HỌC VIỆN Tư PHÁP
LUẬT Sư THAM GIA BÀO CHỮA TRONG vụ ÁN XÂM PHẠM
TÍNH MẠNG, sức KHỎE CỦA CON NGƯỜI - NHỮNG VƯỚNG MAC
TỪ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÀ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN
Ngun Văn Hun11
Nguyễn Kim Chi2
Tóm tắt: Hoạt động bào chừa của luật sư trong vụ án hình sự nói chung và vụ án xâm phạm tính
mạng, sức khỏe nói riêng đã đạt được những kết quả nhất định. Thưc tiễn thời gian qua cho thay,
việc tham gia tố tụng của luật sư không những bảo đảm tốt hơn quyền bào chữa của bị can, bị cáo,
mà cỏn giúp các cơ quan tiến hành to ti/ng phát hiện, sửa chữa những thiếu sót, làm rõ sự thật khách
quan, xét xử đúng người, đúng tôi, đủng pháp luật, bào vệ pháp chê xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên,
thực tê vãn tôn tại những hạn chê trong hoạt động của luật sư khi tham gia giải quyêt các vụ án xâm
phạm tính mạng, sức khỏe. Nguyên nhãn cùa những hạn chế đó là một phần do bất cập trong quy
định cùa pháp luật, vì vậy việc tiếp tục nghiên cứu nhằm hoàn thiện một số quy định của pháp luật
và nâng cao hiệu quả hoạt động bào chữa cùa Luật sư trong quá trình tham gia giải quyết vụ án hình
sự nói chung và vụ án xâm phạm tỉnh mạng, sức khỏe nói riêng là thực sự cần thiết.
Từ khóa: Hoàn thiện pháp luật, hoạt động bào chữa, các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe.
Nhận bài: 20/2/2022; Hồn thành biên tập: 15/3/2022; Duyệt đăng: 23/3/2022.
Abstract: Defense activities oflawyers in criminal cases in general and cases ofinfringing upon
life, health in particular have achieved certain results. The reality of the past time has shown that
the participation of lawyers in the proceedings not only better guarantees the defense rights of the
accused and defendants, but also helps the procedure-conducting agencies to detect and correct
shortcomings, clarify the objective truth, judge the right person, the right crime, the law, protect the
socialist legality. However, in reality, there are still limitations in the activities of lawyers when
participating in solving cases that infringe on life, health. The cause ofthose limitations is partly due
to the inadequacy in the provisions of the law, so continuing to improve some provisions of the law
in order to improve the effectiveness of the lawyer s defense activities during the participation
process. Solving criminal cases in general and cases of infringing on life, health in particular is
really necessary.
Keywords: Perfecting the law, defense activities, crimes infringing on life, health.
Date of receipt: 20/2/2022; Date of revision: 15/3/2022; Date ofApproval: 23/3/2022.
1. Hoạt động bào chữa của luật SU' trong
vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con
người và những khó khăn, vướng mắc tù’ các
quỵ định của pháp luật
Thệ chê hóa qụy định của Hiên pháp năm
2013 vê bảo vệ quyên con người, Bộ luật Hình sự
năm 2015 (BLHS) quy đinh nhóm các tội xâm
phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phâm, danh dự,
của con người chương XIV, chỉ sau chương các
tội xâm phạm an ninh quôc gia thê hiện rõ quan
diêm của Nhà nước luôn coi con người là vôn
quý của xã hội, là đối tượng hàng đầu được pháp
luật hình sự bảo vệ.
Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe của
con người có tính nguy hiêm caọ, có mức hình
phạt nghiêm khăc, trong đó nhiêu tội có mức
hình phạt chung thân hoặc từ hình. Vì vậy, đây là
các vụ án thường có sự tham gia của Luật sư với
tư cách là người bào chữa, có thê do phía người
phạm tội nhờ hoặc được chì định bào chữa theo
quy định của phập luật.
Trong thực tiễn cuộc sống, đây cũng là nhóm
tội phạm thường xuyên xảy ra và có chiếm tỷ lệ
cao trong các vụ án hình sự. Một sô vụ án oan
sại xảy ra trong thời gian vừa qua được dư luận
rất quan tâm như: Vụ án Vườn Điều, Nguyền
1 PGS.TS, Nguyên Phó Giám đốc Học viện Tư pháp.
2 Tiến sỹ, Giảng viên Khoa Đào tạo chung nguồn Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư, Học viện Tư pháp.
số 3/2022 - Năm thứ mười bỉy
NghéLuột
Thanh Chấn, Huỳnh Văn Nén, Hàn Đức Long...
cũng là những vụ án xâm phạm sức khỏe, tính
mạng của con người. Vì vậy, sự tham gia của
Luật sư trong các loại án này là rât quan trọng và
cân thiêt vừa đảm bảo được quyên và lợi ích hợp
pháp cho người bi buộc tội, tránh oan sai trong
quá trình giải quyêt vụ án.
về vấn đề phải chứng minh đối với các vụ án
xâm phạm tính mạng, sức khỏe thì ngồi việc
chứng minh theo quy định tại Điều 85 Bộ luật Tố
tụng liinh sự năm 2015 (BLTTHS năm 2Ỏ15),
một số vụ án còn phải làm rõ nguyên nhân chểt
người; tính chât thương tích, mức độ tơn hại sức
khỏe bằng biện pháp như khám nghiệm hiện
trường, khám nghiệm tử thi, giám định. Có
những vụ án phức tạp cơ quan điêu trạ còn phải
thực hiện nhiều lần một biện pháp điều tra như
thực nghiệm điêu tra, giám định, phải vận dụng
tri thức khoa học thuộc nhiêu lĩnh vực, như: y
học, sinh học, hóa học, vật lý học, tâm lý học,
khoa học vê dâu vêt, khoa học vê vũ khí... đê
xác định tội phạm và người thực hiện tội phạm.
Điêu đó địi hỏi những người tiên hành cũng như
người tham gia giải quyêt vụ án - trong đó có
Luật sư - cần phải có những tri thức và sự am
hiểu nhất định về các lĩnh vực này để thực hiện
hoạt động bào chữa. Đây thực sự là một khó khăn
vì khả năng nhận thức có hạn của mơi con người
trước những tri thức sâu rộng của khoa học và
đời sống, mà việc hiểu biết cần phải có q trình
cũng như cân phải có trình độ và sự chun mơn
hóa cao.
Khi tham gia vụ án, luật sư phải thực hiện
các công việc bào chừa cho người bị buộc tội
trên cơ sở quy định của pháp luật, phù hợp với
đặc thù của vụ án xâm phạm tính mạng, sức
khỏe của con người, bao gôm việc tham gia một
số hoạt động điêu tra, thu thập chứng cứ, nghiên
cứu hồ sơ, trao đổi với bị can, bị cáo, kiến nghị
với cơ quan tiến hành tố tụng, thực hiện các
hoạt động tranh tụng tại phiên tịa nhăm tìm ra
các cãn cứ bào chữa cho thân chủ vơ tội hoặc
căn cứ giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho người
bị buộc tội, bảo vệ quyên và lợi ích họp pháp
của họ.
Hoạt động bào chữa của luật sư góp phân
khơng nhỏ vào việc bảo vệ cơng lý. Hoạt động
của luật sư tuy không phải là hoạt động tư pháp
nhưng lại có mối liên hệ gắn chặt với hoạt động
tư pháp, hô trợ cho hoạt động tư pháp. Hoạt
động bào chữa của luật sư có thể xem nhự cơng
cụ hữu hiệu đê giúp cho các cá nhân, tô chức
bảo vệ được các qun và lợi ích chính đáng
của mình.
Tuy nhiên, thực tiền tham gia vụ án hình sự
vê các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe của
con người cho thấy, do những bất cập của
BLHS và BLTTHS trong một sơ quy định liên
quan nên luật sư gặp khơng ít khó khăn khi việc
thực hiện hoạt động bào chừa của mình. Một sơ
quy định trong các Bộ luật này quy định chưa
đây đủ, chưa rõ, hoặc thiêu cơ chê bảo đảm thực
hiện quyên của người bào chữa nói chung và
luật sư nói riêng.
Thứ nhât, khi luật sư tham gia bào chừa
các vụ án xâm phạm tính mạng sức khỏe, hoạt
đơng trao đổi, kiến nghị của luật sư với cơ quan
tiển hành tố tụng, người tiến hành tổ tụng hoặc
hoạt động tranh tụng của luật sư tại phiên tịa
nhiều khi khơng đạt được hiệu quả cao bởi do
quan diêm của luật sư khi đê xt khơng được
chấp nhận.
Ví dụ, vụ án xảy ra ở huyện KR, tỉnh ĐL.
Nguyễn Văn A đã dùng dao nhọn đâm chết Trần
Vãn K vì mâu thuẫn cá nhân. Trước đó, A đã
từng theo học lớp vẽ do K dạy trong thời gian
ngắn. Tại phiên tòa, Kiểm sát viên cho rặng cần
áp dụng tình tiêt định khung tăng nặng đôi với A
là “Giet thầy cô giáo của mình”... Luật sư bào
chừa đã tranh luận lại với quan diêm này của
Kiêm sát viên. Luật sư cho răng A giêt K là do
mâu thuân cá nhân, không liên quan đên hoạt
động giảng dạy hay công việc của K. Hơn nữa, K
là thây giáo dạy vẽ tự. do, K không cơng tác ở cơ
sở giáo dục nào, A cũng chì đên học vẽ trong thời
gian ngắn và thời điểm thực hiện hành vi phạm
tội, A khơng cịn theo học lớp vẽ này vì vậy việc
áp dụng tình tiêt định khung “Giêt thây cơ giáo
của mình” là khơng đúng. Tuy nhiên, quan diêm
này của Luật sư lại không được Hội đông xét xử
châp nhận.
Vụ án khác xảy ra tại huyện CM, thành phố
HN. Do mâu thuân nên Nguyên Đinh T đã dùng
con dao tự chê chém 2 nhát vào lưng và vai của
H (H 63 tuổi và mắc bệnh tiểu đường cấp độ 3).
vết thương gây nên tỉ lệ thương tật là 31%. Tại
phiên tòa, Kiểm sát viên căn cứ theo hướng dẫn
tại điểm a, tiểu mục 4.1 Mục 4 Nghị quyết số
01/NQ-HDTP ngày 02/10/2007 cua Hội đồng
thâm phán Tòa án tơi cao thì "Người q già
o
HỌC VIỆN Tư PHÁP
yếu ” là người từ 70 tuổi trở lên hoặc người từ 60
tuôi trở lên nhưng thường xun đau ơm, đê nghị
áp dụng tình tiêt định khung “Phạm tội với người
già yếu” đội với T. Luật sư cho rằng theo hướng
dẫn tại tiểu mục 2.4 Mục 2 Nghị quyết so
OỊ/2006/NQ-HĐTP ngày’ 12/5/2006 cua Hội
đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tổi cao
thì "Người già ” là người từ 70 tuôi trở lên, bị hại
H mới 63 tuôi, mặc dù bị hại măc bệnh tiêu
đường nhưng bị hại vẫn sinh hoạt, lao động bình
thường nên khơng thê áp dụng tình tiêt “Phạm
tội với người già yêu được”. Việc Kiêm sát viên
cho răng bị hại H là người già u là khơng chính
xác. Lập luận này của Luật sư không được Hội
đông xét xử châp nhận
Hay vụ án “Cô ý gây thương tích” xảy ra ở
quận BT, Thành Phơ H. A dùng dao lê nhỏ chém
xượt qua vai của T làm T bị thương tật 2%. T vì
thù tức từ trước nên đã làm đơn yêu câu khởi tô
A. Cơ quan điều tra đã khởi tổ bị can A theo điểrn
a khoản 1 Điều 134 BLHS. Luật sư làm đơn kiến
nghị đề nghị đình chỉ vụ án vì vết thương không
gây ảnh hưởng nhiêu đên sức khỏe của T, tính
nguy hiêm cho xã hội khơng cao nhưng đê nghị
này của Luật sư khơng được châp nhận. Trong
khi đó ở tỉnh BN, cũng xảy ra vụ cơ ý gây thương
tích, bị hại A bị thương tật 4% do bị đôi tượng c
dùng gậy gô đập vào lưng. Tuy nhiên Cơ quan
điều tra khơng khởi tổ vụ án vì cho ràng tỉ lệ
thương tật khơng đáng ke, tính nguy hiểm của
hành vi khơng cao mặc dù bị hại A cũng có đơn
yêu cầu khởi tố.
Từ những vụ án xâm phạm tính mạng, sức
khỏe trên có thề thấy rằng, nhiều trường hợp
cùng hành vi phạm tội giông nhau nhưng môi
nơi lại định tội danh, định khung hình phạt
khác nhau... Điêu này gây khó khăn cho luật
sư khi đưa ra quan diêm bào chừa vì nêu quan
điềm của luật sư khơng đồng nhất với quan
điểm củạ người tiến hành tố tụng thì rất khó
được châp nhận.
Ngun nhân của tình trạng này là do một sô
quy định của BLHS năm 2015 vê các tội xâm
phạm tính mạng, sức khỏe cịn chưa rõ ràng,
chưa có hưởng dân cụ thê nên cịn có nhiêu quan
diêm khác nhau, đôi khi phụ thuộc nhiêu vào
nhận thức của người tiên hành tô tụng.
Thứ hai, trong thực tiên, đôi tượng phạm tội
đơi với nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức
khỏe thường bị áp dụng biện pháp ngăn chặn
tạm giữ, tạm giam nên việc luật sư được tham
gia ngay vào giai đoạn điều tra là rất cần thiết.
Nhưng muốn tham gia vào giai đoạn điều tra,
Luật sư cân được câp văn bản thông báo người
bào chừa. Khoản 4 Điều 78 BLTTHS năm 2015
quy định, thời hạn cấp văn bản thông báo người
bào chữa "... trong thời hạn 24 giờ kê từ khi
nhận đủ các giây tờ...”. Tuy nhiên, quy đinh
này hâu như khơng thê thực hiện trên thực tê vì
khi luật sư muôn được câp thông báo bào chữa,
luật sư làm thủ tục tại trực ban hình sự của Cơ
quan điêu tra. Trực ban hình sự của Cơ quan
điêu tra tiêp nhận thủ tục đăng ký bào chữa từ
luật sư, sau đó tơng họp và chun cho Điêu tra
viên đựợc phân công điêu tra vụ án, Điêu tra
viên kiêm tra hô sơ, làm tờ trình cho Thủ trưởng
hoặc phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra ký Thông
báo vê việc đăng ký bào chữa và vào sơ đăng
ký bào chữa sau đó chuyển trả cho bộ phận trực
ban hình sự, bộ phận trực ban hình sự thơng báo
cho luật sư đên nhận trực tiêp hoặc gửi văn bản
thông báo luật sư cho người đãng ký bào chừa
nếu nộp qua đường bưu điện. Thực hiện đủng
các thù tục trên mât nhiêu thời gian hơn quy
định của luật. Chính vì vậy, việc luật sư bào
chữa tham gia ngay vào hoạt động điêu tra ngay
sau 24h tự khi nộp hô sơ xin câp thông báo bào
chữa là rât khó.
Thứ ba, khi tham gia bào chữa trong vụ án
hình sự nói chung cũng như vụ án vê các tội
xâm phạm tính mạng, sức khỏe nói riêng, trong
nhiêu trường họp, Luật sư cân tiên hành hoạt
động thu thập chứng cứ, tài liệu, đơ vật liên
quan, có lợi cho thân chủ mà mình bảo vệ đê
cùng Cơ quan tiến hành tố tụng làm rõ sự thật
khách quan của vụ án. Để đảm bảo việc giải
quyêt vụ án một cách khách quan, cơng băng,
BLTTHS năm 2015 đã có những quy định mới,
cho phép người bào chừa được quyền: “Thu
thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu.
Tuy nhiên, khơng phải lúc nào luật sư cũng có
the tự minh thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật.
Trong thực tiễn có nhiều trường họp luật sư đề
nghị nhưng cơ quan, tơ chức, cá nhân đã cơ tình
khơng cung cấp những tài liệu mà họ đang cất
giữ hoặc chiếm giữ. Việc cản trở này vi phạm
quy định thê hiện tại khoản 5 Điêu 27 Luật
Luật sư “... không được cản trở hoạt động hành
nghê của luật sư...”, song từ trước đên nay thực
tiên chưa có trường họp nào bị xử lý. Việc làm
số 3/2022 - Năm thứ mười bảy
NghêLuãt
trên của cơ quan, tổ chức, cá nhân đã gây khó
khăn cho luật sư trong hoạt động thu thập
chứng cứ.
Ví dụ, Luật sư H thuộc đồn Luật sư Thành
phơ Hà Nội, là luật sư bào chừa cho bị can c
trong vụ án “Giêt người”, c đã giêt bị hại vì mâu
thuẫn trong làm ăn. Luật sư đã đến cơ quan nơi
bi hại công tác đề nghị cung cấp một so tài liệu
vê công việc của bị hại nhưng cơ quan đó khơng
cung câp và trả lời ráng họ khơng có nghĩa vụ
phải cung cấp tài liệu của cơ quan họ cho luật sư
và họ chỉ cung cấp khi có văn bản đề nghị của cơ
quan điêu ưa.
Thứ tư, khi bào chữa vụ án về tính mạng, sực
khỏe, việc tham gia hoạt động hỏi cung là rât cân
thiêt giúp luật sư có thê hỏi đê làm sáng tỏ tình
tiết vụ án có lợi cho thân chủ. Tuy nhiên, có
trường hợp luật sư khơng được hỏi vì lý do thời
gian hịi cung đã hêt.
Ví dụ, Luật sư H thuộc Đồn luật sư thành
phơ Hà Nơi, khi bào chữa cho bị can c bị khởi tô
vê tội “Giêt người”. Luật sư có mặt đúng giờ tại
buổi hỏi cung và chờ khi điều fra viên hỏi xong
thì xin phép cho lụật sư được hỏi nhựng điều tra
viên nói ràng đã hết thời gian trích xuất can phạm
nên khơng còn đủ thời gian cho luật sư hỏi. Luật
sư cũng không thể khiêu nại bởi luật không quy
định cụ thê vê thời gian điêu tra viên phải dành
cho luật sư được hỏi.
Thứ năm, đê bào chữa cho thân chủ trong
vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe thì hoạt
động luật sự gặp và trao đôi với thân chủ là hêt
sức cân thiêt giúp cho luật sư khai thác được
thông tin và tư vân cho thân chủ. BLTTHS năm
2015 quy định luật sư đựợc gặp, hỏi người buộc
tội. Tuy nhiên trên thực tê việc gặp thân chủ đang
bị tạm giam khá khó khăn.
Ví dụ, Luật sư C bào chữa cho bị can N bị
khởi tô vê tội “Giêt người”. Khi luật sư xin
giám thị trại giam ỵào gặp thân chủ đê trao đôi
với thân chủ một sô thông tin cân thiêt thì được
biết vụ án này thuộc trường hợp điều tra viện
giám sát nên luật sư đã phải đi vê sau đó nhiêu
lân điện thoại thì điều tra viên nói bận việc
chưa bơ trí giám sát được và sau nhiêu tháng
luật sư cũng chưa thê gặp được bị cạn phạm tội
giết người đang bị tạm giam. Điều này luật
cũng chưa có quy định trường hợp nào cân
giám sát của điêu tra viên và thời gian bơ trí
giám sát nên nhiều trường họp do sự tùy tiện
của Điều tra viên và điều đó đã gây ảnh hưởng
đên hoạt động bào chừa của luật sư
Thứ sáu, hành vi phạm tội trong các tội
phạm xâm phạm sức khỏe, tính mạng, thường
được thực hiện bời các hành vi khách quan như
đâm, chém, đánh đập... diên ra tại những địa
diêm nhât định, nên đê chứng minh, làm rõ sự
thật khách quan, trên thực tiện, một loại hoạt
động điêu tra thường được tiên hành trong các
vụ án hình sự vê xâm phạm sức khỏe, tính mạng
của con người lây lời khai của bị hại, người làm
chứng, khám nghiệm tử thi, xem xét dâu vêt
trên thân thê, giám định... Tuy nhiên, khi luật
sư đê nghị tham gia những hoạt động điêu tra
này rât khó được châp nhận vì luật không quy
định luật sư được tham gia các hoạt động điều
tra này. Ví dụ, Luật sư H là người bào chừa bị
can c bị khởi tô tội “Giêt người”. Khi Luật sư
đê nghị được có mặt khi lây lời khai người làm
chứng duy nhât trong vụ án giêt người nhưng
Điêu tra viên khơng châp nhận vì luật khơng
quy định cho luật sư có quyên có mặt khi lây
lời khai của người làm chứng
Bên cạnh đó, theo quy định của pháp luật thì
chưa có sự bình đăng giữa người tiên hành tô
tụng khi quy định vị thê của luật sư so với điêu
tra viên khi tham gia tố tụng trong giai đoạn
điều tra, thể hiện rõ nhất tại Điều 201 BLTTHS
năm 2015: “Khi khám nghiệm hiện trường phải
có người chứng kiên; có thê cho bị can, người
bàọ chữa... tham gia ...”; hoặc qụy định tại
Điều 204 BLTTHS năm 2015: “Điều tra viển
chủ trì tiến hành thực hiện điều tra và việc thực
nghiệm điều tra phải có người chứng kiến...
Trường họp cân thiêt... người bào chữa có thê
tham gia”. Những hoạt động điều tra được thực
hiện trong giai đoạn điêu tra có ý nghĩa quan
trọng làm rõ sự thật khách quan của vụ án hình
sư như khám nghiệm hiện trường, thực nghiệm
điêu tra... Việc luật quy định như vậy làm cho
việc tham gia tơ tụng của luật sư có vai trị mờ
nhạt, tham gia hoăc không cũng được, không
phải là nghĩa vụ băt buộc. Việc không tham gia
của luật sư trong các hoạt động này khiên luật
sư khó khăn trong việc kiêm tra, đánh giá chứng
.cứ, làm sáng tỏ những tình tiêt, căn cứ gỡ tội,
xác định người bị buộc tội vơ tội, những tình
tiêt giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho họ.
Những khó khăn, vướng măc trong hoạt
động bào chữa của luật sư nêu trên đêu có
HỌC VIỆN Tư PHÁP
nguyên nhân vì pháp luật quy định thiếu hoặc
chua rõ nên luật su không thê thực hiện có hiệu
quả hoạt động bào chừa của mình. Vì thế cẩn
tiêp tục nghiên cứu sửa đôi BLHS năm 2015 và
BLTTHS năm 2015 và các quy định có liên
quan ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động bào
chừa của luật sư trong các vụ án xâm phạm tính
mạng, sức khỏe.
2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật nhăm
nâng cao hiệu quả hoạt động bào chữa của
luật sư khi tham gia các vụ án xâm phạm tính
mạng, sức khỏe của con người
2.1. Hồn thiện một sơ quy định pháp luật
hình sự
Thứ nhất, hồn thiện quy định pháp luật về
tinh tiêt “Giêt thây cô giáo của mình” quy định
tại điểm đ khoản 1 Điếu 123 BLHS; “Cố ý gậy
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe đoi
với thây cơ giáo của mình” quy định tại điêm d
khoản 1 Điều 134 BLHS.
Do chưa hướng dẫn nên khi áp dụng đã có
nhiều ý kiến chưa thống nhất về thế nào là thầy
cô giáo của người thực hiện hành vi gây thương
tích. Điêu này đã gây khó khăn cho luật sư khi
đưa ra quan điểm bào chữa.
Vì vậy, nên có văn bản hướng dẫn cụ thể về
điêu kiện áp dụng tình tiêt định khung tăng nặng
“đơi với thây giáo, cơ giáo của mình” theo
hướng: 1) BỊ hại phải là người làm việc trong cơ
sở giáo dục, đào tạo, dạy nghê được cơ quan Nhà
nước có thâm quyên cho phép hoặc công nhận,
theo họp đông hoặc theo biên chê; 2) BỊ hại đã
hoặc đang trực tiêp hoặc gián tiêp thực hiện chức
năng giáo dục, đào tạo, dạy nghê cho người
phạm tội; 3) Hành vi cô ý gây thương tích cho bị
hại là vì lý do thực hiện nhiệm vụ giáo dục, đào
tạo, dạy nghê đôi với người phạm tội, khơng
phân biệt nhiệm vụ đó đã được thực hiện hay
đang được thực hiện.
Thứ hai, hoàn thiện quy định pháp luật vê
tinh tiết “cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe đoi với người già yếu” quy định tại
điểm c khoản 1 Điều 134 BLHS.
Khái niệm “người già yếu” là khái niệm mang
tính định tính, khơng rõ ràng sẽ dân tới việc hiêu,
áp dụng không thống nhất ưong thực tế.
Do vậy nên quy định là: “cô ý gây thương
tích hoặc gây tơn hại sức khỏe đơi với người từ
70 ti trở lên”. Bởi vì theo y học, khi cơ thê con
người từ 70 tuôi trở lên, các bộ phận cơ thê đã
lão hóa, hoạt động kém hiệu quả, việc trao đổi
chất và tái tạo tế bào diễn ra chậm do vây khi
người phạm tội gây thương tích hoặc gây tôn hại
sức khỏe cho đôi tượng này rât nguy hiêm vì khả
năng phục hơi của họ là khó khăn.
Thứ ba, hồn thiện quy định pháp luật vê
tình tiết “Giết người ni dưỡng mình” quy
định tại điểm đ khoản 1 Điều 123 BLHS năm
2015, “Cơ ý gây thương tích hoặc gây tôn hại
cho sức khỏe đôi với người nuôi dưỡng mình”
quy định tại điểm d khoản 1 Điều 134 BLHS
năin2015.
Đối với tình tiết này, nhà làm luật'nên bổ
sung hướng dân chỉ áp dụng tình' tiêt định
khung tăng nặng “Cơ ý gây thương tích hoặc
gây tơn hại sức khỏe đơi với người ni dưỡng
mình” nêu thỏa mãn ba điêu kiện; 1) Nạn nhân
là người đã hoặc đang nuôi dưỡng người phạm
tội; 2) Quan hệ nuôi dưỡng được pháp luật
thừa nhận; 3) Việc ni dưỡng đã diên ra
thực tế.
Thứ tư, hồn thiện quy định về tỷ lệ thương tật
dưới 11% đê xác định phạm tội cơ ý gây thương
tích hoặc gây tôn hại sức khỏe người khác.
Khoản 1 Điều 134 BLHS quy định hành vi
cơ ý gây thương tích hoặc gây tôn hại cho sức
khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể
từ 11% đên 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc
một trong 1 ọ tình tiêt định khung thì phạt tù từ
sáu tháng đên ba năm. Tuy nhiên lại khơng có
một văn bản pháp luật nào hướng dẫn dưới 11%
thì mức tối thiểu là bao nhiêu phân trăm thì cấu
thành tội phạm. Từ đó đã tạo ra sự khơng thống
nhât trong việc áp dụng pháp luật trong cả nước,
có trường họp gây thương tích 2% bị coi là
phạm tội, nhưng cũng có ý kiên cho răng chưa
phạm tội. Vì vậy, cơ quan Nhà nước có thâm
quyên cân sớm ban hành văn bản pháp luật
hướng dẫn cụ thể tỷ lệ thương tật dươi 11 % là
bao nhiêu phân trăm, đê đảm bảo việc áp dụng
pháp luật được thông nhât, tránh trường họp chỉ
dựa vào ý chí chủ quan đê khơng châp nhận ý
kiến của luật sư. Căn cứ vào thực tiễn xét xử các
nhà làm luật nên quy định mức độ tỷ lệ thương
tật là từ 5% đến dưới 11% mà thuộc 10 tình tiêt
định khung thì đủ căn cứ đê truy cứu trách
nhiệm hình sự là phù hợp vì hành vi gây thương
tích dưới 5% thì tính nguy hiêm cho xã hội
không cao, theo chúng tôi chưa đên mức bị truy
cứu trách nhiệm hình sự.
số 3/2022 - Năm thứ mười bảy
NghếLuãt
2.2. Hoàn thiện một số quy định về pháp
luật tơ tụng hình sự
Thứ nhất, hồn thiện việc cấp văn bản thơng
báo người bào chữa đúng thời hạn luật định.
Theo chúng tôi, đê việc câp văn bản thông
báo người bào chửa được thực hiện trong thời
hạn 24 giờ theo quy định củạ BLTTHS năm 2015
cấn trao thẩm quyến cho Điều tra viên được phân
công điều tra ký văn bản thơng báo người bào
chữa thay vì lãnh đạo Phòng cảnh sát điêu tra ký
như hiện tại. Sửa đổi như trên sẽ phù hợp với
việc thực hiện cải cách hành chính theo hướng
“một cửa”, Điêu tra viên được phân công điêu tra
vụ án là người tiêp nhận thủ tục đăng ký bào
chừa đông thời là người ký vãn bản thơng báo
người bào chừa, xóa bỏ đầu mối trung gian là bộ
phận tiêp nhận thủ tục đăng ký bào chữa.
Ngồi ra, trên thực tiễn, vì nhiều lý do chủ
quan, khách quan, cơ quan, người tiến hành tố
tụng không thực hiện đúng quy định trên nhưng
luật chưa có quy định chê tài xử lý trường hợp
này. Vì vậy, BLTTHS cần có quy định cụ thể
hơn vê trách nhiệm của người có thâm qun
tiên hành tơ tụng trong việc gửi văn bản thông
báo người bào chữa và chê tài cho việc cơ tình
trì hỗn, sách nhiêu hoặc đựa ra những lý
do không hợp pháp để từ chối việc đăng ký
bào chữa.
Thứ hai, hoàn thiện quy định pháp luật về
việc thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đô vật;
giao nộp chứng cứ; yêu câu cơ quan, tô chức, cá
nhân cung cấp chứng cứ, tài liệu, đồ vật; kiểm
tra, đánh giá chứng cứ trong giai đoạn điêu tra.
Theo chúng tôi để luật sư trong các vụ án xâm
phạm tính mạng, sức khỏe của cọn người bàọ
chữa hiệu quà can phải sửa đổi, bổ sung một số
quy định của BLTTHS như sau:
- Quy định mở rộng hơn các hoạt động điêu tra
luật sư được tham gia. Đó là tham gia lấy lời khai
của bị hại, người làm chứng, khám nghiệm tử thi,
xem xét dâu vêt trên thân thê, giám định...
- Quy định rõ trường họp nào Điều tra viên
giám sát việc luật sư gặp người bị buộc tội,
quyên, nghĩa vụ của người giám sát; quy định
thời gian thực hiện giám sát của Điêu tra viên
tránh việc điêu tra viên lạm dụng gây khó khăn
cho việc gặp người bị bắt, người bị tạm giữ, bị
can cùa luật sư
- Quy định trách nhiệm của cơ quan tiến hành
tố tụng không chấp nhận yêu cầu tham gia hoạt
động điều tra, yêu cầu thu thập chứng cứ của
Luật sư, phải có văn bản nêu rõ lý do. Cơ quan có
thẩm quyền cần quy định trong các văn bản
hướng dân dưới luật việc chê tài xử lý Điêu trạ
viên, Kiểm sát viên trong trường họp Luật sư đề
nghị “cơ quan có thâm qun tiên hành tơ tụng
thu thập chứng cự; hoặc yêu câu người có thâm
quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá chứng
cứ “nhưng cơ quan, người có thâm qun tiên
hành tổ tụng khơng thực hiện đề nghị, yêu cầu
của Luật sư.
- Quy định trách nhiệm của các cơ quan, tơ
chức cá nhân có lưu giữ tài liệu, chứng cứ liên
quan đên vụ án có nghĩa vụ cung câp cho Luật
sư. Trường hợp không cung câp được thì phải
thơng báo bàng văn bản nêu rõ lý dọ cho Luật sư
như quy định tại Điều 7 Bộ luật Tố tụng dân sự
về trách nhiệm cùng cấp tài liệu, chứng cứ theo
yêu cầu đương sự. Quỹ định rõ chế tài nếu cơ
quan, tô chức, cá nhân cô tình gây khó khăn
khơng cung câp chứng cứ.
Thứ ba, hồn thiện cơ chê qun bình đãng
giữa người tiên hành tơ tụng và luật sư.
Hiện nay, một số quy định của BLTTHS năm
2015 vê sự tham gia của luật sư trong các hoạt
động điêu tra vai trị của luật sư khơng phải là
bắt buộc. Neu luật sư vắng mặt thì cơ quan điều
tra vần tiến hành các hoạt động điều tra. Theo
chúng tơi cân phải hồn thiện quy định vê qun
của luật sư được tham gia vào các hqạt động điều
tra như đôi chât, thực nghiệm điêu tra, nhận
dạng, nhận biết giong nói... Neu luật sư vắng
mặt có lý do chính đáng khơng tham gia được thì
phải hỗn các hoạt động điều ưa này.
Hoạt động bào chữa của luật sư góp phân
hạn chê những vi phạm pháp luật của các cơ
quan có thẩm qun tiến hành tố tụng, giúp
khơng bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô
tội. Theo tinh thân của BLHS năm 2015 và
BLTTHS năm 2015 đã có một sơ thay đơi và có
nhiều quy định mới liên quan đến hoạt động bào
chữạ của luật sư trong quá trình tham gia giải
quyêt vụ án hình sự. Tuy nhiên, một sô quy định
mới này cũng bộc lộ một sô hạn chê và phân
nào ảnh hưởng đên hoạt động bào chừa của luật
sư tham gia vụ án xâm phạm tính mạng, sức
khỏe của con người trên thực tê. Vì vậy việc
tiêp tục hồn thiện pháp luật hình sự và tơ tụng
hình sự nhăm nâng cao hiệu quả hoạt động bào
chữa của luật sư là cần thiết./.