Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Giải quyết các vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (827.39 KB, 4 trang )

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỐI

LUẠTSƯVIỆTNAM

VIETNAM LAWYER JOURNAL

SỐ 6.THÁNG 6-2022

GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN HÀNH CHÍNH
VÊ ĐẤT DAI - THỤC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
NGUYỄN PHI HÙNG
TÒA ÁN QUÂN Sự QUÂN KHU 4

Tóm tắt: Đất đai có vai trị quan trọng đơi với cuộc sống con người, nó có ý nghĩa hàng đâu trong đời sống kinh tế,
chính trị, xã hội và an ninh, quốc phòng của mỗi quốc gia. Xã hội càng phát triển, các tranh chấp hành chính càng trở nên
phức tạp và rắc rơĩ hơn, đặc biệt trong đó là các vụ án hành chính liên quan đến vấn đê đất đai. Các vụ án hành chính trong
lĩnh vực đất đai đang có xu hướng gia tăng cả vê sõ'lượng, tính chất phức tạp, phát sinh nhiêu ảnh hưởng tiêu cực đến các
mặt của đời sống xã hội.
Từ khóa: Đất đai, vụ án hành chính, vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Abstract: Land is important role in human life, it has the leading meaning in the economic, political, social life and
security and defense of each country. As society develops, administrative disputes become more complex and troublesome,
especially in administrative cases related to land issues. Administrative cases in the field of land are tending to increase both
in number and complexity, generating many negative effects on all aspects of social life.
Keywords: Land, administrative cases, administrative cases in the field of land.

Thực trạng pháp luật
về giải quyết vụ án hành
chính liên quan đến đất đai
Giải quyết vụ án hành chính về
đất đai là hoạt động tố tụng của tòa
án, các cơ quan tiến hành tố tụng,


người tiến hành tố tụng nhằm đưa
ra những phán quyết về tính hợp
pháp của quyết định hành chính,
hành vi hành chính của các chủ thể
có thẩm quyền quản lý hành chính
nhà nước về đất đai bị các cơ quan,
tổ chức, cá nhân khởi kiện.

Khởi kiện vụ án hành chính vê
đat đai
Đối với khởi kiện vụ án hành
chính về đất đai, khơng phải bất
cứ ai cứ có đơn khởi kiện là tòa án
cũng tiến hành thụ lý vụ án. Để
được tòa án thụ lý một vụ án hành
chính về đất đai thì người khởi kiện
phải đáp ứng đủ các điêu kiện khởi
kiện như sau:
Một là, về người khởi kiện
Thứ nhất, người khởi kiện phải là
cá nhân, cơ quan, tổ chức có năng lực
chủ thê’ tham gia quan hệ pháp luật

tố tụng hành chính. Cá nhân là người
từ đủ 18 tuổi trở lên có đầy đủ năng
lực hành vi tố tụng hành chính, cá
nhân là người chưa thành niên (chưa
đủ 18 tuổi) hoặc người mất năng
lực hành vi dân sự thực hiện quyền
khởi kiện vụ án hành chính thông

qua người đại diện theo pháp luật.
Cơ quan, tô chức khởi kiện vụ án
hành chính về đất đai được xác định
là người đứng đầu cơ quan, tổ chức
hoặc người đại diện hợp pháp của cơ
quan, tổ chức đó có quyền khởi kiện
vụ án hành chính về đất đai.

o


I LUẬT sư VIETNAM
VIE TN AM LAWYER. JOURNAL

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỐI

5Ó 6.THẤNG 6-21)22

Thứ hai, người khởi kiện phải
là người có quyền, lợi ích phải bị
ảnh hưởng trực tiếp bởi quyết định
hành chính, hành vi hành chính về
đất đai. Do đó, khi tham gia khởi
kiện vụ án hành chính về đất đai thì
người khởi kiện phải chứng minh
được quyền và lợi ích hợp pháp của
mình bị ảnh hưởng trực tiếp bởi
các quyết định hành chính, hành
vi hành chính về đất đai thì mới có
quyền khởi kiện vụ án ra tịa án để

giải quyết.
Hai là, về đôĩ tượng khởi kiện.
Theo quy định của Luật Tố tụng
hành chính thì đối tượng khởi kiện
vụ án hành chính về đất đai bao
gồm: quyết định hành chính, hành
vi hành chính về đất đai. Đồng thời
quyết định hành chính, hành vi
hành chính phải có liên quan trực
tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của
người khởi kiện, trừ các quyết định,
hành vi sau đây: quyết định hành
chính, hành vi hành chính thuộc
phạm vi bí mật nhà nước trong
các lĩnh vực quốc phòng, an ninh,
ngoại giao theo quy định của pháp
luật; quyết định, hành vi của tòa án
trong việc áp dụng biện pháp xử lý
hành chính, xử lý hành vi cản trở
hoạt động tố tụng; quyết định hành
chính, hành vi hành chính mang
tính nội bộ của cơ quan, tổ chức.
Ba là, thời hiệu khởi kiện. Thời
hiệu khởi kiện vụ án hành chính
được quy định khác nhau đối với
từng đối tượng khỏi kiện. Theo
Điêu 116 Luật Tố tụng hành chính,
thời hiệu khởi kiện quyết định quản
lý hành chính đất đai là 01 năm kê’
từ ngày nhận được hoặc biết được

quyết định hành chính đó.
Trường hợp đương sự khiếu nại
theo đúng quy định của pháp luật
đến cơ quan nhà nước, người có
thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì
thời hiệu khởi kiện được quy định
như sau: 01 năm kể từ ngày nhận
được hoặc biết được quyết định
giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc
quyết định giải quyết khiếu nại
lần hai; 01 năm kể từ ngày hết thời
hạn giải quyết khiếu nại theo quy
định của pháp luật mà cơ quan nhà
nước, người có thẩm quyền khơng

©

- — —

giải quyết và khơng có văn bản trả
lời cho người khiếu nại.
Trường hợp vì sự kiện bất khả
kháng hoặc trở ngại khách quan
khác làm cho người khởi kiện
không khới kiện được trong thời
hạn quy định trên thì thời gian có
Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại
khách quan khác khơng tính vào
thời hiệu khởi kiện. Thịi điểm bắt
đầu tính thời hiệu khởi kiện vụ án

hành chính về đất đai là kể từ ngày
nhận được hoặc biết được quyết
định hành chính, hành vi hành
chính cho đến ngày khởi kiện.
Bốn là, quyết định hành chính,
hành vi hành chính về đất đai mà
người khởi kiện yêu cầu tòa án giải
quyết chưa được tòa án giải quyết
bằng bản án, quyết định đã có hiệu
lực pháp luật.
Năm là, thẩm quyền giải quyết
của tòa án. Theo quy định của Luật
TỐ tụng hành chính thì thẩm quyền
của tịa án là thẩm quyền bắt buộc
bao gồm thẩm quyền theo loại việc
và thẩm quyền theo cấp và lãnh
thô. Thâm quyền theo cấp xét xử và
theo lãnh thổ nói chung và đối với
các vụ án hành chính đất đai nói
riêng được quy định tại Điều 31 và
32 Luật Tơ' tụng hành chính.
Sáu là, hình thức và nội dung
đơn khỏi kiện phải đầy đủ các nội
dung chính: ngày, tháng, năm làm
đơn; tòa án được yêu cầu giải quyết
vụ án hành chính; tên, địa chi, số
điện thoại, số fax, địa chỉ thư điện
tử (nếu có) của người khởi kiện,
người bị kiện, người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan; nội dung quyết

định hành chính hoặc tóm tắt diễn
biến của hành vi hành chính về đất
đai; nội dung giải quyết khiếu nại
(nếu có); u cầu đề nghị tịa án giải
quyết và cam đoan về việc không
đồng thời khiếu nại đến người có
thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
Thụ lý vụ án hành chính v'ê đất đai
Thụ lý vụ án hành chính là việc
tịa án chính thức chấp nhận u
cầu giải quyết tranh chấp hành
chính của người khởi kiện. Việc
khởi kiện ngồi đáp ứng đầy đủ
các điều kiện khởi kiện còn đáp

ứng các điều kiện khác như nộp
tiền tạm ring án phí, trừ trường hợp
được miễn nộp tiền tạm ứng án phí
theo quy định và không thuộc các
trường hợp bị trả lại đơn khởi kiện.
Thời điểm thụ lý vụ án hành
chính về đất đai: Tòa án thụ lý vụ
án vào ngày người khởi kiện xuất
trình biên lai nộp tiền tạm ứng án
phí. Trường hợp được miễn nộp
tạm ling án phí thì ngày thụ lý vụ
án là ngày thẩm phán thông báo
cho người khởi kiện biết việc thụ lý.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc
kể từ ngày nhận được đơn khởi

kiện, chánh án tịa án phân cơng
một thẩm phán xem xét đơn khởi
kiện. Trong thời hạn 03 ngày làm
việc kê’ từ ngày được phân cơng,
thẩm phán phải xem xét đơn khởi
kiện và có một trong các quyết định
sau đây: yêu cầu sửa đổi, bô’ sung
đơn khởi kiện; tiến hành thủ tục thụ
lý vụ án theo thủ tục thông thường
hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án
có đủ điều kiện quy định; chuyên
đơn khởi kiện cho tịa án có thẩm
quyền và thơng báo cho người khởi
kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền
giải quyết của tòa án khác; trả lại
đơn khởi kiện cho người khởi kiện,
nếu thuộc một trong các trường
hợp quy định tại khoản 1 Điều 123
Luật Tố tụng hành chính. Kết quả
xử lý đơn của thẩm phán phải được
thông báo cho người khởi kiện,
phải ghi chú vào sô nhận đơn và
thông báo trên cổng thơng tin điện
tử của tịa án (nếu có).
Thủ tục đối thoại và chuẩn bị
xét xử vụ án hành chính vê đất đai
Đây là một giai đoạn của q
trình tố tụng, được thực hiện trước
khi mở phiên tòa sơ thẩm. Điều 20
Luật TỐ tụng hành chính quy định:

Tịa án có trách nhiệm tiến hành đối
thoại và tạo điều kiện thuận lợi đê
các đương sự đối thoại với nhau về
việc giải quyết vụ án theo quy định
của Luật này. Tuy nhiên, khơng
phải trong trường hợp nào tịa án
cũng có trách nhiệm tiến hành đối
thoại, bởi lẽ có những vụ án hành
chính khơng tiến hành đối thoại
khi giải quyết, đó là những vụ án
không tiến hành đối thoại được, vụ


NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỐI

LUẬT sư VIỆT NAM

V 1 E T*N AM LAW YER JOURNAL

số 6.THẢNG 6-2022

án khiếu kiện về danh sách cử tri,
vụ án xét xử theo thủ tục rút gọn
được quy định tại các Điều 135, 198
và 246 Luật TỐ tụng hành chính.

Thực trạng áp dụng pháp
luật giải quyết vụ án hành
chính về đất đai
Thứ nhất, về xác định chủ thể

khởi kiện. Theo quy định tại khoản
8 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính
thì chủ thê khởi kiện là cá nhân, cơ
quan, tổ chức có quyền khởi kiện
đối với quyết định hành chính,
hành vi hành chính được ban hành
hoặc thực hiện. Tuy nhiên, đối
chiếu vói quy định tại Điều 5 Luật
Đất đai năm 2013 thì người sử dụng
đất ngoài cá nhân, cơ quan tổ chức
theo quy định nêu trên cịn các đối
tượng khác, đó chính là cộng đồng
dân cư gồm những người Việt Nam
sinh sống trên cùng địa bàn thôn,
làng, ấp,...; cơ sở tôn giáo như
chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh
thất... Những đối tượng này có
thê được Nhà nước giao đất, cho
thuê đất và được công nhận quyền
sử dụng đất hoặc nhận chuyên
nhượng quyền sử dụng đất nhưng
việc thành lập và hoạt động không
cân đăng ký theo quy định của
pháp luật. Những đối tượng này có
được quyền khởi kiện vụ án hành
chính về đất đai hay khơng thì hiện
tại pháp luật cịn bỏ ngỏ, chưa có
quy định rõ ràng. Những chủ thê’
này vẫn có thể chịu ảnh hưởng bởi
các quyết định hành chính, hành

vi hành chính trong quá trình sử
dụng đất, tuy nhiên Luật Tố tụng
hành chính khơng có quy định về
vấn đề này. Do đó, cần bổ sung chủ
thể có quyền khởi kiện hành chính
liên quan đến việc sử dụng đất để
có sự đồng nhất giữa Luật Đất đai
và Luật Tố tụng hành chính để bảo
đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho
các đối tượng là cộng đồng dân cư
và cơ sở tôn giáo.
Thứ hai, về đối tượng khởi kiện
vụ án hành chính về đất đai. Theo
quy định thì đối tượng khởi kiện

vụ án hành chính vê đâ't đai là các
quyết định hành chính, hành vi
hành chính có ảnh hưởng trực tiếp
tói quyền và lợi ích hợp pháp của
các cá nhân, cơ quan, tổ chức. Qua
thực tể cho thây, có rất nhiều quyết
định hành chính gây ảnh hưởng
nghiêm trọng tới quyền và lợi ích
của người dân như quyết định phê
duyệt phương án bồi thường tổng
thể, quyết định phê duyệt quy
hoạch kế hoạch sử dụng đất tại địa
phương... nhưng không thuộc đối
tượng khởi kiện theo quy định của
Luật Tố tụng hành chính, dân tới

nhiều thiệt hại trên thực tế.
Thứ ba, về thẩm quyền giải
quyết vụ án hành chính về đất đai.
Theo Điều 30, 31, 32 Luật Tố tụng
hành chính, tịa án là cơ quan có
thẩm quyền giải quyết khởi kiện
liên quan đến quyết định hành
chính quản lý về đất đai.
Tịa án nhân dân cấp huyện có
thẩm quyền giải quyết khiếu kiện
quyết định hành chính, hành vi
hành chính về đất đai của cơ quan
nhà nước, người có thẩm quyền
trong cơ quan nhà nước từ cấp
huyện trở xuống trên cùng phạm vi
địa giói hành chính với tịa án. Tịa
án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền
giải quyết khiếu kiện quyết định
hành chính, hành vi hành chính về
đất đai của các cơ quan nhà nước
cấp cao ở Trung ương: các bộ và cơ
quan ngang bộ, tòa án nhân dân tối
cao, viện kiểm sát nhân dân tối cao;
quyết định hành chính, hành vi
hành chính của cơ quan nhà nước
cấp tỉnh trên cùng phạm vi địa giới
hành chính với tịa án. Bên cạnh đó,
tịa án nhân dân cấp tinh cũng tiếp
nhận khiếu kiện quyết định hành
chính, hành vi hành chính của ủy

ban nhân dân cấp huyện, chủ tịch
ủy ban nhân dân cấp huyện trên
cùng phạm vi địa giới hành chính
với tịa án.
Quy định như trên bảo đảm sự
độc lập trong xét xử đối vói quyết
định hành chính, hành vi hành
chính của ủy ban nhân dân cấp

huyện. Tuy nhiên, có thể thấy đối
với quyết định hành chính, hành vi
hành chính của ủy ban nhân dân
hoặc chủ tịch ủy ban nhân dân cấp
tinh chưa thực sự bào đàm vô tư,
khách quan và độc lập trong xét xư.
Thứ tư, về thời hạn chuẩn bị xét
xử vụ án hành chính. Điều 130 Luật
Tố tụng hành chính quy định thời
hạn chuẩn bị xét xử các vụ án, trừ
vụ án xét xử theo thủ tục rút gọn,
vụ án có yếu tổ nước ngoài và vụ án
khiếu kiện về danh sách cử tri như
sau: 04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ
án đối với trường hợp quy định tại
điểm a khoản 2 Điều 116 của Luật
này; 02 tháng kê từ ngày thụ lý vụ
án đối với trường hợp quy định tại
điểm b khoản 2 Điều 116 của Luật
này. Như vậy là còn thiêù quy định
về thời hạn chuẩn bị xét xử đối với

các trường hợp tại khoản 3 Điều
116 Luật TỐ tụng hành chính(1), vơ
tình dẫn tới sự khơng thống nhất về
mặt thời gian xét xử đối với những
trường hợp này.

Giải pháp nâng cao chất
lượng giải quyết vụ án
hành chính về đất đai
Thứ nhất, để công tác quản lý
nhà nước về đất đai được hiệu quả,
thống nhất và đồng bộ cần khắc
phục những vướng mắc trong quan
hệ giữa Luật Đất đai với các văn
bản pháp luật chuyên ngành khác
có liên quan như Bộ luật Dân sự,
Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp,
Luật Nhà ớ...
Thứ hai, Luật Tố tụng hành
chính đã quy định cụ thể về thẩm
quyền giải quyết vụ án hành chính
đối với quyết định hành chính,
hành vi hành chính của ủy ban nhân
dân hoặc chủ tịch ủy ban nhân dân
cấp huyện được chuyển cho tòa án
nhân dân cấp tỉnh thụ lý giải quyết.
Tuy nhiên, những quyết định hành
chính, hành vi hành chính cấp tỉnh
thì vẫn trao quyền xét xử cho tòa án
nhân dân cấp tinh dẫn tới việc xét

xử chưa thực sự hiệu quả, chưa bảo
đảm nguyên tắc độc lập trong hoạt

(1) Khoản 3 Điều 116 Luật Tố tụng hành chính quy định như sau: Trường hợp đương sự khiếu nại theo đúng quy định cùa pháp luật đến cơ quan nhà nước, người
có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì thời hiệu khởi kiện được quy định như sau:
a) 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;
b) 01 năm kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật mà cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền khơng giải quyết và khơng có vãn
bản trả lời cho người khiếu nại.
.


LŨÂTSƯVỊỆT>M

NGHIÊN CƯU - TRAO ĐÕI

SỐ 6. THÁNG 6-2022

động xét xử. Để thẩm phán độc lập
xét xử và giải quyết một cách khách
quan và hiệu quả các vụ án hành
chính thì nên trao quyền xét xử vụ
án hành chính đối vói quyết định
hành chính, hành vi hành chính của
cơ quan nhà nước cấp tinh cho tòa
án nhân dân cấp trên là Tòa cấp cao
đê’bảo đảm hoạt động xét xử vụ án
hành chính về đất đai được cơng
bằng, khách quan.
Thứ ba, quy định cụ thể về thời
hạn chuẩn bị xét xử đối với các

trường hợp quy định tại khoản 3
Điều 116 Luật Tố tụng hành chính.
Việc thiếu quy định đối với thời
hạn chuẩn bị xét xử của các trường
hợp này dẫn tới việc áp dụng thời
gian chuẩn bị xét xử chưa thống
nhất, cần quy định thêm về thời

hạn chuẩn bị xét xử đối với những
trường hợp này và áp dụng thời
gian là 02 tháng đê’ rút gọn hơn
thời gian chuẩn bị xét xư khi những
quyết định này đã mất thêm thời
gian giải quyết khiếu nại đê’ bảo
đảm thời gian giải quyết vụ án
hành chính hiện nay.
Thứ tư, cần nâng cao chất lượng
quản lý hành chính về đất đai của
các cơ quan hành chính nhà nước.
Các cơ quan hành chính cân có sự
phối hợp, trao đổi để đưa ra những
giải pháp cụ thê’ giúp phòng ngừa
và hạn chế các vụ án liên quan đến
đất đai.
Đối với các cơ quan hành chính
nhà nước, khi ban hành các quyết
định hành chính, hoặc thực hiện
hành vi hành chính cần chú trọng
đến các quy định pháp luật, đặc
biệt các quyết định hành chính

hoặc hành vi hành chính liên quan
đến lĩnh vực đất đai. Đây là lĩnh
vực phức tạp và nhạy cảm trong
đời sống xã hội, ngoài áp dụng
quy định pháp luật cần phải xem
xét cả về thực tiễn q trình quản
lý, sử dụng đất, nhất là cơng tác
cưỡng chế thu hồi đất, bồi thường
giải phóng mặt bằng, cân phải thực
hiện đúng quy trình, thủ tục, thẩm
quyền, bảo đảm tính cơng khai,
dân chủ và quyền lợi của nhân dân.
Khi có khiếu kiện, chỉ đạo xem xét,
giải quyết kịp thời, đúng trình tự,
thủ tục, tăng cường cơng tác tun
truyền, giáo dục pháp luật trong
nhân dân, đặc biệt là các quy định
pháp luật liên quan đêh đất đai,
chính sách đến bù, giải phóng mặt
bằng, tái định cư.
Cơng tác giải quyết khiếu nại
hành chính cũng cần đặc biệt quan

trọng. Cần tiến hành đối thoại qua
đó xác minh đê’ có kết luận giải
quyết khiếu nại được khách quan,
chính xác. Chủ động chỉ đạo, tổ
chức phối hợp giữa cơ quan cấp
trên vói cơ quan cấp dưới. Phát huy
tối đa hiệu quả việc đối thoại, gặp

gỡ, trao đổi với người khiếu nại,
đặc biệt là đối với các vụ việc khiếu
nại đông người, phức tạp, gay gắt,
bảo đảm quyền lợi hợp pháp của
người khiếu nại.
Ngoài ra, tăng cường kiểm tra,
đôn đốc, phối hợp tuyên truyền,
vận động bảo đảm cho các quyết
định giải quyết khiếu nại được
thực hiện có hiệu quả. Đồng thời
giải quyết dứt điểm ngay các vụ
việc mới phát sinh tại cơ sở.
Thứ năm, tăng cường công tác
tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp
hành pháp luật nói chung và pháp
luật về đất đai nói riêng. Cần nâng
cao chất lượng tuyên truyền, giáo
dục pháp luật thơng qua đó, các cơ
quan, tơ’ chức, cá nhân hiêù được
các quy định của pháp luật vê đất
đai, hiểu được quyền và nghĩa vụ
của mình đê’ tuân thủ các quy định
pháp luật về đất đai.
Ngoài ra, việc tuyên truyền,
giáo dục pháp luật tại các phiên
tòa là điều rất quan trọng. Thơng
qua việc xét xử cơng khai các vụ án
hành chính về đất đai, người dân
theo dõi, quan sát, đánh giá hội
đong xét xử, nam được trình tự,

thủ tục tố tụng và các nội dung giải
quyết, các quy định pháp luật áp
dụng. Từ đó nâng cao nhận thức về
pháp luật cho người dân, giúp chấp
hành pháp luật nói chung và pháp
luật về đất đai nói riêng một cách
nghiêm túc và hiệu quả.
N.P.H

Tài liệu tham khảo:
Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị v'ê Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.
Luật TỐ tụng hành chính năm 2015.
3. Luật Đất đai năm 2013.
4. Nghị quyết số 02/2011/NQ-HĐTP ngày 29/7/2011 của Hội đồng Thẩm Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn
thi hành một số quy định của Luật Tố tụng hành chính.
5. Nghị quyết số 01/2015/NQ-HĐTP ngày 15/01/2015 của Hội đồng Thâm phán Tòa án nhân dân tối cao sửa
đổi, bô’ sung một số điều của Nghị quyết số 02/2011/NQ-HĐTP.
1.
2.



×