UBND TỈNH HÀ NAM
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 11 THPT
NĂM HỌC 2021 - 2022
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 180 phút
(Đề thi có 02 trang)
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
Cửa tiệm không nhiều khách, trong nửa tiếng mới chỉ có một người bước vào. Kĩ
thuật cắt hình bóng của người nghệ nhân này là vô cùng điêu luyện, chỉ thấy ông chăm
chú quan sát khách hàng mấy giây rồi cầm kéo lên cắt giấy chuyên nghiệp. Từ những
động tác của nghệ nhân, bạn tơi nhìn thấy được sự lưu lốt phóng khống, tự do bay
bổng của đơi tay ơng. Hai ba phút sau, bằng những nhát cắt dứt khoát, linh động, một
hình cắt bóng sống động đã hiện ra.
Bạn tơi nghĩ bụng:“Lẽ nào mình gặp được cao nhân ở chốn này?” Thế là anh
bước tới, nhờ nghệ nhân cắt bóng chân dung mình. Nghệ nhân niềm nở, mời bạn tơi ngồi
xuống, sau đó quan sát nhanh đường nét của anh ấy. Hình cắt bóng của bạn tơi nhanh
chóng được hồn thành. Anh nhìn hình cắt bóng chân dung mình nhưng lại cảm thấy cái
bóng nghiêng đen rất kì lạ, cái bóng mím mơi, cau mày tốt lên một vẻ buồn bã khơng
thể diễn tả bằng lời.
Nghệ nhân cắt hình bóng nhận ra vẻ ngạc nhiên của anh, giải thích rằng:“Vừa
nhìn thấy anh, tơi đã cảm thấy anh là một người hay bi quan, buồn rầu. Muốn cắt được
hình bóng của một người, kĩ thuật tất nhiên rất quan trọng nhưng quan sát và nắm bắt
thần thái còn quan trọng hơn. Như vậy mới có thể tạo nên một tác phẩm vừa có hình lại
vừa có thần. Tơi làm cơng việc cắt hình bóng này hai mươi năm rồi, tơi làm vì u thích,
khi khơng có khách, tơi thường quan sát những người đi qua đây, hoặc quan sát thiên
nhiên xung quanh, sau đó cắt sự vật, cỏ cây hoa lá, núi non sơng nước… Nhờ sự chịu
khó quan sát này mà kĩ thuật của tôi ngày càng thêm phong phú, bây giờ tơi có thể tự tin
để có thể nắm bắt được diện mạo và truyền thần một người.”
Lúc này trong lịng bạn tơi khơng cịn nỗi nghi hoặc nào nữa. Anh ấy đứng dậy
chuẩn bị ra về nhưng nghệ nhân đã gọi anh lại:“Anh bạn trẻ, tôi thấy trong lịng anh u
sầu buồn bã. Thế này đi, tơi tặng anh một bức cắt bóng có chủ đề là bóng tối nhé!”
Nói xong nghệ nhân cúi đầu, dùng giấy đen bắt đầu cắt hình bóng. Chỉ sau một
lát, một vành trăng khuyết và mấy ngôi sao lấp lánh đã xuất hiện.
(Theo Đá cuội hay kim cương, Dale Carnegie,
NXB Thanh niên, 2018, trang 24,25)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2. Anh/Chị hiểu thế nào về một tác phẩm vừa có hình lại vừa có thần trong câu nói
của người nghệ nhân cắt bóng?
Câu 3. Ý nghĩa của hình cắt bóng chân dung và hình cắt bóng chủ đề bóng tối mà người
nghệ nhân cắt bóng dành tặng cho anh bạn trong văn bản trên?
Câu 4. Qua văn bản, anh/chị hãy nhận xét về vẻ đẹp của người nghệ nhân cắt bóng?
Câu 5. Từ nội dung văn bản, hãy rút ra bài học có ý nghĩa nhất với anh/chị? (Trình bày
trong đoạn văn khoảng 8 đến 10 dòng)
II. LÀM VĂN ( 17,0 điểm)
Câu 1 (7,0 điểm)
Louis Aragon từng tâm sự: “Khơng có niềm tin nào đến với tơi mà khơng phải qua
con đường hồi nghi, lo âu, đau đớn của từng trải.”
Hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
Câu 2 (10,0 điểm)
Nhận xét về chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn, tác giả Bùi Việt Thắng cho rằng:
“Một chi tiết đắt giá ngoài ý nghĩa là một chi tiết chân thực còn cần đạt tới ý
nghĩa tượng trưng, hàm chứa một cách nhìn, một cách đánh giá và năng lực tưởng tượng
của nhà văn về cuộc sống và con người.”
(Bùi Việt Thắng, Truyện ngắn những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại, NXB
ĐHQG Hà Nội, 2011, tr 76)
Anh/Chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng hiểu biết về một số tác phẩm truyện
ngắn trong chương trình Ngữ văn 11, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
--- HẾT---
Họ và tên thí sinh:…………………………………...Số báo danh:...............................................
Người coi thi số 1………………………………Người coi thi số 2……………..........................