Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Văn 12 Lí giải sự khác nhau về cách kết thúc truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao và “Vợ nhặt” của Kim Lân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (443.04 KB, 5 trang )

Lí giải sự khác nhau về cách kết thúc
truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao
và “Vợ nhặt” của Kim Lân
I. Đặt vấn đề
- Nam Cao và Kim Lân là hai nhà văn rất thành công trong thể loại truyện ngắn.
Nam Cao tập trung vào hai đề tài chính là người tri thức nghèo và người nông dân
nghèo. Ở cả hai đề tài ơng đều có những tác phẩm xuất sắc.
- Còn thế giới nghệ thuật của Kim Lân tập trung ở khung cảnh của nơng thơn và
hình tượng người nơng dân. Điểm chung ở hai ông là đều viết về tình cảnh khốn
cùng cú người nơng dân Việt Nam
- "Chí Phèo" của Nam Cao và "Vợ nhặt" của Kim Lân cùng viết về người nơng dân
nhưng lại có hai cách kết thúc khác nhau. Từ việc so sánh giữa hai cách kết thúc,
chúng ta sẽ tìm ra được vì sao lại có kết thúc khác nhau giữa hai tác phẩm.
II. Giải quyết vấn đề
1. Cách kết thúc của hai tác phẩm
- Tác phẩm "Chí Phèo" của nhà văn Nam Cao kết thúc: "Đột nhiên thị thấy thoáng
hiện ra một cái lị gạch cũ bỏ khơng xa nhà cửa, và vắng người qua lại..". Hình ảnh
cái lị gạch cũ lại xuất hiện ở cuối tác phẩm. Cách kết thúc như vậy thể hiện sự bế
tắc của người nơng dân. Chí Phèo bố chết, sẽ lại có Chí Phèo con ra đời, cuộc sống
người nơng dân lại sa vào vịng luẩn quẩn và bế tắc khơng lối thốt.
- Kết thúc tác phẩm "Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân: "Trong óc Tràng vẫn thấy
đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới". Cách kết thúc như vậy đã thể hiện được
cái nhìn mới mẻ của nhà văn Kim Lân về cuộc đời, về số phận của người lao động.
Người nông dân khi bị lâm vào con đường cùng thì họ sẵn sàng hướng tới Cách
mạng; theo Cách mạng để đấu tranh thay đổi cuộc đời.
2. Nguyên nhân có sự khác nhau về cách kết thúc của hai truyện


a) Do hoàn cảnh lịch sử và hoàn cảnh ra đời của hai tác phẩm
- Truyện ngắn “Chí Phèo” nguyên có tên là “Cái lị gạch cũ” (sáng tác năm 1940).
Năm 1941, tác phẩm được in lần đầu tại Nhà xuất bản Đời mới. Như vậy, tác phẩm


ra vào đúng thời kì đen tối của xã hội Việt Nam: nhân dân ta phải chịu áp bức bóc
lột dã man của thực dân Pháp và phát xít Nhật
- Tác phẩm Vợ nhặt được viết sau CMT8, khi quần chúng đã được giải phóng
b) Do khuynh hướng văn học mà tác giả tuân theo
- Tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao thuộc khuynh hướng hiện thực. Nhà văn
chưa chỉ ra được lối thốt cho người nơng dân.
- Tác phẩm “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân sáng tác theo khuynh hướng hiện thực
Cách mạng. Vì vậy, tác giả đã có cái nhìn mới mẻ về người nông dân. Người nông
dân không chỉ biết giữ được những phẩm chất tốt đẹp mà còn tin tưởng, hướng về
tương lai. Đó cũng chính là khả năng nhìn nhận và chỉ ra hướng phát triển đi tới
tương lai của đời sống xã hội của nền văn học Cách mạng.
3. Kết thúc vân đề
- Mỗi tác phẩm có cách kết thúc riêng nhưng đều độc đáo và góp phần làm nên giá
trị tác phẩm
- Đây là hai tác phẩm tiêu biểu viết về đề tài người nông dân. Qua hai tác phẩm,
chúng ta hiểu hơn về số phận người nông dân trước và sau CMT8.




Nguồn: Trang 140/ “270 Đề & Bài văn hay 12” của Thạc sĩ Phạm Ngọc Thắm,
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, xuất bản năm 2015



×