Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Tiểu luận Thanh tra Khiếu tố: Nguyên tắc “Không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.89 KB, 12 trang )

Mục lục
1. Đặt vấn đề...........................................................................................................2
2. Nội dung.............................................................................................................2
2.1. Khái quát về thanh tra và nội dung nguyên tắc.............................................2
2.1.1. Khái quát chung về thanh tra và mục đích của hoạt động thanh tra........2
a. Khái niệm và đặc điểm của Thanh tra................................................................2
b. Mục đích và vai trị của thanh tra.......................................................................3
2.1.2. Ngun tắc: “Khơng làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ
chức, cá nhân là đối tượng thanh tra”....................................................................3
a. Nội dung nguyên tắc............................................................................................4
b. Ý nghĩa và sự cần thiết phải bảo đảm nguyên tắc...............................................7
2.2. Sự bảo đảm nguyên tắc trong Luật Thanh tra 2010.....................................7
2.2.1. Đưa nội dung của nguyên tắc vào những hành vi bị cấm.........................7
2.2.2. Quy định về hình thức thanh tra.................................................................8
2.2.3. Thẩm quyền của chủ thể thanh tra trong hoạt động thanh tra.................9
2.2.4. Bảo vệ quyền của đối tượng thanh tra khi lợi ích bị xâm phạm.............10
3. Kết luận.............................................................................................................10
4. Danh mục tài liệu tham khảo..........................................................................12


1. Đặt vấn đề
Hoạt động thanh tra là một lĩnh vực quan trọng trong quản lý Nhà nước,
thơng qua đó bảo đảm việc chấp hành pháp luật, chính sách, đường lối mà Nhà
nước đã đặt ra, đồng thời phòng chống tiêu cực trong hoạt động của cá nhân, tổ
chức. Thẩm quyền của thanh tra rất lớn, nội dung của hoạt động thanh tra lại rất
phức tạp, luôn tiềm ẩn nguy cơ vượt quá quyền hạn dẫn tới gây ảnh hưởng tới đối
tượng thanh tra, vì vậy Luật Thanh tra đã quy định ngun tắc “Khơng làm cản trở
hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra” và
tạo cơ chế để bảo đảm hữu hiệu nguyên tắc này. Nhằm tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề,
em xin trình bày bài tập học kì của mình về đề bài số 02: phân tích ngun tắc và
chứng minh rằng các quy định của Luật Thanh tra năm 2010 đã bảo đảm được


nguyên tắc này.
2. Nội dung
2.1.Khái quát về thanh tra và nội dung nguyên tắc
2.1.1. Khái quát chung về thanh tra và mục đích của hoạt động thanh tra
a. Khái niệm và đặc điểm của Thanh tra
Khoản 1 Điều 3 Luật Thanh tra 2010 quy định: “Thanh tra Nhà nước là hoạt
động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm
vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thanh tra nhà nước bao gồm thanh
tra hành chính và thanh tra chuyên ngành”
Các đặc điểm cơ bản của thanh tra bao gồm: (i) thanh tra luôn gắn với quản
lý nhà nước Với tư cách là một chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước, thanh tra
gắn liền với hoạt động quản lý nhà nước, trong đó thanh tra là phương tiện, công
cụ để quản lý nhà nước; (ii) thanh tra mang tính quyền lực nhà nước, gắn bó chặt
chẽ với tính quyền uy – phục tùng của quan hệ hành chính trong tổ chức và hoạt


động của quản lý nhà nước, thể nhiện ở nhiều lĩnh vực; (iii) , thanh tra có tính
khách quan, ở chỗ mọi hoạt động thanh tra đều dựa trên cơ sở pháp luật và phải
tuân theo pháp luật. Không một cơ quan, tổ chức, cá nhân nào được can thiệp trái
pháp luật vào hoạt động thanh tra. Mọi nhận định, đánh giá trong quá trình thanh
tra và đưa ra kết luận thanh tra phải dựa trên chứng cứ có thật, sự kiện thực tế,
khơng bình luận chủ quan, từ đó đảm bảo hoạt động thanh tra được minh bạch,
khách quan, cơng bằng; (iv) thanh tra có tính độc lập tương đối, được tiến hành bởi
một cơ quan chuyên trách có nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định.
b. Mục đích và vai trị của thanh tra.
Mục đích của thanh tra được quy định tại điều 2 của Luật Thanh tra 2010,
theo đó bao gồm: (i) nhằm phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách,
pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc
phục; (ii) phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; (iii) giúp

cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; (iv) phát huy
nhân tố tích cực; (v) góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; (vi)
bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá
nhân.
Thanh tra có vai trị to lớn trong quản lý xã hội, có thể liệt kê khái quát vai trò
của thanh tra bao gồm: (i) thanh tra là một trong những chức năng thiết yếu của
hoạt động quản lý hành chính nhà nước; (ii) thanh tra là phương thức bảo đảm
pháp chế, kỷ luật trong quản lý nhà nước; (iii) thanh tra là phương thức bảo đảm
việc thực hiện các quyền, tự do công dân; (iv) thanh tra là một biện pháp phòng
ngừa, phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật
2.1.2. Nguyên tắc: “Không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ
quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra”


Khái niệm về thanh tra đã khẳng định thanh tra nhằm phòng ngừa và kịp thời
phát hiện hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân. Vì vậy, hoạt động thanh tra
phải tuân thủ nguyên tắc này. Thực hiện hoạt động thanh tra nhằm góp phần đảm
bảo tuân thủ pháp chế và kỉ luật nhà nước, tăng cường hiệu quả, hiệu lực hoạt động
quản lí hành chính nhà nước. Pháp luật trao cho cơ quan thanh tra những nhiệm vụ,
quyền hạn đặc biệt để tiến hành hoạt động thanh tra nhằm đạt được mục tiêu quan
trọng nêu trên. Tuy nhiên, khi tiến hành hoạt động thanh tra, trong đó có việc thực
hiện nhiệm vụ, quyền hạn đặc biệt này, cơ quan thanh tra phải đảm bảo không cản
trở đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân là đối
tượng thanh tra. Có như vậy, thanh tra mới thực sự là công cụ để củng cố và tăng
cường pháp chế và kỉ luật nhà nước trong hoạt động quản lí hành chính nhà nước.
Nói cách khác, mặc dù tiêu đề của nguyên tắc hướng tới bảo vệ quyền của đối
tượng thanh tra, thì nội hàm, nội dung của nó lại hướng tới điều chỉnh hành vi pháp
lý của chủ thể thanh tra.
a. Nội dung nguyên tắc.
Đối tượng của hoạt động thanh tra là các chủ thể trong bộ máy nhà nước

(thanh tra hành chính) và ngồi bộ máy nhà nước, bao gồm các cá nhân, tổ chức
tham gia các hoạt động kinh tế, xã hội, sản xuất, kinh doanh theo từng ngành, lĩnh
vực, chuyên môn kĩ thuật hoặc một số hoạt động đặc thù gắn với cơ sở (thanh tra
chuyên ngành và hoạt động thanh tra của BTTND).
Với bản chất là một hoạt động trong quản lý hành chính Nhà nước, đối
tượng thanh tra chính là đối tượng quản lý và chủ thể thanh tra là chủ thể quản lý,
giữa hai nhóm này có sự tương tác với nhau thơng qua thủ tục thanh tra, trong đó
thanh tra là bên vận dụng quyền lực Nhà nước để tác động, áp đặt ý chí của mình
vào đối tượng thanh tra là cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân. Việc tác động này
nhìn chung ít nhiều có thể làm gián đoạn tới một số hoạt động của đối tượng thanh


tra, bởi trong quá trình làm việc đối tượng thanh tra có nghĩa vụ cung cấp kịp thời,
đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu theo yêu cầu của chủ thể thanh tra và phải chịu
trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của thơng tin, tài liệu đã
cung cấp, thực hiện yêu cầu, kiến nghị, kết luận thanh tra, quyết định xử lý của chủ
thể thanh tra.
Do vậy, nguyên tắc “không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan,
tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra” cần phải bao gồm:
- Chủ thể thanh tra chỉ thực hiện thanh tra theo hình thức mà pháp luật quy
định
Để bảo đảm hoạt động thanh tra không làm cản trở hoạt động bình thường
của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra, việc thanh tra phải được tiến
hành đúng kế hoạch, đúng tần suất hoặc chỉ khi có căn cứ pháp lý chứng minh yêu
cầu cần thanh tra đột xuất. Việc thanh tra không thể thực hiện tùy nghi, vô căn cứ
theo hướng làm khó cơ quan, tổ chức cá nhân. Trong q trình tranh tra nếu khơng
phát hiện đối tượng thanh tra có dấu hiệu vi phạm pháp luật, chính sách thì cần tạo
điều kiện về thời hạn thanh tra.
- Thanh tra đúng phạm vi, mục đích, đối tượng
Việc thanh tra hoạt động của tổ chức, cá nhân, nhất là thanh tra chuyên

ngành cần phải thực hiện đúng phạm vi đã nêu ra trong quyết định thanh tra, đồng
thời đúng pháp luật về thẩm quyền của chủ thể thanh tra. Tùy vào từng ngành, lĩnh
vực khác nhau, các mặt hoạt động khác nhau của tổ chức, cá nhân thì chỉ có thể
u cầu tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, thông tin đúng phạm vi của quyết định
thanh tra. Chẳng hạn, việc thanh tra thuế trong giai đoạn năm tài chính hoặc giai
đoạn 5 năm,… không thể yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp các thơng tin như
hóa đơn, chứng từ ngồi giai đoạn đó hoặc cung cấp các tài liệu, thông tin, chứng


từ khơng có liên quan đến hoạt động thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp,...
hoặc không được lấn sân sang các đối tượng hoạt động khác của đối tượng thanh
tra như nghĩa vụ về môi trường, nghĩa vụ đăng kí ngành nghề kinh doanh,….
- Bảo đảm bảo mật, minh bạch trong quá trình thanh tra
Hoạt động thanh tra, nhất là thanh tra chuyên ngành, thường xuyên tiếp xúc
với các tài liệu, thông tin của cá nhân, tổ chức là doanh nghiệp, chủ thể kinh doanh,
… mà trong đó có những thông tin thuộc phạm vi thanh tra, được đưa vào biên bản
thanh tra hoặc công khai trong kết luận thanh tra, cũng có những thơng tin khơng
thuộc phạm vi phải ghi vào biên bản để xử lý kết quả thanh tra. Những thơng tin đó
nếu được cơng khai sẽ ảnh hưởng tới việc kinh doanh chính đáng của doanh
nghiệp, cá nhân,… vì vậy địi hỏi Đồn thanh tra, thanh tra viên cần có sự tơn
trọng, có ý thức bảo mật đối với thông tin của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, q
trình giao nhận các tài liệu, thơng tin, giải trình giữa các bên cần có sự minh bạch,
thống nhất để bảo đảm tính cơng khai, dân chủ, kịp thời của hoạt động thanh tra.
- Bảo đảm quyền, lợi ích của đối tượng thanh tra khi hoạt động bình
thường bị cản trở, xâm phạm
Về logic, nguyên tắc “không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ
quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra” được đặt ra để phịng ngừa, ngăn
chặn thực trạng là nhiều trường hợp Đồn thanh tra, thanh tra viên vì vơ tình hoặc
cố ý mà làm ảnh hưởng tới đối tượng thanh tra. Tuy nhiên, sự phòng ngừa hay
ngăn chặn mà cơ chế tạo ra bao giờ cũng có những lỗ hổng nhất định khiến cho lợi

ích, quyền của đối tượng thanh tra bị xâm phạm do việc sai sót, lạm dụng quyền
lực của chủ thể thanh tra, từ đó dặt ra yêu cầu phải có cơ chế bảo đảm việc bồi
thường những thiệt hại mà đối tượng thanh tra phải nhận do hoạt động bình thường
của mình bị cản trở, xâm phạm. Việc bồi thường thiệt hại được tiến hành theo cơ


chế bồi thường Nhà nước, nhưng cần phải tạo cho người dân một hành lang pháp
lý đủ mạnh để có thể bảo vệ quyền, lợi ích của mình.
b. Ý nghĩa và sự cần thiết phải bảo đảm nguyên tắc
Nguyên tắc khơng cản trở hoạt động bình thường của đối tượng thanh tra có
ý nghĩa thực tiễn rất quan trọng, đặc biệt khi trên thực tế xuất hiện tình trạng một
bộ phận cán bộ thanh tra lợi dụng việc thanh tra để thực hiện những hành vi tiêu
cực, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của đối tượng thanh tra, đặc biệt là
của các đơn vị thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Ngoài ra, khi tiến
hành một cuộc thanh tra, cán bộ thanh tra phải bảo đảm kế hoạch hoạt động của đối
tượng thanh tra, đồng thời cơ quan thanh tra chỉ được tiến hành thanh tra theo
những nội dung đã ghi trong quyết định thanh tra.
2.2.Sự bảo đảm nguyên tắc trong Luật Thanh tra 2010
2.2.1. Đưa nội dung của nguyên tắc vào những hành vi bị cấm
Theo quy định tại Điều 13 của Luật Thanh tra về Các hành vi bị nghiêm
cấm thì chủ thể thanh tra không được “1. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn thanh tra
để thực hiện hành vi trái pháp luật, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đối
tượng thanh tra; 2. Thanh tra không đúng thẩm quyền, phạm vi, nội dung thanh
tra được giao.”. Hai nhóm hành vi này bị đưa lên những vị trí đầu tiên cho thấy
tầm quan trọng của chúng đối với quá trình thanh tra, định hướng chủ thể thanh tra
chấp hành pháp luật, chấp hành quyết định thanh tra, phạm vi làm việc được phân
công, bởi lẽ, hơn bất cứ khi nào, khi thanh tra có những hành vi vi phạm pháp luật
nêu trên thì hoạt động bình thường của đối tượng thanh tra sẽ bị ảnh hưởng theo
hướng tiêu cực. Quy định cấm nêu trên “mở đường”, là cơ sở cho các văn bản
hướng dẫn của Luật Thanh tra, các văn bản về quản lý Nhà nước xây dựng chế tài

thích đáng qua đó ngăn chặn, hạn chế tình trạng cán bộ thanh tra có hành vi sách
nhiễu, gây khó khan, cản trở hoạt động của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.


Trên thực tế, có thể thấy thẩm quyền của cơ quan thanh tra là rất lớn, bao
trùm lên thẩm quyền của nhiều lĩnh vực1, do vậy việc bảo đảm quyền và lợi ích của
đối tượng thanh tra khơng bị xâm phạm, hoạt động bình thường của họ khơng bị
cản trở thì cần xuất phát từ tiền đề bảo đảm tuân thủ pháp luật, kiểm soát thẩm
quyền của chủ thể thanh tra.
2.2.2. Quy định về hình thức thanh tra
Về hình thức thanh tra, hiện theo quy định tại điều 37 Luật Thanh tra, hoạt
động thanh tra được thực hiện theo kế hoạch, thanh tra thường xuyên được tiến
hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của cơ quan được giao thực hiện chức năng
thanh tra chuyên ngành và Thanh tra đột xuất, trong đó hình thức thanh tra thường
xun là sự bổ sung của Luật Thanh tra 2010 so với Luật Thanh tra 2004. Quy định
về hình thức tranh tra bảo đảm hoạt động thanh tra chỉ diễn ra khi có đủ các căn cứ
pháp lý, chứ không thể tùy nghi thực hiện. Chẳng hạn, thanh tra theo kế hoạch chỉ
có thể được thực hiện theo Định hướng chương trình thanh tra, Kế hoạch thanh tra
đã được phê duyệt, ấn định trước đó trên cơ sở phân chia hợp lý của quản lý Nhà
nước, bảo đảm không cản trở hoạt động của đối tượng thanh tra, hay thanh tra đột
xuất chỉ có thể được tiến hành trong những tình huống đặc thù như khi phát hiện cơ
quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải
quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng hoặc do Thủ trưởng cơ quan
quản lý nhà nước có thẩm quyền giao
Với hoạt động thanh tra chuyên ngành, thực chất nó chính là hoạt động kiểm
tra thường xun của cơ quan quản lý nhà nước đối với việc tuân thủ pháp luật về
ngành, lĩnh vực mà mình quản lý 2, do vậy tính chất quyền lực – phục tùng của hoạt
động thanh tra dưới khía cạnh quan hệ hành chính là tương đối hạn chế. Tuy nhiên,
1 />2 />


đây cũng có thể là một điểm chưa hợp lý của Luật Thanh tra, bởi hơn hết, “thanh
tra chuyên ngành” có thẻ được tổ chức thường xuyên, miễn là có căn cứ pháp lý để
thanh tra, đồng thời với tính chất kiểm tra thì việc giao cho thanh tra chuyên ngành
những thẩm quyền mang tính ngăn chặn là khiên cưỡng. Trên thực tế, có những
trường hợp dù đã xây dựng kế hoạch thanh tra, cũng như Chỉ thị 20/CT-TTg của
Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 17/5/2017. Quy định khơng thanh tra doanh
nghiệp quá 01 lần (trừ thanh tra đột xuất), nhưng có doanh nghiệp trong 03 tháng
đã bị thanh tra 18 lần, và gần như không phát hiện sai phạm 3 cho thấy lỗ hổng của
Luật Thanh tra là vẫn có.
2.2.3. Thẩm quyền của chủ thể thanh tra trong hoạt động thanh tra
Với tiền đề nội dung của nguyên tắc “khơng cản trở hoạt động bình thường
của đối tượng thanh tra” là cần kiểm soát quyền lực của thanh tra khi thi hành cơng
vụ, hạn chế thanh tra có khả năng lạm quyền, bảo đảm hoạt động thanh tra tiến
hành đúng luật, các quy định của Luật Thanh tra 2010 đã bảo đảm rất cụ thể nội
dung của nguyên tắc này. Có thể thấy điều đó qua việc Chủ thể thanh tra chỉ được
yêu cầu đối tượng thanh tra đối với những vấn đề thuộc nội dung thanh tra.
Các quy định tại Điều 46 về Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng đồn thanh
tra hành chính, Điều 47 về Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Đồn thanh tra
hành chính, Điều 48 về Nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra
hành chính, Điều 53 về Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng đoàn thanh tra chuyên
ngành, Điều 54 về Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Đoàn thanh tra, Thanh tra
viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành khi tiến hành
thanh tra độc lập đều có quy định về quyền ”Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp
thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình về vấn đề liên quan đến nội
3 />

dung thanh tra”. Những quy định này bảo đảm chủ thể thanh tra không được xâm
phạm tới quyền của đối tượng thanh tra với những vấn đề ngoài phạm vi thanh tra,
thơng qua đó những hoạt động bình thường của đối tượng thanh tra cũng tránh
được nguy cơ bị cản trở, sách nhiễu.

2.2.4. Bảo vệ quyền của đối tượng thanh tra khi lợi ích bị xâm phạm
Mặc dù là một nguyên tắc quan trọng, có được một cơ chế bảo đảm tương
đối vững chắc trong Luật Thanh tra 2010, nhưng trên thực tế vẫn có thể có trường
hợp xuất phát từ thanh tra mà có hành vi cản trở hoạt động bình thường của đối
tượng thanh tra, chẳng hạn như yêu cầu đối tượng thanh tra cũng cấp thông tin, hồ
sơ, tài liệu ngoài phạm vi thanh tra hoặc sách nhiễu, gây khó dễ cho doanh nghiệp,
cá nhân, đơn vị với mục đích sai trái. Với những tình huống đó đối tượng thanh tra
có thể bị thiệt hại và trên cơ sở quyền của cá nhân, tổ chức được bảo đảm, Luật
Thanh tra 2010 quy định cho đối tượng thanh tra quyền yêu cầu bồi thường thiệt
hại theo quy định của pháp luật (cụ thể là pháp luật về trách nhiệm bồi thường của
nhà nước) tại điểm c khoản 1 điều 57. Quy định này bảo đảm cho đối tượng thanh
tra khả năng được bù đắp các quyền và lợi ích chính đáng ngay cả khi hoạt động
bình thường của mình đã bị cản trở do lỗi của chủ thể thanh tra đi nữa.
3. Kết luận.
Tựu trung lại, từ những phân tích trên, ta đã bước đầu phân tích khái quát
được nội hàm của nguyên tắc : “Không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ
quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra” cũng như chỉ ra cơ chế bảo đảm
hữu hiệu đã được nhà làm luật quy định trong Luật Thanh tra 2010. Để bảo đảm
quyền và lợi ích hợp pháp trong đời sống dân sự của cá nhân, cơ quan, tổ chức là
đối tượng thanh tra, khơng chỉ cần có sự bảo đảm của Luật mà cơ chế thực hiện
cũng cần có sự tích cực, minh bạch, bản thân mỗi người làm công tác thanh tra đều


phải coi nguyên tắc này lên hàng đầu, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của
pháp luật.


4. Danh mục tài liệu tham khảo
4.1.Trường Đại học Luật Hà Nội, “Giáo trình Thanh tra và giải quyết Khiếu
nại, Tố cáo”, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội, 2010.

4.2.Thanh tra - phương thức kiểm soát quyền lực trong lĩnh vực hành pháp
/>4.3. Các yếu tố bảo đảm cho việc tổ chức các quan thanh tra nhà nước theo
hướng tập trung
/>4.4.Hình thức thanh tra - Những vấn đề đặt ra từ thực tiễn công tác thanh tra
hiện nay
/>


×