Tải bản đầy đủ (.doc) (147 trang)

bộ đề LIÊN hệ văn 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (491.55 KB, 147 trang )

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các u cầu:
Người ta thường nói: “Trời khơng tạo ra người đứng trên người và cũng
không tạo ra người đứng dưới người”. Kể từ khi tạo hóa làm ra con nqười thì
tất cả sinh ra đều bình đẳng, mọi người đều có tư cách, có địa vị như nhau,
khơng phân biệt đẳng cấp trên dưới, giàu nghèo.[...]
Vậy mà nhìn rộng ra khắp xã hội, cuộc sống con người luôn có những
khoảng cách một trời một vực. Đó là khoảng cách giữa người thông minh và kẻ
đần độn: giữa người giàu và người nghèo; giữa tầng lớp quý tộc và tầng lớp hạ
đẳng.
Như thế là tại làm sao? Nguyên nhân thực ra rất rõ ràng.
Cuốn sách dạy tu thân Thực ngữ giáo có câu: “Kẻ vơ học là người khơng có
trí thức, kẻ vơ tri thức là người ngu dốt”. Câu nói trên cũng có thể hiện: sự
khác nhau giữa người thông minh và kẻ đần độn là ở chỗ có học hay vơ học mà
thơi.
(Khuyến học, Fukuzawa Yukichi - Phạm Hữu Lợi dịch, NXB Thế giới, 2017,
tr.24)
Câu 1.Xác định đề tài của đoạn trích trên.
Câu 2.Theo tác giả, cuộc sống con người ln có những khoảng cách một trời
một vực là do đâu?
Câu 3. Anh/ Chị có đồng ý rằng sự khác nhau giữa người thông minh và kẻ đần
độn là ở chỗ có học hay vơ học mà thơi khơng? Vì sao?
Câu 4.Theo anh/ chị, ngun nhân chính dẫn đến nghèo đói có phải do thiếu tri
thức hay không?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Anh/ Chị nghĩ gì về thực trạng nhiều học sinh, sinh viên tốt nghiệp loại khá,
giỏi vẫn thất nghiệp? Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn luận.
Câu 2. (5,0 điểm)



Anh/ Chi hãy phân tích vai trị của tiếng sáo đối với sự hồi sinh của nhân vật
Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tơ Hồi (Ngữ văn 12, Tập
hai, NXB Giáo dục, 2017).
Từ đó, liên hệ với vai trò bát cháo hành đối với sự hồi sinh của nhân vật Chí
Phèo trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao (Ngữ văn 11, Tập một,
NXB Giáo dục, 2017) để nhận xét về giá trị nhân đạo của hai nhà văn gửi gắm
qua hai yếu tố tác động này.
I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Câu 1.
– Vai trò của việc học.
– Học vấn và con người.
– Học vấn và xã hội.
Câu 2.HS tham khảo câu trả lời:
Theo tác giả, cuộc sống con người ln có những khoảng cách một trời một
vực là do học vấn: sự khác nhau giữa người thông minh và kẻ đần độn là ở chỗ
có học hay vơ học mà thơi.
Câu 3.HS tham khảo câu trả lời:
Ngoại trừ nguyên nhân khách quan như gen di truyền, điều kiện sống và xã
hội thì tơi đồng ý rằng sự khác nhau giữa người thông minh và kẻ đần độn là ở
chỗ có học hay vơ học mà thơi. Vì có học mới có hiểu biết, cịn khơng học thì
khơng trau dồi, tiếp thu tri thức thì ngu dốt, đần độn là một điều hiển nhiên.
Câu 4.HS có thể đưa ra ngun nhân chính là do học vấn hoặc không nhưng
cân trả lời thuyết phục. Dưới đây là câu trả lời tham khảo:
Theo tơi, ngồi các ngun nhân khách quan như do khí hậu, mơi trường
sống,... thì một trong những ngun nhân chủ quan, chính yếu dẫn đến
nghèo đói, theo tơi là do thiếu tri thức. Trong thời đại bây giờ, có tri thức mới
có đủ khả năng đáp ứng cho những cơng việc địi hỏi phải có kiến thức, trí tuệ.
Do vậy, có tri thức thì cơ hội việc làm sẽ tốt hơn, mà cơ hội việc làm tốt, nghĩa
là chúng ta có nhiều lựa chọn trong việc, trong đó có những cơng việc có mức
thu nhập cao. Có mức thu nhập cao thì điều kiện sống nâng cao, khơng cịn cảnh

túng thiếu, nghèo đói. Cịn ngược lại, khơng có tri thức thì sự lựa chọn công


việc hạn hẹp và các cơng việc lao động ít cần đến tri thức thì thường thu nhập
thấp, mà thu nhập thấp thì dẫn đến nghèo đói là chuyện khơng thể tránh khỏi.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
[Đ] Muốn có được học lực khá giỏi trong q trình học tập đòi hỏi một sự nỗ
lực tự thân rất nhiều. Nhưng bên cạnh học lực (tạm gọi là phần cứng), người
học (học sinh, sinh viên) cần biết trau dồi kỹ năng sống (tạm gọi là kỹ năng
mềm). Và muốn được tuyển dụng, có được cơng việc, địi hỏi người học phải có
cả học lực lẫn kỹ năng sống.
[G] Vì ngoài khả năng làm việc cá nhân, người làm việc cần phải biết hợp
tác, giao tiếp với những người cùng làm việc. Do vậy, học lực là yếu tố cần
nhưng chưa phải là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong công việc. Để làm
tốt công việc, người được tuyển dụng cần đáp ứng được cả hai yếu tố trên (năng
lực làm việc).
[M] Nguyên nhân dẫn đến thực trạng tốt nghiệp loại khá giỏi mà vẫn thất
nghiệp có thể là do người học chưa thấy được tầm quan trọng của kỹ năng sống,
chưa chú tâm rèn luyện. Hơn cả, người học khơng nên đổ lỗi cho hồn cảnh mà
cần có trách nhiệm với cuộc đời mình: như chương trình giáo dục không chú
trọng giáo dục kỹ năng sống cho người học, do hồn cảnh khơng cho phép...
[B] Vì ngồi người học được tự do lựa chọn học gì thì khơng ai có quyền ép
buộc bạn lựa chọn khác đi, đúng không ?
Câu 2 (5,0 điểm)
1 Giới thiệu đôi nét về nhà văn Tơ Hồi, truyện ngắn Vợ chong A Phủ và
vai trò của “tiếng sáo” đối với sự hồi sinh của nhân vật Mị.
2. Yêu cầu cơ bản: Bình luận vai trò của tiếng sáo đối với sự hồi sinh của nhân
vật
Đối với nhân vật Mị, tiếng sáo trong đêm tình mùa xn có vai trị là yếu tố

tác động đánh thức sức sống tiềm tàng đã ngủ quên trong con người Mị. Tiếng
sáo tác động đến tâm hồn, tâm trạng và cả hành động của nhân vật Mị. Cụ thể:
– Mị nghe tiếng sáo, lòng thiết tha bồi hồi. Tiếng sáo đã mang Mị trở về với
những ngày xưa, trong hồi tưởng. Ngày xưa Mị cũng thổi sáo, Mị cũng hát mỗi


khi tiếng sáo gọi bạn tình mùa xuân cất lên. Ở hiện tại, như một phản ứng tự
nhiên khi nghe tiếng sáo: Mị ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi.
Ngày xưa, ngày Tết Mị cũng uống rượu. Hiện tại, Mị cũng uống: Mị lén lấy hũ
rượu, cứ uống ừng ực từng bát.
– Tiếng sáo văng vẳng đầu làng và men say nồng của rượu làm lòng Mị sống
về ngày trước – những ngày Mị còn trẻ, Mị tự do, Mị xinh đẹp và Mị thổi sáo
giỏi: Mị thổi lá hay như thổi sáo và Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm thôi
sáo đi theo Mị; Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như
những đêm Tết ngày trước. Sau những năm tháng mất hết ý thức, Mị ý thức
được quyền sống hạnh phúc như bao cô gái trẻ khác: Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn
trẻ. Mi. muốn đi chơi. Mị ý thức được cuộc sống hôn nhân bất hạnh, gượng ép
khi phải sống với A Sử – không phải người đàn ông Mị yêu. Lúc này, sự phản
kháng với cuộc sống nhiều uất ức, khổ nhục trỗi dậy, Mị muốn chết như những
ngày tháng đầu khi về làm dâu là thống lý: Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc
này Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa.
– Tiếng sáo gọi bạn tình lửng lơ ngồi đường Như một tình cờ trùng hợp với
tâm lý Mị, bài ca vang lên: Anh ném pao, em không bắt/ Em không yêu, quả bao
rơi rơi... Ngày thường Mị sống trong căn phòng u tối, quên đi ý niệm về thời
gian. Nhưng hôm nay, tiếng sáo, mùa xuân rạo rực khoi dậy trong tâm hồn tươi
sáng, tâm hồn đây tỏa ra ngoài cảnh với hành động lấy ống mỡ, xắn một miếng
bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng.
– Tiếng sáo rập rờn trong đầu Mị: Tiếng sáo ngoại cảnh thấm vào tâm hồn
Mị, thơi thúc Mị hành động: Mị quấn lại tóc và với tay lay cái váy hoa.
– Tiếng sáo “đưa Mị đi theo những cuộc chơi”. Kết quả, A Sử về, như thường

lệ, hắn hành hạ Mị: nắm Mị, lấy thắt lưng trói Mị. Nó xách cả một thúng sợi
đay ra trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xãa xuống, A Sử quấn ln tóc lên cột,
làm cho Mị khơng cúi, không nghiêng đầu được nữa. Tuy thân xác Mị bị trói,
nhưng niềm khao khát tự do trong tiềm thức vẫn thôi thúc Mị đi theo tiếng gọi
của tự do, hạnh phúc: Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi.
[...] Mị vùng bước đi. Qua hành động “vùng bước đi”, ta cảm nhận được niềm
khát khao được sống, được hạnh phúc vô cùng mãnh liệt, mạnh mẽ của nhân vật


này. Tuy nhiên, sự đau đớn của thể xác đưa Mị trở về hiện thực đau khổ, Mị chỉ
còn nghe thấy tiếng chân ngựa đạp vào vách. [...] Mị thổn thức nghĩ mình
khơng bằng con ngựa. Dù thế, dư âm của mùa xn vẫn vang vọng trong Mị:
Mị nín khóc, Mị lại bồi hồi.
– Nếu tâm hồn Mị là ngọn lửa thì tiếng sáo đối với tâm hồn Mị như một cơn
gió mát lành thổi bùng ngọn lửa ấy lên. Tiếng sáo đối với sự hồi sinh của nhân
vật Mị có vai trị như thế.
3. u cầu nâng cao: Từ đó, liên hệ với vai trị bát cháo hành đối với sự hồi
sinh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao
(Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục, 2017) để nhận xét về giá trị nhân đạo
của hai nhà văn gửi gắm qua hai yếu tố tác động này.
– Đối với hai nhân vật, Mị và Chí Phèo thì hai yếu tố tác động, tiếng sáo và
bát cháo hành đều đóng vai trị quan trọng trong sự hồi sinh trong tâm hồn của
hai nhân vật này.
+ Mị vì nghe thấy tiếng sáo, âm thanh quen thuộc mà Mị nghe mỗi khi xuân
về mà những kí về những ngày sống tự do, yêu đời lại ùa về, đánh thức khát
khao sống mãnh liệt.
+ Bát cháo hành tượng trung cho sự quan tâm chăm sóc, tình u của Thị Nở
dành cho Chí Phèo. Vì được ăn bát cháo hành do Thị Nở nấu mà tâm trạng Chí
Phèo – con quỹ dữ của làng Vũ Đại đã có những chuyển biến liên tục và tích
cực, từ ngạc nhiên, khóc, bâng khuâng, độc thoại nội tâm, ăn năn hối cãi, vui

như trẻ con đến khao khát được hồn lương, được sống trong mái ấm gia đình.
– Qua hai yếu tố tác động (tiếng sáo và bát cháo hành), chúng ta có thế thấy
điểm tương đồng nào đó trong cách nhìn nhận con người. Cả hai nhà văn, Tơ
Hồi và Nam Cao đều cảm thơng cho sự thống khổ của con người: một bị lê liệt
hoàn toàn ý thức, mất đi sức sống và sức phản kháng, một là người nơng dân
bần cùng hóa dẫn đến lưu manh hóa. Nhưng cũng đồng thời đó trân trọng khát
khao sống, khát khao hoàn lương của cả hai nhân vật (bằng cách xây dựng hai
yếu tố tác động, bát cháo hành và tiếng sáo) và tô cáo gay gắt xã hội phong kiến
thực dân đã cướp đi cuộc sống tươi đẹp của họ, đẩy họ vào bước đường cùng.
Với nhận xét cá nhân, tôi cho rằng thông qua hai yếu tố tác động trên, cả hai nhà


văn đã thể hiện một tấm lòng nhân đạo đáng trân q. Chính Tơ Hồi và Nam
Cao thơng qua hai chi tiết này đã giúp bạn đọc, trong đó có tơi, rút ra được
những bài học về cách nhìn nhận con người cũng như biết cảm thông, trân trọng
khát vọng cao đẹp mà mỗi con người đều muốn hướng đến.
4. Đánh giá chung
Cả hai chi tiết được nhắc đến ở trên đều là chi tiết đặc sắc, đóng vai trị và
ảnh hưởng lớn đến giá trị của tác phẩm. Đồng thời nó cho thấy tài năng xây
dụng chi tiết trong tác phẩm tự sự của mỗi nhà văn.

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Sức mạnh của lịng đam mê khơng bao giờ bị đánh giá thấp. Sức mạnh đó
dẫn dắt bạn trong suốt cuộc đời, đo lường giá trị con người bạn và ý thức của
bạn về sự thành đạt. Sức mạnh đó giúp bạn kiên định trước ánh mắt xét đoán
cùa người khác. Nhiều người từng có nhưng quyết định “khơng giống ai” và
chọn những con đường hẹp gồ ghề dài hun hút, nhưng rồi họ nhận ra mình
đang đứng trên đỉnh vinh quang của cuộc sống mà trước đây không ai nghĩ
rằng họ làm được. Bạn có thể đưa ra những quyết định tối ưu và lý trí nhất,

nhưng tổng của các quyết định đó khơng phải lúc nào cũng cho ra một kết quả
hợp lí nhất. Cái tạo ra sự khác biệt cuối cùng chính là sức mạnh của lịng đam
mê.
Vào những năm cuối thập niên 90 của thế kỷ trước tại Mỹ có sự bùng nổ số
lượng sinh viên theo học các trường luật. Xu hướng này sau đó chuyển sang
Học viện kế tốn viên Cơng chứng Hoa Kỳ (AICPA - American Institue of
Certified Public Accountants), sau đó là du học tại chỗ thay vì phải ra nước
ngồi. Các trường đại học khoa học, nha hay y dược lúc đó vẫn là các chủ đề
được nói đến nhiều nhất, trong khi các trường nghệ thuật thì ngược lại. Tơi
khơng có ý đánh giá thấp nghề nghiệp nào cả, mà tôi chỉ muốn nhấn mạnh cảm
giác trống rỗng mà cuối cùng bạn sẽ phải đối diện, nếu bạn chọn nghề nghiệp


tương lai không dựa vào niêm đam mê mà dựa vào danh tiếng bề ngoài hay sự
ổn định của khoản thu nhập về sự hứa hẹn về những phúc lợi hấp dẫn.
Cuộc đời bạn phải được dẫn dắt bởi tương lai, ước mơ và niềm đam mê của
bạn. Từ “đam mê” trong tiếng Anh - passion – bắt nguồn từ một từ Latin cổ
“passio”, có nghĩa là “đau đớn”. Quả là khơng thể chính xác hơn! Đam mê là
một tên gọi khác của nỗi đau. Khi bạn thỏa hiệp với kết quả ngọt ngào đang
quyến rũ bạn ngay vào lúc này thay vì theo đuổi ước mơ, nỗi đau sẽ xuất hiện.
(Rando Kim, Tuổi trẻ, khát vọng và nỗi đau, NXB Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh,
2016)
Câu 1.Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2.Theo tác giả, sức mạnh của lịng đam mê có ý nghĩa như thế nào?
Câu 3. Theo anh/ chị, tại sao: Khi bạn thỏa hiệp với kết quả ngọt ngào đang
quyến rũ bạn ngay vào lúc này thay vì theo đuổi ước mơ, nỗi đau sẽ xuất hiện?
Câu 4.Bài học ý nghĩa mà anh/ chị rút ra từ văn bản trên?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về quan

niệm: Cái tạo ra sự khác biệt cuối cùng chính là sức mạnh của lòng đam mê.
Câu 2. (5,0 điểm)
Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xn (Vợ
chồng A Phủ, Tơ Hồi, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017).
Theo anh/ chị, hình ảnh tiếng sáo trong đêm tình mùa xn có điểm gì tương
đồng với hình ảnh chuyến tàu đêm trong tác phẩm Hai đứa trẻ của nhà văn
Thạch Lam (Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)
I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Câu 1. Phương thức biểu đạt nghị luận/ Nghị luận
Câu 2. HS có thể trả lời theo cách trích dẫn hoặc diễn đạt lại nội dung. Theo tác
giả/ sức
mạnh của lịng đam mê có ý nghĩa:


– Dẫn dắt bạn trong suốt cuộc đời, đo lường giá trị con người bạn và ý thức
của bạn về sự thành đạt, giúp bạn kiên định trước ánh mắt xét đoán của người
khác.
– Tạo ra sự khác biệt.
Câu 3.HS tham khảo một số ý sau:
– Bời vì đam mê và ước mơ vẫn hiện diện trong cuộc sống, nhắc nhở và dằn
vặt bạn về những điều bạn chưa thể làm được.
– Bởi vì bạn khơng thể đánh giá giá trị và chất lượng cuộc sống của bạn dựa
trên những kết quả tạm thời. Mà khi đánh giá lầm/ đến khi nhận ra, nỗi đau và
sự dằn vặt sẽ bám riết và ám ảnh lấy bạn.
– Bởi vì cuộc đời không theo đuổi đam mê và mơ ước sẽ khiến cuộc sống trở
nên vơ nghĩa. Cịn nỗi đau nào lớn hơn là tự mình thấy cuộc đời của mình vơ
nghĩa.
Câu 4. HS có thể trả lời theo quan điểm của mình/ tuy nhiên cần tìm thấy bài
học từ văn bản (không chép lại văn bản). Dưới đây là một số gợi ý:
– Đam mê là điều quan trọng trong cuộc sống con người/ nó giúp con người

sống thêm một cuộc đời nữa, đầy nghĩa lí.
– Những ngành nghề thời thượng hay những kết quả ngọt ngào chỉ là cái tạm
thời, do đó ta cần xác định được ước mơ và mục tiêu của mình.
– Nếu khơng theo đuổi đam mê mà chỉ chạy theo giá trị tức thời, ta sẽ phải trả
giá cho điều đó bằng nỗi đau.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
HS tham khảo gợi ý dưới đây:
[Đ] Quả thật: Cái tạo ra sự khác biệt cuối cùng chính là sức mạnh cùn lịng
đam mê.
[G] Đam mê là một quá trình trải nghiệm, khi bạn đã trải qua q trình thực
tiễn với cơng việc một thời gian, cảm thấy thực sự u thích cơng việc và theo
đuổi cơng việc sở thích đó tới cùng cho dù phải chấp nhận hy sinh nhiều thứ
trong cuộc sống. Lòng đam mê có khả năng và sức mạnh để dẫn dắt con người
vươn đến thành cơng. Con người chỉ có thể thành công khi đặt hết tâm huyết


vào nỗ lực vào điều mà mình làm, điều đó chi có thể thực hiện được khi con
người làm điều đó với lịng đam mê. Lịng đam mê giúp con người vượt qua
nghịch cảnh, khó khăn, thất bại trong cuộc sống, tiếp thêm ý chí và sức mạnh để
con người tiếp tục theo đuổi khát vọng trong cuộc đời. Không có lịng đam mê
con người khó có thể phát huy hết năng lực sở trường của mình để tạo nên sự
khác biệt và thành công.
[M] Tuy nhiên, cần xác định đam mê và nguồn lực của bản thân và đề ra
hướng phát triển đúng đắn để vươn tới thành công.
[B] Nếu chưa có đam mê, hãy tìm cho mình đam mê để sống vì nó, tin tơi đi,
bạn sẽ tìm thấy được sự khác biệt giữa mình và người khác, từ suy nghĩ, sự nỗ
lực, kiên trì cho đến khả năng thành công.
Câu 2 (5,0 điểm)
1. Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm và nhân vật Mị trong đêm tình

mùa xn
2. u cầu cơ bản: Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong đêm
tình mùa xuân
– Giới thiệu đôi nét về nhân vật Mị: Mị là một cô gái hầu như tập trung được
những vẻ đẹp tiêu biểu của người phụ nữ miền núi: Mị vừa đẹp người, vừa đẹp
nết, cần cù, đảm đang, hiếu thảo, giàu đức hi sinh vị tha, ham sống, yêu đời và
rất mực tài hoa. Bị bắt vô làm con dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra, làm vợ A Sử,
Mị thấm thìa nỗi đau của một cuộc đời bị cướp đoạt: bị dày đọa trong cuộc sống
lao động cực nhọc, bị giam hãm về mặt tinh thần, tê liệt cả ý thức phản kháng.
Mị đã từng phản kháng với cuộc sống ấy bằng những giọt nước mắt, bằng cách
tự tử, nhưng vì lịng hiếu thảo, Mị quay trở lại nhà thống lí Pá Tra và chấp nhận
cuộc sống ấy. Mị thờ ơ với sự chảy trôi của thời gian, sắc màu cuộc sống của Mị
trở nên mờ nhạt.
– Sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị cháy lên trong đêm tình mùa xuân:
+ Mùa xuân về trên rẻo cao, đặc biệt là đêm tình mùa xuân với tiếng sáo gọi
bạn tình của trai làng đóng vai trị như là yếu tố tác động, làm sống tiềm tàng
trong con người Mị trỗi dậy một cách mãnh liệt.


+ Tiếng sáo, khung cảnh mùa xuân và cả hơi men chếnh choáng đã gợi dậy
quá khứ tươi đẹp, ngày Mị còn trẻ, còn tự do, còn yêu đời. Mị đã thoát khỏi tâm
trạng dửng dưng bấy lâu để trở thành con người thức tỉnh, vươn tới những ý
nghĩ và khát vọng đẹp đẽ.
+ Mị thấy trong lòng đột nhiên vui sướng... Mị trẻ lắm... Mị muốn đi chơi. Ý
thức về hoàn cảnh bản thân trỗi dậy, Mị phẫn uất mãnh liệt và thấm thìa nỗi tủi
nhục của mình. Lúc này, Mị lại muốn ăn lá ngón mà chết đi. Trong khi đó, tiếng
sáo, biểu tượng của khát vọng tự do và tình yêu tuổi trẻ đang rập rờn trong đầu
Mị.
+ Mị thắp lên ngọn đèn trong căn phòng tối tăm của mình như khêu ngọn lửa
của lịng ham sống, của sự khát khao. Hành động này thúc đẩy hành động khác,

khơng thể kìm nén được nữa: Mị quấn lại tóc, với tay lấy chiếc váy hoa chuẩn
bị đi chơi ngày Tết.
+ Nhưng giữa lúc lòng ham sống trong Mị trỗi dậy, dâng lên mãnh liệt như
sóng trào thì cũng là lúc Mị bị vùi dập một cách khắc nghiệt, lạnh lùng. A Sử,
chồng Mị thản nhiên trói đứng Mị vào cột nhà. Như khơng đang biết mình đang
sợ bị trói... Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, quên mọi
đau đớn về thể xác, Mị đã vùng dậy bước đi. Điều đó chúng tỏ sức sống tiềm ẩn
trong con người Mị mãnh liệt biết nhường nào.
3. Yêu cầu nâng cao: Chi tiết tiếng sáo trong đêm tình mùa xn có điểm tương
đồng với hình ảnh chuyến tàu đêm:
– Cũng như Mị, những người dân phố huyện sống trong một cuộc đời ngập
đầy bóng tối, ánh sáng chỉ bé nhỏ, len lỏi, ít ỏi. Do đó, chuyến tàu đêm như một
tác nhân làm cuộc đời của họ sáng lên, dẫu chỉ trong tích tắc.
– Tiếng sáo nhắc nhở Mị về một quãng đời đầy lòng ham sống, đánh thức
trong Mị những khao khát, chuyến tàu đêm chở theo ánh sáng từ một vùng trời
khác để khơi dậy trong những con người phố huyện sức sống, niềm tin tưởng và
hi vọng về một ngày mai tươi sáng hơn.
Hai chi tiết thể hiện cái nhìn nhân đạo, đầy cảm thông của hai nhà văn đối với
những kiếp người bé nhỏ trong cuộc sống.
4. Đánh giá chung


– Bằng sự am hiểu tâm lý người miền núi, khả năng dẫn dắt kể chuyện tinh
tế, Tơ Hồi đã làm bật lên sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong đêm tình
mùa xuân thật hấp dẫn, tự nhiên và đầy xúc động.
– Sức sống tiềm tàng trong nhân vật Mị qua đêm tình mùa xuân cũng là biểu
hiện của ngịi bút nhân đạo Tơ Hồi: cảm thơng với những thân phận bất hạnh,
nhìn thấy và trân trọng khát vọng sống của họ.
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Có một sự thật: 99,5% thời gian của con người tồn tại trên Trái đất là ở
trong rừng. 30 triệu năm tiến hóa từ một giống linh trưởng nhỏ cho đến loài
người trưởng thành, tất cả chỉ xảy ra khoảng vài nghìn năm trước mà thôi.
Tổ tiên chúng ta từng biết mọi thứ về thiên nhiên. Ta hiểu rõ bí mật của nó,
ta biết loài cây nào tốt để làm thuốc, loài nào ăn được và khơng ăn được.
Chúng ta tường tận mọi ngóc ngách, biết nơi nào có thể dừng để trú mưa và nơi
đâu để đến mỗi khi bão lũ.
Nhưng giờ đây, con người quay lưng lại với thiên nhiên và bước đi một con
đường khác. Chúng ta ghì chặt lấy những khối bê tông và nhựa cứng. Ta tôn
thờ thần tượng và các thương hiệu đắt tiền. Con người đã biến ngơi nhà của
chính tổ tiên thành một nhà máy khổng lồ để phục vụ cho sự tham lam của
mình.
Như đã nói, tơi u rừng và tơi mong có thêm người Việt Nam cảm nhận
được như thế. Ta cần những nơi như vậy để nhắc nhở rằng chúng ta đến từ đâu.
Ta cần rừng để giúp ta giũ bỏ nhiều loại bệnh xã hội như nghiện ngập, phương
tiện di động, các thực tế sai lầm hay chủ nghĩa tôn thờ vật chất. Và đặc biệt là
cơn khát tiền.
Rừng không phải là nơi để chúng ta đùa giỡn. Rừng khơng chào đón những
con người thiếu ý thức cùng với iPhone của họ. Những người đó thèm muốn
một nơi tuyệt đẹp để tham quan và chụp hình, nhưng khi rời đi lại để rác cho
khu rừng tự dọn. Rừng cũng không nên là một công cụ để thu lợi nhuận hay


phục vụ mục đích cá nhân của bất kỳ ai. Bất cứ khi nào tiền và sự ích kỷ vào
cuộc, mọi thứ đúng sẽ bị đảo lộn.
Rừng là để yêu thương, học hỏi và tơn trọng.
(Trích Thiên đường hạ giới, Jesse Peterson, dẫn theo báo điện tử
VNExpress.net)
Câu 1. Đoạn trích trên sử dụng phương thức biếu đạt chủ yếu nào?
Câu 2. Đoạn trích trên cung cấp cho anh/ chị những tri thức nào về rừng?

Câu 3. Vì sao tác giả cho rằng: Rừng là để yêu thương, học hỏi và tơn trọng?
Câu 4. Thơng điệp nào trong đoạn trích trên có ý nghĩa nhất với anh/ chị?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) với chủ đề: Bài học từ rừng.
Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/ chị về sức phản kháng mạnh mẽ của nhân Mị trong đêm
đông giải cứu A Phủ qua đoạn trích dưới đây:
Lúc ấy đã khuya. Trong nhà ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập
bùng sáng lên, Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một
dòng nước mắt lấp lánh bị xuống hai hõm má đã xám đen lại. Nhìn thấy tình
cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm năm trước, A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói
đứng thế kia nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, khơng biết
lau đi được. Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng
thơi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng
nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói,
chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt về trình ma nhà nó rồi thì chỉ
cịn biết đợi ngày rũ xương ở đây thơi... Người kia việc gì mà phải chết thế. A
Phủ... Mị phảng phất nghĩ như vậy.
Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi, cũng không đứng lên. Mị nhớ lại
đời mình, Mị lại tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã
trốn được rồi, lúc ấy bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói cho nó, Mị liền
phải trói thay vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, trong tình cảnh
này, làm sao Mị cũng khơng thấy sợ...


Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt,
nhưng Mị tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại... Mị rút con dao nhỏ
cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cứ thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh.
Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng, Mị

chỉ thì thào được một tiếng "Đi ngay...", rồi Mị nghẹn lại. A Phủ bỗng khuỵu
xuống không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại
quật sức vùng lên chạy.
Mị đứng lặng trong bóng tối.
Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A
Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc, Mị thở trong hơi gió thốc lạnh
buốt:
- A Phủ cho tơi đi.
A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói:
- Ở đây thì chết mất.
A Phủ chợt hiểu.
Người đàn bà chê chồng đó vừa cứu sống mình.
A Phủ nói: “Đi với tôi”. Và hai người lẵng lặng đỡ nhau lao chạy xuống
dốc núi.
(Trích Vợ chồng A Phủ, Tơ Hồi, Ngữ văn 12 - Nâng cao,
Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, tr.14 -15)
Từ đó liên hệ với sức phản kháng của nhân vật Chí Phèo qua đoạn trích
dưới đây (Truyện ngắn Chí Phèo, Ngữ văn 11, Tập một, NXH Giáo dục, 2017)
để nhận xét về giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo mà hai nhà văn gửi gắm
thơng qua hai nhân vật này.
Đoạn trích:
Trời nắng lắm, nên đường vắng. Hắn cứ đi, cứ chửi, cứ dọa giết “nó”, và
cứ đi. Bây giờ đến ngõ nhà cụ bá. Hắn xông xông đi vào […]
Hắn trợn mắt, chỉ vào mặt cụ:
- Tao không đến đây xin năm hào.
Thấy hắn toan làm dữ, cụ đành dịu giọng:
- Thôi, cầm lấy vậy, tơi khơng cịn hơn.


Hắn vênh cái mặt lên, rất là kiêu ngạo:

- Tao đã bảo tao khơng địi tiền.
- Giỏi! Hơm nay mới thấy anh khơng địi tiền. Thế thì anh cần gì?
Hắn dõng dạc:
- Tao muốn làm người lương thiện!
Bá Kiến cười ha hả:
- Ồ tưởng gì! Tơi chỉ cần anh lương thiện cho thiên hạ nhờ.
Hắn lắc đầu:
- Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những
vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa. Biết
khơng! Chỉ có một cách… biết khơng!... Chỉ cịn một cách là… cái này! Biết
khơng!...
Hắn rút dao ra, xơng vào. Bá Kiến ngồi nhỏm dậy, Chí Phèo đã văng dao
tới rồi. Bá Kiến chỉ kịp kêu một tiếng.
(Trích Chí Phèo, Nam Cao, Ngữ văn 11 – Nâng cao,
Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr.186 – 187
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1.
- Phép lặp: xe đạp, tôi,...
- Hoặc phép thế: Tất cả mọi người thay thế cho người dân đều chọn xe buýt,
metro hoặc xe
đạp.
- Hoặc phép nối: Rồi cả những, nhưng,...
Câu 2. Theo tác giả, việc di chuyển bằng xe đạp có lợi ích:
- Tất cả mọi người có cùng một địa vị.
- Đi làm bằng xe đạp chính là cách tận dụng thời gian hiệu quả, vừa đến được
chỗ làm, vừa giảm được calo.
- Vận động nhiều ở chân giúp sản sinh một lượng lớn hormone testosterone,
nên sẽ rất có lợi cho nam giới.
- Bảo vệ môi trường, giữ cho môi trường luôn trong lành, sạch đẹp.



Câu 3. HS tham khảo câu trả lời dưới đây:
- Giọng điệu trong câu Những kẻ đạp xe mon men ngồi lề như tơi tất nhiên là
khơng đủ tiêu chuẩn tham gia cuộc chiến đó là giọng điệu mỉa mai, châm biếm.
- Tác dụng: Châm biếm, phê phán, mỉa mai những người tham gia giao thông
thiếu ý thức.
Câu 4.
- Hưởng ứng: Tôi hưởng ứng việc dùng xe đạp làm phương tiện di chuyển
chính. Vì nó khơng chỉ tốt cho sức khỏe, thân thiện với mơi trường mà cịn góp
phần làm cho xã hội trở nên văn minh và có ý thức hơn.
- Không hưởng ứng: Vậy sinh ra các phương tiện hiện đại hơn xe đạp làm gì?
Chúng ta khơng sử dụng các phương tiện hiện đại khác đi lại nghĩa là phủ nhận
sự phát triển, tiến bộ của loài người. Vả lại, lựa chọn phương tiện di chuyển
chính nào nó cịn tùy thuộc vào điều kiện của bạn: Nhà xa, đường kẹt xe,...
- Vừa hưởng ứng vừa không hưởng ứng: (Tham khảo hai ý kiến trên).
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
[Đ] Mỗi người cần có chính kiến của bản thân trước sự tác động của thế
giới bên ngồi là một câu nói giáo dục mỗi người về lòng kiên định trước sự tác
động của thế giới bên ngồi như dư luận chẳng hạn.
[G] Tơi cho rằng việc có chính kiến là tốt và kiên định bảo vệ chính kiến
của bản thân mình đến cùng trước dư luận xã hội cịn tốt hơn. Vì nó khơng chỉ
thể hiện bạn là người có lập trường, có chính kiến mà nó cịn thể hiện bạn là con
người có bản lĩnh trước sóng gió của cuộc đời. Tơi lấy ví dụ là trường hợp của
tác giả Jesse Peterson trong đoạn trích phần Đọc hiểu, anh đã thấy được vai trò
của việc đi xe đạp sẽ mang lại lợi ích gì cho sức khỏe của con người cũng như
cộng đồng, kể trong việc thể hiện sự bình đẵng về địa vị của con người trong xã
hội. Anh đã kiên định đến cùng với sự lựa chọn đi xe đạp và chấp hành pháp
luật một cách tự giác. Đó là điều khơng hề dễ làm nếu bạn tham gia giao thông
ở Việt Nam. Như vậy Jesse Peterson đã không chỉ giúp bản thân mà còn giúp

thúc đẩy sự tiến bộ của cộng đồng bởi những suy nghĩ, hành vi tích cực, đúng


đắn hơn thông qua việc bày tỏ và bảo vệ chính kiến của mình trước sự tác động
của thế giới bên ngồi. Đó là một việc chẳng hề dễ dàng.
[M] Khơng phải ai cũng có thể kiên định, quyết liệt trong việc bảo vệ chính
kiến của mình đến cùng. Những người như thế người ta gọi là thuộc kiểu người
gió chiều nào theo chiều đó, ba phải... Có chính kiến là tốt, tuy nhiên chính kiến
cần xuất phát từ sự hiểu biết. Vì tranh giới giữa một người có chính kiến và một
người bảo thủ rất gần nhau.
[B] Chúc bạn tinh anh, trí tuệ trong suy nghĩ để ln hướng đến và có những
quan điểm đúng đắn và tiến bộ.
Câu 2 (5,0 điểm)
1. Giới thiệu đơi nét về Tơ Hồi, Vợ chồng A Phủ và nhân vật Mị :
2. Yêu cầu cơ bản: Cảm nhận của anh/ chị về sức phản kháng mạnh mẽ của
nhân Mị
trong đêm đông giải cứu A Phủ:'
- Chính cuộc đời nơ lệ đã biến Mị thành một cô gái lạnh nhạt, dửng dưng vô
cảm với mọi thứ xung quanh. Nhưng giọt nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm
má đen xám lại của A Phủ đã khơi dậy lòng đồng cảm nơi Mị, Mị thương mình
rồi thương cho người: đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế
kia và Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, khơng lau hết đi
được, rồi căm thù tội ác bọn thống lý gây ra: Chúng nó thật độc ác vì có q
nhiều người bị trói đứng đến chết như thế. Mị lo lắng cho A Phủ: Cơ chừng này
chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Cũng lúc
này ý nghĩ về thân phận mình, một tù nhân của hủ tục lạc hậu miền núi, bị bắt đi
trình ma nhà nó rồi tì chỉ cịn biết đợi ngày rũ xương ở đây thơi. Thống Mị
nghĩ đến A Phủ, A Phủ khơng bị trình ma thì việc gì mà phải chết thế. Mị nghĩ
đến cảnh tượng bị trói thay vào chỗ Phủ cho đến chết nếu cứu A Phủ. Nhưng
trong tình cảnh này làm sao Mị cũng khơng thấy sợ. Sau đó Mị quyết định cởi

trói cho A Phủ và cùng A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài. Sức phản kháng mạnh mẽ
của Mị xuất phát từ tình thương, từ thương mình đến thương người mà Mị vượt
qua được nỗi sợ bị chết thay mà giải thoát cho A Phủ. Hành động cắt dây cởi
trói cho A Phủ là hệ quả tất yếu của quá trình bị áp bức, đè nén, cần được giải


tỏa của con người. Đồng thời, hành động này khẳng định ý nghĩa của cuộc sống
và khát vọng tự do đến cháy của nhân dân lao động miền núi.
- Khác với vẻ ngồi gan góc, mạnh mẽ, bộc trực của A Phủ, nhân vật Mị tuy vẻ
ngoài trầm lắng nhưng đời sống nội tâm lại sôi nổi, phức tạp. Nhưng cũng vì thế
mà Tơ Hồi đã tái hiện lại những nỗi đau, sự đè nén của nhân dân lao động
miền núi và khát vọng sống mạnh mẽ của họ thông qua nhân vật này. Đó là một
phương diện rất thành cơng của truyện.
3. u cầu nâng cao: Từ đó liên hệ với sức phản kháng của nhân vật Chí Phèo
qua đoạn trích dưới đây (Truyện ngắn Chí Phèo, Ngữ văn 11, Tập một, NXB
Giáo dục, 2017) để nhận xét về giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo mà hai nhà
văn gửi gắm thông qua hai nhân vật này.
- Liên hệ với đoạn Chí Phèo trả thù Bá Kiến và tự sát: Đoạn trích tái hiện lại
cảnh Chí Phèo đến nhà Bá Kiến trả thù, giết Bá Kiến rồi tự kết liễu cuộc đời
mình; cho thấy sức phản kháng vơ cùng quyết liệt và mạnh mẽ của Chí Phèo.
Giá trị hiện thực của truyện ngắn này phản ánh thực tế cuộc sống của người
nông dân trước dưới chế độ phong kiến thực dân trước Cách mạng, mà chủ yếu
là tầng lớp nông dân bần cùng dẫn đến lưu manh hóa. Họ khơng cịn con đường
nào khác tự giải thốt cho mình ngồi tìm đến cái chết. Đồng thời, đoạn trích
này cũng chứa đựng giá trị nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao: cảm thông
với những con người dưới đáy xã hội với bao tủi nhục, đắng cay họ phải chịu
đựng, trân trọng khát vọng được sống lương thiện, và tố cáo mạnh mẽ xã hội
phong kiến thực dân đương thời.
- Nhận xét giá trị hiện thực và nhân đạo của hai nhà văn qua hai đoạn trích trên:
Tuy đối tượng khai thác hiện thực khách quan có khác nhau (một là người nơng

dân bần cùng hóa dẫn đến lưu manh hóa trong xã hội trước Cách mạng, một là
người nông dân sống trong xã hội phong kiến thực dân ở miền núi sau Cách
mạng), nghệ thuật dựng truyện và xây dựng nhân vật có khác nhau,... Nhưng giá
trị hiện thực của hai truyện Vợ chồng A Phủ và Chí Phèo thơng qua hai đoạn
trích trên có nhiều điểm tương đồng và phản ánh chân thực cuộc sống của người
nông dân sống dưới chế độ phong kiến thực dân hà khắc. Đồng thời, hai đoạn
trích đã thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao và Tơ Hồi: cảm


thông với số phận đau khổ, trân trọng khát vọng sống tự do, hạnh phúc và tố cáo
mạnh mẽ xã hội đương thời.
4. Đánh giá chung
Cả hai đoạn trích trên đều là những đoạn trích chứa đựng giá trị hiện thực chân
thực, khách quan và nhân đạo sâu sắc của nhà văn Tơ Hồi và Nam Cao. Đó là
giá trị để tác phẩm còn sống mãi cùng với thời gian và thế hệ bạn đọc.

I.ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Anh viết thâu đêm, đánh vật với từng trang
Rồi thao thức không sao ngủ được
Kim đồng hồ tích tắc, tích tắc
Hai tiếng động nhỏ bé kia
Hơn mọi ầm ào gầm thét
Là tiếng động khủng khiếp nhất đối với con người
Đó là thời gian
Nó báo hiệu mỗi giây phút qua đi không trở lại
Nhắc nhở cái gì đang đợi ta ở cuối
Nhưng anh, anh chẳng sợ nó đâu
Thời gian - đó là chiều dài những ngày ta sống bên nhau
Thời gian - đó là chiều dày những trang ta viết

Bây giờ anh mới hiểu hết câu nói trong kịch Shakespeare:
Tồn tại hay khơng tồn tại
Khơng có nghĩa là sống hay khơng sống
Mà là hành động hay không hành động
nhận thức hay không nhận thức, tác động vào cuộc đời hay quay lưng
lại nó?
Anh khơng băn khoăn mình có tài hay kém tài, thành cơng hay thất
bại
Chỉ day dứt một điều: làm sao với những sự vật bình thường


Những ngày tháng bình thường
Như chiếc hộp con, như tờ lịch trên tường
Ta biến thành con tàu, thành tấm vé
Những ban mai lên đường.
(Lưu Quang Vũ, Cho Quỳnh những ngày xa, dẫn theo thivien.net)
Câu 1. Cho biết phương 02 phưong thức biểu đạt nổi bật sử dụng trong bài thơ
trên.
Câu 2. Theo tác giả, vì sao tiếng kim đồng hồ lại là tiếng động khủng khiếp
nhất đối với con người?
Câu 3. Hình ảnh tấm vé và con tàu trong câu thơ: Ta biến thành con tàu, thành
tấm vé tượng trưng cho điều gì?
Câu 4. Theo anh/ chị, giá trị thực sự của thời gian là gì?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về
thông điệp trong đoạn trích thơ trích từ phần Đọc hiểu:
Tồn tại hay khơng tồn tại
Khơng có nghĩa là sống hay khơng sống
Mà là hành động hay không hành động

nhận thức hay không nhận thức, tác động vào cuộc đời hay quay lưng
lại nó?
Câu 2 (5,0 điểm)
Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật Mị trong đoạn trích sau:
Những đêm mùa đơng trên núi cao dài và buồn. Nếu khơng có bếp lửa sưởi
kia thì Mị cũng đến chết héo. Mỗi đêm, Mị đã dậy ra thổi lửa hơ tay, hơ lưng,
không biết bao nhiêu lần.
Thường khi đến gà gáy, Mị ngồi dậy ra bếp sưởi một lúc thật lâu, các chị
em trong nhà mới bắt đầu ra dóm lị bung ngơ, nấu cháo lợn. Chỉ chợp mắt
được từng lúc, Mị lại thức sưởi lửa suốt đêm.Mỗi đêm, nghe tiếng phù phù thổi
bếp, A Phủ lại mở mắt. Ngọn lửa sưởi bùng lên, cùng lúc ấy Mị cũng nhìn sang,
thấy mắt A Phủ trừng trừng, mới biết A Phủ còn sống. Mấy đêm nay như thế.


Nhưng Mị vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay. Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy,
cũng thế thôi. Mị vẫn trở dậy, vẫn sưởi, chỉ biết, chỉ còn ở với ngọn lửa. Có đêm
A Sử chợt về thấy Mị ngồi đấy, A Sử đánh Mị ngã ngay xuống cửa bếp. Nhưng
đêm sau Mị vẫn ra sưởi như đêm trước.
Lúc ấy đã khuya. Trong nhà ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập
bùng sáng lên, Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một
dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại. Nhìn thấy tình
cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm năm trước, A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói
đứng thế kia nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, khơng biết
lau đi được. Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng
thơi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng
nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói,
chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt về trình ma nhà nó rồi thì chỉ
cịn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết thế. A
Phủ... Mị phảng phất nghĩ như vậy.
Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi, cũng khơng đứng lên. Mị nhớ lại

đời mình, Mị lại tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã
trốn được rồi, lúc ấy bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói cho nó, Mị liền
phải trói thay vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, trong tình cảnh
này, làm sao Mị cũng không thấy sợ...
Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt,
nhưng Mị tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại... Mị rút con dao nhỏ
cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cứ thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh.
Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng, Mị
chỉ thì thào được một tiếng "Đi ngay...", rồi Mị nghẹn lại. A Phủ bỗng khuỵu
xuống không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại
quật sức vùng lên chạy.
Mị đứng lặng trong bóng tối.
Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A
Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc, Mị thở trong hơi gió thốc lạnh
buốt:


- A Phủ cho tơi đi.
A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói:
- Ở đây thì chết mất.
A Phủ chợt hiểu.
Người đàn bà chê chồng đó vừa cứu sống mình.
A Phủ nói: “Đi với tơi”. Và hai người lẵng lặng đỡ nhau lao chạy xuống
dốc núi.
(Trích Vợ chồng A Phủ, Tơ Hồi, Ngữ văn 12 - Nâng cao,
Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, tr.14 -15)
Kết thúc đoạn trích trên có điểm nào khác biệt so với hình ảnh: Liên không
nghĩ được lâu, mắt chị nặng dần, rồi sau Liên ngập vào giấc ngủ yên tĩnh, cũng
yên tĩnh như đêm ở trong phố, tịch mịch và đầy bóng tối trong truyện ngắn Hai
đứa trẻ của Thạch Lam (Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)?

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1. Phương thức biểu đạt biểu cảm và tự sự/ Biểu cảm và tự sự.
Câu 2. Theo tác giả, tiếng kim đồng hồ lại là tiếng động khủng khiếp nhất đối
với con người vì: Nó báo hiệu mỗi giây phút qua đi khơng trở lại/ Nhắc nhở cái
gì đang đợi ta ở cuối.
Câu 3. Ý nghĩa của hình ảnh tấm vé và con tàu trong câu thơ: Ta biến thành con
tàu, thành tấm vé:
Hình ảnh tấm vé và con tàu tượng trưng cho những khao khát, những ước
mơ được trải nghiệm, được khám phá của con người, giúp hình ảnh thơ trở nên
gợi hình, gợi cảm.
Câu 4.
- Giá trị thực sự của thời gian đó là khi chúng ta sống cuộc sống có ý nghĩa.
- Giá trị thực sự của thời gian nằm ờ chất lượng, ý nghĩa của cuộc đời ta sống.
- Giá trị thực sự của thời gian khơng nằm ở độ dài của nó mà ở những điều ta đã
làm được.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)


[Đ] Qua đoạn trích thơ: Tồn tại hay khơng tồn tại/ Khơng có nghĩa là sống
hay khơng sống/ Mà là hành động hay không hành động/ nhận thức hay không
nhận thức, tác động vào cuộc đời hay quay lưng lại nó? tơi nhận được một
thơng điệp sống có giá trị. Đó là sống là hành động và nhận thức được cuộc đời
chỉ khi ta tác động vào nó.
[G] Tơi nghĩ rằng, ý nghĩa của sự tồn tại của con người chính là phải làm
những điều có ý nghĩa với chính mình, với gia đình, với cộng đồng. Đó là khi ta
sống là hành động. Sự tồn tại như vậy phải thông qua hành động: con người
phải làm việc, hành động để tạo ra của cải vật chất, hoặc những giá trị tinh thần
để giúp ích cho bản thân và xã hội. Có như thế cuộc đời con người mới trở nên
có ý nghĩa, mới thực sự là sống. Tơi sẽ nhặt rác để bảo vệ mơi trường thay vì

đứng nhìn hay viết một bài văn hay về bảo vệ môi trường. Tơi sẽ khơng nói
chuyện lớn tiếng để hạn chế gây ô nhiễm âm thanh ở nơi công cộng. Tôi sẽ
khơng vượt đèn đỏ dù cịn một giây đèn đỏ. Tơi sẽ... Hành động chỉ đơn giản
như thế nhưng nó lại tạo ra giá trị và sự hiệu quả để chúng ta thực sự sống.
[M+B] Theo quan niệm này thì sự sống của con người không được đo lường
bằng năm tháng sống trên đất mà bằng những đóng góp, những cống hiến của
con người cho cuộc đời. Cuộc đời của con người sẽ trở nên vô vị, tẻ nhạt, vô
nghĩa, sẽ chỉ là sự tồn tại vơ ích nếu con người không chịu nhận thức ý nghĩa
của hành động trong cuộc đời.
Câu 2 (5,0 điểm)
1. Giới thiệu đôi nét về Tơ Hồi, Vợ chồng A Phủ và vị trí đoạn trích
- Dửng dưng, vơ cảm: Trong những đêm mùa đơng tê buốt ấy, Mị trở lại trạng
thái tê dại trong tâm hồn. Mị sống âm thầm như một cái bóng khơng thiết gì
ngồi ngọn lửa, có hơm A Sử đi chơi về, ngứa mắt đánh, Mị ngã ngay xuống
cửa bếp thì hơm sau lặng lẽ, Mị lại ra thổi lửa, hơ tay  hình ảnh héo hắt của
người đàn bà của những đêm đông trên núi cao. Mị thấy A Phủ bị trói đứng từ
mấy đêm trước, đơi mắt A Phủ mở trừng trừng chẳng gợi cho Mị điều gì, Mị
vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay, A Phủ với Mị cũng xa lạ như mọi thứ trên đời.
Để cực tả sự lạnh lẽo, tê dại trong tâm hồn Mị, nhà văn còn đưa ra giả thiết: Nếu


A Phù là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi. Mị vẫn vô cảm, vẫn sưởi, chỉ biết
ngọn lửa.
- Thương mình, thương người cùng cảnh ngộ: Đêm ấy, A Phủ khóc: một dịng
nước mắt lấp lánh bị xuống hai hõm má đã xám đen lại. Giọt nước mắt tuyệt
vọng và cay đắng của A Phủ đã đánh thức tâm hồn Mị thốt khỏi tình trạng vơ
cảm hằng ngày. Từ giọt nước mắt của người, Mị nhớ đến giọt nước mắt của
mình: Mị chợt nhớ lại đêm năm trước, A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế
kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, khơng biết lau đi
được. Mị nhận ra mình trong bóng dáng A Phủ bị trói kia, tâm hồn Mị sống trở

lại trong sự tự thương mình.
- Sự thức tỉnh của nhận thức: Từ sự thương xót, Mị nghĩ đến tình cảnh tuyệt
vọng của A Phủ  nhận ra cái chết của A Phủ sẽ đau đớn và vơ lí làm sao: Chỉ
đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. [...] Người kia
việc gì mà phải chết thế. Mị nhớ lại người đàn bà đã bị trói đến chết trong căn
nhà này, lịng căm thù chơn giấu lâu nay bùng cháy, chúng nó thật độc ác.
- Hành động cứu người: lòng thương một khi đã xuất hiện sẽ lớn lên mạnh mẽ,
lấn át cả nỗi thương thân, làm Mị chiến thắng nỗi sợ hãi: cắt dây trói cứu A Phủ.
Mị cứu A Phủ trong ý thức chấp nhận sự hi sinh về mình, sẵn sàng thế mạng cho
anh. Đó là giây phút tuyệt đẹp trong cuộc đời Mị. Cắt dây trói cứu A Phủ chứng
tỏ Mị với sức sống nội tâm mạnh mẽ và hành động phản kháng quyết liệt đã
sống lại.
- Hành động tự cứu mình: giây phút A Phủ vùng lên chạy là lúc Mị hốt hoảng.
Vì lịng thương người đã được giải quyết rồi thì sự thương mình quay trở lại. Mị
sợ ở đây chết mất, cái sợ của người có lại niềm ham sống. Mị vụt chạy ra, băng
đi, dẫu trời tối lắm để làm người tự do, đuổi kịp A Phủ. Hai người lẳng lặng dìu
nhau chạy xuống chân dốc, một kết thúc tất yếu. Số phận đã gắn họ lại với
nhau, con đường họ đi không thể khác.
- Ý nghĩa: Cắt dây trói hữu hình quanh A Phủ, Mị cũng đồng thời cắt đứt những
dây trói vơ hình đang trói buộc mình trong kiếp sống nơ lệ, cứu thốt A Phủ


cũng chính là Mị tự quyết định giải thốt, khát vọng sống của tuổi trẻ đã giải
thoát Mị khỏi cảnh chết ngay khi còn đang sống.
3. Yêu cầu nâng cao: Liên hệ với kết thúc trong tác phẩm Hai đứa trẻ (Thạch
Lam):
- Mặc dù là nhà văn lãng mạn nhưng tác phẩm của Thạch Lam vẫn mang đậm
dấu ấn hiện thực. Sau phút bùng lên của đoàn tàu – một nguồn sáng lớn, mạnh
mẽ đi qua phố huyện tăm tối thì bóng tối đã trở lại, dày đặc, bao phủ đêm ở
trong phố, tịch mịch và đầy bóng tối. Đó là kết thúc tất yếu của những con

người chưa tìm thấy được ánh sáng bền vững và tin tưởng cho cuộc đời mình.
- Ra đời trong một giai đoạn khác, khi: Nếp rêu con cùng chói lịa ánh sáng/
Khi mặt trời chân lý rọi hang sâu (Chế Lan Viên), đoạn trích Vợ chồng A Phủ
kết thúc bằng chi tiết A Phủ cùng Mị chạy trốn, tìm đến cuộc đời tự do, và như
một lẽ tất yếu, họ tìm đến với cách mạng. Cuộc đời của họ từ đó đổi thay, khơng
chìm ngập trong tăm tối và bi kịch.
- Hai kết thúc này có sự khác nhau là điều tất yếu bởi chúng ra đời trong những
giai đoạn khác nhau, có ý nghĩa khác nhau trong việc phản ánh hiện thực xã hội,
thể hiện sự chuyển biến về tư tưởng của các nhà văn theo từng giai đoạn của xã
hội, trước Cách mạng và sau Cách mạng.
4. Đánh giá chung
- Đoạn truyện hấp dẫn người đọc bởi lối miêu tả tâm lí nhân vật. Hành động của
Mị tuy bộc phát ngẫu nhiên những khơng nằm ngồi quy luật tất yếu.
- Đoạn truyện còn thể hiện tư tưởng nhân đạo: Cảnh ngộ bất hạnh cùng vẻ đẹp
tâm hồn Mị bằng tấm lòng thương cảm sâu sắc, khơi gợi niềm cảm thông ở bạn
đọc qua đó khẳng định sức sống tiềm tàng của Mị, dù bị giẫm đạp đè nén đến
đâu cũng không chịu mất đi. Chính sức sống và niềm đồng cảm đã khiến Mị
giải thoát cho người và giải thoát cho chính mình. Nhân danh quyền sống con
người, Tơ Hồi đã lên án chế độ phong kiến tàn bạo ở miền núi.

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:


Thế nào là một người sống thứ sinh? Đấy là người sống với mục đích gây
ấn tượng với người khác, lấy sự đánh giá của người khác làm thước đo bản
thân.
Mục đích cuộc đời anh ta là gì? Là sự vĩ đại trong mắt người khác. Là danh
vọng, sự ngưỡng mộ, sự ghen tị của người khác, của công chúng. Công chúng
quyết định giá trị của anh ta và anh ta hài lịng với những gì người ta nghĩ là

anh ta có. Cơng chúng là động lực sống của anh ta, là mối quan tâm lớn nhất
của anh ta. Anh ta không muốn giỏi, mà muốn được nghĩ là giỏi. Anh ta không
muốn lao động, mà muốn tỏ vẻ lao động và được người ta nghĩ là lao động giỏi.
Anh ta vay mượn giá trị và ảnh hưởng của người khác để gây ấn tượng với
những người khác nữa. Chính anh ta mới thực sự là kẻ không vị kỷ bởi vì anh ta
hồn tồn khơng quan tâm tới mình muốn gì hay nghĩ gì, mà chỉ quan tâm đến
người khác nghĩ gì về anh ta và hành động theo ảo tưởng đó.
Những kẻ sống thứ sinh khơng hề quan tâm tới sự thật, tới dữ kiện, tới ý
tưởng, tới sự sáng tạo hay lao động. Họ không hỏi “Điều đó có đúng khơng
nhỉ?” Họ hỏi “Khơng biết mọi người có nghĩ điều này là đúng khơng nhỉ?” Họ
khơng bao giờ tự đánh giá, phán xét mà chỉ lặp lại những gì người khác đánh
giá, phán xét. Họ khơng lao động mà chỉ muốn làm ra vẻ lao động. Họ không
sáng tạo, mà chỉ muốn khoe khoang và gọi tên những thứ trang sức phù phiếm
có thể đánh bóng cho tên tuổi họ. Họ không quan tâm tới năng lực, mà chỉ quan
tâm tới quan hệ. Họ không nghĩ giá trị, mà chỉ quan tâm tới ảnh hưởng. Thế
giới sẽ ra sao nếu chỉ có tồn những kẻ sống thứ sinh, những kẻ không lao
động, không tư duy, không sản xuất, không sáng tạo?
(Tiểu thuyết Suối nguồn, Ayn Rand, NXB Trẻ, 2014)
Câu 1. Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
Câu 2. Chỉ ra 02 phép liên kết trong đoạn văn bản.
Câu 3. Anh/ Chị hiểu như thế nào về những kẻ sống thứ sinh qua nhận xét của
tác giả: Họ khơng hỏi "Điều đó có đúng khơng nhỉ?" Họ hỏi "Khơng biết mọi
người có nghĩ điều này là đúng khơng nhỉ?"?
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan niệm của tác giả: Những kẻ sống thứ sinh
mới thực sự là kẻ khơng vị kỷ? Vì sao?


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×