Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

TIỂU LUẬN: NỢ CÔNG KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG CHÂU ÂU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (473.84 KB, 36 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
KHOA KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

Tiểu luận

NỢ CƠNG - KHỦNG HOẢNG
NỢ CƠNG CHÂU ÂU

Nhóm 9 – K12402B
GVHD: Võ Đình Vinh
TP.HCM, ngày 18/4/2014
1


DANH SÁCH THÀNH VIÊN:
Nguyễn Thùy Duyên
K124020297
Trần Duy Hải
K124020305
Lê Ngọc Hoành
K124020317
Lê Thị Hà Phương
K124020370
Nguyễn Mậu Bảo Thiện
K124020384
Trần Tân Thịnh
K124020386
Bùi Thị Kim Tiến
K124020395
Hồ Bảo Trâm
K124020399


Phan Nguyễn Thành Trung
K124020403
Đỗ Huỳnh Vân Anh
K134091030

2


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

3


………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
4


MỤC LỤC

Lời nói đầu....................................................................................................................... 6
I. Nợ cơng......................................................................................................................... 7
1) Khái niệm nợ công........................................................................................................7
2) Đặc trưng của nợ công..................................................................................................8
3) Bản chất kinh tế của nợ công........................................................................................9
4) Phân loại nợ công.......................................................................................................12
5) Tác động của nợ công.................................................................................................14
6) Thực trạng nợ công.....................................................................................................15
II. Những mốc quan trọng trong khủng hoảng nợ công châu Âu.............................16
III. Khủng hoảng nợ công châu Âu.............................................................................17
1) Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng..........................................................................17
2) Ảnh hưởng của nợ công châu Âu đến các nước EU...................................................23
3) Một số đề xuất giải quyết nợ công châu Âu................................................................33
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................36

5


LỜI NĨI ĐẦU
Sự bùng nổ cuộc khủng hoảng nợ cơng ở Châu Âu năm 2009 đã để lộ nhiều nguy cơ gây
bất ổn trong liên minh châu Âu. “Hầu hết các nước đều có nợ cơng, dù ít hay nhiều, tạm
thời hay mãn tính” 1 song hơn bao giờ hết nó là vấn đề nóng bỏng đối với châu Âu. Đồng
euro được cho là biểu tượng hữu hình của sự tiến bộ không thể cưỡng lại đối với một
“Châu Âu thống nhất”. Tuy nhiên sử dụng một đồng tiền chung đã không đưa các các
nước trong khối lại “gần nhau” như mong đợi, ngược lại nó cịn đẩy châu Âu vào tình thế
khó khăn hơn bao giờ hết trước những cú sốc tài chính. Cuộc khủng hoảng nợ cơng đang
đe dọa đến tiến trình liên kết của các quốc gia trên lục địa “già” này. Nhận thấy đây là
một đề tài rất thực tế và nóng hiện nay, nhóm chúng em xin chọn để tài “Nợ công và
khủng hoảng nợ công châu”.
Bài viết này làm rõ các vấn đề sau: thứ nhất về nợ công, bản chất và tác động của nợ

công; thứ hai về nguyên nhân và diễn biến của nợ công châu Âu; những tác động, ảnh
hưởng của nợ công đối với châu Âu; cuối cùng là một số đề xuất giải quyết nợ công châu
Âu trên thế giới. Với nguồn tư liệu hạn chế và đây là vấn đề phức tạp, bài viết chắc chắn
có nhiều thiếu xót, cũng như cịn nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu thêm.

I. NỢ CÔNG
1 />
6


1) Khái niệm nợ công
Khái niệm nợ công là một khái niệm tương đối phức tạp.
Tuy nhiên, hầu hết những cách tiếp cận hiện nay đều cho rằng: nợ công là khoản nợ mà
Chính phủ của một quốc gia phải chịu trách nhiệm trong việc chi trả khoản nợ đó.
Chính vì vậy, thuật ngữ nợ cơng thường được sử dụng cùng nghĩa với các thuật ngữ như
nợ Nhà nước hay nợ Chính phủ.
Cần lưu ý, nợ cơng hồn tồn khác với nợ quốc gia. Nợ quốc gia là toàn bộ khoản nợ
phải trả của một quốc gia, bao gồm hai bộ phận là nợ của Nhà nước và nợ của tư nhân
(doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân). Như vậy, nợ công chỉ là một bộ phận của nợ quốc gia
mà thơi.


Theo cách tiếp cận của Ngân hàng Thế giới (WB), nợ cơng được hiểu là nghĩa
vụ nợ của bốn nhóm chủ thể bao gồm:
(1) Nợ của Chính phủ trung ương và các Bộ, ban, ngành trung ương;
(2) Nợ của các cấp chính quyền địa phương;
(3) Nợ của Ngân hàng trung ương;
(4) Nợ của các tổ chức độc lập mà Chính phủ sở hữu trên 50% vốn, hoặc
việc quyết lập ngân sách phải được sự phê duyệt của Chính phủ hoặc Chính
phủ là người chịu trách nhiệm trả nợ trong trường hợp tổ chức đó vỡ nợ.

Cách định nghĩa này cũng tương tự như quan niệm của Hệ thống quản lý nợ và
phân tích tài chính của Hội nghị của Liên hiệp quốc về thương mại và phát
triển (UNCTAD). Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nợ công bao gồm nợ của
khu vực tài chính cơng và khu vực phi tài chính cơng.

7




Theo quy định của pháp luật Việt Nam, nợ công được hiểu bao gồm ba nhóm là
nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương.
(1) Nợ Chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước
ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ
hoặc các khoản vay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, uỷ quyền phát
hành theo quy định của pháp luật. Nợ Chính phủ khơng bao gồm khoản nợ
do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành nhằm thực hiện chính sách
tiền tệ trong từng thời kỳ.
(2) Nợ được Chính phủ bảo lãnh là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài
chính, tín dụng vay trong nước, nước ngồi được Chính phủ bảo lãnh.
(3) Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương (gọi chung là UBND cấp tỉnh) ký kết, phát hành
hoặc uỷ quyền phát hành.

Như vậy, khái niệm về nợ công theo quy định của pháp luật Việt Nam được đánh giá
là hẹp hơn so với thông lệ quốc tế. Nhận định này cũng được nhiều chuyên gia uy tín
trong lĩnh vực chính sách cơng thừa nhận.

2) Đặc trưng của nợ cơng
Tuy có nhiều cách tiếp cận rộng hẹp khác nhau về nợ công, nhưng về cơ bản, nợ cơng có

những đặc trưng sau đây:


Nợ cơng là khoản nợ ràng buộc trách nhiệm trả nợ của Nhà nước. Khác với các
khoản nợ thông thường, nợ công được xác định là một khoản nợ mà Nhà nước
(bao gồm các cơ quan nhà nước có thẩm quyền) có trách nhiệm trả khoản nợ ấy.

8


Trách nhiệm trả nợ của Nhà nước được thể hiện dưới hai góc độ trực tiếp và gián
tiếp:
 Trực tiếp được hiểu là cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ là người vay và

do đó, cơ quan nhà nước ấy sẽ chịu trách nhiệm trả nợ khoản vay (ví dụ:
Chính phủ Việt Nam hoặc chính quyền địa phương).
 Gián tiếp là trong trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền đứng ra
bảo lãnh để một chủ thể trong nước vay nợ, trong trường hợp bên vay
không trả được nợ thì trách nhiệm trả nợ sẽ thuộc về cơ quan đứng ra bảo
lãnh (ví dụ: Chính phủ bảo lãnh để Ngân hàng Phát triển Việt Nam vay vốn


nước ngồi).
Nợ cơng được quản lý theo quy trình chặt chẽ với sự tham gia của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền. Việc quản lý nợ cơng địi hỏi quy trình chặt chẽ nhằm đảm
bảo hai mục đích: một là, đảm bảo khả năng trả nợ của đơn vị sử dụng vốn vay và
cao hơn nữa là đảm bảo cán cân thanh tốn vĩ mơ và an ninh tài chính quốc gia;
hai là, để đạt được những mục tiêu của quá trình sử dụng vốn. Bên cạnh đó, việc
quản lý nợ cơng một cách chặt chẽ cịn có ý nghĩa quan trọng về mặt chính trị và
xã hội. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, nguyên tắc quản lý nợ công là Nhà

nước quản lý thống nhất, tồn diện nợ cơng từ việc huy động, phân bổ, sử dụng

vốn vay đến việc trả nợ để đảm bảo hai mục tiêu cơ bản như đã nêu trên.
• Mục tiêu cao nhất trong việc huy động và sử dụng nợ công là phát triển kinh tế –
xã hội vì lợi ích chung. Nợ công được huy động và sử dụng không phải để thỏa
mãn những lợi ích riêng của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào, mà vì lợi ích chung của
đất nước. Xuất phát từ bản chất của Nhà nước là thiết chế để phục vụ lợi ích chung
của xã hội, Nhà nước là của dân, do dân và vì dân nên đương nhiên các khoản nợ
công được quyết định phải dựa trên lợi ích của nhân dân, mà cụ thể là để phát triển
kinh tế – xã hội của đất nước và phải coi đó là điều kiện quan trọng nhất.

3) Bản chất kinh tế của nợ công

9


Nghiên cứu làm rõ bản chất kinh tế của nợ công và quan điểm của kinh tế học về nợ công
sẽ giúp các nhà làm luật xây dựng các quy định pháp luật phù hợp với tình hình kinh tế –
xã hội nhằm đạt được hiệu quả trong sử dụng nợ công ở Việt Nam.
Xét về bản chất kinh tế, khi Nhà nước mong muốn hoặc bắt buộc phải chi tiêu vượt q
khả năng thu của mình (khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác) thì phải vay vốn
và điều đó làm phát sinh nợ cơng. Như vậy, nợ công là hệ quả của việc Nhà nước tiến
hành vay vốn và Nhà nước phải có trách nhiệm hồn trả. Do đó, nghiên cứu về nợ
cơng phải bắt nguồn từ quan niệm về việc Nhà nước đi vay là như thế nào.
Trong lĩnh vực tài chính cơng, một ngun tắc quan trọng của ngân sách nhà nước được
các nhà kinh tế học cổ điển hết sức coi trọng và hiện nay vẫn được ghi nhận trong pháp
luật ở hầu hết các quốc gia, đó là nguyên tắc ngân sách thăng bằng. Theo nghĩa cổ điển,
ngân sách thăng bằng được hiểu là một ngân sách mà ở đó, số chi bằng với số thu. Về ý
nghĩa kinh tế, điều này giúp Nhà nước tiết kiệm chi tiêu hoang phí, cịn về ý nghĩa chính
trị, nguyên tắc này sẽ giúp hạn chế tình trạng Chính phủ lạm thu thơng qua việc quyết

định các khoản thuế.
o

Các nhà kinh tế học cổ điển như Adam Smith, David Ricardo, Jean-Baptiste Say
là những người khởi xướng và ủng hộ triệt để nguyên tắc này trong quản lý tài
chính cơng. Và chính vì thế, các nhà kinh tế học cổ điển khơng đồng tình với việc

Nhà nước có thể vay nợ để chi tiêu.
o Ngược lại với các nhà kinh tế học cổ điển, một nhà kinh tế học được đánh giá là
có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất ở nửa đầu thế kỷ XX là John Maynard Keynes (18831946) và những người ủng hộ ông (gọi là trường phái Keynes) lại cho rằng, trong
nhiều trường hợp, đặc biệt là khi nền kinh tế suy thoái dẫn đến việc đầu tư của tư
nhân giảm thấp, thì Nhà nước cần ổn định đầu tư bằng cách vay tiền (tức là cố ý
tạo ra thâm hụt ngân sách) và tham gia vào các dự án đầu tư công cộng như
đường xá, cầu cống và trường học, cho đến khi nền kinh tế có mức đầu tư tốt trở
10


lại. Học thuyết của Keynes (cùng với sự chỉnh sửa nhất định từ những đóng góp
cũng như phản đối của một số nhà kinh tế học sau này là Milton Friedman và
Paul Samuelson) được hầu hết các Chính phủ áp dụng để vượt qua khủng hoảng
và tình trạng trì trệ của nền kinh tế.
o Ngược lại với Keynes, Milton Friedman cho rằng, việc sử dụng chính sách tài
khóa nhằm tăng chi tiêu và việc làm sẽ khơng có hiệu quả và dễ dẫn đến lạm phát
trong thời suy thối vì người dân thường chi tiêu dựa trên kỳ vọng về thu nhập
thường xuyên chứ không phải thu nhập hiện tại và mọi chính sách đều có độ trễ
nhất định. Thay vì thực hiện chính sách tài khóa thiếu hụt, Nhà nước nên thực thi
chính sách tiền tệ hiệu quả. Cịn Paul Samuelson, một nhà kinh tế học theo trường
phái Keynes, đã có những bổ sung quan trọng trong quan niệm về chính sách tài
khóa của Keynes. Ơng cho rằng, để kích thích nền kinh tế vượt qua sự trì trệ, cần
thiết phải thực hiện cả chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tiền tệ linh

hoạt.
Hiện nay trên thế giới, mặc dù tài chính cơng vẫn dựa trên ngun tắc ngân sách thăng
bằng, nhưng khái niệm thăng bằng không còn được hiểu một cách cứng nhắc như
quan niệm của các nhà kinh tế học cổ điển, mà đã có sự uyển chuyển hơn. Ví dụ, theo
quy định của pháp luật Việt Nam, các khoản chi thường xuyên không được vượt quá các
khoản thu từ thuế, phí và lệ phí; nguồn thu từ vay nợ chỉ để dành cho các mục tiêu phát
triển.
Hầu hết các quốc gia thực hiện nền kinh tế thị trường đều có hoạt động vay nợ. Việc
vay nợ của Nhà nước thường được thực hiện dựa trên quan điểm của Keynes, nhưng có
hai điều chỉnh quan trọng: một là, việc cố ý thâm hụt ngân sách và bù đắp bằng các
khoản vay không được thực hiện vĩnh viễn, bởi lẽ xét về lý thuyết thì những tác động từ
các khoản vay chỉ có ích trong ngắn hạn cịn về dài hạn lại có ảnh hưởng tiêu cực và do
đó Nhà nước cần phải có giới hạn về mặt thời gian trong việc sử dụng các khoản vay; và
hai là, các khoản nợ công phải được kiểm soát kỹ lưỡng nhằm đảm bảo hiệu quả sử
11


dụng, đồng thời hạn chế những tác động không mong muốn từ việc sử dụng các
khoản vay. Việc quản lý nợ cơng hiệu quả sẽ giúp mục đích vay vốn đạt được với chi phí
thấp nhất, đồng thời đảm bảo khả năng trả nợ đúng hạn.

4) Phân loại nợ cơng
Có nhiều tiêu chí để phân loại nợ cơng, mỗi tiêu chí có một ý nghĩa khác nhau trong việc
quản lý và sử dụng nợ cơng.


Theo tiêu chí nguồn gốc địa lý của vốn vay thì nợ cơng gồm có hai loại: nợ trong
nước và nợ nước ngoài.
(1) Nợ trong nước là nợ công mà bên cho vay là cá nhân, tổ chức Việt Nam.
(2) Nợ nước ngồi là nợ cơng mà bên cho vay là Chính phủ nước ngồi,

vùng lãnh thổ, tổ chức tài chính quốc tế, tổ chức và cá nhân nước ngoài.
Như vậy, theo pháp luật Việt Nam, nợ nước ngồi khơng được hiểu là nợ mà bên
cho vay là nước ngoài, mà là toàn bộ các khoản nợ công không phải là nợ trong
nước.
Việc phân loại nợ trong nước và nợ nước ngồi có ý nghĩa quan trọng trong quản
lý nợ. Việc phân loại này về mặt thơng tin sẽ giúp xác định chính xác hơn tình
hình cán cân thanh toán quốc tế. Và ở một số khía cạnh, việc quản lý nợ nước
ngồi cịn nhằm đảm bảo an ninh tiền tệ của Nhà nước Việt Nam, vì các khoản vay
nước ngồi chủ yếu bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi hoặc các phương tiện thanh
toán quốc tế khác.



Theo phương thức huy động vốn, thì nợ cơng có hai loại là nợ cơng từ thỏa thuận
trực tiếp và nợ công từ công cụ nợ.
(1) Nợ công từ thỏa thuận trực tiếp là khoản nợ công xuất phát từ những
thỏa thuận vay trực tiếp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền với cá nhân,
12


tổ chức cho vay. Phương thức huy động vốn này xuất phát từ những hợp
đồng vay, hoặc ở tầm quốc gia là các hiệp định, thỏa thuận giữa Nhà nước
Việt Nam với bên nước ngồi.
(2) Nợ cơng từ cơng cụ nợ là khoản nợ công xuất phát từ việc cơ quan nhà
nước có thẩm quyền phát hành các cơng cụ nợ để vay vốn. Các cơng cụ nợ
này có thời hạn ngắn hoặc dài, thường có tính vơ danh và khả năng chuyển
nhượng trên thị trường tài chính.
• Theo tính chất ưu đãi của khoản vay làm phát sinh nợ cơng thì nợ cơng có ba
loại là nợ cơng từ vốn vay ODA, nợ công từ vốn vay ưu đãi và nợ thương mại
thơng thường.

• Theo trách nhiệm đối với chủ nợ thì nợ cơng được phân loại thành nợ công phải
trả và nợ công bảo lãnh.
(1) Nợ công phải trả là các khoản nợ mà Chính phủ, chính quyền địa
phương có nghĩa vụ trả nợ.
(2) Nợ cơng bảo lãnh là khoản nợ mà Chính phủ có trách nhiệm bảo lãnh
cho người vay nợ, nếu bên vay không trả được nợ thì Chính phủ sẽ có nghĩa
vụ trả nợ.
• Theo cấp quản lý nợ thì nợ cơng được phân loại thành nợ cơng của trung ương và
nợ cơng của chính quyền địa phương.
(1) Nợ công của trung ương là các khoản nợ của Chính phủ, nợ do Chính
phủ bảo lãnh.
(2) Nợ công của địa phương là khoản nợ công mà chính quyền địa phương
là bên vay nợ và có nghĩa vụ trực tiếp trả nợ.
Theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2002 thì những khoản vay nợ
của chính quyền địa phương được coi là nguồn thu ngân sách và được đưa vào cân
đối, nên về bản chất nợ cơng của địa phương được Chính phủ đảm bảo chi trả
thông qua khả năng bổ sung từ ngân sách trung ương.

5) Những tác động của nợ công

13


Như trên đã phân tích, nợ cơng vừa có nhiều tác động tích cực nhưng cũng có một
số tác động tiêu cực. Nhận biết những tác động tích cực và tiêu cực nhằm phát huy
mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực là điều hết sức cần thiết trong xây dựng và thực
hiện pháp luật về quản lý nợ công.
a) Tác động tích cực
Những tác động tích cực của nợ công bao gồm:
 Nợ công làm gia tăng nguồn lực cho Nhà nước, từ đó tăng cường nguồn vốn


để phát triển cơ sở hạ tầng và tăng khả năng đầu tư đồng bộ của Nhà nước. Việt
Nam đang trong giai đoạn tăng tốc phát triển nền kinh tế thị trường theo định
hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó cơ sở hạ tầng là yếu tố có tính chất quyết
định. Muốn phát triển cơ sở hạ tầng nhanh chóng và đồng bộ, vốn là yếu tố
quan trọng nhất. Với chính sách huy động nợ công hợp lý, nhu cầu về vốn sẽ
từng bước được giải quyết để đầu tư cơ sở hạ tầng, từ đó gia tăng năng lực sản
xuất cho nền kinh tế.
 Huy động nợ cơng góp phần tận dụng được nguồn tài chính nhàn rỗi trong
dân cư. Một bộ phận dân cư trong xã hội có các khoản tiết kiệm, thông qua
việc Nhà nước vay nợ mà những khoản tiền nhàn rỗi này được đưa vào sử
dụng, đem lại hiệu quả kinh tế cho cả khu vực công lẫn khu vực tư.
 Nợ công sẽ tận dụng được sự hỗ trợ từ nước ngoài và các tổ chức tài chính

quốc tế. Tài trợ quốc tế là một trong những hoạt động kinh tế – ngoại giao
quan trọng của các nước phát triển muốn gây ảnh hưởng đến các quốc gia
nghèo, cũng như muốn hợp tác kinh tế song phương. Nếu Việt Nam biết tận
dụng tốt những cơ hội này, thì sẽ có thêm nhiều nguồn vốn ưu đãi để đầu tư
phát triển cơ sở hạ tầng, trên cơ sở tơn trọng lợi ích nước bạn, đồng thời giữ
vững độc lập, chủ quyền và chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước.
b) Tác động tiêu cực
14


Bên cạnh những tác động tích cực nêu trên, nợ công cũng gây ra những tác động tiêu cực
nhất định. Nợ cơng sẽ gây áp lực lên chính sách tiền tệ, đặc biệt là từ các khoản tài trợ
ngoài nước. Nếu kỷ luật tài chính của Nhà nước lỏng lẻo, nợ cơng sẽ tỏ ra kém hiệu quả
và tình trạng tham nhũng, lãng phí sẽ tràn lan nếu thiếu cơ chế giám sát chặt chẽ việc sử
dụng và quản lý nợ công.


6) Thực trạng nợ công
Nợ công đang trở thành vấn đề nóng bỏng khơng chỉ ở riêng Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản mà
nhiều nước đang phát triển trên thế giới cũng đang phải đối mặt, trong đó có Việt Nam.
Nợ công của nhiều quốc gia đã vượt quá cao so với ngưỡng an toàn: Nhật (200%GDP),
Mỹ với khoản nợ 14.580,7 tỷ USD tính đến thời điểm tháng 8/2011 đã vượt quá
100%GDP năm 2010; nhiều nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) có tỷ lệ nợ tương
đương hơn 60% GDP- mức giới hạn an toàn mà EU đưa ra; nguy cơ vỡ nợ công ở Hy lạp
(152%GDP), Italy (120% GDP), Tây Ban Nha cũng đã lan tỏa và có những tác động tiêu
cực tới những quốc gia hàng đầu EU khác như: ðức (82%GDP), Pháp (92% GDP), Anh
(80% GDP)1... Bộ Tài chính dự kiến nợ cơng của Việt Nam năm 2011 ở mức khoảng
1.375 nghìn tỷ đồng, tương đương 58,7% GDP. Mặc dù chỉ số trên vẫn được xem là trong
ngưỡng an tồn nhưng nếu khơng có một chương trình và kế hoạch quản lý nợ công hiệu
quả, đặc biệt là nợ nước ngồi thì nguy cơ mất kiểm sốt nợ cơng trong tương lai là điều
có thể xảy ra.

II. NHỮNG MỐC QUAN TRỌNG TRONG KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG
CHÂU ÂU TÍNH TỪ THÁNG 11/2009


5/11/2009 Thủ tướng Hi Lạp cho biết mức thâm hụt ngân sách của Hi Lạp năm
2009 sẽ ở mức 12.7% GDP , cao gấp đôi với con số được cơng bố trước đó và sẽ
cứu HL ra khỏi khả năng vỡ nợ.

15




22/12/2009 Moody hạ xếp hạng nợ của Hi Lạp xuống mức A2 từ mức A1 bởi thâm


hụt của nước này tăng cao. Đây là cơ quan thức 3 hạ xếp hạn tín dụng của Hi Lạp.
• 14/1/2010 Chính phủ Hi Lạp cơng bố kế hoạch bình ổn, tun bố muốn giảm thâm
hụt ngân sách xuống còn 2.8% GDP vào năm 2012.
• 29/1/2010 Chính phủ Tây Ban Nha cơng bố kế hoạch tiết kiệm 50 tỷ euro tương
đương 70 tỷ đôla trong đó tổng số tiền chi tiêu giảm tương đương 4% GDP. Lương
lao động trong lĩnh vực cơng giảm 4%.
• 11/4/2010 Bộ trưởng các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu chấp thuận
kế hoạch 30 tỷ dành cho Hi Lạp, tuy nhiên Hi Lạp tun bố khơng cần.
• 23/4/2010 Hi Lạp cầu cứu EU và IMF
• 2/5/2010 IMF đơn phương chấp nhận trước một phần kế hoạch giải cứu, lập tức
cung cấp 5,5 tỷ euro.
• 10/5/2010 Các nhà hoạch định chính sách kinh tế tồn cầu đưa ra kế hoạch khẩn
cấp trị giá 750 tỷ euro để hỗ trợ thị trường tài chính và vực dậy dịng euro, ngăn
đồng tiền này chịu ảnh hưởng tệ hại từ khủng hoảng Hi Lạp. Gói giải cứu bao gồm
440 tỷ euro từ các nước thuộc khu vực dồng tiền chúng châu Âu, 60 tỷ euro từ
công cụ nợ châu Âu. IMF đóng gióp 250 tỷ euro, tổng số tiền lên tới 750 tỷ euro


tương đương với khoảng gần 1.000 tỷ đơla tính theo tỷ giá lúc đó.
18/5/2010 Chính phủ Đức, trong nổ lực ngăn chặn hoạt động đầu cơ tài chính
được coi như nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng nợ. Công bố cấm bán khống vô
căn cứ cổ phiếu của 10 tổ chức tài chính lớn nhất tại Đức, trái phiếu chính phủ

đồng euro và hợp đồng hốn đổi vỡ nợ tín dụng (CDS).
• 25/5/2010 Nội các Italia bỏ phiếu thơng qua chính sách thắt chặt tiền tệ, tiết kiệm
24 tỷ euro với mục tiêu đến năm 2012 thâm hụt ngân sách chỉ cịn 2.7% từ 5.3%


của năm 2009
27/5/2010 Quốc hội Tây Ban Nha chấp nhận kế hoạch thắt chặt ngân sách nhằm


tiết kiệm 15 tỷ euro tương đương với 18.4 tỷ đơla
• 28/5/2010 Fitch hạ xếp hạn tính dụng của Tây Ban Nha từ AAA xuống AA+ bởi
nợ tiêu dùng và doanh nghiệp tại nước này tăng lên mức quá cao , đó là chưa kể
nợ cơng đang ở mức báo động.
• 29/5/2010 Hàng ngàn người biểu tình ở Lisbon – Bồ Đào Nha phản đối kế hoạch
thắt chặt ngân sách của Chính phủ.
16




7/6/2010 Đảng của Thủ tướng Đức chấp nhận kế hoạch thắt chặt ngân sách và
Thuế để hoàn thành mục tiêu đưa mức thâm hụt ngân sách của Đức về mức quy

định của Liên minh châu Âu trong khoảng thời gian từ nay đến 2013.
• 8/6/2010 Cơng đồn Tây Ban Nha công bố 75% người lao động trong lĩnh vực
công không đi làm để thể hiện sự phản đối kế hoạch thắt chặt chi tiêu của chính
phủ. Tỉ lệ lạm phát tháng 5/2010 của Hi Lạp tăng 5.4%, vượt mọi kì vọng của các


chuyên gia và lên mức cao nhất từ tháng 8/1997
9/6/2010 kê hoạc thắt chặt ngân sách được bàn đến trong các cuộc bầu cử và Đảng
có chủ trương này đã chiến thắng.Tuy nhiên, cuối cùng thật khó để các nhà hoạch



định chính sách thống nhất được với nhau.
10/6/2010 Thỏa thuận để cải tổ thị trường lao đọng Tây Ban Nha sụp đổ. Chính
phủ buộc phải áp dụng quy định tuyển dụng và sa thải lỏng lẻo dù không có sự hỗ

trợ của nghiệp đồn lao động.

III. KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG CHÂU ÂU
1) Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng
Hiệp ước Masstricht được thống nhất năm 1992 đã chuyển đổi cộng đồng châu Âu thành
liên minh châu Âu với nhánh hành pháp (ủy ban châu Âu), nhánh lập pháp (Quốc hội
Châu Âu) và nhánh tư pháp (tịa án cơng lý châu Âu). Hiệp ước này cũng tạo ra Ngân
hàng trung ương Châu Âu (ECB) và định hướng để EU áp dụng đồng tiền chung cho cả
khu vực. Đồng Euro chính thức được áp dụng năm 2002 và hiện là đồng tiền chung của
22 quốc gia. Châu Âu có đồng tiền riêng, ngân hàng trung ương thống nhất nhưng khơng
có bộ tài chính và chính sách ngân sách thống nhất. “Rất gần nhau mà rất khác nhau”
chúng em xin được mạn phép dùng tựa chương đầu tiên của của quyển sách “Tại sao các
quốc gia thất bại”2: để minh họa cho lỗ hổng này của liên minh Châu Âu. Lỗ hổng này trở
thành nhân tố quan trọng trong sự cố khủng hoảng nợ châu Âu3:
2 Daron Acemoglu & James A. Robinson, Nxb trẻ, 2013
3 Ghi chú bài giảng 22, kinh tế vĩ mơ, chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright

17


Các quốc gia khu vực đồng Euro phát hành trái phiếu bằng Euro. Từ 2002 cho đến khủng
hoảng tài chính tồn cầu. ECB xem những trái phiếu này là khơng có rủi ro. Các ngân
hàng được phép giữ bất kỳ lượng trái phiếu quốc gia nào mà không cần phải trích vốn
chủ sở hữu để dự phịng. ECB đối xử với tất cả trái phiều từ khu vực Euro bình đẳng như
nhau theo chính sách cho vay khẩn cấp của ECB, điều này mang lại cho các ngân hàng
thương mại động cơ sở hữu trái phiếu của các nước yếu nhất trong Eurozone, vì những
trái phiếu này trả lãi cao hơn các nước khác. Họ yên tâm nắm giữ vì cho rằng ECB sẽ
xem loại trái phiếu này như trái phiếu của Chính phủ Đức. Sau cuộc tổng tuyển cử ở Hy
Lạp vào tháng 10 năm 2009, chính phủ mới tuyên bó con số dự báo thâm hụt ngân sách
đã được điều chỉnh là 12,7% caohơn gấp đôi so với ước tính trước đây là 6,0%. Ngay lập

tức những trái phiếu từng được xem là phi rủi ro giờ phải gánh một khoản phí rủi ro lớn,
và các ngân hàng thương mại từng bỏ hàng tỉ tiền vào trái phiếu Hy Lạp có thể mất khả
năng thanh tốn. Sự hoảng loạn nhanh chóng kéo sang các nước nặng nợ khác. Ngân
hàng ở các nước phụ cận (Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Ireland và Tây ban Nha) chịu rủi ro
nhiều nhất, chủ yếu vì người gởi tiền rút tiền ra khỏi các ngân hàng này và gởi sang ngân
hàng ở Đức hoặc chuyển đồi Euro sang đô la, đồng quan Thụy Sĩ hoặc bảng Anh. Lãi
suất trái phiếu Anh và Đức giảm thấp ở mức lịch sử, trong khi lãi suất trái phiếu Hy Lạp,
Bồ Đào Nha, Ireland và Tây Ban Nha chưa bao giờ ở mức cao như hiện nay.
Yields on Ten-Year Sovereign Bonds, October 2009 to June 20124

4 Khủng hoảng nợ công châu Âu, dự án nghiencuuquocte.net, #91 (04/12/2013)

18


Thâm hụt tài khoản vãng lai lớn
Cuộc khủng hoảng khu vực euro được phác họa như là khủng hoảng nợ cơng, theo đó các
chính phủ phung phí đi vay mượn quá nhiều và không thể trả nợ. Chắc chắn đây là nhân
tố quan trọng ở Hy Lạp, chính phủ nước này đã duy trì thâm hụt ngân sách lớn ở mức 56% GDP sau 2002. Nhưng phiên bản này chỉ đúng với Hy Lạp, Bồ Đào Nha ghi nhận
thâm hụt ngân sách khiên tốn chỉ khoảng 2%-4% GDP. Ireland và Tây Ban Nha đều đạt
thặng dư ngân sách trong hầu hết các năm từ lúc áp dụng euro cho đên khi xảy ra khủng
hoảng. Yếu tố chung cho cả bốn quốc gia phụ cận euro không phải là thâm hụt ngân sách
lớn, mà là thâm hụt tài khoản vãng lai lớn.

Hy Lạp
Ai-len
Ý
Bồ Đào Nha
Tây Ban Nha
Pháp

Đức

Bảng 1: cân bằng cán cân vãng lai (%GDP)
1993-1997
1998-2002
2003-2007
-2,0
-5,9
-9,1
3,4
-0,2
-2,6
2,1
0,2
-1,8
-2,4
-9,0
-9,2
-0,6
-3,1
-7,0
1,1
2.0
-0,2
-0,9
-0,3
5,1

2008-2011
-11,1

-1,6
-2,9
-10,5
-5,8
-1,9
5,7
19


Bảng 1 cho thấy sự mất cân bằng tài tài khoản vãng lai là khá nhỏ những năm 1993-1997
trước khi có đồng euro. Nhưng vào giai đoạn 2003-2007, Bồ Đào Nha (-9,2%), Hy Lạp (9,1%) và Tây Bán Nhà (-7,0%) đều bị thâm hụt cán cân vãng lai rất lớn. Ngược lại, ở giai
đoạn này cán cân vãng lai của Đức lại thặng dư một lượng đáng kể, trung bình 5,1%
GDP.
Việc gia nhập liên minh tiền tệ, khiến các nước phụ cận: Ý, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha,
Hy Lạp mắc kẹt trong tình thế giá trị đồng euro là quá cao để các nước này đạt được cân
bằng thương mại cho tài khoản vãng lai của mình.
Biểu đồ: Thay đổi năng lực cạnh tranh khu vực eurozone5
(Eurozone: Competitiveness changes
% change in unit labour cost-based real exchange rate since joining Euro)

Sự mất cân bằng cán cân vãng lai đã đẩy nhanh mức độ xích lại gần nhau về thu nhập,
bằng cách phân phối lại nguồn lực từ những nước thu nhập cao và thừa vồn cho những
nước thu nhập thấp và thiếu vốn, cụ thể dòng vốn khổng lồ từ các nhà đầu tư Đức và các
5 Nguồn Oxford Economics, European sovereign debt crisis: how might it impact your business.

20


nước giàu có hơn khác đã đổ vào các nước phụ cận trong khu vực euro. Một phần của sự
hấp dẫn này là lợi suất cao hơn và khơng cịn rủi ro tỉ giá nữa.

Vấn đề của các nước phụ cận là họ không thể phá giá đồng tiền để kiểm sốt qui mơ thâm
hụt tài khoản vãng lai của mình. Khi vốn ồ ạt chảy vào khu vực tư nhân ơm vào những
nghĩa vụ tài chính to lớn (vay ròng của khu vực tư nhân theo định nghĩa là thâm hụt tài
khoản vãng lai trừ cho cán cân thanh tốn). Khi mà thế giới vẫn cịn sẵn lịng cho các
nước này vay tiền (nói cách khác, khi mà họ có thể duy trì thâm hụt tài khoản vãng lai)
thì chính phủ và khu vực tư nhân có thể tiếp tục tích lũy nợ. Tuy nhiên, từ năm 2009 các
nước này đã trải qua hiện tượng “vốn đột ngột chấm dứt” khi dịng vốn ngoại khơng cịn
với số lượng nhiều nữa. Khi phát hiện ra chính phủ Hy Lạp khơng thể trả nợ, các nhà đầu
tư đã ồ ạt rút tiền ra khỏi các nước phụ cận, càng gây khó khăn hơn cho chính phủ và khu
vực tư nhân các nước này trong việc trả nợ. Các nước phụ cận lại khơng thể phát hành nợ
bằng chính đồng tiền của mình. Hệ quả thâm hụt tài khoản vãng lai được tài trợ bằng
cách bán trái phiếu euro và chấp nhận nợ euro.6

1.1. Thất bại trong chính sách tài khóa
Thất bại của chính phủ các nước trong nỗ lực thắt chặt chính sách tài khóa giai đoạn
2003-2007 là một cơ hội bị bỏ lỡ, nhất là trong thời kỳ mà khu vực kinh tế tư nhân chấp
nhận thêm nhiều rủi ro. Ở một số nước (Ai-Len, Tây Ban Nha) bùng nổ tín dụng và giá
nhà đã trực tiếp tạo ra nhiều thuế hơn nộp vào ngân sách nhà nước, bởi sự tăng lên về giá
cả tài sản, hoạt động xây dựng và các dòng vốn vào đã làm tăng thu ngân sách từ thuế lãi
đầu tư, thuế chuyển nhượng tài sản hay thuế tiêu dùng. Những thành viên nào có tốc độg
tăng trưởng này cũng đẩy nhanh thu ngân sách từ thuế do nhiều hạng mục thuế không
được điều chỉnh để bù đắp cho lạm phát. Tuy nhiên số tiền thuế khổng lồ thu được một
cách ngẫu nhiên ấy chỉ phần nào được dùng để cải thiện tình hình ngân sách chính phủ
đang bị thâm hụt đang thâm hụt do chi tiêu cơng ngồi mức.
6 Ghi chú bài giảng 22, kinh tế vĩ mơ, chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright

21


Một nhân tố góp phần vào thất bại trong việc thắt chặt chính sách tài khóa là yếu kém

trong khung phân tích được sử dụng để đánh giá sự bền vững của vị thế tài chính quốc
gia. Khi đánh giá việc thực hiện theo chu kỳ của chính sách tài khóa từ 2002 đến 2007,
các nhà lãnh đạo quốc gia và các tổ chức quốc tế như IMF, OECD, và Ủy ban châu Âu
tập trung chủ yếu vào những ước lượng điểm của khoảng cách về tổng sản phẩm để ước
lượng “sự điều chỉnh theo chu kỳ” của cân bằng ngân sách nhà nước, mà khơng tính đến
sự phân phối các rủi ro về vĩ mơ, tài chính, và tài khóa kết hợp với sự tăng lên của thâm
hụt cán cân thanh tốn vãng lai, tăng trưởng tín dụng, tổng nợ theo khu vực kinh tế và giá
nhà đất.7

1.2. Từ cú sốc tài chính 2008 đến khủng hoảng nợ cơng châu Âu
Tháng 8 năm 2007 đã đánh dấu giai đoạn đầu tiên của cuộc khủng hoảng tài chnhs toàn
cầu, cùng với sự bắt đầu của các hoạt động duy trì thanh khoản của Ngân hàng Trung
Ương Châu Âu, khả năng thua lỗ trầm trọng của các ngân hàng lớn của Châu Âu đối với
các khoản đầu tư vào chúng khoán có tài sản đảm bảo trên thị trường Mỹ. Tháng 9 năm
2008, cuộc khủng hoảng toàn cầu bước vào giai đoạn dữ dội với sự sụp đổ của Lehman
Brothers. Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới chấn động cả châu Âu lẫn Hoa Kỳ. Khủng
hoảng tìa chính tồn cầu lần này tạo ra những tác động bất cân xứng lên tồn khu vực
đồng euro. Dịng vốn qua lại biên giớ các nước đã cạn khô vào cuối năm 2008. Quá trình
này ảnh hưởng rất lớn đến những quốc gia phụ thuộc phần lớn vào dịng vốn từ nước
ngồi, nhất là vốn được huy động trên thị trường ngắn hạn quốc tế. bên trong khối, Ai-len
là ví dụ diển hình nhất: sự phụ thuộc quá lớn của hệ thống ngân hàng nước này vào việc
huy động cốn quốc tế ngắn hạn đã khiến chính phủ nước này phải đưa ra gói bảo đảm nợ
kéo dài 2 năm cho những ngân hàng đang nợ nần vào cuối thăng 9 năm 2008.

7 Theo “Khủng hoảng nợ công châu Âu”, dự án nghiencuuquocte.net, #91 (04/12/20130)

22


Nhìn chung, khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2008 đã dẫn đến việc đánh giá lại giá trị

tài sản và những kỳ vọng tăng trưởng, đặc biệt đối với những nước có biểu hiện mất cân
bằng vĩ mơ. Sự chấm dứt cuộc bùng nổ tín dụng cũng rất phiền toán đối với Ai-len và
Tây Ban Nha, bởi ngành xây dựng ở các nước này đã tăng trưởng một cách quá nhanh.
Sự suy giảm đột ngột của ngành xây dựng là một cú sốc rất lớn đối với hoạt động kinh tế
trong nước, trong khi đó, những dự án bỏ dở và giá bất động sản giảm mạnh có thể dẫn
đến những khoản thua lỗ lớn cho những ngân hàng thực hiện số lượng các khoản vay thế
chấp bằng bất động sản.

2) Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ công đến các nước EU
2.1. Tác động đến nên kinh tế
a) Ảnh hưởng xấu đến tình hình các nước trong khu vực
Sự phục hồi kinh tế của khu vực đồng tiền chung châu Âu chậm hơn và khá khiêm tốn.
S&P cảnh báo rằng, những người nắm giữ trái phiếu do chính phủ Hy Lạp phát hành có
thể sẽ bị mất tới 50% số tiền thậm chí những quốc gia nắm giữ số lượng lớn trái phiếu Hy
Lạp như Pháp, Đức, Thụy Sĩ đứng trước nguy cơ mất trắng nếu hy lạp vỡ nợ. Điều này
gây ra ảnh hưởng xấu tới ngân sách các nước chủ nợ trong bối cảnh khủng hoảng nợ Hy
lạp đang bắt đầu lây lan sang các nước trong khu vực cũng đang ngập trong nợ cơng và
tình trạng thâm hụt ngân sách ở mức đáng báo động.

23


Khu vực đồng tiền chung châu Âu đang có một mối liên quan mật thiết giữa các thành
viên, rắc rối ở Hy Lạp sẽ mở màn cho những cú sốc khác về nợ tại một số quốc gia nữa
như Ireland, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha - những quốc gia chịu tác động nặng nề từ
khủng hoảng tài chính. Một trong những đặc điểm nợ của các nước trong khu vực đồng
euro là qui mô nợ lẫn nhau rất lớn, các món nợ chồng chéo lẫn nhau.

24



Hiện nay, tổng số nợ công trong khu vực đồng euro khoảng 7062 tỷ euro, trong đó khoản
nợ của Hy Lạp chiếm 4%. Ngay chính các nước chủ nợ của Hy Lạp cũng thiếu lẫn nhau
dẫn đến tình trạng chủ nợ và con nợ nhập nhằng nhau. Khối nợ của Hy Lạp chưa thấm
vào đâu so với Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha – hai quốc gia cũng đang trên bờ khủng
hoảng. Tây Ban Nha nợ tổng cộng 1100 tỷ đơ la Mỹ, tức hơn 4 lần món nợ của Hy Lạp,
bao gồm 238 tỷ 238 tỉ với Đức, 220 tỉ với Pháp và 114 tỉ với Anh. Nước này đang có tỷ lệ
thất nghiệp là 20% và có nền kinh tế gần như yếu nhất châu lục. Bồ Đào Nha nợ tổng
cộng 286 tỉ đô la Mỹ, trong đó một phần ba là nợ Tây Ban Nha (86 tỉ), rồi đến nợ Đức 47
tỉ, Pháp 45 tỉ và Anh 24 tỉ; nhưng Tây Ban Nha cũng nợ chéo 28 tỉ. Hy Lạp cũng nợ Bồ
Đào Nha gần 10 tỉ. Ngồi ra cũng đáng để ý là Ý có món nợ lớn tới 1.400 tỉ đơ la Mỹ và
Ireland nợ 867 tỉ đô la Mỹ, và cả hai đều mang nợ lớn với ba nước đã kể là Đức, Pháp và
Anh.
Ngay cả những quốc gia đầu tàu vốn là chỗ dựa vững chắc cho cả khu vực như Pháp và
Đức giờ đây cũng đang đứng trước nguy cơ bị tàn phá bởi bão nợ công. Rủi ro nằm ở hệ
thống ngân hàng hai nước này cũng cao hơn bất kỳ hệ thống nhà băng thuộc quốc gia nào
khác.Nguy cơ leo thang và lan rộng của khủng hoảng nợ công ở khu vực này khiến các
ngân hàng Pháp và Đức có thể sẽ khơng thu hồi đủ số tiền mà họ đã cho vay. Chính mối
quan hệ tài chính nhùng nhằng khiến cho hiệu ứng domino có thể xảy ra bất cứ lúc nào
nhất là khi Hy Lap- 1 mắt xích trong mối quan hệ chồng chéo này, quân domino đầu tiên
đã lung lay. Đặt các thị trường trái phiếu châu Âu vào tình trạng căng thẳng cực độ.

b) Ảnh hưởng đến thị trường tài chính và hệ thống ngân hàng
Thị trường lo lắng về số phận của đất nước có tỷ lệ nợ vượt q tầm kiểm sốt của chính
phủ nhưng người ta cũng lo lắng nhiều hơn về cái gọi là hiệu ứng lây lan, thuật ngữ ám
chỉ sự lan rộng khó đốn của khủng hoảng tài chính. Lo ngại về tình trạng nợ cơng ở châu
Âu ngày càng xấu hơn khiến giá trái phiếu sụt giảm và lợi tức thì tăng cao. Hệ quả là các
quốc gia này rơi vào vịng xốy nợ nần và tình trạng tồi tệ có thể lan sang nước khác nữa.
25



×