Tải bản đầy đủ (.doc) (175 trang)

44 đề tập HUẤN ôn THI THPT QG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 175 trang )

BỘ ĐỀ THAM KHẢO
ÔN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2019
MÔN NGỮ VĂN
(Lưu hành nội bộ)

Năm học 2019 - 2020

44 DE TAP HUAN 12

Page 1


ĐỀ SỐ 1
ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Lồi người khơng được cho sẵn bất cứ cái gì trên mặt đất này. Tất cả những gì anh ta cần – anh ta phải làm ra
chúng. Và ở đây loài người đối mặt với sự lựa chọn cơ bản nhất của mình: anh ta chỉ có thể tồn tại được theo một
trong hai cách – bằng cách làm việc độc lập với bộ óc của riêng anh ta, hay là trở thành một kẻ ăn bám nhờ bộ óc của
những người khác. Người sáng tạo chọn cách thứ nhất. Kẻ ăn bám thì chọn cách thứ hai. Người sáng tạo một mình
đối mặt với tự nhiên. Kẻ ăn bám đối mặt với tự nhiên thông qua những trung gian.
Mối quan tâm của người sáng tạo là chinh phục tự nhiên. Còn mối quan tâm của kẻ ăn bám là chinh phục con
người.
Người sáng tạo sống với lao động của mình. Anh ta khơng cần ai khác. Mục đích cơ bản của anh ta là chính
bản thân anh ta. Kẻ ăn bám sống cuộc đời thứ cấp. Anh ta cần những người khác. Những người khác trở thành động
lực chính của anh ta.
(Trích tiểu thuyết Suối nguồn, Ayn Rand, NXB Trẻ, TP HCM, 2017, tr.1174)
Câu 1. Cách lồi người có thể tồn tại được tác giả nêu ra trong đoạn trích? (0,5 điểm)
Câu 2. Anh( chị ) hiểu câu: “ Mối quan tâm của người sáng tạo là chinh phục tự nhiên” như thế nào? (0,5 điểm)
Câu 3. Theo anh (chị) việc tác giả khẳng định: “Lồi người khơng được cho sẵn bất cứ cái gì trên mặt đất này. Tất cả
những gì anh ta cần – anh ta phải làm ra chúng” có ý nghĩa gì? (1,0 điểm)
Câu 4. Anh (chị) có đồng tình với ý kiến: Người sáng tạo sống với lao động của mình. Anh ta khơng cần ai khác. Vì


sao? (1,0 điểm)
LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy
nghĩ của mình về hậu quả của lối sống ăn bám.
Câu 2. ( 5 điểm)
Cảm nhận của anh/ chị về hai đoạn thơ sau, từ đó nhận xét về phong cách trữ tình- chính trị trong thơ Tố
Hữu.
“Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ khơng
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sơng nhớ nguồn?
Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hơm nay…”
Và:
“Nhớ gì như nhớ người u
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngịi Thia, sơng Đáy, suối Lê vơi đầy.”
(Việt Bắc -Tố Hữu)
ĐÁP ÁN

44 DE TAP HUAN 12

Page 2



Phần

Câu

I

Nội dung cần đạt
Đọc hiểu:

Điểm
3.0

1

Theo tác giả, loài người chỉ có thể tồn tại được theo sự lựa chọn một trong
hai cách: bằng cách làm việc độc lập với bộ óc của riêng anh ta, hay là
trở thành một kẻ ăn bám nhờ bộ óc của những người khác.
0.5

2

Câu:“ Mối quan tâm của người sáng tạo là chinh phục tự nhiên”có nghĩa
là: Người sáng tạo ln khát khao tìm kiếm, khám phá thế giới xung
quanh, đặc biệt là thế giới tự nhiên để phục vụ đời sống con người.
0.5

3

Việc tác giả khẳng định: “Lồi người khơng được cho sẵn bất cứ cái gì

trên mặt đất này. Tất cả những gì anh ta cần – anh ta phải làm ra
chúng” có ý nghĩa:
HS có thể theo gợi ý sau:
– Con người cần phải lao động, sáng tạo để tồn tại.
– Nhắc nhở mỗi người không ngừng nỗ lực phát huy bản thân để cuộc
sống có ý nghĩa.
1.0

4

Thí sinh có thể đồng tình, khơng đồng tình, hoặc đồng tình một phần
nhưng phải có lí giải hợp lí, thuyết phục.
1.0

II

Làm văn:
1

7.0

Viết đoạn văn (200 chữ) trình bày suy nghĩ về hậu quả của lối sống ăn
bám.
2.0
a. Viết đúng bố cục của một đoạn văn khoảng 200 chữ. Trình bày mạch
lạc rõ ràng, khơng sai lỗi chính tả, dùng từ đặt câu…(0,25)
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận:
Hậu quả của lối sống ăn bám. Khuyến khích sự sáng tạo của thí sinh khi
viết đoạn văn.
0,25

c. Triển khai vấn đề nghị luận:
Thí sinh lựa chọn các thao thác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị
luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ hậu quả của lối sống ăn bám.
Có thể theo hướng sau:
– Lối sống ăn bám là một thói tật của con người, là khi con người sống
dựa dẫm, phụ thuộc, kí sinh, lợi dụng người khác để mưu lợi cho bản thân
mình.
– Khi sống theo kiểu ăn bám, con người thường có thái độ ỷ lại, thiếu tự
lập, khơng có kĩ năng sống, khơng đủ sức đề kháng với những thử thách
trong cuộc đời.
1.0
– Khi sống theo kiểu ăn bám, con người hạ thấp giá trị, nhân cách, dễ
đánh mất cái tơi của mình.
– Một xã hội tồn tại nhiều kẻ ăn bám, xã hội không thể phát triển.
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt

44 DE TAP HUAN 12

0,25

Page 3


e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn
đạt mới mẻ.
2

0.25
5.0


a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: có đủ các phần mở bài, thân bài,
kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề gồm
nhiều ý/đoạn văn, kết bài kết luận được vấn đề.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

0,25

c. Triển khai vđ nl
1. Giới thiệu chung:
– Giới thiệu khái quát về tác giả Tố Hữu: là một nhà thơ lớn, một nhà thơ
trữ tình chính trị, thơ ơng ln phản ánh những chặng đường đấu tranh
gian khổ song cũng nhiều thắng lợi của dân tộc.
– Giới thiệu tập thơ Việt Bắc, bài thơ Việt Bắc;
– Nêu vấn đề cần nghị luận
0.5
2. Giải quyết vấn đề nghị luận:

2,5

a. Khái quát sơ lược về tác phẩm và hai đoạn thơ cần cảm nhận:
– Việt Bắc là một địa danh – là cái nôi của cách mạng Việt Nam tiền khởi
nghĩa, là cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến chống Pháp.
– Việt Bắc là nơi lưu giữ nhiều kỉ niệm giữa cán bộ cách mạng và đồng
bào nơi đây.
b. Cảm nhận hai đoạn thơ:
b.1. Đoạn 1:
* 4 câu đầu là khúc dạo đầu ân tình chung thuỷ, niềm trăn trở nhớ

thương của người Việt Bắc:
– Mở đầu là một câu hỏi ngọt ngào bâng khng khi hướng về thời gian:
“Mình về mình …nhìn sơng nhớ nguồn”.
+ Mình và ta là những đại từ nhân xưng quen thuộc trong ca dao xưa, là
cách xưng hô bình dị, thương mến vơ cùng của tình u đơi lứa. Hai câu
hỏi trong đoạn mở đầu đã gợi nhắc tới những câu ca dao nói về cảnh chia
tay bịn rịn nhớ nhung của lứa đơi: mình về có nhớ ta chăng – ta về ta nhớ
hàm răng mình cười; Bao giờ chạch đẻ ngọn đa, sáo đẻ dưới nước thì ta
lấy mình…
+Tố Hữu đã mượn một hình thức ngơn từ quen thuộc của văn hoá dân
gian để gửi gắm những nội dung tình cảm lớn lao của thời đại mới; những
câu ca ngọt ngào của tình yêu đã trở thành những câu hỏi xao xuyến của
nghĩa tình cách mạng, thể hiện nỗi nhớ nhung của người ở lại với người
về xuôi.
– Hai câu tiếp là câu hỏi hướng về khơng gian: Mình về…nhớ nguồn
+Hai vế của câu thơ đan xen những hình ảnh của cả miền xi như cây,
sơng và miền núi như núi, nguồn. Hoàn cảnh chia xa, nồi nhớ và sự gắn
bó khăng khít đã hiện ngay trong cả chia tách và đan xen hồ quyện của
ngơn từ. Nhìn cây, nhìn sơng là những hình ảnh nhắc tới một thực tế chắc
44 DE TAP HUAN 12

Page 4


chắn trong tương lai khi người kháng chiến đã về xi, đã sống với q
hương, với đồng bằng, vì thế cũng có thể coi là biểu tượng cho việc trở về
của người kháng chiến với chốn đô hội phồn hoa; còn nhớ núi, nhớ nguồn
là để tâm hồn trở về với quá khứ, với Việt Bắc, điều này có xảy ra hay
khơng cịn tuỳ thuộc vào sự thuỷ chung của người ra đi.
+ Tố Hữu đã khơi rất sâu vào nguồn mạch đạo lý ân nghĩa thủy chung của

dân tộc để thể hiện tình cảm cách mạng. Mười lăm năm ấy là trở về với
cội nguồn những năm tiền khởi nghĩa sâu nặng biết bao ân tình.
– 4 câu thơ điệp lại 4 chữ mình, 4 chữ “nhớ”, 1 chữ ta hòa quyện, 1 câu
hỏi về thời gian (15 năm…) một câu hỏi về khơng gian (nhìn cây…). Khổ
thơ ngắn nhưng đã dồn góp lại cả một thời cách mạng.
* 4 câu tiếp là cảnh tiễn đưa bâng khuâng trong nỗi lưu luyến nhớ nhung
của người đi kẻ ở:
– Câu thơ đầu nhắc tới Tiếng ai tha thiết bên cồn cho thấy những nhớ
nhung xao xuyến, những day dứt trăn trở trong lòng người ở lại đã được
người ra đi thấu hiểu, cảm nhận.
– Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi: Sự đăng đối trong hai vế câu
thơ đã góp phần thể hiện sự đăng đối đồng điệu trong cảm xúc con
người. Bâng khuâng là từ láy gợi ra những trạng thái cảm xúc mơ hồ khó
tả bởi sự đan xen buồn vui, luyến tiếc, nhớ nhung khiến con người như
ngơ ngẩn. Bồn chồn là tâm trạng thấp thỏm nôn nao khiến con người
không yên, tuy cũng là từ láy miêu tả trạng thái cảm xúc nhưng bồn chồn
nhiều khi không dừng lại ở những nỗi niềm trong tâm tưởng mà cịn có
thể hiện trong ánh mắt, dáng vẻ, hành động…
– Hình ảnh hốn dụ về chiếc áo chàm vừa gợi ra trang phục đặc trưng của
người Việt Bắc vừa khắc hoạ tính cách mộc mạc, tấm lịng son sắt của họ
với cách mạng, với kháng chiến. Câu thơ đồng thời cho thấy sự xót xa và
niềm cảm phục, thương mến của người đi với những người Việt Bắc.
–Cầm tay nhau…hôm nay:gợi sự quyến luyến không nỡ rời, xúc động
nghẹn ngào nói khơng nên lời trong lịng người về xi.Tình cảm cồn cào
bối rối ấy làm thay đổi cả nhịp thơ. Tiết tấu 2/2 của nhịp lục bát bỗng xao
động trong nhịp 3/3/2 diễn tả thật đắt tấm lòng người đi với người ở lại.
Dấu chấm lửng như khoảng trống khó lấp đầy, sự im lặng hàm chứa bao
xao xuyến khôn.
b.2. Đoạn 2: Nỗi nhớ thiên nhiên, con người Việt Bắc của người ra đi
- Nỗi nhớ được so sánh với nhớ người yêu: Nỗi nhớ mãnh liệt và da diết.

- Từ nỗi nhớ như nhớ người yêu, Việt Bắc hiện lên với những nét đẹp rất
riêng: Trăng đầu núi, nắng lưng nương cùng những tên gọi, địa danh cụ
thể.
- Điệp từ “nhớ từng” lặp đi lặp lại làm cho nỗi nhớ thêm da diết. Trong kí
ức của người đi còn in dấu khoảnh khắc thời gian (trăng đấu núi, nắng
chiều lưng nương), từng khoảng không gian của cây, sông, suối (Nhớ từng
rừng nứa… vơi đầy). Vẻ đẹp thiên nhiên nên thơ sẽ còn đọng mãi trong
nỗi nhớ nhung của người ra đi.
- Tuy nhiên, da diết và đậm sâu hơn cả vẫn là nỗi nhớ về con người, về ân
tình Việt Bắc: bình thường, giản dị mà ân nghĩa thủy chung:...
44 DE TAP HUAN 12

Page 5


c. Nhận xét phong cách trữ tình- chính trị trong thơ Tố Hữu
- Nhà thơ chọn thời điểm lịch sử mang tính bước ngoặt của đời mình,
cũng là của dân tộc để rung cảm thành thơ. Tình cảm thuỷ chung cách
mạng được hồ điệu trong ngơn ngữ gần gũi, hình ảnh tươi sáng…làm nên0,75
tính dân tộc đậm đà.
- Cái tơi nhân danh Đảng, nhân danh cộng đồng, dân tộc, nhất là
trong Việt Bắc. Điều đó thể hiện sự phát triển vượt bậc trong việc thể hiện
tư tưởng lớn, tình cảm lớn của nhà thơ.
3. Kết thúc vấn đề nghị luận:
0,25
– Tóm lại vẻ đẹp của hai đoạn thơ.
– Cảm nghĩ về phong cách thơ Tố Hữu
– Bài học cuộc sống rút ra từ thơ Tố Hữu
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn

đạt mới mẻ.
0,25

44 DE TAP HUAN 12

Page 6


ĐỀ 2
I. PHẦN ĐỌC HIỂU: (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới
Cách đây hàng triệu năm, sa mạc Sahara còn là những khu rừng xanh tốt, cây cối um tùm. Các loài cây đều
thỏa thuê hút và tận hưởng dòng nước ngầm dồi dào mát lành và thi nhau đâm cành trổ lá xum xuê. Riêng có cây sồi
Tenere là vẫn chịu khó đâm xuyên những chiếc rễ của mình xuống tận sâu dưới lòng đất. Cho đến một ngày kia khi
nguồn nước ngỡ như vô tận bỗng cạn kiệt dần rồi biến mất hẳn, các lồi cây đều khơng chịu nổi hạn hán và chết dần,
duy chỉ có cây sồi Tenere là vẫn còn tồn tại giữa sa mạc Sahara. Tên tuổi của nó được cả thế giới biết đến khi một
mình đứng giữa sa mạc, xung quanh bán kính 400km khơng một bóng cây nào bầu bạn. Người ta kinh ngạc khi phát
hiện ra rễ cây đã đâm sâu xuống đất tận 36m để tìm nước.
Bạn có thấy rằng trong cuộc sống cũng có một dịng chảy ln vận động khơng ngừng khơng? Đó chính là
thời gian; nó quan trọng như là nước đối với cây cối.
Sẽ có những người chỉ sử dụng thời gian để lớn lên, hưởng những thú vui đời thường và rồi những thách thức
cuộc đời sẽ đánh gục họ, khiến họ phải đau khổ, giống như những cái cây chỉ biết “hút và tận hưởng”.
Nhưng có những người có sự chuẩn bị tốt, họ học cách sử dụng thời gian hiệu quả, họ đầu tư cho sự phát
triển bản thân cũng giống như cầy sồi đầu tư cho sự phát triển bộ rễ của mình.
Họ hiểu triết lí: Bộ rễ yếu ớt khơng thể nào giữ được cái thân to khoẻ. Bạn khó có thể thành cơng nếu khơng
có sự chuẩn bị tốt về những kĩ năng và kiến thức nền tảng.
(Phỏng theo Hạt giống tâm hồn – Câu chuyện về cây sồi, )
Câu 1. Chỉ ra tác hại của việc sử dụng thời gian không hiệu quả và khơng đúng mục đích của mà tác giả nói đến thơng
qua hình ảnh “những cái cây chỉ biết “hút và tận hưởng” trong văn bản.
Câu 2. Theo anh (chị) câu văn sau có ý nghĩa gì:“Nhưng có những người có sự chuẩn bị tốt, họ học cách sử dụng thời

gian hiệu quả, họ đầu tư cho sự phát triển bản thân cũng giống như cây sồi đầu tư cho sự phát triển bộ rễ của mình”.
Câu 3. Anh (chị) hiểu như thế nào về ý nghĩa biểu tượng của hai hình ảnh: Hình ảnh cây sồi Tenere với bộ rễ đâm sâu
xuống lịng đất để tìm kiếm nguồn nước và hình ảnh những lồi cây khác chỉ biết “hút và tận hưởng”?
Câu 4. Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? Vì sao?
II.Phần làm văn: (7,0 điểm).
Câu 1 (2,0 điểm): Từ nội dung đoạn trích ở phần đọc hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày
suy nghĩ của mình về ý kiến: “Bạn khó có thể thành cơng nếu khơng có sự chuẩn bị tốt về kỹ năng và kiến thức nền
tảng”.
Câu 2: (5,0 điểm)

Trong bài thơ Việt Bắc, nhà thơ Tố Hữu đã tái hiện những tháng ngày kháng chiến gian
khổ:
Mình đi có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù
Mình về có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai
và tái hiện những chiến thắng lịch sử hào hùng của qn dân Việt Bắc:
Tin vui chiến thắng trăm miền
Hịa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp An Khê
Vui lên Việt Bắc đèo De núi Hồng.
( Việt Bắc, SGK Ngữ văn 12, tập một, trang 110, 112)
Anh (chị) hãy phân tích bức tranh Việt Bắc trong hai đoạn thơ trên, từ đó làm nổi bật sự vận
động của cảm xúc thơ Tố Hữu.
44 DE TAP HUAN 12

Page 7


ĐÁP ÁN


Phần
I

Yêu cầu

Điểm

Đọc
hiểu

CÂU
1

2

3

4

II
1
a

3.0
- “Những cái cây chỉ biết hút và tận hưởng” giống như những người chỉ 0.5
sử dụng thời gian để lớn lên, hưởng những thú vui đời thường và rồi
những thách thức cuộc đời sẽ đánh gục họ, khiến họ phải đau khổ, thậm
chí sự sống có thể bị đe doạ
- Câu văn khẳng định vai trò, tầm quan trọng của việc sử dụng thời 0.5

gian. Con người muốn tồn tại trong xã hội cạnh tranh khốc liệt hiện nay
cần biết sử dụng thời gian hợp lí để đầu tư cho sự phát triển của bản
thân.
- Hình ảnh cây sồi Tenere với bộ rễ đâm sâu xuống lòng đất để tìm kiếm 1.0
nguồn nước là biểu tượng cho những người biết tranh thủ thời gian để
học tập mọi kĩ năng và kiến thức cần thiết để sinh tồn.
- Hình ảnh những cây chỉ biết “hút và tận hưởng” là biểu tượng cho
những người chỉ biết lãng phí thời gian vào những việc vô bổ và hưởng
thụ lạc thú của cuộc đời mà khơng biết lo xa, phịng bị trước cho bản
than
Có thể lựa chọn một trong các thơng điệp sau:
1.0
- Thông điệp về thái độ sống biết lo xa, phịng trước mọi biến cố khơng
may trong cuộc đời.
- Thông điệp về việc tranh thủ thời gian để học hỏi mọi kiến thức và kĩ
năng cần thiết.
Chọn thông điệp nào cũng cần có sự phân tích lí giải hợp lí
LÀM VĂN
7,0
Trình bày suy nghĩ về ý kiến: Bạn khó có thể thành cơng nếu khơng 2,0
có sự chuẩn bị tốt về kỹ năng và kiến thức nền tảng.
Đảm bảo u cầu về hình thức đoạn văn: có câu mở đoạn, các câu phát 0,25
triển ý, câu kết đoạn. Đảm bảo số lượng chữ phù hợp với yêu cầu.

b

Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tầm quan trọng của việc chuẩn bị 0,25
tốt về kỹ năng và kiến thức để có được thành cơng trong cuộc sống.

c


Triển khai vấn đề nghị luận
1,25
Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề
theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ vấn đề nghị luận. Có thể theo hướng
sau:
* Giải thích:
0,25
- “Thành cơng”: Là có được thành quả, đạt được những mục đích mà
mình đặt ra.
- “Kỹ năng”: Là khả năng thích nghi, ứng phó và giải quyết các tình
huống thực tiễn.
- “Kiến thức”: Là những hiểu biết có được từ sách vở và đời sống thơng
qua quá trình học tập, trải nghiệm.
=> Ý kiến khẳng định: muốn có được thành cơng trong cuộc sống cần
phải chuẩn bị tốt cả về kỹ năng và kiến thức cơ bản.
* Bàn luận:
0,75
- Thành cơng ln là đích đến của mỗi người trong cuộc sống. Cuộc
sống ln có những khó khăn, thuận lợi chia đều cho mỗi người, vì vậy

44 DE TAP HUAN 12

Page 8


d
2

cần biết vượt qua những khó khăn, tận dụng những thuận lợi để đạt

được mục đích của mình.
- Kỹ năng và kiến thức chính là nền tảng để có được thành công.
+ Việc rèn luyện kỹ năng sống giúp con người thích ứng và hịa nhập
với mơi trường sống.
+ Việc tích lũy kiến thức giúp con người tăng vốn hiểu biết để khám
phá thế giới, khẳng định bản thân, vươn tới thành công.
( Dẫn chứng từ thực tế cuộc sống để minh họa)
* Mở rộng: Chuẩn bị tốt kiến thức, kĩ năng nền tảng phải gắn liền với
việc thực hành những kiến thức và kĩ năng ấy mới đem lại hiệu quả cao.
* Bài học nhận thức và hành động:
- Nhận thức được tầm quan trọng của việc chuẩn bị tốt kỹ năng và kiến
thức nền tảng để hoàn thiện bản thân, vươn đến thành công.
Đảm bảo quy tắc chuẩn chính tả, dùng từ, đặt câu.
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
Phân tích bức tranh Việt Bắc trong hai đoạn thơ, từ đó làm nổi bật
sự vận động của cảm xúc thơ Tố Hữu
1.Vài nét về tác giả, tác phẩm
- Tố Hữu là nhà thơ lớn của nền thơ ca Việt Nam hiện đại, là lá cờ đầu
của thơ ca cách mạng Việt Nam. Thơ Tố Hữu được coi là thi sử của
cách mạng dân tộc
- Tập thơ Việt Bắc là đỉnh cao trong sự nghiệp thơ Tố Hữu. Trong đó
"Việt Bắc" là thành cơng xuất sắc. Tác phẩm là bản hùng ca về cuộc
kháng chiến 9 năm gian lao mà anh dũng, là bản tình ca ân nghĩa thủy
chung giữa cán bộ miền xuôi và đồng bào Việt Bắc.
- Hai đoạn thơ trích dẫn dưới đây là đoạn đặc sắc, thể hiện rõ nét cảm
xúc thơ, phong cách thơ Tố Hữu
2. Cảm nhận về hai đoạn thơ
* Đoạn thơ thứ nhất:
- Tái hiện những tháng ngày kháng chiến thiếu thốn gian khổ nhưng vẫn
ngời sáng ý chí và tinh thần quyết tâm của quân dân Việt Bắc

+ Cặp đại từ "mình - ta" thể hiện tình cảm thương mến, ngọt ngào, tha
thiết
+ Điệp từ "có nhớ" gợi sự hồi tưởng, gợi nhớ những tháng ngày kháng
chiến gian khổ đồng bào Việt Bắc và cán bộ miền xuôi cùng nhau chia
sẻ
+ Hệ thống hình ảnh đa dạng, giàu ý nghĩa biểu tượng khái quát: Hình
ảnh gợi nhớ thiên nhiên Việt Bắc khắc nghiệt, gợi sinh hoạt kháng chiến
gian khổ, gợi ý chí sắt đá, quyết tâm cao độ của quân dân Việt Bắc...
=> Nhà thơ bộc lộ tâm trạng bồi hồi xúc động, từ đó tri cơng tri ân đồng
bào Việt Bắc đã đồng cam cộng khổ, hết lịng vì cách mạng vì kháng
chiến
* Đoạn thơ thứ hai:
- Tái hiện những tháng ngày quân dân Việt Bắc quật khởi hào hùng,
những chiến thắng dồn dập dội về. Việt Bắc trở thành điểm hội tụ niềm
vui muôn phương
+ Một loạt địa danh được gọi tên gợi nhớ những chiến công lừng lẫy
của quân và dân Việt Bắc dội về từ muôn nẻo đường
+ Giọng điệu thơ nhanh, dồn dập thể hiện niềm vui sướng tự hào
+ Nghệ thuật điệp linh hoạt biến hóa: Điệp từ “vui" được lặp đi lặp lại
nhiều lần gợi lên những đợt sóng tình cảm trào dâng cho thấy niềm vui
bao trùm không gian Việt Bắc và ngân nga trong lòng quân và dân cả
nước.

44 DE TAP HUAN 12

0,25

0,25
5,0
0,5


2,5

Page 9


=> Bộc lộ cảm xúc hân hoan phấn chấn tự hào. Tinh thần đồn kết,
đồng cam cộng khổ, ý chí quyết tâm sắt đá đã tạo nên sức mạnh để quân
dân Việt Bắc chiến đấu và chiến thắng.
3. Nhận xét về sự vận động cảm xúc thơ Tố Hữu qua hai đoạn thơ
1,5
+ Qua hai đoạn thơ cảm xúc thơ có sự vận động rõ nét: từ trữ tình sâu
lắng đến hân hoan hào hùng, tự xúc động ngậm ngùi đến tươi vui rạng
rỡ, từ cảm nhận sự gian khổ đến niềm vui chiến thắng ngập tràn.
+ Từ đó độc giả hình dung được về sự vận động phát triển của cách
mạng Việt Nam, về các giai đoạn của cuộc kháng chiến, trân trọng sự
đóng góp hi sinh của đồng bào Việt Bắc cho kháng chiến
+ Từ sự vận động cảm xúc thơ Tố Hữu, độc giả nhận ra đặc điểm thơ
Tố Hữu: Lối thơ trữ tình - chính trị. Mọi cung bậc cảm xúc tâm trạng đề
xuất phát từ những vấn đề chính trị, cách mạng của dân tộc của thời đại
+ Nghệ thuật thể hiện: Bút pháp từ trữ tình sâu lắng đến sử thi hào
hùng, giọng điệu từ bồi hồi xúc động đến lạc quan tin tưởng, ngơn từ
hình hảnh từ đặc tả biểu tượng đến những địa danh được lịch sử hóa.
3. Đánh giá:
0,5
- Hai đoạn thơ đặc sắc góp phần tạo nên thành cơng của Việt Bắc, góp
phần sáng tỏ ý nghĩa hùng ca - tình ca của Việt Bắc
- Tố Hữu xứng đáng được vinh danh là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng
Việt Nam


ĐỀ 3
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
II. Đọc đoạn trích dưới đây:
Tuổi trẻ là đặc ân vô giá của tạo hóa ban cho bạn. Vơ nghĩa của đời người là để tuổi xuân
trôi qua trong vô vọng. (…) Người ta bảo, thời gian là vàng bạc, nhưng sử dụng đúng thời gian
của tuổi trẻ là bảo bối của thành công. (…) Thế giới này là bạn, đất nước này là của chúng ta.
Chúng ta khơng thể ngồi nhìn đồng bào nghèo khó mãi. Đừng ngồi quây quần thường xuyên
bên góc bếp, và cũng đừng thu mình một góc trong nhà trọ nhỏ nhoi, hãy ra đi để nhìn để hiểu;

44 DE TAP HUAN 12

Page 10


đừng đắm đuối trên màn hình máy tính, trên “smartphone” bằng những câu chuyện phiếm giết
thời gian, mà hãy dùng nó như một cơng cụ nối liền thế giới bên ngoài.
Biến tri thức của loài người, của thời đại thành tri thức của bản thân và cộng đồng, vận
dụng vào hoạt động thực tiễn của mình. Trước mắt là tích lũy tri thức khi còn ngồi trên ghế nhà
trường để ngày mai khởi nghiệp. Tự mình xây dựng các chuẩn mực cho bản thân, nhận diện cái
đúng, cái sai, cái đáng làm và cái không nên làm. Trường đời là trường học vĩ đại nhất, nhưng
để có thành cơng bạn nên có nề tảng về mọi mặt, thiếu nó khơng chỉ có chơng chênh mà có khi
vấp ngã.
(Trích Bài phát biểu của PGS.TS Nguyễn Văn Minh – Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Hà Nội
nhân dịp kỷ niệm ngày 26/3/2016)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Chỉ ra điều tuổi trẻ cần làm trước mắt được nêu trong đoạn trích.

Câu 2. Anh chị hiểu thế nào về câu nói: “Thời gian là vàng bạc, nhưng sử dụng đúng thời gian
của tuổi trẻ là bảo bối của thành công”?
Câu 3. Việc tác giả đưa ra ý kiến: “Đừng ngồi quây quần thường xun bên góc bếp, và cũng

đừng thu mình một góc trong nhà trọ nhỏ nhoi, hãy ra đi để nhìn để hiểu; đừng đắm đuối trên
màn hình máy tính, trên “smartphone” bằng những câu chuyện phiếm giết thời gian, mà hãy
dùng nó như một cơng cụ nối liền thế giới bên ngồi”có tác dụng gì?
Câu 4. Anh/Chị có cho rằng: “Trường đời là trường học vĩ đại nhất, nhưng để có thành cơng
bạn nên có nền tảng về mọi mặt, thiếu nó khơng chỉ có chơng chênh mà có khi vấp ngã”
khơng? Vì sao?
III. LÀM VĂN
(7.0 điểm) Câu 1
(2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) suy nghĩ về
trách nhiệm của tuổi trẻ hiện nay với tương lai của đất nước.

Câu 2 (5.0 điểm)
Cảm nhận của anh/ chị về tâm trạng nhân vật trữ tình trong hai đoạn thơ sau trong
bài thơ “Việt Bắc”, từ đó nhận xét về tính dân tộc trong thơ Tố Hữu.
“Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ khơng
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sơng nhớ nguồn?”
Và:
“...Ta về, mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cơ em gái hái măng một mình.
Rừng thu trăng rọi hịa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung...”

44 DE TAP HUAN 12

Page 11


(Tố Hữu - Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015,
tr.109 và tr.111)
------------------ HẾT -----------------ĐÁP ÁN
Phần

Câu

I
1

2

3

4

II
1

Nội dung

Điểm

ĐỌC - HIỂU


3,0

Điều tuổi trẻ cần làm trước mắt được nêu trong đoạn trích: Trước mắt là
tích lũy tri thức khi còn ngồi trên ghế nhà trường để ngày mai khởi
nghiệp
Câu nói:“Thời gian là vàng bạc, nhưng sử dụng đúng thời gian của tuổi
trẻ là bảo bối của thành cơng”, có thể hiểu là:
- “Thời gian” có giá trị vơ cùng to lớn đối với thành công của con người.
- Tuổi trẻ nếu biết sử dụng thời gian hợp lí thì đó là chìa khóa dẫn tới
thành cơng.
Tác giả đưa ra ý kiến: “Đừng ngồi quây quần thường xuyên bên góc bếp,
và cũng đừng thu mình một góc trong nhà trọ nhỏ nhoi, hãy ra đi để nhìn
để hiểu; đừng đắm đuối trên màn hình máy tính, trên “smartphone” bằng
những câu chuyện phiếm giết thời gian, mà hãy dùng nó như một cơng cụ
nối liền thế giới bên ngồi”có tác dụng như một lời khuyên nhủ đối với
tuổi trẻ:
- Đừng lãng phí thời gian mà hãy sử dụng thời gian vào việc tích cực
tham gia các hoạt động xã hội.
- Hãy biết vượt qua giới hạn chật hẹp để tìm kiếm, khám phá những điều
thú vị của cuộc sống.
Thí sinh bộc lộ quan điểm của mình, có thể đồng ý hoặc khơng đồng ý,
nhưng có lí giải hợp lí, thuyết phục.
Có thể tham khảo ý kiến dưới đây:
- Đồng ý: Trường đời là mơi trường trải nghiệm, để từ đó con người có
kinh nghiệm, hiểu biết. Nhưng để thích nghi nhanh nhất khi con người
bước ra trường đời con người cần trang bị cho mình vốn hiểu biết từ nền
tảng kiến thức về mọi mặt, từ kiến thức tự nhiên, xã hội, kĩ năng sống.
Nếu không được trang bị nền tảng về mọi mặt thì sẽ dễ bị vấp ngã.
- Khơng đồng ý: Trên thực tế có những người hạn chế về trình độ kiến
thức nhưng lại có kĩ năng sống nên vẫn có cơ hội đạt được thành cơng

trong cuộc sống.
LÀM VĂN
Trình bày suy nghĩ về vai trị của tuổi trẻ hiện nay với tương lai của đất
nước
a. Đảm bảo u cầu hình thức đoạn văn:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách diễn dịch- quy nạp, tổng-phân
hợp, móc xích, song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tuổi trẻ với tương lai của đất nước.

0,5

c. Triển khai vấn đề nghị luận:

1,0

44 DE TAP HUAN 12

0,5

1,0

1,0

7,0
2,0
0,25

0,25

Page 12



Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề cần
nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ suy nghĩ của bản thân về vai
trò tuổi trẻ hiện nay với tương lai của đất nước.
Có thể theo hướng sau:
- Tuổi trẻ là lứa tuổi thanh niên, thiếu niên. Là lứa tuổi được học hành,
được trang bị kiến thức và rèn luyện đạo đức, sức khỏe, chuẩn bị cho việc
vào đời và làm chủ xã hội tương lai. Tuổi trẻ là những người chủ tương lai
của đất nước, là chủ của thế giới, động lực giúp cho xã hội phát triển.
- Có ý thức về vai trò của bản thân với tương lai của đất nước:
+ Tuổi trẻ góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước; phải sống có nhận
thức, có hồi bão và có đạo đức.
+ Một trong những việc làm quan trọng nhất của tuổi trẻ chính là nhiệm
vụ học tập. Tuổi trẻ phải trau dồi tri thức để đáp ứng kịp thời những nhu
cầu của đất nước, của xã hội.

2

d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.

0,25

Cảm nhận về hai đoạn thơ, từ đó nhận xét về tính dân tộc trong
thơ Tố Hữu.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận:
Mở bài nêu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái

quát được vấn đề .
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
- Cảm nhận về tâm trạng kẻ ở người đi qua hai đoạn thơ.
- Nhận xét về tính dân tộc trong thơ Tố Hữu.
c. Triển khai vấn đề nghị luận:
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng các thao tác
lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo các yêu cầu
sau:
* Giới thiệu được về tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận.
* Cảm nhận tâm trạng của nhân vật trữ tình trong hai đoạn thơ:
- Nhân vật trữ tình trong hai đoạn thơ được thể hiện qua sự phân thân
thành hai hình tượng: Người cán bộ cách mạng và đồng bào Việt Bắc.
- Tâm trạng người ở lại (Đồng bào Việt Bắc): 4 câu thơ đầu: Nỗi nhớ da
diết ẩn chứa nỗi băn khoăn, là lời nhắc nhở người cán bộ về xi về
những ân tình gắn bó với Việt Bắc. Điều này được thể hiện:
+ Điệp cấu trúc; câu hỏi tu từ; cách sử dụng từ láy “thiết tha”, từ ngữ
giàu sắc thái biểu cảm“mặn nồng” kết hợp với nghệ thuật tiểu đối ơ các
câu bát. Đặc biệt, tác giả đã sử dụng thành cơng đại từ “mình” ở ngơi thứ
2 thể hiện mối quan hệ gắn bó ân tình như nghĩa vợ tình chồng.
+ Thể hiện qua khoảng thời gian“mười lăm năm” và các hình ảnh
“ núi” “nguồn”.
=> Bốn câu thơ là lời ướm hỏi ngắn ngủi nhưng đong đầy nỗi da diết và
những băn khoăn, âu lo của người ở lại dành cho người ra đi. Từ đó,
những ân tình cách mạng, nghĩa đồng bào đồng chí được gọi về, làm

5,0

44 DE TAP HUAN 12

0,25


0,25

0,5

0,5
2,0
0,75

Page 13


sống dậy tình cảm thủy chung, gắn bó giữa đồng bào và người cán bộ về
xuôi.
Tâm trạng của người về xuôi (cán bộ, chiến sĩ CM):
- 2 câu đầu thể hiện tấm lịng của người về xi với Việt Bắc, luôn thủy
chung, son sắt.
+ Vừa hỏi lại để khẳng định tình cảm, vừa nhắn nhủ Việt Bắc đừng quên
mình.
+ Nhấn mạnh ấn tượng về vẻ đẹp của “hoa và người”.
- 8 câu sau cho thấy nỗi nhớ của người ra đi về vẻ đẹp thiên nhiên và con
người Việt Băc trong bức tranh tứ bình:
+ Nỗi nhớ thiên nhiên bốn mùa với vẻ đẹp mang đặc trưng riêng của thiên
nhiên bốn mùa Việt Bắc.
+ Nhớ về con người với vẻ đẹp trong tư thế lao động khỏe khoắn, hăng
say, cần mẫn, tỉ mỉ. Đặc biệt con người Việt Bắc với ân tình thủy chung.
=> Qua đoạn thơ, người đọc thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên bốn mùa
và vẻ đẹp tâm hồn của đồng bào Việt Bắc. Đồng thời cũng cho thấy
những ấn tượng sâu đậm, khó phai, và tình cảm đong đầy trong lịng
người cán bộ về xi về mảnh đất và con người Việt Bắc.

- Nghệ thuật:
+ Thể thơ lục bát với âm hưởng nhẹ nhàng, sâu lắng.
+ Lối xưng hơ mình – ta.
+ Kết cấu đối đáp của ca dao dân ca.
+ Hình ảnh thơ bình dị mà gợi cảm; giọng thơ tha thiết, đậm chất trữ tình.
*Nhận xét về tính dân tộc trong thơ Tố Hữu:
- Về nội dung:
+ Đề tài: Thiên nhiên và con người Việt Bắc.
+ Chủ đề: Hai đoạn thơ thể hiện nỗi nhớ, ân tình cách mạng của người
cán bộ Cách mạng và đồng bào Việt Bắc.
+ Hình tượng nghệ thuật: Người cán bộ cách mạng và đồng bào Việt Bắc.
- Về nghệ thuật:
Tố Hữu đã khai thác triệt để những vốn quý trong kho tàng văn học dân
gian của dân tộc: thể thơ lục bát; hình thức đối đáp giao duyên; đại từ
xưng hơ mình – ta, giọng thơ tâm tình, ngọt ngào đằm thắm ...
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sấu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.

0,75

0,5

1,0

0,25
0,5

ĐIỂM TOÀN BÀI THI : I + II = 10,00 điểm


44 DE TAP HUAN 12

Page 14


ĐỀ 4
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây:
Tấm gương là người bạn chân thật suốt một đời mình, khơng bao giờ biết xu nịnh ai, dù đó là kẻ vương giả uy
quyền hay giàu sang hãnh tiến. Dù gương có tan xương nát thịt thì vẫn cứ ngun tấm lòng ngay thẳng trong sạch như
từ lúc mẹ cha sinh ra nó. Nếu ai có bộ mặt khơng xinh đẹp thì gương khơng bao giờ nói dối, nịnh rằng xinh đẹp. Nếu
ai mặt nhọ gương nhắc nhở ngay. Nếu ai buồn phiền cau có thì gương cũng buồn phiền cau có theo như để an ủi, sẻ
chia cho người đỡ buồn phiền sầu khổ.
Là người, ai dám tự bảo mình là trong sáng suốt đời như tấm gương kia. Thiếu gì kẻ ác độc, nịnh hót, hớt lẻo, dối
trá, có kẻ cịn tham lam mà bảo trắng là đen, gọi xấu là tốt đấy sao.
Không một ai là không soi gương, từ già đến trẻ, từ đàn ông đến đàn bà. Soi gương nhiều nhất có lẽ là các chị
chúng ta, những cơ gái càng xinh đẹp thì càng thích soi gương.
Khơng hiểu ơng Trạng ngun Mạc Đĩnh Chi có lúc nào soi gương để buồn phiền cho gương mặt xấu xí của mình,
để rồi làm ra bài phú “Hoa sen giếng ngọc” nổi tiếng bao đời. Anh Trương Chi nữa, anh ngồi trên con thuyền lơ lửng
mặt sông , có soi vào dịng nước để tủi cho khn mặt mình, nên đành gửi lịng vào tiếng hát cho say đắm lịng cơ gái
cấm cung và bao người khác nữa… thành câu chuyện đau buồn.
Có một gương mặt đẹp soi vào gương quả là hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc càng trọn vẹn hơn khi có một tâm hồn
đẹp để mỗi khi soi vào tấm gương lương tâm sâu thẳm mà lịng khơng hổ thẹn.
Cịn tấm gương bằng thủy tinh tráng bạc, nó vẫn là người bạn trung thực, chân thành, thẳng thắn, khơng hề nói
dối, cũng khơng bao giờ biết nịnh hót hay độc ác với bất cứ ai.
(Băng Sơn, U tôi – theo sách Ngữ văn 7, Tập một, NXB giáo dục Việt Nam 2015)

Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. (0,5 điểm) Chỉ ra hai đặc tính nổi bật của tấm gương được nêu trong đoạn trích?

Câu 2. (0, 5 điểm) Tác giả dùng hình ảnh “tấm gương” để tượng trưng cho điều gì?
Câu 3. (1,0 điểm) Theo anh/chị qua hình ảnh “tấm gương”, tác giả muốn nói đến những con người
nào trong xã hội?

44 DE TAP HUAN 12

Page 15


Câu 4. (1,0 điểm) Anh/chị có đồng tình với ý kiến: “Có một gương mặt đẹp soi vào gương quả là
hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc càng trọn vẹn hơn khi có một tâm hồn đẹp để mỗi khi soi vào tấm
gương lương tâm sâu thẳm mà lịng khơng hổ thẹn” khơng?Vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình
bày suy nghĩ của bản thân về cách nuôi dưỡng tâm hồn đẹp?
Câu 2. (5,0 điểm)
Trong bài thơ Việt Bắc, nhà thơ Tố Hữu đã tái hiện những kỉ niệm sinh hoạt nghèo khổ mà ấm
áp, tình nghĩa:
Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi...
Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô.
và tái hiện khí thế ra trận hào hùng của quân dân Việt Bắc:
Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.

Dan công đỏ đuốc từng đồn
Bước chân nát đá, mn tàn lửa bay.
(Việt Bắc, SGK Ngữ văn 12, tập một, trang 110, 112)
Anh (chị) hãy phân tích bức tranh Việt Bắc trong hai đoạn thơ trên, từ đó làm nổi bật nghệ thuật
biểu hiện giàu tính dân tộc trong thơ Tố Hữu?
ĐÁP ÁN

Phần
I

Câu
1
2
3

4
II

Nội dung
ĐỌC HIỂU
Học sinh trả lời đúng hai trong các đặc tính sau:
Chân thật, không bao giờ biết xu nịnh; ngay thẳng, trong sạch; khơng bao
giờ biết nói dối.
Tấm gương trong đoạn trích tượng trưng cho những phẩm chất, tính cách
của con người.
Những con người được nói đến:
- Những con người trung thực, ngay thẳng, ...
- Những kẻ xu nịnh, dối trá, nịnh hót, ác độc, tham lam ...
Thí sinh bộc lộ quan điểm của mình, có thể đồng ý hoặc khơng đồng ý với
quan điểm trên nhưng phải lý giải hợp lý.

LÀM VĂN

44 DE TAP HUAN 12

Điểm
3,0
0,5
0.5
1.0

1.0
7,0
Page 16


1

2

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn
văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về cách nuôi
dưỡng tâm hồn đẹp?
a. Đảm bảo u cầu hình thức đoạn văn
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng –
phân – hợp, móc xích hay song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
Cách nuôi dưỡng tâm hồn đẹp.
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị
luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ các cách mà bản thân đã áp dụng

để ni dưỡng vẻ đẹp tâm hồn. Có thể theo hướng sau:
- Tâm hồn đẹp là vẻ đẹp của phẩm chất bên trong, là yêu tố tạo nên nét đẹp
chân chính của mỗi con người.
- Nuôi dưỡng tâm hồn đẹp là điều rất quan trọng và cần thiết. Việc làm ấy
cần được tiến hành thường xuyên và ngay từ khi còn nhỏ.
- Mỗi người có thể ni dưỡng tâm hồn mình bằng nhiều cách khác nhau:
biết lắng nghe sự chỉ bảo của ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo; không ngừng
học hỏi để nâng cao vốn sống, vốn hiểu biết, luôn hướng thiện cho tâm hồn
đồng cảm với người khác; biết cách sống mình vì mọi người; có ý chí vươn
lên trong cuộc sống; tránh gây tổn thương cho những người xung quanh…
lời nói đi đơi với việc làm, hành động bên ngồi thống nhất với suy nghĩ
bên trong.
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo quy tắc chuẩn chính tả, dùng từ, đặt câu.
e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề
nghị luận.
Phân tích bức tranh Việt Bắc trong hai đoạn thơ, từ đó làm nổi bật
nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc trong thơ Tố Hữu.
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận:
Mở bài nêu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề. Kết bài khái
quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
Cảm nhận hai đoạn thơ được trích trong bài Việt Bắc, từ đó làm nổi bật
nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc trong thơ Tố Hữu.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao
tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng đảm bảo các yêu cầu
sau:
* Vài nét về tác giả, tác phẩm:
- Tố Hữu là nhà thơ lớn của nền thơ ca Việt Nam hiện đại, là lá cờ đầu của
thơ ca cách mạng Việt Nam. Các chặng đường thơ của Tố Hữu ln gắn bó

và phản ánh chân thật những chặng đường cách mạng, những chặng đường
vận động trong quan điểm tư tưởng và bản lĩnh nghệ thuật của chính nhà
thơ.
- Tập thơ Việt Bắc là đỉnh cao trong sự nghiệp thơ Tố Hữu. Trong đó "Việt
Bắc" là thành công xuất sắc. Tác phẩm là bản hùng ca về cuộc kháng chiến
9 năm gian lao mà anh dũng, là bản tình ca ân nghĩa thủy chung giữa cán
bộ miền xuôi và đồng bào Việt Bắc.
- Hai đoạn thơ trích dẫn dưới đây là đoạn đặc sắc, thể hiện rõ nét cảm xúc
thơ, phong cách thơ Tố Hữu
* Cảm nhận về hai đoạn thơ:

44 DE TAP HUAN 12

2,0
0,25
0,25
1,0

0,25
0,25
5,0
0,25
0,25
0,5

1,0
Page 17


** Đoạn thơ thứ nhất:

- Về nội dung: Tái hiện những kỉ niệm sinh hoạt nghèo khổ mà ấm áp, tình
nghĩa:
+ Thể hiện tình cảm thương mến, ngọt ngào, tha thiết và những kỉ niệm sâu
sắc của cán bộ trong những tháng ngày gian khổ.
+ Bộc lộ tình cảm đồng cam cộng khổ của đồng bào Việt Bắc và cán bộ
cách mạng.
+ Đặc biệt hình ảnh “người mẹ” - đó là người lao động nghèo khổ nhưng
dạt dào ân tình với cách mạng. Từ đó tình cảm sắc son cao đẹp của người
dân tộc đối với cách mạng càng hiện lên rõ nét.
− Về nghệ thuật:
+ Thể thơ lục bát với nhịp điệu linh hoạt, uyển chuyển; âm hưởng tha thiết,
ngọt ngào.
+ Hình ảnh tượng trưng “chia củ sắn lùi, bát cơm sẻ nửa,chăn sui đắp
cùng” kết hợp với cách dùng từ cùng nghĩa “ chia, sẻ, cùng” diễn tả được
tình cảm , tình nghĩa sâu nặng giữa nhân dân Việt Bắc và cán bộ cách
mạng. . .
=> Nhà thơ bộc lộ tâm trạng bồi hồi xúc động, từ đó tri ân đồng bào Việt
Bắc đã đồng cam cộng khổ, hết lịng vì cách mạng vì kháng chiến.
** Đoạn thơ thứ hai:
- Về nội dung: Tái hiện khung cảnh hào hùng sơi động, đầy khí thế của
cuộc kháng chiến tồn dân ở chiến khu Việt Bắc.
+ Khung cảnh sôi động của Việt Bắc trong những đêm hành quân vào
chiến dịch, khơng gian vơ cùng rộng lớn. Khí thế hào hùng làm rung đất
chuyển trời.
+ Đoàn quân ra mặt trận hùng tráng, mang cả sức mạnh của lịng u nước,
của lí tưởng cách mạng, khát khao chiến đấu và chiến thắng quân thù - một
vẻ đẹp vừa mang tính lãng mạn vừa mang tính hiện thực sâu sắc.
+ Sức mạnh yêu nước, ý chí quyết tâm đánh thắng quân thù của người
nông dân lao động. Cuộc chiến đấu của ta là đấu tranh nhân dân, đã phát
huy sức mạnh toàn dân…

- Về nghệ thuật:
+ Đây là đoạn thơ hay và đẹp trong bài thơ, nó vang lên như một khúc ca
thắng trận.
+ Âm điệu thơ lục bát vốn êm ái nhịp nhàng nhưng ở đây Tố Hữu đã chọn
từ, dùng điệp âm, điệp thanh, qua việc sử dụng từ láy, nghệ thuật so sánh,
nhân hóa, ẩn dụ,…nên đã tạo nên một giọng điệu mạnh mẽ, hùng tráng,
tràn đầy âm hưởng anh hùng ca.
=> Bộc lộ cảm xúc hân hoan phấn chấn tự hào. Tinh thần đoàn kết, đồng
cam cộng khổ, ý chí quyết tâm sắt đá đã tạo nên sức mạnh để quân dân
Việt Bắc chiến đấu và chiến thắng.
* Nhận xét nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc trong thơ Tố Hữu
qua hai đoạn thơ:
- Nội dung:
+ Những bức tranh chân thực, đậm đà bản sắc dân tộc về thiên nhiên và
con người Việt Bắc được tái hiện trong tình cảm tha thiết , gắn bó sâu sắc
của tác giả.
+ Tình nghĩa của người cán bộ và đồng bào Việt Bắc với cách mạng, kháng
chiến, là những tình cảm cách mạng sâu sắc của thời đại mới. Những tình
cảm ấy hịa nhập và tiếp nối mạch nguồn tình cảm u nước, đạo lí ân tình
thủy chung vốn là truyền thống sâu bền của dân tộc.
- Hình thức:
+ Thể thơ: thể thơ lục bát truyền thống được thi sĩ vận dụng tài tình và có
44 DE TAP HUAN 12

1,0

1,0

Page 18



những biến hoá, sáng tạo cho phù hợp với nội dung, tình ý câu thơ.
+ Hình ảnh: Tố Hữu có tài sử dụng hình ảnh dân tộc một cách tự nhiên và
sáng tạo trong bài thơ. Có những hình ảnh chắt lọc từ cuộc sống thực cũng
đậm tính dân tộc, đậm đà tình giai cấp.
+ Ngơn ngữ: ngơn ngữ vừa giản dị, gần gũi với đời thường lại dễ thuộc, dễ
nhớ.
+ Giọng thơ: ngọt ngào, tâm tình, cách xưng hơ mình- ta quen thuộc trong
ca dao khiến bài thơ như một bản tình ca về lịng thủy chung son sắt của
người cách mạng với người dân Việt Bắc.
* Đánh giá:
- Hai đoạn thơ đặc sắc góp phần tạo nên thành cơng của Việt Bắc, góp
phần sáng tỏ ý nghĩa tình ca - hùng ca của Việt Bắc.
- Tố Hữu xứng đáng được vinh danh là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng
Việt Nam.
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn
đạt mới mẻ.
TỔNG ĐIỂM ( I + II)
ĐỀ 5

0,5

0,25
0,25
10,0

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Thế giới hiện đại phát triển quá nhanh khiến cho nhiều người cảm thấy chỉ một khắc chậm

chân đã tụt lại phía sau quá xa. Lấy việc đó làm động lực để bước tiếp hay chịu thua và bị trói
buộc vào cuộc sống nhàm chán, đơn điệu hàng ngày là sự lựa chọn của mỗi người; thế nhưng thế
giới vĩnh viễn sẽ không bao giờ thu nhỏ lại, vậy nên tầm nhìn của bạn cần phải to lớn hơn.
Bạn có biết rằng, từ “Sekai” trong tiếng Nhật có nghĩa là “thế giới”; nhưng trong đó bản
thân từ “kai” lại vừa có nghĩa là “giải” - “phát triển”; lại có nghĩa là “đáng giá”? Điều đó có
nghĩa là, mỗi cuộc dấn thân, mỗi chuyến phiêu lưu tìm hiểu thế giới này đều là những trải nghiệm
cần thiết và q báu. Thay vì dính chặt lấy cuộc sống thường nhật tẻ nhạt và nhàm chán, nhiều
bạn trẻ giờ đây đã chọn cách mạnh mẽ thể hiện bản thân mình, trải nghiệm cuộc sống bằng những
chuyến đi xa, những cuộc gặp gỡ, kết giao thú vị. Có thể nói, đó chính là những người trẻ chọn
việc khơng ngừng phấn đấu và tiến về phía trước, và sẽ là những người thu vào trong tầm mắt
phần rộng lớn và tươi đẹp nhất của thế giới này.
Và trên hành trình kiếm tìm sự hồn hảo cho cái tơi của mình, những khoảng nghỉ ngơi của
mỗi người sẽ luôn cần một vọng đài, một điểm nghỉ chân để nghiệm thu và chiêm ngưỡng lại thế
giới sau lưng mình. Những dãy núi hùng vĩ, thảo nguyên rộng lớn hay mặt biển xanh vô tận;
những kỷ niệm ngọt ngào bên những người bạn thân - đó sẽ là thành tựu riêng của chính bản thân
mỗi người, là thứ xúc cảm mà bạn chỉ biết mình đã cần nó tới mức nào ngay sau lần trải nghiệm
đầu tiên.
Vậy nên hãy luôn khát khao bám đuổi theo cái tôi mới mẻ và bứt phá; mạnh dạn chấp nhận
những thử thách của cuộc sống để bước chân ra khỏi vùng an tồn của chính mình, bạn nhé! Bởi
cuộc đời chỉ thực sự trở nên hoàn hảo khi tầm nhìn của bạn rộng mở hơn.
(Nguồn />Câu 1. Nêu tác hại của việc con người bị trói buộc vào cuộc sống nhàm chán, đơn điệu hàng ngày
được nêu trong văn bản?
Câu 2. Việc giải thích từ “Sekai” trong tiếng Nhật của văn bản có tác dụng gì?
Câu 3. Anh, chị hãy nêu ít nhất hai hình thức trải nghiệm cuộc sống dành cho tuổi trẻ học đường.
44 DE TAP HUAN 12

Page 19


Câu 4. Anh/ chị có đồng tình với quan điểm: thế giới vĩnh viễn sẽ không bao giờ thu nhỏ lại, vậy

nên tầm nhìn của bạn cần phải to lớn hơn được nêu trong văn bản hay khơng? Vì sao?
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của việc
“mạnh dạn chấp nhận những thử thách của cuộc sống” đối với tuổi trẻ trong cuộc
Câu 2. (5,0 điểm)
Trong bốn dòng thơ đầu của bài thơ Việt Bắc, người ở lại có hỏi người về xi;
- Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ khơng
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sơng nhớ nguồn?
Có khi đáp lại, người về xuôi vừa hỏi, vừa gửi gắm nỗi nhớ:
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cơ em gái hái măng một mình.
Rừng thu trăng rọi hịa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung
(Tố Hữu, Ngữ Văn 12, Tập một, tr.109 – 111, NXB Giáo Dục – 2008)
Cảm nhận của anh/ chị về tâm trạng kẻ ở- người đi trong các đoạn thơ trên. Từ đó, rút ra
nhận xét về tính dân tộc trong đoạn thơ.
.-----------HẾT---------HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần
I

Câu

1

2

Nội dung
Đọc hiểu
Tác hại của việc con người bị trói buộc vào cuộc sống nhàm chán,
đơn điệu hàng ngày được nêu trong văn bản:
- Bào mòn trái tim của người trong cuộc;
- Bản thân con người đều thấy mệt mỏi về thể xác, suy sụp tinh thần;
- Làm rạn nứt các mối quan hệ trong gia đình, nhà trường, xã hội.
Việc giải thích từ “Sekai” trong tiếng Nhật của văn bản có tác dụng:
- Từ “Sekai” trong tiếng Nhật có nghĩa là “thế giới”; nhưng trong đó
bản thân từ “kai” lại vừa có nghĩa là “giải” - “phát triển”; lại có
nghĩa là “đáng giá”;
- Tác dụng:
+ Làm rõ đặc điểm của thế giới. Thế giới rộng lớn, luôn phát triển
không ngừng và đáng giá.

44 DE TAP HUAN 12

Điểm
3.0
0.5

1.0

Page 20



3

4

II
1

+ Khuyến khích tuổi trẻ cần phải biết khám phá thế giới
Nêu ít nhất hai hình thức trải nghiệm cuộc sống dành cho tuổi trẻ học
đường:
( Gợi ý), Học sinh có thể nêu 2 trong các hình thức sau:
- Hoạt động câu lạc bộ : Câu lạc bộ là hình thức sinh hoạt ngoại
khóa của những nhóm học sinh cùng sở thích, nhu cầu, năng khiếu,…
dưới sự định hướng của những nhà giáo dục nhằm tạo môi trường
giao lưu thân thiện, tích cực giữa các học sinh với nhau và giữa học
sinh với thầy cô giáo, với những người lớn khác
- Tổ chức trị chơi: Trị chơi là hình thức tổ chức các hoạt động vui
chơi với nội dung kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có tác
dụng giáo dục “chơi mà học, học mà chơi”.
- Tổ chức diễn đàn: tạo điều kiện cho học sinh trực tiếp, chủ động
bày tỏ ý kiến của mình với đơng đảo bạn bè, nhà trường, thầy cô giáo,
cha mẹ và những người lớn khác có liên quan.
- Sân khấu tương tác: là một hình thức nghệ thuật tương tác dựa trên
hoạt động diễn kịch, trong đó vở kịch chỉ có phần mở đầu đưa ra tình
huống, phần cịn lại được sáng tạo bởi những người tham gia.
- Tham quan, dã ngoại: Mục đích của tham quan, dã ngoại là để các
em học sinh được đi thăm, tìm hiểu và học hỏi kiến thức, tiếp xúc với
các di tích lịch sử, văn hóa, cơng trình, nhà máy… ở xa nơi các em
đang sống, học tập, giúp các em có được những kinh nghiệm thực tế,
từ đó có thể áp dụng vào cuộc sống của chính các em.

- Hoạt động chiến dịch:. Việc học sinh tham gia các hoạt động chiến
dịch nhằm tăng cường sự hiểu biết và sự quan tâm của học sinh đối
với các vấn đề xã hội như vấn đề môi trường, an tồn giao thơng, an
tồn xã hội,… giúp học sinh có ý thức hành động vì cộng đồng; tập
dượt cho học sinh tham gia giải quyết những vấn đề xã hội; phát triển
ở học sinh một số kĩ năng cần thiết như kĩ năng hợp tác, kĩ năng thu
thập thông tin, kĩ năng đánh giá và kĩ năng ra quyết định.
Anh/ chị có đồng tình với quan điểm: thế giới vĩnh viễn sẽ không
bao giờ thu nhỏ lại, vậy nên tầm nhìn của bạn cần phải to lớn hơn
được nêu trong văn bản hay khơng? Vì sao?
Học sinh có thể trả lời: Đồng tình ý kiến, khơng đồng tình hoặc
đồng tình một phần nhưng lí giải hợp lí, thuyết phục.
- Đồng tình: Quy luật của thế giới là ln vận động và phát triển
khơng ngừng. Vì thế, sứ mệnh của mỗi người là phải mở rộng tầm
nhìn về thế giới để tăng cường sự hiểu biết, tiếp thu tri thức nhân loại,
rèn luyện kĩ năng sống và làm giàu đời sống tâm hồn.
- Khơng đơng tình hoặc đơng tình một phần: Nêu học sinh có lập luận
hợp lý, thuyết phục, vẫn linh động cho điểm.
Làm văn
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ
của anh/chị về ý nghĩa của việc “mạnh dạn chấp nhận những thử
thách của cuộc sống” đối với tuổi trẻ trong cuộc sống hơm nay được
trích ở phần Đọc hiểu.
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ
Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu
được vấn đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận
được vấn đề.
( Nếu HS viết từ 2 đoạn trở lên thì khơng cho điểm cấu trúc)
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một tư tưởng đạo lí: ý nghĩa
của việc “mạnh dạn chấp nhận những thử thách của cuộc sống” đối


44 DE TAP HUAN 12

0.5

1.0

2.0

0.25

0.25
Page 21


2

với tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các
thao tác lập luận; các phương thức biểu đạt, nhất là nghị luận; kết hợp
chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành
động. Cụ thể:
- Tại sao tuổi trẻ cần “mạnh dạn chấp nhận những thử thách của cuộc
sống”?
+ Tuổi trẻ là tuổi của ước mơ, khát vọng vươn cao, bay xa; được giáo
dục từ gia đình, nhà trường và xã hội;
+ Những khó khăn của cuộc sống là mơi trường để thử thách tuổi trẻ;
+ Minh chứng bằng những tấm gương vượt khó, học giỏi, sống tốt;
những học sinh rơi vào hoàn cảnh bất hạnh nhưng đã vươn lên để gặt
hái những thành quả tốt đẹp

- Bàn bạc mở rộng:
+ Ý nghĩa: Khi “mạnh dạn chấp nhận những thử thách của cuộc
sống”, tuổi trẻ sẽ có bản lĩnh vững vàng; rèn được ý chí, nghị lực; có
sức mạnh tinh thần để từng bước dấn thân vào cuộc đời; làm chủ cuộc
đời của mình…
+ Phê phán một bộ phận giới trẻ ln sống trong sợ hãi: sợ khó, sợ
khổ, trở thành người nhụt chí, thiếu bản lĩnh, dễ sa ngã trước những
cám dỗ của cuộc sống.
- Bài học nhận thức và hành động phù hợp:
+ Về nhận thức: Phải biết thử thách là điều tất yếu để chuẩn bị tinh
thần tìm mọi cách vượt qua.
+ Về hành động: tích cực học tập và rèn luyện, tham gia hoạt động
trải nghiệm cuộc sống…
d. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn
đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt
câu. ( Sai từ 2 lỗi trở lên sẽ khơng tính điểm này)
Trong bốn dịng thơ đầu của bài thơ Việt Bắc, người ở lại có
hỏi người về xi;
- Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ khơng
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sơng nhớ nguồn?
Có khi đáp lại, người về xuôi vừa hỏi, vừa gửi gắm nỗi nhớ:
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cơ em gái hái măng một mình.
Rừng thu trăng rọi hịa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung
Cảm nhận của anh/ chị về tâm trạng kẻ ở- người đi trong các
đoạn thơ trên. Từ đó, rút ra nhận xét về tính dân tộc trong đoạn thơ.
1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài,
kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết
bài kết luận được vấn đề.

44 DE TAP HUAN 12

1.00

0,25
0,25
5,0

(0,25)

Page 22


2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: tâm trạng kẻ ở- người đi
trong các đoạn thơ; tính dân tộc trong đoạn thơ.
3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm
nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ
giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể:
3.1.Mở bài: 0.25

- Giới thiệu tác giả Tố Hữu và tác phẩm “Việt Bắc”, nêu vấn đề
chính: tâm trạng kẻ ở- người đi trong các đoạn thơ (Trích thơ).
- Nêu ý phụ: tính dân tộc trong đoạn thơ.
3.2.Thân bài: 3.50
a. Khái quát sơ lược về tác phẩm cần cảm nhận: 0.25 đ
b. Cảm nhận về tâm trạng kẻ ở- người đi 2.25
* Tâm trạng người ở lại (đồng bào VB)
- Gợi lại tình cảm sâu đậm, gắn bó
+ Cách xưng hơ mình ta.
+ Tính từ: thiết tha, mặn nồng.
- Nhắc nhở người về xi đừng qn nghĩa tình Việt Bắc
+ Câu hỏi tu từ.
+ Điệp cấu trúc “Mình về... có nhớ...”.
- Khẳng định những tình cảm sâu đậm
+ Khoảng thời gian 15 năm gắn bó đầy gian khổ nhưng đầy ắp tình
cảm, kỷ niệm đẹp.
+ Hình ảnh cây – núi; sơng – nguồn: vẻ đẹp của núi rừng VB; ẩn dụ:
VB là cội nguồn của CM với tấm lòng tha thiết không bao giờ vơi
cạn.
=> Tâm trạng lưu luyến, dành hết những tình cảm thiêng liêng sâu
đậm gửi theo người về xuôi.
* Tâm trạng của người về xuôi (cán bộ, chiến sĩ CM)
- 2 câu đầu thể hiện tấm lòng của người về xuôi với VB, luôn thủy
chung, son sắt.
+ Vừa hỏi lại để khẳng định tình cảm, vừa nhắn nhủ VB đừng quên
mình.
+ Nhấn mạnh ấn tượng về vẻ đẹp của “hoa và người”.
- 8 câu sau cho thấy vẻ đẹp hài hịa, gắn bó cùng tơn lên vẻ đẹp của
nhau giữa thiên nhiên và con người.
+ Mùa đông: màu đỏ của hoa, màu xanh của lá tương phản, tươi tắn

đầy sức sống của rừng chuối; người đi lên nương rẫy dáng vẻ khỏe
khoắn, tự tin, đầy sinh khí, nhiệt huyết.
+ Mùa xuân: màu trắng tinh khiết, bung nở của hoa mơ; dáng điệu lao
động với sự tỉ mỉ chăm chút trên từng chiếc lá giang.
+ Mùa hè: không gian ngập tràn màu sắc rực rỡ (rừng phách đổ
vàng), âm thanh rộn rã (ve kêu); hình ảnh thân thương của người em
dịu dàng, thướt tha nhưng vẫn đậm chất lao động.
+ Mùa thu: ánh trăng tràn ngập tạo nên sắc màu lung linh, không gian
huyền ảo, lãng mạn, gợi ước mơ thanh bình; tiếng hát ca ngợi ân tình
thủy chung càng làm đẹp hơn tâm tình của người VB.
=> Lời thơ thể hiện những ấn tượng sâu đậm, khó phai trong lịng
người về xi; cách cảm nhận xuất phát từ tình cảm tha thiết với VB:
vẻ đẹp của cảnh hữu tình, người dun dáng hịa quyện vào nhau
trong một khung cảnh đậm chất trữ tình đằm thắm.
* Những đặc sắc nghệ thuật: thể thơ lục bát với âm hưởng nhẹ nhàng,
sâu lắng; lối xưng hơ mình – ta; kết cấu đối đáp của ca dao dân ca;
hình ảnh bình dị mà gợi cảm; giọng thơ tha thiết, đậm chất trữ tình.
44 DE TAP HUAN 12

(0,25)
(4.00)

Page 23


c. Bàn luận mở rộng: Tính dân tộc trong 2 đoạn thơ
* Về nội dung
- Tình cảm sâu đậm của người đi kẻ ở đã thể hiện những phẩm chất
tốt đẹp từ ngàn đời của nhân dân ta: coi trọng tình nghĩa hơn của cải
vật chất; tình cảm sâu đậm khơng dễ xóa nhịa, qn lãng; sống thủy

chung có trước có sau; tấm lịng tri ân, hướng về cội nguồn đã cho
mình khơn lớn; tinh thần lạc quan: chia tay nhưng không bi ai, gợi
nhớ kỉ niệm CM dù gian khổ nhưng vẫn ln chứa đựng những cái
nhìn tích cực...
- Vẻ đẹp trong cả hai đoạn đều là vẻ đẹp hướng nội, khai thác từ sự
dung dị, mộc mạc mà đầy sức gợi cảm của con người và thiên nhiên
cảnh vật. Đó chính là quan niệm thẩm mỹ thuần Việt: không chú
trọng vẻ đẹp sắc sảo, rực rỡ mà đề cao sự thanh khiết, nhẹ nhàng; nét
đẹp của tâm hồn luôn hướng vào trong với những cung bậc sâu
lắng;vẻ đẹp của thiên nhiên tồn tại trong chính cuộc sống quanh ta...
- Hai đoạn thơ cũng cho thấy cách cảm nhận của nhà thơ về những
vấn đề chính trị: ln đề cao những sự kiện lớn lao, liên quan đến vận
mệnh đất nước nhưng cách thể hiện không phù phiếm, cố tạo ra vẻ
hoành tráng mà rất nhẹ nhàng, sâu lắng.
* Về nghệ thuật: Tố Hữu đã khai thác triệt để những vốn quý trong
kho tàng văn học dân gian của dân tộc: thể thơ lục bát; hình ảnh, con
người gắn liên với vùng đất Việt Bắc; chất liệu từ những câu tục ngữ;
đại từ nhân xưng mình-ta mượn từ ca dao, dân ca; giọng điệu nhẹ
nhàng mà chân thành, sâu lắng phù hợp với cách cảm, cách tả, cách
gợi về vẻ đẹp của ân tình, của cảnh và người, của những hoài niệm
trong buổi chia tay.
3.3.Kết bài: 0.25
- Khẳng định lại ý nghĩa, giá trị của tác phẩm.
- Nêu bài học liên hệ: ý thức phát huy truyền thống dân tộc; lối sống
tình nghĩa, thủy chung; tình yêu thiên nhiên, lịng u nước...
4. Sáng tạo
(0,25)
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về
vấn đề nghị luận.
5. Chính tả, dùng từ, đặt câu

(0,25)
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu

44 DE TAP HUAN 12

Page 24


ĐỀ 6
Phần I: Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi
“ Cuộc sống này cũng vậy… Ở đâu đó ngồi kia là những người có thể giống ta. Ở đâu đó ngồi
kia là những người có thể rất khác ta. Có người ưa tụ tập với bạn bè. Có người mải mê rong chơi.
Có người chỉ thích nằm nhà để đọc sách. Có người say cơng nghệ cao. Có người mê đồ cổ. Có
người phải đi thật xa đến tận cùng thế giới thì mới thỏa nguyện. Có người chỉ cần mỗi ngày bước
vào khu vườn rậm rạp sau nhà, tìm thấy một vạt nấm mối mới mọc sau mưa hay một quả trứng gà
tình cờ lạc trong vạt cỏ là đủ thỏa nguyện rồi [...]
Chúng ta vẫn thường nghe một người tằn tiện phán xét người khác là phung phí. Một người hào
phóng đánh giá người kia là keo kiệt. Một người thích ở nhà chê bai kẻ khác bỏ bê gia đình. Và
một người ưa bay nhảy chê cười người ở nhà không biết hưởng thụ cuộc sống… Chúng ta nghe
những điều đó mỗi ngày, đến khi mệt mỏi, đến khi nhận ra rằng đơi khi phải phớt lờ tất cả những
gì người khác nói và rút ra một kinh nghiệm là đừng bao giờ phán xét người khác một cách dễ
dàng.
Thỉnh thoảng chúng ta vẫn gặp những người tự cho mình quyền được phán xét người khác theo
một định kiến có sẵn. Những người không bao giờ chịu chấp nhận sự khác biệt. Đó khơng phải là
điều tồi tệ nhất. Điều tồi tệ nhất là chúng ta chấp nhận bng mình vào tấm lưới định kiến đó.
Cuộc sống của ta nếu bị chi phối bởi định kiến của bản thân đã là điều rất tệ, nên nếu bị điều
khiển bởi định kiến của những người khác hẳn còn tệ hơn nhiều. Sao ta khơng thể thơi sợ hãi, và
thử nghe theo chính mình?”
( Trích “ Nếu biết trăm năm là hữu hạn” – Phạm Lữ Ân)

Câu 1: “Điều tồi tệ nhất” tác giả nói đến trong đoạn trích là gì? (0,5đ)
Câu 2: Vì sao trong cuộc sống chúng ta đừng bao giờ phán xét người khác một cách dễ dàng?
(0,5đ)
Câu 3: Hãy chỉ ra tác hại của việc phán xét người khác theo định kiến? (1,0đ)
Câu 4: Thông điệp anh/ chị rút ra từ đoạn trích trên là gì? (1,0đ)
Phần II: Làm văn (7 điểm)
44 DE TAP HUAN 12

Page 25


×