Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Lý thuyết tài chính tiền tệ (LTTCTT) bài tiểu luận về ngân hàng thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.32 KB, 4 trang )

Họ và tên: Nguyễn Hà Phương
MSV: 11184024
Lớp: Quản trị doanh nghiệp 60

BÀI LUẬN CHƯƠNG 5
Đề bài
1) Phân tích các khoản mục cơ bản đã học trong bảng cân đối kế tốn của một
NHTM bất kỳ, từ đó rút ra nhận xét về khoản mục đó của NHTM.
2) Khi mẹ bạn mang...... tiền mặt đến NHTM trên để gửi vào tài khoản tiền gửi
thanh toán của bạn, bảng CĐKT của NHTM/các NHTM thay đổi như thế nào?

Bài làm
1) Phân tích bảng cân đối kế tốn từ bản Báo cáo tài chính hợp nhất Quý 4/2019 của
ngân hàng Techcombank:
1.1) Nguồn vốn:
a) Tiền gửi giao dịch( tiền gửi có thể phát hành séc):
+ Tiền gửi khơng kì hạn của các tổ chức tài chính, các tổ chức tín dụng khác:
6.416.010 ( triệu VNĐ)
+ Tiền gửi khơng kì hạn của khách hàng: 76.053.396( triệu VNĐ)
🡺 Tổng tiền gửi giao dịch là 82.469.406( triệu VNĐ)
- Tiền gửi giao dịch là những khoàn tiền mà người gửi tiền ở NHTM để sử dụng
thanh toán, chi trả. Mục đích của các tài sản tiền gửi này là để giao dịch chứ không
phải sinh lời. Tiền gửi giao dịch là một loại tài sản có đối với người gửi nhưng lại là
một khoản nợ của NHTM bởi người gửi tiền có thể rút tiền ra khỏi tài khoản bất cứ
lúc nào và NHTM phải có nghĩa vụ thanh tốn cho họ.
- Chủ thể gửi tiền gửi có thể là cá nhân, doanh nghiệp , các tổ chức tài chính, tổ
chức tín dụng khác.Có thể thấy chủ thể chủ yếu gửi tiền gửi giao dịch là các khách
hàng cá nhân và doanh nghiệp. Nguyên nhân sở dĩ bởi đây là những đối tượng cần
sử dụng tiền nhiều để thực hiện chức năng thanh toán hơn là chủ thể là các tổ
chức tài chính, tổ chức tín dụng khác.
b) Tiền gửi phi giao dịch:




+ Tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức tài chính, các tổ chức tín dụng khác: 32.216.327
( triệu VNĐ)
+ Tiền gửi có kỳ hạn của khách hàng: 151.581.145( triệu VNĐ)
🡺 Tổng tiền gửi phi giao dịch là: 183.797.472 ( triệu VNĐ)
-Đây là nguồn vốn quan trọng nhất của NHTM, chiếm một tỉ trọng rất lớn trong tổng
nguồn huy động. Nguồn vốn này không được quyền phát séc thanh toán. Mức lãi
suất của các khoản tiền gửi này thường cao hơn tiền gửi khơng kì hạn và theo
ngun tắc không được rút trước hạn.
c) Vốn vay:
+ Tiền vay các tổ chức tài chính, các TCTC khác: 22.634.298( triệu VNĐ)
+ Phát hành giấy tờ có giá: 17.460.634( triệu VNĐ)
🡺 Tổng vốn vay là: 40.094.932( triệu VNĐ)
- NHTM có thể huy động vốn vay từ ngân hàng trung ương, các ngân hàng thương
mại khác, các tổ chức tín dụng,... hoặc thơng qua việc phát hành các chứng từ có
giá.
-Khoản mục này chỉ chiếm một tỉ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn bởi chi phí
lớn, hiệu quả kinh tế đem lại từ việc sử dụng nguồn vốn cho NHTM không cao.
d) Vốn chủ sở hữu:
-Vốn chủ sở hữu= Tổng tài sản – Vốn nợ
+Vốn chủ sở hữu trong quý 4/2019: 62.072.767( triệu VNĐ)
- Đây là nguồn vốn rất quan trọng đối với NHTM. NHTM căn cứ vào vốn chủ này để
cấp hạn mức tín dụng, quyết định hạn mức cho vay. Vốn chủ sở hữu cịn quyết định
quy mơ hoạt động, thước đo năng lực tài chính, là bàn đỡ rủi ro cho NHTM. Với
thông tin về vốn chủ sở hữu từ bảng cân đối kế toán thấy được Techcombank là
một ngân hàng đạt được độ uy tín cao, có quy mô hoạt động lớn.

1.2) Tài sản:
a) Tiền dự trữ:

* Tiền dự trữ bắt buộc:
+Tài khoản tiền gửi thanh toán và quỹ dự trữ bắt buộc: 3.192.256( triệu VNĐ)


- Tiền dự trữ bắt buộc là khoản tiền theo luật định mà NHTM phải gửi vào NHTW
đòi hỏi cứ mỗi nguồn vốn huy động, NHTM phải gửi vào NHTW một tỉ lệ nào đó làm
tiền dự trữ.
* Tiền dự trữ vượt quá:
+Tiền mặt: 4.807.791 ( triệu VNĐ)
-Đây là khoàn mục có tính lỏng cao nhất trong số các tài sản mà NHTM sở hữu,
được dùng để thanh toán khi tiền gửi rút ra.
-Ngân hàng Techcombank không sở hữu quá nhiều tiền dự trữ vượt quá bởi khoản
mục này không tạo ra nhiều lợi nhuận như các hoạt động cho vay, đầu tư.
b)Tiền gửi ở các NH khác:
+ Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác: 38.596.420( triệu VNĐ)
-Đây là khoàn tiền mà ngân hàng Techcombank gửi ở các NHTM, tổ chức tín dụng
khác để thực hiện các dịch vụ như: thanh toán, giao dịch ngoại tệ, giúp mua chứng
khoán...
c)Chứng khoán:
- Chứng khoán đầu tư: 66.054.597 ( triệu VNĐ)
- Do chứng khoán của NHTM là các tài sản mang lại thu nhập quan trọng cho ngân
hàng thương mại, ngân hàng Techcombank đầu tư khá nhiều vào các loại chứng
khoán.
d) Các món cho vay:
+ Cho vay khách hàng: 227.885.283( triệu VNĐ)
-Đây là khoản tiền kém lỏng so với tài sản khác, có xác suất vỡ nợ cao nên NTHM
thường nhận được nhiều lợi nhuận từ các món cho vay.
-Theo bảng cân đối kế toán của ngân hàng Techcombank, đây là khoản mục có giá trị
lớn nhất trong số các khoản mục của bảng cân đối kế toán, thể hiện rõ bản chất
hoạt động của NHTM là sử dụng khối lượng tiền “nhàn rỗi” của người có vốn để

cho người cần vốn vay và thu lợi nhuận.
e) Tài sản khác:
+Tài sản cố định hữu hình: 793.484 (triệu VNĐ)
-Tài sản khác của NHTM gồm trụ sở, hệ thống máy tính và những trang thiết bị khác
do ngân hàng sở hữu.


2)Giả định số tiền mặt được mang đến NHTM là 10.000.000 VNĐ. Ta có sự thay đổi
trong bảng CĐKT của NHTM đó như sau:
NHTM
Tài sản

Nguồn vốn

Tiền dự trữ: + 10.000.000 đ

Tiền gửi giao dịch: + 10.000.000 đ



×