Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Nguồn của pháp luật hình sự và vấn đề mở rộng nguồn của pháp luật hình sự ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 15 trang )

NGHIÊN cút - TRA o ĐỚI
/ỳ

___ 7

/\

z

7a

/x'

X

x

/\

NGUON CỦA PHÁP LUẬT HÌNH sự VÀ VẤN ĐÊ MỚ RỘNG
/ỳ

___ 7

_____ r

X

a

/\



NGUỔN CỦA PHÁP LUẬT HÌNH sự ớ VIỆT NAM
NGUYỄN NGỌC HOĂ ’

Tóm tắt: Trên cơ sở khái quát lí luận về nguồn của pháp luật hình sự, bài viết phân tích cơ sở lí
luận - sự cho phép, cơ sở thực tiễn - sự cần thiết, tính khả thi và tính hiệu quả của việc mở rộng nguồn
của pháp luật hình sự Việt Nam theo hướng cho phép các luật khác cũng được quy định tội phạm và
khung hình phạt cụ thê trên cơ sở các quy định chung của Bộ luật Hình sự cũng như phù hợp với kĩ
thuật văn bản của Bộ luật này. Theo đó, ngồi Bộ luật Hình sự giữ vị trí trung tâm cịn có Luật hình
sự đơn lẻ và Luật hình sự phụ là những văn bản quy phạm pháp luật cùng có nội dung quy định tội
phạm và hình phạt.

Từ khố: Nguồn của pháp luật hình sự; luật hình sự đơn lè; luật hình sự phụ; mở rộng nguồn của
pháp luật hình sự

Nhận bài: 21/11/2021

Hồn thành biên tập: 26/4/2022

Duyệt đăng: 26/4/2022

SOURCES OF CRIMINAL LAW AND THE ISSUE OF EXTENDING THE SOURCE OF
CRIMINAL LAW IN VIETNAM
Abstract: On the basis of generalizing the theory on sources of criminal law, the paper analyses
the theoretical foundation - the possibility and the practical foundation - the need, the feasibility and
the efficacy of extending sources of Vietnamese criminal law by allowing Laws other than the
Criminal Code to prescribe specific crimes and punishments, so long as those Laws are consistent
with general provisions and drafting techniques of the Criminal Code. Accordingly, apart from the
Criminal Code as the centre of the criminal law, there are separate Criminal Laws and auxiliary
Criminal Laws which also prescribe crimes and punishments.


Keywords: Sources of criminal law; separate criminal laws; auxiliary criminal laws; extending
the sources of criminal law

Received: Nov 21th, 2021; Editing completed: Apr 2ff, 2022; Acceptedfor publication: Apr 2ốh, 2022

1. Nguồn của pháp luật hình sự - Nghĩa
hẹp và nghĩa rộng
Pháp luật hình sự là một ngành luật trong
hệ thống pháp luật nên vấn đề nguồn của

“Nguồn của pháp luật là tất cả các yếu
tố chứa đựng hoặc cung cấp căn cứ pháp lí

của pháp luật nói chung.

cho hoạt động của cơ quan nhà nước, nhà
chức trách có thâm quyển cũng như các chủ
thể khác trong xã hội ’4. Theo đó, nguồn của
pháp luật gồm: văn bản quy phạm pháp luật,
tập quán pháp, tiền lệ pháp (án lệ) và các

* Giáo sư, Tiến sĩ, Trường Đại học Luật Hà Nội
E-mail:

1 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Li luận
chung về nhà nước và pháp luật, Nxb. Tư pháp, Hà
Nội, 2019, tr. 285.

pháp luật hình sự cũng như của các ngành

luật khác đều phải xuất phát từ vấn đề nguồn

TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 4/2022

11


NGHỈÊN CỨU - TRA o ĐỎÌ

loại nguồn khác (điều ước quốc tế, các quan
niệm, chuẩn mực đạo đức xã hội, đường lối,
chính sách của lực lượng cầm quyền, các
quan điểm, tư tưởng, học thuyết khoa học
pháp lí, v.v..)2.
Theo đó, nguồn của pháp luật hình sự là
nguồn của pháp luật liên quan đến hoạt động

truy cứu trách nhiệm hình sự của các cơ
quan tiến hành tố tụng hình sự. Đó là văn
bản quy phạm pháp luật hình sự, án lệ và các
loại nguồn khác.
Hiện nay, ở Việt Nam, nguồn của pháp
luật hình sự có thể được hiểu theo các nghĩa
khác nhau3. Nguồn của pháp luật hình sự có
thể được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp4;
theo nghĩa nguồn trực tiếp và nguồn gián
tiếp5. Cụ thể, “theo nghĩa hẹp, nguồn của
(pháp) luật hình sự chi bao gồm những căn
cứ trực tiếp quy định về những gì liên quan
đến tội phạm và hình phạt... chỉ có thế là

những văn bản pháp luật hình sự”67 Trong

đó, văn bản pháp luật hình sự “... là văn bản
pháp luật do cơ quan quyền lực nhà nước
ban hành nhằm quy định cơ sở của trách
nhiệm hình sự, các nguyên tằc của việc áp
dụng trách nhiệm hình sự, quy định các tội
phạm và hình phạt đối với người phạm

2 Trường Đại học Luật Hà Nội, sđd, tr. 291 và các
trang tiếp theo.
3 về vấn đề này, xem: Nguyễn Anh Tuấn, “Bàn về
khái niệm nguồn của luật hình sự”, Tạp chí Khoa
học pháp lí, số 07(110)/2017, tr. 74 và các trang
tiếp theo.
4 Đào Trí Úc, Luật hình sự Việt Nam, Quyển 1 Những vẩn để chung, Nxb. Khoa học xã hội, Hà
Nội, 2000, tr. 293 và các ttang tiếp theo.
5 Lê Văn Cảm, Những vấn đề cơ bản trong khoa học
luật hình sự (Phần chung), Nxb. Đại học Quốc gia
Hà Nội, 2005, tr. 154 và các trang tiếp theo.
6 Đào Trí Úc, sđd, tr. 293.

12

tội...”1. Cịn “theo nghĩa rộng, nguồn của

luật hình sự là những căn cứ có giả trị áp
dụng trực tiếp đổi với tẩt cả các phạm vi của
việc thiết kế và thực hiện chính sách hình sự,
cho việc lập pháp hình sự, cho hoạt động áp

dụng pháp luật hình sự của các cơ quan và
cá nhãn khác nhau trong quá trình điều tra,
truy tổ và xét xử, cho việc xây dựng và củng
cố ỷ thức pháp luật... ”8.
Như vậy, theo nghĩa hẹp, nguồn của
pháp luật hình sự chỉ gồm những văn bản

quy phạm pháp luật chứa đựng các quy định
về tội phạm, về trách nhiệm hình sự và hình

phạt. Đó là các văn bản quy phạm pháp luật
hình sự. Theo nghĩa rộng, nguồn của pháp

luật hình sự không chỉ là các văn bản quy
phạm pháp luật hình sự mà cịn là án lệ, Hiến

pháp, các văn bản quy phạm pháp luật khác,
các văn bản hướng dẫn cũng như các văn
bản có liên quan khác9...
Đây là hai phạm vi hiểu khác nhau về
nguồn của pháp luật hình sự. về nguyên tắc,
khi nói đến nguồn của pháp luật nói chung
cũng như của ngành pháp luật cụ thế nói
riêng, trong đó có pháp luật hình sự đều cần
phải hiểu theo nghĩa rộng. Tuy nhiên, vì lí
do nhất định có thể giới hạn vấn đề theo
nghĩa hẹp khi bàn về nguồn của pháp luật
hình sự nhưng khơng được mặc nhiên coi
nguồn của pháp luật hình sự chỉ là văn bản


quy phạm pháp luật hình sự và ở Việt Nam
chỉ la Bộ luật Hình sự (BLHS)10.

7
8
9
10

Đào Trí Úc, sđd, tr. 306.
Đào Trí Úc, sđd, tr. 293.
Xem thêm: Đào Trí úc, sđd, tr. 297.
“Từ trước đến nay, các giáo trình, bài giảng, đa sổ
các cơng trình nghiên cứu đểu mặc nhiên quan niệm
như vậy... (quan niệm nguồn của pháp luật hình sự
chi có thể là BLHS)”, Đao Trí úc, sđd, tr. 294.

TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 4/2022


NGHIÊM CL I - TRA o ĐÓI

Trong phạm vi bài viết này và để phù
hợp với mục đích của bài viết, nguồn của
pháp luật hình sự được hiểu là các văn bản

quy phạm pháp luật có nội dung quy định về
tội phạm, về trách nhiệm hình sự và hình phạt,
bao gồm các quy định chung về tội phạm, về
trách nhiệm hình sự và hình phạt cũng như
các quy định về hành vi phạm tội cụ thể và

khung hình phạt có thể áp dụng cho các hành
vi phạm tội cụ thể11. Trong đó, quy định về
hành vi phạm tội cụ thể được hiểu là sự xác
định cũng như mô tả hành vi bị coi là tội
phạm và có thể đặt tên cho hành vi phạm tội
(tội danh)11
12; quy định về khung hình phạt
được hiểu là sự ấn định mức tối thiểu và
mức tối đa của các khung hình phạt có thể áp

dụng cho hành vi phạm tội đã được xác định.
Tổng hợp các quy định chung cũng như quy
định về tội phạm và hình phạt cụ thể tạo
thành hệ thống quy phạm pháp luật hình sự.
Với các quy phạm pháp luật này, các cơ quan
tiến hành tố tụng hình sự có đủ cơ sở pháp lí
để có thể tiến hành việc truy cứu trách nhiệm

hình sự người phạm tội theo trình tự, thủ tục
của pháp luật tố tụng hình sự.
Cách hiểu trên đây về nguồn của pháp
luật hình sự có thể được coi là tương đương
với cách hiểu về nguồn của pháp luật hình sự

theo nghĩa hẹp cũng như với cách hiểu về
nguồn trực tiếp của pháp luật hình sự. Theo

cách hiểu này thì những văn bản quy phạm
pháp luật có tính giải thích, hướng dẫn cũng
như án lệ đều khơng phải là nguồn (trực tiếp)


của pháp luật hình sự. Các thông tư liên tịch
hay các nghị quyết của Hội đồng thẩm phán
Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng
một hoặc một số điều luật của BLHS chỉ có
ý nghĩa làm rõ, giúp cơ quan áp dụng hiểu và
áp dụng thống nhất một số điều của BLHS.
Ớ đây, các điều luật của BLHS mới là căn cứ
pháp lí của hoạt động truy cứu trách nhiệm
hình sự cịn các thơng tư liên tịch cũng như
các nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tồ
án nhân dân tối cao khơng phải là căn cứ
pháp lí độc lập với các điều luật của BLHS
mà chỉ có ý nghĩa “đi cùng” các điều luật

này. Tương tự như vậy, các án lệ cũng không
phải là căn cứ pháp lí độc lập với các điều
11 Cách hiểu này quy định cách hiểu nội dung thứ hai
của bài viết. Neu hiểu theo nghĩa này thì mở rộng
nguồn của pháp luật hình sự Việt Nam chỉ là mở
rộng nguồn chứa đựng quy phạm pháp luật hình sự
mà khơng phải là mở rộng nguồn nói chung. Theo
nghĩa mở rộng nguồn nói chung, từ năm 2014, theo
Luật Tổ chức tịa án nhân dân Việt Nam đã mở
rộng nguồn của pháp luật hình sự khi thừa nhận án
lệ (Xem: Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP ngày
18/10/2015 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân
dân tối cao về quy trình lựa chọn, cơng bố và áp
dụng án lệ).
12 Việc đặt tội danh không phải là bắt buộc. Ví dụ:

Trong BLHS Trung Quốc, các hành vi phạm tội chỉ
được mô tả mà không được đặt tên. Xem: Đinh
Bích Hà (Dịch và giới thiệu), Bộ luật Hình sự của
nước Cộng hịa nhân dân Trung Hoa, Nxb. Tư
pháp, Hà Nội, 2007.

TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 4/2022

luật của BLHS mà chỉ có ý nghĩa giải thích,
hướng dẫn áp dụng điều luật cụ thể qua vụ
án cụ thể. Như vậy, nguồn chứa đựng các
quy phạm pháp luật hình sự và nguồn chứa
đựng các quy định giải thích (giải thích
chung hay giải thích qua vụ án cụ thể) thuộc
hai loại khác nhau nên cần có sự phân biệt.

Ngồi ra, các luật thuộc các lĩnh vực
khác nhau mà trong đó có các điều luật có
thể được viện dẫn đến khi áp dụng điều luật
cụ thể của BLHS cũng không phải là nguồn
(trực tiếp) của pháp luật hình sự. Ví dụ: Khi
xét xử các tội thuộc nhóm các tội xâm phạm
an tồn giao thông đường bộ theo BLHS,

13


NGHIỀN CÚI - TRA o DÕI

Cần phải viện dẫn các điều luật có liên quan

của Luật Giao thơng đường bộ hoặc khi xét
xử các tội thuộc nhóm các tội phạm về mơi
trường, cần phải viện dẫn các điều luật có

liên quan của Luật Bảo vệ môi trường V.V..
Các quy định này khơng phải là quy phạm
pháp luật hình sự mà vẫn là quy phạm pháp
luật của ngành luật tương ứng và có chức
năng điều chỉnh hoạt động của các chủ thể
trong lĩnh vực cụ thể.
Tóm lại, nguồn của pháp luật hình sự
được hiểu trong bài viết này là nguồn của
pháp luật hình sự theo nghĩa hẹp. Đó là các
văn bản quy phạm pháp luật chứa đựng các
quy phạm pháp luật hình sự - quy phạm xác
định tội phạm, quy định trách nhiệm hình sự
và hình phạt đối với tội phạm được xác định.

2. Quy phạm pháp luật hình sự và
nguồn của pháp luật hình sự
Đe cập nguồn của pháp luật hình sự địi
hỏi trước hết phải nói đến nội dung của quy
phạm pháp luật được chứa đựng trong đó.
Nội dung của quy phạm pháp luật và hình
thức thể hiện quy phạm (nguồn của pháp
luật) là hai mặt của cùng vấn đề.
về nội dung, quy phạm pháp luật được
chứa đựng trong nguồn của pháp luật hình sự

như trình bày trên là các quy phạm pháp luật

xác định hành vi bị coi là tội phạm, quy định
trách nhiệm hình sự và hình phạt cũng như
biện pháp hình sự phi hình phạt được áp
dụng đối với tội phạm đã được xác định. Tập

hợp các quy phạm pháp luật có nội dung như
vậy tạo thành ngành luật hình sự hay được
gọi tắt là pháp luật hình sự. Các quy phạm
pháp luật thuộc ngành luật hình sự hay có
thể được gọi tắt là các quy phạm pháp luật
hình sự gồm các quy định chung về tội phạm,
về trách nhiệm hình sự và hình phạt và các
14

quy định về từng tội cụ thể, về trách nhiệm
hình sự và khung hình phạt đối với từng tội
cụ thể. Trong đó, quy định chung là những
quy định có tính chất là cơ sở cho việc quy
định và áp dụng các quy định về các tội cụ
thể cùng các khung hình phạt cụ thể, như khái

niệm tội phạm, hệ thống hình phạt, ngun
tắc xử lí hình sự, hiệu lực của luật hình sự
cũng như các chế định khác liên quan đến tội
phạm và hình phạt như chế định đồng phạm,
chế định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình
sự, chế định miễn trách nhiệm hình sự V.V..
Quy định về từng tội phạm cụ thể được hiểu

là sự xác định cũng như mơ tả hành vi bị coi

là tội phạm và có thể đặt tên cho hành vi
phạm tội (tội danh)13; quy định về khung hình
phạt được hiểu là sự xác định mức tối thiểu
và mức tối đa của các khung hình phạt có thể
áp dụng cho hành vi phạm tội cụ thể.
về hình thức, các quy phạm pháp luật
hình sự được thể hiện và chỉ có thể tồn tại
trên văn bản cụ thể. Đó là các văn bản quy
phạm pháp luật hình sự và được gọi là nguồn
của pháp luật hình sự, là cơ sở pháp lí của
việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với
chủ thể cá nhân thực hiện tội phạm cũng như
đối với chủ thể pháp nhân phải chịu trách

nhiệm hình sự.
Như vậy, có thể nói một cách ngắn gọn,

tội phạm và hình phạt phải được quy phạm
pháp luật hình sự điều chỉnh và nội dung
điều chỉnh được thể hiện trên văn bản pháp
luật cụ thể là nguồn của pháp luật hình sự.
13 Việc đặt tội danh khơng phải là bắt buộc. Vỉ dụ:
Trong BLHS Trung Quốc, các hành vi phạm tội chỉ
được mô tà mà không được đặt tên. Xem: Đinh
Bích Hà (Dịch và giới thiệu), Bộ luật Hình sự của
nước Cộng hịa nhân dân Trung Hoa, Nxb. Tư pháp,
Hà Nội, 2007.

TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 4/2022



NGHIÊN cú t - TRA o ĐÒI

Việc tội phạm và hình phạt được điều chỉnh
bởi pháp luật xuất phát từ 02 nguyên tắc

chung đã được thừa nhận là:
- Nguyên tắc “Nullum crimen sine lege”

(khơng có luật thì khơng có tội phạm); và
- Ngun tắc “Nulla poena sine lege”

(khơng có luật thì khơng có hình phạt).
Các ngun tắc trên đây địi hỏi tội phạm
và hình phạt phải được pháp luật điều chỉnh
nhưng khơng địi hỏi hình thức văn bản thực
hiện nhiệm vụ điều chỉnh này. “Luật” được
nói trong hai nguyên tắc trên khơng đồng nhất

với “luật” là một hình thức văn bản quy phạm
pháp luật14 (mà trước đây, Việt Nam gọi là
đạo luật) mà chỉ có nghĩa là pháp luật hay quy
định của pháp luật nói chung15. Theo đó,
khơng chỉ luật mà văn bản quy phạm pháp
luật dưới luật cũng có thể là nguồn của pháp

luật hình sự khi trong đó chứa đựng các quy
phạm pháp luật hình sự - quy phạm có nội
dung xác định tội phạm và quy định hình
phạt16. Bên cạnh đó. cũng có ý kiến cho rằng,

14 Xem: Hans-Heinrich Jescheck Thomas Weigend,
Giáo trình Luật hình sự - Phần chung, Nxb. Duncker
& Humblot, Berlin, 1995, tr. 115.
15 Trong cuốn “Luật hình sự Việt Nam, Quyển 1 Những vấn đề chung” của Nxb. Khoa học xã hội,
Hà Nội, 2000, tác giả Đào Trí úc viết: “Việc xác
nhận và khăng định ngun tắc pháp chế: “khơng
có tội phạm và khơng có hình phạt, nếu khơng có
luật” hoặc, nói cách khác “tội phạm và hình phạt
phải do luật hình sự quy định ”, khăng định căn cứ
duy nhất của việc xác định trách nhiệm hình sự là
pháp luật - pháp luật quy định hành vi tội phạm và
hình thức trách nhiệm hình sự đối với tội phạm.
Ngồi pháp luật hình sự, khơng có gì có thể đóng
được vai trị đó ’’ (tr. 294).
16 Thực tiễn lập pháp của Việt Nam trước đầy, cũng
như cùa một số quốc gia khác như Thụy Điển đều
thể hiện theo quan niệm này (xem: mục tiếp theo;
Điều 1 BLHS Thụy Điển). Xem: Trường Đại học Luật
Hà Nội, Bộ luật hình sự Thụy Điển, Nxb. Cơng an
nhân dân, Hà Nội, 2010.

TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 4/2022

do tính chất nghiêm khắc đặc biệt của chế tài
hình sự nên các quy phạm pháp luật hình sự
cần được thể hiện trong các văn bản quy
phạm pháp luật do cơ quan quyền lực nhà
nước cao nhất ban hành. Do vậy, nguồn của

pháp luật hình sự phải là văn bản luật (bộ luật

hoặc luật17). Theo đó, khi xác định nguồn của
pháp luật hình sự theo nghĩa hẹp, một số tác

giả thường mặc định là (đạo) luật hình sự và
khang định: “Đạo luật hình sự là văn bản
quy phạm pháp luật hình sự do cơ quan cao
nhất thuộc nhóm quyền lập pháp của nhà
nước ban hành, xác định những hành vi nào
nguy hiểm cho xã hội là các tội phạm, cũng
như cơ sở và những điều kiện của trách
nhiệm hình sự, các hình phạt... ”18. Như vậy,
theo quan điểm này, các quy phạm pháp luật
hình sự khơng thể được thể hiện trong các
văn bản quy phạm pháp luật dưới luật.
Tuy khác nhau trong xác định hình thức
văn bản có thể là nguồn thể hiện các quy
phạm pháp luật hình sự nhưng tất cả đều
thống nhất về sự cần thiết phải pháp điển hoá
để có nguồn chính của pháp luật hình sự là
BLHS. Điều đó có nghĩa, BLHS là mục tiêu
và cũng là kết quả của quá trình phát triển của
ngành luật hình sự nhưng nguồn của pháp
luật hình sự khơng đồng nhất với BLHS.
BLHS chỉ được coi là nguồn chính và là cơ
sở thống nhất cho các nguồn bổ sung khác19.

17 Trước đây, để phân biệt văn bản luật không phải là
bộ luật với bộ luật chúng ta có khái niệm đạo luật.
Hiện nay, khái niệm này khơng cịn được dùng vì
theo Điều 2 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp

luật thi trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
chi có khái niệm luật mà khơng có khái niệm đạo
luật. Trong đó, luật được hiểu bao gồm cà bộ luật.
18 Lê Văn Cảm, sđd, tr. 180.
19 Nguồn bổ sung cùa pháp luật hình sự được nói ở
đây khơng bao gồm Hiến pháp mặc dù trong Hiến

15


NGHIÊN CÚ L - TRA o ĐƠỈ

Theo đó, mơ hình nguồn của pháp luật hình
sự gồm trung tâm là BLHS và hồ trợ “trung

Theo đó, ‘‘việc kết hợp vào BLHS tẩt cả các
cấu thành tội phạm cần thiết phát sinh trước

tâm” là luật hình sự đơn lẻ và luật hình sự
phụ với vai trò là hai nguồn bổ sung2 .
Trước hết, về BLHS, đây là văn bản luật
mà trong đó tập hợp đầy đủ hoặc tương
đối đầy đủ các quy phạm pháp luật hình sự,
"... là hình thức pháp điển hoả cao nhất của

hoặc sau khi có BLHS là khơng khả thi và
khơng có ỷ nghĩa”20
22. Việc kết hợp này
21
khơng chỉ ảnh hưởng đến tính ổn định của

BLHS23 vì phải thường xuyên bổ sung, sửa
đổi các điều luật cho phù hợp với tình hình
tội phạm bị thay đổi do sự phát triển của các
lĩnh vực chuyên biệt mà có thể cịn ảnh
hưởng đến tính đáp ứng kịp thời của pháp
luật hình sự do sự chậm trễ bổ sung, sửa đổi
các quy định về các tội thuộc lĩnh vực
chuyên biệt mới phát sinh hoặc có sự thay
đổi do sự phát triển của xã hội nói chung.
Khác với BLHS, mỗi luật hình sự đơn lẻ
chỉ có một số quy phạm pháp luật hình sự về
một tội, một nhóm tội hay về vấn đề chung
nào đó của pháp luật hình sự. Mỗi luật hình
sự đơn lẻ như vậy có thể giữ vai trị bổ sung

pháp luật hình sự, tập trung trong đó tồn
bộ (hoặc hầu hết) các quy định về tội phạm
và về trách nhiệm hình sự và hình phạt ”2 . Ớ
mức tối đa lí tưởng, BLHS cần chứa đựng
tồn bộ các quy phạm pháp luật hình sự. Tuy
nhiên, đây là điều quá khó để có thể đạt
được một cách có hiệu quả. Do vậy, yêu cầu
được đặt ra cho BLHS chỉ là tập hợp đầy đủ
ở mức tối đa các quy định chung về tội
phạm, về trách nhiệm hình sự và hình phạt;
cịn đối với các quy định về tội cụ thể và
khung hình phạt cụ thể, BLHS chỉ cần thể
hiện cấu thành tội phạm và khung hình phạt
của các nhóm tội thơng thường - Các nhóm
tội khơng thuộc các lĩnh vực chuyên biệt.


pháp của một số quốc gia có một số quy phạm pháp
luật hình sự như quy định về việc Tổng thống
khơng phải chịu trách nhiệm hình sự (Điều 68 Hiến
pháp Cộng hoà Pháp) hoặc quy định về việc bãi bỏ
hình phạt tử hình (Điều 102 Hiến pháp Cộng hoà
Liên bang Đức) V.V.. về vấn đề này xem: Hồ Sỹ
Son, “Nguồn của pháp luật hình sự nhìn từ góc độ
so sánh pháp luật hình sự một số nước trên thế giới”,
Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 6(326)/2015.
20 Khái niệm luật hình sự đơn lẻ hay luật hình sự đơn
hành hay luật hình sự riêng lẻ là khái niệm đã được
nói đến nhiều và khá quen thuộc ở Việt Nam.
Trong khi đó, khái niệm luật hình sự phụ là khái
niệm mới được nói đến ở Việt Nam. Khái niệm này
lần đầu tiên được đề cập tại Hội thảo quốc tế: Pháp
luật hình sự cùa Việt Nam và Trung Quốc trong bối
cảnh hội nhập quốc tế, được tổ chức tháng 01/2013
tại Trường Đại học Luật Hà Nội.
21 Đào Trí Úc, sđd, tr. 308.

16

cho BLHS trong trường hợp có BLHS; cịn
trong trường hợp khơng có BLHS thì mỗi
luật hình sự đơn lẻ là một bộ phận và cùng
với các luật hình sự đơn lẻ khác hợp thành
nguồn của ngành luật hình sự24. Trong trường
hợp bổ sung cho BLHS, các quy phạm pháp


luật hình sự trong các luật hình sự đơn lẻ có
the có nội dung thuộc Phần chung của ngành
luật hình sự nhưng cũng có thể có nội dung
về tội cụ thể (mô tả cấu thành tội phạm và
xác định các khung hình phạt). Vỉ dụ: Ở Cộng
22 Reinhart Maurach & Heinz Zipf, Luật hình sự Phần Chung, Nxb. C.F. Muller Juristischer Verlag,
Heidelberg, 1992 (Bản tiếng Đức), tr. 102.
23 về tính ổn định của BLHS, xem: Nguyễn Văn Cương
(chủ biên), Tinh ôn định của pháp luật - Nhận thức,
thực tiễn và giải pháp đối mới, Nxb. Chính trị quốc
gia-Sự thật, Hà Nội, 2021, tr. 28 và các trang tiếp
theo; tr. 99 và các trang tiếp theo.
24 Trước năm 1985, nguồn của pháp luật hình sự Việt
Nam là các luật hình sự đơn lẻ như sắc luật, pháp
lệnh V.V..

TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 4/2022


NGHIÊN CL V - TRAO ĐõI

hoà Liên bang Đức, bổ sung cho BLHS (năm

đựng trước hết các quy phạm pháp luật điều

1871) có Luật Tịa án người chưa thành niên
(năm 1974) và Luật Hình sự quân sự (năm
1974). Hai luật này có nội dung tương tự
như nội dung của Chương XII (Những quy
định đối với người dưới 18 tuổi phạm tội) và


chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh
vực chun ngành và bên cạnh đó cịn có quy
phạm pháp luật hình sự là các quy phạm xác
định các hành vi vi phạm quy định của quy
phạm pháp luật chuyên ngành là tội phạm và
quy định các khung hình phạt có thể áp dụng
cho các vi phạm bị coi là tội phạm này. Như
vậy, trong các luật chuyên ngành như Luật
Đất đai, Luật Môi trường hay Luật Ngân hàng
v.v. có thể có hai loại quy phạm pháp luật

Chương XXV (Các tội xâm phạm nghĩa vụ,
trách nhiệm của quân nhân...) trong BLHS
Việt Nam năm 2015. Tương tự như vậy, ở
Cộng hồ Áo, bổ sung cho BLHS (năm 1974)
có Luật liên bang về trách nhiệm của đơn vị
về các tội phạm (năm 2005) được gọi tắt là
Luật Trách nhiệm của đơn vị25. Luật này có
nội dung tương tự như nội dung Chương XI
(Những quy định đối với pháp nhân thương

mại phạm tội) trong BLHS Việt Nam năm 2015.
Tóm lại, luật hình sự đơn lẻ là văn bản
quy phạm pháp luật quy định một hoặc một
số vấn đề chung của pháp luật hình sự hoặc
một hoặc một số tội cụ thế và các khung
hình phạt cụ thể.
Khác với luật hình sự đơn lẻ, luật hình sự
phụ khơng tồn tại là một văn bản quy phạm

pháp luật hình sự cụ thể mà là tổng hợp các
quy phạm phạm pháp luật hình sự được thể
hiện ở các văn bản quy phạm pháp luật khác
nhau mà các văn bản quy phạm pháp luật
này có nội dung chính là điều chỉnh các lĩnh
vực khác nhau của đời sống xã hội và
thường được gọi là các văn bản quy phạm
pháp luật chuyên ngành hay là các luật
chuyên ngành26. Các luật chuyên ngành chứa
25 về nội dung của Luật này, xem: Nguyễn Ngọc Hịa
(chù biên), Trách nhiệm hình sự của pháp nhân
thương mại - Nhận thức cần thong nhất?, Nxb. Tu
pháp, Hà Nội, 2020, tr. 239 và các trang tiếp theo.
20 Các luật chuyên ngành ở đây được hiểu là các văn
bản quy phạm pháp luật thuộc các ngành luật như
ngành luật dân sự, ngành luật môi trường, ngành
luật đất đai V.V.. Trong các luật của một ngành luật

TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 4/2022

khác nhau - quy phạm pháp luật chuyên
ngành và quy phạm pháp luật hình sự. Do
vậy, có tác giả coi các luật chuyên ngành có
quy phạm pháp luật hình sự là các văn bản có
tính “hỗn họp”. Đó là hồn họp giữa nội dung
điều chỉnh lĩnh vực hoặc một số lĩnh vực kinh
tế-xã hội nhất định với nội dung "... quy định
các biện pháp trách nhiệm hình sự và áp
dụng hình phạt trên cơ sở xác định các mức
độ trách nhiệm pháp lí khác nhau. Các nội

dung chứa đựng quy phạm pháp luật hình sự
này cịn được gọi là các điều luật hình sự’’21.
Do việc quy định tội phạm và hình phạt chỉ
là một nội dung kèm theo trong các luật
chuyên ngành nên các luật thuộc loại này có
thể được gọi là luật có quy phạm pháp luật

hình sự. Các quy phạm pháp luật hình sự
trong các luật này là các quy phạm quy định
tội phạm cụ thể và khung hình phạt cụ thể.
có thể có luật chung và luật chuyên biệt V.V.. Hiện
nay, có nhiều cách hiêu khác nhau về luật chuyên
ngành. Tuy nhiên, ranh giới giữa luật chung, luật
chuyên ngành hay luật chuyên biệt chi có tính
tương đối. Xem: Lê Bình, Dự thảo Luật Báo vệ môi
trường (sừa đôi): Là luật chung hay luật chuyên
ngành?, Báo điện tử Đại biểu nhân dân,
truy cập
25/4/2022.
27 Đào Trí Úc, sđd, tr. 306, 307.

17


NGHIÊN CỦI - TRAO ĐỎI

Đây là điểm khác thứ hai của luật hình sự
phụ so với luật hình sự đơn lẻ.
Tóm lại, luật hình sự phụ là tổng hợp các
quy phạm pháp luật hình sự được thể hiện ở

các luật chuyên ngành và có nội dung xác
định tội phạm cụ thể và quy định các khung
hình phạt cụ thể.
Trong thực tiễn lập pháp của các quốc
gia, luật hình sự phụ là tương đối phổ biến
hơn so với luật hình sự đơn lẻ. Khi quốc gia

đã có BLHS thì luật hình sự đơn lẻ chỉ có
tính cá biệt, trong khi luật hình sự phụ lại rất
phát triển cùng với sự phát triển của các luật
chuyên ngành đáp ứng nhu cầu cần được
điều chỉnh kịp thời và phù hợp bằng pháp
luật của các lĩnh vực khác nhau đang trong
sự phát triển không ngừng. O đây, có thế lấy
một số ví dụ cụ thể: Theo các nhà khoa học
của Cộng hoà Liên bang Đức, ở quốc gia này
có số lượng lớn các luật thuộc các lĩnh vực

chuyên ngành chứa đựng các quy phạm pháp
luật hình sự - quy phạm quy định hành vi vi
phạm các luật này mà có thể bị xử lí bằng
hình phạt28. Trong số các luật này có một số

luật như Luật Công nghệ gen (năm 1990),
Bộ luật về Lương thực, thực phẩm (năm
2005), Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi
năm 2020), V.V.. Các luật này có nội dung
chính là điều chỉnh các vấn đề thuộc lĩnh vực
chuyên ngành nhung trong đó có một hoặc
một số điều luật xác định những hành vi bị

coi là tội phạm cũng như quy định các biện
pháp trách nhiệm hình sự kèm theo, trong đó
có hình phạt. Những điều luật quy định về
tội phạm trong các luật chuyên ngành này là
bộ phận của các luật chuyên ngành nhưng lại
có ý nghĩa góp phần đảm bảo cho các luật
28 w. Gropp, Luật hình sự Phần chung, Nxb. springer,
2005, in lần thứ 3, tr. 81 và trang tiếp theo.

18

chuyên ngành được tuân thủ trong thực tế. Ở
Cộng hoà Áo, "... Phần riêng của BLHS Ao
quy định về 25 nhóm hành vi bị xử phạt...
(Ngồi ra), cịn có một số nhóm tội phạm

khác và những nhóm tội phạm này được quy
định trong các luật hình sự phụ, như Luật
Thơng tin, Luật Thực phấm, Luật Hình sự tài
chỉnh... ”29. Tương tự như vậy, ở Cộng hoà
nhân dân Trung Hoa cũng có số lượng luật
hình sự phụ tương đối lớn30; Nhật Bản cũng
xác định nguồn của pháp luật hình sự gồm cả
Luật hình sự phụ31. Điều đặc biệt là trách
nhiệm hình sự của pháp nhân về các tội cụ
thể đều được thể hiện ở Luật hình sự phụ32.
Tóm lại, nguồn của ngành luật hình sự
có thể là bộ luật hình sự, các luật hình sự

đơn lẻ (chỉ có quy phạm pháp luật hình sự)

và các luật chun ngành có quy phạm pháp
luật hình sự (quy phạm pháp luật hình sự như
là quy phạm kèm theo các quy phạm pháp
luật chuyên ngành để đảm bảo tính khả thi
của các quy phạm này). Nhiều quốc gia trên
thế giới xây dựng ngành luật hình sự theo
hướng có BLHS và các luật có quy phạm
29 Nguyễn Ngọc Hồ (chủ biên), Trách nhiệm hình sự
của pháp nhân thương mại - Nhận thức cần thông
nhất?, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2020, tr. 241.
30 về Luật hình sự phụ ở Cộng hịa nhân dân Trung
Hoa, xem: Hạ Dũng (chủ biên), Nghiên cứu so
sảnh lập pháp hình sự Trung Việt, Nxb. Pháp luật
(Trung Quốc), 2014, (song ngữ Trung Việt), tr. 151
và các trang tiếp theo.
31 Điều 8 BLHS Nhật Bản quy định: “Các quy định
chung của phần này cũng có thế được áp dụng đối
với các tội phạm mà hình phạt được ghi nhận bởi
các luật hoặc quy định khác,.. Xem: BLHS Nhật
Bản (bản tiếng Anh) tại aneselaw
translation.go.jp/en/laws/view/3 5 81 /en#j e_pt 1, truy
cập 25/4/2022.
32 Xem: Nguyễn Ngọc Hồ (chủ biên), Trách nhiệm
hình sự của pháp nhăn thương mại - Nhận thức
cần thống nhất?, sđd, tr. 262 và các trang tiếp theo.

TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 4/2022


NGHIÊN cứư - TRAO ĐỠI


pháp luật hình sự33. Trong đó, BLHS quy
định những vấn đề chung về tội phạm, về
trách nhiệm hình sự và hình phạt cũng như
quy định những tội danh thơng thường, cịn
các luật có quy phạm pháp luật hình sự quy
định tội thuộc những lĩnh vực chuyên biệt.
3. Nguồn của pháp luật hình sự Việt
Nam từ năm 1945 đến nay
- Trước năm 1986 - thời điểm BLHS năm

1985 có hiệu lực, Việt Nam khơng có cả bộ
luật hình sự lần (đạo) luật hình sự. Văn bản

quy phạm pháp luật chứa đựng các quy
phạm pháp luật hình sự và được coi là nguồn
của ngành luật hình sự trong giai đoạn này
chỉ bao gồm những văn bản dưới luật, trong
đó chủ yếu là các pháp lệnh. Trong giai đoạn
này, các pháp lệnh được áp dụng là Pháp lệnh
Trừng trị các tội phản cách mạng (năm 1967),
Pháp lệnh Trừng trị các tội xâm phạm tài sản
xã hội chủ nghĩa và Pháp lệnh Trừng trị các
tội xâm phạm tài sản riêng của công dân (năm
1970), Pháp lệnh Trừng trị tội hối lộ (năm
1981), Pháp lệnh Trừng trị các tội đầu cơ,
buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép
(năm 1982) V.V.. Văn bản quy phạm pháp luật
quy định được nhiều nhóm tội phạm trong
33 Quan điểm này có thể được thể hiện rõ trong điều

luật định nghĩa khái niệm tội phạm cùa BLHS. Vi
dụ: Điều 1 BLHS Thuỵ Điển quy định: “Tội phạm
là hành vi được quy định trong Bộ luật này hoặc luật
hoặc các văn bản pháp luật khác... ” (Xem: BLHS
Thuỵ Điển, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2010);
Điều 3 BLHS Cộng hoà nhân dân Trung Hoa quy
định: “Chi những hành vi mà pháp luật quy định rõ
ràng là hành vi phạm tội thì người có hành vi đó mới
bị kết án hoặc bị xử phạt... ” (Xem: BLHS Cộng hoà
nhân dân Trung Hoa, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2007;
Điều 1 BLHS Cộng hoà Liên bang Đức quy định:
Một hành vi chỉ có thể bị xử phạt nếu việc xử phạt
đã được luật quy định trước khi hành vi được thực
hiện (Xem: BLHS Cộng hoà Liên bang Đức, Nxb.
Cơng an nhân dân, Hà Nội, 2010); V.V..

TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 4/2022

giai đoạn này là sắc luật số 03 năm 1976.
Trong đó, các nhóm tội phạm được quy định
một cách đơn giản gồm: Các tội phản cách

mạng, các tội xâm phạm tài sản công cộng,
các tội xâm phạm thân thể, nhân phẩm, sức
khoẻ, tài sản riêng của công dân, các tội kinh
tế, các tội chức vụ, hối lộ và các tội xâm

phạm trật tự, an tồn cơng cơng. Ngồi các
pháp lệnh và sắc luật kể trên, thông tư cũng
được coi là nguồn của ngành luật hình sự34.

Tóm lại, trong giai đoạn này, nguồn của

pháp luật hình sự Việt Nam khơng bó gọn
trong một văn bản quy phạm pháp luật mà
gồm nhiều văn bản quy phạm pháp luật
thuộc các hình thức văn bản khác nhau và tất
cả đều thuộc Luật hình sự đơn lẻ.
- Từ năm 1986, Việt Nam xác định văn
bản quy phạm pháp luật duy nhất được phép
quy định tội phạm, trách nhiệm hình sự và
hình phạt là BLHS. Điều này được thể hiện
rất rõ tại quy định về khái niệm tội phạm

trong cả ba bộ luật - BLHS năm 1985, BLHS
năm 1999 và BLHS năm 2015. Cả ba bộ luật
này, khi định nghĩa khái niệm tội phạm tại
Điều 8 đều khẳng định tội phạm là hành vi
nguy hiếm cho xã hội “được quy định trong
bộ luật
Tương tự như vậy, trong ba bộ
luật này, điều luật quy định về cơ sở cũa
trách nhiệm hình sự đều khẳng định: “Chì

người nào phạm một tội đã được BLHS quy
định mới phải chịu trách nhiệm hình sự”
(khoản 1 Điều 2 BLHS năm 2015). Như vậy,
theo các BLHS của Việt Nam, nguồn của
pháp luật hình sự Việt Nam là BLHS và
khơng có các nguồn khác, khơng có văn bản
quy phạm pháp luật nào được phép có quy

34 Xem: Thơng tư số 442-TTg ngày 19/01/1955 của
Thủ tướng Chính phủ; Chi thị số 772-TATC ngày
10/7/1959 của Toà án nhân dân tối cao.

19


NGHIÊN cứt - TRA o ĐỜI

phạm pháp luật hình sự, khơng có luật hình
sự đơn lẻ cũng như luật hình sự phụ.
Do bị ràng buộc bởi quy định này mà tất
cả các luật khác chỉ có thể chỉ dẫn đến BLHS
trong trường hợp muốn xác định trách nhiệm
hình sự cho những hành vi vi phạm quy định
của luật ở mức phải bị coi là tội phạm. Đó là
các luật phịng chống các nhóm hành vi nguy
hiểm cho xã hội nhất định (sau đây được gọi
tắt là các luật phòng, chống) như: Luật Phòng,
chống ma tuý; Luật Phòng, chống bạo lực
gia đình; Luật Phịng, chống tham nhũng;
Luật Phịng, chống bn bán người V.V..
cũng như là các luật chuyên ngành như Luật
Bảo hiểm xã hội; Luật Bảo vệ môi trường;
Luật Đất đai V.V.. Theo đó, các luật phịng,
chống và các luật chun ngành khi được
ban hành cũng như khi được sửa đổi ln đặt
ra u cầu tội phạm hố cũng như phi tội
phạm hoá những hành vi vi phạm nhất định
cho BLHS và yêu cầu này ngày càng phát

triển về tốc độ và phạm vi cùng với sự phát
triển của xã hội nói chung. Tuy nhiên, khả
năng của BLHS đáp ứng các yêu cầu này là
có giới hạn. Từ đó, phát sinh nhu cầu cần
phải mở rộng nguồn của pháp luật hình sự.
Khi tiến hành soạn thảo BLHS năm 1999
thay thế cho BLHS năm 1985, vấn đề giữ

nguyên không cho phép hay cho phép các
luật khác cũng có quy phạm pháp luật hình sự
đã được đặt ra. Tuy nhiên, ngay từ đầu, vấn
đề này đã được đưa ra ngoài phạm vi sửa đổi.
Vấn đề mở rộng nguồn của pháp luật hình
sự tiếp tục được đưa ra khi soạn thảo BLHS
năm 2015 thay thế cho BLHS năm 1999.
Theo đó, cần “nghiên cứu khả năng mở rộng
nguồn của luật hình sự theo hướng tội phạm
và hình phạt khơng chỉ được quy định trong
BLHS mà còn cỏ thế được quy định trong các
20

luật chuyên ngành ”35. Trong lần sửa đổi này,
đã có bước tiến xa hơn trong việc xem xét mở
rộng nguồn của pháp luật hình sự khi ban
soạn thảo đã có sự nhất trí với việc cho phép
các luật khác cũng được quy định tội phạm
và hình phạt36. Tuy nhiên, kết quả cuối cùng
vẫn không như mong đợi37. BLHS năm 2015
vẫn khẳng định sự “độc quyền” của mình
trong quy định tội phạm và hình phạt.

4. Mở rộng nguồn của pháp luật hình
sự - cơ sở lí luận và thực tiễn
Bó hẹp nguồn của pháp luật hình sự chỉ
là BLHS là quan niệm khơng đúng về mặt lí
luận nhưng có thể phù hợp với thực tế khi
ban hành BLHS đầu tiên năm 1985. Khi đó,
BLHS này có thể đáp ứng được u cầu
chống và phịng ngừa tội phạm. Tuy nhiên,
với sự phát triển của xã hội và song hành với
nó là diễn biến ngày càng phức tạp của tình
hình tội phạm, BLHS với vị trí là nguồn duy
nhất của pháp luật hình sự ngày càng không
đáp ứng được kịp thời và đầy đủ yêu cầu
chống và phòng ngừa tội phạm. BLHS năm
1985 là kết quả của việc pháp điển hoá, đánh
dấu bước ngoặt trong lịch sử lập pháp hình
35 Bộ Tư pháp, Báo cáo kết quả tổng kết thực tiền thi
hanh BLHS, thấngO2/2OÌ5,tr.33.
36 về hoạt động nghiên cứu khoa học liên quan đến
vấn đề này, có thể nêu một số ví dụ: Nguyễn Ngọc
Hồ, “Nguồn của pháp luật hình sự - những yêu
cầu được đặt ra cho pháp luật hình sự Việt Nam”,
Tạp chí Luật học, số 7/2011; Nguyễn Ngọc Hoà,
“Các định hướng sửa đổi, bổ sung BLHS Việt
Nam”, Tạp chí Luật học, số 4/2013; Bộ Tư pháp,
Khả năng mở rộng nguồn của luật hình sự, Tọa
đàm của Hội đồng khoa học Bộ (4/2014); Hồ Sỹ
Sơn, “Nguồn của luật hình sự nhìn từ góc độ so
sánh pháp luật hình sự một số nước trên thế giới”,
Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 6(326)/2015.

37 Bộ Tư pháp, Báo cáo về việc tiếp thu và giải trình ỷ
kiến của Hội đồng thấm định đối với dự án BLHS
(sửa đổi), tháng 02/2015.

TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 4/2022


NGHÍÊ\ CL ì - TRAO ĐOI

Sự Việt Nam. Pháp điển hoá để tạo ra “

một văn bản (quy phạm) pháp luật mới hoặc
có hiệu lực pháp lí cao hơn hoặc rộng hơn,
tổng quát hơn về phạm vi điều chỉnh, hoàn
chỉnh hơn về kĩ thuật lập pháp hoặc đồng
thời đạt được tất cả các u cầu đó ”38 nhưng
khơng phải để “bó gọn” pháp luật hình sự
trong văn bản quy phạm pháp luật duy nhất.
Việc mở rộng nguồn của pháp luật hình sự
để ngành luật này đáp ứng tốt hơn yêu cầu
chống và phịng ngừa tội phạm là có cơ sở lí
luận và thực tiễn.
về mặt lí luận, như đã trình bày trên,
việc mở rộng nguồn của pháp luật hình sự,
để các luật khác cùng được quy định tội

phạm và hình phạt là hoàn toàn được phép,
phù hợp với các nguyên tắc chung. Cũng về
mặt lí luận, việc cho phép các luật khác cũng
được quy định tội phạm và hình phạt khơng

chỉ xác định vị trí trung tâm của BLHS mà
cịn hỗ trợ tích cực BLHS giúp ngành luật
hình sự hồn thành tốt hơn chức năng của

mình. Trái lại, việc khơng cho phép các luật
khác được quy định tội phạm và hình phạt sẽ
tăng áp lực cho BLHS làm cho BLHS cũng
như ngành luật hình sự khơng thể hồn thành
tốt chức năng của mình.
Trong hệ thống pháp luật thống nhất,
BLHS và các luật khác ln có quan hệ gắn
bó với nhau. Tuy nhiên, nội dung của quan
hệ này có sự khác nhau khi xác định vị trí
của BLHS là nguồn duy nhất hay chỉ là
nguồn chính của pháp luật hỉnh sự. Khi các
luật khác được phép quy định tội phạm và
hình phạt thuộc lĩnh vực của mình thì các
luật này phụ thuộc vào BLHS và phục vụ
38 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Lí luận
nhà nước và pháp luật, Nxb. Cơng an nhân dân, Hà
Nội, 2008, tr. 419.

TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 4/2022

BLHS. Các quy định về tội phạm và hình
phạt trong các luật khác đều phải phù hợp
với BLHS về nội dung cũng như kĩ thuật lập
pháp. Các luật này là “cánh tay nối dài”

“phục vụ” BLHS trong việc tội phạm hoá/phi

tội phạm hoá theo yêu cầu của xã hội. Trong

trường họp này, BLHS quy định các luật
khác và các luật khác hỗ trợ BLHS, giúp

pháp luật hình sự hồn thành có hiệu quả
chức năng của mình. Trái lại, khi BLHS giữ
vị trí “độc quyền” trong quy định tội phạm
và hình phạt thì BLHS phải “phục vụ” các
luật này trong việc tội phạm hoá/phi tội
phạm hoá theo yêu cầu của các luật này.
Theo nghĩa này, BLHS phụ thuộc các luật vì
phải “chạy theo” các luật. So sánh hai quan
hệ này về mặt lí thuyết, có thể thấy việc các
luật (số nhiều) “phục vụ” BLHS (số ít) để

cùng tội phạm hoá/phi tội phạm hoá theo yêu
cầu của xã hội sẽ thuận tiện hơn nhiều so với
việc BLHS (số ít) phải “phục vụ” các luật
(số nhiều) trong việc tội phạm hoá/phi tội
phạm hoá theo yêu cầu của các luật.
Việc cho phép các luật khác cũng được
quy định tội phạm và hình phạt khơng làm
mất đi vị trí đặc biệt của BLHS. BLHS vẫn
là nguồn chính, giữ vị trí “độc quyền” trong
việc chứa đựng các quy định chung về tội
phạm, về trách nhiệm hình sự và hình phạt.
Khi đó, “... các luật hình sự riêng lẻ (đơn lẻ)
cũng như luật hình sự phụ phải tuân thủ các
nguyên tắc cũng như các quy định chung về

tội phạm và hình phạt đã được xác định trong
BLHS. Các luật hình sự riêng lẻ (đơn lẻ) và
luật hình sự phụ phải phù hợp với BLHS
khơng chỉ về nội dung mà còn cả về kĩ thuật
lập pháp”39. Ngoài ra, khi quy định tội phạm,
39 Nguyễn Ngọc Hồ, “Nội dung riêng biệt và tính
thống nhất của BLHS trong hệ thống pháp luật

21


NGHIÊNCỨU - TRAO ĐO!

các luật này cũng không được phép mâu
thuẫn với các quy định về tội phạm cụ thể đã
được xác định trong BLHS. BLHS là khuôn
mẫu trong xây dựng các quy phạm pháp luật
hình sự ngồi BLHS mà cịn là cơ sở pháp lí
cho việc áp dụng các quy phạm này.
Pháp điển hố để có BLHS từ các luật
hình sự đơn lẻ (từ nhiều tập trung thành một)
và việc mở rộng nguồn của pháp luật hình
sự, cho phép các luật khác cũng được quy
định tội phạm và hình phạt (từ một mở ra
nhiều) là quá trình phát triển biện chứng theo
đường xoáy ốc. Do vậy, mở rộng nguồn của
pháp luật hình sự khơng phải là sự “thụt lùi”
như suy nghĩ của một số người mà là sự thể
hiện tính kế thừa, tính lặp lại ở trình độ cao
hơn. Việc chỉ có các luật quy định tội phạm

và hình phạt và việc có BLHS cùng với các
luật khác cùng quy định về tội phạm và hình
phạt là hai thực trạng khác nhau về trình độ.
Pháp luật hình sự có cả BLHS và các luật
khác mà khơng bó hẹp chỉ BLHS thể hiện sự
phát triển mà không phải sự thụt lùi.
về thực tiễn, có thể thấy việc mở rộng
nguồn của pháp luật hình sự, để các luật khác

tội phạm hố/phi tội phạm hoá kịp thời và tội
phạm hoá/phi tội phạm hố đầy đủ, chính
xác u cầu của các luật phịng, chống và
các luật chuyên ngành.
về mức độ đáp ứng hai yêu cầu này, có
thể tham khảo kết quả nghiên cứu của Đồ tài
“Nghiên cứu tính thống nhất giữa BLHS
trong việc quy định tội phạm với các luật
khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam”40
(dưới đây được gọi tắt là Đề tài). Nhóm
nghiên cứu Đề tài đã tiến hành khảo sát,
đánh giá có tính đại diện 05 luật phịng,
chống và 08 luật chun ngành có đối tượng
phịng, chống là các hành vi có tính “thời sự”
khơng chỉ đối với Việt Nam mà đối với thế
giới nói chung. Đó là: Luật Phịng, chống ma
tuý (năm 2000, 2008); Luật Phòng, chống
tham nhũng (năm 2005); Luật Phòng, chống
mua bán người (năm 2011); Luật Phòng,
chống rửa tiền (năm 2012); Luật Phòng,
chống khủng bố (năm 2013); Luật Đất đai

(năm 2003, 2013); Luật Bảo vệ và phát triển

cũng được quy định tội phạm và hình phạt là
cần thiết (tính cấp thiết) và có thể thực hiện
được (tính khả thi). Điều này được minh
chứng trước hết qua thực tiễn lập pháp của
nhiều quốc gia đã được trình bày trên. Đối
với thực tiễn Việt Nam, vấn đề “cần thiết” và
“có thể” ưong việc mở rộng nguồn của pháp
luật hình sự có thể được minh chứng như sau:
Khi xác định BLHS là nguồn duy nhất
của pháp luật hình sự, BLHS phải đáp ứng
được hai yêu cầu thì pháp luật hình sự mới
có thể hồn thành chức năng của mình. Đó là

rừng (năm 2004); Luật Bảo vệ môi trường
(năm 2005, 2014); Luật Cơng nghệ thơng tin
(năm 2006); Luật Chứng khốn (năm 2006);
Luật Bảo hiểm xã hội (năm 2006, 2014);
Luật Bảo hiểm y tế (năm 2008) và Luật An
toàn thực phẩm (năm 2010).
Kết quả nghiên cứu Đề tài cho thấy: Các
BLHS đã có sự chậm trễ trong việc tội phạm
hố/phi tội phạm hố theo u cầu của các
luật phịng, chống và các luật chun ngành.
Ví dụ: Luật Phịng, chống tham nhũng được
ban hành năm 2005 nhưng việc sửa đổi, bổ
sung liên quan đến Luật Phòng, chống tham
nhũng chỉ được thực hiện trong BLHS năm
2015 khi Luật này cũng đã bắt đầu được nghiên


Việt Nam”, Tạp chi Nhà nước và pháp luật, số
11(331)/2015, tr. 37.

40 Đề tài cấp Bộ của Bộ Tư pháp (Chủ nhiệm đề tài:
Nguyễn Ngọc Hồ), 2016.

22

TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 4/2022


\(,mí\ củu - TRAO ĐƠI

cứu để sửa đổi41; Luật Bảo hiểm xã hội được
ban hành năm 2006 và Luật Bảo hiểm y tế
được ban hành năm 2008 nhưng việc sửa
đối, bổ sung liên quan đến hai luật này cũng
chỉ được thực hiện trong BLHS năm 2015
khi đã có Luật Bảo hiểm xã hội mới42 V.V..
Ket quả nghiên cứu Đe tài cũng chỉ ra
rằng, các BLHS không phải luôn luôn đáp
ứng một cách đầy đủ, chính xác u cầu tội
phạm hố của các luật phòng, chống và các
luật chuyên ngành43.
Các kết luận trên đây hoàn toàn phù hợp
với nhận định trong Báo cáo kết quả tổng kết
thực tiễn thi hành BLHS của Bộ Tư pháp:
‘‘Trong một khoảng thời gian 28 năm kể từ
khi BLHS 1985 ra đời, Quốc hội đã 06 lần

sửa đổi, bố sung BLHS, trong đó có một lần
sửa đối cơ bản, toàn diện vào năm 1999.
Mặc dù sửa đổi, bổ sung nhiều lần như vậy
nhưng nhìn chung BLHS hiện hành vẫn còn
nhiều bất cập, chưa theo kịp với yêu cầu
thực tiền ...”. Nhận định này tuy được đưa
ra trước thời điểm ban hành BLHS năm
2015 nhưng có thể cho rằng nhận định này
vẫn đúng ở thời điểm hiện nay vì một trong
những ngun nhân có tính quyết định của
thực trạng “còn nhiều bất cập, chưa theo kịp
với yêu cầu thực tiễn ” mà nhóm nghiên cứu
Đề tài đưa ra là nguyên nhân từ việc giới hạn
nguồn của pháp luật hình sự và ngun nhân
41 Luật Phịng, chống tham nhũng mới được ban hành
ngày 20/11/2018.
42 Luật Bảo hiểm xã hội mới được ban hành ngày
20/11/2014.
43 về mức độ đáp ứng của các BLHS đối với yêu cầu
tội phạm hoá của các luật phòng, chống và các luật
chuên ngành, xem: Bộ Tư pháp, Báo cáo tổng hợp
kết quả nghiên cứu Đe tài khoa học cấp Bộ:
“Nghiên cứu tính thống nhất giữa BLHS trong việc
quy định tội phạm với các luật khác trong hệ thống
pháp luật Việt Nam’’, 2016.

TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 4/2022

này hiện chưa được khắc phục. Nguyên nhân
này có thể được lí giải: “Các luật khác

khơng chỉ chiếm số đơng mà cịn có tỉnh
“linh hoạt”, “nhanh” thay đổi do sự phát
triển của các lĩnh vực khác nhau trong đời
sống xã hội. Trong khi đó, BLHS lại có tỉnh
“ổn định ” hơn, khó cỏ thể thay đổi nhanh vì
lí do kĩ thuật. Thực tiễn cho thấy, các lần
sửa đổi BLHS đều có phạm vi sửa đổi rộng,
sửa nhiều nội dung của Bộ luật và đều sau
thời gian nhiều năm. Theo đó, việc thay đối
kịp thời BLHS đế đáp ứng (đầy đủ và chính
xác) u cầu tội phạm hố của một luật khác
cũng khỏ khả thỉ... ”44.
Tóm lại, có thể khẳng định thực tiễn địi
hỏi phải có sự thay đổi nhận thức về nguồn
của pháp luật hình sự. Sự thay đổi này là cần
thiết để pháp luật hình sự Việt Nam có điều
kiện đáp ứng được kịp thời, đầy đủ và chính
xác các u cầu của xã hội. Theo đó, Việt
Nam cần cho phép các luật khác (luật theo
nghĩa là một hình thức văn bản quy phạm
pháp luật do Quốc hội ban hành) mà ưu tiên
và chủ yếu là các luật chuyên ngành được
xác định hành vi vi phạm luật chuyên ngành
bị coi là tội phạm và quy định khung hình
phạt cho hành vi phạm tội cụ thể đó.
Việc thay đổi này khơng chỉ cần thiết mà
hồn tồn có thể thực hiện được vì sự thay
đổi này chỉ dẫn đến hai điều chỉnh mà việc

thực hiện khơng q khó khăn:

- Sửa một số điều thuộc Phần những quy
định chung của BLHS mà trong đó thể hiện
chỉ BLHS được quy định tội phạm và hình
phạt; và
44 Bộ Tư pháp, Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu
Đe tài khoa học cấp Bộ: “Nghiên cứu tính thống
nhất giữa BLHS trong việc quy định tội phạm với
các luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam ”,
2016, tr. 49.

23


X(,HH \ Cl I - TRA o DO!

- BỔ sung các quy định về hành vi phạm
tội cụ thể và khung hình phạt cho tội cụ thể
trong các luật chuyên ngành khi sửa đổi hoặc

ban hành mới.
Việc sửa đổi này cũng khơng địi hỏi
phải đồng thời. Trước hết, chỉ cần sửa một
số điều của BLHS để có cơ sở pháp lí cho
việc sửa đổi hoặc ban hành luật chuyên

ngành, mà trong đó có nội dung quy định tội
phạm và hình phạt. Việc sửa đổi và việc ban
hành luật chuyên ngành theo hướng được
quy định tội phạm và hình phạt có thể được
triển khai từng bước.

5.
Kết luận
Việc mở rộng nguồn của pháp luật hình
sự ở Việt Nam theo hướng cho phép các luật
khác, đặc biệt là các luật chuyên ngành được
quy định tội phạm và hình phạt là sự phát
triển biện chứng theo hình xốy ổc, đảm bảo
tính kế thừa, tính lặp lại ở trình độ cao hơn.
Theo đó, nguồn của pháp luật hình sự Việt
Nam khơng chỉ có BLHS là nguồn chính, giữ
vị trí chủ đạo mà cịn có luật hình sự phụ gồm

các quy phạm pháp luật hình sự trong các luật
chuyên ngành và các luật phòng, chống. Sự
phát triển này là phù hợp với lí luận, theo xu
hướng chung của thế giới và là cần thiết đối
và hoàn tồn có tính khả thi đối với thực tiễn
hiện nay của Việt Nam. Việc mở rộng nguồn

của pháp luật hình sự theo hướng này sẽ đem
lại nhiều lợi ích, trước hết là các lợi ích:
Thứ nhất, đảm bảo tính ổn định của
BLHS: Khi phát triển theo hướng này,
BLHS sẽ chỉ phải sửa đổi, bổ sung khi cần
thay đổi quy định chung về tội phạm và hình
phạt cũng như quy định về các tội phạm cụ
thể có tính truyền thống và ổn định mà điều

này nói chung ít xảy ra.
Thứ hai, đảm bảo tính kịp thời của pháp

24

luật hình sự: Khi phát triển theo hướng này,
việc bổ sung, sửa đổi quy định về tội phạm
trong luật chuyên ngành sẽ dễ dàng, ít phức
tạp hơn so với việc bổ sung, sửa đổi BLHS
nên có điều kiện bổ sung, sửa đổi nhanh
chóng, đáp ứng kịp thời yêu cầu của thực
tiễn chống tội phạm.
Thứ ba, đảm bảo tính rõ ràng và tính
phân hố cao của các quy phạm pháp luật
hình sự: Khi phát triển theo hướng này, việc
tội phạm hoá các hành vi vi phạm trong luật
chuyên ngành không bị khống chế về số điều
luật như trong BLHS nên có điều kiện phân

chia các loại hành vi và tương ứng là các
khung hình phạt phù hợp khi quy định cũng
như có điều kiện quy định mỗi loại hành vi

vi phạm rõ ràng hơn, tránh tình trạng phải
ghép tất cả các hành vi phạm vào cùng một
điều luật của BLHS45.
Thứ tư, đảm bảo tính đồng bộ của hệ
thống pháp luật: Khi phát triển theo hướng
này, trong cùng một luật có cả ba loại quy
phạm pháp luật: Các quy phạm pháp luật
điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc từng
lĩnh vực chuyên ngành; các quy phạm xử lí
vi phạm và các quy phạm pháp luật hình sự.

Việc thế hiện cả ba loại quy phạm này trong
một luật khơng chỉ bảo đảm tính thống nhất
cao mà cịn đảm bảo chất lượng của các qui
phạm về cả nội dung và kĩ thuật lập pháp.
Thứ năm, đảm bảo điều kiện cho việc
pháp điển hoá: Pháp điển hoá là một q

trình; các quy phạm pháp luật được pháp
điển hố khi đã được kiểm nghiệm trong
45 Ví dụ: Trong BLHS năm 2015, tất cả các hành vi vi
phạm Luật Ke toán cũng như tất cả các hành vi vi
phạm Luật An tồn thực phẩm đều được tội phạm
hố chi trong 1 Điều luật là Điều 221 và Điều 3171
nên dẫn đến sự khơng rõ ràng, khó hiểu về các tội
danh này.

TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 4/2022


NGHIÊN CỨU - TRÂ o ĐÔI

thực tiễn áp dụng. Do vậy, việc xây dựng các
quy phạm pháp luật hình sự trong các luật
khác có thể được coi là bước chuẩn bị cho
việc hệ thống hoá và tiếp theo là pháp điển
hố sau này khi có đủ điều kiện./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Bình, Dự thảo Luật Bảo vệ mơi trường

(sửa đổi): Là luật chung hay luật chuyên
ngành?, Báo điện tử Đại biểu nhân dân,

/>0a-33897.
2. Bộ Tư pháp, về khả năng mở rộng nguồn
của luật hình sự, Tọa đàm của Hội đồng
khoa học Bộ, tháng 4/2014.
3. Bộ Tư pháp, Báo cáo kết quả tổng kết
thực tiễn thi hành Bộ luật hình sự, tháng
2/2015.
4. Bộ Tư pháp, Báo cáo về việc tiếp thu và
giải trình ý kiến của Hội đồng thẩm định
đổi với dự án BLHS (sửa đổi), tháng 2/2015.

5. Bộ Tư pháp, Đe tài khoa học: Nghiền cứu
tính thong nhất giữa BLHS trong việc quy
định tội phạm với các luật khác trong hệ
thống pháp luật Việt Nam, tháng 12/2016.
6. Lê Văn Cảm, Những vấn đề cơ bản trong
khoa học luật hình sự (Phần chung), Nxb.
Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005.
7. Nguyễn Văn Cương (chủ biên), Tỉnh ổn
định của pháp luật - Nhận thức, thực tiễn
và giải pháp đổi mới, Nxb. Chính trị quốc
gia-Sự thật, Hà Nội, 2021.
8. Hạ Dũng (chủ biên), Nghiên cứu so sánh
lập pháp hình sự Trung Việt, Nxb. Pháp luật
(Trung Quốc), 2014, (song ngữ Trung Việt).
9. Hans-Heinrich Jescheck Thomas Weigend,
Giảo trình Luật hình sự - Phần chung,

Nxb. Duncker & Humblot Berlin, 1995
(bản tiếng Đức).
TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 4/2022

10. Nguyễn Ngọc Hồ, “Nguồn của pháp
luật hình sự - Những yêu cầu được đặt ra
cho pháp luật hình sự Việt Nam”, Tạp chí
Luật học, số 7/2011.
11. Nguyễn Ngọc Hoà, “Các định hướng sửa
đổi, bổ sung BLHS Việt Nam”, Tạp chỉ
Luật học, số 4/2013.
12. Nguyễn Ngọc Hoà, “Nội dung riêng biệt
và tính thống nhất của BLHS trong hệ
thống pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Nhà
nước và pháp luật, số 11(331)/2015.
13. Nguyễn Ngọc Hồ (chủ biên), Trách

nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại
- Nhận thức cần thống nhất?, Nxb. Tư
pháp, Hà Nội, 2020.
14. Reinhart Maurach & Heinz Zipf, Luật
hình sự - Phần Chung, Nxb. C.F. Mủller

Juristischer Verlag, Heidelberg, 1992 (Bản
tiếng Đức).
15. Hồ Sỹ Sơn, “Nguồn của pháp luật hình
sự nhìn từ góc độ so sánh pháp luật hình
sự một số nước trên thế giới”, Tạp chí
Nhà nước và pháp luật, so 6(326)/2015.
16. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình

Lí luận nhà nước và pháp luật, Nxb.
Cơng an nhân dân, Hà Nội, 2008.
17. Trường Đại học Luật Hà Nội, Kỷ yếu
Hội thào quốc tế: Pháp luật hình sự Việt
Nam và Trung Quốc trong bối cảnh hội
nhập quốc tế, tháng 01/2013.

18. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giảo trình
Li luận chung về nhà nước và pháp luật,
Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2019.
19. Nguyễn Anh Tuấn, “Bàn về khái niệm
nguồn của luật hình sự”, Tạp chí Khoa
học pháp lí, số 07 (110)/2017.
20. Đào Trí úc, Luật hình sự Việt Nam,
Quyển 1 - Những vẩn đề chung, Nxb.
Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000.

25



×