Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.73 KB, 3 trang )
Giúp bé đỡ nhát
Để giúp bé bớt nhút nhát và thoải mái với người xung quanh, có vài
gợi ý dành cho bạn như sau:
1. Coi nhát là tính cách, không phải lỗi của bé
Bé nhút nhát có thể do bé quá thận trọng, đề phòng với người lạ. Một
số bé rụt rè là do tính cách bẩm sinh, chậm hòa nhập. Bé có xu
hướng đứng yên quan sát một người mới trước khi tham gia với họ.
Vì thế, nên tôn trọng đặc điểm này của bé trong quá trình bé hòa
nhập xã hội. Điều này cũng là một phần trong sự phát triển tâm lý
bình thường của bé.
2. Không gọi bé là ‘nhát như cáy'
Bạn cũng tránh đừng gặp ai là vội vã phân trần: "Con bé nhát lắm".
Điều này sẽ cung cấp thông điệp cho bé rằng, bé có gì đó khác với
mọi người nhưng sự thật không phải như thế. Nếu bé nghe được mẹ
than phiền với người xung quanh là mình nhát thì bé sẽ rất xấu hổ.
3. Dạy bé thoải mái với giao tiếp bằng mắt
Hãy nói chuyện với con bạn theo cách mà bạn muốn bé nói chuyện
với người khác. Duy trì giao tiếp bằng mắt là rất quan trọng với một
cuộc trò chuyện. Khi nói chuyện với con, bạn hãy nói: "Mẹ cần con
nhìn vào mẹ, mẹ cần con lắng nghe mẹ". Nhìn vào bé khi trò chuyện
nhưng cần tránh cái nhìn nghiêm trọng bởi như thế sẽ làm bé hoảng
hốt. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng ngôn ngữ cử chỉ hoặc những biểu
hiện nét mặt đa dạng khi trò chuyện với bé.
4. Khen ngợi những ưu điểm của bé
Nên tìm ra ở bé những điểm nào là tốt. Bé có thể chơi giỏi một món
đồ chơi hay nhạc cụ nào đó hoặc bé hát được một bài hoàn chỉnh.
Khuyến khích bé thể hiện tài năng trước mặt các bé hay những
người lớn khác. Tuy nhiên, không ép buộc hoặc bắt bé phải trổ tài ca
hát một cách đột ngột. Hãy hỏi xem liệu bé có muốn hát một bài cho
các bạn xung quanh nghe không. Các bé rất thích được sẻ chia sở
thích của bản thân tới những người khác. Nếu bé thích kể một câu