Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

đáp án đề thi lí thuyết tốt nghiệp khóa 2 - nguội sửa chữa máy công cụ - mã đề thi scmcc - ltt (34)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.28 KB, 5 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA II
(2008 - 2011)
NGHỀ: NGUỘI SỬA CHỮA MÁY CÔNG CỤ
MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ
Mã đề thi: DA SCMCC – LT34
Câu 1: (3 điểm)
Trình bày nguyên lý làm việc của giá cân bằng tĩnh kiểu thanh đỡ?
(Giá cân bằng có hai thanh đỡ song song)
Trả lời:
Dụng cụ này rất hay dùng vì có kết cấu đơn giản nhưng có nhược điểm là
mất nhiều thời gian để cân bằng.
Kết cấu của giá cân bằng gồm hai thanh đỡ 1 có mặt cắt ngang là hình tam
giác, hình chữ nhật hoặc tròn (mặt cắt A-A) được chế tạo từ thép Y7A,Y8A,nhiệt
luyện đạt độ cứng 50÷52 HRC và mài bóng bề mặt làm việc với Ra=0,16
µ
m để
giảm ma sát giữa trục quay và thanh đỡ. Chiều dài L của thanh đỡ được tính sao
cho chi tiết có thể quay đi được 1,5÷2 vòng, tức là L=(1,5÷2)
π
d, mm, trong đó d
là đường kính của ngõng trục tính theo mm.
Các mặt đỡ của 2 thanh đỡ phải nằm trong mặt phẳng ngang và được điều
chỉnh bằng nivô. Sai lệch về vị trí nằm ngang không đươc vượt quá 0,02mm trên
chiều dài 1000mm. đường tâm của trục lắp chi tiết cần cân bằng phải vuông góc
với thanh đỡ.
Trong trường hợp cân bằng từng chi tiết riêng biệt, ví dụ như cân bằng bánh
răng 2 (hình vẽ), bánh răng được lắp trên trục gá 3 bằng phiến kẹp chuyên dùng
Hình: Giá cân bằng kiểu thanh đỡ
1- Thanh đỡ, 2 – Chi tiết cân bằng giá, 3 – Trục gá


Trục gá này được chế tạo từ thép dụng cụ Y7A, Y8A và nhiệt luyện đạt độ
cứng 48÷50 HRC. Phần cổ trục tì lên thanh đỡ được mài đạt độ nhám từ Ra=0,32
µ
m trở lên. Sai số về kích thước đường kính cổ trục không được vượt quá 0,01mm.
chiều dài của trục phải lớn hơn khoảng cách giữa 2 thanh đỡ từ 200÷250mm.
- Cân bằng tĩnh trên giá có 2 thanh đỡ thực hiện như sau:
Đặt trục gá đã lắp chi tiết cần cân bằng lên giá cân bằng. phải đặt nhẹ
nhàng và vuông góc với thanh đỡ. Nếu khối lượng cụm lắp lớn hơn 20kg thì phải
dùng thiết bị nâng để việc gá đặt lên giá cân bằng dễ dàng.
Để phát hiện sự mất cân bằng, ta gõ nhẹ vào chi tiết để nó lăn trên thanh
đỡ đến vị trí mà tại đó trọng tâm của chi tiết nằm ở vị trí thấp nhất. gọt bớt kim loại
ở phía nặng hoặc kẹp thêm 1 quả nặng vào phía nhẹ cho đến khi chi tiết cân bằng
trên thanh đỡ mới thôi.
Kiểm tra sự cân bằng của chi tiết ở mọi vị trí bằng cách quay chi tiết đi
một góc tù. Chi tiết phải đứng yên ở vị trí mới mà ta vừa xoay nó đến nó. Nếu chưa
đạt được yêu cầu này thi phải tiếp tục cân bằng.
Câu 2: (2 điểm)
Có những phương pháp đo độ nhám bề mặt chi tiết nào được sử dụng trong
sản xuất?
Trả lời:
Có nhiều cách để kiểm tra đọ nhám bề mặt chi tiết máy. Chọn phương pháp
đo nào tùy thuộc vào cấp độ nhám bề mặt cần gia công và yêu cầu về độ chình xác của
phương pháp đo. Có một số phương pháp đo thong dụng sau đây:
- Phương pháp so sánh bề mặt chi tiết cần kiểm tra với mẫu độ nhám.
- Phương pháp căn ke (chép hình) bề mặt chi tiết.
- Phương pháp quang học để đo profin của các vết nhấp nhô bề mặt.
Tùy theo dụng cụ đo, có thể đo độ nhám tới cấp 10
÷
14. Có nhiều loại máy
đo quang học, ví dụ: máy đo kiểu “Li nhich” hai ống kính, “Li nhich” giao thoa,

“Li nhich” profin tế vi của Nga v.v.
Phương pháp đo profin bề mặt bằng mũi dò cơ khí. Các máy đo theo nguyên
lý này có bộ phận tự ghi lại hình ảnh phóng đại và chon gay trị số chiều cao nhấp
nhô của các vết nhấp nhô trên bề mặt chi tiết cần kiểm tra. Hiện nay nhiều hãng chế
tạo dụng cụ đo trên thế giới đã chế tạo và đưa vào sử dụng các máy đo đọ nhám hiện số
dựa trên nguyên lý này với độ chính xác rất cao.
Câu3: (2 điểm)
Hãy trình bày các yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra khi lắp bộ truyền
động đai?
Trả lời
Khi lắp bộ truyền động đai cần phải đảm bảo độ // giữa 2 trục của bánh đai chủ
động và bánh đai bị động; Sự đồng phẳng của mặt phẳng trung bình của 2 bánh đai;độ
căng đaiv.v…Độ song song của trục có thể kiểm tra hoặc bằng thước đo trong, đo
khoảng cách giữa 2 trục tại 2 điểm, cố gắng đo tại hai điểm xa nhất, hoặc dùng mũi
vạch dấu và dây
Sự đồng phẳng của 2 mặt phẳng trung bình của hai bánh đai được kiểm tra theo
hai mặt cạnh của vành bánh đai bằng thước kiểm hay dây(khi khoảng cách giữa hai
trục bánh đai rất lớn)
Đặt thước hay căng dây kiểm tra sự đồng phẳng của mỗi bánh đai tại 2 điểm của
1 đường kính và 2 đường kính của 2 bánh đai này trùng nhau. Nếu mặt phẳng trung
bình của 2 bánh đai trùng nhau (hay đồng phẳng) và các trục song song với nhau thì 4
điểm trêm phải cùng nằm trên một đường thẳng,
Đặt thước hay căng dây kiểm tra sự đồng phẳng của mỗi bánh đai tại 2 điểm của
1 đường kính và 2 đường kính của 2 bánh đai này trùng nhau. Nếu mặt phẳng trung
bình của 2 bánh đai trùng nhau (hay đồng phẳng) và các trục song song với nhau thì 4
điểm trêm phải cùng nằm trên một đường thẳng
Nếu hai bánh đai có chiều rộng khác nhau thì đo khe hở giữa dây chuẩn với hai
điểm trên cùng một bánh đai phải bằng nhau
Khi lắp bánh đai còn phải kiểm tra độ đảo mặt mút và độ đảo hướng tâm. Dung
sai về độ đảo của bánh đai được tra trong sổ tay công nhân cơ khí

Độ đảo mặt mút cho phép 0,1 ÷ 0,4 mm
Độ đảo hướng tâm cho phép 0,05 ÷ 0,25 mm
Với các bộ truyền quan trọng, vận tốc chuyển động cao sau khi sửa chữa hoặc
trước khi lắp ráp bánh đai cần được cân bằng tĩnh
Hà nội, ngày…… tháng……năm 2011
HIỆU TRƯỞNG CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG THI TIỂU BAN RA ĐỀ THI

×