TÌM HIỂU CÁC HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THƠNG BẢO VỆ
MƠI TRƯỜNG, ỨNG PHĨ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA MỘT SỐ
TƠN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Bùi Thị Phương Thùy, Trần Thị Kim Anh, Nguyễn Thị Huyền Anh
Trường Đại học Tài ngun và Mơi trường Hà Nội
Tóm tắt
Bảo vệ mơi trường và biến đổi khí hậu là những chủ đề đang nhận được rất nhiều sự quan
tâm trên toàn thế giới, trong đó bao gồm cả các tổ chức tôn giáo. Ở Hà Nội, các tổ chức tôn giáo
thông qua nhiều hình thức và phương tiện đa dạng, phong phú, kết hợp giữa truyền thống và hiện
đại để tuyên truyền, kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí
hậu, đồng thời góp phần nâng cao nhận thức cho người dân về môi trường, khí hậu và biến đổi
khí hậu.
Từ khóa: Phật giáo; Cơng giáo; Bảo vệ mơi trường; Biến đổi khí hậu; Truyền thông.
Abstract
Learn about communication activities on environmental protection and climate change
response of some religions in Hanoi City
Environmental protection and climate change are topics that are attracting global attention,
including religious organizations. In Hanoi, religious organizations have combined tradition and
modernity in various forms and means of communication to propagate and call on people to join
hands in protecting the environment and adapting to climate change as well as contribute to
raising people’s awareness about environment, climate and climate change.
Keywords: Buddhism; Catholicism; Environmental protection; Climate change; Media.
1. Mở đầu
Diễn đàn đối thoại chính sách cấp cao giữa Ủy ban Quốc gia về BĐKH và các đối tác phát
triển, diễn ra tại Hà Nội ngày 25/10/2016, đã nhận định Việt Nam là một trong năm nước chịu
ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng. Trung bình mỗi năm
có 457 người thương vong, thiệt hại bình quân hằng năm là 1,9 tỷ USD, tương đương 1,3 %
GDP của cả nước.
BĐKH đã và đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội. Theo nhận định của IPCC, 90 % biến đổi khí hậu hiện nay là do con người gây ra. Vì vậy,
nếu khơng có sự quan tâm đúng mức đối với cơng tác bảo vệ mơi trường và ứng phó với biến đổi
khí hậu, Việt Nam sẽ phải đối mặt với những rủi ro lớn do tác động của BĐKH và nước biển dâng.
Để làm được việc này, chúng ta cần sự chung tay, góp sức của cả cộng đồng. Trong đó, khơng thể
thiếu vai trị của các tổ chức tôn giáo trong hoạt động truyền thông, tuyên truyền về bảo vệ mơi
trường và ứng phó với BĐKH.
Là một quốc gia đa tơn giáo, Việt Nam hiện có 06 tơn giáo chính là Cơng giáo, Phật giáo,
Cao Đài, Hịa Hảo, Tin Lành và Hồi giáo, trong đó, lớn nhất là Phật giáo và Công giáo. Theo kết
quả điều tra của Tổng cục thống kê Việt Nam năm 2019, có 16 tôn giáo được phép hoạt động trên
lãnh thổ Việt Nam. Số người theo tôn giáo là 13,2 triệu người, chiếm 13,7 % tổng dân số cả nước.
Trong đó, số người theo Công giáo là đông nhất, với 5,9 triệu người, chiếm 44,6 % tổng số người
theo tôn giáo và chiếm 6,1 % tổng dân số cả nước. Tiếp đến là số người theo Phật giáo, với 4,6 triệu
người, chiếm 35 % tổng số người theo tôn giáo và chiếm 4,8 % dân số cả nước. [2]
Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên,
bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
441
Các tổ chức tơn giáo dưới nhiều hình thức khác nhau, đã tích cực tun truyền các thơng
tin và những vấn đề cấp bách về tình trạng ơ nhiễm mơi trường, suy thối mơi trường và BĐKH
trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng hiện nay; phổ biến về các chủ trương, chính sách,
giải pháp của Chính quyền đối với nhiệm vụ bảo vệ mơi trường, ứng phó với BĐKH. Phật giáo và
Công giáo là 2 tôn giáo có nhiều đóng góp to lớn trong vai trị truyền thơng về bảo vệ mơi trường,
ứng phó với biến đổi khí hậu.
Để hiểu rõ hơn về các hoạt động và hiệu quả truyền thông của tôn giáo trong vấn đề bảo vệ
mơi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, các tác giả đã nghiên cứu hoạt động truyền thông bảo vệ
mơi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu của các tôn giáo trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Mục tiêu nghiên cứu là hoạt động truyền thông bảo vệ mơi trường, ứng phó với biến đổi khí
hậu của các tôn giáo (Phật giáo, Công giáo) trên địa bàn thành phố Hà Nội, từ đó, đề xuất các giải
pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông đến người dân trong hoạt động bảo vệ môi
trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích tổng hợp: tìm hiểu, phân tích tài liệu, số liệu về các phương pháp
truyền thông bảo vệ mơi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu của Phật giáo và Công giáo trên
internet, các bản báo cáo, các nghiên cứu khoa học có từ trước.
- Phương pháp điều tra xã hội học: khảo sát mức độ quan tâm của người dân trong vấn
đề truyền thông bảo vệ mơi trường, ứng phó với BĐKH tại các cơ sở tơn giáo thơng qua phát
bảng hỏi.
Nhóm tác giả sử dụng bảng hỏi gồm 20 câu hỏi nhằm tìm hiểu kỹ hơn các hoạt động truyền
thơng biến đổi khí hậu trong 04 cơ sở Phật giáo và 03 nhà thờ Công giáo trong nội thành Hà Nội.
Số lượng phiếu khảo sát được phát ra và thu lại hợp lệ là 60 phiếu (đối tượng khảo sát bao gồm nhà
sư, các tín đồ Phật giáo, tín đồ Cơng giáo, các linh mục).
- Phương pháp chuyên gia: gặp gỡ, trao đổi với các nhà chức sắc tôn giáo và những người
tổ chức truyền thơng bảo vệ mơi trường, BĐKH để tìm hiểu về các hoạt động bảo vệ mơi trường,
ứng phó BĐKH trong cơ sở tôn giáo.
- Phương pháp xử lý số liệu thống kê: kết quả thu được sẽ được xử lý và thống kê bằng phần
mềm Excel.
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Giáo lý và giáo luật của tôn giáo trong bảo vệ mơi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu
Giáo lý của Phật giáo
Giáo lý Duyên khởi chỉ ra rằng, vạn vật đều chịu sự chi phối của luật nhân quả mà tồn tại và
phát triển. Nhìn rộng ra các vật chất đều do “nhân”, “duyên” kết hợp mà thành. Mọi sự vật, hiện
tượng đều có mối liên hệ mật thiết với nhau, cái này cịn thì cái kia cịn, cài này mất thì cái kia cũng
khơng tồn tại được nữa. Cũng như con người với thiên nhiên, khơng phải hai thể tách biệt mà có
sự tương tác, phụ thuộc lẫn nhau, mọi hành vi của con người đều có tác động lớn tới mơi sinh và
ngược lại. Con người và môi trường xung quanh cùng tạo nên một hệ sinh thái, con người không
thể sống khi thiếu đi các điều kiện môi trường. Cũng như nếu mơi sinh bị ơ nhiễm thì cuộc sống
của con người sớm muộn rồi cũng bị ảnh hưởng [1].
Thuyết Tứ Diệu Đế hay Tứ Thánh Đế là cái gốc cơ bản của Phật giáo, là nội dung kinh
nghiệm giác ngộ của Phật Thích-ca Mâu-ni, gồm 04 chân đế cơ bản: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế và
442
Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên,
bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
Đạo đế. “Nếu vận dụng thuyết Tứ Diệu Đế của Phật giáo để lý giải, con người làm ô nhiễm, suy
thối chính là sự đau khổ” [2], vì mơi trường là nơi sinh sống và cung cấp những điều kiện cần
thiết cho sự sống, khơng có nó thì con người không thể tồn tại và phát triển. Mọi sự khổ đau đều
có ngun nhân, bắt nguồn từ vơ minh (khơng hiểu được Tứ Diệu Đế) và lòng tham ái (tham lam)
của con người, khi mà con người còn thiếu hiểu biết và vì sự phát triển của bản thân mà khai thác
tận diệt đối với môi trường, khiến môi trường ô nhiễm và không thể phục hồi được, việc phát triển
khơng ngừng gây phát thải q nhiều khí nhà kính, gây biến đổi khí hậu. Muốn chấm dứt khổ đau
do việc ô nhiễm môi trường sinh thái gây nên, phải xố bỏ tận gốc nỗi khổ, ở đây chính là tìm
kiếm con đường chấm dứt sự ơ nhiễm và suy thối mơi trường - thực hành Bát chính đạo. Theo
Bát chính đạo, để diệt trừ vơ minh, con người cần tu tập theo Tuệ, Giới và Định. Con người cần có
trí tuệ, có hiểu biết về bản chất của mơi trường, tác động qua lại giữa con người và tự nhiên (Tuệ).
Từ đó thực hành những hành động bảo vệ mơi sinh (Giới) và tiếp tục duy trì, phát huy những hành
động đó về sau (Định). Với trí tuệ, hiểu biết đúng đắn phải đi đầu, bởi chỉ khi có những hiểu biết
đó, con người mới có thể thay đổi được hành vi huỷ hoại, tận diệt môi trường và thay vào đó là các
hành vi bảo vệ mơi trường.
Khơng sát sinh là một trong Ngũ giới mà Đức Phật khuyên răn đệ tử nên làm. Muốn sống
hoà hợp với thiên nhiên, thì con người phải tơn trọng sự sống, ngay cả loài sinh vật và cây cỏ nhỏ
nhất. Việc tôn trọng sự sống dù là nhỏ bé nhất đã giúp bảo vệ các loài sinh vật, bảo tồn sự đa dạng
sinh học.
Từ xa xưa, các đệ tử Phật giáo đã ăn chay và đó là một trong những giới luật mà họ tuân theo
để tránh gây tổn hại tới các loài sinh vật. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu của các nhà khoa học, Ăn
chay cũng giúp giảm ô nhiễm môi trường và giảm nhẹ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Vì chăn
ni thải ra mơi trường những chất khí như mêtan, ammoniac,… gây ơ nhiễm khơng khí, xả thải
chất thải từ các trại chăn nuôi ra nguồn nước lân cận, tiêu tốn nhiều tài nguyên nước ngọt và diện
tích đất để chăn thả và trồng cây cho gia súc khiến nhiều cánh rừng bị chặt hạ. Thêm vào đó, việc
phá rừng, sản xuất phân đạm, sử dụng nhiên liệu trong máy móc cơng nghiệp,… để phục vụ chăn
ni khiến lượng phát thải khí nhà kính gia tăng; một số động vật nhai lại cịn phát ra khí mêtan
trong ruột của chúng và phân súc vật không được ủ kĩ sẽ phát thải metan và oxit nito vào khơng
trung, gia tăng lượng khí nhà kính là ngun nhân gây ra biến đổi khí hậu hiện tại [9].
Giáo lý của Công giáo
Giáo hội Công giáo cũng chỉ ra rằng tài nguyên thiên nhiên là của các thế hệ chung sống
trên Trái đất. Nghĩa là tài nguyên thiên nhiên là của toàn thể nhân loại kể cả trước kia, hiện nay
hay trong tương lai. Chúng ta kế thừa thành quả mà thế hệ trước để lại, hưởng lợi lao động của
những người đương thời và trong tương lai, sẽ dành thành quả lao động tốt đẹp của chúng ta cho
con cháu. Chính vì thế, chúng ta phải có bổn phận đối với mọi người và không thể từ chối quan
tâm tới những người sống sau chúng ta. Chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên, môi trường là trách nhiệm
của tất cả mọi người, để giữ gìn tài sản chung của gia đình nhân loại, để các thế hệ tiếp theo có thể
tiếp tục sử dụng. Những hành động can thiệp để sửa đổi, bảo tồn, chăm sóc tự nhiên xuất phát từ
sự tôn trọng trật tự, vẻ đẹp và sự hữu ích của các sinh vật hay môi trường thiên nhiên đều đáng ca
ngợi. Nhưng nếu những hành động can thiệp ấy gây hại thì đáng lên án.
Ngày nay, việc phát triển khoa học kĩ thuật tiên tiến giúp con người từng bước chinh phục và
làm chủ thiên nhiên. Con người với sự trợ giúp đắc lực của máy móc hiện đại đã bành trướng sự
can thiệp của mình tới mọi ngóc ngách trên trái đất, thoả mãn trí tị mị và nhu cầu vật chất của bản
thân. Song nếu không có đạo đức trong khoa học kĩ thuật, coi thiên nhiên là vật vô tri vô giác mà
Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên,
bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
443
khai thác bất chấp hậu quả thì con người sẽ phải trả giá cho hành vi của mình. Khi ngăn sông xây
đập thuỷ điện để đáp ứng nhu cầu năng lượng, không ai nghĩ bão lụt sẽ gia tăng. Khi các nhà vật
lý nguyên tử tìm ra năng lượng hạt nhân đâu ngờ rằng thảm cảnh xảy ra ở Hiroshima, Nagasaki,
Chernobyl hay Fukushima. Giáo hội Công giáo cho rằng việc ứng dụng các khám phá mới trong
lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp cũng đem đến những hậu quả tai hại lâu dài. Từ đó, chúng
ta phải đau đớn nhìn nhận rằng mình khơng thể can thiệp vào lĩnh vực sinh thái mà không chú ý
tới những hậu quả của sự can thiệp ấy tới các lĩnh vực khác và tới hạnh phúc của các thế hệ tương
lai. Phát triển kinh tế là mục tiêu và nhu cầu cấp bách của từng cá nhân, gia đình và mỗi quốc gia
nhưng người ta khơng thể bất chấp lợi ích kinh tế mà tàn phá mơi trường. Sách Tóm lược học
thuyết xã hội Cơng giáo viết rằng các chương trình phát triển kinh tế cần quan tâm tới sự tuần hoàn
của thiên nhiên bởi có những nguồn tài ngun khơng thể tái tạo được. Một nền kinh tế tôn trọng
môi trường sẽ không đưa việc tối đa hoá lợi nhuận làm mục tiêu duy nhất.
Với mọi người, để cứu vãn môi sinh, chúng ta cần thay đổi lối sống ích kỷ, vụ lợi để làm bạn
với thiên nhiên. Sự thay đổi đó đi từ cá nhân đến toàn xã hội. Cần nhận thức lại sự lệ thuộc lẫn nhau
giữa con người với trái đất, và những thái độ, hành vi điều độ tự chủ, tôn trọng trật tự sáng tạo của
Thiên Chúa sẽ góp phần làm giảm thảm hoạ xảy ra cho dân tộc và lãnh thổ. Từ xa xưa trong lịch
sử Cựu ước, người ta đã quy định 03 năm chia lại lợi tức, 07 năm tha nợ và 50 năm xoá nợ cho
nhau. Đất đai cũng 03 năm được nghỉ 01 năm. Đó cũng là cách bảo vệ mơi trường rất nhân văn.
3.2. Các phương pháp truyền thông bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu của
tơn giáo trên thế giới và Việt Nam
Trên thế giới
Hiện nay, Đạo Phật là một trong những tơn giáo có nhận thức khá sâu sắc về quy luật “thành
trụ hoại khơng” (có thành ắt có trụ, có phát triển thì sẽ có diệt vong) nên Phật giáo đã thực hiện
những bước chuyển mình phù hợp với xã hội. Với lợi thế từ hệ thống kinh sách, giáo lý chứa đựng
nhiều tư tưởng thân thiện với mơi trường, các tín đồ hay nhà sư trong xã hội hiện đại cũng tỏ ra rất
thức thời với các hoạt động bảo vệ môi trường. Trong cộng đồng Phật giáo, tư tưởng đạo đức mơi
trường, lịng từ bi, bác ái đối với chúng sinh, mn lồi... thấm nhuần trong tâm thức của Phật tử.
Do vậy, hoạt động bảo vệ môi trường của Phật tử được thể hiện qua những hành động thường ngày,
như: không chặt cây, bẻ lá; phóng sinh các con vật;…
Ở phạm vi rộng lớn hơn, các tổ chức Phật giáo trên khắp thế giới thể hiện sự đóng góp đối
với bảo vệ mơi trường bằng những hành động thiết thực như bảo tồn mơi trường của các nhà sư ở
Mơng Cổ, điển hình là hoạt động bảo tồn loài báo tuyết của các tu viện Phật giáo trên cao nguyên
Tây Tạng, hay hoạt động tài trợ của Hiệp hội bảo tồn truyền thống Phật giáo Đại thừa (FPMT) cho
các phong trào bảo vệ môi trường dành cho trẻ em và thanh thiếu niên... Phong trào sinh thái của
đạo Phật ở Thái Lan trong bảo tồn các khu rừng, lưu vực sông và động vật hoang dã cũng như khắc
phục hậu quả từ ô nhiễm môi trường đối với đời sống con người.
Công giáo là một trong những tôn giáo lớn nhất trên thế giới hiện nay, với đơng đảo tín đồ cư
trú ở khắp các quốc gia trên thế giới. Cũng như Phật giáo, Cơng giáo cũng có hệ thống giáo lý và
kinh sách đồ sộ, trong đó bao hàm nhiều tư tưởng gần gũi với mơi trường. Sự thế tục hóa của Công
giáo đối với bảo vệ môi trường không chỉ được thể hiện qua việc phát triển hệ thống kinh sách,
giáo lý liên quan đến mơi trường mà cịn thể hiện đặc biệt rõ qua các lời kêu gọi, các hành động
cụ thể được lồng ghép trong các sinh hoạt tín ngưỡng, tơn giáo. Đó là lời kêu gọi của Giáo hồng
Phaolơ VI về việc kề vai sát cánh gánh vác trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên của thế giới năm 1967,
444
Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên,
bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
qua thông điệp “Bát thập niên” hay kêu gọi ứng phó thiên tai thảm họa mơi trường của Đức Hồng
Y Jean Louis Tauran trong lá thư gửi Phật tử chúc mừng lễ Phật đản năm 2010... Bên cạnh đó, các
tổ chức Công giáo cũng tham gia hoạt động bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học trên toàn cầu,
như: Tổ chức ROCHA với các dự án nghiên cứu về động vật hoang dã và giáo dục nâng cao nhận
thức con người về bảo tồn thiên nhiên; Tổ chức Mạng lưới về mơi trường đạo Tin lành (HEN) vận
động tín đồ Công giáo Hoa Kỳ quan tâm đến bảo tồn thiên nhiên, dựa trên những lời răn dạy của
Kinh thánh về vấn đề này... Riêng với các tín đồ Kitơ, việc gìn giữ, bảo vệ chăm sóc mơi trường
thiên nhiên khơng chỉ là một trách nhiệm xã hội mà cịn là đòi hỏi của niềm tin, là một nghĩa vụ
cao cả, bởi khi đó họ sẽ được cộng tác với Cơng giáo trong cơng trình tạo dựng.
Ngồi các hoạt động riêng lẻ mang tính đặc thù cho từng tơn giáo, một số tổ chức tơn giáo
trên thế giới cịn phối hợp hành động hoặc hình thành những liên minh để thực hiện thế tục hóa
trong hoạt động bảo vệ mơi trường. Điển hình có thể kể đến vai trị và những đóng góp của Liên
minh các tơn giáo và Bảo tồn thiên nhiên (ARC) - đây là một tổ chức thế tục, thực hiện nhiệm vụ
giúp đỡ các tôn giáo lớn trên thế giới trong việc xây dựng và triển khai các chương trình về mơi
trường dựa trên các bài học, tín ngưỡng và thực hành cốt lõi của các tơn giáo đó. Những nỗ lực bảo
vệ mơi trường mà Liên minh đang thực hiện chính là sự thể hiện cao nhất xu hướng thế tục hóa
tiến bộ của các tổ chức tôn giáo lớn trên thế giới.
Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo, đồng thời cũng là một quốc gia tơn trọng tự do tơn
giáo, tín ngưỡng. Cũng vì thế, hoạt động của các tơn giáo ở Việt Nam rất đa dạng, phong phú với
13,2 triệu người theo tôn giáo, chiếm 13,7 % tổng dân số cả nước. Trong đó, nổi bật là các hoạt
động của tổ chức Phật giáo và Thiên chúa giáo: số người theo “Công giáo” là đông nhất với 5,9
triệu người, chiếm 44,6 % tổng số người theo tôn giáo và chiếm 6,1 % tổng dân số cả nước. Tiếp
đến là số người theo “Phật giáo” với 4,6 triệu người, chiếm 35,0 % tổng số người theo tôn giáo và
chiếm 4,8 % dân số cả nước (Tổng cục thống kê, 2019).
Phật giáo Việt Nam đã trải qua hàng ngàn năm gắn bó đồng hành cùng dân tộc. Ngày nay,
Phật giáo đang tích cực tham gia vào các lĩnh vực hoạt động xã hội. Trong đó, mơi trường và
việc bảo vệ mơi trường cũng là vấn đề rất được quan tâm và chú trọng. “Bằng những cách thức
và phương pháp của riêng mình, Phật giáo Việt Nam đang từng ngày vận động, tuyên truyền
trong tăng ni, Phật tử những vấn đề về môi trường đang đặt ra trong thời hiện đại mà con người
đang gặp phải cũng như việc phải bảo vệ môi trường như bảo vệ chính cuộc sống của mình” [4].
Một số phương pháp truyền thơng mơi trường, biến đổi khí hậu của cộng đồng Phật giáo ở
Việt Nam:
- Trong những phương pháp bảo vệ mơi trường thiết thực thì khuyến khích Phật tử ăn chay
là phương pháp đứng đầu. Ăn chay ngoài việc bảo vệ sức khỏe chính bản thân người ăn chay, đó
cịn là cách hiệu quả và khả thi nhất mà một người có thể làm ngay để bảo vệ mơi trường sống.
- Khuyến khích tín đồ sống gần gũi với mơi trường, hịa mình với thiên nhiên, giảm thiểu
các tác động trực tiếp đến mơi trường, biến đổi khí hậu. Pháp mơn tu thiền của Hịa thượng Thích
Thanh Từ thu hút được rất nhiều sự quan tâm của Phật tử và nhiều tầng lớp nhân dân, thuộc nhiều
thành phần xã hội tham gia, không chỉ với người lớn tuổi mà cả những lớp thanh, thiếu niên trẻ
cũng rất hào hứng ứng dụng tu tập. Những người đến với pháp môn tu thiền này được khuyến
khích sống chậm, tập thiền trong mỗi sinh hoạt hàng ngày, đến gần hơn với thiên nhiên bằng cách
dành thời gian để chăm sóc, bảo vệ cây cối, chim muông, hạn chế sử dụng các phương tiện của
Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên,
bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
445
thời đại công nghệ số, thực hành ăn chay như một biện pháp hữu hiệu để bảo vệ sức khỏe và môi
trường.
- Tại các tự viện của Phật giáo cũng thường xuyên tổ chức các khóa tu cho Phật tử với nhiều
nội dung phong phú và đa dạng, các nhà sư cũng lồng ghép vấn đề bảo vệ môi trường, tun truyền
cho các tín đồ, Phật tử. “Đến với những khóa tu này, tín đồ, Phật tử sẽ được lĩnh hội những kiến
thức về bảo vệ môi trường theo quan điểm của Phật giáo, để từ đó có những ứng dụng, thực hành
ngay trong cuộc sống thường ngày và khuyến khích những người khác cùng chung tay hành động
vì mơi trường” [4].
- Kết hợp với CLB thanh niên tình nguyện, tổ chức các buổi lao động, chiến dịch bảo vệ môi
trường, kêu gọi nhân dân xung quanh hưởng ứng tham gia trồng cây xanh, thu dọn, phân loại rác
quanh khu vực sinh sống,…
- Kiến tạo những không gian xanh, thanh tịnh ở những nơi thờ tự: Chính cảnh quan thanh
tịnh của các tự viện đã trở thành khu văn hóa tâm linh góp phần tích cực gắn kết con người với môi
trường tự nhiên, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
- Hiện nay công nghệ phát triển, mạng Internet phủ sóng tồn quốc, để đáp ứng mong muốn
mang lại những kiến thức sâu sắc về mơi trường đến tồn cộng đồng phật tử, nhất là thanh-thiếu
niên, người già, trẻ em, người có cơng việc bận rộn,… cộng đồng Phật giáo đã đưa những thơng
tin về mơi trường, biến đổi khí hậu lên các trang mạng, báo điện tử, phát hành các loại băng đĩa,
sách, đài, phim, đưa các bài giảng qua hình thức livestream trên facebook, youtube,... để mọi người
có thể tiếp cận được một cách tốt nhất. Một số trang web Phật giáo như: www.giacngo.vn, http://
www.daophatngaynay.com ; http//thuvienhoasen.org/;…
Bên cạnh những hoạt động truyền thông bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu
trong Phật giáo thì các hoạt động sau đây của Cơng giáo cũng góp phần giáo dục, nâng cao nhận
thức của con người trong cộng đồng Cơng giáo cũng như tồn cộng đồng về bảo vệ mơi trường,
và chống biến đổi khí hậu.
Truyền thơng môi trường (TTMT) trong cộng đồng Công giáo luôn là lĩnh vực khó khăn đối
với các truyền thơng viên khơng phải là giáo dân. Rất may là các vị chức sắc cao cấp của Cơng
giáo đã có những phát biểu đúng đắn về môi trường.
Hơn cả như vậy, nhiều vấn đề về mơi trường cũng đã được chính Giáo hội phát hiện lại trên
cơ sở những hiểu biết sâu sắc hơn về giáo lý. Ngoài ra, những phương tiện kỹ thuật số hiện đại
cũng đang được huy động cho truyền thông môi trường trong cộng đồng Công giáo.
Một số phương pháp TTMT trong cộng đồng Công giáo ở Việt Nam:
Truyền thông môi trường trên mạng Internet: Một số trang web của giáo xứ Việt Nam như:
; o; ;…
Tổ chức các hoạt động môi trường tập thể tại các giáo xứ: Hoạt động cộng đồng bảo vệ môi
trường gần đây cũng được một số giáo xứ tiến hành thành công và có sức lan tỏa rất lớn.
Trao đổi giữa linh mục với giáo dân về môi trường: Các vị cha xứ (linh mục) thường hay đến
thăm hỏi giáo dân trong giáo xứ mình phụ trách. Các đức cha thường hay trao đổi với giáo dân và
được giáo dân rất kính trọng và vâng phục.
3.3. Kết quả khảo sát
Qua kết quả khảo sát cho thấy, độ tuổi của những người tham gia sinh hoạt trong các tôn giáo
là khá trẻ, chủ yếu là trong độ tuổi lao động (chiếm 78 %). Đây là một thuận lợi lớn trong công
446
Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên,
bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
tác truyền thơng biến đổi khí hậu. Bởi đây là số lượng lớn người tham gia vào các hoạt động xã
hội, là lực lượng lao động chính, là các đối tượng trực tiếp tác động đến môi trường ở hiện tại và
tương lai. Do vậy, trực tiếp truyền thông, tác động mạnh đến nhận thức của các đối tượng này sẽ
góp phần nâng cao hiệu quả truyền thơng biến đổi khí hậu, đồng thời, đây cũng sẽ là các đối tượng
chính trực tiếp tác động đến nhận thức của các thế hệ tương lai.
Trong đó, số lượng nữ giới tham gia vào các hoạt động ở các tổ chức tôn giáo chiếm số đông
(chiếm 61 %) thuận lợi cho việc tuyên truyền các tác động của BĐKH và các giải pháp thích ứng.
Nữ giới là đối tượng chịu tác động lớn của BĐKH, thông qua hoạt động truyền thông này có thể
nâng cao nhận thức cho nữ giới, giúp họ có thêm kiến thức để tự bảo vệ bản thân trước các tác
động của BĐKH.
Các đối tượng tham gia khảo sát tại các cơ sở tơn giáo có 37 % là học sinh sinh viên, 40
% người làm trong các cơ quan hành chính nên mức độ quan tâm đến các hoạt động bảo vệ môi
trường rất cao. Thuận lợi cho việc truyền thơng về biến đổi khí hậu.
Theo khảo sát, tỷ lệ người dân biết đến các hoạt động bảo vệ mơi trường, ứng phó với BĐKH
ở chùa và nhà thờ có sự trái ngược nhau. Trong khi ở các tự viện, tỷ lệ này là khá lớn, chiếm 68 %,
thì ở các nhà thờ, tỷ lệ này nhỏ hơn rất nhiều, chỉ chiếm 38 %.
Các nguồn thông tin được tiếp nhận nhiều nhất chủ yếu từ bảng tin, loa đài ở cơ sở thừa tự,
qua trang Facebook của nhà chùa và nhà thờ. Chỉ có số ít người dân biết đến các thơng tin qua
chính quyền địa phương.
Các nội dung truyền thơng về biến đổi khí hậu trong các tổ chức tôn giáo được 90 % số người
khảo sát cho rằng có nội dung phù hợp, có ích cho bản thân và xã hội.
Bảng 1. Đánh giá và so sánh hoạt động truyền thơng BVMT, ứng phó với BĐKH các cơ sở
tôn giáo đã khảo sát
Chỉ tiêu đánh giá
Số lượng người
tham gia
Phật giáo
Số lượng người tham gia đông. Các khố tu học
lồng ghép nội dung BVMT, ứng phó BĐKH thường
có 70 - 80 người tham gia. Các chiến dịch ra quân
BVMT thường có 20 - 30 người tham gia. CLB
tham gia BVMT có 10 - 20 thành viên tham gia.
Thành phần tham gia đa dạng, chủ yếu là học sinh Thành phần tham
sinh viên, thành viên trong CLB BVMT, các phật tử
gia
nữ tham gia chấp tác trong chùa.
Tần suất tổ chức
Nội dung truyền
thơng
Các khố tu thường tổ chức 1 - 2 lần/tháng. Các
hoạt động ra quân tổ chức dọn dẹp môi trường xung
quanh khu dân cư thường tổ chức khơng thường
xun.
- Khuyến khích người dân ăn chay.
- Hạn chế đốt vàng mã.
- Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng BVMT.
- Cung cấp những kiến thức về mơi trường, BĐKH
tại địa bàn sinh sống nói riêng và trên thế giới nói
chung cho người dân.
- Tuyên truyền sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bằng
sinh học.
Công giáo
Số lượng người tham gia còn hạn
chế hơn so với Phật giáo. Hoạt
động tham gia BVMT thường có
50 - 60 người tham gia.
Thành phần tham gia đa dạng,
chia làm các nhóm, như: nhóm
học sinh - sinh viên; phụ nữ;
người cao tuổi;… Nam giới cũng
tham gia tích cực.
Các hoạt động phân loại rác diễn
ra vào thứ 3 hàng tuần, ra quân
BVMT vào thứ 7 và Chủ nhật
(nhà thờ Cẩm Cơ).
- Xử lý và phân loại rác.
- Không sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật khi trồng cây cảnh (nhà
thờ Cẩm Cơ).
- Cung cấp những kiến thức về
mơi trường, BĐKH tại địa bàn
sinh sống nói riêng và trên thế
giới nói chung cho người dân.
Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên,
bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
447
Chỉ tiêu đánh giá
Phật giáo
Mức độ áp dụng
Người dân có áp dụng được kiến thức về BVMT
của người dân
trong cuộc sống.
sau TT
Cơng giáo
Người dân có áp dụng thường
xun các kiến thức về BVMT,
BĐKH vào cuộc sống.
4. Kết luận
Truyền thông về biến đổi khí hậu là một hoạt động rất quan trọng trong việc nâng cao nhận
thức về khí hậu và mơi trường hiện nay.
Cùng với các hoạt động của Chính phủ, các tổ chức tơn giáo có nhiều hoạt động đa dạng và
phong phú nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ mơi trường, ứng phó với
biến đổi khí hậu.
Số lượng người tham gia vào các hoạt động truyền thơng ứng phó với BĐKH của Phật giáo
nhiều hơn Công giáo do cách thức truyền thông đa dạng và phạm vi truyền thông rộng hơn. Tuy
nhiên, mức độ thường xuyên tham gia và ứng dụng vào thực tiễn của người dân tiếp nhận truyền
thông từ Phật giáo lại thấp hơn so với Công giáo.
Các cơ sở tôn giáo chủ yếu truyền thông qua các phương tiện là bảng tin, loa đài và trang
Facebook chính thức của mình. Đa số người dân tới các cơ sở tôn giáo tiếp cận thông tin từ các buổi
đi lễ chùa và nhà thờ. Đối tượng giới trẻ chủ yếu tiếp cận thông qua mạng Internet và Facebook.
Đa số người tham gia khảo sát đều đánh giá kiến thức được truyền thông phù hợp với điều
kiện mơi trường, khí hậu tại nơi cư trú và áp dụng được những kiến thức vào đời sống hằng ngày.
Qua đó, ta thấy các tổ chức tôn giáo đã triển khai nội dung truyền thông sát với tình hình thực tế
và có tính thực tiễn cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Đỗ Minh Hợp (2009). Tôn giáo học nhập môn. Nhà xuất bản Tôn giáo, TP.HCM.
[2]. Nguyễn Song Tùng, Trần Linh Chi (2014). Truyền thông về bảo vệ môi trường trong đồng bào tôn giáo
ở Việt Nam. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, 1 (74), tr.100 - 107.
[3]. Ban Tơn giáo Chính phủ (2016). Giáo hội Công giáo với vấn đề môi trường. />aspx/vi/News/38/0/240/0/9488/Giao_hoi_Cong_giao_voi_van_de_moi_truong.
[4]. Ban Tôn giáo Chính phủ, n.d. Phật giáo với bảo vệ mơi trường. Online: />vi/News/38/0/240/0/2746/Phat_giao_voi_van_de_bao_ve_moi_truong.
[5]. Tổng cục thống kê. />
Ngày chấp nhận đăng: 10/11/2021. Người phản biện: TS. Vũ Văn Doanh.
448
Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên,
bảo vệ môi trường và phát triển bền vững