Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (26.06 KB, 1 trang )
Xét theo vị thế cạnh tranh, ta có thể chia các cơng ty chứng khốn thành bốn
nhóm:
- Các doanh nghiệp dẫn đầu thị trường: Trong thị trường, có một doanh
nghiệp sẽ được công nhận là đứng đầu. Nếu doanh nghiệp này chọn mục
tiêu tăng trưởng nhanh và chiến lược tập trung thì kế hoạch marketing có
thể chọn một trong hai mục tiêu tăng trưởng.
Thứ nhất, doanh nghiệp đứng đầu thị trường có thể tăng thị phần nhằm
đạt mục tiêu tăng trưởng nhanh. Chiến lược marketing được sử dụng là
một trong các chiến lược đã làm tăng quy mô thị trường hoặc điều chỉnh
lại một trong các khâu của công tác marketing. Các doanh nghiệp đứng
đầu thị trường trong khi chọn mục tiêu tăng trưởng ổn định và chiến lược
tập trung thì cũng phải chọn mục tiêu sao cho có thể bảo vệ được thị phần
hiện có. Bảo vệ thị trường khơng có nghĩa là chọn phương án thụ động
mà phải liên tục cảnh giác trước sự tấn công của các đối thủ thách thức
mạnh hơn.
Thứ hai, chiến lược củng cố. Đây cũng là phương pháp chủ động nhằm
bảo toàn sức mạnh trên thị trường. Những điều được chú trọng là giữ mức
giá hợp lý và đưa ra các sản phẩm với quy mơ, hình thức và mẫu mã mới.
Thứ ba, chiến lược đối đầu. Thường bao gồm việc phản ứng nhanh nhạy
và trực tiếp trước đối thử thách thức. Hình thức của chiến lược này có thể
là các cuộc “chiến tranh” khuyến mãi, “chiến tranh” về giá.
- Các doanh nghiệp thách thức trên thị trường: Đây có thể là các doanh
nghiệp lớn nhưng không phải là số một trên thị trường, các mục tiêu tăng
trưởng nhanh ở cấp doanh nghiệp và chiến lược tăng trưởng tập trung rất
thích hợp cho việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng marketing nhằm giành
thêm thị phần. Trước khi xem xét mục tiêu này được thực hiện như thế
nào, trong bản kế hoạch marketing, doanh nghiệp phải xác định xem phải
giành thị phần từ tay doanh nghiệp nào.