Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Chủ đề 1 giáo án giáo dục địa phương lớp 7 Chủ đề 1: CAO BẰNG TỪ THẾ KỈ XI ĐẾN THẾ KỈ XVI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.23 KB, 15 trang )

CHỦ ĐỀ 1: CAO BẰNG TỪ THẾ KỈ XI ĐẾN THẾ KỈ XIV
Ngày soạn: 11/ 09/ 2022
Tiết Lớ
Ngày dạy
Tiết theo Sĩ số
Học sinh
Ghi chú
TK
p
(Chiều)
PPCT
vắng mặt
B
7
17/10/2022
1
12
17/10/2022
2
17/10/2022
3
17/10/2022
4
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
- Trình bày được sơ lược về sự thay đổi địa giới, tên gọi vùng đất Cao Bằng từ thế kỉ
XI đến thế kỉ XIV.
- Trình bày được những nét chính về tình hình kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội Cao
Bằng từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIV.
- Nêu được khái quát các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm bảo vệ vùng biên giới phía
bắc của nhân dân Cao Bằng từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIV.


2. Về năng lực: Giải quyết vấn đề, tự học, quan sát, vận dụng, sử dụng ngôn ngữ sinh
học.
3. Phẩm chất: Tự hào về truyền thống lịch sử của quê hương.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên:
- KHDH, máy tính, TV, Bải giảng PPT, video tư liệu về sự thay đổi địa giới, tên gọi
vùng đất Cao Bằng từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIV; Tình hình kinh tế, chính trị, văn hố,
xã hội Cao Bằng từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIV; Các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm bảo
vệ vùng biên giới phía bắc của nhân dân Cao Bằng từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIV.
- Sách Lịch sử tỉnh Cao Bằng (chương III – Cao Bằng thế kỷ XI đến XIV)
- Bảng nhóm, phiếu học tập.
2. Đối với học sinh:
- Sưu tầm thơng tin, tài liệu về vị trí địa lý, về sự thay đổi địa giới, tên gọi vùng đất
Cao Bằng từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIV; Tình hình kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội Cao
Bằng từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIV; Các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm bảo vệ vùng
biên giới phía bắc của nhân dân Cao Bằng từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TIẾT 1: SƠ LƯỢC VỀ SỰ THAY ĐỔI ĐỊA GIỚI, TÊN GỌI VÙNG ĐẤT CAO
BẰNG TỪ THẾ KỶ XI ĐẾN THẾ KỶ XIV
A - Hoạt động: KHỞI ĐỘNG
- GV chiếu hình ảnh bản đồ hành chính tỉnh CB, phát phiếu học tập.


+ Trình bày những hiểu biết của em về vị trí địa lý, diện tích của tỉnh CB trên bản đồ
hành chính?
- HS tiếp nhận câu hỏi, theo tư liệu đã chuẩn bị trả lời.
- Dự kiến sản phẩm:
+ Cao Bằng là tỉnh miền núi, biên giới nằm ở vùng Đơng Bắc, phía Bắc và Đơng Bắc
giáp Quảng Tây (Trung Quốc), đường biên giới dài trên 333 km, phía Tây giáp 2 tỉnh
Hà Giang và Tuyên Quang, phía Nam giáp 2 tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn. Theo chiều

Bắc – Nam 80 km (từ xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm đến xã Quang Trọng, huyện
Thạch An). Theo chiều Đông – Tây 170 km (từ xã Lý Quốc, huyện Hạ Lang đến xã
Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm).
+ Cao Bằng có diện tích tự nhiên 6.703,42 km2; là cao ngun đá vơi xen với đất, có
độ cao trung bình trên 200m, vùng sát biên có độ cao từ 600 – 1.300 so với mặt nước
biển. Núi rừng chiếm hơn 90% diện tích tồn tỉnh, đất bằng để canh tác chỉ có gần
10%.

- GV: Non nước Cao Bằng đậm đà bản sắc văn hoá các dân tộc. Từ khi thành lập tỉnh
đến nay đã trả qua những giai đoạn lịch sử hình thành và phát triển mang dấu ấn sâu
sắc. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu sự thay đổi địa giới, tên gọi vùng đất Cao Bằng từ
thế kỉ XI đến thế kỉ XIV.
B - Hoạt động hình thành kiến thức mới:
1. Hoạt động 1: Sự thay đổi địa giới, tên gọi vùng đất Cao Bằng từ thế kỉ XI đến thế
kỉ XIV
GV chia nhóm HS tổ chức thảo luận theo nhóm tìm hiểu sự thay đổi địa giới, tên gọi
vùng đất Cao Bằng từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIV, qua tư liệu các đầu sách “Dư địa chí”;
“Việt kiều thư”; "Phương Đình địa chí" và "Đại Việt địa dư tồn biên" của Nguyễn
Văn Siêu;
ND phiếu học tập


PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Nội dung
Năm
Minh chứng về tên gọi Cao
Bằng qua ghi chép lịch sử để
lại.
Thời kỳ đầu dựng nước
Trước CN

Sách "Dư địa chí" của Nguyễn Trãi
1435
biên soạn
Sách "Việt kiệu thư" của Lý Văn
1540
Phượng (nhà Minh – Trung Quốc)
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Mốc thời gian
Năm
Sự thay đổi địa giới thời
kỳ phong kiến
Thời vua Lê Thánh Năm Quang Thuận thứ 7 (1466)
Tơng trị vì (1460 – Năm Quang Thuận thứ 10 (1469)
1497)
Năm Hồng Đức thứ 3 (1472)
Năm Hồng Đức thứ 4 (1473)
Đời vua Lê Hiến Năm Cảnh Thống thứ 2 (1499)
Tông
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Nội dung
Năm Minh chứng về tên gọi Cao Bằng qua ghi chép
lịch sử để lại.
Thời kỳ đầu dựng nước
Trước Từ thời kỳ đầu dựng nước, vùng Cao Bằng đã có
CN
cư trú của người Việt cổ, minh chứng là qua các
di chỉ khảo cổ, di tích đã được khai quật ở Hồng
Việt, (Hịa An), Cần Yên (Thông Nông), Lũng Ỏ
(Quảng Uyên)… cùng truyền thuyết về Pú
Luông - Giả Cải, Cẩu chủa cheng vùa.

Sách "Dư địa chí" của 1435 "Cao Bằng xưa là ngoại địa của bộ Vũ Định;
Nguyễn Trãi biên soạn
Đông Bắc tiếp giáp Lưỡng Quảng; Tây Nam tiếp
giáp Thái Nguyên, Lạng Sơn. Có 1 lộ, 4 châu,
273 làng xã. Đấy là nơi phên dậu thứ tư về
phương Bắc vậy".
Sách "Việt kiệu thư" của 1540 Mục "Châu quận diên cách" ghi tên các đạo,
Lý Văn Phượng (nhà
phủ, châu, huyện nước ta hồi đầu nhà Lê, có tên
Minh – Trung Quốc)
phủ Cao Bằng.

Mốc thời
gian
Thời vua Lê
Thánh Tơng
trị vì (1460 –
1497)

ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Năm
Sự thay đổi địa giới thời kỳ phong kiến
Năm
Quang
Thuận thứ
7 (1466)

Nhà vua đã chia cả nước thành 12 đạo thừa tuyên (Thanh
Hoá, Nghệ An, Thuận Hoá, Thiên Trường, Nam Sách,
Quốc Oai, Bắc Giang, An Bang, Hưng Hoá, Tuyên

Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn). Cao Bằng lúc đó gọi là
phủ Bắc Bình thuộc thừa tuyên Thái Nguyên.
Năm
Lê Thánh Tông cho định bản đồ của 12 thừa tuyên, trong
Quang
nước có 49 phủ, 163 huyện, 50 châu. Đồng thời đổi tên 6
Thuận thứ thừa tuyên. Thừa tuyên Thái Nguyên được đổi tên gọi là


10 (1469)
Năm Hồng
Đức thứ 3
(1472)

thừa tun Ninh Sóc.
Lê Thánh Tơng đặt thêm thừa tuyên Quảng Nam, nước ta
khi đó gồm 13 thừa tuyên, tổng cộng 52 phủ, 178 huyện,
50 châu, 36 phường. Phủ Cao Bằng thuộc thừa tuyên
Ninh Sóc, phủ Cao Bằng có 4 châu
Năm Hồng Thừa tuyên Ninh Sóc lại được đổi tên thành thừa tuyên
Đức thứ 4 Thái Nguyên, phủ Bắc Bình được đổi thành phủ Cao
(1473)
Bằng vẫn trực thuộc thừa tuyên Thái Nguyên.
Đời vua Lê Năm Cảnh Nhà vua đã tách một số thừa tuyên thành các trấn mới,
Hiến Tơng
Thống thứ tại các trấn đó đã thiết lập bộ máy mới có chức năng
2 (1499)
quản lý hành chính và có trách nhiệm với triều đình
Trung ương như các đạo thừa tuyên. Thừa tuyên Thái
Nguyên được tách thành trấn Thái Nguyên và trấn Cao

Bằng, theo "Phương Đình địa chí" và "Đại Việt địa dư
tồn biên" của Nguyễn Văn Siêu thì: Năm Cảnh thống
thứ hai 1499 Cao Bằng được tách làm trấn riêng, sách
ấy ghi rõ "Năm Cảnh Thống thứ 2 mới đặt riêng làm trấn
Cao Bằng"; khi mới thành lập Cao Bằng gồm 1 phủ, 4
châu: phủ Cao Bình, châu Thái Nguyên (Thạch Lâm),
châu Lộng Nguyên, châu Thượng Lang, châu Hạ Lang.
Trấn lỵ đặt tại Hòa An.
GV nhận xét, bổ sung hoàn thiện các mốc thời gian, chiếu slide đáp án phiếu học tập
và đưa ra kết luận:
=> Như vậy từ năm 1499, Cao Bằng được tách khỏi Thái Nguyên thành lập một trấn
riêng không lệ thuộc vào Thái Nguyên như trước. Đây là sự kiện có ý nghĩa lịch sử vô
cùng to lớn. Lần đầu tiên trong lịch sử, trấn Cao Bằng xuất hiện. Đó là một niên đại
quan trọng, một bước ngoặt trong tiến trình lịch sử Cao Bằng, chứng tỏ vùng đất này
đã phát triển đến mức trở thành một đơn vị hành chính trực thuộc chính quyền Trung
ương. Từ khi tách, Cao Bằng có bộ máy riêng để quản lý lãnh thổ, bộ máy đó chịu sự
quản lý điều hành của chính quyền nhà nước Trung ương (triều đình – nhà vua), bình
đẳng với các trấn khác.
- HS tập trung lắng nghe, ghi chép.
TIẾT 2
* Hoạt động khởi động:
GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
+ Cao Bằng được tách khỏi Thái Nguyên thành lập một trấn riêng từ năm nào?
+ Sử sách ghi chép lại minh chứng về tên gọi địa danh Cao Bằng là của những tác giả
nào?
2. Hoạt động 2: Tình hình KT, chính trị, văn hóa, XH Cao Bằng từ thế kỉ XI đến thế kỷ
XIV.
GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn” bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm:
A – Lĩnh vực kinh tế
Câu 1: Từ thế kỉ X-XV, em hãy cho biết chính sách tiến bộ nhất của Nhà nước phong

kiến thời Lý – Trần để phát triển nông nghiệp?


A. Hệ thống thủy lợi được mở mang: Nhà nước chăm lo việc đào kênh, đắp đê phục vụ
tưới tiêu.
B. Giảm thu thuế nông nghiệp.
C. Công cuộc khai hoang phát triển. Nhà nước còn đặt phép Quân điền
D. Cả A và C
Câu 2: Những hạn chế trong chiến lược phát triển kinh tế nông nghiệp thời Lý – Trần?
A. Là thời kì đất nước phải tiến hành các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm với quy
mô lớn.
B. Ruộng đất ngày càng tập trung trong tay địa chủ, quan lại, quý tộc, đặc biệt
dưới triều Trần.
C. Tăng thuế nông nghiệp.
D. Chưa có chiến lược phát triển nơng nghiệp phù hợp.
Câu 3. Thế mạnh về vị trí địa lý để tỉnh CB khai thác phát triển kinh tế ở thời Lý –
Trần?
A. Điều kiện tự nhiên thuận lợi.
B. Nhiều mỏ khoáng sản trữ lượng lớn.
C. Hệ thống giao thông đường bộ thuận lợi.
D. Hình thành những điểm trung chuyển hàng hóa vùng biên giới Việt- Trung.
B - Lĩnh vực chính trị
Câu 4: Em hãy cho biết tên của vị thủ lĩnh cải quản đất Quảng Nguyên (sau này là
Quảng Uyên) trong giai đoạn cuộc đấu tranh giữa 2 vương triều Lý – Tống lần 1?
A. Nùng Trí Phồn.
B. Mai Thúc Loan.
C. Nùng Trí Cao.
D. Triệu Sứ Đán.
Câu 5: Giai đoạn nhà Trần suy vong, nhà Hồ thay thế, cải cách bất thành, năm 1360
nhà Minh (Trung quốc) xâm chiếm nước Đại Việt, đóng quân cai trị ở CB tại địa

phương nào?
A. Quảng Nguyên.
B. Giao Chỉ.
C. Phong Châu.
D. Gò Đống Lân và thành Nà Lữ
Câu 6: Vào thời nhà Lê, người tù trưởng dân tộc Tày đứng lên khởi nghĩa đánh đuổi
giặc Minh rút khỏi Cao Bằng là ai?
A. Bế Khắc Thiệu.
B. Mạc Kính Khoan.
C. Nơng Đắc Thái.
C. Mạc Ngọc Liễn
C- Lĩnh vực văn hóa - XH
Câu 7: Chất liệu vải làm nên trang phục truyền thống của người Tày, Nùng.
A. Vải chàm.
B. Vải lụa
C. Tơ nhân tạo
D. Vải kaki.


Câu 8: Nghề truyền thống nổi tiếng của đồng bào các dân tộc ở Quảng Nguyên (Nay là
Quảng Uyên)?
A. Nghề dệt vải thổ
B. Nghề rèn
C. Nhuộm vải
D. Thêu tranh.
cẩm
Câu 9: Đặc sắc nhất trong số những loại hình dân ca, được người Tày coi là điệu hát
của thần tiên.
A. Lượn
B. Đàn tính

C. Hat then – Đàn tính.
d. Dá hai
3. Hoạt động 3: Thuyết trình giới thiệu về bản sắc văn hóa các dân tộc ở tỉnh CB.
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm tự lựa chọn chủ đề trong lĩnh vực VHXH, thực hiện
bài thuyết trình.
- HS: Tiếp nhận nhiệm vụ, hồn thành bài thuyết trình.
- GV: Gọi HS các nhóm báo cáo sp.
- HS: Đại diện nhóm thuyết trình.
- SP dự kiến:
Cao Bằng khơng chỉ nổi tiếng “gạo trắng, nước trong”, đây cịn là một vùng văn hố
đa dạng, phong phú với sự giao hịa văn hóa của nhiều dân tộc anh em, mỗi dân tộc
đều có những di sản văn hóa truyền thống độc đáo của riêng mình. Điều khiến cho du
khách dễ bị cuốn hút và muốn khám phá khi đến Cao Bằng đó là về trang phục.
- Trang phục phổ biến nhất là sắc chàm, tự dệt, tự nhuộm của đồng bào Tày, Nùng,
nhưng đa sắc màu nhất lại là của người Dao, Mông, cùng với bộ vịng, xà tích... quanh
cổ, tay và thắt lưng luôn tạo ra âm thanh mỗi khi di chuyển.
- Lễ hội văn hóa độc đáo của người Cao Bằng. Nhìn chung các lễ hội ở đây đều nhằm
tưởng nhớ tổ tiên; cầu trời ban điều an lành cho dân bản, mưa thuận gió hịa, mùa
màng bội thu, gia súc khơng bị dịch bệnh, đời sống ấm no, hạnh phúc. Mỗi lễ hội đều
có những nét độc đáo riêng, gắn liền với bản sắc văn hóa từng địa phương, từ lâu đã
trở thành một hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng không thể thiếu của người dân.
- Những làn điệu dân ca đằm thắm mượt mà, như: Lượn slương, Lượn cọi, Lượn ngạn,
hát Then - đàn tính, Hèo phươn, Nàng ới, Dá hai, Páo dung... đi cùng với nó là những
điệu múa sluông, múa chầu, múa quạt, múa khăn, múa chuông, múa trống, múa ô, múa
khèn... Thế nhưng, đặc sắc nhất trong số những loại hình dân ca kể trên là hát then đàn tính, một hình thức sinh hoạt có vị thế quan trọng trong tín ngưỡng của người Tày,
được người Tày coi là điệu hát của thần tiên.
- Nghề truyền thống của đồng bào các dân tộc Cao Bằng. Mỗi làng nghề đều gắn với
văn hóa, truyền thống, với đời sống sinh hoạt của nhân dân trong vùng, như nghề rèn
Phúc Sen (Quảng Uyên).
- Nghề dệt thổ cẩm là nghề thủ cơng đã có từ lâu, nó khơng chỉ phục vụ nhu cầu sinh

hoạt của người dân mà còn là sản phẩm du lịch nổi tiếng. Thổ cẩm cũng giữ vai trò rất
quan trọng trong đời sống tâm linh của đồng bào các dân tộc Cao Bằng, như những
tấm trướng che bàn thờ, các chi tiết cấu thành những tấm áo, mũ, khăn, túi đựng đồ
nghề, đệm ngồi của các thầy cúng... Nguyên liệu để dệt thổ cẩm là sợi bông nhuộm


chàm và tơ tằm nhuộm màu. Dệt thổ cẩm hoàn tồn bằng thủ cơng. Trên tấm thổ cẩm
của người Tày thường có 6 màu chủ đạo, gồm: xanh, đỏ, vàng, tím, trắng, đen. Từ các
màu chủ đạo đó, người dệt đã pha chế các gam màu đậm, nhạt phù hợp theo ý tưởng
cho từng sản phẩm. Các họa tiết thường được người Tày đưa vào thổ cẩm là hình ảnh
của những lồi hoa, chim mng, thú q..., thân thiện với đời sống, hòa quyện cùng
mây trời, non nước thường ngày. Đây là nét riêng tạo nên thổ cẩm của người Tày Cao
Bằng không thể lẫn được với thổ cẩm của người Tày ở những địa phương khác.
Còn rất nhiều những nét văn hố đặc sắc, thú vị đang chờ đón du khách gần xa
đến tìm hiểu và chiêm ngưỡng.
TIẾT 3
* Hoạt động khởi động:
GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
+ Các họa tiết thường được người Tày đưa vào dệt thổ cẩm là những hình ảnh nào?
- Các họa tiết thường được người Tày đưa vào thổ cẩm là hình ảnh của những lồi
hoa, chim mng, thú q..., thân thiện với đời sống, hòa quyện cùng mây trời, non
nước thường ngày.
+ Bộ vịng, xà tích trong trang phục của người Mơng, Dao có ý nghĩa như thế nào?
- Tạo ra âm thanh mỗi khi di chuyển, cho thấy họ muốn báo với mn lồi rằng họ
đang đến và họ đang là chủ nhân nơi họ sống.
3. Hoạt động 3: Khái quát các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm bảo vệ vùng biên giới
phía bắc của nhân dân Cao Bằng từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIV.
- GV giao nhiệm vụ cho HS, nghiên cứu tài liệu khái quát các cuộc đấu tranh chống
ngoại xâm bảo vệ vùng biên giới phía bắc của nhân dân Cao Bằng từ thế kỉ XI đến thế
kỉ XIV.

- HS hoạt động nhóm thảo luận theo nội dung gợi ý trên phiếu học tập.
PHIỂU HỌC TẬP (ĐÁP ÁN CHUẨN CỦA GV)
Các cuộc kháng
chiến từ TK X
Diễn biến
đến XIV
Cuộc kháng
- Năm 1009 triều Lý lên ngơi, biên giới phía Bắc nước Đại Việt
chiến chống
dần dần được xác định rõ ràng và là yêu cầu bức xúc của cuộc đấu
quân Tống
tranh bảo vệ đất nước lúc đó. Cuộc đấu tranh giữa 2 vương triều
Lý - Tống diễn ra ngày càng gay gắt (1039 - 1050).
- Năm 1041, cuộc kháng chiến chống quân Tống lần 1 do thủ lĩnh
người Tày Nùng Trí Cao cầm qn xơng trận. Tại các vùng chiến
trận, quân của Nùng Trí Cao đã giết tướng sĩ nhà Tống hơn 3000
tên, bắt sống đến hàng vạn binh lính. Lực lượng của Nùng Trí Cao
được mở rộng thêm địa bàn hoạt động chiếm thêm các châu: Hạ
Châu, Thiểm Châu…
- Năm 1075, cuộc kháng chiến chống quân Tống lần 2 do Lưu Kỷ
và một số thủ lĩnh như Nùng Trí Xn, Hồng Lục… chỉ huy từ
các khe động đánh trả quyết liệt và kéo dài 2 năm (1075-1077).
Bằng thế trận chiến tranh nhân dân rộng lớn với nhiều lớp, nhiều


Cuộc kháng
chiến chống
quân Nguyên
Mông


Cuộc kháng
chiến chống
quân nhà Minh.

tầng, đánh cả trước mặt lẫn sau lưng, thiết lập hệ thống phòng ngự
có chính diện rộng, có chiều sâu vững chắc, đã đánh tan kế hoạch
đánh nhanh, tiến nhanh của giặc.
- Năm 1079 nhà Tống trả lại đất Quảng Nguyên cho nhà Lý.
- Thời kỳ chuyển giao giữa các triều đại phong kiến Đại Việt diễn
ra các cuộc đấu tranh xong đột dàn xếp nội bộ của các triều Ngô,
Đinh, Lý, Trần… tạo nhiều kẽ hở để các thế lực bên ngoài xâm
lược.
- Đến triều đại nhà Trần, Năm 1258, quân Nguyên Mông sau khi
đánh chiếm được Trung Quốc, chúng kéo sang xâm lược Đại Việt.
Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông bùng nổ, thủ lĩnh
châu Thượng Lang là Hoàng Thắng Hứa trực tiếp lãnh đạp quân
sỹ đánh địch ngay tại biên giới, góp phần ngăn bước tiến quân của
chúng.
- Năm 1360, nhà Trần suy vong, nhà Hồ thay thế, nhà Minh đem
quân xâm chiếm nước ta. Quân Minh đông áp đảo, nhà Hồ thua,
nước Đại Việt rơi vào tay nhà Minh, nhân dân chịu ách đô hộ hà
khắc của giặc. Ở CB, nhà Minh đóng qn ở gị Đống Lân, và
thành Nà Lữ, đặt các chức quan thái thú cai trị. Dưới ách đô hộ của
giặc Minh, đời sống của người dân CB bị đói khổ cùng cực. Sau
khi nhà Hồ suy vong, đến triều đại phong kiến nhà Lê, Bế Khắc
Thiệu là tù trường dân tộc Tày đã chiêu mộ quân lính ở địa
phương đứng lên khởi nghĩa. Bế Khắc Thiệu chỉ huy quân xây
thành đắp lũy, luyện tập binh sĩ trên núi Khắc Thiệu (phía tây
thành Nà Lữ) sát nách căn cứ của giặc Minh.
- Bế Khắc Thiệu dựng cờ khởi nghĩa với khẩu hiệu "Khắc

Thiệu Vi Vương" liên kết với Nông Đắc Thái "Vi Thần" đem
quân ra đánh phá thành Nà Lữ căn cứ của giặc Minh. Trận đánh
lớn nhất là trận Nà Khuổi (Chân núi Khắc Thiệu) giết chết 4000
tên địch, khiến cho giặc Minh hoang mang tìm đường rút khỏi CB.
- Cuộc khởi nghĩa của Bế Khắc Thiệu đã góp phần cùng nhà Lê
đánh đuổi giặc Minh ra khỏi đất nước, bảo vệ nền độc lập cho dân
tộc.

4. Hoạt động 4: Giới thiệu về anh hùng, thủ lĩnh người Tày - Nùng Trí Cao
- GV chiếu hình ảnh, thuyết trình:

Trên đất Cao Bằng đền thờ Nùng Trí Cao được nhân dân lập ở nhiều nơi, như ở
các huyện Hịa An, Hà Quảng, Thơng Nơng, Quảng Un..., suy tôn ông như một vị


anh hùng dân tộc và được thần thánh hóa như một vị thần nông. Đây là ảnh chụp đền
thờ Nùng Trí Cao ở xóm Cốc Vường, xã Sóc Hà, huyện Hà Quảng.
Đền được xây trên một gò đất cao, dựa vào dãy núi Phja Mạ vững chắc tựa bức
tường thành, trước mặt trông ra sông Tả Cọn - một nhánh thượng nguồn sông Bằng.
Theo người dân địa phương núi Phja Mạ có hình một con ngựa hướng về phía đền, vì
thế khi làm lễ cầu khấn, linh hồn thần vương Nùng Trí Cao sẽ phi ngựa từ trên trời về
để phù hộ thần dân được an lành.
Nùng Trí Cao (1025-1053) là nhân vật lịch sử đại diện cho ý chí và sức mạnh
của các dân tộc vùng cao chống lại các thế lực thống trị phong kiến. Tên tuổi, hình ảnh
Nùng Trí Cao được ghi lại rất sâu đậm trong sử sách cũng như trong tâm thức của
người dân địa phương, không những chỉ ở địa bàn các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà
Giang... mà còn ở một số nước láng giềng như Trung Quốc, Thái Lan và Myanma.
Năm 1041 Nùng Trí Cao được nhà Lý phong làm châu mục Quảng Nguyên (Cao Bằng
ngày nay), cai quản một vùng đất rộng lớn bảo vệ sự bình yên cho nhân dân. Năm
1043 ông được nhà Lý ban tước Thái Bảo (một trong ba chức quan cao nhất thời Lý)

và ban Đô ấn. Ông đã nhiều lần tổ chức lực lượng chống lại quân Tống bảo vệ biên
giới quốc gia Đại Việt. Khi Nùng Trí Cao tử trận, vua Lý rất mực thương xót, truyền
cho nhân dân lập đền thờ và đặc chiếu báo phong làm Khâu Sầm Đại Vương. Các triều
về sau đều gia phong cho ông mỹ tự “Khâu Sầm tế thế, an dân án ngoại, ninh thùy trấn
dịch, anh nghị quả đoán hiển ứng thùy hưu, hộ quốc an dân đại vương”.
Ngày giỗ Nùng Trí Cao là ngày 9 tháng giêng âm lịch cũng là ngày lễ hội Sóc Giang
(huyện Hà Quảng).
Đền thờ Nùng Trí Cao được xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh theo quyết định số
2821/QĐ- UBND-VX ngày 26/12/2011.

TIẾT 4:
* Hoạt động khởi động:
+ Kể tên những vị thủ lĩnh đã lập nhiều chiến công trong các cuộc kháng chiến chống
quân Tống, quân Nguyên Mông và giặc Minh?
+ Sự chuyển giao giữa các triều đại phong kiến Đại Việt từ thế kỷ X - XIV diễn ra qua
các triều đại nào? (Lý, Trần, Hồ, Lê)
GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
C - Hoạt động: Luyện tập – Thực hành (30') – Hoạt động nhóm
a) Mục tiêu:
- Khái quát được các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ vùng biên giới phía Bắc
của nhân dân Cao Bằng từ TK XI đến thế kỉ XIV.


- Sơ lược những nét chính về tình hình kinh tế xã hội và văn hóa Cao Bằng từ TK XI –
thế kỉ XIV.
- Những đóng góp của nhân dân Cao Bằng trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm
( Từ TK XI- TKXIV).
b) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy và trò
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập (5 Phút)

- GV chia lớp làm 3 nhóm thảo luận
- GV yêu cầu học sinh dựa vào những thông tin và kiến thức đã được tìm hiểu trong 3
tiết học trước để hồn thành nhiệm vụ GV giao.
+ Nhóm 1: Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện được các cuộc đấu tranh của nhân dân Cao Bằng
từ thế kỉ XI-XIV?
+ Nhóm 2: Phát phiếu học: Lập bảng thống kê những nét chính về tình hình kinh tế xã
hội và văn hóa Cao Bằng từ TK XI – thế kỉ XIV.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập (Thời gian : 15 phút) - HĐ theo nhóm,
Cá nhân.
- GV giám sát Hs, thảo luận xây dựng phương án trả lời.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
+ Vẽ sơ đồ tư duy gồm 3 nhánh : mỗi nhánh thể hiện rõ 1 cuộc kháng chiến?
 Nhánh 1: Cuộc kháng chiến chống Tống lần 1, 2 ( TK X - XI)
 Nhánh 2 : Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên ( Năm 1258)
 Nhánh 3 : Cao Bằng trong cuộc bảo vệ vùng Biên giới phía Bắc.
+ Điền thơng tin vào bảng thống kê theo 3 lĩnh vực : Kinh tế ; Văn hóa ; Xã hội
Phiếu học tập :
( Học sinh thực hiện cá nhân )
Lĩnh vực
Đặc điểm chính
Kinh tế
Xã hội
Văn hóa
+ Giới thiệu ngắn gọn những đóng góp của nhân dân Cao Bằng trong cuộc kháng
chiến chống ngoại xâm giai đoạn TK XI – XIV.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận ( 5 Phút)
- GV gọi đại diện nhóm, HS trình bày kết quả thảo luận
- GV gọi HS, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận và nhận định ( 5 Phút)
- Giáo viên nhận xét mức độ đạt được trong câu trả lời của từng nhóm, cá nhân học

sinh.
- HS đánh giá bạn qua bảng kiểm.
Lĩnh vực
Đặc điểm chính
Kinh tế
- Trồng lúa nước, lúa nương, săn bắt thú rừng, khai khoáng.
- Thương mại vùng biên.
Xã hội
Tù trưởng đứng đầu bộ lạc.
Văn hóa
Mang đậm bản sắc dân tộc,có sự tiếp thu văn hóa Trung Hoa.


- Dự kiến SP nhiệm vụ của nhóm 3:
+ Thuyết trình những đóng góp của nhân Cao Bằng trong cuộc kháng chiến chống
ngoại xâm ( Từ TK XI- TKXIV).
SP dự kiến:
Nhân dân các dân tộc Cao Bằng đã sát cánh cùng nhân dân cả nước liên tiếp
đánh bại các cuộc tấn công xâm lược của nhà Tống, tiêu biểu là họ Nùng của người
Tày cổ đã có mặt lâu đời trên lãnh thổ nước ta và đã từng tham gia tích cực vào cuộc
kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tần, bảo vệ nước Âu Lạc thế kỷ thứ II (trước
CN).
Sau khi giành được độc lập, cuối thế kỷ thứ X nhất là từ khi triều Lý lên ngôi
năm 2009, biên giới phía Bắc nước Đại Việt dần dần được xác định rõ ràng và là yêu
cầu bức xúc của cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước lúc đó. Cuộc đấu tranh giữa 2 vương
triều Lý - Tống diễn ra ngày càng gay gắt bằng những chính sách và biện pháp vừa
mềm mỏng, vừa kiên quyết.
Ở Cao Bằng năm 1941, thủ lĩnh Nùng Trí Cao được nhà Lý giao cho cai quản
đất Quảng Nguyên, đất châu Tư Lang và 4 động Lơi, Hỏa, Bình.
Tháng 4 năm 1052, qn sĩ của Nùng Trí Cao tiến đánh trại Hồnh Sơn, thành Ung

Châu, giết tri châu Trần Cung và đo giám Quảng Tây Trương Lập, phá nhà tù, ra lệnh
đại xá, mở các kho lương thực phát cho dân, nhờ đó mà lực lượng Nùng Trí Cao ngày
càng phát triển và lan rộng khiến cho quân Tống ở vùng Lưỡng Quảng hoang mang lo
sợ và chống cự yếu ớt, nhanh chóng quy hàng.
Năm 1075, cuộc kháng chiến chống quân Tống lần 2 do Lưu Kỷ và một số thủ
lĩnh như Nùng Trí Xuân, Hoàng Lục… chỉ huy từ các khe động đánh trả quyết liệt
và kéo dài 2 năm (1075-1077). Bằng thế trận chiến tranh nhân dân rộng lớn với nhiều
lớp, nhiều tầng, đánh cả trước mặt lẫn sau lưng, thiết lập hệ thống phịng ngự có chính
diện rộng, có chiều sâu vững chắc, đã đánh tan kế hoạch đánh nhanh, tiến nhanh của
giặc.
Năm 1079 nhà Tống trả lại đất Quảng Nguyên cho nhà Lý.
Năm 1258, quân Nguyên Mông sau khi đánh chiếm được Trung Quốc, chúng
kéo sang xâm lược Đại Việt. Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông bùng nổ,
thủ lĩnh châu Thượng Lang là Hoàng Thắng Hứa trực tiếp lãnh đạp quân sỹ đánh
địch ngay tại biên giới, góp phần ngăn bước tiến quân của chúng.
Năm 1360, nhà Trần suy vong, nhà Hồ thay thế, nhà Minh đem quân xâm
chiếm nước ta. Quân Minh đông áp đảo, nhà Hồ thua, nước Đại Việt rơi vào tay nhà
Minh, nhân dân chịu ách đô hộ hà khắc của giặc. Ở CB, nhà Minh đóng qn ở gị
Đống Lân, và thành Nà Lữ, đặt các chức quan thái thú cai trị. Dưới ách đô hộ của giặc
Minh, đời sống của người dân CB bị đói khổ cùng cực. Sau khi nhà Hồ suy vong, đến
triều đại phong kiến nhà Lê, Bế Khắc Thiệu là tù trường dân tộc Tày đã chiêu mộ
quân lính ở địa phương đứng lên khởi nghĩa. Bế Khắc Thiệu chỉ huy quân xây thành
đắp lũy, luyện tập binh sĩ trên núi Khắc Thiệu (phía tây thành Nà Lữ) sát nách căn cứ
của giặc Minh.


Bế Khắc Thiệu dựng cờ khởi nghĩa với khẩu hiệu "Khắc Thiệu Vi Vương" liên
kết với Nông Đắc Thái "Vi Thần" đem quân ra đánh phá thành Nà Lữ căn cứ của giặc
Minh. Trận đánh lớn nhất là trận Nà Khuổi (Chân núi Khắc Thiệu) giết chết 4000 tên
địch, khiến cho giặc Minh hoang mang tìm đường rút khỏi CB.

Cuộc khởi nghĩa của Bế Khắc Thiệu đã góp phần cùng nhà Lê đánh đuổi giặc
Minh ra khỏi đất nước, bảo vệ nền độc lập cho dân tộc.
D – Hoạt động tìm tịi – mở rộng:
GV giao nhiệm vụ cho HS thuyết trình về du lịch tỉnh CB
SP dự kiến:
Tỉnh Cao Bằng có nhiều khu danh lam thắng cảnh, khu di tích lịch sử và có ba
khu cửa khẩu chính thuận tiện cho phát triển thương mại và khai thác du lịch.
Cao Bằng nổi tiếng với Khu di tích lịch sử Pác Bó – nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và
làm việc sau 30 năm ra đi tìm đường cứu nước. Cao Bằng cũng được biết đến với hình
ảnh Thác Bản Giốc hùng vỹ hòa quyện giữa cảnh quan núi rừng, tạo nên bức tranh sơn
thủy hữu tình; cùng với quần thể hang động nguyên sơ với những tiềm năng du lịch
văn hóa, tâm linh độc đáo, đặc sắc, là sức hấp dẫn khó cưỡng với du khách gần xa.
Pác Bó thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, nằm sát biên giới Việt – Trung, cách
thành phố Cao Bằng hơn 50km. Sau 30 năm ra đi tìm đường cứu nước và hoạt động ở
nước ngoài, ngày 28/01/1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã trở về Tổ quốc qua cột mốc
108. Người đã chọn Pác Bó làm nơi ở và hoạt động cách mạng trong nhiều năm tháng
của những năm 1941 – 1945.
Hang Pác Bó vốn là hang động tự nhiên. Pác Bó (hay cịn gọi là Cốc Bó) theo
tiếng dân tộc Tày nghĩa là “nơi đầu nguồn”. Trước cửa hang có một con suối lớn chảy
ngầm từ trong núi đá ra, quanh năm nước xanh trong, chảy quanh ôm lấy ngọn núi cao.
Chủ Hồ Chí Minh đã đặt tên Suối Lê – Nin, núi Các – Mác để tưởng nhớ đến
hai nhà tư tưởng vĩ đại, đã giúp Người tìm thấy con đường giải phóng dân tộc
Cùng với Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Pác Bó, Cao Bằng cịn có nhiều điểm
du lịch lịch sử nổi tiếng, hấp dẫn khác như: Khu di tích Quốc gia đặc biệt Rừng Trần
Hưng Đạo – nơi ghi dấu sự thành lập và hoạt động của đội Việt Nam tuyên truyền giải
phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam; Khu di lích lịch sử Chiến dịch
Biên giới 1950 (thôn Nà Lạn, xã Đức Long, huyện Thạch An); Khu di tích Anh hùng
liệt sỹ Kim Đồng (làng Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng); Di tích đồn Phai
Khắt…
Từ trung tâm Thành phố Cao Bằng trải qua 89 cây số qua đèo Mã Phục, đèo

Khau Liêu, đi qua những bản làng, men theo dịng sơng Qy Sơn xanh biếc du khách


sẽ đến với Thác Bản Giốc – một trong những thác nước đẹp nhất Việt Nam. Thác nằm
trên địa phận xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.
Thác Bản Giốc có độ cao 35m và độ rộng 300m, xếp thành 3 tầng gồm nhiều ngọn
thác lớn nhỏ khác nhau với những tên gọi khác nhau như Đuây Bắc, Lầy Sản, Ngà
Moong, Ngà Trang, Ngà Vài, Ngà Rằng, Thoong Áng… Những khối nước lớn đổ
xuống qua nhiều bậc đá vôi tạo thành một màn bụi nước trắng xóa. Từ phía xa, du
khách có thể nghe thấy tiếng thác nước chảy ầm ào vang động cả một vùng đất rộng
lớn. Giữa thác có một mơ đất rộng phủ đầy cây xẻ dịng sơng thành ba lồng nước như
ba dải lụa trắng. Vào những ngày hè oi ả khơng khí ở đây vẫn mát lạnh và vào mỗi ban
mai ánh mặt trời chiếu qua làn hơi nước tỏa thành dải cầu vồng lung linh, huyền ảo.
Ngày nay, Thác Bản Giốc được xem là dòng thác đẹp nhất Việt Nam, nằm trên đường
biên giới Việt – Trung, giữa khung cảnh núi non trùng điệp còn đậm nét nguyên sơ.
Bản Giốc còn được vinh danh là thác nước tự nhiên lớn nhất Đông Nam Á và lớn thứ
tư thế giới trong các thác nước nằm trên một đường biên giới quốc gia.
Cùng với Thác Bản Giốc, thiên nhiên còn ưu ái ban tặng cho mảnh đất nơi đây hàng
loạt những hang động tự nhiên đồ sộ, hoang sơ, kỳ thú như Động Ngườm Ngao (Trùng
Khánh), hang Dơi (Hạ Lang), hang Ki Lu, hang Khuổi Khua (Phục Hòa), cùng với
vùng Phja Oắc – Phja Đén (Ngun Bình) và quần thể hồ – sơng – hang ngầm Thang
Hen, tạo thành vùng du lịch sinh thái kỳ thú, hấp dẫn nhiều du khách.
Động Ngườm Ngao nằm ở bản Gun, xã Đàm Thuỷ, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao
Bằng. Theo tài liệu khảo sát của Hội khảo sát Hoàng gia Anh vào năm 1995 thì động
Ngao có chiều dài 2.144m. Động gồm ba cửa chính là: Ngườm Ngao, Ngườm Lồm
(tức cửa gió, quanh năm mát lạnh) và cửa Bản Thn phía sau núi thuộc Bản Thn.
Ngườm Ngao có một vẻ đẹp vô cùng kỳ thú được tạo nên bởi những lớp thạch nhũ
lộng lẫy, vàng rực. Những dải nhũ đá muôn màu sắc mọc từ dưới lên, từ trên các vịm
đá cao rủ xuống với nhiều hình dáng đẹp phản chiếu ánh sáng lung linh.
Thuộc địa phận xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng ở độ cao hàng nghìn

mét so với mặt biển, Hồ Thang Hen là một hồ đẹp trong số 36 hồ lớn nhỏ trong vùng
rừng núi của huyện Trà Lĩnh. Nằm ở giữa một vùng núi non và màu xanh của cây
vươn mình trên các vách đá cheo leo soi bóng xuống mặt nước trong, uốn lượn theo
lịng lũng mấp mơ những mỏ đá ngầm. Một điều đặc biệt kỳ thú theo người dân bản
địa cho biết, cứ vào khoảng 10 năm một lần, bỗng dưng nước hồ Thang Hen cạn gần
hết và chỉ sau một vài ngày nước lại dâng lên.
Theo truyền thuyết dân gian, ngày xưa ở Cao Bằng có một chàng trai tên là
Sung thông minh tuấn tú. Chàng thi đỗ làm quan và được vua ban thưởng bảy ngày
vinh quy bái tổ. Về q, chàng kết hơn cùng nàng Bc xinh đẹp. Mải quyến luyến
bên người vợ xinh đẹp mới cưới, chàng quên mất ngày trở về kinh. Đến đêm thứ bảy


chàng mới sực nhớ, vội chia tay vợ và bố mẹ chạy về kinh. Giữa đêm tối trong rừng
hoang, chàng chạy được 36 bước chân thì ngã đầu đập vào núi rồi chết. 36 bước chân
của chàng ngày nay là 36 cái hồ lớn nhỏ với những tên gọi khác nhau của tiếng địa
phương thuộc huyện Trà Lĩnh. Tương truyền rằng nơi chàng nằm xuống chính là hồ
Thang Hen ngày nay.
Với hơn 20 dân tộc quần cư sinh sống, như Tày, Nùng, Mơng, Dao, Kinh, Hoa,
Lơ Lơ…, nền văn hóa truyền thống của Cao Bằng được hình thành bởi những phong
tục tập quán, văn hóa đặc trưng riêng của từng cộng đồng dân cư, tựa như vườn hoa đa
sắc màu văn hóa hấp dẫn khách du lịch đến khám phá và trải nghiệm.
Đến Cao Bằng, du khách có thể thưởng thức những điệu hát Sli, hát Then, hát
Lượn truyền thống; khám phá nét độc đáo trong các nghi lễ của dân tộc thiểu số như
Lễ mừng thọ của người Tày, đám cưới của người Lô Lô đen, người Mông, tục cúng
Phi Ham của người Tày Nùng, lễ hội Nàng Hai, Hội Thanh Minh, Hội chùa Sùng
Phúc… Hay thưởng thức những đặc sản nổi tiếng, mang đậm nét ẩm thực dân tộc như
lạp xường, xôi trám, hạt dẻ Trùng Khánh, bánh khảo, bánh chè lam…
Với những nét độc đáo, đặc sắc về cảnh quan, lịch sử và văn hóa, Cao Bằng hứa
hẹn là điểm đến hấp dẫn, lý thú không thể bỏ qua của du khách trên hành trình đến với
vùng Việt Bắc.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
PP đánh giá
Công cụ đánh giá Ghi Chú
- Thu hút được sự
- Sự đa dạng, đáp ứng các
- Báo cáo thực
tham gia tích cực
phong cách học khác nhau của
hiện cơng việc.
của người học
người học
- Hệ thống câu
- Gắn với thực tế
- Hấp dẫn, sinh động
hỏi và bài tập
- Tạo cơ hội thực
- Thu hút được sự tham gia tích - Trao đổi, thảo
hành cho người học cực của người học
luận
- Phù hợp với mục tiêu, nội
dung
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
…………………………………………………………………………………………
DUYỆT GIÁO ÁN TUẦN 7
Cần Yên, ngày 14 tháng 10 năm 2022
TTCM

Nông Văn Giang





×