1.1. Mở đầu
1.2. Nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường
1.3. Các phương pháp đánh giá tác động môi trường
2.1. Các phương án lựa chọn vị trí tuyến đường
2.2. Ðặc điểm và quy mô công trình
2.3. Phương án thi công và cung cấp nguyên vật liệu xây dựng cho
công trình
2.4. Những giải pháp môi trường đã được lồng ghép trong nội dung dự
án
2.5. Tiến độ thực hiện dự án
3.1. Các thông số môi trường nền
3.2. Xử lý tài liệu môi trường nền
3.3. Ðánh giá hiện trạng môi trường nền
4.1. Nguyên tắc đánh giá
4.2. Những nguồn gốc gây suy thoái, ô nhiễm môi trường
4.3. Tác động đến môi trường của bố trí tuyến đường và chuẩn bị mặt
bằng
4.4. Tác động đến môi trường trong giai đoạn thi công
4.5. Tác động môi trường trong giai đoạn sử dụng công trình
5.1. Các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực trong giai đoạn bố trí
tuyến đường và chuẩn bị mặt bằng
5.2. Các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực trong giai đoạn thi công
xây dựng
5.3. Các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực trong giai đoạn sử
dụng công trình
6.1. Chương trình quản lý môi trường
6.2. Chương trình quan trắc, giám sát môi trường
I. Mở đầu
II. Mô tả sơ lược dự án
III. Hiện trạng môi trường tại khu vực thực hiện dự án
IV. Dự báo, đánh giá tác động của dự án lên môi trường
V. Các biện pháp khắc phục, giảm thiểu tác động tiêu cực của dự án lên
môi trường
VI. Chương trình quản lý, quan trắc và giám sát môi trường
VII. Kết luận và kiến nghị
VIII. Danh mục các tài liệu tham khảo
IX. Các phụ lục kèm theo báo cáo
lời nói đầu
Sau khi Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày
27/12/1993 và Chủ tịch Nước ký lệnh công bố ngày 10/1/1994, công tác bảo vệ môi trường nói chung,
đánh giá tác động môi trường (ÐTM) nói riêng đã được triển khai thực hiện trên địa bàn cả nước. Tuân
thủ Luật BVMT, nhiều dự án phát triển đã lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường và được Bộ Khoa
học, Công nghệ và Môi trường (KHCN & MT) hoặc Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương thẩm định theo quy định hiện hành của pháp luật.
Nội dung chung cần có của một báo cáo ÐTM đã được nêu trong Nghị định 175/CP ngày 18/10/1994 của
Chính phủ về "Hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ Môi trường". Trong quá trình thực hiện, nhu cầu về việc
cần có hướng dẫn lập báo cáo ÐTM riêng cho từng ngành, từng lĩnh vực đặc thù ngày càng trở nên cấp
thiết.
Nhằm đáp ứng tình hình trên, được phép của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Cục Môi trường
đã tổ chức nghiên cứu, biên soạn các hướng dẫn lập báo cáo ÐTM chuyên ngành. Các hướng dẫn này
mang tính hướng dẫn kỹ thuật không chỉ cho việc lập báo cáo ÐTM của các dự án mà còn trợ giúp công
tác thẩm định báo cáo ÐTM.
Trước mắt, Cục Môi trường ban hành các hướng dẫn lập báo cáo ÐTM cho tám (08) loại dự án:
1. Phát triển Khu công nghiệp,
2. Phát triển Ðô thị,
3. Công trình Giao thông,
4. Nhà máy Bia - Rượu - Nước giải khát,
5. Nhà máy Nhiệt điện,
6. Nhà máy Dệt - Nhuộm,
7. Nhà máy Xi măng, và
8. Khai thác, chế biến Ðá và Sét.
Cục Môi trường xin giới thiệu các tài liệu hướng dẫn này. Trong quá trình áp dụng vào thực tế, nếu có khó
khăn, vướng mắc xin kịp thời phản ánh về Cục Môi trường theo địa chỉ:
Phòng Thẩm định và Công nghệ Môi trường - Cục Môi trường
Số 67 Nguyễn Du, Hà Nội
ÐT: 8224423 - Fax: 8223189
CỤC MÔI TRƯỜNG
Chương 1
NHỮNG VẤN ÐỀ CHUNG
1.1. Mở đầu
Dự án công trình giao thông đường sắt đường bộ và cầu (gọi chung là công trình giao thông) thường
được thực hiện dưới dạng xây dựng mới, nâng cấp hoặc cải tạo nhằm đáp ứng nhu cầu giao thông ngày
càng tăng. Các dự án thuộc loại này thường có những đặc điểm chính:
• Công trình nằm trải trên một chiều dài rất lớn qua nhiều địa phương, địa hình, cảnh quan khác
nhau.
• Công trình chiếm đất sử dụng lớn chủ yếu là đất nông nghiệp và đất thổ cư.
• Công trình khai thác sử dụng một lượng rất lớn tài nguyên đất, đá, cát, xi măng và vật liệu xây
dựng khác. Cũng là loại công trình có khối lượng đào và đắp đất lớn.
Với những đặc điểm nêu trên cộng với các hoạt động thi công công trình và hoạt động của tuyến đường
sau này, dự án công trình giao thông sẽ làm nảy sinh nhiều loại tác động tiềm tàng gây ô nhiễm, suy
thoái môi trường trên một quy mô lớn.
Theo quy định tại Ðiều 18 Luật Bảo vệ Môi trường đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông
qua ngày 27/12/1993 và Nghị định 175/CP ngày 18/10/1994 của Chính phủ về "Hướng dẫn thi hành Luật
Bảo vệ môi trường" thì các dự án là các công trình giao thông nêu trên phải lập Báo cáo đánh giá tác
động môi trường trình nộp cho các cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường để thẩm định.
Bản hướng dẫn này được biên soạn nhằm trợ giúp việc lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi
trường đối với các đối tượng là các dự án đầu tư mới, cải tạo và nâng cấp công trình giao thông, bao
gồm:
• Công trình giao thông đường bộ (đường ôtô)
• Công trình giao thông đường sắt.
• Công trình cầu cống trên đường bộ và đường sắt.
1.2. Nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường
Nội dung cơ bản của báo cáo đánh giá tác động môi trường là dự báo, đánh giá những tác động tiềm
tàng ngắn hạn và dài hạn, tích cực và tiêu cực, trực tiếp và gián tiếp do việc thực hiện một dự án phát
triển công trình giao thông có thể gây ra cho môi trường.
Trên cơ sở những dự báo và đánh giá này, đề xuất những biện pháp giảm thiểu (quản lý và kỹ thuật)
nhằm phát huy những tác động tích cực và giảm nhẹ tới mức có thể những tác động tiêu cực.
Nội dung cần có của một báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án công trình giao thông phải bao
gồm:
• Mô tả sơ lược về dự án.
• Hiện trạng môi trường nơi thực hiện dự án.
• Dự báo, đánh giá các tác động của dự án đến môi trường khu vực.
• Ðề xuất các biện pháp khắc phục, giảm thiểu các tác động tiêu cực.
• Chương trình quản lý, giám sát và quan trắc môi trường.
• Kết luận và kiến nghị.
1.3. Các phương pháp đánh giá tác động môi trường
Ðối với các dự án công trình giao thông, việc đánh giá tác động môi trường thường được tiến hành bằng
những phương pháp sau đây:
• Phương pháp liệt kê (Checklists)
• Phương pháp ma trận (Matrices)
• Phương pháp mạng lới (Networks)
• Phương pháp so sánh
• Phương pháp chuyên gia
• Phương pháp đánh giá nhanh
• Phương pháp nghiên cứu, khảo sát thực địa
• Phương pháp mô hình hoá
• Phương pháp phân tích chi phí, lợi ích
• Phương pháp viễn thám
• Phương pháp sử dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS).
Chương 2
MÔ TẢ SƠ LƯỢC VỀ DỰ ÁN
Yêu cầu: Nội dung mô tả sơ lược về dự án Công trình giao thông phải được trình bày xúc tích, đầy
đủ, rõ ràng bằng ngôn ngữ phổ thông, dễ hiểu và cần được minh hoạ bằng những số liệu, biểu
bảng, bản đồ, sơ đồ ở tỷ lệ thích hợp.
Căn cứ Luận chứng kinh tế kỹ thuật khả thi, ngoài những giới thiệu về cơ quan quản lý dự án, cơ quan
thực hiện dự án, mục tiêu kinh tế kỹ thuật của dự án công trình giao thông. Việc mô tả sơ lược dự án
công trình giao thông có thể đi sâu theo các nội dung dưới đây:
2.1. Các phương án lựa chọn vị trí tuyến đường
Trong phần này ngoài việc mô tả vị trí các tuyến đường được xem xét lựa chọn, cần có những phân tích,
đánh giá so sánh tính ưu việt về mặt kinh tế và đặc biệt là môi trường của từng phương án được đề xuất.
2.2. Ðặc điểm và quy mô công trình
Ngoài những trình bày khái quát về đặc điểm và quy mô công trình, báo cáo cần đi sâu làm rõ các nội
dung sau:
• Mô tả chi tiết các tuyến đường
• Ðặc điểm địa hình, địa chất, địa chất công trình
• Thiết kế cấp đường: nền đường, mặt đường.
• Hệ thống cống, rãnh thoát nước mặt.
• Khối lượng các công trình thi công, xây lắp
• Các công trình phụ trợ như trạm trộn bê tông xi măng, bê tông asphan v.v
2.3. Phương án thi công và cung cấp nguyên vật liệu xây dựng cho công trình
Trong phần này cần trình bày cụ thể các phương án thi công và phương án cung cấp nguyên vật liệu,
đặc biệt là đất, đá. Nếu dự án thực hiện theo phương án hợp đồng mua nguyên vật liệu xây dựng cho
công trình thì cũng phải nêu rõ ở đây.
2.4. Những giải pháp môi trường đã được lồng ghép trong nội dung dự án
Trình bày những xem xét, cân nhắc dưới góc độ môi trường và những nội dung môi trường (phương án
thay thế, các thiết kế kỹ thuật, các phương pháp thi công ) đã được lồng ghép trong quá trình thiết lập
lập luật kinh tế kỹ thuật khả thi của dự án.
2.5. Tiến độ thực hiện dự án
Nêu cụ thể lịch trình thực hiện các hạng mục công trình của dự án từ giai đoạn chuẩn bị đến giai đoạn
hoàn thành đưa công trình vào sử dụng.
Chương 3
KHẢO SÁT, ÐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG nền
Yêu cầu: môi trường nền là môi trường khu vực trước khi thực hiện dự án và sẽ chịu tác động của quá
trình thực hiện dự án. Ðánh giá môi trường nền là quá trình xác định hiện trạng môi trường của khu vực
mà dự án dự định sẽ thực hiện. Do vậy, phần nội dung này phải thể hiện được một cách định lượng cao
nhất chất lượng của các thành phần môi trường nền khu vực thông qua những số liệu quan trắc, đo đạc
các chi tiêu môi trường sẽ chịu tác động trực tiếp của dự án trong tương lai. Tránh thu thập thông tin, số
liệu quá mức hoặc không cần thiết.
Các số liệu môi trường nền khu vực là những căn cứ khoa học để thực hiện ÐTM. Nó quyết định tính
đúng đắn của một quá trình đánh giá và các giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực, tăng cường các tác
động tích cực của dự án đối với môi trường vùng hoạt động của dự án. Những số liệu này cũng là cơ sở
để kiểm soát, đánh giá tính hiệu quả của công tác ÐTM sau này.
Số liệu môi trường nền cần đạt những tiêu chuẩn chất lượng sau đây:
• Có đủ độ tin cậy, rõ ràng và phải rõ nguồn gốc xuất sứ. Số liệu này có thể lấy từ nhiều nguồn tư
liệu khác nhau như: các trạm quan trắc (monitoring) môi trường quốc gia và tỉnh, các công trình
nghiên cứu khoa học, khảo sát trong nhiều năm đã được công bố chính thức hoặc dự án tự tiến
hành khảo sát, đo đạc.
• Các số liệu, tài liệu phải bao gồm những yếu tố, thành phần môi trường trong cùng chịu tác động
trực tiếp hay gián tiếp của dự án.
• Các số liệu phải được xử lý sơ bộ, hệ thống hoá, rõ ràng giúp cho người xử lý số liệu dễ dàng
phân tích tổng hợp, phân chia thành các nhóm số liệu, nhận định đặc điểm của vùng nghiên cứu.
• Phương pháp đo lường khảo sát phân tích thống kê phải tuân thủ các quy định của các hệ thống
tiêu chuẩn môi trường Việt Nam (TCVN) do Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.
Trong trường hợp thiếu TCVN thì sử dụng tiêu chuẩn của nước ngoài có điều kiện tự nhiên, kinh
tế - xã hội tương tự.
3.1. Các thông số môi trường nền
Việc khảo sát và quan trắc các thông số môi trường phải đạt mục đích thu thập đầy đủ các tài liệu, số liệu
về các thành phần môi trường vật lý, kinh tế, văn hoá - xã hội. Qua đó có thể đánh giá được hiện trạng
môi trường trước khi thực hiện dự án, cũng như dự báo diễn biến môi trường khu vực nếu không thực
hiện dự án.
Ðiều cần lưu ý:
• Chỉ tiến hành thu thập, đo đạc, điều tra các số liệu về môi trường và tài nguyên thiên nhiên ở
những khu vực có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến dự án và những chỉ tiêu môi trường sẽ
bị tác động bởi dự án. Không nhất thiết phải quan trắc tất cả các thông số môi trường mà không
có liên quan đến hoạt động của dự án.
• Phương pháp lấy mẫu và phân tích phải tuân thủ Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam đã được Bộ
Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.
• Máy móc, thiết bị đo ngoài thực địa và phân tích trong phòng thí nghiệm phải được chuẩn hoá.
Các thông số môi trường nền và tài nguyên cần khảo sát để xác định điều kiện môi trường nền đối với
Dự án công trình giao thông được phản ánh (mang tính tham khảo) trong Bảng 3.1.
Bảng 3.1. Các thông số môi trường và tài nguyên cần khảo sát khi đánh giá môi trường nền đối với dự
án Công trình giao thông
(Ðể tham khảo)
TT Môi trường và tài
nguyên
Thông số Phương pháp khảo sát và
quan trắc
(1) (2) (3) (4)
1.1 Vị trí địa lý Ðịa danh, toạ độ và địa lý của khu vực
thực hiện dự án. Vị trí hành chính và
giao thông
Tài liệu dự án hoặc atlat
quốc gia
1.2 Ðặc điểm địa
hình, địa mạo
Mô tả những đặc điểm địa hình của
khu vực dự án một cách chi tiết (núi,
đồi, đồng bằng )
Tài liệu dự án hoặc địa lý,
địa chất khu vực
1.3 Ðặc điểm khí hậu,
khí tượng, thuỷ
văn
- Nhiệt độ
- Lượng mưa, độ ẩm
- Chế độ gió
- Các hiện tượng thời tiết bất thường
- Sông, suối, đầm hồ (lưu lượng, chế
độ dòng chảy)
- Tài liệu của các trạm khí
tượng thuỷ văn khu vực và
quan trắc tại hiện trường
2.1 Dân cư - lao động Chú ý đến tình hình dân cư kiếm sống
trong những khu vực thực hiện dự án
và chịu tác động của dự án
Theo số liệu thống kê của
địa phương và tài liệu điều
tra, phỏng vấn khi khảo sát
2.2 Kinh tế Việc phát triển dự án trong mối liên
quan đến quy hoạch phát triển kinh tế
của vùng, tỉnh
2.3 Tình hình xã hội - Y tế và sức khoẻ cộng đồng
- Bệnh đường hô hấp, đặc biệt silicos
- Mạng lưới và tình hình giáo dục dân
trí
- Việc làm và thất nghiệp
Như 2.2
2.4 Văn hoá lịch sử - Các công trình văn hoá, lịch sử, du
lịch có giá trị trong khu vực thực hiện
dự án hoặc ở những khu vực lân cận
chịu tác động của dự án.
- Thuần phong mỹ tục và phong tục tập
quán của dân địa phương có thể có
ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án
3.1 Tài nguyên đất - Tổng diện tích đất tự nhiên và chất
lượng
- Hiện trạng sử dụng đất (nông nghiệp,
lâm nghiệp, chuyên dùng, đất ở, sử
dụng khác, đất chưa sử dụng)
Như 2.2
3.2 Tài nguyên nước
mặt
- Ðặc điểm hệ thống thuỷ văn mặt
trong khu vực (sông, hồ, kênh mương)
- Hiện trạng sử dụng tài nguyên nước
mặt trong khu vực
Thu thập thông tin, tư liệu
điều tra cơ bản của khu
vực và khảo sát, điều tra bổ
sung
3.3 Tài nguyên nước
ngầm (và nước
khoáng)
- Ðặc điểm địa chất thuỷ văn khu vực
(tầng chứa nước, trữ lượng, chất
lượng nước ngầm)
Như 3.2
3.4 Tài nguyên động
thực vật
Các số liệu về thảm thực vật và hệ
động vật trong khu vực thực hiện dự
án. Cần đặc biệt chú ý đến những
chủng loại đặc thù của khu vực hoặc
có trong sách Ðỏ
Như 3.2
4.1 Giao thông - Ðặc điểm của các tuyến đường giao
thông (thuỷ, bộ) có liên quan đến hoạt
động vận chuyển của dự án
- Tai nạn, sự cố giao thông
Tài liệu của cơ quan chức
năng và quản lý hành chính
địa phương
4.2 Dịch vụ, thương
mại
Hiện trạng và khả năng cung cấp dịch
vụ, thương mại
5.1 Chất lượng đất - Hàm lượng chất hữu cơ - Phương pháp chuẩn độ
Mohrsau khi oxy hoá mẫu
bằng kali Bicromat
- Nitơ tổng số - Phương pháp Kjendahn
- Phốtpho tổng số - Phương pháp trắc quang
- Ðộ pH - Máy đo pH
- Các kim loại nặng - Quang phổ hấp thụ
nguyên tử
- Dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật - Sắc ký khí
5.2 Chất lượng nước
mặt, nước ngầm
- Nhiệt độ - Nhiệt kế
- Ðộ pH - Máy đo pH điện cực thuỷ
tinh
- Hàm lượng cặn lơ lửng - Lọc, sấy ở 105 độ C
- Ðộ đục - Máy đo độ đục
- Ðộ dẫn điện - Máy đo độ dẫn điện
- Tổng độ khoáng hoá - Máy đo độ khoáng
- Oxy hoà tan (DO) - Winhle hoặc điện cực oxy
- Nhu cầu oxy sinh hoá (BOD5) - Oxy tiêu thụ sau 5 ngày ở
nhiệt độ 20
o
C
- Nhu cầu oxy hoá học (COD) - Oxy hoá bằng K
2
Cr
2
O
7
- Nitơ Amon (NH4+) - Nessler/ so màu (trắc
quang)
- Nitơrat (NO3) - Phương pháp suy giảm
cadmium
- Nitơrit (NO2) - Diazot hoá/so màu (trắc
quang)
- Phốt phát (PO
4
3-
) phát, so màu (trắc
quang)
- Thuỷ phân đến Ortho phốt
- Tổng lượng sắt (Fe) - So mầu quang phổ khả
biến
- Một số kim loại nặng (như chì, sắt ) - Quang phổ hấp thụ
nguyên tử
- Thuốc bảo vệ thực vật (tổng clo - hữu
cơ)
- Sắc ký khí
- Hàm lượng dầu - Sắc ký khí, theo TCVN
5070-1995
- Tổng số Coliform - Lọc qua màng và nuôi cấy
ở 43 độ C
5.3 Chất lượng - CO - Phương pháp sắc ký khí
theo TCVN 5972-1995 hay
phương pháp thử folin-
Ciocalteur
- SO2 - Phương pháp
Tetracloromercurat
(TCM/pararosanilin) theo
TCVN 5971-1995
- NO2 - Phương pháp Griss-
Saltman theo ISO
6768/1995
- HC - Sắc ký khí
- Hơi và bụi chì (Pb) - Phương pháp quang phổ
hấp thụ nguyên tử, theo
ISO 9855/1993
- Bụi lơ lửng tổng số (TSP) - Phương pháp đo khối
lượng, theo TCVN 5067-
1995
- Bụi lơ lửng có đường kính dưới 10 µ
m
- Máy đo PM10
5.4 Tiếng ồn - L 50 - Máy đo mức ồn tương
đương tích phân
- Leq - nt-
- Lmax - nt -
5.5 Chấn động - Gia tốc - Máy đo chấn động
- Vận tốc - nt -
- Tần số - nt -
3.2. Xử lý tài liệu môi trường nền
Số liệu môi trường nền sau khi được thu thập cần phải được xử lý và thể hiện trong báo cáo đánh giá tác
động môi trường một cách rõ ràng, đơn giản với mức độ càng định lượng càng tốt. Dưới đây là một vài
hướng dẫn cụ thể mang tính tham khảo trong quá trình thu thập, xử lý các số liệu về thành phần môi
trường khu vực.
3.2.1. Môi trường đất
Môi trường đất của khu vực thực hiện dự án được đánh giá dựa vào các số liệu điều tra về hiện trạng sử
dụng đất cho các mục đích phát triển kinh tế. Các số liệu cần được thể hiện một cách định lượng có thể
lập thành bảng như dưới đây.
Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng đất ở khu vực dự án
TT Mục đích sử dụng Diện
tích các
loại đất
Ghi chú
Tổng I II III
1. Ðất nông nghiệp
2. Ðất lâm nghiệp
3. Ðất ở
4. Ðất khác
Tổng diện tích đất tự nhiên
3.2.2. Môi trường nước
Như trong bảng 3.1 đã nêu, đối với Dự án Công trình giao thông, việc đánh giá chất lượng môi trường
nước nói chung, nước mặt và nước ngầm nói riêng căn cứ vào kết quả đo đạc và phân tích mẫu nước tại
các điểm lấy mẫu theo các chi tiêu đã nêu. Kết quả phân tích chất lượng nước được thể hiện theo mẫu
bảng 3.3, 3.4.
Bảng 3.3: Thành phần và tính chất nước mặt
Thời gian lấy mẫu:
Vị trí lấy mẫu: Ðiểm W1.
TT Chỉ tiêu Ðơn vị Ðiểm
đo/lấy
mẫu
Phương pháp lấy
mẫu/thiết bị đo
Số 1 Số
Nhiệt độ độ C
pH -
BOD5 mg/l
COD mg/l
Hàm lượng cặn lơ lửng mg/l
oxy hoà tan mg/l
Ðộ đục NTU
Hàm lượng dầu mg/l
Coliform
Một số kim loại nặng
MPN/10
0ml
(có liên quan đến dự án)
3.2.3. Môi trường không khí
Hoạt động của dự án công trình giao thông có rất nhiều tiềm năng ô nhiễm môi trường không khí đặc biệt
là bụi, khí độ. Do vậy các số liệu khảo sát, đo đạc cần phải được lựa chọn sao cho phản ánh được một
cách chính xác và trung thựuc nhất về chất lượng môi trường không khí khu vực thực hiện dự án và khu
vực lân cận (chịu những tác động trực tiếp và gián tiếp của dự án). Số liệu về môi trường khí hậu có thể
được thể hiện theo mẫu trong bảng 3.5 và 3.6 dưới đây.
Bảng 3.5: Số liệu khí tượng
Vị trí điểm đo:
Ngày đo:
Thời
gian/địa
điểm đo
Hướng gió Tốc độ gió Nhiệt độ
(
0
C)
Ðộ ẩm (%) Áp suất
(mbar)
Phương
pháp/thiết bị
đo
Bảng 3.6: Chất lượng môi trường không khí
Ðiểm đo: X
Vị trí đo:
Ngày đo:
Thời
Nồng độ
các khí
độc hại
Phương
gian/địa
điểm đo
CO
(mg/m
3
)
NO
2
(mg/m
3
)
SO
2
(mg/m
3
)
CO
2
(ppm)
Bụi
(mg/m
3
)
pháp/
thiết bị đo
TCVN (để
so sánh)
3.2.4. Tiếng ồn
Ðể đánh giá mức ồn nền, phải tiến hành lựa chọn địa điểm sao cho thật thích hợp để có thể xác định
những nguồn gây ra tiếng ồn hiện có trong khu vực đồng thời đánh giá được khả năng lan truyền âm
thanh. Ðể thuận lợi cho việc theo dõi, giám sát, vị trí các điểm đo đạc chất lượng môi trường không khí
nói chung, tiếng ồn nói riêng phải được thể hiện trên một bản đồ ở tỷ lệ thích hợp.
Kết quả đo đạc tiếng ồn có thể được thể hiện theo mẫu bảng 3.7.
Bảng 3.7. Kết quả khảo sát tiếng ồn
Ðiểm đo: N1
Vị trí đo:
Ngày đo:
Thời gian/địa điểm
khảo sát
L
aeq
(dBA)
L
amax
(dBA)
L
50
(dBA) Phương pháp/thiết bị đo
TCVN
Các điều kiện kinh tế - xã hội tại khu vực thực hiện Dựa án và lân cận sẽ chịu những ảnh hưởng trực
tiếp, gián tiếp nhất định, vì vậy việc khảo sát và đánh giá hiện trạng các điều kiện kinh tế xã hội của khu
vực là một vấn đề rất cần thiết.
Nội dung điều tra hiện trạng kinh tế - xã hội tại khu vực thực hiện của Dự án có thể tham khảo mẫu bảng
3.8.
Bảng 3.8. Phiếu điều tra kinh tế - xã hội
1. Khu vực điều tra:
- Tên khu vực điều tra:
- Số hộ dân: (hộ). Tổng số dân: (người). Bình quân: người/hộ.
- Tỷ lệ tăng dân số trung bình: %.
2. Tình trạng đất đai:
- Tổng diện tích đất: (ha). Trong đó đất nông nghiệp: (ha).
- Ðất công nghiệp: (ha). Ðất khác: (ha).
3. Tình hình kinh tế:
- Số hộ làm nông nghiệp: (hộ). Phi nông nghiệp: (hộ)
- Số người làm trong các xí nghiệp công nghiệp tại địa phương: (người)
- Thu nhập: Bình quân: đ/tháng.
Cao nhất: đ/tháng
Thấp nhất: đ/tháng
- Số hộ giàu: (hộ). Số hộ nghèo: (hộ)
4. Các công trình công cộng, hạ tầng cơ sở trong khu vực:
- Cơ quan, Trường học, Viện nghiên cứu: (cơ sở)
- Nhà máy, Xí nghiệp công nghiệp: (cơ sở)
- Bệnh viện, Trạm Y tế: (cơ sở)
- Chợ: (cơ sở). Nghĩa trang: (cơ sở)
- Ðình, chùa, nhà thờ: (cơ sở)
- Trình trạng giao thông, đường:
+ Ðường đất: %. + Ðường cấp phối: %
+ Ðường bê tông: %. + Ðường gạch: %
- Tình trạng cấp điện, nước:
+ Số hộ được cấp điện: (hộ). + Số hộ được cấp nước: (hộ)
5. Tình hình sức khoẻ:
- Số người mắc bệnh truyền nhiễm: (người). - Bệnh mãn tính: (người)
- Bệnh nghề nghiệp: (người)
6. Các yêu cầu và kiến nghị của địa phương về vệ sinh môi trường:
Xác nhận của Ðịa phương Ngày tháng năm
Người điều tra
3.3. Ðánh giá hiện trạng môi trường nền
Dựa vào các số liệu đo đạc, điều tra về các thành phần môi trường nêu trên, tiến hành đánh giá hiện
trạng chất lượng môi trường nơi thực hiện dự án công trình giao thông trên cơ sở đối sánh với tiêu chuẩn
môi trường Việt Nam và các tiêu chuẩn khác liên quan được các Cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước
ban hành theo các nội dung sau:
• Môi trường vật lý: chất lượng nước mặt, nước ngầm, chất lượng không khí, khí hậu, tiếng ồn,
chấn động, môi trường đất, tình hình lũ lụt;
• Tài nguyên sinh vật: động vật, thực vật, sinh thái vùng, bao gồm cả sinh vật dưới nước và sinh
vật trên cạn, cần đặc biệt quan tâm đối với động vật hoang dã và thực vật quý hiếm;
• Tài nguyên đất: hiện trạng sử dụng đất, vấn đề giải phóng mặt bằng;
• Công trình văn hoá, lịch sử: như là công trình tôn giáo, mồ mả, khu khảo cổ, công trình văn hoá -
lịch sử, cảnh quan, du lịch;
• Kinh tế - xã hội: dân số, nghề nghiệp, mức sống, điều kiện vệ sinh, sức khoẻ cộng đồng, v.v
Chương 4
Dự báo, đánh giá tác động môi trường của dự án
Yêu cầu: phần nội dung này cần phải chỉ ra một cách định lượng, toàn diện những tác động bao
gồm những tác động trực tiếp và gián tiếp, ngắn hạn và lâu dài, những tác động tiềm ẩn và tích
luỹ, những tác động có thể hoặc không thể khắc phục có tiềm năng lớn gây suy thoái, ô nhiễm
môi trường khu vực.
4.1. Nguyên tắc đánh giá
a. Việc xác định những tác động môi trường dự án công trình giao thông được xem xét theo 3 giai đoạn
phát triển của dự án:
- Lựa chọn tuyến đường và chuẩn bị mặt bằng,
- Thi công xây dựng công trình,
- Vận hành công trình (đưa công trình vào hoạt động).
b. Cần phải đánh giá các giải pháp bảo vệ môi trường mà trong phương án thiết kế khả thi của dự án đã
lựa chọn nhằm điều chỉnh, hoàn thiện hoặc bổ sung các giải pháp mới để đạt được tiêu chuẩn bảo vệ
môi trường. Trường hợp đặc biệt cần thiết thì đề xuất thay đổi một phần hoặc toàn bộ phương án thiết kế
khả thi của dự án.
4.2. Những nguồn gốc gây suy thoái, ô nhiễm môi trường
Ðể việc đánh giá tác động của dự án lên môi trường đáp ứng những yêu cầu nêu trên, trước tiên phải
xác định được diện tích vùng tác động của dự án. Ðối với các dự án công trình giao thông đường bộ và
đường sắt, vùng nghiên cứu khi đánh giá tác động môi trường vật lý, sức khoẻ cộng đồng, giải phóng
mặt bằng thông thường được xác định là vùng kéo dài ở hai tuyến đường và có chiều rộng tính từ đường
biên của đường từ 50 m đến 100 m tuỳ theo cấp đường. Tuy nhiên đối với việc đánh giá tác động môi
trường kinh tế - xã hội thì vùng nghiên cứu có thể lớn hơn.
Theo kinh nghiệm, những nguồn gây ô nhiễm, suy thoái môi trường của dự án công trình giao thông
được thể hiện một cách khái quát trong bảng 4.1.
Bảng 4.1: Các yếu tố gây ô nhiễm môi trường của dự án công trình giao thông
TT Các hoạt động của dự án Các yếu tố gây ô nhiễm,
suy thoái môi trường
1 Bố trí tuyến đường và chuẩn bị
mặt bằng
- Chuyển đổi mục đích sử dụng đất,
- Di dân, tái định cư,
- Suy thoái rừng, suy giảm đa dạng sinh học,
- Biến đổi đặc điểm hệ thống thuỷ văn mặt.
2 Thi công xây dựng - Bụi, khí độc (CO, SO
2
, NO
2
, CnHm, hơi chì ), tiếng
ồn,
- Chất thải rắn,
- Nước thải nhiễm dầu mỡ, cặn lơ lửng cao,
- Chất thải sinh hoạt của công nhân,
- Thu hẹp dòng chẩy, sụt lở bờ sông, ô nhiễm nước
sông, tiếng ồn, chấn động.
3 Vận hành công trình - Bụi, tiếng ồn, khí độc (CO, SO
2
, NO
2
, CnHm, hơi
chì ).
- Lượng giao thông, mức độ giao lưu tăng cao.
4.3. Tác động đến môi trường của bố trí tuyến đường và chuẩn bị mặt bằng
Phương án bố trí tuyến đường cũng như công tác chuẩn bị mặt bằng thi công đường bộ và đường sắt có
tác động rất lớn và lâu dài đối với môi trường tài nguyên thiên nhiên và kinh tế xã hội. Bởi vì tuyến đường
khác nhau, ở các khu vực đất khác nhau sẽ gây ra các tác động rất khác nhau. Những tác động môi
trường của phương án bố trí tuyến đường và chuẩn bị mặt bằng bao gồm: làm thay đổi chế độ thuỷ lực
của các dòng nước mặt, nước ngầm, làm tăng xói lở và bồi lắng, làm suy thoái môi trường đất, ô nhiễm
môi trường nước mặt, làm mất các thảm thực vật, làm mất nơi sinh sống của động vật hoang dã, tạo
điều kiện thuận lợi cho con người xâm lấn và khai thác tài nguyên rừng, có thể gây ảnh hưởng xấu đến
di sản lịch sử, văn hoá, cảnh quan. Các tuyến đường cắt ngang qua làng xã, hoặc cắt ngang giữa khu
dân cư và đồng ruộng, nương rẫy, gây cản trở đi lại, sinh hoạt, nếp sống bình thường và sản xuất đối với
nhân dân, tác động này đặc biệt lớn đối với các đoạn đường đi qua các vùng dân tộc thiểu số.
4.3.1. Chế độ thuỷ lực
Các dự án đường bộ (đường ôtô) và đường sắt đi xuyên qua các vùng lãnh thổ rộng lớn thường sẽ cắt
ngang qua dòng nước chảy như sông, ngòi, suối, đồng ruộng, vùng ngập nước v.v Các dự án giao
thông này sẽ ngăn cản nước chảy từ bên này đường sang bên kia đường hoặc có thể làm thay đổi dòng
nước chảy, tập trung các dòng chảy về một nơi, do đó gây úng ngập hoặc nâng cao mực nước ở phía
bên này đường và gây cạn kiệt nguồn nước ở phía bên kia đường. Ðặc biệt là gây cản trở thoát nước
mưa vào mùa mưa, không những gây biến đổi thuỷ lực của nước mặt mà còn làm thay đổi sự thẩm thấu
nước trong đất và ảnh hưởng cả đến trạng thái nước ngầm dưới đất. Các tác động này cần phải được
đánh giá rất cẩn thận.
4.3.2. Xói lở đất và bồi lắng
Tuỳ theo phương án bố trí tuyến đường khác nhau mà khối lượng đào, đắp, cũng như tác động xói mòn
và bồi lắng khác nhau.
Ðất bị tác động chính là do công việc đào đắp và bị xói mòn. Việc đào đắp ảnh hưởng trực tiếp đến sản
xuất nông nghiệp và lâm nghiệp, cảnh quan. Xói mòn sẽ tạo ra bồi lắng sông ngòi, cống rãnh thoát nước,
có thể gây ra úng ngập tạm thời và giảm chất lượng nước mặt, làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái dưới
nước. Mưa to làm xói mòn đất còn gây ra nguy hiểm cho nền đường như sụt lở, lún, nứt.
Xây dựng tuyến đường ở sườn đồi, núi rất dễ dàng xảy ra sụt lở và bị xói mòn rất mạnh trong mùa mưa,
do đó gây ra hậu quả tai nạn giao thông, phá hoại môi trường đất và tiếp theo là bồi lắng và làm ô nhiễm
môi trường nước mặt.
Vì vậy cần phải đánh giá chính xác mức độ tác động của đào, đắp và xói mòn đối với tài nguyên có giá
trị, đối với sinh thái trên cạn và dưới nước, đối với công trình lân cận.
4.3.3. Tác động đến tài nguyên sinh vật
Bố trí tuyến đường và công tác chuẩn bị mặt bằng có tác động rất lớn đến tài nguyên sinh vật trong một
vùng rộng lớn có tuyến đường đi qua. Các tác động này cần được đánh giá cẩn thận.
a. Sinh vật dưới nước
Loài cá nói riêng và hệ sinh thái dưới nước của vùng nói chung, có thể bị tác động bởi:
- Xói lở và bồi lắng do tuyến đường chạy qua gây ra (trong giai đoạn chuẩn bị mặt bằng, trong giai đoạn
thi công cũng như giai đoạn vận hành của dự án);
- Rò rỉ xăng dầu từ xe cộ cũng như xăng dầu chảy tràn khi vậnchuyển.
- Rò rỉ và chảy tràn khi vận chuyển vật liệu độc hại trên đường giao thông;
- Thay đổi thuỷ văn trong thuỷ vực sẽ làm ảnh hưởng đến tài nguyên sinh vật dưới nước.
b. Tài nguyên rừng
Tác động của dự án giao thông đối với tài nguyên rừng có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp, như:
- Chiếm đất, chia cắt đất, làm sáo trộn, phá vỡ tính nguyên vẹn và thống nhất của hệ sinh thái;
- Phát quang rừng để mở đường và tạo dải lộ quyền, làm các công trình;
- Mở đường ở vùng rừng núi, ngoài việc tạo điều kiện cho con người khai thác và tàn phá rừng hơn như:
đốt rừng làm rẫy, chặt cây lấy củi và lấy gỗ, phá rừng làm đất nông nghiệp, v.v
- Hình thành hệ thống giao thông ở gần rừng sẽ kéo theo việc hình thành các khu dân cư, thương mại,
dịch vụ, công nghiệp ở gần rừng, do đó sẽ tạo cơ hội xâm lấn và khai thác, tàn phá rừng.
c. Ðộng vật hoang dã
Ðộng vật hoang dã cũng bị dự án giao thông tác động tương tự như rừng. Dự án giao thông sẽ làm thiệt
hại điều kiện sinh cư của động vật hoang dã quý hiếm và tạo điều kiện cho con người khai thác động vật
hoang dã quý hiếm (chủ yếu là săn bắn). Nếu tính đường đi qua vùng rừng núi sẽ cô lập các cộng đồng
động vật và thực vật ở mỗi bên đường, chia cắt nơi sinh cư, nơi sinh sản và các bãi thức ăn của động
vật, cản trở đường đi lối lại của các động vật hoang dã và hậu quả là làm suy thoái hệ động vật hoang
dã, suy thoái đa dạng sinh học.
4.3.4. Ðánh giá tác động của bố trí tuyến đường và công tác chuẩn bị mặt bằng đối các giá trị sử
dụng của vùng dự án
a. Lưu thông của tàu thuyền
Dự án giao thông đường bộ, đường sắt có thể làm cản trở hay gây trở ngại cho tàu bè đi lại, nhất là các
dự án đường đi qua các sông, lạch, đầm, phá hay eo biển. Cần phải kiểm tra đánh giá độ cao và khẩu độ
của cầu có thoả mãn yêu cầu của giao thông đường thuỷ hay không.
b. Sử dụng đất
Dự án giao thông có thể làm thay đổi mục tiêu sử dụng đất của vùng lân cận dự án, như biến đất rừng
đồi thành đất nông nghiệp, đất nông nghiệp thành đất đô thị hay đất công nghiệp v.v Do đó trong báo
cáo ÐTM cần mô tả chi tiết tình hình sử dụng đất ở vùng xung quanh dự án:
- Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, hệ sinh thái nông nghiệp, hệ thống tưới tiêu, sản phẩm
và năng suất sản xuất;
- Hiện trạng sản xuất công nghiệp và dự báo phát triển công nghiệp, đô thị hoá trong tương lai do tác
động của dự án;
- Hiện trạng khai thác khoáng sản và dự báo phát triển khai thác khoáng sản trong tương lai do tác động
của dự án.
Cần đánh giá tác động môi trường của tất cả sự thay đổi sử dụng đất ở trên cũng như điều kiện kinh tế -
xã hội kèm theo và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường tương ứng.
4.3.5. Tác động đối với các giá trị của chất lượng cuộc sống con người
a. Kinh tế - xã hội
Dự án giao thông có thể mang lại các lợi ích như mở rộng phát triển công nghiệp, các công trình khách
sạn, cửa hàng, lưu thông hàng hoá và các dịch vụ kinh tế khác. Ngược lại cũng do các tác động phát
triển đó mà làm tăng chất thải ô nhiễm môi trường. Dự án giao thông sẽ làm tăng giá trị sử dụng đất và
đẩy mạnh quá trình đô thị hoá vùng lân cạn. Nhiều khu dân cư và khu chợ mới sẽ được hình thành gần
đường. Việc giãn cách khu dân cư và khu chợ đối với các đường cao tốc mới là cần thiết . Tác động môi
trường vật lý đối với các khu dân cư cạnh đường là lớn, nhất là ô nhiễm tiếng ồn và chấn động đối với
sức khoẻ cộng đồng. Các tác động này cần phải được mô tả chỉ tiết và đánh giá để có các biện pháp
giảm thiểu tương xứng.
b. Giải phóng mặt bằng
Giải phóng mặt bằng là công việc rất phức tạp và tác động đến môi trường vật lý và kinh tế - xã hội. Giải
phóng mặt bằng bao gồm các công việc chính như di chuyển nhà dân, khu dân cư, trường học, bệnh
viện, cửa hàng, chợ búa, mồ mả, công trình lịch sử - văn hoá, hệ thống điện, hệ thống cấp, thoát nước,
hệ thống thông tin v.v trong phạm vi lộ quyền. Công tác giải phóng mặt bằng đi kèm theo là công việc
tái định cư, xây dựng các công trình mới thay thế cho các công trình bị giải phóng. Công việc giải phóng
mặt bằng gây thiệt hại lớn đối với dân cư bị giải phóng, không những chỉ là phí tổn vì di chuyển mà còn
ảnh hưởng đến nghề nghiệp sản xuất kinh doanh lâu dài của họ.
Cần phải kiểm kê đầy đủ các nhà cửa, công trình bị di chuyển (quy mô, kích thước, tính chất, giá trị
v.v ), đánh giá tác động môi trường của việc di chuyển và tái định cư. Mô tả đầy đủ và đánh giá các biện
pháp và chính sách kinh tế - xã hội đối với việc giải phóng mặt bằng mà dự án áp dụng.
c. Sức khoẻ cộng đồng
Tác động của tiếng ồn, chấn động và ô nhiễm không khí giao thông đối với sức khoẻ cộng đồng chủ yếu
là đối với dân cư xung quanh công trường khi thi công và dân cư ở sát cạnh đường khi vận hành dự án.
Tiếng ồn và chấn động có thể đặc trưng bằng mức ồn, mức chấn động cực đại và trung bình ngày (ban
ngày, ban đêm). Sự rò rỉ rơi vãi vật liệu và các chất độc hại trong quá trình vận chuyển cũng như khi tai
nạn, sự cố giao thông xẩy ra sẽ tác động mạnh tới an toàn và sức khoẻ cộng đồng. Cần hết sức lưu ý tác
động nay đối với các đối tượng "nhạy cảm" môi trường, như là bệnh viện, trường học v.v Cần mô tả
hiện trạng sức khoẻ cộng đồng và kiến nghị các giải pháp bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và phòng tránh tai
nạn giao thông.
4.3.6. Thẩm mỹ và cảnh quan
Dự án giao thông có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ cảnh quan, nhất là công việc đào, đắp sẽ làm thay đổi
cảnh quan. Cần phải bảo vệ thẩm mỹ cảnh quan, nhất là khi xây dựng dự án giao thông ở vùng đồi núi
có cảnh quan đẹp. Trên đường giao thông có thể tạo ra các điểm ngắm cảnh và tô điểm thêm cho thẩm
mỹ cảnh quan, đặc biệt là các công trình cầu vượt qua sông, suối v.v cần đạt yêu cầu thẩm mỹ. Những
nơi có địa hình cảnh quan đẹp cần được bảo vệ, có thể làm cầu cạn, cầu vượt, đường hầm để tránh đào,
đắp làm thay đổi địa hình đẹp.
4.3.7. Công trình lịch sử và khảo cổ
Các công trình lịch sử và khảo cổ trong khu vực có thể bị tác động của dự án cần được mô tả và đánh
giá: địa điểm, loại công trình, niên đại và giá trị tinh thần và vật chất của công trình, đánh giá tác động
của dự án đối với công trình lịch sử và khảo cổ, bao gồm cả tác động gây nứt nẻ, lún sụt công trình.
Kiến nghị kế hoạch và biện pháp bảo vệ công trình lịch sử, khảo cổ như: tránh xâm lấn, cắt ngang qua
khu di tích lịch sử - văn hoá, trong trường hợp không thể thay đổi tuyến đường để tránh di tích lịch sử,
văn hoá có giá trị thì việc khai quật, di chuyển chúng phải được phép của Bộ Văn hoá và sự nhất trí của
dân địa phương.
4.4. Tác động đến môi trường trong giai đoạn thi công
4.4.1. Môi trường đất bị khai thác, đào, đắp
Khi thi công đường ở vùng đất đồng bằng, nhất là ở vùng trũng, cần một lượng vật liệu đất, cát, đá, sỏi
vô cùng lớn, ngược lại khi làm đường ở vùng đồi núi nhiều khi lại phải đào, phá đồi núi, san ủi để tạo ra
mặt đường. Khi làm đường sắt thì nhu cầu lượng đá dăm rất lớn. Việc khai thác đất, cát, đá và đào đắp
làm đường sẽ gây các tác động tiêu cực đối với môi trường đất, làm mất thảm thực vật, có thể xâm lấn
đất nông nghiệp, đất rừng, và đặc biệt là gây sụt lở, xói mòn, bồi lắng, gây ô nhiễm môi trường nước, tác
động đến các hệ sinh thái và kinh tế - xã hội của vùng đất bị khai thác.
Nếu Dự án thực hiện việc khai thác vật liệu xây dựng (từ những khu vực ở xa công trình) phục vụ cho
công trình thì phải lập bảo vệ ÐTM riêng cho hoạt động này.
4.4.2. Tác động môi trường nước
Trong thời gian thi công các công trình giao thông, nước mưa chảy tràn sẽ gây xói lở đất, đặc biệt là ở
chỗ đào, đắp đất, gây ra bồi lấp các dòng chảy, gây ô nhiễm nước và làm giảm chất lượng nước mặt của
vùng dự án. Ngoài ra, nước mưa còn mang theo các chất ô nhiễm ở công trường cùng với nước thải
sinh hoạt của công nhân sẽ làm ô nhiễm nước mặt ở vùng thi công dự án. Nước mặt có thể còn bị ô
nhiễm do sự cố hoặc rò rỉ xăng, dầu rơi vãi trong quá trình vận chuyển vật liệu, đặc biệt là vật liệu lỏng
phục vụ cho công trường. Sự ô nhiễm này sẽ làm suy giảm động vật, thực vật dưới nước và ảnh hưởng
đến lợi ích sử dụng nước phục vụ sinh hoạt, công nghiệp, phục vụ nông nghiệp, ngư nghiệp và các mục
đích sử dụng khác.
Ngoài những phân tích nêu trên, phần nội dung này phải có những tính toán định lượng gồm:
- Tổng lượng nước thải sinh hoạt của công nhân, nước mưa chẩy tràn (trong khu vực thi công) được tính
theo thời gian và sau những đợt mưa có lưu lượng/ ngày lớn nhất.
- Thành phần, nồng độ chất ô nhiễm và tải lượng chất ô nhiễm trong từng loại nước.
- Vị trí và khả năng tiếp nhận nước thải của khu vực.
- Ðánh giá khả năng lan truyền và mức độ gây ô nhiễm môi trường nước có thể xẩy ra.
4.4.3. Tác động môi trường không khí
Trong thi công có hai nguồn chính gây ô nhiễm môi trường không khí là nguồn ô nhiễm di động, đó là các
xe cộ vận chuyển nguyên vật liệu (đất, đá, xi măng, sắt thép v.v ) và nguồn ô nhiễm tương đối cố định
như là các thiết bị thi công (máy nén, máy đào, đắp, đóng cọc, máy lu, trạm trộn bê tông tươi, trạm trộn
bê tông atphan v.v ), công tác san lấp. Chất ô nhiễm lớn nhất trong giai đoạn thi công là bụi, sau đó mới
đến các khí thải từ xe cộ và thiết bị thi công. Các khí thải độc hại từ xe cộ thải ra gồm: NOx, CO, SO2,
hyđrocarbon (HmCn) và hơi chì (Pb). Nồng độ các chất ô nhiễm này trong môi trường không khí cần
được xác định và đánh giá theo trị số trung bình ngày và trị số cực đại theo giờ. Ðặc biệt cần chú ý tác
động của thi công công trình giao thông đối với môi trường không khí ở các địa điểm có tính "nhạy cảm"
ở hai bên đường như trường học, bệnh viện, nơi an dưỡng, khu dân cư v.v
Trong phần nội dung này cần làm rõ các nội dung sau:
- Các nguồn phát sinh bụi, khí độc,
- Thành phần, nồng độ chất ô nhiễm và tải lượng chất ô nhiễm trong khi thải,
- Tính toán mức độ lan truyền bụi, khí độc (Mô hình Suttong, Gausse, Screen3, IGM ).
4.4.4. Ô nhiễm chấn động và tiếng ồn trong giai đoạn thi công
Ðánh giá tác động tiếng ồn trong giai đoạn thi công đối với dự án giao thông là không thể thiếu được. Có
rất nhiều nguồn ô nhiễm tiếng ồn trong giai đoạn thi công công trình giao thông như: tiếng ồn từ xe vận
chuyển nguyên vật liệu, tiếng ồn từ máy nén khí, máy đào, máy xúc, xe lu, máy đóng cọc, máy trộn bê
tông và từ công việc nổ mìn v.v Cần liệt kê và đánh giá mức ồn của tất cả các nguồn gây tiếng ồn này.
Cần xác định thời gian trong ngày cho phép hoạt động đối với từng hoạt động gây tiếng ồn. Ðặc biệt
quan tâm đến khoảng cách cần thiết giữa vị trí đặt thiết bị thi công (máy nén khí, trạm trộn bê tông v.v )
và các đối tượng "nhậy cảm" về tiếng ồn (trường học, bệnh viện, khu dân cư, rừng cấm, nơi bảo tồn
động vật hoang dã v.v ).
Nguồn chấn động đáng quan tâm nhất trong giai đoạn thi công là máy đóng cọc kiểu búa. Các chấn động
này có thể phá hoại công trình xây dựng và kiến trúc lân cận.
Do vậy cần làm rõ:
- Nguồn phát sinh tiếng ồn và cường độ gây ồn.
- Tính toán mức độ lan truyền tiếng ồn trong khu vực.
(Ví dụ: Dự báo mức ồn giao thông: mức ồn của xe phụ thuộc vào mức phá năng lượng tiếng ồn trung
bình và phụ thuộc vào loại xe cụ thể. Mức ồn của luồng xe bằng mức ồn của xe đặc trưng cộng với gia
số mức ồn của luồng xe.
Gia số mức ồn của luồng xe sẽ phụ thuộc vào số luồng xe chạy trong một giờ (N
i
), khoảng cách đặc
trưng từ luồng xe điểm đo ở cạnh đường có độ cao từ 1,5 - 2 m (D
o
), tốc độ dòng xe (S
i
) và thời gian (T)
trong trường hợp này T = 1 giờ, D
o
bằng 7,5 m), được xác định theo công thức sau:
10 log (N
i
D
o
) / (S
i
. T) (5.2)
Mức ồn giảm theo khoảng cách thực tế tính từ nguồn ồn (D), được xác định như sau:
- Ðối với nguồn đường: L = 10 log (D
o
/D)
1+a
(5.3)
- Ðối với nguồn điểm: L= 20 log (D
o
/D)
1+a
(5.4)
Trong đó: a - hệ số trạng thái địa hình
a = 0 đối với địa hình bằng phẳng, không có cây và vật chướng ngại.
a = 0,1 đối với mặt cỏ.
a = - 0,1 đối với mặt đất là bê tông hay trải nhựa đường).
4.4.5. Tác động ô nhiễm môi trường từ lán trại công nhân
Lán trại công trường là nơi cư trú tạm thời của công nhân nên điều kiện vệ sinh sinh hoạt thường là thấp
kém, và là nguồn phát sinh chất thải (nước thải, phân, rác ) đáng kể. Công nhân có thể chặt cây làm củi
đun. Các tệ nạn xã hội cũng như các bệnh truyền nhiễm cũng có thể xẩy ra ở khu lán trại công nhân.
4.4.6. Chất thải rắn
Chất thải rắn trong giai đoạn xây dựng chủ yếu là đất đá, VLXD, xi măng, sắt thép vụn Lượng chất thải
này là tuỳ thuộc vào đặc điểm công trình và trình độ quản lý của Dự án. Ðể đánh giá mức độ tác động
của chất thải rắn cần xác định:
- Tổng lượng và thành phần chất thải rắn do hoạt động sản xuất sinh ra,
- Tổng lượng và thành phần chất thải rắn sinh hoạt.
4.5. Tác động môi trường trong giai đoạn sử dụng công trình
4.5.1. Ô nhiễm tiếng ồn và chấn động
Tác động tiếng ồn là một tác động lớn nhất trong quá trình vận hành của dự án giao thông.
Tác động của tiếng ồn giao thông phụ thuộc vào mức ồn của từng xe gây ra, lưu lượng giao thông trên
đường, tốc độ dòng xe, chất lượng đường, địa hình, công trình kiến trúc hai bên đường và khoảng cách
giữa đường và đối tượng "nhạy cảm". Các tác động này cần được dự báo, đánh giá cẩn thẩn, đề xuất
các giải pháp kiểm soát, giảm thiểu và monitoring tiếng ồn giao thông trong giai đoạn vận hành sử dụng
đường. Những yêu cầu về nội dung và phương pháp xác định mức độ lan truyền tiếng ồn đã được nêu ở
phần trên.
Dao động chấn động giao thông được đặc trưng bằng ba đại lượng: biên độ (m), tốc độ (m/s) và gia tốc
(m/s2). Mức độ chấn động giao thông không chỉ phụ thuộc vào tính chất của luồng giao thông mà còn
phụ thuộc tính chất và trạng thái đất nền đường và vùng phụ cận. Cần phải tiến hành quan trắc thực tế
cẩn thận về tác động của chấn động giao thông hiện nay và thiết lập mô hình dự báo trong tương lai, đề
xuất giải pháp giảm thiểu chấn động, đặc biệt là đối với các đối tượng "nhậy cảm" về chấn động như sức
khoẻ cộng đồng, công trình di tích lịch sử v.v
Nguồn chấn động chủ yếu trong giai đoạn vận hành giao thông là các xe tải hạng nặng. Chấn động do
tầu hoả gây ra lớn hơn chấn động của ô-tô nhiều lần. Tác động của các chấn động này đối với con người
tương tự như tác động của tiếng ồn, nên cần quan tâm đánh giá đối với khu dân cư, bệnh viện, trường
học v.v đồng thời chúng còn có thể gây nứt nẻ nhà cửa khi chấn động mạnh.
4.5.2. Tác động đến môi trường không khí
Ô-tô chạy xăng dầu và tàu hoả chạy bằng than hay dầu điêzen đều thải ra bụi và các khí độc như SO
2
,
NO
2
, CO, CO
2
. Riêng ô-tô còn thải ra bụi và hơi chì, hơi xăng dầu. Bụi từ đường ô-tô gây ra lớn hơn tàu
hoả nhiều lần bởi vì không chỉ có bụi từ ống xả thải ra mà còn bụi từ bào mòn do ma sát giữa lốp xe và
mặt đường, bụi đất đá trên mặt đường do xe chạy cuốn lên. Cần phải dự báo, đánh giá cẩn thận tác
động ô nhiễm không khí do giao thông gây ra đối với các nơi có tính "nhạy cảm" cao như trường học,
bệnh viện, khu dân cư theo các nội dung:
- Các nguồn phát sinh bụi, khí độc,
- Thành phần, nồng độ chất ô nhiễm và tải lượng chất ô nhiễm trong khí thải,
- Tính toán mức độ lan truyền bụi, khí độc (Mô hình Suttong, Gausse, Screen3, IGM ).
4.5.3. Tác động đến môi trường đất và nước mặt hai bên đường
Nguyên nhân gây ô nhiễm đất và nước mặt hai bên đường giao thông chủ yếu là do nước mưa chảy tràn
kéo theo xăng, dầu, mỡ bị rò rỉ trên đường hay các vật liệu độc hại bị rơi vãi trong quá trình vận chuyển.
Xăng, dầu, mỡ và đặc biệt là bụi chì gây ô nhiễm đất và nước mặt sẽ rất nguy hại đối với các sinh vật
dưới nước và cây, rau hai bên đường. Khi con người ăn cá hay rau quả có chứa chì thì sẽ bị nhiễm chì.
Do vậy cần đánh giá:
- Tổng lượng nước mưa chẩy tràn được tính theo thời gian và sau những đợt mưa có lưu lượng/ ngày
lớn nhất.
- Thành phần, nồng độ chất ô nhiễm và tải lượng chất ô nhiễm trong nước.
- Vị trí và khả năng tiếp nhận nước thải của khu vực,
- Ðánh giá khả năng lan truyền và mức độ gây ô nhiễm môi trường nước, đất có thể xẩy ra.
4.5.4. Ô nhiễm chất thải rắn trên đường giao thông
Ô nhiễm chất thải rắn trên đường giao thông chủ yếu do khách lữ hành gây ra như vỏ hộp, chai lọ, bao
bì, đồ gói thức ăn, thức ăn thừa, chất thải từ vệ sinh v.v
4.5.5. Tai nạn giao thông
Tai nạn giao thông thường gây ra các thiệt hại lớn về người và của.
Tai nạn giao thông thường xẩy ra ở các đoạn đường hẹp, đường dốc, đường vòng, đường giao nhau và
nhất là ở những nơi có các loại hình giao thông (xe cơ giới, xe đạp, đi bộ) trộn lẫn.
Chương 5
Các biện pháp khắc phục, giảm thiểu tác động tiêu cực của dự án đến môi trường
Yêu cầu: Căn cứ vào các tác động môi trường nêu trong chương 4, đề suất một cách cụ thể các
biện pháp quản lý và kỹ thuật mang tính khả thi cao nhằm phòng tránh, giảm thiểu tới mức có thể
các tác động môi trường do việc thực hiện dự án gây nên.
Các biện pháp giảm thiểu đề suất phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Các biện pháp giảm thiểu phải phù hợp với quy mô công trình, nguồn tài chính cho phép.
- Các biện pháp bảo vệ môi trường phải được thực thi suốt cả quá trình chuẩn bị, xây dựng công trình và
trong suốt quá trình hoạt động của công trình.
- Cần phải có phương án phù hợp đối với những tác động môi trường không thể khắc phục hoặc giảm
nhẹ.
Dưới đây là những gợi ý về các biện pháp giảm thiểu có thể được xem xét áp dụng:
5.1. Các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực trong giai đoạn bố trí tuyến đường và chuẩn bị mặt bằng
• Lựa chọn tuyến đường không làm thay đổi dòng chảy nước bề mặt, tránh làm biến đổi hệ thống
thuỷ nông thoát nước hiện có ở khu vực, khẩu độ cầu không làm thu hẹp dòng chảy của sông,
suối. Số lượng cống và kích thước cống phải đủ để thoát nước qua đường, cân bằng mực nước
hai bên đường trong mùa mưa bão như trước khi có dự án.
• Lựa chọn tuyến đường tránh khu vực có mật độ xây dựng lớn, khu tập trung dân cư và khu dịch
vụ, thương mại, các khu dân cư của dân tộc thiểu số.
• Bố trí tuyến đường sao cho khối lượng đào đắp ít nhất, hạn chế phát quang thảm thực vật, trồng
lại các thảm thực vật bị bóc bỏ, phủ thực vật ở các vùng đất mới đắp, có phương án điều chỉnh
dòng nước về tốc độ và lưu lượng để tránh dòng chảy xói đất. Giữ ổn định mái dốc, tránh xói lở
mái dốc, các mái dốc phải được thiết kế lớp bảo vệ đúng kỹ thuật, gia cố đất, phun bê tông phải
phủ lớp vải địa kỹ thuật hoặc làm tường chắn, kè chắn và tạo rãnh nước thoát ở đỉnh và chân
mái dốc.
• Có kế hoạch tái định cư, bảo đảm dân di chuyển được cung cấp chỗ ở, điều kiện sinh hoạt và
sản xuất bằng hoặc tốt hơn nơi cũ. Thực hiện chính sách đền bù tương xứng với tất cả các thiệt
hại về đất đai, nhà cửa, vườn tược, thay đổi cách sống, nghề nghiệp lâu dài của họ.
• Biện pháp giảm thiểu tác động đối với tài nguyên sinh vật có thể là:
- Không bố trí tuyến đường đi qua các khu rừng nói chung và ở gần các khu rừng được bảo tồn nói riêng.
- Các tuyến đường cần tránh vùng có độ "nhậy cảm" cao đối với các hệ động và thực vật tự nhiên.
- Không khai thác vật liệu làm đường ở các vùng đất ướt, đầm lầy hay khu rừng có độ nhạy cảm cao đối
với môi trường.
- Nếu tuyến đường bắt buộc phải đi qua rừng hay sát gần rừng thì phải có các biện pháp bảo vệ rừng
kèm theo, như tạo đệm cách ly giữa đường giao thông và rừng, xây dựng chắn hay làm hàng rào chắn
hai bên đường, cấm đỗ xe, dừng xe, bóp còi và giảm tốc độ khi xe đi qua rừng.
- Duy trì các đường mòn đi lại của thú rừng.
5.2. Các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực trong giai đoạn thi công xây dựng
5.2.1. Các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trường đất:
- Không khai thác đất, cát, từ đất nông nghiệp và đất rừng;
- Không khai thác đất, cát ở vùng gần đê, bờ sông;
- Trước khi khai thác phải bóc lớp đất phủ bề mặt dùng để làm đất lấp phủ, hoàn nguyên bề mặt sau khi
khai thác xong, trường hợp khai thác vật liệu đào sâu dưới mặt đất thì có thể tạo thành hồ nuôi thuỷ sản;
- Các biện pháp chống xói lở, bồi lắng đã được trình bày ở mục
5.2.2. Các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trường nước:
- Không làm thu hẹp dòng chảy, thay đổi dòng chảy của sông ngòi. Ðảm bảo chiều cao thông thuỷ của
cầu để tàu, thuyền đi lại.
- ÁP DỤNG các biện pháp chống xói lở đất như đã trình bày ở mục
- Quy hoạch, thiết kế hệ thống rãnh thoát nước trong quá trình thi công đường, rãnh thoát nước thải sinh
hoạt công trường không chảy vào nguồn cấp nước sinh hoạt và công nghiệp.
- Bố trí không để vật liệu độc hại ở gần nguồn nước.
- Quản lý ngăn chặn rò rỉ xăng dầu và vật liệu độc hại do xe vận chuyển gây ra.
5.2.3. Các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trường không khí (khí đôc, tiếng
ồn):
- Tưới nước bề mặt đất để giảm bụi.
- Không dùng các xe quá cũ và không chở vật liệu rời quá đầy, quá tải.
- Bảo đảm an toàn, không để rò rỉ khi vận chuyển vật liệu, nguyên liệu rời hay lỏng.
- Không đặt các trạm trộn bê tông tươi và trạm trộn bê tông atphan ở gần khu dân cư, trường học, bệnh
viện.
- Không vận tải và vận hành các máy đào, máy xúc, xe lu, máy đóng cọc và nổ mìn vào các giờ ban đêm.
- Bảo vệ, chống nứt lún đối với các công trình kiến trúc ở gần nơi đóng cọc, như làm các tường, hào để
chắn lan truyền chấn động.
5.2.4. Các biện pháp giảm thiểu tác động từ các lán trại công nhân:
- Tăng cường sử dụng nhân lực địa phương và bố trí công nhân nghỉ tại nhà trọ hay khách sạn ở gần
công trường để giảm bớt lán trại.
- Bảo đảm đầy đủ các công trình vệ sinh ở khu lán trại, như cống rãnh, nhà vệ sinh, nhà tắm, hố rác
- Cung cấp đầy đủ chất đốt cho công nhân.
- Xây dựng nội quy sinh hoạt đầy đủ, rõ ràng và tổ chức quản lý công nhân tốt nhất.
5.3. Các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực trong giai đoạn sử dụng công trình
5.3.1. Các biện pháp giảm tiếng ồn, chấn động:
- Không để công trình kiến trúc lấn chiếm đất lưu không của đường giao thông.
- Tiến hành giám sát, kiểm tra tiếng ồn của các xe chạy trên đường theo TCVN.
- Giảm tốc độ và không bóp còi khi xe chạy qua các nơi có tính "nhạy cảm" với tiếng ồn và chấn động.
- Xây tường chắn tiếng ồn ở hai bên đường, khi cần thiết.
- Trồng các dải cây xanh hai bên đường.
5.3.2. Các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường không khí:
- Tiến hành giám sát, kiểm tra mức thải khí ô nhiễm của các loại xe, đảm bảo nguồn thải ô nhiễm của mỗi
xe không vượt quá TCVN.
- Trồng các dải cây xanh hai bên đường.
- Bảo đảm khoảng cách phù hợp giữa công trình giao thông và các công trình kiến trúc có tính "nhạy
cảm" đối với môi trường.
- Làm vệ sinh mặt đường và tưới nước đường giao thông.
5.3.3. Các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường nước, đất:
- Dùng xăng không pha chì;
- Ðề phòng các trường hợp sự cố, rò rỉ xăng dầu;
- Khi vận chuyển vật liệu rời hay chất lỏng độc hại phải bảo đảm an toàn theo tiêu chuẩn quy định để đề
phòng các trường hợp chất độc hại rơi vãi trên đường.
5.3.4. Các biện pháp quản lý chất thải rắn:
- Bảo đảm đầy đủ các công trình vệ sinh sạch sẽ ở các nhà ga, trạm xe, trạm dừng xe.
- Bố trí các thùng xe trên các xe ô-tô đường dài và trên các toa tàu hoả.
- Thường xuyên tiến hành tổ chức thu gom rác tại các nhà ga, trạm dừng xe và trên tàu, xe.
5.3.5. Các biện pháp khắc phục sự cố giao thông:
- Kiểm tra kỹ các giải pháp thiết kế bảo đảm an toàn ở mọi địa hình, đoạn đường dễ xảy ra tai nạn.
- Tổ chức phân luồng giao thông và có ngăn cách các luồng.
- Tổ chức giao thông tốt, không để gây tắc nghẽn giao thông, làm đường vượt hoặc đường ngầm xuyên
qua đường, đề phòng tai nạn giao thông.
- Xây dựng các biển báo, tín hiệu đầy đủ.
Chương 6
Chương trình quản lý, quan trắc và giám sát môi trường
Yêu cầu: Phần nội dung này phải đề xuất được các biện pháp quản lý và giám sát, quan trắc môi
trường nhằm đảm bảo thực hiện có hiệu quả các biện pháp bảo vệ môi trường đã được nêu trong
chương 5 đồng thời kịp thời phát hiện những kiếm khuyết trong quá trình thực hiện cũng như
những biểu hiện suy thoái, ô nhiễm môi trường do dự án gây ra để điều chỉnh, ngăn chặn.
Do vậy phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Những đề xuất dưới góc độ quản lý môi trường phải hết sức cụ thể và phù hợp với trình độ tổ chức,
quản lý của cơ sở.
- Những đề xuất về giám sát môi trường chỉ nên tập trung vào những thành phần môi trường, những chỉ
tiêu môi trường chịu tác động của dự án.
- Ðiều cần lưu ý là dự án phải chịu hoàn toàn kinh phí cho những hoạt động nói trên, do vậy trong phần
này cũng cần nêu lên những dự toán kinh phí cần thiết nhằm đảm bảo cho các hoạt động nói trên.
6.1. Chương trình quản lý môi trường
Với tầm quan trọng của công tác quản lý môi trường nêu trên, phần nội dung này cần đề cập đến các
hoạt động của cơ sở dưới góc độ bảo vệ môi trường và thông thường bao gồm:
- Mô hình tổ chức, cơ cấu nhân sự cho công tác quản lý môi trường.
- Lập kế hoạch quản lý, triển khai các công tác bảo vệ môi trường tương ứng cho các giai đoạn: chuẩn bị
mặt bằng, thi công công trình và vận hành công trình.
- Kế hoạch đào tạo, giáo dục nâng cao nhận thức môi trường.
6.2. Chương trình quan trắc, giám sát môi trường
Quan trắc, giám sát môi trường cần phải được tiến hành một cách liên tục trong suốt quá trình hoạt động
của dự án. Chương trình giám sát, quan trắc môi trường cần xác định rõ:
- Ðối tượng, chi tiêu quan trắc môi trường.
- Thời gian và tần suất quan trắc.
- Nhu cầu thiết bị quan trắc.
- Nhân lực phục vụ cho quan trắc.
- Dự trù kinh phí cho quan trắc môi trường.
Các điểm quan trắc, giám sát môi trường phải được thể hiện trên bản đồ có độ chính xác thích hợp. Số
liệu quan trắc môi trường phải được chủ dự án cập nhật, lưu giữ.
6.2.1. Nội dung và đối tượng cần kiểm soát môi trường trong giai đoạn thi công
Trong thời gian thi công chủ dự án công trình giao thông cần phải định kỳ tiến hành kiểm soát môi trường
gồm các vấn đề như sau:
- Bảo vệ và duy trì dòng chảy trong hệ thống thuỷ nông và hệ thống cấp, thoát nước;
- Các biện pháp chống trượt đất, xói lở và bồi lắng trong quá trình thi công;
- Bảo vệ tối đa cây cối và các thảm thực vật trong vùng giải toả;
- Bảo vệ các công trình văn hoá, lịch sử, tôn giáo, mồ mả và thắng cảnh hai bên đường;
- Kiểm soát vị trí và chất thải của trạm trộn bê tông tươi và trạm trộn bê tông át phan;
- Kiểm soát ô nhiễm môi trường trong khu vực khai thác mỏ đất, cát, đá;
- Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí tại công trường: bụi; khí CO, NO
2
, SO
2
; hơi xăng dầu; bụi và
hơi chì.
- Kiểm soát công tác hoàn nguyên môi trường đối với vùng giải toả hai bên đuờng, hai bên bờ sông đầu
cầu và khu vực khai thác mỏ cát, đất, đá
- Kiểm tra việc trồng cỏ hai bên sườn đường và trồng cây canh hai bên đường.
6.2.2. Quan trắc môi trường trong giai đoạn vận hành
Trong thời gian vận hành, đặc biệt là thời gian đầu đưa công trình vào hoạt động, cần phải định kỳ tiến
hành quan trắc môi trường.
Nội dung quan trắc môi trường trong thời gian vận hành công trình giao thông chủ yếu là quan trắc môi
trường vật lý, để đánh giá trạng thái môi trường xung quanh có bị ô nhiễm quá mức tiêu chuẩn cho phép
hay không và các giải pháp bảo vệ môi trường của dự án có đạt hiệu quả mong muốn như báo cáo ÐTM
đã trình bày hay không. Cụ thể các thành phần môi trường vật lý cần phải kiểm soát là:
- Tiếng ồn và chấn động;
- Ô nhiễm không khí (bụi, khí CO, NO
2
, SO
2
, hơi xăng dầu và chì);
- Ô nhiễm nước mặt ở sông ngòi có cầu phà đi qua;
- Tình hình úng ngập trong mùa mưa;
- Tình hình xói lở và bồi lắng trong mùa mưa.
6.2.3. Thời gian và tần suất giám sát, quan trắc
Hoạt động giám sát, quan trắc môi trường phải được thực hiện theo những tần suất nhất định trong suốt
quá trình thực hiện dự án. Chương trình quan trắc các thành phần môi trường phải thật cụ thể và thông
thường theo tần suất 3 tháng/lần cho năm hoạt động đầu tiên và 6 tháng/lần cho những năm hoạt động
tiếp theo.
6.2.4. Dự trù kinh phí cho giám sát, quan trắc môi trường
Dự trù kinh phí cho hoạt động quan trắc môi trường của cơ sở là cần thiết và không thể thiếu, do vậy
trong phần nội dung này phải đề suất rất cụ thể, rõ ràng những khoản kinh phí dự trù cho hoạt động quan
trắc từng thành phần môi trường nêu trên.
Chương 7
Cấu trúc của báo cáo đánh giá tác động môi trường
Cấu trúc báo cáo ÐTM dự án Công trình giao thông được xây dựng trên cơ sở hướng dẫn tại Phụ
lục I.2 Nghị dịnh 175/CP, ngày 18/10/1994 về "Hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ Môi trường" của
Chính phủ.
I. Mở đầu
Trong phần mở đầu trình bày những nội dung chính như sau:
1. Mục đích thành lập báo cáo ÐTM
2. Các văn bản pháp quy và cơ sở dữ liệu, tài liệu kỹ thuật để lập báo cáo
• Các văn bản pháp quy bao gồm:
+ Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 27/12/1993.
+ Nghị định số 175/CP của Chính phủ ngày 18/10/1994 về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường.
+ Các văn bản pháp quy hiện hành liên quan đến việc đánh giá tác động môi trường do Bộ Khoa học,
Công nghệ và Môi trường ban hành.
+ Các tiêu chuẩn Nhà nước Việt Nam về môi trường, TCVN - 1995.
• Cơ sở dữ liệu tài liệu kỹ thuật để lập báo cáo ÐTM:
+ Các tài liệu lưu trữ;
+ Các tài liệu điều tra khảo sát;
+ Các tài liệu khác.
3. Phương pháp ÐTM
Phần này liệt kê các phương pháp chính được sử dụng trong quá trình ÐTM.
4. Tổ chức và tiến độ thực hiện ÐTM
- Danh sách đơn vị, cá nhân tham gia xây dựng báo cáo ÐTM.
- Tiến độ thực hiện ÐTM.
II. Mô tả sơ lược dự án
1. Giới thiệu về dự án
- Tên dự án.
- Chủ đầu tư: Tên cơ quan chủ quản, cơ quan thực hiện xây dựng luận chứng kinh tế kỹ thuật hoặc văn
bản có giá trị tương đương.
- Ðịa điểm thực hiên dự án.
- Mục tiêu kinh tế, xã hội, ý nghĩa chính trị của dự án.
- Nội dung cơ bản và lĩnh vực hoạt động của dự án.
- Lợi ích kinh tế xã hội mà dự án có khả năng đem lại.
- Hình thức đầu tư và nguồn vốn của dự án.
- Tiến độ của dự án dự kiến quá trình khai thác dự án.
- Chi phí cho dự án. Quá trình chi phí.
2. Mô tả sơ lược về công nghệ và thiết bị của dự án:
- Công nghệ và thiết bị khai thác.
- Công nghệ và thiết bị chế biến.
3. Mô tả sơ lược về công nghệ và thiết bị xử lý môi trường dự kiến thực hiện trong dự án
III. Hiện trạng môi trường tại khu vực thực hiện dự án
Mô tả khái quát về điều kiện địa lý tự nhiên, kinh tế xã hội có liên quan tại địa điểm thực hiện dự án.
Dự báo diễn biến trong điều kiện không thực hiện dự án.
• Nội dung của phần này được biên soạn dựa trên các dữ liệu mô tả trong chương 3 của Bản
hướng dẫn
IV. Dự báo, đánh giá tác động của dự án lên môi trường
1. Mô tả tác động của dự án đến môi trường khu vực thực hiện dự án
Trình bày tính chất, phạm vi, mức độ, diễn biến theo thời gian của từng tác động môi trường đã được
nêu trong chương 4 của bản hướng dẫn. So sánh với trường hợp không thực hiện dự án.
2. Ðánh giá diễn biễn tổng hợp về môi trường khi thực hiện dự án
- Phân tích diễn biến tổng hợp theo từng phương án thực hiện dự án.
- Những tổn thất về tài nguyên và môi trường theo từng phuơng án. Ðịnh hướng các khả năng khắc
phục.
- So sánh được/mất và lợi/hại về kinh tế xã hội và tài nguyên môi trường theo từng phương án.
3. Ðánh giá chung:
Ðánh giá chung về mức độ tin cậy của các dự báo đánh giá tác động môi trường. Các công tác nghiên
cứu điều tra, khảo sát đo đạc cần được tiếp tục điều chỉnh dự báo đánh giá tác động môi trường trong
tương lai.
4. Những kiến nghị về lựa chọn phương án thực hiện dự án
- Kiến nghị về lựa chọn phương án thực hiện dự án trên quan điểm bảo vệ môi trường.
- Kiến nghị về vác biện pháp bảo vệ môi trường kèm theo phương án được đề nghị chấp thuận.
• Nội dụng của phần này được biên soạn dựa trên các dữ liệu mô tả trong chương 4 của Bản
hướng dẫn.
V. Các biện pháp khắc phục, giảm thiểu tác động tiêu cực của dự án lên môi trường
Trình bày kỹ các biện pháp kỹ thuật - công nghệ, tổ chức - điều hành nhằm khắc phục các tác động tiêu
cực của dự án đến môi trường.
So sánh lợi ích thu được và chi phí phải bỏ ra cho từng biện pháp của dự án.
• Nội dụng của phần này được biên soạn dựa trên các dữ liệu mô tả trong chương 5 của Bản
hướng dẫn.
VI. Chương trình quản lý, quan trắc và giám sát môi trường
Trình bày theo những nội dung nêu tại chương 6.
VII. Kết luận và kiến nghị
+ Trình bày tóm tắt những tác động môi trường do thực hiện dự án.
+ Phân tích, nhận định mức độ phù hợp về mặt môi trường của dự án.
+ Kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường nhằm thực hiện những biện pháp
bảo vệ môi trường được đề xuất.
+ Cam kết của chủ dự án về thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường khi thực hiện dự án.
VIII. Danh mục các tài liệu tham khảo
Liệt kê theo thứ tự ABC danh mục các tài liệu chính sử dụng khi thực hiện ÐTM dự án.
IX. Các phụ lục kèm theo báo cáo
1. Các số liệu, tài liệu đo đạc tại hiện trường, kết quả phân tích và tính toán.
2. Các văn bản pháp lý liên quan đến dự án (quyết định phê duyệt Luận chứng kinh tế - kỹ thuật (hoặc
báo cáo nghiên cứu khả thi); quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán kinh phí thực hiện dự
án; giấy phép đầu tư; các giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất; các giấy tờ liên quan đến khai thác
mỏ và quản lý tài nguyên; ).
3. Tư liệu ảnh về khu vực dự án: hình ảnh về khu vực dự án; hình ảnh về hoạt động nghiên cứu tài
nguyên và môi trường khu vực dự án;