Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Chế độ lao tù và hoạt động đấu tranh ở nhà tù côn đảo (1945 1954)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (569.78 KB, 27 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

HỒ VIẾT HÙNG

CHẾ ĐỘ LAO TÙ VÀ HOẠT ĐỘNG ĐẤU TRANH Ở
NHÀ TÙ CÔN ĐẢO (1945 – 1954)
Ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM
Mã số: 9229013

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2021


Cơng trình đƣợc hồn thành tại:
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. TS. Nguyễn Đình Thống
2. PGS.TS. Dƣơng Kiều Linh

Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án Tiến sĩ Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ
Chí Minh.
Vào lúc…giờ……ngày….tháng…..năm 2021

Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
- Thư viện trường Đại học KHXH&NV TP. Hồ Chí Minh


- Thư viện Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh


1

DẪN LUẬN
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Lý do chọn đề tài
Nhà tù Côn Đảo được thực dân Pháp xây dựng từ năm 1862 tại
một hòn đảo nằm cách xa đất liền 43 hải lý1. Giai đoạn 1945–1954 phần
lớn tù nhân bị giam giữ ở đây là những người hoạt động kháng chiến
chống Pháp xâm lược trong mặt trận Việt Minh. Những người tù bị bắt
và lưu đày ra Côn Đảo thuộc những thành phần mà thực dân Pháp coi là
“nguy hiểm” cần phải giam cầm ở một địa điểm đảm bảo an ninh
nghiêm ngặt. Nhà tù Côn Đảo được giới chức Pháp cho tái hoạt động và
trở thành một địa điểm đáp ứng đủ mọi yêu cầu cho việc giam cầm tù
nhân.
Giai đoạn 1945–1954 là một phần lịch sử 113 năm tồn tại (1862
– 1975) của nhà tù Cơn Đảo “Địa ngục trần gian”, đó là giai đoạn lịch
sử đấu tranh kiên cường, bất khuất của các chiến sĩ cách mạng yêu nước
trong ngục tù.
Các nhà nghiên cứu Lịch sử từ trước tới nay đã tìm hiểu, nghiên
cứu nhà tù Cơn Đảo theo tiến trình lịch sử cụ thể. Tuy nhiên, số lượng
các cơng trình nghiên cứu riêng biệt về giai đoạn 1945–1954 q ít, đến
nay chỉ có một cơng trình Nhà tù Cơn Đảo 1945–1954 của tập thể tác
giả Nguyễn Đình Thống, Nguyễn Linh, Hồ Sĩ Hành, Nxb. Sự thật, ấn
hành năm 1991.
Với nguồn tư liệu phong phú từ Trung tâm lưu trữ Quốc gia 2,
Bảo tàng Cơn Đảo, Phịng Lịch sử Đảng – BTG Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng
Tàu, cùng với việc chắt lọc những hồi ký, bút tích, lời kể của các nhân

chứng lịch sử và quá trình khảo sát thực địa nhiều lần tại nhà tù Côn
Đảo, tác giả chọn “Chế độ lao tù và hoạt động đấu tranh ở nhà tù Côn
Đảo (1945 – 1954)” làm đề tài nghiên cứu là để góp phần củng cố, làm
sáng tỏ thêm những sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử bằng những nguồn
tư liệu khách quan, có cơ sở khoa học vững chắc.
Đó là lý do tôi chọn đề tài “Chế độ lao tù và hoạt động đấu tranh
ở nhà tù Côn Đảo (1945 – 1954)” làm vấn đề nghiên cứu ở cấp độ
Nghiên cứu sinh.
1.2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
1

Cửa biển Trần Đề, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng là điểm đất liền tiếp
giáp với Cơn Đảo gần nhất.


2

Nghiên cứu “Chế độ lao tù và Hoạt động đấu tranh ở nhà tù Cơn
Đảo (1945 – 1954)” có nhiều ý nghĩa cả về mặt khoa học và thực tiễn.
Về mặt khoa học: việc nghiên cứu cơ cấu tổ chức, bộ máy và
chính sách đối với tù nhân của một trong những nhà tù quy mô lớn nhất
Đông Dương giúp nhìn nhận và đánh giá thực trạng tổ chức của thực
dân Pháp trong cuộc chiến tranh nhìn từ góc độ nhà tù và người tù.
Nghiên cứu chế độ lao tù đưa ra những nhận xét xác đáng về chính sách
của thực dân Pháp đối với tù nhân Côn Đảo. Việc nghiên cứu nhà tù
Côn Đảo chỉ ra những hoạt động của tù nhân trong việc xây dựng lực
lượng, xây dựng tổ chức, đồn kết chống lại chính sách bóc lột của nhà
tù.
Về mặt thực tiễn: nghiên cứu giúp hệ thống, xâu chuỗi lại các
nhân vật, các sự kiện diễn ra trong khoảng thời gian 9 năm (1945–1954)

tại nhà tù Côn Đảo theo một tiến trình thời gian. Việc nghiên cứu tạo cơ
sở vững chắc cho đánh giá khách quan, khoa học các sự kiện, các nhân
vật lịch sử ở nhà tù Cơn Đảo giai đoạn này.
2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu nhà tù Côn Đảo là tái hiện nhà tù Côn Đảo
một cách trung thực và sinh động trên cơ sở tập hợp, hệ thống hóa và
trình bày một cách khoa học, có chọn lọc và phân tích, kiến giải để tạo
thành nguồn tư liệu tham khảo hữu ích và tin cậy cho các nhà nghiên
cứu, cho sinh viên và độc giả quan tâm vấn đề nhà tù Côn Đảo.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu lịch sử nhà tù Côn Đảo 1945–1954 luận án tập trung
giải quyết một số nhiệm vụ cơ bản sau:
Nghiên cứu Chế độ lao tù và Hoạt động đấu tranh ở nhà tù Côn
Đảo (1945 – 1954) luận án tập trung giải quyết một số nhiệm vụ cơ bản
sau:
- Xây dựng lại sơ đồ hoàn chỉnh hệ thống nhà tù Côn Đảo giai
đoạn 1945–1954 về cơ cấu tổ chức và mối liên hệ giữa các bộ phận
chức năng của nhà tù.
- Nghiên cứu quá trình tổ chức và bộ máy hoạt động của nhà
tù, tình trạng của tù nhân và các chế độ đối với tù nhân, hoạt động,
đấu tranh của tù chính trị, tù binh ở Cơn Đảo giai đoạn 1945–1954.
- Nghiên cứu vị trí, vai trị của nhà tù Cơn Đảo giai đoạn
1945–1954 trong chính sách thực dân của Pháp ở Đông Dương. Lý giải
việc vận chuyển tù nhân từ các tỉnh miền Bắc ra giam giữ tại Côn Đảo.


3

- Hệ thống hóa và bổ sung thêm nguồn tư liệu về lịch sử nhà

tù Côn Đảo.
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nhà tù Côn Đảo bao gồm
những sự kiện, những nhân vật, những tổ chức chính yếu ở nhà tù Cơn
Đảo giai đoạn 1945–1954, trong đó thể hiện trên hai nội dung chính là
tổ chức, bộ máy, chính sách quản trị của nhà tù Cơn Đảo và các hoạt
động đấu tranh trong tù của tù chính trị, tù binh ở Côn Đảo giai đoạn
1945–1954.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu về thời gian; đề tài nghiên cứu “Chế độ lao
tù và hoạt động đấu tranh ở nhà tù Côn Đảo (1945 – 1954)” xác định
phạm vi nghiên cứu về thời gian bắt đầu từ năm 1945 đến năm 1954.
Phạm vi nghiên cứu về không gian; là tồn bộ quần đảo, trong
chiến lược bố phịng của bộ máy cai trị, và trọng tâm là những địa bàn
có hoạt động của tù nhân. Trong một số trường hợp, đề tài mở rộng đến
mối quan hệ giữa Côn Đảo với đất liền, giữa bộ máy cai trị ở Cơn Đảo
với Chính phủ Nam phần, với Chính phủ Quốc gia Việt Nam.
4. PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Phƣơng pháp luận
Luận án tiếp cận theo phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê
nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và hệ thống các quan điểm của Đảng, nhà
nước Việt Nam về đấu tranh giải phóng dân tộc, dùng đó làm cơ sở để
xử lý những vấn đề lý luận và nhận thức các nội dung trong luận án.
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài “Chế độ lao tù và hoạt động đấu tranh ở nhà tù Côn Đảo
(1945 – 1954)” được thực hiện dựa trên hai phương pháp cơ bản của
nghiên cứu lịch sử là phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Sự kết
hợp hai phương pháp lịch sử và phương pháp logic là yêu cầu cơ bản
đối với việc nghiên cứu đề tài lịch sử làm nổi bật những đánh giá, nhận

xét của tác giả trong quá trình nghiên cứu, đồng thời thống nhất giữa
các đánh giá mang tính định tính và định lượng trong nghiên cứu.
Ngoài ra tác giả sử dụng Phương pháp khảo sát thực địa để tìm
hiểu về hình thế, về kiến trúc xây dựng nhà tù, vật liệu xây dựng, việc
bố trí các sở tù... Phương pháp khảo sát thực địa giúp tác giả có cái nhìn
tổng thể về nhà tù Cơn Đảo. Bên cạnh đó tác giả cịn tiếp cận phương
pháp Oral History (Lịch sử qua lời kể), phỏng vấn sâu các nhân chứng


4

lịch sử - những người đã từng bị giam giữ, tra tấn trong ngục tù Cơn
Đảo giai đoạn 1945–1954.
5. ĐĨNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
5.1. Về mặt khoa học
Luận án là cơng trình khoa học đánh giá tồn diện về tổ chức, bộ
máy, hoạt động của nhà tù Côn Đảo giai đoạn 1945–1954. Sự phát triển
về quy mô của nhà tù, số lượng tù nhân. Đánh giá những hoạt động đấu
tranh của tù chính trị, tù binh và ảnh hưởng của những hoạt động đấu
tranh đó đến cuộc chiến tranh của Pháp ở Việt Nam.
5.2. Về mặt thực tiễn
Phục vụ cho công tác tham khảo, nghiên cứu về đề tài liên quan
đến luận án và góp phần giáo dục truyền thống yêu nước cho nhân dân,
nhất là cho thế hệ trẻ.
6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kết cấu của luận án gồm 4 chương
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ CƠN ĐẢO VÀ TÌNH HÌNH
NGHIÊN CỨU NHÀ TÙ CƠN ĐẢO.
1.1. Tổng quan về Cơn Đảo
1.1.1. Điều kiện tự nhiên

Côn Đảo ngày nay là tên gọi một đơn vị hành chính cấp huyện
của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, một tỉnh nằm trong vùng Đơng Nam bộ có
nền kinh tế phát triển với ngành khai thác dầu khí và du lịch.
Cơn Đảo bao gồm 16 hịn đảo lớn, nhỏ nằm trên một vị trí có tọa
độ từ 8o34’ đến 8o49’ Vĩ độ Bắc và từ 106o32’ đến 106o45’ Kinh độ
Đơng, cách Vũng Tàu về phía Đơng Bắc 97 hải lý, cách cửa biển Trần
Đề tỉnh Sóc Trăng 43 hải lý, đây là điểm gần đất liền nhất của quần đảo
này. Diện tích tự nhiên của quần đảo vào khoảng 72km2. Cơn Lơn Lớn
là hịn đảo có diện tích lớn nhất trong số 16 hịn đảo. Diện tích đảo Cơn
Lơn Lớn hơn 51 km2 (chiếm 2/3 diện tích quần đảo), đây là nơi thực dân
Pháp xây dựng hệ thống nhà tù kiên cố, phục vụ mưu đồ xâm lược và
cai trị Việt Nam lâu dài.
Các hòn đảo còn lại là những hòn đảo nhỏ và rất nhỏ như: Hòn
Cau, hịn Tài Lớn, hịn Tài Nhỏ, hịn Bơng Lan, Hịn Trứng, hòn Tre
Lớn, hòn Tre Nhỏ, hòn Trác Lớn, hòn Trác Nhỏ, Hịn Trọc... phần lớn
nằm cách xa hịn Cơn Lơn Lớn nên khơng có sở tù nào ở đó cả.
Tất cả các hịn đảo thuộc quần đảo Cơn Đảo đều được đặt tên
dựa vào những đặc điểm về hình dáng hay là những sản vật quý mà


5

thiên nhiên ban tặng cho nó hoặc là mang tên của nhân vật, sự kiện lịch
sử gắn liền với hòn đảo.
Địa thế Côn Đảo đã tạo nên những vịnh biển rất thuận tiện cho
tàu thuyền ra vào hoạt động và là nơi trú bão an toàn của những người
đi biển, ở mũi Đơng Bắc hịn Cơn Lơn lớn có vịnh Đầm Tre, vịnh Đông
Bắc, trước mặt thị trấn Côn Đảo có vịnh Cơn Sơn, phía Đơng Nam có
vịnh Bến Đầm
Về cấu tạo địa chất của quần đảo Côn Lôn nhiều nhà nghiên cứu

về lĩnh vực địa chất khẳng định rằng nơi đây nguyên là vùng núi lửa,
hoạt động của núi lửa đã kiến tạo địa hình Cơn Đảo đa phần là đồi núi.
Điều kiện thời tiết ở Côn Đảo thuận lợi cho sản xuất và đánh bắt
hải sản. Côn Đảo chịu ảnh hưởng của gió mùa tây nam vào mùa mưa từ
tháng 5 cho đến tháng 11 và gió chướng đông bắc vào mùa khô từ tháng
12 cho đến tháng 4 hàng năm, nhiệt độ trung bình là 26,90C, lượng mưa
vừa phải, trung bình hàng năm khoảng 2200mm.
Cơn Đảo rất phong phú về tài nguyên thiên nhiên. Rừng có
nhiều loại gỗ q, biển có san hơ, vích, tơm, cá… Vườn Quốc gia Côn
Đảo hiện nay nổi tiếng là nơi bảo tồn hệ sinh thái rừng nhiệt đới hải
đảo.
1.1.2. Người Việt xác lập chủ quyền ở Côn Đảo
Việc xác định thời gian người Việt đầu tiên đặt chân đến Côn
Đảo vẫn còn nhiều ý kiến tranh luận, chưa phải là vấn đề được đồng
thuận trong giới nghiên cứu lịch sử, văn hóa. Song một điều chắc chắn
rằng từ cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII, dưới thời các chúa Nguyễn
thì nơi đây đã có được sự quan tâm thích đáng, nhiều ghi chép có cơ sở
khoa học vững chắc, tin cậy cho chúng ta biết điều đó.
Phủ biên tạp lục của Lê Q Đơn viết năm 1776 đã có phần
miêu tả về hoạt động của đội Bắc Hải do chúa Nguyễn thành lập. Đội
Bắc Hải có nhiệm vụ đi tìm kiếm, đánh bắt hải sản ở vùng biển phía
Nam trong đó có hoạt động ở Cơn Đảo.
Trong sách Đại Nam thực lục do Quốc sử quán triều Nguyễn
biên soạn, trong phần chính biên đệ nhất kỷ, trình bày khá cụ thể về tổ
chức, hoạt động của đội Bắc Hải. đề cập đến các hoạt động xác lập chủ
quyền của nhà Nguyễn ở Côn Đảo.
Trong Đại Nam thực lục tiền biên, quyển số 7, mặt khắc 21 đề
cập khá rõ ràng sự kiện năm Nhâm Ngọ, đời chúa Nguyễn Phúc Chu
năm thứ 11 (1702), Chúa sai người đi diệt giặc biển tại đảo Côn Lôn.



6

Gia Định thành thơng chí của Trịnh Hồi Đức cũng có đoạn viết
miêu tả về Cơn Đảo. Theo Gia Định thành thơng chí (1972): “ở giữa
biển Đơng, từ cửa cảng Cần Giờ chạy ghe về hướng mặt trời mọc đi
xuống phía đơng hai ngày hai đêm mới đến...” (tu trai Nguyễn Tạo dịch,
tr.49).
Những cơ sở trên đây đã khẳng định việc xác lập chủ quyền
quần đảo Côn Đảo được diễn ra liên tục và thường xuyên dưới thời các
chúa Nguyễn bằng cả những hoạt động kinh tế lẫn quân sự.
Mặc dù người Việt đã đến Cơn Đảo từ trước đó nhưng có thể nói
đến thời điểm này (1773) quần đảo Cơn Lơn mới chính thức có các hoạt
động dân sự của cư dân người Việt, một cơ sở để khẳng định chủ quyền
của Việt Nam đối với quần đảo này.
1.2. Tổng quan về nhà tù Cơn Đảo
1.2.1. Q trình thực dân Pháp xâm chiếm Côn Đảo
Marco Poulo nhà thám hiểm nổi tiếng người Ý cho đến nay
được biết là người Châu Âu đầu tiên đặt chân đến Côn Đảo vào năm
1294. Bước vào những kỷ nguyên khám phá, nhà hàng hải người Bồ
Đào Nha Andrade đã ghé đến Côn Đảo tháng 9/1516. Năm 1686 trong
quá trình đi tìm địa điểm lập các thương quán để mở rộng kinh doanh
của Công ty Đông Ấn Pháp, Verret một nhân viên của công ty này đã
phát hiện ra Cơn Đảo. Người Pháp có phần do dự và chậm trễ trong việc
chiếm đóng Cơn Đảo, năm 1721 sau hơn 30 năm ngày Verret đề xuất
chiếm Cơn Đảo thì một lần nữa Cơng ty Đơng Ấn Pháp mới cử Reneaux
Renault ra nghiên cứu lại vấn đề lập thương quán ở Côn Đảo. Nhưng
khi đến Côn Đảo thì Reneaux Renault lại tỏ ra rất bi quan và chẳng lấy
gì làm thiết tha, điều này được thể hiện cụ thể trong những báo cáo mà
ông gửi về.

Năm 1687 William Dampier một nhân viên của Công ty Đông
Ấn Anh đã đến Côn Đảo, ông khảo sát và vẽ bản đồ quần đảo. Một thời
gian sau Công ty Đông Ấn Anh đưa qn đổ bộ lên chiếm đóng Cơn
Đảo (1702).
Sau khi đánh bại qn Tây Sơn lên ngơi Hồng đế (1802) lúc
này vua Gia Long rất coi trọng đến việc bảo đảm chủ quyền, an ninh ở
Côn Đảo, củng cố lại lực lượng, cắt cử quan lại trông coi, lập sổ bộ để
đăng ký quản lý dân binh, điền địa.
Nhà Nguyễn đẩy nhanh việc xây dựng Côn Đảo thành một đơn
vị hành chính. Thời vua Minh Mạng (1820 – 1841) Côn Đảo trước
thuộc sự quản hạt của Hà Tiên, đến năm 1839 vua sai Bố Chính Gia


7

Định là Nguyễn Quýnh đi dò xét thành Trấn Tây, khi trở về kinh thành
Nguyễn Quýnh làm biểu tâu lên vua.
Theo Nguyễn Quýnh (2004):
Đảo Côn Lôn cách Gia Định xa mà đến Vĩnh Long thì gần, nghĩ
nên cho đổi về tỉnh này cho tiện...vua cho là phải… Cho binh
dân, đài bảo ở Côn Lôn lệ thuộc về quản hạt Vĩnh Long”. (Đại
Nam thực lục, tr.538)
Ngày 28/11/1861 theo lệnh Thủy sư đô đốc Bonard, Trung úy
hải quân Lespès chỉ huy Thông báo hạm Norzagaray tiến chiếm Côn
Đảo. Đây là mở đầu cho một giai đoạn lịch sử hơn một thế kỷ bi thương
của quần đảo Cơn Đảo.
1.2.2. Q trình thực dân Pháp xây dựng nhà tù Côn Đảo.
Chỉ 3 tháng sau khi tuyên bố chủ quyền đối với Côn Đảo, ngày
01/02/1862 thiếu tướng Borand – Thủy sư đô đốc đã ký sắc lệnh thành
lập nhà tù Côn Đảo. Đến năm 1874 Banh I (Trại I) và một số cơng trình

như: dinh Quản đốc, nhà Kho, bệnh Xá, dãy biệt thự dành cho Sĩ quan,
cư xá giám thị... được xây dựng. Năm 1916 Pháp cho xây dựng Banh II
nằm sát ngay Banh I để giam giữ tù nhân bị đưa từ trong đất liền ra.
Năm 1925 thực dân Pháp cho xây dựng Banh III giam giữ những
người tù mới bị đưa ra Cơn Đảo trước khi phân loại và bố trí vào các
kíp tù. Năm 1950 Banh III phụ (Annex du Bagne N03) được sửa chữa
và đổi tên thành Trại III để giam riêng lực lượng tù binh.
Về cơ bản giai đoạn 1945–1954 các Banh I, Banh II, Banh III là
những nơi giam giữ tù nhân chính ở nhà tù Cơn Đảo.
1.2.3. Chế độ lao tù và hoạt động đấu tranh của tù nhân

Chế độ theo định nghĩa từ điển tiếng Việt là tồn bộ nói
chung những điều quy định cần tn theo trong một việc nào
đó. Từ định nghĩa này, chế độ là những quy định được đặt ra
để mọi người tuân thủ thực hiện một cách thống nhất.
Hoạt động đấu tranh của tù nhân là những hoạt động
chống lại chính sách, chế độ lao tù.
Tổng quan về tình hình nghiên cứu nhà tù Cơn Đảo
1.3.1. Các cơng trình nghiên cứu đề cập đến Côn Đảo và nhà tù
Côn Đảo
Các công trình trong nước
Phủ biên tạp lục của Lê Q Đơn viết năm 1776 có thể là cuốn
sách sớm nhất ở Việt Nam có ghi chép về Cơn Đảo.
1.3.


8

Đại Nam thực lục, bộ chính sử quan trọng và lớn nhất của nhà
Nguyễn do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn nhắc đến những hoạt

động của chúa Nguyễn ở Cơn Đảo.
Đại Nam nhất thống chí là bộ sách dư địa chí do Quốc sử quán
triều Nguyễn biên soạn thời vua Tự Đức cũng có những ghi chép về một
số sự kiện diễn ra ở Cơn Đảo.
Ngồi 3 bộ sử chí này thì các cơng trình nghiên cứu khác đề cập
đến Côn Đảo như:
Côn Lôn sử lược của tác giả Trần Văn Quế do Nxb. Thanh
Hương tùng thư tại Sài Gòn ấn hành. Cuốn sách dày 42 trang, gồm 13
phần được viết theo lối chép sử đã đề cập đến nhiều sự kiện, nhân vật
lịch sử từ những ngày đầu Côn Đảo được biết đến cho tới sự kiện thực
dân Pháp tái chiếm lại Côn Đảo năm 1946.
Lịch sử nhà tù Côn Đảo 1862 – 1945 của ban nghiên cứu Lịch
sử Đảng Đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo, nhà xuất bản Sự thật, ấn hành
1987 là cơng trình nghiên cứu của tập thể tác giả Nguyễn Đình Thống,
Nguyễn Linh, Hồ Sĩ Hành dưới sự chỉ đạo của Đặc khu ủy Vũng Tàu –
Côn Đảo đã thu thập được một số lượng lớn các tư liệu lịch sử về Côn
Đảo trong giai đoạn lịch sử này.
Côn Đảo đau thương và khát vọng, tập ký sự lịch sử của Hội văn
học – Nghệ thuật tỉnh Vĩnh Long ấn hành năm 1994.
Nhà tù Côn Đảo 1955–1975 của tập thể tác giả Đỗ Quốc Hùng,
Trần Quang Huy, Nguyễn Đình Thống, Nxb. Chính trị Quốc gia ấn
hành năm 1996.
Lịch sử nhà tù Côn Đảo 1862 – 1975 của nhóm tác giả Nguyễn
Đình Thống, Nguyễn Linh, Hồ Sĩ Hành, Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia phát hành năm 2000. Những cuộc đấu tranh của tù chính trị, những
“Ngơi sao sáng” trong nhà tù, q trình xây dựng và phát triển tổ chức
Đảng... trình bày rất logic, khoa học. Cuốn sách này là nguồn tài liệu
tham khảo tin cậy trong nghiên cứu Lịch sử Côn Đảo.
Côn Đảo từ góc nhìn lịch sử của tác giả Nguyễn Đình Thống do
Nxb. Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh ấn hành năm 2012. Cuốn sách dày

hơn 400 trang được bố cục thành ba phần, đây là cơng trình tập hợp
nhiều bài viết, cơng trình nghiên cứu về Cơn Đảo và nhà tù Cơn Đảo
của tác giả Nguyễn Đình Thống.
Các nhà văn, nhà báo cũng rất quan tâm khai thác đề tài về Cơn
Đảo, nhiều bài viết có giá trị, mang tính khảo cứu về Cơn Đảo đã đăng
ở các tạp chí, nguyệt san, nhật báo uy tín như:


9

Tờ Nguyệt san “Mới” từ số 35 đến số 37 từ ngày 18/7 đến
1/8/1953 đăng bài viết có tựa đề “Chút ít sử liệu về quần đảo Cơn Nơn”,
bài viết này trình bày những khảo sát, nghiên cứu của Jean Claude
Demariaux về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và sơ lược lịch sử Côn
Đảo từ đầu thế kỷ XVI.
Tờ Nhật báo Tiếng Chuông số 1506, ra thứ ba, ngày 03/4/1956
đăng bài viết của tác giả Hoa Quang Phượng “Những đoàn người Việt
Nam đầu tiên đến sanh cư lập nghiệp”. Cũng trên báo Tiếng Chng có
loạt bài: Cơn Nơn dưới thời thực dân vừa chiếm cứ, quân Pháp chết
không kịp chôn, tù nhơn phụ nữ Việt Nam cũng từng bị lưu đày đến đây,
số 1508, ngày 05/4/1956; Bài Tìm hiểu nước nhà: lịch sử đảo Côn Sơn,
số 1532, ngày 10/8/1959.
Gần đây nhất có những hội thảo cấp Quốc gia về đề tài Nhà tù
Cơn Đảo, đã có nhiều bài viết giá trị, nhiều tư liệu mới được khai thác,
bổ sung cho những đánh giá, nhận định về những vấn đề liên quan đến
nhà tù Côn Đảo.
Hội thảo Côn Đảo 150 năm đấu tranh, xây dựng và phát triển
1862 – 2012 được Trường KHXH&NV Thành phố Hồ Chí Minh và Ủy
ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức tại Tp. Vũng Tàu tháng
7/2012.

Ngồi các cơng trình nghiên cứu kể trên, hiện nay một lượng lớn
các hồi ký, bút ký, thơ, văn của các cựu tù Côn Đảo chưa được xuất bản
như Hồi ký của An Sơn (Phan Văn Đại), Trịnh Văn Hà (Tư Hà), Đoàn
Duy Thành, Lê Phú, Hồng Tiễn, Nguyễn Hịa Nhã (Tơ Lịch), Nguyễn
Văn Định (Cày)… là nguồn tài liệu tham khảo rất hữu ích cho nghiên
cứu Lịch sử nhà tù Cơn Đảo.
Các cơng trình nước ngồi viết về Cơn Đảo.
Cuốn sách rất nổi tiếng, được nhiều học giả trong và ngoài nước
biết đến là Histoire moderne du pays d’Annam, (1592-1820), étude sur
les premiers rapports des Européens et des Annamites et sur
l’établissement de la dynastie annamite des Nguyễn (Lịch sử hiện đại
nước Nam (1592-1820), khảo luận về những giao tiếp đầu tiên giữa
người Âu với người An Nam và về sự xây dựng triều đại An Nam nhà
Nguyễn) Charles B. Maybon, nhà xuất bản Librairie Plon ở Paris phát
hành năm 1920.
Jean Claude Demariaux, (1956), Les Secrets des Iles de Poulo
Condore, J. Pyronnet et Cie, Paris (Những bí mật của Cơn Đảo).
Demariaux, J.C là thành viên của Hội nghiên cứu Đông Dương


10

(membre de la société des études indochinoise), cuốn sách là những ghi
chép của tác giả khi đến Côn Đảo.
Maurice Demariaux, POULO-CONDORE, Archipel du Vietnam
- Du bagne historique à la nouvelle zone de développement
économique, (Côn Đảo - Quần đảo Việt Nam - Từ nhà tù lịch sử đến
khu vực phát triển kinh tế mới- TG), Nhà xuất bản Editions
L'Harmattan, Pháp, ấn hành năm 1999, cuốn sách dày 257 trang được in
trên khổ giấy 14,5cm x 22cm.

Maurice Demariaux, entretien avec le général Jacques Brulé,
Bulletin de l’Anai, 1994. Tác giả Maurice Demariaux phỏng vấn tướng
Jacques Brulé, người từng giữ chức Giám đốc nhà tù Cơn Đảo giai đoạn
1947 – 1948.
Các cơng trình luận văn, luận án nghiên cứu về Côn Đảo.
Trước năm 1975, ghi nhận 2 đề tài luận văn, luận án viết về
những vấn đề ở nhà tù Côn Đảo. Một là, Luận văn cao học Sử học “Tổ
chức lao tù Poulo – Condore thời thuộc Pháp 1862 – 1945” của
Nguyễn Minh Nhựt. Hai là, luận án Tiến sĩ Y khoa của Nguyễn Minh
Triết “Nhận xét về bệnh lý tại nhà lao” được bảo vệ ngày 29/01/1972
tại trường Đại học Y khoa Huế.
Sau năm 1975, ghi nhận 4 luận án Phó tiến sĩ, Tiến sĩ.
Luận án Phó tiến sĩ đầu tiên về Côn Đảo sau năm 1975 là Lê
Hữu Phước với đề tài “Lịch sử nhà tù Côn Đảo 1862 – 1930 . Luận án
Phó tiến sĩ Khoa học Lịch sử “Đấu tranh chính trị của các chiến sĩ cách
mạng trong nhà tù Cơn Đảo 1955–1975” của Nguyễn Đình Thống, bảo
vệ năm 1994 tại Cơ sở đào tạo Viện Mác - Lênin. Luận án Tiến sĩ Lịch
sử của Trịnh Công Lý, đề tài “Đấu tranh của những người tù Cộng sản
ở nhà tù Côn Đảo 1930–1945” Bảo vệ năm 2004 tại Viện Khoa học xã
hội vùng Nam bộ. Luận án Tiến sĩ của Bùi Văn Toản “Quá trình tổ
chức và rèn luyện lực lượng đấu tranh của các chiến sĩ cách mạng ở
nhà tù Côn Đảo 1957–1975”, được Hội đồng khoa học Trường Đại học
KHXH&NV Tp. Hồ Chí Minh thơng qua năm 2012.
1.3.2. Các cơng trình nghiên cứu về nhà tù Cơn Đảo giai đoạn
1945–1954.
Kể chuyện Côn Đảo 1945–1954 tư liệu nội bộ của Ban liên lạc
tù nhân Côn Đảo 1945–1954 do tập thể tác giả là cựu tù nhân Côn Đảo
giai đoạn lịch sử này:
Nhà tù Côn Đảo 1945–1954 của tập thể tác giả Nguyễn Đình
Thống, Nguyễn Linh, Hồ Sĩ Hành, Nxb. Sự thật, ấn hành năm 1991.



11

Lịch sử đấu tranh của các chiến sĩ yêu nước và cách mạng nhà
tù Côn Đảo (1862 – 1975), Nxb. Chính trị Quốc gia, 2010. Đây là cơng
trình khoa học của tập thể các nhà khoa học Viện lịch sử Đảng, Học
viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh do PGS. TS. Nguyễn
Trọng Phúc chủ biên, TS. Nguyễn Đình Thống, TS. Trần Trọng Thơ thư
ký.
Hồi ký Sống mãi tình Cơn Đảo do Ban Tun giáo tỉnh ủy Hải
Hưng ấn hành năm 1994. Cuốn sách dài 230 trang tập hợp 22 bài viết
của cựu tù chính trị Cơn Đảo tỉnh Hải Hưng (cũ).
Côn Đảo một thời để nhớ do Nxb. Văn học ấn hành năm 1997
gồm những bài viết dưới dạng Hồi ký của các nhân chứng lịch sử nhà tù
Côn Đảo giai đoạn 1945–1954.
Chúng tôi ở Côn Đảo do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban liên lạc
cựu tù Chính trị Cơn Đảo tỉnh Nam Định xuất bản năm 1998 gồm
những hồi ký của cựu tù nhân chính trị Côn Đảo tỉnh Nam Định cả thời
kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
Côn Đảo hồn thiêng nước Việt của tác giả Nguyễn Đình Thống
do Nxb. Quân đội Nhân dân Hà Nội ấn hành năm 2003. Cuốn sách có
một số bài trình bày những sự kiện mang dấu ấn lịch sử ở Côn Đảo giai
đoạn 1945-1954 như: bốn lần đại hội của tổ chức Đảng ở Côn Đảo,
Báo chí trong nhà tù Cơn Đảo những năm 1948-1950, Võ Thị Sáu con
người và huyền thoại, Cuộc võ trang giải thoát ngày 12 tháng 12 năm
1952.
Kỷ yếu Hội thảo 60 năm vượt Côn Đảo của Ban Tuyên giáo
Thành ủy Hà Nội và Ban Liên lạc Cựu tù chính trị Côn Đảo Tp. Hà Nội,
Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành năm 2012.

Nhận xét chung các cơng trình nghiên về Cơn Đảo và nhà tù Cơn
Đảo.
Một là, các cơng trình tập hợp và công bố phần nhiều dưới dạng
hồi ký, bút ký của cựu tù nhân Côn Đảo giai đoạn 1945–1954, các cơng
trình này thường chỉ phản ánh rời rạc các nhân vật, sự kiện lịch sử ở
những khám tù, sở tù nên thiếu sự thống nhất, thiếu cái tổng thể cần có
của một cơng trình lịch sử về nhà tù Cơn Đảo.
Hai là, các cơng trình nghiên cứu về nhà tù Cơn Đảo giai đoạn
1945–1954 mặc dù có khai thác tư liệu là những báo cáo thành văn của
nhà tù Côn Đảo nhưng do điều kiện lịch sử hơn 30 năm trước có nhiều
khó khăn nên việc tiếp cận nguồn tư liệu quan trọng này còn hạn chế.


12

Ba là, số lượng các cơng trình nghiên cứu về nhà tù Cơn Đảo
giai đoạn 1945 – 1954 rất ít.
Hồi ký và các cơng trình biên soạn của tù chính trị Côn Đảo về
nhà tù Côn Đảo giai đoạn 1945-1954
Kể chuyện Côn Đảo 1945–1954 tư liệu nội bộ của Ban liên lạc
tù nhân Côn Đảo 1945–1954 do tập thể tác giả là cựu tù nhân Côn Đảo
giai đoạn lịch sử này: An Sơn, Trương Anh Tuấn, Lê Ngọc Hương,
Nguyễn Ngọc Sớm, Lê Trung Khá, Nguyễn Nhã biên soạn. An Sơn
(Phan Văn Đại) nguyên Ủy viên Thường trực Hội nghị Lâm thời tù
nhân Côn Đảo chủ biên. Tư liệu này đã được gửi cho các cựu tù nhân
Côn Đảo giai đoạn 1945-1954 xem và bổ sung, chỉnh sửa trong nhiều
năm, bản cuối cùng được in ấn tháng 9 năm 1986 tại Tp. Hồ Chí Minh.
Hồi ký Sống mãi tình Cơn Đảo do Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Hải
Hưng ấn hành năm 1994. Cuốn sách dài 230 trang tập hợp 22 bài viết
của cựu tù chính trị Cơn Đảo tỉnh Hải Hưng (cũ).

Côn Đảo một thời để nhớ do Nxb. Văn học ấn hành năm 1997
gồm những bài viết dưới dạng Hồi ký của các nhân chứng lịch sử nhà tù
Côn Đảo giai đoạn 1945–1954.
Chúng tôi ở Côn Đảo do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban liên lạc
cựu tù Chính trị Cơn Đảo tỉnh Nam Định xuất bản năm 1998 gồm
những hồi ký của cựu tù nhân chính trị Cơn Đảo tỉnh Nam Định cả thời
kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
1.3.3. Nhận xét chung các cơng trình nghiên về Cơn Đảo và
nhà tù Cơn Đảo
Những cơng trình liệt kê ở trên đây đã có ít nhiều đề cập tới nhà
tù Côn Đảo, tới hoạt động đấu tranh của lực lượng tù nhân Côn Đảo, đề
cập tới chế độ của nhà tù cũng như nói đến những nhân vật, sự kiện diễn
ra ở nhà tù Côn Đảo. Tuy nhiên theo nhận xét chung của tác giả các
cơng trình kể trên vẫn còn một số vấn đề chưa phản ánh.
Một là, các cơng trình tập hợp và cơng bố phần nhiều dưới dạng
hồi ký, bút ký của cựu tù nhân Cơn Đảo giai đoạn 1945–1954.
Hai là, các cơng trình nghiên cứu về nhà tù Côn Đảo giai đoạn
1945–1954 do điều kiện lịch sử hơn 30 năm trước có nhiều khó khăn
nên việc tiếp cận nguồn tư liệu quan trọng này cịn hạn chế.
Ba là, số lượng các cơng trình nghiên cứu về nhà tù Côn Đảo
giai đoạn 1945 – 1954 rất ít.
1.3.4. Những vấn đề đặt ra trong nghiên cứu đề tài “Chế độ lao tù
và hoạt động đấu tranh ở nhà tù Côn Đảo (1945 – 1954)” cụ thể là;


13

- Về tổ chức, bộ máy, hoạt động của nhà tù Côn Đảo giai đoạn
1945 - 1954, cần làm rõ sự phát triển về quy mô của nhà tù, sự phát
triển về tổ chức, bộ máy của nhà tù, số lượng giám thị, số lượng tù

nhân… qua đó có thể thấy tính chất cuộc chiến tranh của Pháp ở Việt
Nam từ góc nhìn nhà tù và người tù.
- Những hoạt động đấu tranh của tù chính trị, tù binh và ảnh
hưởng của những hoạt động đấu tranh đó đến cuộc chiến tranh của Pháp
ở Việt Nam.
- Quá trình hình thành, xây dựng và phát triển tổ chức Đảng trong
nhà tù; các chi bộ, số lượng đảng viên, hình thức kết nạp đảng viên,
hình thức sinh hoạt chi bộ, vai trị của tổ chức Đảng trong lãnh đạo tù
nhân...
- Cung cấp tư liệu bổ sung, làm rõ một số khía cạnh khác của
cuộc chiến tranh 1945–1954, nhất là trên lĩnh vực tù nhân và chính sách
đối với tù nhân của thực dân Pháp
Tiểu kết chương 1
Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến Côn Đảo và
nhà tù Côn Đảo thực hiện cái nhìn bao qt, tổng thể về Cơn Đảo và
nhà tù Côn Đảo. Từ những nhận định, đánh giá của những người châu
Âu đầu tiên biết đến Côn Đảo, những ghi chép về hoạt động kinh tế,
chính trị của nhà Nguyễn thể hiện chủ quyền đối với quần đảo, những
cuốn tiểu thuyết, những bài thơ, bài báo, bút tích, hồi ký cho đến những
cơng trình nghiên cứu chun sâu về Cơn Đảo được nhìn nhận, đánh
giá, chọn lọc và xâu chuỗi lại, qua đó bước đầu so sánh, đối chiếu và
phân tích để có thể sử dụng những tư liệu chuẩn xác phục vụ nghiên cứu
đề tài “Chế độ lao tù và Hoạt động đấu tranh ở nhà tù Côn Đảo (1945 –
1954)”.
Chƣơng 2. TỔ CHỨC, BỘ MÁY HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ TÙ
CÔN ĐẢO GIAI ĐOẠN 1945 - 1954
2.1. Tổ chức nhà tù Côn Đảo giai đoạn 1945 - 1954
2.1.1. Các trại giam
Nhà tù Côn Đảo được thực dân Pháp xây dựng năm 1862 ở trảng
đất giáp biển trên hịn Cơn Lơn Lớn. Nhà tù được xây dựng trong một

khoảng thời gian khá dài, cho đến năm 1945 hệ thống nhà tù Cơn Đảo
đã có 3 trại giam chính (Bagne) và một số trại giam phụ dựng tại một số
sở chuyên môn để khai thác sức tù trong các hoạt động lao động khổ
sai.


14

Giai đoạn 1945–1954 nhà tù Côn Đảo không xây mới khám
giam mà chủ yếu là sửa chữa, cải tạo lại các banh tù I, II, III để làm nơi
giam giữ tù nhân.
2.1.2. Các sở tù
Hệ thống các sở tù được xây dựng hoàn thiện, đảm bảo đủ mọi
chức năng cho hoạt động của nhà tù Côn Đảo. Để cung cấp lương thực,
thực phẩm, như; cá, rau, trái cây, thịt, đậu, bắp... cho giám đốc nhà tù,
các chủ sở người Âu, các giám thị người Việt và một phần cho tù nhân
là nhiệm vụ của các sở: Sở Rẫy An Hải, Sở Rẫy Cỏ Ống, Sở Tiêu, Sở
Ruộng, Sở Lưới... Việc khai thác đá, nung gạch để xây dựng nhà tù, mở
rộng đường sá; khai thác củi để đốt lò hơi chạy máy điện và máy công
cụ ở sở Bản Chế, nung vôi… là công việc của các tù nhân lao động khổ
sai ở các Sở Chỉ Tồn, Sở Củi, Sở Lị Vơi, Sở Lị Gạch... Ngồi ra tù
nhân cịn phải phục vụ các công việc duy tu sửa chữa máy móc, qt
dọn đường xá, phục vụ các gia đình cơng chức cai tù và các công việc
lặt vặt khác ở các cơng sở hành chính trên đảo như: Sở Dây Thép, Sở
Cò, Sở Kho Bạc…
2.1.3. Tù nhân lao động ở một số sở chun mơn chính
Sở Củi
Sở Củi là một trong những sở chun mơn chính và được hình
thành sớm nhất ở nhà tù Côn Đảo. Củi là nguyên liệu quan trọng cho
hoạt động của nhà tù, nhà tù sử dụng củi vào rất nhiều công việc, phần

lớn củi là để đốt lò hơi chạy máy phát điện, dùng để nung vơi và sinh
hoạt của nhà tù, gia đình giám thị. Nhà tù lập một kíp tù lớn, dao động
từ 80 đến 90 người chuyên đi lấy củi, đây là một trong số những kíp tù
có số lượng đơng nhất ở nhà tù Côn Đảo.
Sở Lƣới (Pêcherie)
Sở Lưới trong giai đoạn 1945–1954, là một sở tù được duy trì
hết sức đều đặn vì tính chất quan trọng của nó trong việc cung cấp thực
phẩm tươi sống cho viên chức nhà tù. Tù nhân được cắt cử làm việc ở
Sở Lưới vì thế ngày càng nhiều. Sở Lưới là một sở tù có tính chất lao
động khổ sai cực nhọc, nguy hiểm.


15

Nhà tù bố trí một kíp tù vào cơng việc khổ sai đi đánh cá để
phục vụ cho giám thị và gia đình họ đang sinh sống trên đảo. Giai đoạn
này nhiều giám thị người Âu khi ra đảo làm nhiệm vụ coi tù đã đưa cả
gia đình ra đây sinh sống, lực lượng viên chức nhà tù và vợ con họ vào
giai đoạn cao điểm là hơn 500 người.
Sở Đập đá
Giai đoạn 1945 -1954, nhà tù Côn Đảo khai thác cùng lúc 2 mỏ
đá, một mỏ đá granit dùng để kè các cơng trình biển, phần lớn những
viên đá ở bờ kè biển phía trước nhà tù Cơn Đảo và cầu Tàu 914 là đá
granit. Một mỏ đá mềm hơn được khai thác ở sườn Núi Chúa dùng để
làm đường và xây các cơng trình cơng cộng.
Sở Chỉ tồn (Corveés)
Nhà tù bố trí một kíp tù làm nhiệm vụ khuân vác hàng hóa từ tàu
lên sà lan và từ sà lan vào các kho chứa, gọi kíp tù làm việc ở đây là kíp
Chỉ Tồn (Sở Chỉ Tồn – Corvs). Kíp tù Chỉ Tồn thường có khoảng trên
dưới 70 người tù, đây cũng là một trong những sở chuyên mơn có số

lượng tù nhân lớn ở nhà tù Cơn Đảo. Tù nhân làm việc ở đây không
theo một lịch cụ thể nào, vì phải dựa vào tàu hàng từ đất liền ra đảo, và
dựa vào thủy triều. Tàu hàng ra bất kể sáng tối kíp tù này đều phải làm
việc, phải nhanh chóng chuyển hết hàng hóa khỏi những con tàu chở cả
trăm tấn hàng ra đảo.
Sở Lị Vơi
Sở Lị Vơi được xây dựng năm 1864, là một trong những sở
được xây dựng sớm nhất, sở này có nhiệm vụ nung vôi để phục vụ việc
xây dựng nhà tù và các cơng trình trên đảo. Vơi được nung từ san hơ mà
kíp tù ở sở Chỉ Tồn khai thác được ngồi biển Cơn Đảo, tuy nhiên về
sau nguồn san hô biển cạn kiệt, nhà tù bắt tù nhân đi đến các hịn đảo
xung quanh tìm và khai thác đá vơi về nung.
Trại giam Chuồng bị
Từ dinh chúa Đảo đi ngược lên hướng Tây Nam nơi có đồi cát
thoai thoải dưới chân núi Chúa là trại giam Chuồng Bò. Trại tù này
được xây dựng từ năm 1876 để giam giữ những tù nhân làm lao động
khổ sai ở đây. Nơi đây cịn là cơ sở ni dê, ngựa, heo, gà, vịt, bồ câu;
có lúc trại giam này giam giữ cả số tù nhân làm rẫy, đốn củi với tên gọi
kép Sở Rẫy-Chuồng Bò, Sở Củi-Chuồng Bò. Ban đầu khu chuồng bò
gồm 2 chuồng nhốt bò, một hầm chứa phân bò. Hầm phân bị sâu 3m
chia 2 ngăn có hệ thống cống dẫn ngầm từ chuồng ni bị sang.
Sở Rẫy An Hải


16

Là sở chun mơn có diện tích rộng, đây là một trảng đất dài,
bằng phẳng nằm ngay dưới chân núi An Hải. Với điều kiện thổ nhưỡng
tốt, Sở Rẫy An Hải chịu trách nhiệm trồng trọt các loại hoa màu để cung
cấp thực phẩm tươi xanh cho giám thị và gia đình họ. Đơi lúc ở sở này

cũng có chăn nuôi thêm heo, gà. Sở Rẫy An Hải là một trong những sở
sử dụng nhiều lao động tù nhân nhất ở nhà tù Cơn Đảo, có lúc số lượng
tù nhân làm việc ở sở tù này lên đến cả trăm người. Theo Giám đốc nhà
tù Côn Đảo (1949a): “Tháng 5/1949 số lượng lao động ở sở rẫy An Hải
là 92 người” (tr.3).
2.2. Bộ máy nhà tù Côn Đảo giai đoạn 1945–1954
2.2.1. Tổ chức bộ máy nhà tù Côn Đảo giai đoạn 1945 - 1954
Giai đoạn 1945–1954, nhà tù Côn Đảo là một đơn vị hành chính
của Chính quyền Nam phần.
Theo Quy chế nhà tù Côn Đảo 1916:
Một giám đốc, một lục sự kế toán thực hiện chức năng của đặc phái
viên Sở ngân khố Quốc gia, một bác sĩ, hai nhân viên thư ký, một
giám thị trưởng, các giám thị người Pháp, các nhân viên thư ký của
chánh phủ địa phương, các giám thị người bản xứ. (tr.1)
2.2.2. Nhân sự nhà tù Côn Đảo giai đoạn 1945–1954
Cuối năm 1952, lực lượng của nhà tù Cơn Đảo có hơn 200
người, trong đó có 1 đại đội lính Âu Phi 104 người, 10 sĩ quan thủy thủ
Pháp, 47 Gác dang Pháp, còn lại là Mã tà người Việt.
2.3. Cơ sở vật chất của nhà tù Côn Đảo giai đoạn 1945–1954
2.3.1. Trang thiết bị của nhà tù
Tình trạng thiếu hụt về cơ sở vật chất và trang thiết bị cho nhà tù
Côn Đảo là vấn đề được quan tâm rất lớn của nhiều giám đốc nhà tù
trong giai đoạn này, họ gửi những cơng văn để phân tích ảnh hưởng của
việc thiếu phương tiện vật chất đến hoạt động của nhà tù và đề nghị
khẩn thiết phải cung cấp thêm trang bị để đảm bảo mọi hoạt động.
2.3.2. Vũ khí của nhà tù
Theo Giám đốc nhà tù Cơn Đảo (1952f):
Vũ khí của nhà tù chỉ có 25 khẩu súng ngắn cỡ nịng 7.65, 45
súng máy cỡ nòng 7.65, 7.800 viên đạn 7.65, 7 khẩu tiểu liên và 3.285
viên đạn trong tình trạng xấu, 6 khẩu súng lục ổ quay 1892 và 70 viên

đạn, 20 khẩu súng trường 1936 và 1.700 viên đạn, 4 khẩu trung liên
Nhật và 2.307 viên đạn, 1 khẩu pháo 20m/m và 360 viên đạn pháo.
(tr.1)
2.3.3. Hệ thống giao thông


17

Từ khi Côn Đảo trở thành nhà tù, các giám đốc nhà tù Côn Đảo
qua từng giai đoạn đã sử dụng một sức lực lao động khổ sai của hàng
ngàn tù nhân để làm nên một hệ thống giao thông khá hồn chỉnh ở Cơn
Đảo.
Tiểu kết chƣơng 2
Tổ chức, bộ máy nhà tù Côn Đảo giai đoạn 1945–1954 thực hiện
được chức năng quản lý quần đảo và nhà tù Côn Đảo. Nhìn chung phần
lớn các giám thị bao gồm cả giám thị người Pháp và giám thị người Việt
đều không tỏ ra sự nhiệt tình với cơng việc cai quản tù nhân ngồi Cơn
Đảo vì ở đây xa đất liền, điều kiện làm việc khó khăn, tính chất cơng
việc phức tạp, hay gặp rủi ro về bệnh tật… Một số giám thị, nhất là
giám thị người Âu khi ra đảo đã khơng chịu được điều kiện khí hậu ở
đây nên mắc bệnh, họ phải chuyển về đất liền điều trị.
Cơ sở vật chất của nhà tù Côn Đảo trong giai đoạn này thiếu
thốn, các khám giam phần nhiều xuống cấp, nhiều khám giam ở Banh
II, Banh III ngập, ẩm thấp, hơi hám trong mùa mưa; nóng nực, oi bức
vào mùa khơ, đường xá chưa được hồn thiện, phương tiện vận chuyển
ít.
Việc tổ chức sản xuất của nhà tù những năm đầu khi tái thành
lập gặp khó khăn lớn.
Tổ chức bộ máy nhà tù cho thấy vị trí đặc biệt của nhà tù Côn
Đảo. Côn Đảo vừa là một đơn vị hành chính, vừa là một nhà tù cấp Liên

bang của thực dân Pháp.
Chƣơng 3. TÙ NHÂN VÀ CÁC CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI TÙ NHÂN Ở
NHÀ TÙ CÔN ĐẢO GIAI ĐOẠN 1945–1954
3.1. Tù nhân ở nhà tù Côn Đảo giai đoạn 1945–1954
3.1.1. Số lượng tù nhân ở nhà tù Côn Đảo giai đoạn 1945–1954
Tháng 4/1953, một chuyến tù nhân mới gồm 60 người trong
đó có 25 tù binh được tiếp tục chuyển ra Côn Đảo, nâng số lượng tù
nhân lên thành 2.292 người. Theo Giám đốc nhà tù Côn Đảo (1953d):
“60 tù nhân bao gồm 25 tù binh mới chuyển ra, tổng số tù nhân hiện tại
là 2.292 người”. (tr.1)
Số lượng tù nhân ở nhà tù Côn Đảo từ thời điểm này cho tới
ngày lập danh sách trao trả tù nhân tháng 8/1954 không thay đổi nhiều.
3.1.2. Phân loại tù nhân ở nhà tù Côn Đảo giai đoạn 1945–1954
Phân loại tù nhân dựa vào mức án
Nhà tù Côn Đảo giai đoạn 1945–1954 lúc nhiều giam giữ hơn
2000 tù nhân thuộc nhiều đối tượng khác nhau. Một bộ phận là tù


18

thường phạm còn lại sau năm 1945, thành phần này chủ yếu là các tù
nhân phạm tội giết người, trộm, cướp… một bộ phận là tù chính trị bị
thực dân Pháp bắt và kết án lưu đày ra Côn Đảo và đến năm 1951 thì có
thêm lực lượng tù binh bị bắt và đày ra đây
Phân loại dựa vào án tiết của người tù
Tù án là thành phần tù bị kết án bao gồm cả tù thường phạm và tù
chính trị, tù câu lưu.
Trong bản Báo cáo nguyệt kỳ tháng 5/1949 nhà tù có 1.504 tù
nhân, bao gồm 10 loại
- Tù án tử hình (Condamnés à Mort)

- Tù cấm cố trong Xà lim (Réclusion cellulaire)
- Tù án chung thân khổ sai (Travaux forcés à perpétuite)
- Tù án khổ sai có thời hạn (Travaux forcés à Temps):
- Tù cấm cố (Réclusion)
- Tù án thường (Peine simple)
- Tù bị giam (Détention)
- Tù câu lưu (Relégation)
- Tù câu lưu hành chính (I.A.M)
- Tù kháng án (Cassation
Phân loại dựa vào quê quán
Nhà tù phân loại tù nhân theo quê quán và quốc tịch. Theo cách
phân loại này thì tù nhân bao gồm người Việt, trong đó phân ra tù nhân
miền Nam, miền Bắc và miền Trung, tù nhân người Campuchia, tù nhân
người Lào, tù nhân người Trung Quốc, tù nhân Nhật Bản, tù nhân người
Thái, tù nhân người Mông Cổ.
3.2. Chế độ quản trị tù nhân ở Côn Đảo giai đoạn 1945–1954
3.2.1. Chế độ giam giữ
Nhà tù thiết lập chế độ giam giữ tù nhân hết sức nghiêm ngặt, đối
với những người mang án tử hình bị đưa vào giam cấm cố trong khám
tử hình ở Banh I. Ngồi tù nhân khám tử hình bị biệt giam thì trong giai
đoạn này vào đầu năm 1951 giám đốc nhà tù Lafosse lấy 3 khám 8, 9,
10 ở Banh II thiết lập khu biệt lập để giam giữ những thành phần tù
nhân bị nhà tù coi là chống đối, vi phạm nội quy hay lãnh đạo tù nhân
đấu tranh đòi quyền lợi. Tất cả các tù nhân còn lại ngày đi làm hai buổi,
trưa và tối trở về và bị giam cầm trong những khám giam ở Banh I,
Banh II và Banh III phụ.
Chế độ cấm cố tù nhân rất khắc nghiệt, đó thực sự là một hình
phạt tàn ác đối với tù nhân, phần lớn người tù sau một thời gian giam



19

giữ cấm cố ở khu biệt lập đều bị những căn bệnh quái ác như: Phù
Thũng, Lao, Kiết Lị, Ghẻ,... hành hạ.
3.2.2. Chế độ lao động
Ngoài những thành phần tù án tử hình và tù nhân khám biệt lập,
hay những người tù bị phạt nhốt hầm tối là không phải đi lao động còn
lại tất cả tù nhân đều bị chia vào các kíp tù để đi lao động khổ sai. Mỗi
kíp tù thường có 60 hay 70 tù nhân, có kíp nhiều hoặc ít hơn tùy vào
tính chất của công việc. Tù nhân đi lao động khổ sai ngày 2 buổi, trưa
và tối về lại khám. Lao động khổ sai của tù nhân bao gồm rất nhiều
việc, hầu như tất cả công việc thường nhật để đảm bảo cho sự vận hành
của cả “đảo tù” này đều dựa vào sức lực tù nhân.
Trong các bản Báo cáo nguyệt kỳ gửi giới hữu trách, giám đốc
nhà tù thường chia lao động của tù nhân thành 4 nhóm
Nhóm 1. Tù nhân được sử dụng làm việc ở những địa điểm cố định
gồm:
Corveés Générales (làm khổ sai không cố định - Chỉ tồn)
Section discipline (làm việc do bị kỷ luật)
Magasin à outils (làm ở kho dụng cụ)
Magasin à vivres (làm ở kho thực phẩm)
Boys des surveillants (làm bồi phục vụ gia đình giám thị
người Việt)
Jardin de la Direction (làm ở Sở Rẫy giỏm c)
Maỗon (lm kớp Th h)
Jardin dAnhai (lm Sở rẫy An Hải)
Coupe de bois (làm ở kíp Đốn củi)
Four à chaux (làm ở kíp Nung vơi)
Nhóm 2. Tù nhân làm những cơng việc ngồi nhà tù, tối vẫn ở trong
khám giam.

Employés et secrétaires (Thư ký các sở tù)
Domestiques (phục vụ gia đình cơng chức, giám thị)
Nhóm 3. Tù nhân làm việc và tối ở lại bên ngoài nhà tù
Employés et secrétaires (Thư ký các sở tù)
Coolies de la Caserne (làm bồi phục vụ trại lính)
Boulagerie (Làm bánh mì)
Coolie du cimetière (Nghĩa trang)
Jardinier de la Direction (Sở rẫy Giám đốc)
Domestiques (làm phục vụ gia đình cơng chức, giám thị)
Nhóm 4. Tù nhân lao động ở các trang trại bên ngoài nhà tù


20

Bouverie (Chuồng bị)
Cheptel (Chăn ni)
Jardin du Cheptel (Làm vườn)
Veilleurs d’Anhai (rẫy An Hải)
Recherche des evades (Truy tìm tù trốn)
Usine électrique (làm ở Nhà đèn)
Pêcherie (làm ở Sở Lưới)
Camp Japonais (Trại tù Nhật Bản)
Bai – Kanh (đảo Bảy Cạnh)
3.2.3. Chế độ ăn, mặc
Trên giấy tờ thì chế độ ăn uống của tù nhân ở nhà tù Côn Đảo khá
tốt, mỗi ngày người tù được 700gram gạo đỏ, 10gram đường, 20gram
muối, 200gram cá khô, 50gram đậu tương, 50gram đỗ xanh, 20gram
mỡ, 20gram nước mắm và mỗi tuần được 150gram thịt bò, 120gram thịt
heo. Ở nhà tù Cơn Đảo tình hình ăn uống của tù nhân hết sức thiếu thốn,
khổ cực. Một phần nguyên nhân là do điều kiện nhà tù xây dựng trên

hòn đảo nằm cách xa đất liền, điều kiện vận chuyển lương thực, thực
phẩm gặp khó khăn rất lớn, phần nữa là giới chức cai tù muốn trừng
phạt những người tù nguy hiểm, cứng đầu bị giam giữ ở đây.
3.2.4. Chế độ hình phạt
Vi phạm nội quy nhà tù thì tù nhân phải chịu hình phạt, tùy vào
mức độ vi phạm mà nhà tù áp dụng những hình phạt khác nhau đối với
tù nhân.
3.3. Tù nhân mắc bệnh và những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tù
nhân mắc bệnh ở nhà tù Côn Đảo giai đoạn 1945 – 1954
3.3.1. Tù nhân mắc bệnh ở nhà tù Côn Đảo giai đoạn 1945 –
1954
Tù nhân mắc bệnh ở nhà tù Côn Đảo trong giai đoạn 1946-1954
rất nhiều, tình hình rất trầm trọng. Theo các báo cáo y tế của nhà tù,
hàng tháng có cả ngàn lượt bệnh nhân, chủ yếu là tù nhân khám bệnh,
hàng trăm người phải nhập viện điều trị, vài người trong số đó khơng
qua khỏi đã nằm lại nghĩa trang Hàng Dương.
3.3.2. Các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng bệnh tật
của tù nhân ở nhà tù Côn Đảo giai đoạn 1945 – 1954
Thứ nhất, chế độ lao động khổ sai nặng nhọc của tù nhân.
Thứ hai, chế độ ăn, mặc của tù nhân thiếu thốn.
Thứ ba, chế độ giam cầm hà khắc, khám giam chật hẹp, ẩm mốc,
dơ bẩn.


21

Thứ tư là cơ sở Y tế và trang thiết bị khám, chữa bệnh của nhà tù
Côn Đảo giai đoạn 1945 – 1954 thiếu hụt.
Tình trạng bệnh tật ở nhà tù Côn Đảo giai đoạn 1945-1954 là rất
trầm trọng, hầu hết tù nhân bị giam giữ ở nhà tù này luôn bị bệnh tật

hành hạ ngày đêm về thể xác.
Tiểu kết chương 3
Tù nhân ở nhà tù Côn Đảo trong giai đoạn 1945–1954 nổi lên một
số vấn đề sau.
Một là, có một số lượng lớn tù nhân bị lưu đày từ miền Bắc vào
nhà tù Côn Đảo, phần lớn là lực lượng tù binh bị kết án rất nặng.
Hai là, một số tù nhân kháng chiến trong giai đoạn này là những
ngươì trí thức, họ có khả năng sử dụng thành thạo tiếng Pháp đã lãnh
đạo tù nhân đưa những kiến nghị trực tiếp với giám đốc nhà tù.
Ba là, tù nhân ở nhà tù Côn Đảo phải tham gia lao động, họ làm
hầu hết mọi cơng việc duy trì mọi sinh hoạt trên đảo, từ nhà tù đến bộ
máy trị tù, từ sản xuất vật liệu xây dựng, trồng trọt, chăn nuôi, đánh cá,
làm đường, đốn củi…
Bốn là, tù nhân nhà tù Côn Đảo chịu chế độ giam cầm khắc
nghiệt, chế độ ăn uống thiếu thốn, khổ cực. Hàng ngàn tù nhân mắc các
căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở nhà tù.
Chƣơng 4. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG, ĐẤU TRANH CỦA TÙ
NHÂN Ở NHÀ TÙ CÔN ĐẢO GIAI ĐOẠN 1945–1954
4.1. Các hoạt động xây dựng tổ chức
4.1.1. Hoạt động thành lập tổ chức Liên đồn tù nhân
Những nhân tố tích cực đã đi đến thống nhất thành lập một tổ
chức mang tên Liên đồn tù nhân theo mơ hình của Khám Lớn Sài Gòn
để tập hợp rộng rãi tù nhân, khơng phân biệt tù chính trị hay thường
phạm, khơng phân biệt đảng phái để tạo thành khối tù đoàn kết. Việc tổ
chức Hội nghị lâm thời tù nhân Côn Đảo diễn ra từ đầu năm 1948 kéo
dài đến cuối năm 1949, đó là khoảng thời gian dài để có thể chỉ đạo tiến
hành hội nghị ở 20 khám tù, sở tù trên tồn đảo
Theo Ban liên lạc tù nhân Cơn Đảo 1945 - 1954 (1986):
Ngày 19 tháng 12 năm 1949 và ngày 22 tháng 12 năm 1949 trên
Tạp chí Cơn Đảo mới, tiếng nói của Liên đồn tù nhân Cơn Đảo

thông báo kết quả bầu cử Ban chấp hành Liên đồn tù nhân Cơn
Đảo khóa I gồm 15 người.


22

4.1.2. Hoạt động thành lập tổ chức đảng của tù chính trị và tù binh
Học tập theo mơ hình ở Khám Lớn Sài Gịn một số tù nhân trí
thức bí mật liên lạc và thành lập nên nhóm nghiên cứu Mácxít để truyền
bá chủ nghĩa Mác – Lenin. Tháng 5/1950 Ban củ tập2 được hình thành
gồm đại diện các chi bộ và nhóm nghiên cứu Mácxít làm nhiệm vụ tập
hợp, soát xét lại tư cách của các đảng viên cũ, chuẩn bị thành lập Đảng
bộ nhà tù, Lê Trọng Bộ là Trưởng Ban củ tập. Hoạt động củ tập đảng
viên diễn ra từ tháng 5/1950, đến tháng 7/1950 hơn 30 đảng viên đã
được công nhận trong đợt củ tập đầu tiên.
Tháng 8/1950, Đại hội lần thứ nhất Đảng bộ nhà tù Cơn Đảo đã
diễn ra an tồn, bí mật và thành công. Đại hội bầu ra Ban chấp hành
gồm 7 người do Lê Trọng Bộ làm bí thư, Nguyễn Đình Thâu làm phó bí
thư, ủy viên có Trần Khắc Du, Nguyễn Văn Năm, Nguyễn Văn Thương,
Trần Chính Quyền và Lê Quang Thuyết.
Tháng 2-1951, Đảng bộ nhà tù Côn Đảo tổ chức Đại hội lần thứ
hai. Đại hội bầu Ban chấp hành Đảng bộ nhà tù Côn Đảo gồm 7 người,
Lê Trọng Bộ tiếp tục được bầu làm Bí thư Đảng ủy nhà tù.
Tháng 1-1952, Đảng bộ nhà tù Côn Đảo tổ chức Đại hội lần thứ
ba để đánh giá hoạt động của Đảng bộ, đề ra phương pháp lãnh đạo đấu
tranh trong tình hình mới và kiện tồn Ban chấp hành Đảng ủy nhà tù.
Đại hội bầu Ban chấp hành Đảng bộ nhà tù Côn Đảo gồm 11 người. Lê
Văn Hiến nguyên Tỉnh ủy viên, Trưởng ban chính trị Tỉnh đội Hải
Dương được bầu làm Bí thư Đảo ủy, Dương Tấn Phát (Thép, Tùng Lam)
làm Phó Bí thư.

Cuối năm 1953, Đại hội Đảng bộ nhà tù Côn Đảo lần thứ tư được
tổ chức. Nguyễn Văn Thi được bầu làm Bí thư Đảo ủy, Đỗ Hồng Trừ
làm Phó Bí thư kiêm Chủ tịch Liên đồn tù nhân kháng chiến Cơn Đảo,
Vũ Hồng Vũ là Thường vụ Đảo ủy.
4.2. Các hoạt đấu tranh của tù nhân
4.2.1. Hoạt động đấu tranh chống đàn áp tù nhân
Giới chức nhà tù chủ trương tiến công liên tục, áp đảo tinh thần,
rúng ép, cưỡng chế. Nhà tù siết chặt nội quy, thực hiện chính sách hà
khắc đối với tù nhân. Giám đốc nhà tù công bố lệnh cấm hội họp, làm
chính trị, thậm chí khơng được nói chuyện riêng giữa hai người. 9 giờ
2

“Củ tập” là thuật ngữ được sử dụng trong công tác tổ chức khi đó, có
nghĩa là củ sốt, xem xét cẩn thận để xem có sai sót, có điều gì bất
thường hay không trước khi tập hợp lại.


23

đêm là giới nghiêm, phải tuyệt đối yên lặng. Trong những ngày sôi nổi
vận động thành lập ban chấp hành liên đồn tù nhân Cơn Đảo, Sở Củi,
Sở Lưới, Sở Rẫy An Hải, Sở Bản Chế, Sở Chỉ Tồn… đi đầu trong
phong trào đấu tranh đòi hạ mức khổ sai.
4.2.2. Lực lƣợng tù nhân kháng chiến đấu tranh chống sự gây
hấn của tù nhân Liên xã
Thực hiện chính sách này Giám đốc nhà tù Côn Đảo Lafosse cho
một bộ phận tù nhân thành lập nên tổ chức “Liên minh dân chủ xã hội”
gọi tắt là Liên Xã. Liên Xã là tổ chức tập hợp tù nhân thuộc các đảng
phái chính trị như Đại Việt, Cao Đài, Hòa Hảo bị bắt và giam cầm ở nhà
tù Côn Đảo.

Cuộc đấu tranh chống tù nhân Liên Xã của lực lượng tù nhân
kháng chiến trong tổ chức Liên đồn tù nhân Cơn Đảo dưới sự lãnh đạo
của Đảng ủy nhà tù Côn Đảo diễn ra rất quyết liệt.
4.2.3. Hoạt động vượt ngục
Tù nhân vượt ngục là đối diện trực tiếp với sự sống và cái chết,
rời đảo trên những phương tiện thô sơ vào mùa gió chướng là một canh
bạc chín phần thua chỉ một phần thắng của tù nhân với số phận. Hàng
trăm cuộc vượt ngục bất chấp ranh giới vô cùng mong manh giữa sống
và chết đã phản ánh phần nào mức độ tàn bạo của nhà tù Côn Đảo, buộc
tù nhân phải chấp nhận, phải tìm một cơ hội sống dù là nhỏ nhoi nhất.
Cuộc vũ trang vượt ngục của lực lượng tù binh ngày 12/12/1952
là cuộc vượt ngục có quy mô lớn nhất trong lịch sử nhà tù Côn Đảo. Tù
binh ở nhà tù Côn Đảo không phải chỉ chủ trương trốn thoát khỏi nhà tù
mà họ đặt ra mục tiêu cao nhất là chiếm đảo, giải phóng tồn bộ tù
nhân. Chủ trương chiếm đảo giải phóng tù nhân là một quyết định táo
bạo, nó cho thấy bản lĩnh, sự tự tin của thế hệ tù nhân kháng chiến giai
đoạn 1945 – 1954 ở nhà tù Côn Đảo.
Tiểu kết chương 4
Hoạt động xây dựng tổ chức và đấu tranh của tù nhân ở nhà tù
Côn Đảo trong giai đoạn này có một số đặc điểm sau:
Một là, hoạt động đấu tranh của tù nhân trong giai đoạn này rất
phong phú, nhiều hình thức đấu tranh
Hai là, các tổ chức của tù nhân đã hình thành và có vai trị rất lớn
trong đoàn kết tù nhân, khối tù thống nhất ngày càng to lớn, tập hợp gần
như hết thảy tù nhân ở nhà tù Côn Đảo trong giai đoạn 1945 – 1954.
Ba là, vượt ngục là một hoạt động đấu tranh tiêu biêu của tù nhân
Côn Đảo trong giai đoạn 1945 – 1954.



×