Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Đặc điểm hồ học và các hồ chứa ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (393.38 KB, 23 trang )


1
Đặc điểm hồ học của các hồ chứa
Việt Nam
Bùi Thế Anh
a,d *
, Nguyễn Quang Thái
a
, Nguyễn Quang Diệu
a
, Phan Đình Phúc
b
,
Dưong Tuấn Phương
b
, Nguyễn Văn Tư
c
, Sena De Silva
d

a
Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1, Bắc Ninh
b
Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 3, Khánh Hoà
c
Khoa Thuỷ sản, Đại học nông lâm thành phố Hồ Chí Minh
d
Đại học tổng hợp Deakin, Australia
1. Đặt vấn đề
Hồ học là môn khoa học nghiên cứu các mối quan hệ về chức năng và năng suất
của các vực nước khi xét tới các ảnh hưởng về thuỷ lý, thuỷ hoá và các yếu tố


thuỷ sinh (Wetzel 1983), và các đặc điểm cơ bản về dinh dưỡng của các thuỷ vực
(Nguyen 1997). Những hiểu biết về quá trình trao đổi chất của các hệ sinh thái
thuỷ sinh là cần thiết để xem xét và tính toán những thay đổi có thể ảnh hưởng tới
năng suất thuỷ vực, và để sử dụng và quản lý nguồn lợi nước một cách hiệu quả
nhất (Wetzel 1983).
Hầu hết các hồ chứa ở Việt Nam được xây dựng tại các vùng nông thôn và
được sử dụng đa mục đích, trong đó có khoảng 460 hồ chứa cỡ vừa và cỡ lớn
(Nguyen và nnk 1993) lần lượt chiếm 22% và 56%, tổng diện tích các hồ chứa
Việt Nam (xem hình 1.12; Chương 1). Trong các hồ chứa mới ngập hiện nay, các
hồ chứa cỡ vừa và lớn hầu hết được xây dựng cho thuỷ điện (Ngo và Le 2001).
Một số nghiên cứu về hồ học tại Việt Nam đã được tiến hành ngay sau ngập, tại
các hồ chứa cỡ lớn và vừa (Nguyen và nnk 1993; Nguyen 1997; Nguyen 1999) tại
miền Bắc và các hồ chứa cỡ nhỏ tại khu vực Tây Nguyên (Nguyen và nnk 1995),
và mới đây có các nghiên cứu về hồ học tại các hồ chứa nhỏ do nông dân quản lý
tại miền Bắc Việt Nam (Nguyen và nnk 2001).
Mục đích của nghiên cứu này là mô tả các đặc điểm về địa hình, thuỷ lý,
thuỷ hoá và sinh học của 5 hồ chứa cỡ vừa và lớn tại, đồng thời đánh giá thành

*
Liên hệ với tác giả: Bùi Thế Anh, phòng Nguồn lợi và Khai thác nội địa, Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ
sản 1, Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh. Điện thoại: 04.878.5710; E-mail:


2
phần khu hệ thuỷ sinh vật tại 4 hồ chứa nghiên cứu, Thác bà, Hoà bình, Sông
Hinh và Trị An tại Việt Nam.
2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
2.1. Các phương pháp thu mẫu và bảo quản mẫu
Do địa hình của các hồ chứa nghiên cứu là rất khó khăn, trải dài trên một vùng
rộng lớn nên việc tiến hành nghiên cứu được triển khai tại 5 hồ chứa tại Việt Nam

là Hoà Bình, Thác Bà và Núi Cốc ở miền Bắc, Sông Hinh ở khu vực Tây Nguyên,
và Trị An tại miền Nam Việt Nam.
Mẫu nước tại các hồ chứa tương ứng được thu theo từng quý cho 5 hồ chứa
trong 2 năm 2003-2004 để phân tích các yếu tố về dinh dưỡng của thuỷ vực như
nitrate, phosphate và chlorophyll a. Mẫu nước được thu ở tầng mặt và đựng trong
lọ thu mẫu bằng nhựa PVC (dung tích 300ml/lọ), và được chuyển về phân tích tại
phòng thí nghiệm của Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1 (đối với các mẫu thu
tại hồ chứa Hoà Bình, Thác Bà và Núi Cốc), Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản
3 (hồ chứa Sông Hinh) và Khoa Thuỷ sản, Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí
Minh (hồ chứa Trị An).
Các phân tích về thuỷ sinh vật được tiến hành thu hàng quý trong năm 2004
tại 4 hồ chứa Thác bà, Hoà Bình, Sông Hinh và Trị An. Các mẫu về thực vật phù
du được thu ở tầng mặt bằng dụng cụ thu mẫu Kemmerer. Mẫu được lọc bằng
lưới thu thực vật phù du có mắt lưới 22µm, và bảo quản bằng formalin 4% trong
lọ PVC. Các mẫu phân tích động vật phù du được bảo quản bằng dung dịch
formalin 5%.
2.2. Đặc điểm địa hình
Vị trí của các hồ chứa nghiên cứu tại các vùng sinh thái khác nhau ở Việt nam
được mô tả trong hình 1, và toạ độ của các hồ chứa được mô tả trong bảng 1. Các
thông tin về địa hình được thu thập (Tran 1996) và trình bày trong bảng 1, bao
gồm độ sâu lớn nhất (Z
max
, m), chiều dài (l, m), bề ngang (b, m), diện tích (A, ha),
dung tích (V, million m
3
), độ sâu trung bình (z, m), tỷ lệ giữa chiều dài hồ và bề
ngang của hồ (l:b), và chiều dài bờ (km).

3


Hình 1. Vị trí của tám hồ chứa nghiên cứu tại các vùng sinh thái khác nhau của
Việt Nam (Ghi chú: 1-Thác Bà; 2- Núi Cốc; 3- Hoà Bình; 4- Cấm Sơn; 5- Kẻ Gỗ;
6- Sông Hinh; 7- Dầu Tiếng; 8- Trị An)


4
Bảng 1. Các đặc điểm địa hình của 05 hồ chứa nghiên cứu tại các vùng sinh thái
khác nhau (Tran 1996)
Phía Bắc Tây Nguyên Phía Nam
Các yếu tố
Thác Bà Hoà Bình Núi Cốc Sông Hinh Trị An
Lưu vực sông s. Hồng s. Hồng s. Hồng s. Hinh s. Mê Kông
Vị trí địa lý 21°42' N
104°45' E
20°48' N
105°19' E
2l°33' N
l05°40' E
12
o
53’ N
108
o
56’ E
10
o
20’ N
107
o
30’ E

Độ sâu cực đại, (m) 42 117 20 - 30
Chiều dài (m) 80 280 10 25 37
Chiều rộng (m) 12 3 6 6 10
Diện tích (ha) 23,400 20,800 2,500 3,780 32,440
Dung tích, (triệu m
3
) 3,395 9,450 175.5 320 2,765
Độ sâu trung bình (m) 14.5 45.4 6 - 9
Chiều dài đường bờ (km) 629 - 42 - -

2.3. Các yếu tố thuỷ lý, hoá
Các yếu tố thuỷ lý như nhịêt độ nước (
o
C), hàm lượng oxy hoà tan (mg l
-1
), và độ
dẫn điện (µS cm
-1
) được đo ngay tại các điểm nghiên cứu bằng đầu đo YSI model
85 (YSI Inc., Ohio, USA), và giá trị pH được xác định bằng đầu đo WTW pH
340i (
Aquatic Eco-Systems Inc., Apopka, Florida, Mỹ).
Các mẫu phân tích về phosphate, nitrate được lọc bằng giấy lọc sợi thuỷ
tinh Whatman GF/F (đường kính 47nm). Hàm lượng phosphate và nitrate được đo
bằng máy so màu quang điện theo phương pháp 4500-P G. và 4500-NO
3
-
E.
(APHA và nnk 1999) lần lượt tại các bước sóng 880nm và 550nm.
2.4. Các yếu tố sinh học

Đối với phân tích hàm lượng Chlorophyll a, phần dư sau khi lọc mẫu bằng giấy
lọc sợi thuỷ tinh Whatman GF/F (đường kính 47nm), được nghiền và tách với
dung dịch acetone 90% trong 24 tiếng đồng hồ. Sau đó, chlorophyll a được xác
định bằng máy so màu quang điện và hàm lượng được xác định theo phương pháp
10200 H. (APHA và nnk 1999).
Thực vật phù du được định loại tới loài thông qua các khoá phân loại của
Nguyễn Văn Tuyên (1979), Dương Đức Tiến (1982), Dương Đức Tiến (1996),
Dương Đức Tiến và Vo H. (1997), và Nguyễn Văn Tuyên (2003); đồng thời việc

5
xếp loại các lớp được sắp xếp theo John và nnk (2002), NCBI (2004), và Guiry và
nnk (2005). Động vật phù du được xác định thông qua các khoá phân loại của
Đặng Ngọc Thanh, (1980), và phân nhóm theo lớp theo Đặng Ngọc Thanh (1980),
NCBI (2004), Department of Invertebrate Zoology (2005), Havel và nnk (2005).
2.4. Xử lý số liệu
Phần mềm thống kê chuyên dụng SPSS phiên bản 11.5 cho Windows (SPSS Inc.,
Chicago, Mỹ) được sử dụng để phân tích, so sánh sự khác nhau giữa các hồ chứa.
Phân tích phương sai một nhân tố (One-way ANOVA) được ứng dụng cho các
biến thuỷ lý, thuỷ hoá và thuỷ sinh với các hồ chứa là nhân tố.
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Đặc điểm về địa hình
Vị trí của 5 hồ chứa nghiên cứu được trình bày ở bảng 1, trong đó có 3 hồ chứa ở
phía Bắc (Thác Bà, Hoà Bình và Núi Cốc), và 1 hồ chứa ở phía Nam (Trị An) có
vị trí ở vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng và sông Mê Kông. Hồ chứa Sông
Hinh nằm trên vùng đồng bằng sông Hinh tại khu vực Tây Nguyên (xem bảng 1;
Hình 1).
Trong các hồ chứa nghiên cứu, Hoà Bình là hồ sâu nhất, 117 m và dài nhất,
280 km, và nó cũng là hồ chứa hẹp nhất với bề ngang rộng nhất chỉ có 3 km. Các
hồ chứa khác có độ sâu trung bình từ 6-15m, nông hơn hồ Hoà Bình rất nhiều
(45,4m). Ngoại trừ hồ Hoà Bình, tất cả các hồ chứa lớn đều có bề ngang lớn nhất

khoảng 10-12 km, trong khi các hồ chứa cỡ vừa chỉ có 6 km (Bảng 1). Hồ chứa
Thác Bà có 629km chiều dài bờ, lớn gấp 15 lần chiều dài hồ chứa Núi Cốc, 42km.
3.1. Các đặc điểm thuỷ lý, hoá
Nhiệt độ nước bề mặt dao động từ 20 tới 33
o
C tại các hồ chứa nghiên cứu, có sự
sai khác giữa các hồ chứa (Bảng 2). Hồ chứa Trị An, Núi cốc và Sông Hinh có
nhiệt độ cao nhất, trong khi nhiệt độ bình quân của hồ chứa Hoà Bình và Thác bà
là 25
o
C. Giữa các hồ chứa có sự sai khác về lượng oxy hoà tan trong nước, trong
đó hồ chứa Hoà Bình, Thác bà, Trị An, và Núi Cốc có hàm lượng oxy hoà tan lớn
nhất (bảng 2), và hồ Sông Hinh có hàm lượng oxy hoà tan thấp nhất, 5,8 mg l
-1
.

6
Thêm nữa, lượng oxy hoà tan tại các hồ chứa miền bắc cao hơn so với các hồ
chứa tại miền Nam và khu vực Tây Nguyên.
Bảng 2. Các giá trị trung bình (± sai số chuẩn, SE) về thuỷ lý, thuỷ hoá đối với
các thuỷ vực nghiên cứu (na- không có dữ liệu; các chỉ số a, b, c, d là biểu hiện sự
khác nhau của các yếu tố giữa các hồ chứa với mức ý nghĩa là 0,05.
Hồ chứa lớn Hồ chứa cỡ vừa
Các yếu tố
Hoà Bình Thác Bà Trị An Núi Cốc Sông Hinh
Nhiệt độ (
o
C) 25.0 ± 0.27a 25.6 ± 0.32a 30.0 ± 0.1b 28.1 ± 0.26c 27.5 ± 0.2c
Oxy hoà tan (mg l
-1

) 6.8 ± 0.17a,b 6.7 ± 0.09b 6.4 ± 0.02b 6.8 ± 0.03b 5.8 ± 0.22c
pH 7.9 ± 0.05a 7.8 ± 0.03a 7.2 ± 0.02b 7.2 ± 0.05b 7.0 ± 0.1c
Độ dân điện (µs cm
-1
) 183.9 ± 4.64a 195.1 ± 3.04a na na 42.4 ± 2.65b
Nitrate (mg l
-1
) 0.22 ± 0.01a 0.27 ± 0.03a,b 0.19 ± 0.01b 0.35 ± 0.02c 0.07 ± 0.01d
Phosphate (mg l
-1
) 0.02 ± 0.001a 0.04 ± 0.004a 0.01 ± 0.001a 0.72 ± 0.02b 0.03 ± 0.002a
Chlorophyll a (mg m
-3
) 6.16 ± 0.52a 4.6 ± 0.39b 9.58 ± 0.41c 6.56 ± 0.16b 3.16 ± 0.11d
Giá trị pH dao động từ 6-8,8, với độ sai khác giữa các hồ chứa lần lượt theo
thứ tự như sau: Hoà Bình > Thác Bà > Trị An > Núi Cốc> Sông Hinh (P<0,05,
bảng 2). Độ dẫn điện chỉ xác định được tại hồ chứa Hoà Bình, Thác Bà và hồ
chứa Sông Hinh. Điều nhận thấy rất rõ là độ dẫn điện tại các hồ chứa lớn cao hơn
(dao động trong khoảng 184-195 µS cm
-1
) so với các hồ chứa cỡ vừa (42,4 µS cm
-
1
).
Hàm lượng các muối dinh dưỡng tại các hồ chứa là rất thấp. Kết quả nghiên
cứu nhận thấy có sự sai khác giữa hồ chứa về hàm lượng nitrate tai các hồ chứa,
giá trị bình quân biến thiên tăng dần lần lượt theo thứ tự ở các hồ chứa Núi Cốc,
Thác Bà, Hoà Bình và Trị An (0,35 > 0,27 > 0,22 > 0,19 mg l
-1
) trong khi hồ chứa

Sông Hinh đạt 0,07 mg l
-1
(với độ sai khác nhỏ hơn 0,05). Các hồ chứa ở phía Bắc
có hàm lượng nitrate lớn hơn các hồ tại miền Nam và khu vực Tây Nguyên (Bảng
2).
Hàm lượng phosphate dao động từ 0,01-0,72 mg l
-1
(bảng 2), cụ thể là các hồ
chứa lớn có hàm lượng phosphate thấp hơn rất nhiều (0,01-0,04 mg l
-1
) so với các
hồ chứa cỡ trung bình (0,03-0,72 mg l
-1
).
Lượng Chlorophyll a thấp nhất và cao nhất lần lượt được ghi nhận tại hồ
chứa Sông Hình (3,16 mg m
-3
) và hồ chứa Trị An (9,58 mg m
-3
). Trong khi đó, tại
hồ chứa Hoà Bình, Thác bà và Núi Cốc hàm lượng Chlorophyll a dao động từ 4,6-

7
6,56 mg m
-3
. Kết quả phân tích thống kê cũng cho thấy có sự sai khác có ý nghĩa
về hàm lượng Chlorophyll a giữa các hồ chứa.
3.2. Thực vật phù du
Trong 3 hồ chứa nghiên cứu, có 183 loài thực vật phù du được phát hiện, bao gồm
110, 81 và 34 loài tảo lần lượt tại các hồ chứa Thác Bà, Hoà Bình và Trị An (xem

Bảng 3). Bộ tảo Chlorophyta chiếm đa số tại tất cả các hồ chứa , chiếm khoảng
40-50% tổng số loài thực vật phu du trong hồ (xem Hình 2, Bảng 3). Tại phía Bắc,
Bộ tảo Cyanophyta là bộ thứ hai chiếm đa số, tại 2 hồ chứa Thác Bà và Hoà Bình.
Tiếp sau đó là bộ Bacillariophyta tại hồ chứa Trị An (phía Nam Việt Nam). Bộ
Xanthophyta và Chrysophyta chỉ chiếm 1-4% tổng số loài thực vật phù du tại các
hồ chứa phía bắc và bộ Euglenophyta chiếm khoảng 3%, cao hơn bộ Pyrrophyta
(Hình 2).
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
HoaBinh ThacBa TriAn
Xanthophyta
Chrysophyta
Euglenophyta
Pyrrophyta
Bacillariophyta
Chlorophy ta
Cyanophyta

Hình 2. Tỷ lệ tương quan (%) về sự xuất hiện của các ngành tảo tại các hồ chứa khác
nhau


Hồ chứa Trị An có hàm lượng chlorophyll a và tỷ lệ N:P cao nhất trog tất cả
các hồ chứa (Bảng 2). Tại hồ chứa này, chiếm đa số là họ Microcystaceae
(Microcystis aeruginosa và Microcystis pulverea), Melosiraceae (Melosira
granulata), và Peridiniaceae (Peridinium sp2).

8
Bảng 3. Các loài thực vật phù du xuất hiện tại các hồ chứa nghiên cứu; HB, hồ
Hoà Bình; TB, hồ Thác Bà; TA, hồ Trị An; +, loài xuất hiện tại hồ chứa.

STT Ngành/ Loài HB TB

TA





Cyanophyta

1 Anabaena affinis Lemmermann 1897 +
2 Anabaena laxa (Rabenhorst) A. Braun +
3 Anabaena sp. +
4 Aphanizomenon flos-aquae (Linnaeus) Ralfs 1850 +
5 Aphanocapsa litoralis Hansgirg 1892 + +
6 Aphanocapsa montana Cramer in Wartmann & Schenk 1862 + +
7 Aphanothece stagnina (Sprengel) A. Braun in Rabenhorst 1863 +
8 Asterocapsa sp. +
9 Borzia trilocularis Cohn ex Gomont 1892 +
10 Cyanotheca longipes Pasch. +
11 Cylindrospermum alatosporum F.E. Fritsch 1918 +

12 Gloeocapsa minima (Keissler) Hollerbach in Elenkin 1938 +
13 Gloeocapsa minuta (Kützing) Hollerbach in Elenkin 1938 + +
14 Gloeocapsa sp. +
15 Lyngbya circumcreta G.S. West 1907 +
16 Lyngbya sp. +
17 Merismopedia elegans A. Braun ex Kützing 1849 +
18 Merismopedia marssonii Lemmermann 1900 +
19 Merismopedia minima Beck 1897 +
20 Merismopedia sp. +
21 Microcystis aeruginosa (Kützing) Kützing 1846 + +
22 Microcystis pulverea (Wood.) Forti +
23 Microcystis sp. +
24 Oscillatoria chalybea Mertens in Jürgens 1822 + +
25 Oscillatoria irrigua Kützing ex Gomont 1892 +
26 Oscillatoria jasorvensis Vouk 1919 +
27 Oscillatoria limosa (Dillwyn) C. Agardh 1812 + +
28 Oscillatoria princeps Vaucher 1803 + +
29 Oscillatoria sp. +
30 Oscillatoria terebriformis C. Agardh 1827 +
31 Phormidium dimorphum Lemmermann 1908 +
32 Phormidium interruptum Kützing 1847 +
33 Phormidium orientale G.S. West 1902 +
34 Phormidium papillaterminatum Kissel +
35 Phormidium sp. +
36 Phormidium tenue (Meneghini) Gomont 1892 +
37 Spirulina major Kützing 1843 +

9
STT Ngành/ Loài HB TB


TA

38 Spirulina sp. +
39 Synechococus aeruginosus Nag. +
40 Tolypothrix rivularis Hansgirg +




Chlorophyta

41 Acanthosphaera zacharaisi Lemmermann 1899 +
42 Actinastrum hantzschii Lagerheim 1882 + +
43 Ankistrodesmus bibraianus (Reinsch) Korshikov +
44 Ankistrodesmus falcatus (Corda) Ralfs 1848 + +
45 Ankistrodesmus fusiformis Corda ex Korshikov 1953 +
46 Arthorodesmus convergens +
47 Arthorodesmus sp. +
48 Chlorella kessleri Fott & Nováková 1969 +
49 Chlorococcum humicolum (Nägeli) Rabenhorst +
50 Chlorococcum infusionum (Schrank) Meneghini 1843 +
51 Chlorococcum wimmeri Rabenh + +
52 Closterium abruptum f. angustissimum Schmidle +
53 Closterium moniliferum Ehrenberg ex Ralfs 1848 +
54 Closterium subulatum (Kützing) Brébisson +
55 Closterium sp. +
56 Coelastrum cambricum W. Archer +
57 Coelastrum microporum Nägeli in A. Braun 1855 +
58 Coelastrum reticulatum (P.A. Dangeard) Senn 1899 +
59 Coelastrum sp. +

60 Cosmarium ellipsoideum Elfving +
61 Cosmarium pygmaeum W. Archer 1864 +
62 Cosmarium quadrum P. Lundell +
63 Cosmarium sp1 +
64 Cosmarium sp2 +
65 Crucigenia irregularis Wille 1898 +
66 Crucigenia rectangularis (Nägeli) Gay +
67 Dactylococcus bicaudatus A. Braun in Rabenhorst 1868 +
68 Desmidium aptogonum Brébisson 1835 +
69 Desmidium sp. +
70 Dictyosphaerium pulchellum H.C. Wood 1872 + +
71 Dictyosphaerium ehrenbergianum Nägeli 1849 +
72 Dictyosphaerium simplex Korshikov +
73 Dictyosphaerium sp. +
74 Dinobryon bavaricum O.E. Imhof 1890 +
75 Dinobryon divergens O.E. Imhof +
76 Euastrum bidentatum Nägeli 1849 +
77 Eudorina elegans Ehrenberg 1831 + +

10
STT Ngành/ Loài HB TB

TA

78 Eudorina sp. +
79 Franceia sp. +
80 Golenkinia paucispina W. West & G.S. West 1902 + +
81 Hydrodictyon reticulatum (Linnaeus) Lagerheim 1883 +
82 Kirchneriella lunaris (Kirchner) K. Möbius 1894 +
83 Lagerheimia sp +

84 Mallomonas caudata (Ivanov) Willi & Krieger 1930 + +
85 Micractinium pusillum Fresenius 1858 +
86 Micrasterias sp1 +
87 Micrasterias sp2 +
88 Monoraphidium pusillum (Printz) Komárková-Legnorová 1969 +
89 Nephrocytium agardhianum Nägeli 1849 +
90 Oocystis sp1 +
91 Oocystis sp2 +
92 Palmella miniata var. aequalis +
93 Pandorina morum (O. Müller) Bory de Saint-Vincent +
94 Pediastrum clathratum (Schröder) Lemmermann + +
95 Pediastrum duplex Meyen 1829 + +
96 Pediastrum simplex Meyen 1829 + +
97 Pediastrum simplex var. duodenarium (Bailey) Rabenhrst +
98 Pediastrum sp. +
99 Planktosphaeria gelatinosa G.M. Smith 1918 + +
100 Quadrigula chodatii (Tanner-Füllemann) G.M. Smith +
101 Scenedesmus acuminatus (Lagerheim) Chodat 1902 +
102 Scenedesmus arcuatus (Lemmermann) Lemmermann 1899 +
103 Scenedesmus bicaudatus (Hansgirg) Chodat +
104 Scenedesmus bijugatus Kützing + +
105 Scenedesmus dimorphus (Turpin) Kützing 1833 + +
106 Scenedesmus hystrix Lagerheim 1882 + +
107 Scenedesmus quadricauda Chodat + +
108 Sphaerocystis polycocca Korsch. +
109 Staurastrum paradoxum Meyen ex Ralfs +
110 Staurastrum arctiscon (Ehrenberg) P. Lundell 1871 + +
111 Staurastrum ambiguum Turn. + +
112 Staurastrum natator W. West 1892 +
113 Staurastrum sp1 + +

114 Staurastrum sp2 +
115 Staurastrum sp3 +
116 Synura uvella Ehrenberg emend. F. Stein 1878 +
117 Tetradesmus sp. +
118 Tetraedron lobulatum (Nägeli) Hansgirg +
119 Ulothrix sp. +

11
STT Ngành/ Loài HB TB

TA

120 Volvox aureus Ehrenberg 1832 +




Bacillariophyta

121 Achnanthes lanceolata (Brébisson) Grunow in Cleve & Grunow 1880 +
122 Cyclotella meneghiniana Kützing 1844 +
123 Cyclotella stelligera (Cleve & Grunow) Van Heurck +
124 Cyclotella striata (Kützing) Grunow in Cleve & Grunow 1880
125 Cymbella tumida (Brébisson) Van Heurck 1880 +
126 Cymbella sp. +
127 Fragilaria virescens Ralfs 1843 + +
128 Frustulia rhomboides (Ehrenberg) De Toni 1891 +
129 Hyalodiscus stelliger J.W. Bailey 1854 +
130 Melosira granulata (Ehrenberg) Ralfs in Pritchard 1861 + + +
131 Melosira granulata var. angustissima O. Müller 1899 +

132 Melosira italica (Ehrenberg) Kützing 1844 +
133 Melosira sp. +
134 Melosira varians C. Agardh +
135 Navicula rostellata Kützing 1844 + +
136 Navicula sp1 +
137 Navicula sp2 +
138 Nitzschia flexa Schumann 1862 +
139 Nitzschia recta Hantzsch +
140 Rhizosolenia setigera Brightwell 1858 +
141 Surirella spiralis Kützing +
142 Surirella biseriata Brébisson in Brébisson & Godey 1836 +
143 Surirella sp. + +
144 Synedra ulna (Nitzsch) Ehrenberg 1832 + + +
145 Tabellaria fenestrata var. asterioneloides Grun. +




Pyrrophyta

146 Ceratium hirundinella (O.F. Müller) Bergh 1841 + + +
147 Ceratium sp. +
148 Glenodinium penardii Lemmermann 1900 +
149 Glenodinium sp1 +
150 Glenodinium sp2 +
151 Peridinium aciculiferum Lemmermann 1900 + +
152 Peridinium cinctum var. tuberosurn (Meunier) Lind. +
153 Peridinium javanicum Bernard 1908 + +
154 Peridinium spiniferum Claparède & Lachmann 1859 + +
155 Peridinium sp1 + +

156 Peridinium sp2 +




12
STT Ngành/ Loài HB TB

TA


Euglenophyta

157 Euglena caudata Hübner 1886 +
158 Euglena acus Ehrenberg 1830 +
159 Euglena convoluta Korsikov 1941 +
160 Euglena limnophila var. swirenkoi (Arnoldi) T.G. Popova 1955 +
161 Euglena proxima P.A. Dangeard 1901 + +
162 Euglena rubra Hardy 1911 +
163 Euglena sp1 +
164 Euglena sp2 +
165 Phacus helicoides Pochmann 1941 +
166 Phacus longicauda (Ehrenberg) Dujardin 1841 +
167 Phacus sp. +
168 Strombomonas chinensis Skv. +
169 Trachelomonas armata (Ehrenberg) F. Stein 1878 +
170 Trachelomonas bacillifera var. minima Playfair 1915 +
171 Trachelomonas cylindricea (Playfair) Popova 1955 + +
172 Trachelomonas hispida (Perty) F. Stein ex Deflandre 1926 + +
173 Trachelomonas oblonga Lemmermann 1899 + +

174 Trachelomonas rotunda Svirenko 1914 +
175 Trachelomonas similis A. Stokes 1890 +
176 Trachelomonas sp1 +
177 Trachelomonas sp2 +
178 Trachelomonas sp3 +




Chrysophyta

179 Tetraedron minimum (A. Braun) Hansgirg 1888 +
180 Tetrastrum staurogeniaeforme (Schröder) Lemmermann 1900 +
181 Westella botryoides (W. West) De Wildeman 1897 + +
182 Westella sp. +




Xanthophyta

183 Botryococcus braunii Kützing 1849 +


TOTAL
81 110 34

Hồ chứa Hoà Bình có họ Melosiraceae và Hydrodictyaceae phát triển rất
mạnh, trong đó loài Melosira granulate và Pediastrum simplex được ghi nhận
xuất hiện nhiều nhất. Tiếp sau đó là họ Desmidiaceae mà đại diện là loài

Staurastrum ambiguum, cùng với một số loài thuộc các họ Stephanodiscaceae,

13
Merismopediaceae, với các loài tương ứng là Cyclotella stelligera và
Aphanocapsa montana.
Tương tự như vậy, họ Melosiraceae là họ chiếm ưu thế tại hồ chứa Thác Bà,
với loài Melosira granulate có tần suất xuất hiện lớn nhất; đứng sau là các họ
Hydrodictyaceae, Merismopediaceae, Microcystaceae lần lượt với các loài
Pediastrum simplex, Aphanocapsa litoralis, Microcystis aeruginosa có tần suất
xuất hiện thường xuyên nhất.
0
2
4
6
8
10
12
14
16
18
20
Spring Summer Autumn Winter
Chl a concentration (mg m-3
)
HoaBinh ThacB a TriAn

Hình 3. Mật độ thực vật phù du (mg m
-3
) tại các hồ chứa nghiên cứu trong năm
2004


Bảng 4. Các loài ưu thế thực vật phù du xuất tại các hồ chứa nghiên cứu
Hồ chứa Trị An Hoà Bình Thác Bà
Các đặc điểm hồ chứa lớn (nhất)
nông

hồ chứa lớn
hẹp và sâu

hồ chứa lớn
nông vừa phải (trung
bình)
Loại ưu thế Microcystis
aeruginosa,
Microcystis pulverea,
Melosira granulata,
Peridinium sp2
Melosira granulata
Pediastrum simplex,
Staurastrum
ambiguum, Cyclotella
stelligera,
Aphanocapsa
montana,
Melosira granulata,
Pediastrum simplex,
Aphanocapsa litoralis,
Microcystis
aeruginosa,
Mức dinh dưỡng giảm dần (N:P)


14
Các đặc điểm phân biệt về sự xuất hiện của thực vật phù du tại mỗi hồ chứa
được tổng hợp ở bảng 4. Mật độ của thực vật phù du tăng tại 2 thời điểm trong
năm, đạt giá trị cao nhất vào mùa thu và điểm thấp nhất vào mùa hè (Hình 3.).
3.3. Động vật phù du
Tại hồ chứa Hoà Bình, Thác Bà và Trị An lần lượt có 31, 24 và 26 loài động vật
phù du được ghi nhận (xem Bảng 5.). Hình 4 cho thấy Rotifera là nhóm chiếm ưu
thế tại các hồ chứa phía Nam (hồ chứa Trị An). Rotifera chiếm từ 45-65% tổng số
động vật phù du tại các hồ chứa, trong đó chiếm 45% tại hồ chứa Thác Bà, 55%
tại hồ chứa Hoà Bình và 65% tại hồ chứa Trị An. Ngược lại, Cladocera là loài ưu
thế đối với các hồ chứa phía Bắc. Copepoda chiếm khoảng 10% tổng số loài tại
các hồ chứa và Protozoa chỉ xuất hiện duy nhất tại hồ chứa Trị An.
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
HoaBinh ThacBa Tri An
Rotifera
Cladocera
Copepoda
Protozoa


Hình 4. Tỷ lệ tương quan (%) về sự xuất hiện của các ngành động vật phù du tại
các hồ chứa khác nhau
Bảng 5. Thành phần loài động vật phù du tại các hồ chứa nghiên cứu;
HB, Hoà
Bình; TB, Thác Bà; TA, Trị An; +, loài xuất hiện
Ngành/Loài HB TB TA

Protozoa
Difflugia urceolata Carter, 1864

+

Rotifera
Ascomorpha saltan +
Asplanchna sieboldi (Leydig, 1854) + +

15
Ngành/Loài HB TB TA
Brachionus angularis Gosse, 1851 +
Brachionus caudatus Barrois & Daday, 1894 +
Brachionus diversicornis (Daday, 1883) + +
Brachionus falcatus Zacharias, 1898 +
Brachionus quadridentatus Hermann, 1783 +
Brachionus sp. +
Brachionus urceus (Linnaeus, 1758) +
Diurella stylata Eyeferth, 1783 +
Filinia camasecla cambodgensis +
Filinia longiseta (Ehrenberg, 1834) + +
Filinia maior Colditz, 1914 +
Gastropus sp. +

Keratella cochlearis (Gosse, 1851) + +
Keratella tropica Apstein, 1907 + +
Lecane bulla (Gosse, 1886) + +
Lecane quadridentata (Ehrenberg, 1832) + +
Lecane sp. +
Notholca sp. +
Polyarthra sp. +
Polyarthra vulgaris Carlin, 1934 + +
Pompholyx actangula +
Rotaria neptunoidea Harring, 1913 + +
Rotaria rotatoria (Pallas, 1766) +
Trichocerca bicristata (Gosse, 1887) +
Trichocerca capucina (Wierzejski & Zacharias, 1893) +
Trichocerca dixon-nuttalli (Jennings, 1903) +
Trichocerca elongata (Gosse, 1886) +
Trichocerca longiseta (Schrank, 1793) + + +
Trichocerca rousseleti (Voigt, 1901) +
Trichocerca similis (Wierzejski, 1893) +


Cladocera

Alona guttata Sars, 1862 + +
Alona rectangula Sars, 1861 +
Alonella excisa (Fischer, 1854) +
Bosmina fatalis Bruckhardt, 1924 +
Bosmina longiostris (Prophet 1982) + + +
Bosminopsis deitersi Richard, 1897 + +
Ceriodaphnia rigaudi Richard, 1894 + +


16
Ngành/Loài HB TB TA
Ceriodaphnia sp. +
Chydorus baroisi + +
Daphnia cucullata +
Daphnia lumholtzi G. O. Sars, 1885 + +
Diaphanosoma sarsi Richar 1894 + +
Macrothrix spirosa + +
Moina dubia + +
Sida crystallina (O. F. Müller, 1776) +
Simocephalus elisabethae +

Copepoda
Cyclops sp.

+
Mesocyclop leuckarti (Claus, 1857) + +
Thermocyclop taihokuensis Harala, 1931 + +
Nauplius sp. +
Sinocalanus doerrii (Brehm, 1909) +
Calanus sp. +
Mongolodiaptomus formosanus Kiefer, 1937 +
Allodiaptomus calcarus Shen & Tai, 1965 + +

Total 31 24 26
4. Thảo luận
Đặc điểm địa hình của lưu vực hồ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới các đặc
điểm về thuỷ lý, hoá và sinh học của các hồ (Wetzel 1983). Theo Nguyễn Văn
Hảo (1997), hồ chứa Hoà Bình, Thác Bà và Trị An được phân loại là hồ chứa cỡ
lớn, trong khi hồ chứa Núi Cốc và Sông Hinh thuộc về nhóm hồ chứa cỡ vừa.

Tại Việt Nam, hầu hết các hồ chứa được xây dựng tại khu vực nông thôn và
miền núi (Nguyen và Nguyen 2000; Ngo và Le 2001). Mặc dù mỗi hồ chứa có
con sông chính riêng biệt nhưng hầu hết các hồ chứa nằm trên các lưu vực sông
lớn. Ví dụ, các hồ chứa phía Bắc nằm trên lưu vực sông Hồng và hồ chứa Trị An
thuộc lưu vực sông Mê Kông. Những lưu vực này có thể ảnh hưởng tới thành
phần các loài động thực vật phù du trong các hồ chứa.
Nhiệt độ nước ảnh hưởng tới khả năng đồng hoá của cả cá và các sinh vật
mồi khác cũng như khả năng tìm bắt mồi, sinh trưởng và sinh sản. Nghiên cứu
này cho thấy nhiệt độ nước tại các hồ chứa nghiên cứu nằm trong khoảng thích

17
hợp cho sự phát triển của cá (Boyd 1990; Li và Xu 1995), đặc biệt nằm trong
khoảng tối thích cho các loài cá thuộc họ cá Chép sinh trưởng và phát triển trong
hồ chứa (Li và Xu 1995). Li và Xu (1995) nhận xét rằng nhiệt độ nước chịu ảnh
hưởng trực tiếp bởi vĩ độ và độ cao so với mực nước biển. Nhìn chung, nhiệt độ
nước tại các thuỷ vực ở phía Bắc hoặc tại các vùng cao thường thấp hơn tại phía
Nam và các khu vực có độ cao thấp (Li và Xu 1995).
Ngược lại, giá trị pH cao hơn tại các hồ chứa phía Bắc so với các hồ chứa tại
miền Nam hoặc khu vực Tây Nguyên và giá trị pH cũng rất khác nhau đối với các
hồ có kích cỡ khác nhau (lớn và vừa). Nguyễn Văn Hảo (1997) nhận xét rằng giá
trị pH tại các hồ chứa Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi thổ nhưỡng. Ví dụ như vùng
núi đá vôi tại hồ chứa Núi Cốc đã khiến cho nước có môi trường nước có xu
hướng kiềm hoá, với giá trị pH trên 7.
Oxy hoà tan là nhân tố không thể thiếu cho quá trình đồng hoá của tất cả các
sinh vật sống trong nước. Tại các hồ chứa, hàm lượng oxy hoà tan là rất phù hợp,
từ 6 - 7 mg l
-1
. Boyd (1990), Li và Xu (1995) đã chứng minh rằng cá thường có
tần suất bắt mồi cao, tốc độ lớn nhanh và có hệ số thức ăn thấp khi hàm lượng oxy
hoà tan trên 5 mg L

-1
khi nhiệt độ nước và các điều kiện sinh thái khác là thích
hợp.
Nitrate, phosphate là các yếu tố dinh dưỡng cần thiết cho cá và các sinh vật
mồi trong các hồ chứa (Li và Xu 1995). Nguyễn Quốc Ân và Nguyễn Xuân Lý
(2000) cũng chỉ ra rằng hầu hết các hồ chứa được xây dựng sau 20 năm là nghèo
dinh dưỡng. Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong các hồ chứa nghiên cứu là
thấp. Theo Đặng T.N. (1980), độ dinh dưỡng của hồ chứa là ngheo dinh dưỡng.
Nghiên cứu này cho thấy ngưỡng dinh dưỡng ở một số hồ chứa được xây dựng
lâu như Thác Bà, Núi Cốc và hồ mới như hồ Sông Hinh hiện đang ở giai đoạn
phục hồi với việc tăng lên của hàm lượng N và P trong các hồ chứa, đặc biệt là
hàm lượng phosphate (Bảng 2). Việc hàm lượng dinh dưỡng đổ vào hồ tăng lên có
thể do tác động từ các hoạt động của con người (chất thải sinh hoạt từ các khu dân
cư, …) và các loại hình phân bố sử dụng đất khác trên lưu vực của các hồ chứa.
Với mức dộ dinh dưỡng như vậy, các hồ chứa này có thể được coi là thuộc mức
dinh dưỡng trung bình (Ferrara 1986). Nguyễn Văn Hảo (1997), Nguyễn Quốc Ân
(1999), và Nguyễn Quốc Ân & Nguyễn Xuân Lý (2000) cũng nhận định rằng
ngưỡng dinh dưỡng tại một số hồ chứa hiện đang trong giai đoạn phục hồi.

18
Khu hệ thực vật phù du tại các đại dương và hồ có rất nhiều loài khác nhau
(Sze 1986). Nghiên cứu này chỉ ra rằng khu hệ thực vật phù du tại các hồ chứa
phía Bắc đa dạng hơn các hồ chứa phía Nam, với lần lượt là 110 và 81 loài tại hồ
chứa Thác Bà và Hoà Bình với 34 loài tại hồ chứa Trị An. Tuy nhiên, số lượng
các loài thực vật phù du đã giảm so với trước thời điểm sau ngập nước. Nguyễn
Văn Hảo và nnk (1993), Nguyễn Văn Hảo và nkk (1995), và Nguyễn Văn Hảo
(1997) nhận xét rằng số lượng các loài thực vật phù dao động từ 123-193, với 145
loài tại hồ chứa Suối Hai, 128 loài tại hồ Đồng Mô và 193 loài tại hồ chứa Thác
Bà.
Nguyễn Văn Hảo và nnk (1995) cũng nhận định rằng Chlorophyta chiếm

48,5% so với tổng số loài, các phát hiện của nghiên cứu cũng cho kết quả tương
tự với tảo lục chiếm từ 40-50% tổng số loài tảo tại các hồ chứa nghiên cứu (xem
Hình 1). Pediastrum simplex là loài phát triển rất mạnh tại hồ chứa Hoà Bình. Tảo
Blue-green là loài xuất hiện nhiều thứ hai tại các hồ chứa ở phía Bắc
(Aphanocapsa litoralis và A. montana) trong khi Bacillariophyta lại rất phát triển
tại hồ chứa Trị An. Ngược lại, có 2 loài tảo blue-green phát triển rất mạnh tại hồ
chứa Trị An (Microcytis aeruginosa and M. pulverea), nhưng chỉ có Melosira
granulata (Bacillariophyta) xuất hiện ở hồ chứa phía Bắc. Loài tảo này cũng xuất
hiện nhiều ở hồ chứa Hoà Bình và Thác Bà.
Tại các hồ chứa ở Việt Nam, tảo nước ngọt có hai đỉnh sinh trưởng theo các
mùa trong năm (Nguyen 1997). Trong nghiên cứu này, trong năm, thực vật phù du
đạt tới ngưỡng cao nhất vào mùa thu và thứ hai là vào mùa xuân (Hình 3). Nguyễn
Văn Hảo (1997) cũng chỉ ra hiện tượng tương tự đối với hồ chứa Thác Bà, với sự
phát triển tảo Bacillariophyta vào mùa xuân và Cyanophyta vào mùa Thu. Barone
và Flores (1994) ghi nhận rằng vòng sinh trưởng theo mùa vụ của thực vật phù du
dường như có liên quan rất chặt chẽ tới sự xáo trộn của mực nước và các đặc điểm
khí hậu, có thể cho rằng các yếu tố vô cơ (như lụt lội, sự chênh lệch mực nước,
ánh sáng, sự xáo trộn các tầng nước) gây ảnh hưởng tới sự đa dạng của thực vật
phù du trong các hồ chứa. Sze (1986) cũng nhận xét rằng, ở các hồ chứa sâu và
nghèo dinh dưỡng, chỉ có một số lượng nhất định thực vật phù du sinh trưởng và
các vật chất tích luỹ lại từ các hoạt động của các chất vô cơ và từ sự xói mòn của
dòng chảy từ lưu vực của vực nước, và dinh dưỡng hồ trở nên giàu hơn. Việc gia
tăng các dòng chảy vào hồ trong mùa mưa có thể làm tăng năng suất của thuỷ vực
do lượng dinh dưỡng tăng cao (Kimmel và nnk 1990). Thêm nữa, Havens và nnk.

19
(1996) lập luận rằng năng suất sinh học cao của thực vật phù du vào tháng 9 có
thể do lượng dinh dưỡng của hồ tăng lên, hoặc do việc giảm tính cạnh tranh với
các loài tảo đáy.
Có một sự suy giảm thành phần loài động vật phù du ở các hồ chứa nghiên

cứu khi so sánh với sự đa dạng của các loài được Nguyễn Văn Hảo và nnk (1993;
1995), và Nguyễn Văn Hảo (1997) ghi nhận. Ví dụ, các tác giả trên ghi nhận rằng
có 72 loài tại hồ chứa Thác Bà, 75 loài tại hồ Suối Hai, và 48 loài tại hồ chứa
Đông Mô. Trong nghiên cứu hiện tại, có 57 loài động vật phù du được ghi nhận có
xuất hiện tại các hồ chứa, trong đó lần lượt là 31, 24 và 26 loài tại hồ chứa Hoà
Bình, Thác Bà và Trị An. Hình 4 cho thấy rằng rotifera và cladocera chiếm đa số
tại các hồ chứa, đặc biệt cladocera có tại hồ chứa Thác Bà và Hoà Bình. Đặc biệt,
protozoa chỉ xuất hiện tại hồ chứa Trị An. Ở đây cũng có sự dao động về mùa như
đối với thực vật phù du (Nguyen, 1997).
Các đặc điểm về hồ học này là chức năng cơ bản để xem xét, đánh giá việc
quản lý, bảo vệ nguồn lợi và đưa ra các chiến lược quản lý cho các hồ và hồ chứa
(Paez và nnk 2001; Gonzalez và nnk 2004; Schabetsberger và nnk 2004; Vazquez
và nnk 2004). Điều này cũng có thể được sử dụng nhằm ước đoán sản lượng cá
dựa vào các số liệu về hồ học (Melack 1976; Hanson và Legget 1982; Nissanka và
nnk 2000), các số liệu về địa hình (Moreau và De Silva 1991), để quản lý nghề cá
tại các hồ chứa (Asanka và nnk 2005).
5. Tài liệu tham khảo
APHA, AWWA và WEF (1999). Standard Methods for the Examination of Water
and Wastewater (Electronic resources). Washington D.C., American
Public Health Association.
Asanka, U., D. Jayasingha, U. S. Amarasinghe và S. S. De Silva (2005).
"Limnology and culture-based fisheries in non-perennial reservoirs in Sri
Lanka." Lakes and Reservoirs: Research and Management
10: 157-166.
Barone, R. và L. N. Flores (1994). "Phytoplankton dynamic in a shallow,
hypertrophic reservoir (Lake Arancio, Sicily)." Hydrobiologia
289: 199-
214.

20

Boyd, C. E. (1990). Water quality in Ponds for Aquaculture. Auburn, Alabama,
USA, Auburn University.
Dang, T. N., Ed. (1980). Identification of invertebrate animals in the North of
Vietnam. Hanoi, The Science and Technology Publisher.
Department of Invertebrate Zoology (2005). The World of Copepods: Species
search, Smithsonian National Museum of Natural History, Washington,
D.C., USA.
Duong, T. D. (1982). Freshwater algae fauna of Vietnam, Academy of Sciences of
Russia.
Duong, T. D. (1996). Classification of Blue Bacteria in Vietnam
. Hanoi, Vietnam,
Agricultural Publisher.
Duong, T. D. và H. Vo (1997). Freshwater algae of Vietnam: Blue algae
identification (Chlorococcales), Agricultural Publisher.
Ferrara, R. A. (1986). Introduction to the Modelling of Lakes, Reservoirs and
Impoundments. Physics-Based Modelling of Lakes, Reservoirs, and
Impoundments. W. G. Gray. New York, American Society of Civil
Engineers: 308.
Gonzalez, E. J., M. Ortaz, C. Penaherrera và A. de Infante (2004). "Physical and
chemical features of a tropical hypertrophic reservoir permanently
stratified." Hydrobiologia
522(1-3): 301-310.
Guiry, M. D., F. Rindi và G. M. Guiry (2005). AlgaeBase version 4.0. Galway,
World-wide electronic publication, National University of Ireland,
Galway.
Hanson, L. M. và W. C. Legget (1982). "Empirical prediction of fish biomass and
yield." Can. J. Fish. Aquat. Sci.
39: 256-263.
Havel, J., R. Rhodes và E. Dey (2005). The Zooplankton Project, College of
Natural and Applied Sciences, Southwest Missouri State University, USA.


21
Havens, K. E., T. L. East, R. H. Meeker, W. P. Davis và A. D. Steinman (1996).
"Phytoplankton and periplankton responses to in situ experimental nutrient
enrichment in a shallow subtropical lake." Journal of Plankton Research

18(4): 551-566.
John, D. M., B. A. Whitton và A. J. Brook (2002). The Freshwater Algal Flora of
the British Isles: An Identification Guide to Freshwater and Terrestrial
Algae. New York, USA, Cambridge University Press.
Kimmel, B. L., O. T. Lind và L. J. Paulson (1990). Reservoir Primary Production.
Reservoir limnology: ecological perspectives
. K. W. Thornton, B. L.
Kimmel và F. E. Payne. New York, John Wiley & Sons: 133-193.
Li, S. và S. Xu (1995). Culture and Capture of Fish in Chinese Reservoirs
,
Southbound and IDRC.
Melack, J. M. (1976). "Primary production and fish yield in tropical lakes."
Transactions. American Fisheries Society
105: 575-80.
Moreau, J. và S. S. De Silva (1991). "Predictive fish yield models for lakes and
reservoirs of the Philippines, Sri Lanka and Thailand." FAO Fisheries
Technical Papers 319: 42.
NCBI (2004). Taxonomy Browser, National Center for Biotechnology
Information.
Ngo, V. S. và L. T. Le (2001). Status of reservoir fisheries in Vietnam
. Reservoir
& Culture-Based fisheries: Biology and Management, Bangkok, Thai
Land, ACIAR, Canberra, Australia.
Nguyen, A. Q. (1999). Preliminary assessment on fisheries status in Lak reservoir

in Daklak province. Reservoir Fisheries Management in Vietnam
.
Research Institute for Aquaculture No. 3, Nhatrang, Vietnam: 00-000.
Nguyen, A. Q. và L. X. Nguyen (2000). Contribution of reservoir fishery
development to the improvement of the aquaculture development program
in Vietnam. The Third National workshop on reservoir fisheries

22
development in Vietnam. T. A. Bui và T. L. Le. Research Institute for
Aquaculture No.1, Bacninh, Vietnam: 7-21.
Nguyen, H. C. (1999). Overview environmental situations of rural, moutain and
costal areas in Vietnam. National Environmental Conference, Ministry of
Science, Technology and Environment, Hanoi, Vietnam.
Nguyen, H. V. (1997). Fish culture in large water bodies
. Nhatrang, Vietnam,
University of Fisheries.
Nguyen, H. V., A. X. Pham và N. H. Nguyen (1993). Results of a survey on
reservoir fishery status. Bacninh, Vietnam, Research Institute for
Aquaculture No.1: 42.
Nguyen, H. V., A. X. Pham và N. H. Nguyen (1995). The results of reservoirs
fisheries status surveys in the Central and Central Plateau regions of
Vietnam. The Second of National workshop on reservoir fisheries,
Ministry of Fisheries, Hanoi, Vietnam.
Nguyen, S. H., A. T. Bui, L. T. Le, T. T. T. Nguyen và S. S. De Silva (2001).
"Culture-based fisheries in small, farmer-managed reservoirs in two
Provinces of Northern Vietnam: an evaluation based on three production
cycles." Aquaculture Research
32: 975-990.
Nguyen, T. V. (1979). Data about the fauna of phytoplankton in Northern
Vietnam, Hanoi National University.

Nguyen, T. V. (2003). The biodiversity of freshwater algae in inland water bodies
of Vietnam: Potential and Challenges. Hanoi, Vietnam, Agricultural
Publisher.
Nissanka, C., U. S. Amarasinghe và S. S. De Silva (2000). "Yield predictive
models for Sri Lankan reservoir fisheries." Fisheries Management &
Ecology 7: 425-436.

23
Paez, R., G. Ruiz, R. Marquez, L. M. Soto, M. Montiel và C. Lopez (2001).
"Limnological studies on a shallow reservoir in western Venezuela (Tule
reservoir)." Limnologica
31: 139-145.
Schabetsberger, R., G. Drozdowski, I. Drozdowski, C. D. Jersabek và E. Rott
(2004). "Limnological aspects of two tropical crater lakes (Lago Biao and
Lago Loreto) on the island of Bioko (Equatorial Guinea)." Hydrobiologia

524(1): 79-90.
Sze, P. (1986). A Biology of the Algae
. Dubuque, Iowa, Wm. C. Brown
Publishers.
Tran, L. T. (1996). Survey on reservoir fisheries/aquaculture in Vietnam. Daklak,
Vietnam, MRC project for the management of reservoir fisheries in
Mekong basin: 73.
Vazquez, G., M. E. Favila, R. Madrigal, C. M. del Olmo, A. Baltanas và M. A.
Bravo (2004). "Limnology of crater lakes in Los Tuxtlas, Mexico."
Hydrobiologia
523(1-3): 59-70.
Wetzel, R. G. (1983). Limnology, Second edition
, Saunders College Publishing.



×