Tải bản đầy đủ (.pdf) (249 trang)

Giáo trình Sáng tác mẫu thời trang - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (27.84 MB, 249 trang )

BỘ CƠNG THƯƠNG
TẬP ĐỒN DỆT MAY VIỆT NAM
TRƯỜNG CAO KINH TẾ - KỸ THUẬT VINATEX TP.HCM

GIÁO TRÌNH

SÁNG TÁC MẪU THỜI TRANG
(Lưu hành nội bộ)

Thành Phố Hồ Chí Minh – 2019



Contents
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................... Error! Bookmark not defined.
Phần 1: THIẾT KẾ TẠO DÁNG .......................................................... Error! Bookmark not defined.
Chương I .......................................................................................................................................... 5
KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH NGHỀ THIẾT KẾ............................................................................... 5
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỂ NGÀNH NGHỀ THIẾT KẾ ............................................................ 5
II. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIẾN DESIGN GIAI ĐOẠN 1950-1990 ............................................ 14
III. SỰ PHÁT TRIẾN TỪ Ý TƯỞNG ĐẾN THIẾT KẾ .............................................................. 25
1. Hãy nêu khái niệm Design. ........................................................................................................ 29
2. Hãy trình bày tóm tắt quá trình hình thành ngành nghề thiết kế thời trang giai đoạn đầu. ....... 29
3. Hãy trình bày các quá trình phát triển Design giai đoạn 1950-1990. ........................................ 29
4. Hãy phân tích sự phát triển từ ý tưởng đến thiết kế sản phẩm nói chung. ................................. 29
Chương II ....................................................................................................................................... 30
KHÁI QUÁT VỀ THIẾT KẾ THỜI TRANG ............................................................................... 30
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THIẾT KẾ THỜI TRANG ............................................................ 30
II. KHÁI QUÁT VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIẾN NGÀNH THIẾT KẾ THỜI TRANG
VIỆT NAM .................................................................................................................................... 39
III. TẦM QUAN TRỌNG CỦA THƯƠNG HIỆU THỜI TRANG VÀ PHONG CÁCH TRONG


SỰ LỰA CHỌN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG .............................................................................. 43
IV. PHÂN LOẠI PHONG CÁCH THIẾT KẾ THỜI TRANG .................................................... 46
Chương III ..................................................................................................................................... 53
CƠ SỞ THIẾT KẾ TẠO DÁNG THỜI TRANG .......................................................................... 53
I. KHÁI NIỆM BỘ SƯU TẬP TRANG PHỤC ............................................................................ 53
II. ĐỐI TƯỢNG THIẾT KẾ.......................................................................................................... 55
III. ĐẶC ĐIỂM TRANG PHỤC ẢNH HƯỞNG THEO TÂM SINH LÝ ĐỐI TƯỢNG SỬ
DỤNG TRANG PHỤC ................................................................................................................. 56
IV. NGHỆ THUẬT PHỐI MÀU TRANG PHỤC ........................................................................ 64
V. TIẾN TRÌNH THIẾT KẾ THỜI TRANG ................................................................................ 71
Phần 2: SÁNG TÁC MẪU THỜI TRANG ...................................... Error! Bookmark not defined.
Chương I ........................................................................................................................................ 75
CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG VẼ PHÁC HỌA THỜI TRANG................................. 75
I. CÁC DỤNG CỤ HỌC TẬP ....................................................................................................... 75


II. Ý TƯỞNG SÁNG TẠO VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP THỂ HIỆN ........................................... 79
III. NGUYÊN TẮC VẼ DỰNG HÌNH DÁNG NGƯỜI MẪU THỜI TRANG ........................... 84
IV.PHƯƠNG PHÁP VẼ TRANG PHỤC LÊN HÌNH VẼ DÁNG NGƯỜI MẪU .................... 103
V. BÀI TẬP ÁP DỤNG .............................................................................................................. 107
Chương II ..................................................................................................................................... 109
PHƯƠNG PHÁP THỂ HIỆN CHẤT LIỆU TRONG VẼ PHÁC HỌA ...................................... 109
THỜI TRANG ............................................................................................................................. 109
I. PHƯƠNG PHÁP VẼ THỂ HIỆN TÍNH CHẤT NGUYÊN LIỆU CỦA TRANG PHỤC ...... 109
II. PHƯƠNG PHÁP VẼ THỂ HIỆN HOA VĂN TRÊN TRANG PHỤC .................................. 124
III. BÀI TẬP ÁP DỤNG ............................................................................................................. 130
Chương III ................................................................................................................................... 131
PHƯƠNG PHÁP VẼ PHÁC HỌA BỘ SƯU TẬP TRANG PHỤC ........................................... 131
THEO THỂ LOẠI ....................................................................................................................... 131
I. PHƯƠNG PHÁP VẼ PHÁC HỌA BỘ SƯU TẬP TRANG PHỤC THEO THỂ LOẠI DẠO

PHỐ ............................................................................................................................................. 131
II. PHƯƠNG PHÁP VẼ PHÁC HỌA BỘ SƯU TẬP TRANG PHỤC THEO THỂ LOẠI CÔNG
SỞ ................................................................................................................................................ 162
III. PHƯƠNG PHÁP VẼ PHÁC HỌA BỘ SƯU TẬP TRANG PHỤC THEO THỀ LOẠI ĐỒNG
PHỤC ........................................................................................................................................... 178
IV. PHƯƠNG PHÁP VẼ PHÁC HỌA BỘ SƯU TẬP TRANG PHỤC THEO THỂ LOẠI DẠ
HỘI .............................................................................................................................................. 189
V. PHƯƠNG PHÁP VẼ PHÁC HỌA BỘ SƯU TẬP TRANG PHỤC THEO THỂ LOẠI NGHỆ
THUẬT BIỄU DIỄN ................................................................................................................... 210
Chương IV ................................................................................................................................... 223
PHƯƠNG PHÁP VẼ PHÁC HỌA BỘ SƯU TẬP TRANG PHỤC THEO ĐỀ TÀI Ý TƯỞNG
..................................................................................................................................................... 223
I. KHÁI NIỆM ĐỀ TÀI Ý TƯỞNG SÁNG TÁC ....................................................................... 223
III. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN VẼ PHÁC HỌA BỘ SƯU TẬP THEO ĐỀ TÀI Ý TƯỞNG ... 226
II. GIỚI THIỆU HÌNH VẼ MỘT SỐ BỘ SƯU TẬP TRANG PHỤC THEO ĐỀ TÀI Ý TƯỞNG
CỦA CÁC THÍ SINH DỰ THI CÁC CUỘC THI VIỆT NAM COLLECTION GRAN PRIX 239
IV. BÀI TẬP ÁP DỤNG ............................................................................................................. 246
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................................... 247



LỜI NĨI ĐẦU
Giáo trình Sáng tác mẫu thời trang được biên soạn dùng để tham khảo giảng dạy
và học tập cho giáo viên và học sinh - sinh viên chuyên ngành thiết kế thời trang các
trường cao đẳng và trung cấp. Thơng qua giáo trình, tác giả mong đánh thức và phát
triển khả năng cảm nhận của người đọc về màu sắc, hình ảnh gây ấn tượng trong việc
nghiên cứu và mẫu thiết kế trang phục, vận dụng ý tưởng sáng tạo thiết kế mẫu trang
phục thời trang, nguyên lý thiết kế thời trang, phương pháp vẽ các bản vẽ thiết kế thời
trang, phác thảo ý tưởng để phát triển ý tưởng thành bộ sưu tập thời trang.
Giáo trình cung cấp cho đọc giả những kiến thức cơ bản nhất về các phương pháp

vẽ dựng hình dáng người mẫu dùng trong vẽ sáng tác thời trang, các phương pháp thể
hiện chất liệu, phương pháp vẽ phác hoạ bộ sưu tập trang phục theo thể loại trang phục
và theo đề tài ý tưởng nghiên cứu.
Giáo trình gồm có bốn chương, trong mỗi chương tập trung chủ yếu vào những
kiến thức cơ bản nhất, cơ đọng nhất để người đọc có thể nắm được những nội dung
chính. Trong chương thứ nhất, tác giả muốn giới thiệu đến đọc giả những kiến thức về
phương pháp vẽ dựng hình dáng người mẫu thời trang để ứng dụng vào vẽ sáng tác thời
trang.
Chương thứ hai cung cấp cho đọc giả những kiến thức về phương pháp thể hiện
chất liệu theo tính chất và hoa văn của vải. Chương thứ ba và chương thứ tư cung cấp
cho đọc giả phương pháp thực hiện vẽ phác họa mẫu bộ sưu tập thời trang theo thể loại
trang phục và theo đề tài ý tưởng sáng tác.
Trong giáo trình có sử dụng nguồn thơng tin và một số tài liệu, hình ảnh từ Giáo
trình Phương pháp vẽ người mẫu trong thiết kế thời trang, Nhà xuất bản mỹ thuật 2002,
tài liệu Phương Pháp Vẽ Thiết Kế Thời Trang, tác giả Anh Vũ, Nhà xuất bản Văn hóa
Thơng tin- 2003, các trang web và các tạp chí dệt may, thời trang. Trong quá trình biên
soạn, mặc dù tác giả đã cố gắng nhưng không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót
nhất định. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà nghiên cứu, các
đồng nghiệp, học sinh - sinh viên để giáo trình ngày càng được hoàn thiện hơn.


5

Phần 1: THIẾT KẾ TẠO DÁNG
Chương I

KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH NGHỀ THIẾT KẾ
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỂ NGÀNH NGHỀ THIẾT KẾ
Chúng ta nghe thấy khái niệm Design ở mọi nơi, Design trở thành một phạm trù
của văn hóa, nó chiếm một chuyên mục riêng trong các tạp chí, các chương trình vơ tuyến

giống như mỹ thuật văn học. Trước đây, trên thế giới tên tuổi các nhà tạo mẫu (tạo dáng
cơng nghiệp) ít có ý nghĩa - ngoại trừ các nhà tạo mẫu thời trang nổi tiếng - nhưng ngày
nay các nhà tạo dáng hàng đầu cũng có vị trí khơng khác gì các siêu sao màn bạc của điện
ảnh và âm nhạc. Tên tuổi các nhà tạo mẫu nổi tiếng như: Ettore Sottsass, Philippe Starck
và Metteo Thun và các sản phẩm do họ thiết kế được nhiều người biết đến và chính họ đã
mở ra một chương sử mới của loại nghệ thuật này. Nhiều hãng đã sử dụng tên của các nhà
tạo mẫu làm nhãn hiệu, biểu tượng cho hãng của mình. Để nâng được giá trị sản phẩm và
sự hấp dẫn với người mua, họ cho ra đời các loại sản phẩm có ký hiệu riêng - như để sưu
tập - từ các bộ ghế ngồi, các hệ thống thiết bị Hi-fi hoặc các bộ tách thủy tinh. Ngày nay,
Design đã được thừa nhận là một bộ phận lịch sử văn hóa.
Thế kỉ XX, Design được coi trọng như một chính sách kinh doanh của hãng. Trong
một thời đại mà khoa học kỹ thuật đã được đến đỉnh cao, sự chênh lệch về chất lượng kỹ
thuật trong những phương diện cụ thể không là vấn đề bàn cãi và giá cả cũng tương tự,
mặt bằng chi phí vật tư nguyên liệu, điều kiện làm việc, lương bỗng giống nhau - thì
Design sẽ trở thành yếu tố để so sánh cuối cùng và là yếu tố quan trọng nhất trong cuộc
cạnh tranh. Việc tạo dáng sản phẩm riêng lẻ chỉ là một phần trong hình ảnh của cơng ty được biểu hiện từ tấm danh thiếp cho đến biểu trưng văn phịng của hãng, từ bao bì sản
phẩm cho đến tiêu chí quảng cáo - gọi là Corporate Indentidy. Thực tế thì Design là nhận
thức đã đi vào đời sống tuyên truyền, triễn lãm và cạnh tranh trong các họp bàn tròn của
doanh nghiệp, của các trung tâm thiết kế và các cơ quan công cộng đến cán bộ y tế, các
phịng thương mại và các cơng nghiệp của các quốc gia.


6

1. Khái niệm Design
Trong thực tế, danh từ Design bị lạm dụng đã dẫn đến lạm phát về khái niệm giống
như sử dụng một con dấu chất lượng, danh từ được sử dụng vơ tội vạ cho mọi hàng hóa,
cho mọi đồ vật cốt để bán hàng. Nào là “Designer -Jen”, “Designer - Brille”, “Designer Moebel”, thậm chí cả “Design - Drogen” khơng có liên quan gì đến ý nghĩa gốc của danh
từ này.



Chương I: Khái quát về Design

7

Bên cạnh những hiện tượng sử dụng ngơn từ đó, trong những năm 1980 đã diễn ra
nhiều cuộc tranh luận về khái niệm Design nhằm xác định ranh giới của nó giữa mỹ thuật,
thủ cơng, cơng nghiệp Design - trong q trình phát triển của cách mạng cơng nghiệp
cũng như qua các hình thức biểu đạt mới về thẩm mỹ học - khái niệm trên thường bị hòa
đồng với nhau.
Design là một lĩnh vực về mặt lý luận và thực diễn đều chịu sự chi phối của các
yếu tố rất khác nhau, nên đối với lĩnh vực mới mẻ này người ta cũng chưa thể có một định
nghĩa thống nhất.
Danh từ Design xuất xứ từ gốc chữ Ý “Disegno” - có từ thời Phục Hưng - có nghĩa
là phác thảo, bản vẽ và bao trùm tồn bộ là cơng việc của một sự sáng tạo. Đến thế kỷ
XVI, thì khái niệm Design đã được mở rộng ở Anh và mang nghĩa lả “lập trình một cái gì
đó để thể hiện”. Nhà nghiên cứu Buerdek khái niệm về Design là thực hiện phác thảo một
bản vẽ đầu tiên cho một tác phẩm nghệ thuật hoặc một phác thảo của một sản phẩm mỹ
nghệ.
Ngày nay, chúng ta hiểu Design như là khái niệm về phác thảo và lập kế hoạch cho
sản phẩm cơng nghiệp. Nội dung đó có thể sử dụng chung cho thời đại cơng nghiệp hóa
mà ở Anh, Đức và sau cùng là Ý đã dùng. Với q trình cơng nghiệp hóa cũng là q
trình hình thành lịch sử Design được bắt đầu vào khoảng giữa thế kỷ XIX.Trong quá trình
phát triển của mỹ thuật cơng nghiệp, Design đã có nhiều đánh giá khác nhau, những nhìn
nhận khác nhau về vai trị, vị trí của lĩnh vực mới mẻ này. Có những giai đoạn đã dẫn đến
các cuộc tranh cãi nảy lửa bao quanh khái niệm – thế nào là Design?
Trong khu vực những nước nói tiếng Đức chẳng hạn, thuật ngữ cho việc tạo dáng
các sản phẩm công nghiệp cho đến năm 1954 vẫn chưa thấy mấy ai sử dụng danh từ
Design- mà vẫn được gọi là “tạo dáng sản phẩm”, “tạo dáng công nghiệp”…Đến nay, từ
định nghĩa cho đến nội dung đều đã thay đổi nhiều đối với khái niệm Design. Trước đây,

người ta quan niệm Design là việc sản xuất ra một sản phẩm theo phương pháp công
nghiệp, bởi lẽ do sự phát triển và phân cơng lao động của q trình cơng nghiệp hóa thì
việc thiết kế thi cơng, đã khơng còn nằm trong tay một người thợ như trước đây và đó
chính là tiền đề cơ bản cho sự ra đời nghề Design (nhà tạo mẫu), người lãnh trách nhiệm
sau này được gọi là nhà tạo dáng công nghiệp.
Kể từ khi bắt đầu cơng nghiệp hóa đã có nhiều phong trào cải cách xuất hiện ở Anh
và Đức. Đó là cuộc cải cách nền nghệ thuật thủ công, giáo dục ý thức xã hội và giáo dục
thị hiếu thẩm mỹ, nhằm đối lập lại những hậu quả tiêu cực của cơng nghiệp hóa. Có một
xu hướng muốn thay thế các sản phẩm thô kệch của sản xuất công nghiệp bằng những sản


Chương I: Khái quát về Design

8

phẩm chất lượng cao của một sự cách tân trong sản xuất thủ công - phong trào này kêu
gọi hãy trở về với quá khứ, một phong trào khác có mục đích muốn tạo dáng tốt hơn,
nâng cao chất lượng sản phẩm công nghiệp - bằng cách phải tạo mẫu sao cho phù hợp với
những điều kiện sản xuất công nghiệp - nhằm hiện đại hóa sản phẩm - đạt đến mục tiêu
hiện đại, giá cả phải chăng, bền và đẹp .
Những nỗ lực trên cuối cùng cũng đã dẫn đến kết quả của những điều kiện của việc
sản xuất ra các sản phẩm hàng loạt trong công nghiệp phải tuân thủ theo những yếu tố có
tính đạo đức và mang nội dung của cải cách xã hội - cụ thể là thông qua lý luận của chủ
nghĩa công năng đã đưa ra những quan điểm thẩm mỹ trên trở thành nội dung của khái
niệm về Design. Các đại diện của chủ nghĩa hiện đại và chủ nghĩa cơng năng cho rằng hình thức của một đồ vật phải tuân thủ nội dung (công năng) của nó - ở đó khơng được
trang trí thừa thãi. Điều thứ hai là những điều kiện sản xuất công nghiệp địi hỏi phải có
một ngơn ngữ tạo hình đơn giản, theo những hình kỷ hà (hình học) và phải được tiêu
chuẩn hóa, định hình hóa, nhằm tạo ra những sản phẩm bền, đẹp có chất lượng cao, sản
xuất với giá thành phải chăng để thỏa mãn và phù hợp với nhu cầu cải cách xã hội.
Lý luận của chủ nghĩa công năng là kim chỉ nam và định hướng cho đến thời kỳ hiện

đại, nó đã thống trị về nội dung thẩm mỹ đối với nền Design công nghiệp chính thống.
Khái niệm Design đồng nghĩa với sự đơn giản về hình dáng, và sự đơn giản của hình dáng
lại đồng nghĩa với tiện dụng, chất lượng cao và giá thành hợp lý.
2. Khái niệm nghề nghiệp nhà tạo mẫu nói chung
Danh hiệu nghề nghiệp nhà tạo mẫu (Designer) khơng có trong danh sách đăng ký
bản quyền, cho nên bất kỳ ai làm gì dính dáng đến cơng việc thiết kế đều có thể tự phong
là Designer. Trong thực tế có nhiều nhà tạo dáng nổi tiếng khơng qua đào tạo chuyên
nghiệp mà họ tạt sang từ các lĩnh vực kiến trúc hoặc quảng cáo. Ngày nay, việc đào tạo
các nhà tạo dáng thông thường phải qua các nhà đào tạo trung cấp hoặc cao đẳng tồn
phần để có được bằng Diploma - Tạo dáng công nghiệp hoặc thiết kế đồ họa. Việc đào tạo
các nhà tạo dáng công nghiệp bao gồm toàn bộ các lĩnh vực của các bộ môn khoa học rất
cần thiết cho kiến thức để hành nghề Design thực thụ đó là các mơn thẩm mỹ học, tín hiệu
học, lý thuyết màu… Bộ mơn phân tích và thể hiện sản phẩm gồm: Hình học, viễn cận và
lý thuyết về tỉ lệ. Về chuyên ngành của quá trình thiết kế cần có những thơng tin cập nhật
về vật lý, sức bền vật liệu, thiết kế mỹ thuật, tiêu chuẩn hóa và định hình hóa.
Design là một nghề nghiệp phong phú và đa dạng. Người ta chia ngành làm hai
nhánh: Thiết kế đồ họa và Thiết kế công nghiệp. Ngày nay, khái niệm cơng nghiệp khơng
cịn nữa bởi các hình thức tổ chức và sản xuất nói chung đã không thể tách bạch nổi. Các


Chương I: Khái quát về Design

9

nhà tạo dáng công nghiệp đã có một phạm vi hoạt động rộng lớn từ những sản phẩm tiêu
dùng hàng ngày như đồ gỗ, dụng cụ gia đình, quần áo… cho đến các sản phẩm công
nghiệp không chỉ hoạt động trên thế giới của hàng hóa tiêu dùng - họ cịn hoạt động cả
trong lĩnh vực thiết kế xe tăng, tên lửa, thiết kế các dụng cụ y tế, các sản phẩm siêu
âm…trong các năm gần đây, các nhà Design còn tham gia thúc đẩy sự tiến bộ của kỹ
thuật, y học, hoặc các lĩnh vực phục hồi chức năng.

Design là một quá trình được bắt đầu từ phác thảo và lập kế hoạch để thực hiện sản
xuất một sản phẩm hoặc thực hiện một dịch vụ. Đó là q trình phát triển biện chứng qua
lại giữa việc xác định nội dung của sản phẩm để xây dựng một hình thức thích hợp cho
nó. Nói đến điều đó khơng chỉ đề cập đến việc xác định các chức năng kỹ thuật, chức
năng về nhân trắc (Ergonomie), mà còn hàng loạt các chức năng khác như: thẩm mỹ, tín
hiệu và biểu tượng, tạo nên khả năng giao tiếp của sản phẩm.
Nhiều mơ hình lý thuyết tương tự đã xuất hiện, trở thành đối tượng tranh luận giữa
hình dáng và cơng năng trong lịch sử phát triển Design. Chúng ta có thể xác định ba chức
năng chính của một sản phẩm khi nói về Design:
- Chức năng kỹ thuật và thực tiễn.
- Chức năng thẩm mỹ.
- Chức năng biểu tượng.
Giới thiệu một số nhà thiết kế tạo dáng nổi tiếng và một số tác phẩm tạo dáng tiêu
biểu. (Xem hình 1.1,1.2, 1.3)

Hình 1.1. Ettore Sottsass và một số sản phẩm tiêu biểu do ông thiết kế


Chương I: Khái quát về Design

10

3. Quá trình hình thành Design nói chung
Nếu như ngày nay chúng ta coi Design là sản phẩm của q trình cơng nghiệp hóa
thì sự hình thành của Design hiện đại cũng khơng tách rời những yếu tố của thời kỳ tiền
công nghiệp. Bởi ngay thời kỳ đầu từ hình dáng, phong tục tập quán, cách sử dụng và
hình mẫu thẩm mỹ của thời kỳ đó đã mang tính định hướng và ý nghĩa to lớn cho sự phát
triển sau này.
Giai đoạn quá độ chuyển từ sản xuất thủ cơng lên cơ khí là giai đoạn tách giữa lao
động cơ bắp và lao động cơ khí - cơng việc đó được phân biệc bằng bản vẽ (phác thảo).

Để đáp ứng cho sản xuất công nghiệp, đã có rất nhiều cặp đựng các bản vẽ thiết kế và đã
có nhiều sách in các bản mẫu thiết kế để phục vụ cho các hợp đồng sản xuất. Nhiều mẫu
thiết kế đã được tiêu chuẩn hóa và in ra theo đơn đặt hàng như các loại đồ gỗ đã được
quảng cáo qua các tờ gấp và trên các tạp chí. Cho nên phác thảo cịn có một ý nghĩa quan
trọng không chỉ để phục vụ sản xuất mà còn phục vụ tiêu thụ. Với tầm quan trọng ngày


Chương I: Khái quát về Design

11

càng tăng của bản vẽ thiết kế - môn vẽ kỹ thuật đã được chuyên mơn hóa và trở thành bộ
mơn hàng đầu trong sản xuất cơng nghiệp. Ngồi những chuyển động trên, bên cạnh việc
bổ sung các bộ môn kỹ thuật đã xuất hiện các ngành học mới về giáo dục thị hiếu. Giữa
thế kỷ XIX, ở Đức hình thành các bảo tàng, các sưu tập, các trường nghề của thủ công mỹ
nghệ và thủ công nghiệp bên cạnh các Viện hàn lâm nghệ thuật cổ điển. Song, nơi đi tiên
phong trong quá trình cơng nghiệp hóa và phát triển sớm nhất trong lĩnh vực này phải kể
đến nước Anh, bởi từ cuối thế kỷ XVIII nền cơng nghiệp đã bắt đầu có ở đó và họ đã đi
trước 50 năm so với phần còn lại của châu Âu.
Cuối thế kỷ XVIII sang đầu thế kỷ XIX, ở châu Âu có những chính sách kinh tế
nhằm phát triển cơng nghiệp và thương mại, chính nhờ vậy đã tạo tiền đề cho mỹ thuật
công nghiệp hình thành. Cuộc cách mạng tư sản Pháp năm 1789 là điểm xuất phát cho sự
thay đổi về luận lý và kinh tế - tiến trình cách mạng và trật tự chính trị mới ở châu Âu.
Sau hội nghị Viên năm 1814… đã tạo đà bãi bỏ những chính sách thuế quan, thương mại
khắt khe và bộ máy hành chính quan liêu tạo thuận lợi cho sự phát triển của thủ công
nghiệp, thương nghiệp cũng như sản xuất công nghiệp nói chung.
Ngồi những chính sách trên cịn một yếu tố nữa đó là giai cấp tư sản sau khi đã
thống trị, đã tạo cho nó một hình mẫu thẩm mỹ mới trong đời sống. Đạo đức, lối sống có
tác động mạnh mẽ đến thị hiếu tiêu dùng, ảnh hưởng trực tiếp đến Design ngày hôm nay.
Những yêu cầu quan trọng nhất của Design hiện đại như công bằng, sự thuần khiết và

chuẩn xác - hình thành lúc khởi đầu bởi kỹ thuật sản xuất do tư bản sinh ra - nhưng đồng
thời con người làm việc lúc đó cũng cịn nặng nề về tín ngưỡng, ít ai có được sự kích
thích nhờ vào trình độ kỹ thuật.
4. Q trình hình thành ngành nghề thiết kế thời trang - Fashion design
Thời trang hiện đại với tính quần chúng rất cách mạng được bắt đầu vào nửa cuối
thế kỷ XIX ở Châu Âu ở Paris thủ đơ nước Pháp. Có thể nói người khởi đầu ngành nghề
thiết kế thời trang, khởi đầu thời kỳ thời trang hiện đại là Charles Frederick Worth (1825 1895) một thợ may người Anh sang sinh sống tại Paris. Ông là người đầu tiên thấy rõ một
tầng lớp tư sản mới được sinh sơi nẩy nở có nhu cầu ăn mặc đẹp nhưng thiếu khả năng
thẩm mỹ và kinh nghiệm may mặc, phụ thuộc vào những lời khuyên của thợ may, đây là
điều kiện đặc biệt làm nảy sinh cho một nền thời trang mới. Năm 1858, Charles Frederick
Worth thành lập cửa hiệu mang tên ông tại Paris đặt viên gạch đầu tiên của ngành may đo
hiện đại, khơng cịn là một hiệu may bình thường như những hiệu may từ trước đến mà
hiệu may của ông trở thành Haute Couture - nhà may, nơi tạo mẫu, sản xuất, tư vấn về
thời trang cho khách hàng. Worth là người đầu tiên thay đổi hình ảnh Couturier (thợ may),


Chương I: Khái quát về Design

12

người chỉ biết thực hiện ý định của khách hàng thành Fashion designer (nhà tạo mẫu,
người sáng tạo, thực hiện và định hướng thẩm mỹ, thời trang cho khách hàng).
Xuất thân từ một gia đình nghèo khó nhưng nhờ chí có chí lớn nên ơng đã thu thập
được những kiến thức vơ giá rất có lợi cho sự nghiệp của ông sau này. Công việc đầu tiên
của Worth là phụ việc cho cửa hàng bán vải Swan và Edgar một, công việc của ông là
giúp cho khách hàng tìm được loại vải theo nhu cầu của họ để họ mang đi may. Ông phải
làm việc vất vả 12 giờ/ngày, nhưng những kiến thức học được là vốn quý giá sau 7 năm
ông học được cách tìm hiểu, đánh giá tính chất các loại vải, những đặc tính thích hợp cho
các kiểu mẫu khác nhau, thấu hiểu mối quan tâm về mốt của các tầng lớp thượng lưu bấy
giờ. Ơng cịn tìm cách đọc sách báo, đi xem các cuộc triển lãm, trưng bày nghệ thuật để

bổ sung cho kiến thức của mình. Đầy tham vọng và can đảm, ông bỏ Swan và Edgar để
chuyển sang làm cho Lewis và Allenby, một trong những cửa hàng vải lụa lớn nhất
London.
Năm 1845 trịn 20 tuổi, ơng bỏ Anh sang Paris với rất ít tiền trong túi và vốn tiếng
Pháp bán tạp phẩm. Năm 1847, ơng tìm được chổ làm tại Gagelin và Opigez, một trong
những cửa hàng vải lụa có tiếng lớn nhất nước Pháp với kinh nghiệm sau 12 năm bán
hàng và sau vài năm ông trở thành thợ may. Với tài năng sáng tạo, cải tiến cách may đo
thời đó ơng bắt đầu bằng cách tìm những chất liệu vải thích hợp, ơng dùng các kỹ thuật
may đo của Anh để sáng tạo ra sự hồ hợp giữa các đường cắt và chất vải, ơng ln địi
hỏi sự vừa vặn và chuẩn mực cao. Một trong những tiêu chuẩn cơ bản của thời trang hiện
đại, nhờ vậy ông được tặng các giải thưởng ở Lodon và Paris.
Năm 1858, đó là thời kỳ đế chế Napoleon thứ III, cùng với sự giúp đỡ của vợ,
Worth mở ra nhà may mang tên ông tại số 7 đường Rue de la Paris. Tầng lớp tư sản mới ở
Paris là một đối tượng lí tưởng cho những chuyên gia có tài như ơng, ơng đã may áo cho
cơng chúa Metternich - vợ của đại sứ Áo - bộ váy dạ hội mặc đến dự hội tại cung đình.
Tại đây, Worth đã được giới thiệu cho bà hoàng Eugénie. Từ đó cửa hàng của ơng trở
thành nhà may đo cho hoàng cung. Chỉ sau một thời gian ngắn nhà may của ông trở thành
“nhà độc tài” của thời trang thời bấy giờ. Worth là người đầu tiên thốt ly hồn tồn khỏi
vai trị thuần t thợ may. Trước ơng, khách hàng đặt ra những yêu cầu và thuê thợ may
may cho họ, Worth là người đầu tiên dám áp đặt quan điểm may mặc của ông lên khách
hàng. ( Xem hình 1.4)
Đây là lần đầu tiên xã hội có được khái niệm về Brand name (hàng xịn) loại quần
áo làm tại một nhà may nhất định với kiểu mẫu và mác áo riêng. Để gây tác động mạnh
hơn đến khách hàng, Worth cịn th những cơ gái trẻ, người mẫu mặc trước và trình diễn


Chương I: Khái quát về Design

13


cho khách xem. Những người mẫu này thường được chọn trông giống với khách hàng để
họ dể hình dung. Đó chính là nền móng của những cuộc trình diễn thời trang sau này.
Cùng vời sự phát triển của nhà may, Worth cũng dần dần trở thành một trong những
người lãnh đạo thời trang thời bấy giờ, đoán trước và sáng tạo ra mốt cho từng thời kỳ,
Worth là cha đẻ của thời trang hiện đại. Worth là người biến đổi hoàn toàn mối quan hệ
giữa khách hàng và Couturier. Bắt đầu từ ông, Couturier không còn thuần tuý là thợ may,
người chỉ biết thực hiện ý định thời trang, mà họ đã trở thành những nhà tạo mẫu - những
Fashion designers - tên của Worth đã trở thành biểu tượng của Haute Couture.
Thành công của ông đã làm các Couturier thời bấy giờ đều theo bước chân ông,
những nhà may khác thành lập sau ông như Jeans Paquin, Paul Poiret Jaques
Douhacest,…. đều có cùng hoạt động và mang ý nghĩa như nhà may của ông. Cũng có thể
nói, từ sự đột phá của Charles Frederick Worth đã sinh ra ngành nghề thiết kế thời trang
và nó được phát triển tồn châu Âu và cả châu Mỹ. Qua thời gian, cùng với sự tiến bộ của
khoa học kỹ thuật ngành nghề thiết kế thời trang cũng đã phát triển và cho ra đời những
tuyệt tác thời trang gắn liền với tên tuổi với các nhà thiết kế như Coco Chanel, Christan
Dior, Yves Saint Lauren, Mary Quant, Valentino, Giorgio Armani, Calvin Klein, Rauph
Laurent, Lagerfeld,… ( Xem hình 1.5, 1.6, 1.7, 1.8, 1.9)

Hình 1.7. Chân dung Yves Saint Lauren và một số trang phục tiêu biểu do ông thiết kế

Hình 1.8. Chân dung Mary Quant và một số trang phục tiêu biểu do bà thiết kế


Chương I: Khái quát về Design

14

Hình 1.9. Chân dung Jeanne-Paquin và một số trang phục tiêu biểu do bà thiết kế

II. Q TRÌNH PHÁT TRIẾN DESIGN GIAI ĐOẠN 1950-1990

Khi nói đến lịch sử Design ta không chỉ đề cập đến sự phát triển về kỹ thuật, kinh
tế, thẩm mỹ và xã hội mà còn phải đề cập đến các yếu tố khác nữa như tâm lý, văn hóa và
mơi trường. Lịch sử Design không chỉ là lịch sử của đồ vật và hình dáng của chúng, lịch
sử Design là lịch sử của các hình thức sống, là mối quan tâm và phong cách ứng xử trong
quan hệ giữa con người và đồ vật được phản ánh phần lớn trong lịch sử văn hóa và nền
văn minh của thế kỷ XX.
Năm 1995, nhà nghiên cứu Kuethe Thun đã nghiên cứu và diễn tả bằng mơ hình
sự phát triển Design trong giai đoạn 1950 -1990 như sau:


Chương I: Khái quát về Design

Xã hội phát
triển cao

15

Xã hội ấm no

Xã hộ dư thừa

Thẩm mỹ

Tín hiệu học

Giá trị sử
dụng- cơng
năng

T.niên 60


T.niên 80

Xã hội dư

Xã hội bắt đầu
phát triển
Hình thức chủ
nghĩa Styling

T.niên 70

T.niên 50

Xu hướng phát
triển và các hình
thức xã hội

thừa
T.niên 90
Tự điều chỉnh
Design cảm
ứng

1. Giai đoạn 1950
Năm 1947 Liên đồn thủ cơng Đức được tái lập sau chiến tranh thế giới lần 2, năm
1951 tại thành phố Darmstadt thành lập Vụ tạo dáng công nghiệp do Bộ kinh tế liên bang
Đức quản lý, đây cũng là nơi đề xướng và đặt ra các chính sách khuyến khích và phát
triển tạo dáng công nghiệp. Những cơ quan chức năng này ngay cả sau năm 1945 vẫn giữ
vững quan điểm ủng hộ chủ nghĩa công năng, không chấp nhận các khuynh hướng tạo

dáng khác như chủ nghĩa lịch sử hoặc các phong cách có hình dáng hữu cơ.


Chương I: Khái quát về Design

16

Khái niệm cái tốt là tiêu chuẩn thẩm mỹ của sự đơn giản và hợp lý, khơng có trang
trí thừa. Quan niệm này đã có ngay từ khi mới thành lập Liên đồn thủ cơng Đức. Năm
1949 khái niệm “Hình dáng tốt” đã trở thành tên gọi của một triển lãm do Mác Bill tổ
chức ở Basel và Ulm. Năm 1957 Mác Bill công bố cuốn sách của mình lấy tiêu đề như
vậy và gây ảnh hưởng rộng rãi trong nhân dân. “Hình dáng tốt” trở thành biểu tượng
khơng chỉ có giá trị thẩm mỹ, mà cịn có giá trị đạo đức. Khái niệm đó có sức mạnh vững
vàng trong nền Design Đức đến những năm 70. Hình dáng tốt - có nghĩa là sự đơn giản,
sự chuẩn xác, là bền lâu và là một hình dáng có tuổi thọ cao. (Xem hình 1.10)

Hình 1.10. Các sản phẩm tiêu dùng giai đoạn 1950

2. Giai đoạn 1960
Nếu ở thập niên 50 là những năm biến động thì đến thập niên 60 các nước có nền
cơng nghiệp đã đạt được các thành tựu kinh tế đến đỉnh cao - mà ta gọi là kỳ quan kinh tế.
Đời sống kinh tế của đại đa số nhân dân được bảo đảm trong cuộc khôi phục - kỹ thuật
phát triển với một tốc độ chưa từng có, cuối thập niên này là sự kiện con người chinh
phục mặt trăng (Năm 1969 Edwin Aldrin và Neil Armstrong là người đầu tiên đặt chân
lên mặt trăng). Kỹ thuật và mức sống ổn định đã tác động mạnh vào Design và thói quen


Chương I: Khái quát về Design

17


tiêu dùng của người dân ở châu Âu và ở Mỹ đã thành thông lệ. Hàng hóa tràn ngập, hầu
như gia đình nào cũng có vơ tuyến truyền hình, loa stereo… nhu cầu mỗi gia đình có ơ tơ
riêng và căn hộ riêng tăng vọt.
Nội dung của Design không dựa vào cốt lõi của nghệ thuật để định hướng mà lúc
này dựa vào kỹ thuật, khoa học và phương pháp sản xuất hiện đại để phát triển. Sự tiến bộ
vượt bậc của kỹ thuật trong giao thông, trong khoa học chinh phục vũ trụ, trong thông tin
và truyền thông cũng như sự khám phá ra các chất liệu mới như chất dẻo… đã đánh thức
các nhà tạo dáng cơng nghiệp dám có những giấc mơ xa vời đến một tương lai xây dựng
các ngôi nhà ở không tưởng và mạnh dạng tạo ra các sản phẩm mới với mn hình vạn vẻ
và màu sắc bất ngờ. Cuối thập kỷ này, tại châu Âu diễn ra các cuộc đấu tranh chống lại
nếp sống tiêu thụ của một xã hội tư sản no đủ, buộc trong thiết kế phải đổi mới, phải phá
vỡ những định kiến cứng nhắc.
Nguyên lý trong việc hình thành phong cách của Design Đức những năm 60 theo
mơ hình Ulm là: chủ nghĩa cơng năng với hình dáng tốt. Ngun lý này đã được các cơ
quan, các viện nghiên cứu, các trung tâm thiết kế và hội đồng mỹ thuật công nghiệp khác
nhau coi là chuẩn mực và ứng dụng cho một cách giáo điều. Các giảng viên của trường
đại học tạo dáng công nghiệp Ulm làm việc tại các hãng như Braun, Vitosoe hay
Rosenthal đã tham gia thiết kế các sản phẩm và tạo uy tín cho tên gọi “Hình dáng tốt” hay
“Design German”- yếu tố công năng và công nghệ được đề cao. Khi nói đến danh hiệu
Design người ta nghĩ ngay đến đó phải là nhà kỹ thuật, người kỹ sư chứ không phải là họa
sĩ thiết kế.
Triết lý của “Hình dáng tốt” là hữu ích, hình dáng đơn giản, giá trị sử dụng cao,
tuổi thọ cao, bền lâu, hợp lý, dễ nhìn, xử lý bề mặt tốt, sử dụng vật tư hợp lý, chi tiết tinh
xảo, công nghệ và nhân trắc thích hợp, khơng gây hại đến mơi trường. Tại Ý xuất hiện
một nghề có tên gọi Consultant Designers: nghề tư vấn về tạo dáng có thể cùng một lúc
làm việc cho nhiều hãng khác nhau. Ý nghĩa và mục đích trong chiến lược kinh doanh của
hãng tại Ý bao hàm cả tầng cao văn hóa. Một trong các thí dụ điển hình nhất là chính sách
của hãng Olivetti đã sử dụng các nhà thiết kế và kiến trúc sư trẻ tuổi như E.Sottass,
M.Zanuso hoặc M.Bellini và đã cộng tác với họ. (Xem hình 1.11)



Chương I: Khái qt về Design

18

Design ở đây khơng cịn là việc riêng của các chuyên gia tạo dáng và kỹ thuật, mà cịn là
Hình
đoạnÝ1960
sự nghiệp của kiến trúc
sư,1.11.
triếtCác
giasảnvàphẩm
nhà tiêu
văndùng
nữa.giai
Nước
đã sinh ra các nhà lý luận về
tạo dáng công nghiệp vĩ đại như: G.Dorfles.G.C.Argan, V.Gregotti và sau nữa phải kể
đến U.Eco. Đội ngũ này đã tạo nên khơng khí nghệ thuật trên các tạp chí Design và kiến
trúc rộng rãi trong công luận, điều mà tại Đức mãi đến thập niên 80 mới có được.
3. Giai đoạn 1970
Những năm 60 là thời điểm đạt tới đỉnh cao của một xã hội tiêu dùng và của chủ
nghĩa công năng, song chuyển sang nửa sau của thập niên này người ta đã thấy xuất hiện
dấu hiệu của khủng hoảng. Mọi sự gia tăng, mọi quá trình phát triển của bất kỳ một xu
hướng nào đều có đỉnh điểm của nó và mở đầu những năm 70 (1973) thế giới được chứng
kiến cú sốc về khủng hoảng dầu lửa.
Sự no nê sung sướng, do có nhiều hàng hóa sản xuất hàng loạt và kết quả của các
sản phẩm theo phong cách thực dụng của chủ nghĩa công năng trong thiết kế hiện đại
ngày càng bị phê phán kịch liệt và vị trí của Design trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa trở

nên nghi ngại. Nhiều nhà tạo mẫu khơng muốn mình trở thành kẻ “Tiếp tay cho nền công
nghiệp”. Họ làm việc tự do và đi làm thể nghiệm với mong muốn sẽ là người tạo ra một
thự tế mới được xã hội chấp nhận. Những sự kiện chính trị sơi động tại các thành phố lớn
của châu Âu, cuộc chiến tranh Việt Nam,… cũng làm cho Design thay đổi. Ý nghĩa của
một sản phẩm được thiết kế không chỉ mang biểu tượng của hình thức mà cịn mang ý
nghĩa xã hội.
Thực tế đến lúc này lý thuyết của chủ nghĩa công năng khơng cịn sức thuyết phục
nữa. Người ta đi tìm lối thoát khỏi sự bế tắc này. Những thay đổi lớn trong đời sống văn
hóa của các đơ thị, đặt biệt tầng lớp thanh niên bị cuốn hút bởi các phong trào âm nhạc,
Pop-art và phim ảnh mạnh mẽ. Khởi đầu từ nước Anh, rồi Ý và sang lan Đức hình thành
các phong trào cực đoan chống lại chủ nghĩa công năng trong kiến trúc và tạo dáng công
nghiệp, chống lại quan niệm sản xuất hàng loạt của các Viện tạo dáng công nghiệp. Tại
Mỹ xuất hiện đầu tiên các bài báo phê phán phái hiện đại trên các mặt văn hóa, tâm lý và
biểu tượng trong kiến trúc, coi kiến trúc là trung tâm của vấn đề cần lên án và cũng từ đây
bắt đầu sự ra đời của lý luận hậu hiện đại.
Ở Đức, nơi chủ nghĩa công năng được ứng dụng một cách giáo điều trong kiến trúc
và Design, đặt biệt sau chiến tranh lại được ứng dụng cứng nhắc cho các khu dân cư mới
xây dựng lại mà ngày nay chúng ta phải gánh lấy hậu quả của các qui trình hoạch tổng thể
của thập niên 60. Nhiều vấn đề trong lý luận của chủ nghĩa công năng được xét lại, ngay


Chương I: Khái quát về Design

19

cả quan điểm cho rằng khơng được đề cao vai trị của mỹ thuật trong quá trình phác thảo
chẳng hạn. (Xem hình 1.12)

Hình 1.12. Các sản phẩm tiêu dùng giai đoạn 1970


Âm nhạc Pop ở Anh và phong trào Hippie trong thanh niên Mỹ đã tạo ra loại ngơn
ngữ hình thể mới “Flower- Power” gắn bó mặt thiết với Pop-art của đồ họa, thời trang và
trang trí nội thất theo con đường mới (hủy bỏ cái cũ), tác động vào sáng tác của các nhà
Design. Văn hóa quần chúng trong quảng đại thanh niên của thập niên 60 như âm nhạc
Pop phản ảnh sự khước từ tính truyền thống, Pop-art (nghệ thuật Pop) tuyên chiến với
những tiêu chuẩn thẩm mỹ của nghệ thuật. Khắp nơi đua nhau làm nghề nghệ thuật; các


Chương I: Khái quát về Design

20

loại đồ dùng bàn ghế, các loại tranh Comics và quảng cáo, tự thân vốn chẳng cao siêu gì
về mỹ cảm, mà nội dung cịn kích động tầm thường được đưa vào tranh của
R.Lichtenstein, T.Weselmann hoặc A.Warhol và trở thành nghệ thuật và được sử dụng
làm khẩu hiệu tuyên truyền cho xã hội tiêu dùng.
Xu hướng thẩm mỹ đó đã tác động vào Design. Việc sử dụng chất dẻo đã cho phép
các nhà thiết kế tạo ra các hình dáng hấp dẫn, lạ kỳ, uốn éo, lắm khi cịn kích động và
đồng hành với việc khước từ quan niệm sống mẫu mực của giới trung lưu. Thế hệ thập
niên 68 đã sinh ra mơ hình trung dung. Trong trang trí nội thất pha trộn giữa các đồ vật rẻ
tiền, tầm thường bên cạnh các đồ đạc tự chọn, đồ ngoại lai bên cạnh đồ cổ điển, các đồ cũ
kỹ bên cạnh đồ dùng mới ra đời…tạo nên một không gian ở phức hợp . Tác động của
một nền văn hóa trẻ tuổi với lối sống xô bồ, cộng với những thành tựu của kỹ thuật và sự
phấn khích của khoa học vũ trụ cùng với một xã hội tràn ngập phim ảnh…như cuốn phim
đầy ấn tượng 200, với tiêu đề Odeysseetrong vũ trụ (1968) đã được coi là hướng đi tới
của tương lai và làm cho các nhà tạo dáng coi là tiêu chí cho sáng tác..
4. Giai đoạn 1980-1990
Những năm 1980 là những năm đột biến, là thập kỷ có sự chuyển động như vũ bảo
của kỹ thuật, xã hội, sinh thái, văn hóa và phong cách với tốc lực chưa từng có so với các
thập kỷ đã qua. Giống như trong lịch sử mỹ thuật, xuất phát từ nhận thức của nghệ thuật

trong các năm 60 và 70 đã diễn ra nền “ Hội họa ngông cuồng ” thay thế cho hội họa biểu
hiện và hình thể - thì trong kiến trúc và Design cũng chấm dứt sự thống trị của phái hiện
đại và chủ nghĩa công năng. Trong giai đoạn này người ta khó có thể đo được tác dụng và
ảnh hưởng lớn lao của “Memphis” và cũng từ đây, năm 1980 đã xuất hiện “ Diễn đàn
Design ” được tổ chức tại Linz (Áo) đề ra cương lĩnh cho Design phát triển. Tại diễn đàn
này, toàn bộ lịch sử Design được đánh giá, nội dung và ý nghĩa của Design cũng như mối
quan hệ giữa đồ vật và người sử dụng được đề cao.
Sự thừa nhận cho một đa phong cách và các xu hướng cũng chính là lối thốt khỏi
ngõ cụt và chủ nghĩa công năng – đã hướng cho sự phát triển Design tren toàn châu Âu
sang một trang sử mới. Do vậy ý nghĩa của Design cũng đưuợc khẳng lại. Những năm 80
được coi là thập niên của Design. Design khơng chỉ được coi là vị trí then chốt của tiếp
thị và quảng cáo, nó cịn tham dự vào tổ chức phong cách sống, tạo ra thói quen tiêu dùng
và thái đô ứng xử xã hội. Design đã trở thành phương tiện thông tin và trưng bày quảng
cáo. Những xu hướng phát triển Design mới có thể bộc lộ qua các quan điểm rất gần
nhau:
- Xa rời sản xuất cơng nghiệp và tính duy lý của chủ nghĩa công năng.


Chương I: Khái quát về Design

21

- Trong ý đồ sáng tác và thiết kế của mình phản ánh sức sống mãnh liệt của đơ thị hóa,
của lối sống gấp thơng qua việc thay đổi liên tục mẫu mã, tác động mạnh của nền văn hóa
lớn và đời sống hàng ngày gây dấu ấn trong các dự án, chương trình và hình thức của thiết
kế.
Một nét mới là cho đến ngày nay các nhà thiết kế mới nhận ra phương pháp tiếp thị
là phương tiện thơng tin có thể cạnh tranh với số lượng khá đông dân chúng đến thăm các
bảo tàng. Bên cạnh nhận thức đã thay đổi cho rằng nghệ thuật tạo dáng có một ý nghĩa
quan trọng và có vai trị mới trong thực tiễn văn hóa, nền kỹ thuật phát triển mau lẹ của

những năm cuối đã làm thay đổi hẳn tính năng của nhiều thiết bị và đồ dùng quen thuộc,
yêu cầu ngành tạo dáng phải đáp ứng được trên nhiều lĩnh vực và nhiều cách thức sử
dụng hoàn toàn mới mẻ. Sự phát triển của nền kỹ thuật đã tác động mạnh mẽ một cách
thường xuyên tới nền thẩm mỹ.
Sự hấp dẫn của kỹ thuật thể hiện trong q trình thẩm mỹ hóa ngày càng gia tăng.
Thuật ngữ “High Tech” được chấp nhận là thuật ngữ về phong cách trong kiến trúc và tạo
dáng từ khi xuất bản cuốn sách cùng tên của S.Slezin và J.Kron năm 1978. Phong cách
High-tech nhấn mạnh sự xuất hiện về phương diện cơng nghệ của các tịa nhà thơng qua
sự bố trí ra bên ngồi các mạch lắp đăt và thang máy (Installationsleitungen und
Aufzuege), các chi tiết thiết kế dầm chữ T, các gân chịu lực bằng thép… Ví dụ điển hình
là Trung tâm Pompidou (1977) của R.Piano và R.Rogers tại Paris, Ngân hàng Hồng Kông
- Thượng Hải (1981-1985) của Foster và tòa nhà Lloyd-of-London (1986) của R.Rogers.
Năm 1979, ông chủ của hãng Sony A.Morita đã quyết định sản xuất một loại
phương tiện bỏ túi để nghe nhạc - Walkman, mặc dù có sự phản đối của giám đốc thương
mại của công ty. Phương tiện này trong những năm 80 đã làm thay đổi cảm giác về cuộc
sống và mức tiêu thụ âm nhạc trong nền văn hóa thanh niên một cách sâu sắc. Từ đây
người ta có thể nghe nhạc trong lúc đi tàu điện ngầm, đi mua hàng, v.v…Đài Walkman
được sản xuất tới tận ngày nay với vơ số kiểu dáng khác nhau. Ngun lý của nó trong
thời gian qua đã được ứng dụng trong các đầu CD và các máy truyền hình (Watchman 1988), đầu video (Camcorder - 1983) cũng như trong kỹ thuật CD - Rom (Data - Discman
1991).
Quá trình phát triển nhất quán ngành vi điện tử có thể coi là dẫn đến sự biến mất
của các vật thể công năng, trước kia là một yếu tố quan trọng cho công việc tạo dáng nay
đã trở thành khơng cịn nhận biết nữa. Nếu người ta có thể nhận ra cơng năng của máy
chữ cơ khí một cách dễ dàng và theo dõi được cơng năng của máy chữ chạy điện, thì ở
một đĩa mềm (vi tính) người ta hồn tồn khơng có cách nào để nhận biết. Với một loại


Chương I: Khái quát về Design

22


Hardware (phần cứng) như nhau có thể thõa mãn được nhiều cơng năng khác nhau.
Truyền đạt cho người xem một nhận thức mới của nhà tạo dáng trong thời đại vi điện tử,
việc tạo bề mặt trước kia bị chế nhạo là Styling, thì nay phía người sử dụng coi đó là vị trí
cầu nối giữa máy vi tính và con người, sẽ trở thành nhiệm vụ trung tâm của công việc tạo
dáng. Nghệ thuật tạo dáng nay khơng cịn chỉ thiết kế ra các hình dáng cụ thể có thể sờ
mó được mà trong thời gian qua nó đã tham gia tổ chức sắp xếp các q trình phi vật chất
và các thơng tin. (Xem hình 1.13)

Hình 1.13. Các sản phẩm tiêu dùng giai đoạn 1980

Từ những năm 80 khơng cịn chỉ thiết kế cho máy vi tính nữa mà là thiết kế bằng
máy vi tính. Các khái niệm CAD/CAM “Computer Aided Design”/ Computer Aided


Chương I: Khái quát về Design

23

Manufacturing”= “Thiết kế dưới sự giúp đỡ của máy vi tính”/ “Sản xuất dưới sự trợ giúp
của máy vi tính” đã trở thành những từ ngữ mang tính thần diệu đối với khả năng mới
trong khâu lập kế hoạch và trong sản xuất, đặt biệt là đối với các sản phẩm của công nghệ
cao. Các chương trình đồ họa mới cho phép mơ phỏng chuẩn xác sản phẩm trên màn
hình, mà trong đó bên cạnh bản phác thảo người ta có thể gọi ra các dữ liệu kỹ thuật và
kinh tế quan trọng và thay đổi chúng. Ưu điểm của phương pháp này là đem lại cho ta sự
thể hiện mang tính hình tượng cao và phát triển linh hoạt và mềm dẻo.
Qua sự tăng vọt của công tác thiết kế trong những năm 80, vai trị của nó cũng
được nêu bật trong chính sách của doanh nghiệp. Phần lớn các mặt hàng tiêu dùng đến
đầu những năm 80 đã trở nên chín muồi về mặt kỹ thuật và ở các thang giá liên quan về
chất lượng coi như có chung một mặt bằng. Trong cuộc cạnh tranh với các đối tác của

mình các hãng sản xuất chỉ còn lại phương tiện để tạo ra sự khác biệt: đó là khâu thiết kế.
Trong rất nhiều doanh nghiệp công tác thiết kế đã trở thành một bộ phận cấu thành
tất yếu của diện mạo doanh nghiệp, tạo dáng sản phẩm là uy tín của doanh nghiệp cũng
như của người tiêu dùng. Trong việc này có một số hãng khơng đề ra một chính sách cụ
thể nào cho công tác thiết kế mà chỉ sử dụng thuật ngữ này một cách chung chung. Người
ta coi tất cả những gì trơng sặc sỡ hơn, nghiêng ngả hơn cái thông thường là “tác phẩm
Design”, ký tên một nhà thiết kế nổi tiếng (trong một số trường hợp đã lạm dụng tên một
nhà thiết kế nào đó) và khi cần thiết có thể cịn thêm vào “xuất bản có hạn” nhằm tăng
thêm sức hấp dẫn đối với người mua. Để đáp ứng vơ vàn sở thích khác nhau người ta thực
hiện q trình tư nhân hóa những mẫu trang trí, bề mặt và các chi tiết bên ngoài trong khi
vẫn giữ nguyên nội dung bên trong.
Ngành tạo dáng ngày nay không thể nào bỏ qua vấn đề về môi trường, tạo ra một
sản phẩm tốt nhưng phải bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên. Giới tiêu dùng phản
ứng ngày một nhạy cảm hơn đối với vấn đề môi trường. Hàng núi giấy được tẩy trắng
bằng Clo, các nhãn giấy độc hại và các loại rác thải đặt biệt từ văn phòng buộc các nhà
tạo dáng phải suy nghĩ một cách có ý thức hơn về các loại vật liệu và phương pháp sản
xuất ra các sản phẩm mới. Người ta đã cảm nhận được một cách rõ ràng sự nỗ lực của các
nhà tạo dáng trong việc chống lại hình ảnh của họ như là “người trang trí marketing” và
họ muốn thể hiện sự cam kết của mình đối với xã hội và nhận thức đối với môi trường.
Tạo dáng phù hợp với môi trường ngày nay không còn thỏa mãn với giải pháp
thẩm mỹ thay thế từ xưa “đay thay nhựa” mà phải tạo ra những sản phẫm phức tạp cả trên
lĩnh cực High Tech, có tuổi thọ cao, có thể tái sinh và đồng thời đáp ứng được một nền
thẩm mỹ trình độ cao và thỏa mãn tính riêng tư. Các sáng kiến trong việc này bao gồm từ


×