ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN
----------------
BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ ĐỀ ÁN KHOA HỌC
GIẢI PHÁP KHUYẾN KHÍCH HÀNH VI TIÊU DÙNG XANH
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chủ nhiệm: ThS. Nguyễn Trúc Vân
Thành phố Hồ Chí Minh - 2022
i
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN
----------------
BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ ĐỀ ÁN KHOA HỌC
GIẢI PHÁP KHUYẾN KHÍCH HÀNH VI TIÊU DÙNG XANH
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chủ nhiệm: ThS. Nguyễn Trúc Vân
Thành viên: ThS. Trương Thiết Hà
ThS. Lê Chí Hùng
ThS. Hồ Thủy Tiên
ThS. Nguyễn Thanh Nhuận
ThS. Phạm Minh Luân
ThS. Lê Thanh Hải
Thành phố Hồ Chí Minh - 2022
ii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 3
3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 3
4. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 3
5. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................... 3
6. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 4
7. Khách thể và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 4
8. Phương pháp nghiên cứu cụ thể, thực hiện nghiên cứu......................... 4
9. Ý nghĩa và tính mới về khoa học thực tiễn .............................................. 6
9.1
Đối với việc xây dựng đường lối, pháp luật, chính sách .................. 6
9.2
Đối với phát triển kinh tế - xã hội ...................................................... 7
9.3
Đối với nơi ứng dụng kết quả nghiên cứu ......................................... 7
9.4
Đối với phát triển lĩnh vực khoa học có liên quan ........................... 7
9.5
Đối với công tác đào tạo cán bộ khoa học ......................................... 8
1. Chương 1 - TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIÊU DÙNG XANH .... 9
1.1
Tổng quan về hành vi tiêu dùng xanh .................................................. 9
1.1.1
Các khái niệm liên quan đến tiêu dùng xanh ................................ 9
1.1.1.1
Sản phẩm xanh: ............................................................................. 9
1.1.1.2
Nhãn sinh thái/nhãn xanh: ........................................................... 9
1.1.1.3
Tiêu dùng xanh ............................................................................ 11
1.1.1.4
Người tiêu dùng xanh.................................................................. 12
1.1.1.5
Hành vi tiêu dùng xanh: ............................................................. 13
1.1.2
Vai trò, ý nghĩa của hành vi tiêu dùng xanh ................................ 13
1.1.3
Xu hướng tiêu dùng xanh trên thế giới ........................................ 14
1.1.4
Các công cụ thúc đẩy hành vi tiêu dùng xanh ............................. 16
1.1.4.1
cư
Phân loại công cụ chính sách thúc đẩy tiêu dùng xanh của dân
16
1.1.4.2
Tác động của cơng cụ chính sách đến tiêu dùng xanh............. 19
1.1.4.3
Cơng cụ kinh tế (thuế, phí, trợ cấp) .......................................... 19
1.1.4.4
Cơng cụ hành chính .................................................................... 21
i
1.1.4.5
1.2
Công cụ thông tin truyền thông ................................................. 21
Các yếu tố tác động đến hành vi tiêu dùng xanh ............................... 21
1.2.1
Khung lý thuyết .............................................................................. 21
1.2.1.1
Hành vi tiêu dùng xanh .............................................................. 22
1.2.1.2
Nhận thức tính hữu hiệu của hành động vì mơi trường.......... 23
1.2.1.3
Tính sẵn có của sản phẩm .......................................................... 24
1.2.1.4
Độ nhạy cảm về giá ..................................................................... 25
1.2.1.5
Marketing xanh ........................................................................... 25
1.2.2
Thang đo .......................................................................................... 26
1.2.3
Đề xuất mơ hình nghiên cứu.......................................................... 28
1.3
Kinh nghiệm thúc đẩy tiêu dùng xanh ở một số quốc gia ................ 31
1.3.1
Kinh nghiệm của các nước phát triển .......................................... 31
1.3.1.1
Chính sách tiêu dùng xanh của EU ........................................... 31
1.3.1.2
Chính sách tiêu dùng xanh của Nhật Bản ................................ 33
1.3.2
Kinh nghiệm của các nước đang phát triển ................................. 34
1.3.2.1
Chính sách tiêu dùng xanh của Trung Quốc ............................ 34
1.3.2.2
Chính sách tiêu dùng xanh của Thái Lan ................................. 36
1.4
Bài học rút ra cho Việt Nam ................................................................ 37
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1............................................................................... 40
2. Chương 2: THỰC TRẠNG HÀNH VI TIÊU DÙNG XANH CỦA NGƯỜI
DÂN TIÊU DÙNG TPHCM ............................................................................... 42
2.1
Nhận thức về tiêu dùng xanh ............................................................... 42
2.2
Đặc điểm người tiêu dùng xanh TPHCM........................................... 45
2.3
Thực trạng hành vi tiêu dùng xanh của người dân TPHCM ........... 57
2.3.1
Sử dụng sản phẩm có nhãn sinh thái ............................................ 57
2.3.2
Sử dụng các thiết bị điện xanh ...................................................... 58
2.3.3
Sử dụng năng lượng điện ............................................................... 59
2.3.4
Sử dụng nước .................................................................................. 61
2.3.5
Xử lý rác thải .................................................................................. 62
2.3.6
Kênh tuyên truyền sản phẩm xanh............................................... 63
2.3.7 Đánh giá chung về thực trạng hành vi tiêu dùng xanh của người
dân TPHCM ................................................................................................ 64
ii
2.3.7.1
Ưu điểm ........................................................................................ 64
2.3.7.2
Nhược điểm .................................................................................. 64
2.4 Thực trạng các cơng cụ chính sách điều chỉnh hành vi tiêu dùng
xanh ................................................................................................................ 64
2.4.1
Cơng cụ kinh tế (thuế, phí, trợ cấp).............................................. 66
2.4.2
Cơng cụ hành chính........................................................................ 69
2.4.2.1
Về sử dụng năng lượng ............................................................... 69
2.4.2.2
Về xử lý chất thải......................................................................... 70
2.4.2.3
Về việc sử dụng túi nilon ............................................................ 73
2.4.3
Công cụ thông tin tuyên truyền .................................................... 75
2.4.4 Đánh giá chung về hiện trạng triển khai các công cụ chính sách
điều chỉnh hành vi tiêu dùng xanh ............................................................ 79
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................ 82
3. Chương 3 -ĐỊNH LƯỢNG CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI
TIÊU DÙNG XANH CỦA NGƯỜI DÂN TPHCM .......................................... 84
3.1 Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số
Cronbach’s Alpha .......................................................................................... 84
3.2
Kết quả phân tích nhân tố khám phá(Exploratary Factor Analysis) .
................................................................................................................ 90
3.3
Kết quả kiểm định mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu ............... 93
3.4
Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.................................... 94
3.5
Kết quả kiểm định mơ hình hồi quy tuyến tính ................................. 96
3.6
Kết quả kiểm định sự khác biệt........................................................... 97
3.6.1
Kiểm định sự khác biệt theo giới tính .......................................... 97
3.6.2
Kiểm định sự khác biệt theo khu vực ........................................... 98
3.7
Thống kê mô tả các biến quan sát ....................................................... 98
3.8
Rút ra hàm ý chính sách .................................................................... 103
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .............................................................................. 105
4. Chương 4 - GIẢI PHÁP – KIẾN NGHỊ ................................................. 108
4.1
Cơ sở đề xuất giải pháp ...................................................................... 108
4.2
Mục tiêu, định hướng giải pháp ........................................................ 110
4.2.1
Mục tiêu ......................................................................................... 110
4.2.2
Định hướng ................................................................................... 110
iii
4.3
Giải pháp đối với người dân về đẩy mạnh tiêu dùng xanh ............ 111
4.3.1
Giải pháp nâng cao nhận thức .................................................... 111
4.3.2
Giải pháp khuyến khích tiêu dùng xanh .................................... 112
4.4
Giải pháp đối với doanh nghiệp trong việc đẩy mạnh tiêu dùng xanh
.............................................................................................................. 114
4.4.1
Giải pháp về sản phẩm: ............................................................... 114
4.4.2
Giải pháp về marketing xanh: .................................................... 116
4.4.3
Giải pháp về phân phối sản phẩm: ............................................. 118
4.4.4
Giải pháp về hoàn thiện giá sản phẩm xanh.............................. 120
4.5 Giải pháp về cơng cụ chính sách thúc đẩy hành vi tiêu dùng xanh
của người tiêu dùng TPHCM ...................................................................... 121
4.5.1
Cơng cụ kinh tế ............................................................................. 121
4.5.2
Cơng cụ hành chính...................................................................... 121
4.5.2.1 Lồng ghép các nội dung về sản xuất và tiêu dùng bền vững vào
trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển địa phương ...... 122
4.5.2.2 Xây dựng và hồn thiện khung chính sách thúc đẩy các hoạt
động tuần hoàn, tái chế, tái sử dụng chất thải ....................................... 122
4.5.2.3 Xây dựng và hồn thiện chính sách khuyến khích đầu tư phát
triển sản xuất, kinh doanh và phân phối các sản phẩm và dịch vụ thân
thiện mơi trường........................................................................................ 123
4.5.2.4 Hồn thiện khung chính sách tài chính nhằm phát triển thị
trường vốn xanh và các sản phẩm tài chính xanh ................................. 124
4.5.2.5
4.5.3
4.6
Chính sách khuyến khích tiêu dùng xanh .............................. 126
Cơng cụ thông tin tuyên truyền .................................................. 126
Kiến nghị.............................................................................................. 128
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .............................................................................. 130
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 132
5. TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 135
6. PHỤ LỤC: PHIẾU KHẢO SÁT ................................................................ 140
iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Cơng cụ chính sách thúc đẩy tiêu dùng xanh ................................. 17
Bảng 1.2: Cơng cụ chính sách thúc đẩy tiêu dùng xanh ................................. 18
Bảng 1.3: Thang đo các biến trong các mơ hình nghiên cứu .......................... 26
Bảng 1.4: Thang đo của các biến .................................................................... 28
Bảng 2.1: Nhận thức của người dân TPHCM về khái niệm sản phẩm xanh và
tiêu dùng xanh ................................................................................................. 43
Bảng 2.2: Nhận thức của người dân TPHCM về nội hàm tiêu dùng xanh ..... 45
Bảng 2.3: Hoạt động mua sắm các sản phẩm xanh của người dân TPHCM .. 47
Bảng 2.4: Tình hình sử dụng các sản phẩm xanh của người dân TPHCM..... 49
Bảng 2.5: Mức độ thay đổi thói quen mua sắm sản phẩm xanh của người dân
TPHCM ........................................................................................................... 51
Bảng 2.6: Mức độ ưu tiên khi sử dụng các sản phẩm tiêu dùng của người dân
TPHCM ........................................................................................................... 53
Bảng 2.7: Đánh giá về việc nhận biết và sử dụng sản phẩm có nhãn sinh thái của
người dân TPHCM .......................................................................................... 55
Bảng 2.8: Thực trạng người tiêu dùng TPHCM sử dụng sản phẩm có dán nhãn
sinh thái ........................................................................................................... 57
Bảng 2.9: Thực trạng người tiêu dùng TPHCM sử dụng các thiết bị điện có dán
nhãn năng lượng .............................................................................................. 59
Bảng 2.10: Thực trạng người dân TPHCM thực hiện các biện pháp tiết kiệm
điện ................................................................................................................. 61
Bảng 2.11: Thực trạng người dân TPHCM thực hiện các biện pháp tiết kiệm
nước ................................................................................................................. 61
Bảng 2.12: Thực trạng người dân TPHCM thực hiện xử lý rác thải .............. 63
Bảng 2.13: Kênh tuyên truyền sản phẩm xanh ............................................... 63
Bảng 3.1: Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo Hành vi tiêu dùng xanh86
Bảng 3.2: Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo Nhận thức được tính hữu
hiệu của hành động vì mơi trường .................................................................. 87
Bảng 3.3: Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo Tính sẵn có của sản phẩm
................................................................................................................. 87
Bảng 3.4: Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo Độ nhạy cảm về giá .... 88
Bảng 3.5: Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo Kích thích Marketing xanh
................................................................................................................. 89
Bảng 3.6: Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo Các công cụ tác động hành
vi tiêu dùng xanh ............................................................................................. 90
Bảng 3.7: Kết quả EFA các yếu tố tác động đến hành vi tiêu dùng xanh ...... 91
Bảng 3.8: Kết quả EFA Hành vi tiêu dùng xanh ............................................ 92
Bảng 3.9: Kết quả kiểm định mức độ giải thích của mơ hình ........................ 94
Bảng 3.10: Kết quả kiểm định mức độ phù hợp của mơ hình ........................ 94
v
Bảng 3.11: Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu..................................... 96
Bảng 3.12: Kết quả kiểm định sự khác biệt hành vi tiêu dùng xanh theo giới tính
................................................................................................................. 97
Bảng 3.13: Kết quả kiểm định sự khác biệt hành vi tiêu dùng xanh theo khu vực
................................................................................................................. 98
Bảng 3.14: Kết quả thống kê mô tả các biến quan sát Hành vi tiêu dùng xanh99
Bảng 3.15: Kết quả thống kê mô tả các biến quan sát đo lường khái niệm Nhận
thức được tính hữu hiệu của hành vi vì mơi trường ........................................ 99
Bảng 3.16: Kết quả thống kê mô tả các biến quan sát đo lường khái niệm Tính
sẵn có của sản phẩm ...................................................................................... 100
Bảng 3.17: Kết quả thống kê mô tả các biến quan sát Độ nhạy cảm về giá .......
............................................................................................................... 101
Bảng 3.18: Kết quả thống kê mô tả các biến quan sát Kích thích Marketing xanh
............................................................................................................... 102
Bảng 3.19: Kết quả thống kê mô tả các biến quan sát Sự đáp ứng ............... 102
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Nghĩa đầy đủ
Từ viết tắt
BVMT
Bảo vệ mơi trường
TPHCM
Thành phố Hồ Chí Minh
PTBV
Phát triển bền vững
HV
Hành vi
TDX
Tiêu dùng xanh
DN
Doanh nghiệp
NTD
Người tiêu dùng
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
Từ viết tắt
Cụm từ tiếng Anh
Cụm từ tiếng Việt
GPP
Green Public Procurement
Mua sắm công
EU
Eropean Union
Liên minh Châu Âu
GPN
Green Procurement Net
Mạng lưới mua sắm xanh
GDP
Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội
MoF
Ministry of Finance
Bộ Tài Chính
National Development and
Reform Commission
Ủy ban Cải cách và Phát triển
Quốc gia
NDRC
vii
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tiêu dùng xanh hiện đang được xem là xu hướng tiêu dùng của thế kỷ khi
môi trường trở thành mối quan tâm lớn của nhiều quốc gia trên thế giới. Khi
người tiêu dùng càng ngày càng quan tâm đến môi trường, họ coi trọng hơn đến
hành vi mua thân thiện với môi trường. Chính nhận thức về vấn đề mơi trường
của người tiêu dùng dẫn đến sự thay đổi đáng kể trong quyết định tiêu dùng.
Hiện nay tiêu dùng xanh càng ngày càng đóng một vai trị quan trọng đối
với mơi trường và xã hội. Các chuyên gia môi trường xem tiêu dùng xanh như
một biện pháp “giải cứu trái đất” trước những chuyển biến xấu của mơi trường
sống trên tồn cầu. Do đó xu hướng chung trên thế giới là khuyến khích tiêu
dùng xanh, sản xuất và sử dụng sản phẩm thân thiện với mơi trường dự báo sẽ
cịn tăng trưởng mạnh trong thời gian tới.
Tiêu dùng xanh hiện đã khá phổ biến ở các nước phát triển và cũng đã có
những bước tiến ban đầu ở các nước đang phát triển khi thu nhập cá nhân và ý
thức tiêu dùng ngày càng tăng. Hầu hết các quốc gia đang phát triển ở Châu Á
đã xây dựng các bộ luật bảo vệ môi trường. Số lượng người sẵn sàng trả nhiều
tiền hơn cho các sản phẩm sinh thái thân thiện gần đây cho thấy thị trường của
các sản phẩm thân thiện môi trường đang mở rộng.
Tiêu dùng xanh hiện nay cũng đã tương đối phổ biến ở TPHCM. Việc tăng
cường tiêu dùng xanh và nâng cao nhận thức về môi trường trong thời gian qua
đã được TPHCM triển khai mạnh mẽ. Cụ thể, Sở Tài nguyên và Môi trường đã
và đang triển khai nhiều chương trình nhằm giúp doanh nghiệp cũng như cộng
đồng hướng đến sản xuất và tiêu thụ bền vững. Điển hình như tư vấn hỗ trợ
doanh nghiệp đổi mới, cải tạo công nghệ sản xuất; hỗ trợ vốn để doanh nghiệp
đầu tư hệ thống xử lý chất thải; trao chứng nhận nhãn xanh và doanh nghiệp
xanh cho doanh nghiệp thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường; phát triển
phong trào vận động cộng đồng ưu tiên tiêu dùng sản phẩm xanh để tạo động
1
lực khuyến khích doanh nghiệp tự giác hơn nữa trong việc chấp hành Luật Bảo
vệ mơi trường… Bên cạnh đó, chiến dịch xanh do Báo Sài Gịn Gải phóng phối
hợp với Sở Công Thương TPHCM, Hợp tác xã Thương mại TPHCM (Saigon
Co.op) thực hiện nhằm khuyến khích cộng đồng mua và sử dụng sản phẩm của
doanh nghiệp xanh, qua đó, thể hiện vai trị của mình trong cơng tác bảo vệ môi
trường đang được triển khai rộng rãi trên khắp thành phố. Đây là một trong
những yếu tố quan trọng giúp người tiêu dùng tiếp xúc được với các sản phẩm
an tồn và chất lượng hơn từ phía các doanh nghiệp doanh nghiệp. Ngoài ra, với
“Giải thưởng Doanh nghiẹp xanh” (do Bộ Tài ngun-Mơi trường, UBND
TPHCM chủ trì, Báo SGGP phối hợp với Sở Tài nguyên –Môi trường TPHCM
tổ chức) sẽ làm cho người tiêu dùng an tâm khi sử dụng sản phẩm do doanh
nghiệp làm ra.
Tuy nhiên, nhận thức của người tiêu dùng TPHCM về sản phẩm xanh, tiêu
dùng xanh vẫn còn hạn chế. Một số người tiêu dùng có nhận thức và ý định tiêu
dùng sản phẩm xanh nhưng chưa thực hiện hành vi tiêu dùng xanh. Quá trình
chuyển từ nhận thức đến hành động tiêu dùng xanh của người tiêu dùng phụ
thuộc vào nhiều yếu tố, cả khách quan và chủ quan. Thực tế cho thấy vẫn còn
một khoảng cách khá xa giữa ý định mua sản phẩm xanh và hành vi mua xanh
trên thực tế của người tiêu dùng. Nhiều người tiêu dùng dù ý thức được công
dụng của sản phẩm xanh và tỏ ra quan tâm tới mơi trường nhưng vì lý do nào đó
vẫn chưa có hoặc có hạn chế những hành vi mua thực tế. Mặt khác, các doanh
nghiệp vẫn còn hạn chế trong việc đầu tư, sử dụng công nghệ, phương thức quản
lý và áp dụng các hệ thống quản lý phù hợp để sản xuất sản phẩm đáp ứng yêu
cầu về dán nhãn xanh. Bên cạnh đó, hiện nay các tiêu chí về sản phẩm xanh cịn
rất hạn chế về mặt số lượng và mới chỉ có đối với một số chủng loại mặt hàng
nhất định.
Xuất phát từ thực tế nêu trên, cần xác định những yếu tố tác động đến ý
định và hành vi tiêu dùng xanh, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp chính
sách để điều chỉnh và khuyến khích người dân tiêu dùng xanh.
2
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng TPHCM.
- Thực trạng các công cụ điều chỉnh hành vi tiêu dùng xanh.
- Đo lường mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu
dùng xanh.
- Đề xuất các giải pháp và công cụ thúc đẩy hành vi tiêu dùng xanh của
người tiêu dùng TPHCM.
3. Nội dung nghiên cứu
- Nội dung 1: Tổng quan cơ sở lý luận về tiêu dùng xanh
- Nội dung 2: Thực trạng hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng
TPHCM.
- Nội dung 3: Định lượng các yếu tố tác động đến hành vi tiêu dùng người
dân TPHCM.
- Nội dung 4: Giải pháp – Kiến nghị
4. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: các nhân tố tác động đến hành vi tiêu dùng xanh
của người tiêu dùng TPHCM. Các cơng cụ chính sách điều chỉnh hành vi tiêu
dùng xanh của người dân TPHCM.
5. Giả thuyết nghiên cứu
H1: nhận thức được tính hữu hiệu của hành động vì mơi trường có tác động
tích cực đến hành vi tiêu dùng của người dân TPHCM
H2: tính sẵn có của sản phẩm có tác động tích cực đến hành vi tiêu dùng
của người dân TPHCM
H3: độ nhạy cảm về giá có tác động tích cực đến hành vi tiêu dùng của
người dân TPHCM
H4: kích thích marketing xanh có tác động tích cực đến hành vi tiêu dùng
của người dân TPHCM
3
H5: cơng cụ chính sách có tác động tích cực đến hành vi tiêu dùng của
người dân TPHCM
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng TPHCM
và các công cụ điều chỉnh hành vi tiêu dùng xanh.
- Đề xuất các giải pháp và công cụ thúc đẩy hành vi tiêu dùng xanh của
người tiêu dùng TPHCM.
7. Khách thể và phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: xem xét các yếu tố tác động đến hành vi tiêu dùng
xanh của hộ gia đình/cá nhân. Hiệu quả triển khai các cơng cụ chính sách điều
chỉnh hành vi tiêu dùng xanh
- Phạm vi về không gian: trên địa bàn TPHCM
- Phạm vi về thời gian: năm 2021.
8. Phương pháp nghiên cứu cụ thể, thực hiện nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu định tính:
Nghiên cứu tại bàn: Thu thập, tổng hợp, phân tích, so sánh và đánh giá
các tài liệu từ các nghiên cứu trước, kế thừa có chọn lọc những tài liệu này để
nghiên cứu về khái niệm, các nhân tố ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa ý định và
hành vi tiêu dùng xanh.
Phỏng vấn chuyên gia: xây dựng các thang đo cho các biến về hành vi
tiêu dùng xanh, ý định tiêu dùng xanh và các biến liên quan đến yếu tố ảnh
hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh.
Phỏng vấn sâu các hiệp hội ngành nghề, nhà sản xuất, nhà cung ứng
nguyên vật liệu, nhà phân phối; Các tổ chức, đoàn thể (Mặt trận Tổ quốc, Hội
Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật
4
thành phố, Hiệp hội Du lịch….) để bổ sung phân tích đánh giá thực trạng và đề
xuất các cơng cụ thúc đẩy hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng TPHCM
Focus group: thảo luận nhóm để đề xuất các cơ chế chính sách thúc đẩy
hành vi tiêu dùng xanh.
- Phương pháp nghiên cứu định lượng:
Điều tra khảo sát 2400 hộ gia đình tại 24 quận huyện. Mỗi quận huyện
100 hộ (người trả lời phỏng vấn là người mua sắm chính trong hộ gia đình).
Phương pháp thu thập dữ liệu: phương pháp phỏng vấn, dựa trên công cụ
bảng hỏi.
Quy mơ mẫu: tính theo cơng thức cỡ mẫu
Trong đó:
n: cỡ mẫu
N: tổng thể
e: sai số
Đề tài chọn sai số là ± 10%. Với sai số là ±10%, tổng thể từ 15.000 trở lên,
quy mô cỡ mẫu khảo sát là 100. Do tổng số dân ở 24 quận huyện đều lớn hơn
15.000. Do đó, đề tài sẽ khảo sát 100 người dân cho mỗi quận huyện. Quy mô
mẫu khảo sát của đề tài là 2.400 mẫu.
Đề tài sử dụng phương pháp phân tích nhân tố EFA và phương pháp hồi
quy. Theo đó, cơng thức lấy mẫu theo phương pháp EFA là
N = 5 * số biến đo lường tham gia EFA
5
Theo Hair và cộng sự (2014), kích thước mẫu tối thiểu để sử dụng EFA là
50, tốt hơn là từ 100 trở lên. Tỷ lệ số quan sát trên một biến phân tích là 5:1
hoặc 10:1, một số nhà nghiên cứu cho rằng tỷ lệ này nên là 20:1. Theo mơ hình
đề xuất nghiên cứu, có tổng cộng 24 thang đo. Theo công thức trên, quy mô mẫu
cần khảo sát là 240 mẫu. Và đề tài khảo sát 2.400 mẫu đã đảm bảo được độ tin
cậy và tính đại diện.
Ngồi ra, đối với phương pháp hồi quy, Hair và cộng sự (2014) cho rằng
cỡ mẫu tối thiểu nên theo tỷ lệ 5:1, tức là 5 quan sát cho một biến độc lập. Tuy
nhiên, 5:1 chỉ là cỡ mẫu tối thiểu cần đạt, để kết quả hồi quy có ý nghĩa thống kê
cao hơn, cỡ mẫu lý tưởng nên theo tỷ lệ 10:1 hoặc 15:1. Theo mơ hình đề xuất
nghiên cứu, có 5 biến độc lập, do đó số mẫu cần khảo sát là 60 mẫu.
Như vậy với quy mô mẫu khảo sát là 2.400 mẫu, đã đảm bảo được độ tin
cậy và tính đại diện.
Phương pháp chọn mẫu: người dân được lựa chọn phỏng vấn theo phương
pháp chọn mẫu phi xác suất.
Kiểm định độ tin cậy của thang đo về hành vi tiêu dùng xanh, và các biến
liên quan đến yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh thông qua hệ số
Cronbach’s Alpha (Cronbach’s Alpha >0,7)
Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Hồi quy tuyến tính để xác định mức độ tác độ của các yếu tố ảnh hưởng
đến hành vi tiêu dùng xanh của người dân TPHCM.
9. Ý nghĩa và tính mới về khoa học thực tiễn
9.1 Đối với việc xây dựng đường lối, pháp luật, chính sách
Đề tài đã phân tích đánh giá thực trạng triển khai các cơng cụ chính sách
điều chỉnh hành vi tiêu dùng xanh của người dân TPHCM. Trên cơ sở đó, đề
xuất các cơng cụ chính sách để thúc đẩy hành vi tiêu dùng xanh bao gồm công
cụ kinh tế, cơng cụ hành chính và cơng cụ thơng tin truyền thông.
6
9.2 Đối với phát triển kinh tế - xã hội
Các nhóm giải pháp được đề xuất sẽ thúc đẩy, tăng cường hành vi tiêu
dùng xanh của người dân TPHCM. Qua đó, góp phần bảo vệ mơi trường, tăng tỷ
trọng đóng góp của ngành thương mại trong GRDP của thành phố, thúc đẩy q
trình sản xuất thân thiện mơi trường.
Các nhóm giải pháp tập trung vào (1) nâng cao nhận thức cho người dân
về tiêu dùng xanh; (2) Giải pháp đối với người dân nhằm thúc đẩy tiêu dùng
xanh; (3) Giải pháp đối với doanh nghiệp trong việc đẩy mạnh tiêu dùng xanh;
(4) Giải pháp cơng cụ chính sách thúc đẩy hành vi tiêu dùng xanh của người dân
TPHCM.
9.3 Đối với nơi ứng dụng kết quả nghiên cứu
Tham mưu cho Thành ủy, UBND thành phố trong việc nhận diện được
người tiêu dùng xanh, thực trạng tiêu dùng xanh, hiệu quả triển khai các cơng cụ
chính sách nhằm điều chỉnh hành vi tiêu dùng xanh trên địa bàn TPHCM.
Đồng thời, tham mưu cho Thành ủy, UBND thành phố xây dựng cơng cụ
chính sách thúc đẩy hành vi tiêu dùng xanh của người dân TPHCM.
Đề xuất các nhóm giải pháp đối với doanh nghiệp nhằm đẩy mạnh tiêu
dùng xanh đối người dân TPHCM thông qua các giải pháp như xây dựng mức
giá sản phẩm xanh hợp lý, hệ thống phân phối, marketing, hoàn thiện sản phẩm.
Đề xuất các nhóm giải pháp đối với người dân nhằm thúc đẩy tiêu dùng
xanh thông qua các giải pháp như nâng cao nhận thức và khuyến khích tiêu dùng
xanh
9.4 Đối với phát triển lĩnh vực khoa học có liên quan
Là tài liệu nghiên cứu bổ ích giúp các nhà khoa học trong lĩnh vực có liên
quan tham khảo và bổ sung khung lý thuyết về các nhân tố tác động đến hành vi
tiêu dùng xanh.
Đồng thời, thông qua phương pháp nghiên cứu định lượng, đề tài đã xác
7
định được các nhân tố tác động tích cực, đo lường mức độ tác động của các nhân
tố đến hành vi tiêu dùng xanh và kiểm định được sự khác biệt về hành vi tiêu
dùng xanh theo giới tính (nam/nữ) và theo địa bàn (thành thị/nơng thơn).Trên sơ
sở đó, đề tài rút ra những hàm ý chính sách từ các phân tích định lượng trên và
đề xuất hệ thống giải pháp.
9.5 Đối với công tác đào tạo cán bộ khoa học
Giúp các cán bộ nghiên cứu có tư liệu để củng cố lý thuyết và tăng cường
thực tế trong công tác nghiên cứu khoa học. Qua đó, nâng cao năng lực chun
mơn nhằm hồn thiện kỹ năng nghiên cứu của các cán bộ nghiên cứu. Tài liệu
tham khảo cho các sinh viên đào tạo sau đại học.
8
1. Chương 1 - TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIÊU DÙNG XANH
1.1 Tổng quan về hành vi tiêu dùng xanh
1.1.1Các khái niệm liên quan đến tiêu dùng xanh
1.1.1.1
Sản phẩm xanh:
Sản phẩm xanh (sản phẩm sinh thái hay sản phẩm thân thiện với môi
trường) được nhiều nhà nghiên cứu xây dựng định nghĩa, tuy nhiên đến nay vẫn
chưa có một định nghĩa thống nhất.
Terra Choice (2010) định nghĩa sản phẩm xanh là sản phẩm cung cấp một
lợi ích mơi trường.
Shamdasamin & cộng sự (1993) định nghĩa sản phẩm xanh là sản phẩm
không gây ô nhiễm cho Trái đất hoặc tổn hại tài nguyên thiên nhiên và có thể tái
chế, bảo tồn.
Elkington&Makower (1988) và Wasik (1996) cho rằng một sản phẩm có
chất liệu hoặc bao bì ít tác động tới mơi trường cũng có thể được xem là một sản
phẩm xanh.
Từ những định nghĩa trên, nhóm nghiên cứu định nghĩa sản phẩm xanh là
các sản phẩm mà quá trình sản xuất và tiêu thụ chúng không gây ảnh hưởng
tiêu cực tới mơi trường. Dưới góc độ xã hội và mơi trường, một sản phẩm được
xem là sản phẩm xanh nếu đáp ứng 1 trong 4 đặc điểm:
Sản phẩm được tạo ra từ các vật liệu thân thiện với môi trường;
Sản phẩm đem đến những giải pháp an toàn đối với môi trường và sức
khỏe con người, thay cho các sản phẩm độc hại truyền thống;
Sản phẩm giảm tác động đến mơi trường trong q trình sử dụng (ít chất
thải, sử dụng năng lượng tái sinh, ít chi phí bảo trì);
Sản phẩm tạo ra một mơi trường thân thiện và an toàn đối với sức khỏe
con người.
1.1.1.2
Nhãn sinh thái/nhãn xanh:
9
Nhãn sinh thái được định nghĩa khác nhau:
Theo tổ chức thương mại thế giới WTO và Ngân hàng thế giới WB
thì: Nhãn sinh thái là một loại nhãn được cấp cho những sản phẩm thoả mãn một
số tiêu chí nhất định do một cơ quan chính phủ hoặc một tổ chức được chính
phủ uỷ nhiệm đề ra. Các tiêu chí này tương đối toàn diện nhằm đánh giá tác
động đối với môi trường trong những giai đoạn khác nhau của chu kỳ sản phẩm:
từ giai đoạn sơ chế, chế biến, gia cơng, đóng gói, phân phối, sử dụng cho đến
khi bị vứt bỏ. Cũng có trường hợp người ta chỉ quan tâm đến một tiêu chí nhất
định đặc trưng cho sản phẩm, ví dụ mức độ khí thải phát sinh, khả năng tái chế,
v.v…
Theo Mạng lưới nhãn sinh thái toàn cầu (GEN) định nghĩa Nhãn sinh thái
là nhãn chỉ ra tính ưu việt về mặt mơi trường của một sản phẩm, dịch vụ so với
các sản phẩm, dịch vụ cùng loại dựa trên các đánh giá vòng đời sản phẩm.
Theo Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO: Nhãn sinh thái là sự khẳng định,
biểu thị thuộc tính mơi trường của sản phẩm hoặc dịch vụ có thể dưới dạng một
bản công bố, biểu tượng hoặc biểu đồ trên sản phẩm hoặc nhãn bao gói, trong tài
liệu về sản phẩm, tạp chí, kỹ thuật, quảng cáo các hình thức khác.
Theo quy định tại các biện pháp quản lý chất lượng đối với sản phẩm, hàng
hóa cần tăng cường quản lý trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường do Bộ
Khoa học và Cơng nghệ ban hành thì nhãn sinh thái được quy định như sau:
Nhãn sinh thái (hay còn gọi là nhãn xanh, nhãn môi trường) là các nhãn
mác của sản phẩm, dịch vụ cung cấp thông tin cho người tiêu dùng về sự thân
thiện với môi trường hơn so với các sản phẩm, dịch vụ cùng loại. Nhãn sinh thái
(Nhãn xanh Việt Nam) gồm 3 loại:
Nhãn kiểu I là nhãn được chứng nhận, cấp cho sản phẩm của doanh
nghiệp sản xuất;
10
Nhãn kiểu II là nhãn tự công bố, do các doanh nghiệp sản xuất, doanh
nghiệp nhập khẩu và doanh nghiệp phân phối đưa ra dựa trên kết quả tự đánh giá
hoặc đánh giá của bên thứ ba;
Nhãn kiểu III là nhãn tự nguyện của doanh nghiệp sản xuất và cung ứng
cho người tiêu dùng theo chương trình tự nguyện của ngành kinh tế và các tổ
chức kinh tế đề xuất.
Tiêu chí của Nhãn xanh Việt Nam gồm việc tuân thủ quy định pháp luật về
bảo vệ môi trường và lao động; tác động của tồn bộ vịng đời sản phẩm từ quá
trình khai thác nguyên liệu, sản xuất, phân phối, sử dụng và sau khi thải bỏ gây
hại ít hơn cho môi trường so với sản phẩm cùng loại.
1.1.1.3
Tiêu dùng xanh
Trên thế giới hiện nay chưa có sự thống nhất trong định nghĩa về tiêu dùng
xanh. Tùy thuộc vào đối tượng, mục đích thuộc các lĩnh vực khác nhau mà cách
tiếp cận khái niệm này cũng khác. Trong khoa học tự nhiên, Alfredsson (2004)
giải thích rằng tiêu dùng xanh liên quan đến những chỉ số khoa học về sử dụng
năng lượng và thải khí CO2. Theo Carriga (2004), việc mua các sản phẩm thân
thiện với môi trường là tiêu dùng xanh. Trong khi đó, Harrison Newhol & Shaw
(2005) cho rằng tiêu dùng xanh không những là tiêu dùng ít đi mà còn là tiêu
dùng hiệu quả hơn. Cụ thể trong sự hiệu quả nêu trên, khái niệm do Petkus, Jr
(1991) đưa ra là, tiêu dùng xanh thể hiện trách nhiệm đối với việc bảo vệ môi
trường thông qua việc lựa chọn các sản thẩm thân thiện môi trường, có cách tiêu
dùng và xử lý rác thải hợp lý. Cũng đưa trách nhiệm của người tiêu dùng vào
định nghĩa tiêu dùng xanh, tuy nhiên một số nghiên cứu của Peattie (1992);
Andrew Gilg, Stewart Barr, Nicholas Ford (2005) chỉ ra tiêu dùng xanh là sự thể
hiện trách nhiệm đối với mơi trường hoặc cũng có thể là trách nhiệm với xã hội,
nghĩa là có thể bao hàm cả trách nghiệm đối với các giá trị thuộc về con người
(ví dụ vì sức khỏe cộng đồng, cơng bằng thương mại…).
11
Tiếp cận trên cả hai phương diện sản xuất và tiêu dùng, các nhà khoa học
Trung Quốc nhìn nhận tiêu dùng xanh bao gồm các sản phẩm xanh, việc tái chế
nguyên vật liệu, sử dụng năng lượng hiệu quả, bảo vệ mơi trường và bảo tồn
sinh học.
Trong khi đó, tác giả Nguyễn Thị Huyền & Nguyễn Thị Ngọc Ánh (2012)
đề cập đến tiêu dùng xanh như là một chuỗi các hành vi, bao gồm hành vi mua
sản phẩm xanh; sử dụng sản phẩm theo các cách ―xanh (tiết kiệm, tái sử dụng,
tái chế, xử lý rác thải…); tuyên truyền và tác động đến cộng đồng thực hiện hai
hành vi trên. Bằng cách tiếp cận này, tiêu dùng xanh được mô tả một cách rõ
ràng và cụ thể như là một tổ hợp của các hành vi có mục đích của một cá nhân.
Bên cạnh đó một số tác giả như Tina Mainieri (1997), Cleveland & cộng sự
(2005), Stern (2000), đã giải thích tiêu dùng xanh như là một hành vi, được hình
thành từ sự tác động của các yếu tố chủ quan và khách quan như: thái độ và hiểu
biết về các vấn đề môi trường; nhận thức về tác động đến môi trường của sản
phẩm; yếu tố thuộc về nhân khẩu; tiêu chuẩn đạo đức xã hội; điều kiện của bản
thân; đặc điểm của sản phẩm…
Tuy chưa có sự nhất quán nhưng các định nghĩa về tiêu dùng xanh phần lớn
đều thể hiện vai trò của tiêu dùng trong bảo vệ mơi trường, và đều hình thành
các ý niệm về sản phẩm và hành vi sử dụng sản phẩm. Tổng hợp các khái niệm
đã nêu trong khuôn khổ nghiên cứu này,nhóm nghiên cứu đưa ra khái niệm tiêu
dùng xanh là chọn mua sản phẩm xanh và tối đa hóa hiệu quả sử dụng sản
phẩm. Tối đa hóa hiệu quả sử dụng đề cập đến việc sử dụng sản phẩm một cách
tiết kiệm (bao gồm tiết kiệm năng lượng, tài nguyên…; tái chế và tái sử dụng) và
an toàn với môi trường và sức khỏe con người (xử lý rác chất thải, rác thải đúng
cách).
1.1.1.4
Người tiêu dùng xanh
Viện quốc tế về phát triển bền vững, trong cuốn hướng dẫn toàn cầu International Institute for Sustainable Development: A global guide (2013),
12
người tiêu dùng xanh là khách hàng của sản phẩm xanh, có ý định mạnh đối với
việc tiêu thụ sản phẩm xanh. Nhóm phản hồi tích cực nhất đối với tiêu dùng
xanh thường là những người đã trưởng thành đặc biệt là những người đã có gia
đình và có con. Phụ nữ cũng thường là nhóm khách hàng chủ đạo của sản phẩm
xanh vì họ thường đóng vai trị mua sắm thay cho đàn ông. Các khách hàng tiêu
dùng sản phẩm xanh cũng thường là những người có thu thập cao. Về cơ bản
những người tiêu dùng xanh thường là người có tri thức và đề cao giá trị sống,
họ hiểu các chứng cứ có thể hỗ trợ cho các khiếu nại về môi trường.
1.1.1.5
Hành vi tiêu dùng xanh:
Hành vi tiêu dùng xanh, cơ bản được phát triển dựa trên khái niệm hành vi
tiêu dùng và khái niệm sản phẩm xanh. Theo đó, Hành vi mua xanh được xem
là hành vi của người tiêu dùng xanh, là một hành vi bảo vệ môi trường, mua
những sản phẩm tốt cho môi trường (Kim & Choi, 2005, Lee, 2009).
Tổng kết lại thì hành vi tiêu dùng xanh là một chuỗi các hành vi bao gồm:
mua sản phẩm xanh, sử dụng xanh (chẳng hạn như tiết kiệm, tái sử dụng, tái
chế, sử dụng bao bì xanh và xử lý rác thải).
1.1.2 Vai trị, ý nghĩa của hành vi tiêu dùng xanh
Nhìn chung tiêu dùng xanh sẽ tạo điều kiện phát triển thị trường hàng hóa
và dịch vụ xanh, góp phần giảm thiểu sự phát sinh chất thải, phát sinh khí nhà
kính, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, hướng tới một nền kinh tế các-bon thấp.
Hoạt động tiêu dùng xanh không những mang lại lợi ích cho khu vực cơng mà
cịn mang lại lợi ích cho khu vực tư nhân.
- Thứ nhất, đối với khu vực cơng: tiêu dùng xanh sẽ góp phần hỗ trợ các
công ty cung cấp sản phẩm và dịch vụ có ít tác động mơi trường và thúc đẩy
phát triển các sản phẩm và kinh doanh “xanh”, tiết kiệm chi phí dành cho xử lý
ơ nhiễm, điều đó chứng tỏ Chính phủ đã có nỗ lực và đã thực hiện nghiêm túc
hành động bảo vệ mơi trường từ chính các hoạt động mua sắm công, phát triển
nền kinh tế xanh, giảm chi phí sản xuất.
13
- Thứ hai, đối với khu vực tư nhân: Thực hiện tiêu dùng xanh sẽ giảm được
các chi phí bằng cách loại bỏ hoặc giảm phí quản lý chất thải, giảm thời gian,
chi phí báo cáo và nộp phạt do khơng tn thủ quy định pháp luật, tiết kiệm chi
phí bằng cách tiết kiệm năng lượng, nước, nhiên liệu và các nguồn tài nguyên
khác, giảm nguy cơ tai nạn và trách nhiệm pháp lý cũng như hạ thấp chi phí cho
việc đảm bảo sức khoẻ và an toàn lao động, nâng cao hình ảnh, thương hiệu, cải
thiện sức khỏe của nhân viên và cộng đồng thông qua chất lượng không khí và
nước sạch hơn, chất thải ít nguy hại hơn trong quá trình xử lý và thải bỏ.
- Thứ ba, đối với doanh nghiệp: Lợi ích đầu tiên của tiêu dùng xanh là về
hiệu quả sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường. Hầu hết các nhà cung cấp
dịch vụ hậu cần và vận tải thực hiện tiêu dùng cung ứng xanh đều có những cải
thiện trong việc giảm thiểu năng lượng và chất thải cũng như giảm bao bì đóng
gói trong phân phối (Industries Canada, 2008). Các doanh nghiệp phải tuân thủ
tất cả các quy định về môi trường và pháp luật. Đối với bất kỳ tổ chức quốc tế
nào, việc mở rộng và tăng thêm quy định mới có thể gây ra khó khăn cho chính
bản thân doanh nghiệp. Nhưng các quy định đã được đưa ra và họ phải thực hiện
nếu muốn tiếp tục kinh doanh.
1.1.3 Xu hướng tiêu dùng xanh trên thế giới
Đầu tiên là vào năm 1992, tại Braxin, Hội nghị Liên hợp quốc về phát triển
bền vững lần thứ nhất được biết đến với cái tên Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất
(Rio-92 hay Eco-92) đã nêu ra một trong những nguyên tắc quan trọng nhất là:
“Để đạt được sự phát triển bền vững và chất lượng cuộc sống cao hơn cho mọi
người, các quốc gia nên giảm dần và loại trừ những phương thức sản xuất và
tiêu dùng khơng bền vững”. Sau đó 10 năm, Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về
Phát triển bền vững được tổ chức ở Johannesburg, Cộng hòa Nam Phi vào năm
2002, đã khuyến khích và thúc đẩy sự phát triển của khn khổ chương trình 10
năm, hỗ trợ các sáng kiến khu vực và quốc gia, nhằm đẩy nhanh chuyển dịch
cơ cấu theo hướng tiêu dùng xanh và sản xuất bền vững, thúc đẩy phát triển kinh
tế - xã hội, thông qua cải thiện hiệu quả và bền vững trong sử dụng các nguồn
14
lực, quy định sản xuất, giảm thiểu suy thoái tài ngun mơi trường, ơ nhiễm và
lãng phí. Tiếp đến, cũng ở Brazil, tại Hội nghị thượng định lần thứ 3 của Liên
hợp quốc về Phát triển bền vững (Rio 20+) được tổ chức vào tháng 6/2012,
nhiều Chính phủ và tổ chức trên thế giới tự nguyện ký kết thực hiện sáng kiến
mua sắm xanh trong khu vực công do Chương trình Mơi trường của Liên hợp
quốc (UNEP) nêu ra. Cho đến nay, vấn đề tiêu dùng xanh cũng được Ủy ban
Kinh tế xã hội châu Á - Thái Bình Dương Liên hợp quốc (UN-ESCAP) đưa vào
các chương trình nghị sự và nhiều quốc gia triển khai thực hiện, trở thành một
xu thế tất yếu trên thế giới, để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững bởi những
lợi ích mà nó mang lại: Thúc đẩy phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới thân
thiện với môi trường hơn; Giúp nâng cao độ an toàn và sức khỏe cho người dân
và cộng đồng; Giảm thiểu sử dụng năng lượng và tài nguyên thiên nhiên…
Các tổ chức quốc tế đã tiến hành các cuộc khảo sát để đánh giá xu hướng
tiêu dùng xanh trên thế giới. Cụ thể như sau:
- Khảo sát năm 2019 của hãng Nielsen cho thấy 66% người tiêu dùng sẵn
sàng chi thêm tiền cho sản phẩm đến từ một thương hiệu quan tâm môi trường,
so với chỉ 22% của năm 2011. Có tới 73% số người thuộc thế hệ Millennial ủng
hộ xu hướng này và con số đó đang tiếp tục tăng. Không chỉ bày tỏ quan điểm
qua các cuộc khảo sát, người tiêu dùng còn thể hiện tâm ý bảo vệ Trái đất qua
hành động, cụ thể hóa bằng sự tăng trưởng của thị trường hàng hóa “xanh”. Báo
cáo phát triển bền vững doanh nghiệp toàn cầu của Nielsen năm 2019 cho biết
doanh số bán hàng của các thương hiệu cam kết ưu tiên tính bền vững tăng gấp 4
lần so với những đối thủ khơng có cam kết này.
- Theo Báo cáo xu hướng tiêu dùng giấy và bao bì năm 2019, phần lớn
người tiêu dùng lưu tâm đến tính bền vững trong thói quen chi tiêu của mình,
sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho thực phẩm được đóng gói bằng vật liệu thân
thiện mơi trường, thậm chí, thế hệ Millennial (những người chào đời khoảng
năm 1980-2000) đồng ý trả nhiều hơn 10%.
15
- Trung tâm Kinh doanh bền vững (CSB) của Đại học New York (Mỹ) đã
phân tích dữ liệu mua hàng trên doanh số của hơn 71.000 sản phẩm trong 36 loại
hàng hóa tiêu dùng khác nhau. CSB nhận thấy những mặt hàng có nguồn gốc
thực vật hoặc được chứng nhận thân thiện mơi trường bởi các tổ chức uy tín như
Fair Trade hoặc Rainforest Alliance - tổ chức phi chính phủ thúc đẩy bảo tồn đa
dạng sinh học và đảm bảo sinh kế bền vững. có doanh số tăng trưởng 50% trong
giai đoạn 2013-2018, dù thực tế chúng chiếm chưa tới 17% thị phần. Báo cáo
cơng bố năm 2019 cịn cho thấy qua 5 năm theo dõi, doanh số bán các sản phẩm
được gắn mác “xanh” tăng nhanh hơn 5,6 lần so với các sản phẩm thông thường.
Từ kết quả khảo sát của các tổ chức trên thế giới, có thể nhận định xu
hướng tiêu dùng xanh trên thế giới như sau:
- Người tiêu dùng phần lớn quan tâm đến sản phẩm thân thiện môi trường
hơn, sẵn sàng chi trả nhiều tiền hơn cho sản phẩm thân thiện môi trường.
- Người tiêu dùng thông minh và hướng tới lối sống xanh, lành mạnh thông
qua việc lựa chọn sản phẩm an tồn, có nguồn gốc hữu cơ, ngun liệu sạch.
- Sản phẩm có nguồn gốc hữu cơ, tự nhiên chiếm xu hướng chính trong
thời gian sắp tới. Tuy nhiên sản phẩm có nguồn gốc hữu cơ dễ phân hủy vẫn
chiếm lĩnh thị trường và xu hướng vẫn sẽ dẫn đầu trong tương lai.
1.1.4 Các công cụ thúc đẩy hành vi tiêu dùng xanh
1.1.4.1
Phân loại cơng cụ chính sách thúc đẩy tiêu dùng xanh của dân cư
Để thực hiện thúc đẩy tiêu dùng xanh cần có những chính sách cụ thể để
tác động vào chủ thể tiêu dùng và các bên liên quan thơng qua các cơng cụ chính
sách. Có nhiều cách phân loại cơng cụ chính sách điều tiết tiêu dùng, tùy theo
mục tiêu đối tượng và cách tiếp cận vấn đề khác nhau sẽ có những các phân loại
khác nhau.
Theo cách phân loại chính sách thúc đẩy tiêu dùng xanh ở các nước châu
Âu, cơng cụ chính sách thúc đẩy tiêu dùng xanh được phân chia thành 4 nhóm
gồm: Cơng cụ kinh tế, cơng cụ điều tiết (hành chính, luật pháp), công cụ cung
16