms listed above with more than eight lines).
Keywords: Farewell poetry, Nguyen Quang Bich, Ngu Phong poem collection


TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 58/2022

25

SỰ DUNG HỢP ĐẶC ĐIỂM CỦA THƠ TRỮ TÌNH TRONG
TRUYỆN CỰC NGẮN ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM
Nguyễn Thị Tuyết Minh, Nguyễn Khánh Giang
Trường Đại học Sư phạm Hà Nợi 2
Tóm tắt: Trên văn đàn đương đại Việt Nam, truyện cực ngắn là thể loại ngày càng phát
triển và thu hút được sự chú ý của bạn đọc. Dung lượng cực ngắn khiến thể loại này rất
hàm súc, kích thước nhỏ phù hợp với việc xuất bản trên mạng Internet và tiết kiệm chi phí
in ấn, đồng thời đáp ứng tốt nhu cầu giải trí “tốc độ” của con người thời đại công nghiệp.
Để làm giàu thêm khả năng biểu đạt, truyện cực ngắn đã giao thoa, dung hợp trong nó đặc

điểm của các thể loại khác mà nổi bật là đặc điểm của thơ trữ tình.
Từ khóa: Dung hợp thể loại, truyện cực ngắn, thơ trữ tình.
Nhận bài ngày 11.2.2022; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 25.3.2022
Liên hệ tác giả: Nguyễn Thị Tuyết Minh; Email:

1. MỞ ĐẦU
Trên văn đàn đương đại Việt Nam, truyện cực ngắn (truyện mini) là thể loại ngày càng
phát triển và thu hút được sự chú ý của bạn đọc. Dung lượng cực ngắn khiến thể loại này rất
hàm súc. Kích thước nhỏ khiến truyện cực ngắn rất phù hợp với việc xuất bản trên mạng
Internet và tiết kiệm chi phí in ấn. Đặc biệt, thể loại này cịn đáp ứng tốt nhu cầu giải trí về
“tốc độ”, yêu cầu “nén thông tin” của người đọc trong thời đại công nghiệp ngày nay. Để
phát huy tối đa ưu thế của thể loại trong biểu đạt, truyện cực ngắn đương đại Việt Nam đã
giao thoa, dung hợp trong nó nhiều đặc điểm của các thể loại khác như kịch, thơ trữ tình,…
Trong bài viết này, chúng tơi tập trung luận giải những biểu hiện của đặc điểm thể loại thơ
trữ tình được giao thoa, dung chứa trong một số truyện cực ngắn đương đại Việt Nam.

2. NỘI DUNG
2.1. Ngắn gọn, hàm súc
Do đặc trưng thể loại, truyện cực ngắn có dung lượng rất ngắn nhưng lại có khả năng
nói được tối đa về nghĩa, cho nên nó rất gần gũi với thơ trữ tình ở sự ngắn gọn, hàm súc. Nói
cách khác, truyện cực ngắn đã tiếp thu, dung chứa trong nó đặc tính hàm súc của thơ trữ tình.
Nó tìm đến hình thức tối giản về số lượng từ ngữ và rút gọn tối đa về cốt truyện, nhân vật,
lời kể. Kì thực, truyện cực ngắn khơng phải là một truyện ngắn thông thường được rút gọn


×