TẠP Clĩ CÕNG IHƯ0NG
XÁC ĐỊNH PHẠM VI ÁP DỤNG TẬP QUÁN
TRONG QUẢN LÝ XÃ HỘI CỦA NHÀ NƯỚC
ở VIỆT NAM HIỆN NAY
• DINH THỊ TÂM
TĨM TẮT:
Ở Việt Nam hiện nay, tập quán được thừa nhận là một loại nguồn của pháp luật, có vai trị hỗ
trợ cho pháp luật thành văn trong quản lý xã hội của Nhà nước. Tuy nhiên, xuất phát từ những
đặc điểm đặc thù của loại quy phạm này nên việc áp dụng tập quán có sự khác biệt nhất định so
với việc áp dụng quy phạm pháp luật về phạm vi áp dụng. Bài viết phân tích làm rõ các vấn đề
về phạm vi áp dụng tập quán trong quản lý xã hội của Nhà nước ở Việt Nam hiện nay.
Từ khóa: tập quán, áp dụng tập quán, quản lý xã hội, phạm vi áp dụng tập quán.
1. Đặt vấn đề
Tập quán là loại quy tắc điều chỉnh hành vi
khơng có nguồn gốc từ Nhà nước mà có nguồn
gốc từ cộng đồng. Tập qn chính là những tri
thức được tích lũy trong cộng đồng, được lưu
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua
thực hành xã hội. Quá trình hình thành, tồn tại
của tập quán luôn gắn với một địa phương, cộng
đồng dân cư, lĩnh vực đời sông nhất định, nhằm
mang lại lợi ích, đảm bảo trật tự riêng trong cộng
đồng đó.
Trong tiến trình phát triển của xã hội, cùng
với các quy phạm xã hội khác, tập quán đã tham
gia điều chỉnh các quan hệ xã hội và đóng vai trị
quan trọng trong quản lý cộng đồng. Hiện nay,
trong hệ thông pháp luật của đa số các quốc gia
trên thế giới, tập quán vẫn được thừa nhận là một
loại nguồn của pháp luật. Dù vậy, trong các hệ
96
SỐ25-Tháng 11/2021
thông pháp luật khác nhau việc xác định phạm vi
áp dụng tập quán có thể khác nhau. Một sô' quốc
gia chỉ thừa nhận áp dụng tập quán trong lĩnh vực
dân sự, một sô' nước khác thừa nhận áp dụng cả ở
lĩnh vực dân sự và hình sự1, ớ Việt Nam, việc áp
dụng tập quán đã có lịch sử hình thành và phát
triển lâu dài qua các thời kì lịch sử, trở thành nét
văn hóa pháp lý riêng của dân tộc. Dưới các triều
đại phong kiến, bên cạnh luật nước, tập qn
ln giữ vị trí quan trọng trong hệ thống pháp
luật, tham gia điều chỉnh nhiều loại quan hệ xã
hội. Trong giai đoạn hiện nay, tập quán vẫn được
thừa nhận là một loại nguồn của pháp luật. Tuy
nhiên, do tính đặc thù của loại quy phạm này nên
trong hoạt động quản lý xã hội của Nhà nước
không phải lĩnh vực nào, trường hợp nào cũng
phù hợp để áp dụng. Do đó, để đảm bảo tính
thơng nhất trong thực tiễn áp dụng tập quán trong
I
LUẬT
quản lý xã hội của Nhà nước cần phải xác định rõ
phạm vi áp dụng.
Bàn về xác định phạm vi áp dụng tập quán
trong quản lý xã hội của Nhà nước ở Việt Nam
hiện nay đặt ra các vân đề cơ bản cần làm rõ, đó
là, xác định khơng gian và lĩnh vực áp dụng tập
quán. Bài viết sẽ phân tích làm rõ 2 vấn đề cơ
bản này.
2 . Xác định phạm vi không gian áp dụng tập
quán trong quản lý xã hội của Nhà nước ở Việt
Nam hiện nay
Đôi với tập quán trong nước, xuất phát từ tính
đặc thù của tập quán là hình thành và tồn tại lâu
dài gắn với một địa phương, cộng đồng dân cư,
lĩnh vực đời sông nhát định nên tập quán thường
mang sắc thái riêng của địa phương, dân tộc, lĩnh
vực đó. Vì vậy, việc áp dụng tập quán trong quản
lỵ xã hội của Nhà nước chỉ có thể và chỉ nên thực
niên trong phạm vi địa phương, dân tộc, lĩnh vực
dời sống nơi tập quán đó đang tồn tại và được thừa
nhận áp dụng rộng rãi. Không thể mang thể chê
cụa cộng đồng này áp đặt cho một cộng đồng
khác, tập quán của cộng đồng, lĩnh vực nào thì chỉ
phù hợp để quản lý cộng đồng, lĩnh vực đó. ở Việt
Nậm hiện nay, tập quán trong nước cũng áp dụng
trong phạm vi này.
'(Đối với tập quán quốc tế chỉ có thể trở thành
ngiiồn của pháp luật khi được pháp luật quốc gia
thừa nhận hoặc được các quốc gia hữu quan quy
định trong điều ước quốc tế hoặc được các bên chủ
thể tham gia quan hệ lựa chọn áp dụng với điều
kiện việc áp dụng và hậu quả của việc áp dụng
tập quán quốc tế đó khơng trái với ngun tắc cơ
bản của pháp luật của các bên2. Khi được thừa
nhập, lựa chọn áp dụng, tập quán quốc tế có thể
điều chỉnh các quan hệ xã hội trên phạm vi lãnh
thổ của nhiều quốc gia. Ớ Việt Nam, tập quán
quôc tế cũng được thừa nhận áp dụng, nhưng chỉ
được ấp dụng trong điều chỉnh các quan hệ dân sự
có yếu tố nước ngồi.
về cơ bản, phạm vi không gian áp dụng tập
quán như trên. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng tập
quán phát sinh những vấn đề khó khăn, vướng
mắc mà nguyên nhân chủ yếu là bởi hiện tượng
xung đột pháp luật.
Thứ nhất, là xung đột giữa tập quán và các quy
định trong văn bản quỵ phạm pháp luật.
Khi Nhà nước thừa nhận áp dụng tập quán sẽ
dẫn đến sự tồn tại song song 2 hệ thông pháp luật
cùng điều chỉnh các quan hệ xã hội, 2 hệ thống
này có thể có mâu thuẫn với nhau. Một hành vi
có thể khơng trái với tập qn nhưng lại bị xem là
vi phạm pháp luật hoặc ngược lại thì phải giải
quyết ra sao? Các bên liên quan có quyền lựa
chọn hệ thơng pháp luật có lợi cho mình khơng?
Nếu vụ việc đó đã được giải quyết bằng tập qn
hoặc quy định pháp luật rồi thì sau đó có thể lại
quyết lại bằng quy định pháp luật hoặc tập quán
không? Nếu áp dụng tập quán để giải quyết tranh
chấp thì thẩm quyền thuộc về thiết chế tự quản
của cộng đồng hay cơ quan nhà nước hay cả 2
thiết chế này?
Thực tiễn, khi có sự xung đột giữa tập quán và
các quy định của văn bản quy phạm pháp luật thì
văn bản quy phạm pháp luật thường được ưu tiên
áp dụng. Một hành vi không trái với tập quán
nhưng trái với các quy định pháp luật thì vẫn có
thê bị xử lý theo quy định pháp luật Nói cách
khác, trong những trường hợp hành vi dù không bị
coi là vi phạm tập quán nhưng lại là hành vi vi
phạm pháp luật thì các chủ thể thường khơng được
quyền lựa chọn hệ thơng pháp luật có lợi cho mình
để áp dụng. Chẳng hạn, theo tập quán của một sồ'
dân tộc ỏ Lai Châu, nếu gia súc vào vườn nhà
khác phá hoại thì chủ nhà có quyền bắn chết con
gia súc đó. Ơng A đã bắn chết con trâu của nhà
khác khi nó vào phá vườn nhà mình. Đây là hành
vi được tập quán cho phép. Tập quán này thậm chí
đã được đưa vào quy ước của bản và được Hội
đồng nhân dân xã ra nghị quyết phê duyệt. Tuy
nhiên, vì con trâu có trị giá trên 2 triệu đồng nên
ơng A đã bị truy tô' về tội hủy hoại tài sản cơng
dân theo quy định của Bộ luật Hình sư3. Như vậy,
ông A không thể dựa vào tập quán để miễn trừ
trách nhiệm hình sự cho mình.
Nhiều trường hợp, các chủ thể thực hiện hành
vi không bị xem là vi phạm quy định pháp luật
nhưng lại vi phạm tập quán thì vẫn có thể bị cộng
đồng áp dụng các biện pháp chế tài. Chẳng hạn,
người Dao ở Lai Châu có tập quán cấm bản khi
SỐ25-Tháng 11/2021
97
TẠP CHÍ CƠNG THƯƠNG
cần làm lễ. Khi đó, khơng ai được đi qua bản.
Những người vi phạm sẽ bị bản phạt. Cán bộ
xuống công tác không để ý đi vào nên bị yêu cầu
phạt lợn và rượu4. Tuy nhiên, nếu vụ việc được
đưa ra giải quyết tại các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền thì những u cầu mà các bên đưa ra nếu
trái hoặc khơng có trong các quy định pháp luật
thường sẽ không được châp nhận. Chẳng hạn, như
trường hợp yêu cầu nộp tiền phạt do vi phạm tục
cấm bản, đòi bồi thường tuổi thanh xuân,... các
thẩm phán sẽ bác u cầu này vì cho rằng khơng
có căn cứ xác định thiệt hại để bồi thường5.
về lựa chọn hệ thống pháp luật áp dụng, một
số quốc gia cho phép các cá nhân lựa chọn áp
dụng hệ thống pháp luật có lợi cho mình, như ở
Indonesia khi thuộc trường hợp có 2 hệ thống
pháp luật cùng có thể điều chỉnh quan hệ (quy
định pháp luật của Nhà nước và tập qn) thì cá
nhân có quyền lựa chọn hệ thõng pháp luật nào có
lợi hơn cho mình. Trong một nghiên cứu, một tác
giả đã chỉ ra rằng những người đàn ơng trong một
quận ở Indonesia đã tìm cách địi áp dụng luật tục
(Batak), theo đó phụ nữ khơng phải là người thừa
kế, còn những người phụ nữ (chủ yếu là người trẻ)
đòi quyền thừa kế theo luật tiểu bang. Đa số các
trường hợp Tịa án Tơi cao đã tun cho người phụ
nữ thắng, tuy nhiên nhiều người trong số họ đã
phải theo đuổi vụ kiện trong thời gian rất dài1’.
Việc tồn tại song song 2 hệ thơng pháp luật có
thể phát sinh các trường hợp: nếu vụ việc đã được
giải quyết bằng tập qn thì rất khó áp dụng các
quy định pháp luật sau đó, nhát là trường hợp quy
định pháp luật bất lợi hơn cho chủ thể bị áp dụng;
nếu chủ thể đã bị áp dụng một chê tài theo quy
định pháp luật thì họ sẽ khơng chấp nhận thêm
chế tài của tập quán vì chủ thể cho rằng hành vi
của họ đã bị áp dụng chế tài rồi7, vấn đề đặt ra là,
thực tế vẫn xảy ra trường hợp một vụ việc cùng
lúc được “xét xử" 2 lần bởi 2 loại chủ thể áp dụng
khác nhau và các chủ thể này có thể áp dụng tập
quán hoặc quy định pháp luật để giải quyết vụ
việc. Thường thì, những trường hợp này kết quả
giải quyết sẽ khác nhau, do đó, việc thực hiện một
trong hai phán quyết sẽ khơng khả thi. Chẳng hạn,
người Ê Đê ở Tây Nguyên có tập quán khi li hôn
98
SỐ25-Tháng 11/2021
các con đều ở lại với mẹ, người mẹ có trách
nhiệm tiếp tục chăm sóc, nuôi dưỡng các con cho
đến khi trưởng thành. Người chồng khơng được
chia con, khơng có quyền trực tiếp ni dưỡng các
con. Nếu khi li hơn, Tịa án dựa theo quy định
pháp luật để trao quyền trực tiếp nuôi con theo
yêu của người chồng thì bản án sau đó sẽ rất khó
được thực thi. Người vợ khơng chấp nhận bản án
của Tịa án, vì cho rằng bản án đó trái với tập
quán của dân tộc mình nên sẽ yêu cầu thiết chế tự
quản trong cộng đồng (già làng, trưởng bản) xét
xử theo tập quán, phán quyết của già làng, trưởng
bản dựa theo tập quán được cộng đồng ủng hộ nên
người chồng thường sẽ phải tn theo phán quyết
đó mà khơng thể xin thay đổi người trực tiếp nuôi
con. Như vậy, việc thừa nhận áp dụng tập qn
cịn có thể tạo ra khả năng xung đột về thẩm
quyền áp dụng. Thông thường tập quán được áp
dụng trong một địa phương nhất định và thẩm
quyền xét xử cũng mang tính địa phương. Trong
hầu hết các trường hợp, những người đứng đầu các
cộng đồng thiểu số cũng tham gia vào quá trình
xét xử và điểm này tạo được niềm tin trong việc ra
phán quyết đốì với các thành viên cộng đồng8.
Tuy nhiên, như đã nêu ở ví dụ trên, hiện nay vấn
đề thẩm quyền áp dụng của chúng ta đang bị
chồng lấn khi một vụ việc được giải quyết bởi 2
loại thiết chế khác nhau. Đê’ làm hài hòa vân đề
xung đột này là điều khơng đơn giản, địi hỏi Nhà
nước phải có các quy định đảm bảo sự bình đẳng
và thống nhát trong áp dụng.
Thứ hai, là xung đột giữa các tập quán
với nhau.
Đơi với trường hợp có sự xung đột giữa các tập
quán, việc xác định tập quán nào được áp dụng để
đảm bảo quyền lợi cũng như trách nhiệm thực
hiện nghĩa vụ của các bên cũng là vân đề cần phải
xét tới. Chẳng hạn, trường hợp các bên tham gia
quan hệ thuộc các vùng, miền, dân tộc khác nhau
và ở các vùng, miền, dân tộc ây tồn tại các tập
quán trái ngược nhau thì áp dụng tập quán của bên
nào? Hoặc trường hợp các bên tham gia quan hệ
thuộc cùng một địa phương nhưng thuộc các dân
tộc khác nhau, có các tập qn khác nhau điều
chỉnh quan hệ đó thì áp dụng tập quán của bên
LUẬT
nào? Hoặc trường hợp, hợp đồng được kí kết một
nơi nhưng được thực hiện ở một nơi khác thì áp
dụng tập quán của nơi nào? Nếu cho phép các bên
thỏa thuận lựa chọn áp dụng tập quán, các bên có
được lựa chọn áp dụng tập quán của địa phương
khác (không phải nơi mình đang sinh sống) để
điều chỉnh quan hệ của mình khơng? Theo quan
điểm thơng thường, các bên sẽ ln muốn áp dụng
quy định có lợi hơn cho mình. Vì vậy, đối với
những vấn đề này, Nhà nước cần phải xây dựng
một cơ chế thông nhất, tránh gây vướng mắc trong
thực tiễn áp dụng, thậm chí là gây xung đột, chia
rẽ giữa các cộng đồng, dân tộc. Để tránh các xung
đột, các quốc gia thường có các quy định chặt chẽ
về việc áp dụng tập quán. Chẳng hạn, ở Tanzania,
tập quán được áp dụng trong lĩnh vực dân sự và
chỉ áp dụng khi các bên (hoặc một trong các bên)
là thành viên của cộng đồng mà trong đó, tập
quán có liên quan đến vấn đề đang tranh chấp đã
được thiết lập và công nhận9. Các bên không thể
tùy tiện lựa chọn việc áp dụng tập quán điều chỉnh
Ị quan hệ của mình mà việc lựa chọn áp dụng tập
Ịquán phải tuân theo các quy định pháp luật. Hiện
|nay, trong cơng tác xét xử, Tịa án nhân dân tối
(cao đã có hướng dẫn giải quyết xung đột khi áp
dụng tập quán như sau: “Trường hợp Tòa án áp
dụng tập quán để giải quyết tranh chấp dân sự mà
gác bên viện dẫn các tập qn khác nhau thì Tịa
'án căn cứ Điều 3, Điều 5 và các quy định khác của
Bộ luật Dân sự năm 2015: Điều 45 Bộ luật Tố tụng
dân sự năm 2015, tùy từng trường hợp cụ thê giải
quyết như sau: Tập quán có giá trị áp dụng là tập
quán không trái với các nguyên tắc cơ bản của
pdỉáp luật dân sự quy định tại Điều 3 Bộ luật Dân
sự năm 2015. Trường hợp có nhiều tập quán thì áp
dịing tập quán do các bên thỏa thuận; nếu các
đựơng sự viện dẫn các tập quán khác nhau thì tập
quán có giá trị áp dụng là tập quán được thừa
nhận tại nơi phát sinh vụ việc dân sự”10.
3 . Xác định lĩnh vực áp dụng tập quán
trong quản lý xã hội của Nhà nước ở Việt Nam
hiện nay
về lĩnh vực áp dụng, tập quán tuy được thừa
nhận là một loại nguồn của pháp luật nhưng
khộng phải lĩnh vực nào cũng phù hợp để áp dụng
trong quản lý xã hội của Nhà nước. Hiện nay, đa
số' các quốc gia chỉ thừa nhận áp dụng tập quán
trong lĩnh vực dân sự. Chỉ một số ít các quốc gia
như Sundan cho phép áp dụng cả tập quán trong
lĩnh vực hình sự nhưng cũng chỉ trong phạm vi
những vụ việc nhỏ có liên quan đến trẻ em11. Ớ
Việt Nam hiện nay, khơng có quy định cụ thể lĩnh
vực nào được phép áp dụng tập quán, lĩnh vực nào
không được áp dụng. Tuy nhiên, thông qua các
quy định về áp dụng tập quán trong hệ thống pháp
luật hiện hành có thể thấy rõ các quy định này chỉ
xuât hiện trong một số văn bản quy phạm pháp
luật điều chỉnh các quan hệ dân sự theo nghĩa
rộng. Điều này được xem là hợp lý bởi quan hệ
dân sự với bản chát là quan hệ giữa các chủ thể tư
với nhau, do đó, việc áp dụng các quy tắc hình
thành từ cộng đồng sẽ phù hợp ý chí và mong
mn của các chủ thể này. “Đối với lĩnh vực hình
sự hay hành chính vì cả hai lĩnh vực này liên quan
chặt chẽ với quyền lực nhà nước, với chính trị. Sẽ
là một việc rất khó khăn nếu trực tiếp chia sẻ
quyền lực chính trị’’12 vì việc này có thể tạo ra
nguy cơ chia rẽ dân tộc, gây bất ổn trong quốc gia.
Tập quán có thể tham gia điều chỉnh các quan
hệ xã hội trong nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng
các quy tắc tập quán thường không có sự phân
chia cụ thể theo ngành hay lĩnh vực như các quy
định pháp luật. Điều này cũng gây ra những khó
khăn nhất định trong thực tiễn áp dụng. Thực tế,
các chủ thể có thẩm quyền áp dụng đơi khi cũng
có sự nhầm lẫn tính chất của vụ việc dẫn đến tình
trạng áp dụng pháp luật khơng đúng với tính chất
của vụ việc. Và hơn thế, nhiều trường hợp chủ thể
bị áp dụng cũng không phân biệt rõ được vụ việc
của mình là vụ việc thuộc lĩnh vực dân sự hay lĩnh
vực hình sự, hành chính,... nên có thể đưa ra các
yêu cầu hay viện dẫn việc áp dụng tập quán
không phù hợp với lĩnh vực được áp dụng tập
quán. Đê’ xử lý vân đề này, Nhà nước cần có quy
định cụ thể xác định lĩnh vực có thể áp dụng tập
quán; đồng thời, phải tổ chức tuyên truyền, phổ
biến pháp luật rộng rãi cho người dân, giúp cho
các chủ thể có thẩm quyền áp dụng tập quán cũng
như người dân hiểu rõ và phân biệt được quan hệ
dân sự với quan hệ hình sự, quan hệ hành chính,...
SỐ25-Tháng 11/2021
99
TẠP CHÍ CƠNG THƯƠNG
tức là, giúp các chủ thể nhận thức rõ tính chất của
từng loại vụ việc được hay khơng được áp dụng
tập qn. Điều này sẽ góp phần tăng cường hiệu
quả của việc áp dụng tập quán trong quản lý xã
hội của Nhà nước.
4 . Kết luận
Thừa nhận áp dụng tập quán trong quản lý xã
hội của Nhà nước ở Việt Nam hiện nay là một chủ
trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Việc
thừa nhận áp dụng tập qn khơng chỉ góp phần
bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc, mà cịn góp
phần bảo vệ tơt hơn quyền và lợi ích chính đáng
của các chủ thể trong xã hội, tăng cường trật tự xã
hội, đảm bảo tính chất của một Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, thực tiễn áp
dụng vẫn còn gặp phải những vấn đề khó khăn,
vướng mắc cần tháo gỡ như hiện tượng xung đột
giữa tập quán và quy định pháp luật, giữa các tập
quán với nhau; vân đề xác định lĩnh vực được
phép áp dụng tập quán;... Đê’ đảm bảo hiệu quả
của việc áp dụng tập quán trong quản lý xã hội
của Nhà nước, địi hỏi cần phải có sự hồn thiện
các quy định pháp luật có liên quan về vân đề
này. Việc thiếu vắng các quy định mang tính
thống nhát và cụ thể về những vâ’n đề này có thể
dẫn đến tình trạng tùy tiện, thiếu thơng nhát trong
thực tiễn áp dụng. Đê’ hoàn thiện các quy định
pháp luật cần có sự phơi hợp chặt chẽ giữa các
nhà lập pháp, nhà hoạt động thực tiễn và nhà
nghiên cứu ■
TÀI LIỆU TRÍCH DẪN:
1
Xem: Phan Nhật Thanh (Chủ biên) (2017), Tập quán pháp, tiền lệ pháp và việc đa dạng hóa hình thức pháp luật ở
Việt Nam, NxbĐại học Quốc gia Thành phơ Hồ Chí Minh, tr.87 - tr88.
2
Xem: Đinh Thị Tâm (2020), "Thứ tự ưu tiên áp dụng giữa tập quán quốc tế và pháp luật quốc gia trong quan hệ
dân sự có yếu tố nước ngồi", Tạp chí Nghề luật, số 7. tr.41.
'Xem: Bộ Tưpháp, Viện khoa học pháp lý (2018), Dự án điều tra cơ bản: Các tập quán điển hình điều chỉnh quan
hệ dân sự, thương mại, hơn nhân và gia đình ở Việt Nam và thực tiễn áp dụng của các cơ quan có thẩm quyền. Báo
cáo tổng hợp kết quả nhiệm vụ, trl 10.
4Xem: Bộ Tưpháp. Viện khoa học pháp lý (2018). tlđd, tr63.
5Xem: Bộ Tưpháp, Viện khoa học pháp lý (2018). tlđd, trl 15.
6
Sulistyowati Irianto (2004), "Competition and Interaction between State Law and Customary Law in the Court
Room: A Study of Inheritance Cases in Indonesia", https://commission-on-legal, truy cập 06/9/2021.
7Xem: Phan Nhật Thanh (Chủ biên) (2017). tlđd. tr.88.
8Xem: Phan Nhật Thanh (Chủ biên) (2017). tlđd. tr81.
9
Judicature and Application of Law Act 1961 (Tanzania). Điều 11.
lơĐiểm 1 Mục III Giải đáp sốOl/2017/GĐ-TANDTC, Giải đáp một số vấn đề về nghiệp vụ của Tòa án Nhân dân
tối cao ngày 07/4/2017.
11 Xem: Phan Nhật Thanh (Chủ biên) (2017), tlđd, tr81.
12 Phan Nhật Thanh (2013), Luật Tập quán và quyền con người, Nxb Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, tr.214.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Bộ Tưpháp, Viện Khoa học pháp lý (2018). Dự án điều tra cơ bản: Các tập quán điển hình điều chỉnh quan hệ
dân sự, thương mại, hơn nhân và gia đình d Việt Nam và thực tiễn áp dụng cửa các cơ quan có thẩm quyền, Báo cáo
tổng hợp kết quả nhiệm vụ.
100 SỐ25-Tháng 11/2021
LUẬT
2.
Đinh Thị Tâm (2020). Thứ tự ưu tiên áp dụng giữa tập quán quốc tế và pháp luật quốc gia trong quan hệ dân sự
có yếu tố nước ngồi. Tạp chí Nghề luật, số 7.
3.
Phan Nhật Thanh (2013). Luật Tập quán và quyền con người. Nxb. Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam.
4.
Phan Nhật Thanh (2017). Tập quán pháp, tiền lệ pháp và việc đa dạng hóa hình thức pháp luật ở Việt Nam. Nxb
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
5.
Tịa án nhân dân tối cao (2017). Giải đáp một số vấn đề về nghiệp vụ của Tịa án nhân dân tối cao ngày
07/4/2017, Giải đáp sơ'01/2017/GĐ- TANDTC.
6.
Sulistyowati Irianto (2004). Competition and Interaction between State Law and Customary Law in the Court
Room: A Study of Inheritance Cases in Indonesia. The Journal of Legal Pluralism and Unofficial Law. 36(49):
91-112.
Ngày nhận bài: 6/9/2021
Ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 6/10/2021
Ngày châp nhận đăng bài: 16/10/2021
Thông tin tác giả:
ThS.ĐINH THỊ TÂM
Khoa Luật - Trường Đại học Ngoại thương
DETERMINING THE SCOPE
OF CUSTOMS APPLICATIONIN THE CURRENT STATE
SOCIAL MANAGEMENT IN VIETNAM
• Master. DINH THI TAM
Faculty of Law
Foreign Trade University
ABSTRACT:
In Vietnam, customs are recognized as a source of laws and they play a supporting role for
written laws in the state social management. However, due to some specific characteristics of this
type of regulation, the application of customs has certain differences compared with that of legal
regulations in terms of the scope of application. This paper analyzes and clarifies issues relating
to the scope of customs application in the current state social management in Vietnam.
Keywords: customs, application of customs, scope of customs application.
SỐ 25 - Tháng 11/2021 101