Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

làm thế nào để việt nam trở nên văn minh hơn – phần 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.09 KB, 4 trang )

Làm thế nào để Việt nam trở nên văn
minh hơn? – Phần 2
Photos: giaoduc.net.vn

Như đã nói ở bài viết trước, sau khi cấm xe máy, người dân sẽ phải tính tới phương tiện thay thế là
ô tô, tuy nhiên, chắc chắn có những người chưa đủ điều kiện để sắm một chiếc ô tô cho mình, vậy
nên giải pháp thay thế sẽ là các phương tiện công cộng. Và cái khó ở đây chính là hiện trạng của
loại hình phương tiện này chưa đảm bảo đương đầu với lượng nhu cầu tăng vọt khi ấy, cho nên,
nếu không thể làm mới chúng, khó mà thuyết phục người dân đây là một giải pháp thay thế hữu
hiệu.
Trong số các phương tiện công cộng, có lẽ nhiều người sẽ giống tôi, nghĩ ngay đến xe bus. Đây
chính là chiến lược cốt lõi để vận động người dân từ bỏ xe máy: nâng cao chất lượng phục vụ của
đội ngũ xe bus. Vậy, ta có hai việc để làm: chuyện nghiệp hóa nhân viên, hiện đại hóa cơ sở hạ
tầng.
Với lái xe và phụ xe bus, ta cần có thái độ đúng mực với họ. Trước hết đó là sự tôn trọng, nói gì thì
nói, nếu xã hội không nhìn nhận họ như là người làm việc công ích, thì khó mà đội ngũ này tận tâm
được. Tôi đã từng đi xe bus và thấy người phụ xe rất khó kiểm soát hành khách, ý thức của họ tồi
đến mức khi nhân viên yêu cầu họ mới đứng dậy nhường ghế? Xe bus vốn chật chội, trong khi phụ
xe đã nhắc nhở là bật nhạc thì nghe tai nghe, đảm bảo không ảnh hưởng người khác, thì lại có bạn
trẻ cứ để điện thoại phát nhạc, rồi lại có người vô tư cười nói như ở nhà… Rõ ràng là cần xem lại
thái độ của những người đi xe bus.
Tiếp theo là chế độ lương, đẩy mạnh lực lượng nhân viên đồng nghĩa phải tạo cho họ chỗ dựa vững
chắc. Nếu đồng lương không đủ sống, sẽ chẳng ai thiết tha với nghề này, việc tăng giá vé lại khá
nhạy cảm, không khéo léo có thể phản tác dụng. Phải làm gì để chính người dân chấp nhận ấy như
là điều hiển nhiên, có vậy mới hiệu quả.
Đối tượng người già, theo tôi hoàn toàn có thể được đi miễn phí, chi phí bù đắp sẽ do giá vé ngày
và tháng tăng lên. Khi mặt bằng giá vé tăng, chúng ta hoàn toàn có thể thu hút thêm nhân lực để
cung ứng cho thị trường.
Đối với nhóm học sinh, sinh viên, tiến hành đăng kí vé cho các em ngay từ đầu năm theo hình thức
tự nguyện. Sau đó cấp thẻ xe bus chuyên dụng cho đối tượng này. Các em có thể dùng nó thay cho
vé tháng, đóng tiền đủ luôn 1 năm học (đủ tổng số tiền đi xe 9 tháng rồi trừ đi % ưu đãi). Nghĩa là có


ba loại vé: vé ngày cho khách vãng lai, vé ưu đãi cho nhóm học sinh, sinh viên, và vé tháng cho các
đối tượng còn lại (thường xuyên đi xe bus nhưng lại không phải đối tượng được ưu đãi). Đặc biệt,
vé ưu đãi chỉ cấp có hạn định cho từng cá nhân, do nhà trường làm trung gian giữa công ty xe bus
và khách hàng.
Kế tiếp là cơ sở hạ tầng. Cần nâng cấp thêm các bến chờ xe có mái che, ghế ngồi, hệ thống biển
báo tuyến là bảng điện tử (quan sát tốt hơn về đêm). Để thu hút vốn, ngoài dán áp phích quảng cáo,
có thể đặt thêm các tờ rơi trong giá sắt, khi hành khách chờ có thể lấy ra xem. Trên xe bus, thân xe,
móc treo… đều là những vị trí thuận tiện để quảng cáo, nhờ thu hút quảng cáo, không gian vốn có
thể mở rộng hơn cho việc nâng cấp dịch vụ.
Sau khi đã cải thiện dịch vụ, chúng ta cần tiếp tục đổi mới hình ảnh xe bus. Tôi thấy với điều kiện
hiện tại, những việc sau hoàn toàn có thể tiến hành.
Lắp đặt bộ phát wifi. Trong phạm vi xe bus, người dùng có thể sử dụng wifi sau khi hỏi mật khẩu
người phụ xe. Tuy là miễn phí nhưng có thể hiểu, việc tăng giá vé, số lượng người dùng tăng cũng
đã là chi trả cho khoản wifi.
Học tập Châu Âu. Ý tưởng trồng cây xanh trên xe bus để làm du lịch là một sáng kiến độc đáo của
ông Marc Grance người Tây Ban Nha. Nếu có thể Việt hóa ý tưởng đó sau khi đã xin phép bản
quyền với chủ nhân. Tôi nghĩ đó sẽ là sự thú vị với tất cả mọi người. Tất nhiên, điều kiện khí hậu
nước ta rất khác biệt, nên để hiện thực hóa quả là một thử thách không dễ, nhưng người Việt Nam
vốn rất thông minh, ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào hình ảnh những chiếc xe bus có khu vườn
nhỏ trên nắp xe.
Ngoài ra, trên xe cũng nên có thêm hệ thống điều hòa hai chiều. Tiết trời mùa hè oi nồng, mùa đông
rét buốt sẽ thành lợi thế cho xe bus cạnh tranh với xe máy, cũng như một số phương tiện khác.
Điều cuối cùng đó là nâng cấp thế hệ xe bus đã cũ kĩ, đảm bảo an toàn và hoạt động ổn định, phục
vụ người dân tốt hơn. Bên cạnh đó là tăng chuyến xe phục vụ, không để xảy ra tình trạng chen chúc
trên xe bus, rất phản cảm và xấu xí. Đến lúc này, hình ảnh xe bus sẽ hấp dẫn hơn rất nhiều, nó sẽ
thành phương tiện chủ lực cho người dân đi lại.
Sau xe bus là đến taxi, phương tiện đóng vai trò quan trọng trong việc cơ động phục vụ khách hàng.
Bên cạnh sự tiện nghi của taxi, chúng ta vẫn cần phải chú ý tới một vài vấn đề không nhỏ. Triển khai
cấm xe máy tất sẽ làm thị trường mở rộng cực khủng, dễ xảy ra tình trạng tăng giá, ăn gian cước…
ảnh hưởng quyền lợi người dân để công ty thu lợi bất chính. Vậy nên cần phải có chủ trương siết

chặt giám sát hoạt động các hãng taxi từ trước. Như chế tài xử phạt nặng hơn, tăng cường kiểm tra
hành chính, kiểm tra ngầm, bảo vệ người dân, phóng viên khi tố cáo hành vi gian dối, vi phạm…
đồng thời thanh sát chất lượng của cả tài xế lẫn ô tô,
Thứ ba là loại hình xe khách. Loại hình bát nháo, lạc hậu hiện nay. Nếu chúng ta nhìn vào thực tế,
có thể thấy sự mất an toàn, lộn xộn, vô kỷ luật của những chiếc xe này. Giải pháp của tôi là gì? Rất
đơn giản, cấm hoàn toàn. Thực sự là không cần đến nữa, không cần những chiếc xe khách đường
dài nữa. Xe bus, taxi,… đã đủ để cung ứng rồi. Và chắc chắn sẽ có người phản đối, cho rằng xe
khách vẫn còn rất cần thiết, chưa thể bỏ đi cùng xe máy được. Vậy thì tôi xin trả lời như sau:
Các xe khách tư có thể đầu quân cho một công ty du lịch để đảm nhận nhiệm vụ chuyên chở hành
khách, với một số cá nhân khác có thể bán xe, xin vào làm lái xe bus, phụ xe nếu đủ điều kiện.
Hoặc các cơ quan đang cần xe chuyên chở nhân viên. Tất nhiên họ đều phải qua vài đợt khảo hạch
năng lực. Số xe khách không sử dụng có thể đem bán, và sau này là ra nước ngoài, những nước
còn nghèo nàn.
Đối với các công ty xe khách phải giải thể, sẽ là một sự xáo trộn lớn, vậy nên cần thiết có một kế
hoạch khác cho số này. Đó là sát nhập với một công ty xe bus. Không những giúp tân trang lại toàn
bộ xe sở hữu, nâng cao trình độ nhân viên, tác phong làm việc… mà còn dễ quản lí, đồng bộ. Việc
này có thể ảnh hưởng đến các công ty vận tải hành khách, hoặc làm dấy lên nỗi lo về độc quyền,
tuy nhiên, cái giá đó vẫn sẽ là rẻ so với việc để thả nổi như hiện nay.
Cuối cùng là về xe điện ngầm. Đã từ lâu chúng ta mong muốn Việt Nam có thể sử dụng được loại
hình này thay cho đường sắt kém an toàn. Hiện tại trình độ chúng ta vẫn chưa thể đạt được mức ý,
nhưng tôi vẫn hy vọng tương lai, đường sắt Việt Nam sẽ chỉ còn để chuyên chở hàng hóa, còn
nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu di chuyển của người dân, sẽ do tàu điện đảm nhận. Với những quãng
đường trường mà xe bus không kham nổi, taxi thì quá đắt đỏ, có lẽ tàu điện chính là giải pháp hữu
hiệu nhất.
Tôi cũng biết nhiều người cho nó là viển vông với hiện trạng này của đất nước. Nhưng Việt Nam đã
tụt hậu quá lâu rồi, bước sang thế kỉ 21, vậy mà mọi người vẫn còn chần chờ thêm nữa. Có thể bây
giờ chưa đủ điều kiện, nhưng rồi mọi thứ cũng sẽ tốt dần lên, vậy chẳng lẽ chờ đến lúc ấy mới tính
việc phổ biến loại hình tàu điện hay sao? Chờ cơ sở khá lên, chờ thời gian chín muồi, chờ các nước
bạn tiến bộ hơn,… chờ… chờ… chờ đến bao giờ mới chịu làm?
THẬT HÈN NHÁT! Mọi người cứ suy nghĩ như vậy thì bao giờ chúng ta mới là một nước văn minh,

một đất nước không dựa vào chế độ chính trị để văn minh, mà là vào tầng lớp nhân dân. Vậy chính
từ suy nghĩ của nhân dân đã không chịu nghĩ đến “văn minh” thì thử hỏi chính quyền làm được gì?
Đừng có văn minh bằng cách đòi hỏi Nhà nước nữa, hãy văn minh từ chính bản thân mình đi. Từ
chính mọi người.
Không phải là cơ sở vật chất Việt Nam tụt hậu so với thế giới, mà chính là ở con người, con người
Việt Nam đang tụt hậu. Tụt hậu trình độ (quan trí, dân trí), tụt hậu ý thức, tụt hậu tác phong.
Về vấn đề đổi mới giao thông ở nước ta, cụ thể hạn chế xe máy, chuyển sang dùng phương tiện
công cộng và xe hơi, tôi nói đến đây có lẽ là chưa đủ, nhưng cũng không phải là sơ sài để tất cả có
thể tham khảo, bổ sung cho suy nghĩ bản thân. Từ giờ các bài viết trong chuyên mục này sẽ nói
nhiều đến các khía cạnh khác của đời sống xã hội theo con mắt của cá nhân tôi. Không đơn thuần
là chuyện đi lại, để Việt Nam văn minh đúng nghĩa, mà tôi còn muốn nhiều hơn thế, nhiều hơn
nữa…
“Trên thế gian này làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi”
– Lỗ Tấn

×