Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của một số loài cá bống ở vùng hạ lưu sông tam quan, thị xã hoài nhơn, tỉnh bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

VƯƠNG THỊ MỸ LY

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA
MỘT SỐ LỒI CÁ BỐNG Ở VÙNG HẠ LƯU
SƠNG TAM QUAN, THỊ XÃ HỒI NHƠN,
TỈNH BÌNH ĐỊNH
Chun ngành: Sinh học thực nghiệm
Mã số: 8420114

Người hướng dẫn: TS. Ngô Kim Khuê


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan cơng trình nghiên cứu “Nghiên cứu một số đặc điểm
sinh học của một số lồi cá bống ở vùng hạ lưu sơng Tam Quan, thị xã Hồi
Nhơn, tỉnh Bình Định” là cơng trình nghiên cứu khoa học của bản thân. Các
số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng
được cơng bố trong bất kì cơng trình nghiên cứu nào trước đây.
Học viên cao học

Vương Thị Mỹ Ly


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, tơi
đã hồn thành luận văn tốt nghiệp. Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn và kính trọng
sâu sắc tới:
TS. Ngơ Kim Kh, người đã đầu tư thời gian và công sức trực tiếp


hướng dẫn, giúp đỡ tơi tận tình trong suốt q trình học tập, triển khai nghiên
cứu đề tài và hoàn thành luận văn. Tôi cũng chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, tư
vấn của TS. Võ Văn Chí.
Q thầy cơ giáo phòng Đào tạo sau đại học – Trường Đại học Quy
Nhơn đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên
cứu thực hiện và bảo vệ luận văn.
Ban giám hiệu trường Đại học Quy Nhơn, tập thể quý thầy cô giáo
khoa Khoa học Tự nhiên - Trường Đại học Quy Nhơn đã cung cấp thêm kiến
thức, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tơi hồn thành luận văn này.
Ngồi ra, tơi đã nhận được sự quan tâm, động viên giúp đỡ tạo điều
kiện của lãnh đạo cơ quan nơi tôi đang công tác, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp
và đặc biệt là tập thể lớp Cao học sinh học thực nghiệm khóa 23 để tơi hồn
thành nhiệm vụ cơng tác, học tập và luận văn tốt nghiệp.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc đến mọi sự giúp đỡ
quý báu đó.
Quy Nhơn, ngày 25 tháng 08 năm 2022
Học viên cao học

Vương Thị Mỹ Ly


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài......................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ................................................................... 3
3.1. Ý nghĩa khoa học ................................................................................. 3

3.2. Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................. 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................ 4
1.1. Tổng quan về nguồn lợi thuỷ sản Việt Nam ........................................... 4
1.2. Điều kiện tự nhiên, tiềm năng nuôi trồng và khai thác thủy sản ở Bình Định... 7
1.3. Điều kiện tự nhiên của sơng Tam Quan ............................................... 10
1.3.1. Vị trí địa lí ....................................................................................... 10
1.3.2. Khí hậu, thuỷ văn ............................................................................ 10
1.4. Thành phần loài và sự phân bố của cá bống ......................................... 11
1.5. Những nghiên cứu về các đặc điểm sinh học cá ................................... 13
1.5.1. Những nghiên cứu về đặc điểm dinh dưỡng cá .............................. 13
1.5.2. Những nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng ở cá ........................... 17
1.5.3. Những nghiên cứu về đặc điểm sinh sản ở cá ................................ 19
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 24
2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 24
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................................ 24
2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 25
2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm hình thái cá .................................................. 25
2.3.2. Nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng của cá ....................................... 25


2.3.3. Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của cá ....................................... 25
2.3.4. Nghiên cứu đặc điểm sinh sản của cá ............................................. 25
2.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 25
2.4.1. Phương pháp thu và xử lý mẫu cá .................................................. 25
2.4.2. Định loại một số loài cá .................................................................. 26
2.4.3. Phương pháp khảo sát đặc điểm hình thái ngồi ............................ 26
2.4.4. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học dinh dưỡng ............... 26
2.4.5. Tương quan chiều dài và khối lượng thân cá ................................. 28
2.4.6. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản .................... 28

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ....................... 30
3.1. Đặc điểm hình thái ngồi ...................................................................... 30
3.1.1. Cá bống cát ..................................................................................... 30
3.1.2. Cá bống đuôi chấm ......................................................................... 32
3.2. Đặc điểm một số cơ quan tiêu hóa và tập tính ăn của cá ...................... 33
3.2.1. Cá bống cát ..................................................................................... 33
3.2.2. Cá bống đuôi chấm ......................................................................... 36
3.3. Thức ăn tự nhiên của cá ........................................................................ 39
3.3.1. Thức ăn tự nhiên của cá bống cát ................................................... 39
3.3.2. Thức ăn tự nhiên của cá bống đuôi chấm ....................................... 43
3.4. Tương quan chiều dài và khối lượng thân cá........................................ 47
3.4.1. Tương quan chiều dài và khối lượng thân cá bống cát ................... 47
3.4.2. Tương quan chiều dài và khối lượng thân cá bống đuôi chấm ...... 48
3.5. Đặc điểm sinh sản của cá ...................................................................... 49
3.5.1. Hệ số thành thục sinh dục của cá .................................................... 49
3.5.2. Hệ số tích luỹ năng lượng của cá .................................................... 51
3.5.3. Mùa vụ sinh sản của cá ................................................................... 53
3.5.4. Sức sinh sản của cá ......................................................................... 54
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .......................................................................... 57


1. Kết luận .................................................................................................... 57
1.1. Về hình thái ........................................................................................ 57
1.2. Đặc điểm cơ quan tiêu hóa và tập tính ăn .......................................... 57
1.3. Thức ăn tự nhiên của cá ..................................................................... 57
1.4. Tương quan chiều dài và khối lượng thân cá .................................... 58
1.5. Đặc điểm sinh sản của cá ................................................................... 58
2. Đề xuất ..................................................................................................... 58
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 60
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 68

QUYẾT ĐỊNH GIAO TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO)


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

A

: Vây hậu môn

C

: Vây đuôi

D1

: Vây lưng thứ nhất

D2

: Vây lưng thứ hai

P

: Vây ngực

V

: Vây bụng

GSI


: Hệ số thành thục sinh dục

HSI

: Hệ số tích lũy năng lượng

IRI

: Tầm quan trọng tương đối

L

: Chiều dài toàn thân

Li

: Chiều dài ruột


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Diện tích ni trồng thuỷ sản Việt Nam giai đoạn 2018 - 2020 .............. 5
Bảng 1.2. Sản lượng nuôi trồng và khai thác thuỷ sản Việt Nam ............................. 7
Bảng 3.1. Số lượng các tia vây của cá bống cát ........................................................ 31
Bảng 3.2. Số lượng các tia vây của cá bống đuôi chấm ........................................... 33
Bảng 3.3. Chỉ số RLG của cá bống cát ...................................................................... 35
Bảng 3.4. Chỉ số RLG của cá bống đuôi chấm ......................................................... 39
Bảng 3.5. Thức ăn tự nhiên của cá bống cát ở tất cả các kích cỡ (n=148) ............. 39
Bảng 3.6. Thức ăn tự nhiên của cá bống cát ở nhóm kích cỡ <12,5cm (n=37) ..... 40
Bảng 3.7. Thức ăn tự nhiên của cá bống cát ở nhóm kích cỡ 12,5 - 14,6cm

(n=41) .......................................................................................................... 41
Bảng 3.8. Thức ăn tự nhiên của cá bống cát ở nhóm kích cỡ 14,7-16,4 cm
(n=38) .......................................................................................................... 41
Bảng 3.9. Thức ăn tự nhiên của cá bống cát ở nhóm kích cỡ >16,4 cm (n=32) .... 42
Bảng 3.10. Thức ăn tự nhiên của cá bống đuôi chấm ở tất cả các kích cỡ
(n=118)........................................................................................................ 43
Bảng 3.11.Thức ăn tự nhiên của cá bống đi chấm ở nhóm kích cỡ <11cm
(n=16) .......................................................................................................... 44
Bảng 3.12. Thức ăn tự nhiên của cá bống đi chấm ở kích cỡ 11-11,7cm
(n=40) .......................................................................................................... 45
Bảng 3.13. Thức ăn tự nhiên của cá bống đi chấm ở kích cỡ 11,8 -12,2 cm
(n=27) .......................................................................................................... 46
Bảng 3.14. Thức ăn tự nhiên của cá bống đi chấm ở kích cỡ >12,2cm
(n=35) .......................................................................................................... 46
Bảng 3.15. Sức sinh sản của cá bống cát và cá bống đuôi chấm............................. 55


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1. Vị trí địa lý sơng Tam Quan, thị xã Hồi Nhơn, tỉnh Bình Định ........... 10
Hình 2.1. Địa điểm thu mẫu ở vùng hạ lưu sơng Tam Quan ................................... 24
Hình 3.1. Cá bống cát .................................................................................................. 30
Hình 3.2. Cá bống đi chấm ..................................................................................... 32
Hình 3.3. Hình thái miệng, răng và lưỡi cá bống cát ................................................ 34
Hình 3.4. Hình thái cung mang của cá bống cát ....................................................... 34
Hình 3.5. Hình thái ống tiêu hóa của cá bống cát ..................................................... 35
Hình 3.6. Hình thái miệng, răng, lưỡi cá bống đi chấm ....................................... 37
Hình 3.7. Hình thái cung mang của cá bống đi chấm .......................................... 37
Hình 3.8. Hình thái ống tiêu hóa cá bống đi chấm ............................................... 38
Hình 3.9. Tương quan giữa chiều dài và khối lượng thân cá của cá bống cát ....... 48

Hình 3.10. Tương quan giữa chiều dài và khối lượng thân cá của cá bống đi
chấm ............................................................................................................ 49
Hình 3.11. Hệ số thành thục sinh dục của cá bống cát cái và đực........................... 50
Hình 3.12. Hệ số thành thục sinh dục của cá bống đuôi chấm cái và đực.............. 51
Hình 3.13. Hệ số tích luỹ năng lượng của cá bống cát cái và đực........................... 52
Hình 3.14. Hệ số tích luỹ năng lượng của cá bống đuôi chấm cái và đực.............. 52


1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tỉnh Bình Định là một trong những tỉnh có được sự phong phú về các hệ
sinh thái thủy sinh, bao gồm cả hệ sinh thái biển và hệ sinh thái nước ngọt. Hệ
thống sông ngịi của Bình Định khá phong phú và phân bố nhiều ở các địa
phương khác nhau trong tỉnh. Bình Định có bốn con sơng chính có sự ảnh
hưởng lớn đến kinh tế và đời sống người dân, đó là sơng Côn, sông Hà
Thanh, sông La Tinh và sông Lại Giang. Ngồi ra, cịn có nhiều con sơng nhỏ
khác như sơng An Lão, sơng Châu Trúc, sơng Tam Quan,… cũng đóng vai
trò nhất định đối với các địa phương. Bên cạnh đó, Bình Định cịn có một
đầm nước ngọt khá rộng là đầm Trà Ổ (Phù Mỹ), hai đầm nước lợ lớn là đầm
Đề Gi (Phù Mỹ - Phù Cát) và đầm Thị Nại (Tuy Phước - Quy Nhơn) cùng với
các hồ nước ngọt khá lớn. Hệ thống sơng ngịi, đầm, hồ đa dạng đã tạo điều
kiện thuận lợi cho sự đa dạng về nguồn lợi thủy sản cũng như phát triển nơng
nghiệp và ni trồng thủy hải sản trong tồn tỉnh. Nguồn lợi thủy sản có vai
trị quan trọng trong các hệ sinh thái tự nhiên, bảo đảm cho sự cân bằng sinh
thái trong thủy vực, và đồng thời còn là nguồn thực phẩm giá trị cho cuộc
sống, đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế.
Trong hệ thống sông ngịi tương đối dày của tỉnh Bình Định, sơng Tam
Quan là một trong những con sơng có vai trị quan trọng trong đời sống của
các hộ gia đình ngư dân ở thị xã Hồi Nhơn. Sơng Tam Quan là một con sơng

thuộc địa phận thị xã Hồi Nhơn, tỉnh Bình Định có hướng chính là hướng
Bắc - Nam, chi lưu bắt nguồn từ xã Hoài Châu, xã Hoài Sơn và hướng chi lưu
là hướng Tây – Đông; phụ lưu sông chính đổ ra biển Tam Quan. Đây là một
trong những con sơng có vai trị quan trọng trong việc cung cấp nguồn nước
dồi dào cho nhiều hoạt động sản xuất trên địa bàn. Ở vùng hạ lưu sơng Tam
Quan có nhiều loài thủy sản khác nhau như cá ngạnh, cá móm, cá bống, cá


2
đấu, cá giị, tơm đất, cua,… mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho nhiều hộ
gia đình ngư dân trong địa phương. Trong đó, cá bống cũng đóng một vai trị
khá quan trọng.
Cá bống là nhóm cá có thành phần loài khá lớn, với khoảng 270 giống và
2.000 loài đã được thế giới ghi nhận (Akihito và cs., 2000; Patzner và cs.,
2011) [36][61]. Ở Việt Nam có 5 họ cá bống (Eleotridae, Gobiidae,
Periophthalmidae, Apocrypteidae và Gobioididae), trong đó họ Gobiidae có
số lượng nhiều nhất (32 giống và 60 lồi), họ Eleotridae có số lượng ít hơn (3
giống và 7 lồi) (Mai Đình Yên, 1992; Nguyễn Nhật Thi, 2000) [18][29]. Qua
khảo sát thực tế ở vùng hạ lưu sông Tam Quan, có nhiều lồi cá bống như cá
bống

dừa (Oxyeleotris urophthalmus),

cá bống

thệ (Oxyurichthys

tentacularis), cá bống trứng (Eleotris melanosoma), cá bống cát
(Glossogobius giuris), cá bống đi chấm (Aulopareia unicolor),… Các lồi
cá bống ở đây, đặc biệt là cá bống cát và cá bống đuôi chấm được nhiều

người ưa chuộng, là nguồn thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Do
đó, việc khai thác nguồn lợi cá bống tự nhiên để đáp ứng nhu cầu đời sống
ngày càng tăng, điều này đã và đang đe dọa nghiêm trọng đến nguồn lợi tự
nhiên của những lồi cá này. Trước thực trạng đó, thực hiện các nghiên cứu
để hướng đến bảo vệ nguồn lợi cá nói chung và cá bống nói riêng là rất cần
thiết. Vì lí do đó, tơi thực hiện đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học
của một số loài cá bống ở vùng hạ lưu sông Tam Quan, thị xã Hồi Nhơn,
tỉnh Bình Định”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học cơ bản của một số lồi cá bống ở
vùng hạ lưu sơng Tam Quan.


3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Đưa ra các số liệu về một số đặc điểm sinh học của một số loài cá bống
ở vùng hạ lưu sông Tam Quan, làm cơ sở cho việc bảo vệ và phát triển nguồn
lợi của một số loài cá bống ở khu vực này.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Các số liệu thu thập được trong nghiên cứu này là dẫn liệu bổ sung trong
công tác giảng dạy, là cơ sở khoa học cho việc đưa vào xây dựng quy trình
sinh sản, ni thương phẩm của một số lồi cá bống ở vùng hạ lưu sông Tam
Quan trong tương lai.


4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về nguồn lợi thuỷ sản Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia biển nằm ven bờ Tây của Biển Đông - là một
biển lớn của Thái Bình Dương. Trong biển Đơng, liên quan tới Việt Nam có
hai vịnh lớn là vịnh Bắc Bộ ở phía Tây Bắc, rộng khoảng 130.000 km2 và
vịnh Thái Lan ở phía Tây Nam, diện tích khoảng 293.000 km2. Đây là biển
duy nhất nối liền hai đại dương - Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
Việt Nam có diện tích khoảng 331.212 km², có bờ biển dài 3.260 km và
hội tụ nhiều đảo. Bờ biển Việt Nam khúc khuỷu, nhiều eo, vụng, vũng, vịnh
ven bờ và cứ 20 km chiều dài đường bờ biển lại bắt gặp một cửa sông lớn với
tổng số khoảng 114 cửa sông đổ ra biển, chủ yếu từ phía lục địa Việt Nam.
Đặc biệt, Việt Nam có hai đồng bằng châu thổ rộng lớn và phì nhiêu ven biển
là Đồng bằng châu thổ sơng Hồng ở phía Bắc và Đồng bằng châu thổ sơng
Cửu Long ở phía Nam. Biển Việt Nam có thềm lục địa rộng với địa hình đáy
khác biệt, có nơi đáy khá bằng phẳng, độ sâu nhỏ, nơi sâu nhất chưa đầy 100
m như vịnh Bắc Bộ và Tây Nam Bộ, nhưng cũng có những vùng địa hình đáy
phức tạp, độ dốc đáy lớn, độ sâu đạt trên 4.000 m như vùng biển miền Trung.
Vùng nội thuỷ và lãnh hải rộng 226.000 km2, vùng biển đặc quyền kinh tế
lớn, trên 1 triệu km2 với hơn 4.000 hòn đảo trải dọc từ Bắc vào Nam, nhiều
đảo có vị trí tốt như Cát Bà, Bạch Long Vĩ tạo nên 12 vịnh, đầm phá với tổng
diện tích 1.160 km2 được che chắn tốt dễ trú đậu tàu thuyền. Bên cạnh đó,
Việt Nam có hệ thống sơng ngịi dày đặc khoảng 2.360 sơng trong đó có 106
sơng lớn, có nhiều hồ tự nhiên rải rác khắp cả nước với tổng diện tích lên đến
34.602 ha và có đường biển dài rất thuận lợi phát triển hoạt động khai thác và
nuôi trồng thủy sản. Sông Mekong chảy qua theo hai hệ thống sông Tiền và
sông Hậu đã tạo cho nguồn lợi thủy sản Việt Nam vô cùng đa dạng và phong
phú [33].


5
Biển Việt Nam có tính đa dạng sinh học khá cao, cũng là nơi phát sinh
và phát tán của nhiều nhóm sinh vật biển vùng nhiệt đới Ấn Độ - Thái Bình

Dương với khoảng 11.000 lồi sinh vật đã được phát hiện. Vùng biển ven bờ
và vùng biển ngoài khơi đều chứa một trữ lượng thuỷ sản rất lớn, cung cấp
nhiều nguồn lợi hải sản quan trọng. Điều này thúc đẩy ngành khai thác thuỷ
sản của Việt Nam ngày càng phát triển.
Về thuỷ sản nội địa có 544 lồi cá nước ngọt, trong đó có 243 lồi cá
phân bố ở các con sơng khu vực miền Bắc, 134 lồi phân bố ở miền Trung và
255 loài phân bố ở miền Nam, chỉ có 70 lồi có giá trị kinh tế; có 186 lồi cá
nước lợ mặn, trong đó có nhiều lồi có giá trị kinh tế như: cá song (cá mú), cá
tráp, cá chẽm, cá dìa, cá bớp, cá hồng, cá măng…; có 700 lồi động vật khơng
xương sống trong đó có 125 lồi hai mảnh vỏ và chân bụng và 55 loài giáp
xác (Nguyễn Văn Tư, 2005) [25].
Theo thống kê của Tổng cục thống kê, tổng diện tích ni trồng thuỷ sản
Việt Nam có sự thay đổi trong những năm gần đây, cụ thể là diện tích ni
trồng năm 2020 có sự suy giảm 1,5 lần so với diện tích ni trồng trong năm
2019 vì một phần chịu sự ảnh hưởng của đại dịch Covid 19. Trong đó, diện
tích sử dụng nuôi trồng thuỷ sản nội địa chiếm tỉ lệ cao hơn so với diện tích
ni trồng thuỷ sản biển (Bảng 1.1).
Bảng 1.1. Diện tích ni trồng thuỷ sản Việt Nam giai đoạn 2018 - 2020

Diện tích

Tổng số
Diện tích ni trồng thuỷ sản biển:

Sơ bộ

2018

2019


(nghìn

(nghìn

ha)

ha)

1.126,7

1.147,8

1.130,5

-1,5

45,2

44,5

43,6

-2,0

2020

% tăng,
giảm

(nghìn


2019/2020

ha)


6
Sơ bộ

2018

2019

(nghìn

(nghìn

ha)

ha)

- Ni cá

0,5

0,6

0,5

-16,7


- Ni tơm

2,4

2,4

2,5

4,2

- Ni hỗn hợp và thuỷ sản khác

42,3

41,5

40,6

-2,2

1.073,6

1.095,2

1.079

-1,5

- Nuôi cá


328,0

333,6

331,6

-0,6

- Nuôi tôm

734,7

749,9

733,9

-2,1

- Nuôi hỗn hợp và thuỷ sản khác

10,9

11,7

13,5

15,4

Diện tích ươm, ni giống thuỷ sản


7,9

8,1

7,9

-2,5

Diện tích

Diện tích ni trồng thuỷ sản nội địa

2020

% tăng,
giảm

(nghìn

2019/2020

ha)

(Theo nguồn: Tổng cục thống kê) [31]

Cùng với sự thay đổi về diện tích ni trồng thuỷ sản, tổng sản lượng thuỷ
sản của cả nước trong những năm qua cũng có sự biến động đáng kể. Năm 2020
có tổng sản lượng thuỷ sản là 102,7 nghìn tấn, giảm 3,5% so với tổng sản lượng
thủy sản năm 2019 và giảm 3,3% so với tổng sản lượng năm 2018 (Bảng 1.2).

Sự suy giảm này do một phần chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid 19.
Cụ thể là năm 2020, dịch Covid-19 bùng phát mạnh mẽ khiến cho khả năng nuôi
trồng tôm và các loài cá thịt trắng trên thế giới sụt giảm. Ước tính sản lượng thủy
sản ni của thế giới năm 2020 đạt 82,5 triệu tấn, giảm 0,6% so với năm 2019,
chiếm 46,6% tổng sản lượng thủy sản thế giới.


7
Bảng 1.2. Sản lượng nuôi trồng và khai thác thuỷ sản Việt Nam
Sơ bộ
2018

2019

2020

(nghìn tấn)

(nghìn tấn)

(nghìn

2020 so

2020 so

với 2019

với 2018


(%)

(%)

tấn)
Tổng số

106,2

106,4

102,7

96,5

96,7

Khai thác

105,4

104,8

102,3

97,6

97,1

Nuôi trồng


106,9

107,9

103,1

95,6

96,4

(Theo nguồn: Tổng cục thống kê) [31]

Trong nửa đầu năm 2022, với sự kiểm sốt được tình hình dịch bệnh,
nền kinh tế có chiều hướng mở cửa trở lại và đi lên, diện tích mặt nước ni
trồng có sự tăng lên cùng với nguồn lợi thủy sản phong phú đã góp phần đưa
ngành thuỷ sản trở thành một trong những ngành kinh tế chủ đạo với xuất
khẩu thuỷ sản của cả nước trong quý 2/2022 đã ghi nhận kim ngạch trên 3,2
xuất khẩu thuỷ sản trong tháng 6/2022 mang về lượng ngoại tệ trên 1 tỷ USD,
tương đương so với tháng 5/2022 và tăng 23% so với cùng kỳ năm trước. Với
kết quả trên, hết nửa đầu năm nay, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam ước đạt
gần 5,8 tỷ USD, tăng 40% so với nửa đầu năm 2021 [32].
1.2. Điều kiện tự nhiên, tiềm năng nuôi trồng và khai thác thủy sản ở Bình Định
Kinh tế thủy sản đóng một vai trị quan trọng trong phát triển kinh tế của
tồn tỉnh. Cơ cấu nơng - lâm - ngư nghiệp chiếm khoảng 30% giá trị GDP của
tỉnh, trong đó thủy sản chiếm 10%.
Nguồn lợi thủy sản ở vùng biển Bình Định khá đa dạng và phong phú
với trên 500 lồi cá, trong đó có 38 lồi có giá trị kinh tế. Tỷ lệ cá nổi
chiếm 65% với trữ lượng khoảng 38.000 tấn, khả năng khai thác 21.000 tấn.



8
Tỷ lệ cá đáy chiếm 35% với trữ lượng khoảng 22.000 tấn, khả năng khai thác
11.000 tấn. Tơm biển có 20 loài với trữ lượng khoảng 1.000 – 1.500 tấn. Mực
có trữ lượng khoảng 1.500 – 2.000 tấn.
Bình Định là một tỉnh thuộc duyên hải miền Trung. Tỉnh Bình Định có
vị trí địa lý thuận lợi là gần các vùng biển như Hoàng Sa, Trường Sa. Đây là
hai ngư trường cá nổi lớn, cá di cư xa có giá trị kinh tế và xuất khẩu như cá
thu, cá ngừ, cá nhám, cá chuồn, các loài mực (mực ống, mực đại dương). Cá
ngừ vằn có trữ lượng 618.000 tấn, khả năng khai thác 216.000 tấn. Cá ngừ đại
dương có trữ lượng 52.500 tấn, khả năng khai thác 17.000 tấn. Bình Định
hiện đang dẫn đầu về số lượng tàu khai thác xa bờ ở biển Đơng. Tồn tỉnh
hiện có 7.339 tàu cá với tổng cơng suất 980.838 CV, trong đó tàu cá dưới 90
CV khai thác ven bờ, vùng lộng có 4.592 chiếc (chiếm 63%); tàu cá từ 90 CV
trở lên khai thác xa bờ có 2.747 chiếc (chiếm 37%).
Bên cạnh hệ thống đầm phá đa dạng như đầm Trà Ổ (Phù Mỹ) có diện
tích 1.200 – 1.400 ha và các hồ chứa thích hợp cho ni trồng thủy sản nước
ngọt, các lồi cá nước lạnh như cá tầm, Bình Định cịn có những đầm phá lớn
như đầm Thị Nại (Tuy Phước - Quy Nhơn) với tổng diện tích 5.060 ha và
được xem là “vườn ươm các giống loài thủy sản quý hiếm”, đầm Đề Gi (Phù
Mỹ - Phù Cát) có diện tích 1.600 ha, vùng cửa sơng Tam Quan (thị xã Hồi
Nhơn) với diện tích 300 ha, thích hợp cho ni trồng thuỷ sản nước lợ
như nuôi tôm, cua, cá, hàu,…
Dọc theo bờ biển Bình Định có 3 cửa biển lớn, tập trung nhiều tàu
thuyền neo đậu và hoạt động khai thác thủy sản, đã hình thành 3 cảng cá, đó
là cảng Quy Nhơn (Tp. Quy Nhơn), cảng Đề Gi (huyện Phù Cát) và cảng Tam
Quan Bắc (thị xã Hoài Nhơn). Ngồi ra ven biển Bình Định cịn có 26 làng,
xã nghề cá với các bến cá hình thành trên các bãi ngang, đảo nhỏ ven biển,
ven đầm.



9
Đặc biệt với chiều dài bờ biển trên 134 km, vùng lãnh hải 2.500 km2 với
vùng đặc quyền kinh tế 40.000 km2 cùng nhiều giống lồi thủy sản phong
phú, Bình Định có tiềm năng phát triển nghề ni biển như nuôi trồng rong
biển, tôm hùm, cá biển (song, mú, chẽm), ngọc trai, hàu,…
Về nuôi trồng thủy sản nước ngọt, diện tích ni trồng khoảng 2.306,4
ha, chủ yếu ni theo các hình thức như ni cá quảng canh trong hồ chứa
thủy lợi, nuôi cá lồng trên hồ chứa 13.380 m3. Sản lượng cá nước ngọt đạt
khoảng 2.715 tấn. Với số lượng gần 160 hồ chứa thủy lợi, Bình Định có tiềm
năng phát triển nghề nuôi cá lồng trên hồ chứa.
Về nuôi trồng thủy sản nước lợ với diện tích khoảng 2.283 ha, trong đó
đối tượng ni chính là tơm thẻ chân trắng, tơm sú. Đã hình thành các vùng
ni tơm thâm canh, công nghiệp, vùng nuôi tôm công nghệ cao.
Về nuôi trồng thủy sản nước mặn (biển) đã hình thành các vùng ương,
nuôi tôm hùm. Nghề ương, nuôi nâng cấp tôm hùm và ni cá lồng trên biển
phát triển, trong đó số lượng lồng ương tôm hùm giống tăng nhanh. Các đối
tượng ni thủy sản biển: tơm hùm; các lồi cá mú, hồng, bớp, ốc hương,
hàu… Ngoài ra đã thu hút 1 doanh nghiệp triển khai dự án nuôi cấy ngọc trai
trên biển.
Về sản xuất giống thủy sản: Đã đầu tư nâng cấp Trạm thực nghiệm nuôi
trồng thủy sản Mỹ Châu (công suất 100 triệu cá bột, 10 triệu cá giống) là cơ
sở sản xuất các giống thủy sản nước ngọt cung cấp cho khu vực miền Trung
và Tây Nguyên; Trạm thực nghiệm nuôi trồng thủy sản Cát Tiến (công suất 2
triệu cá giống các loại) đã được đầu tư nâng cấp để sản xuất các đối tượng
mới như: cua, cá chẽm, ốc hương, hàu,…Ngồi ra, tại tỉnh cịn có 02 cơ sở
sản xuất tơm giống (vốn đầu tư nước ngồi) sản xuất giống tôm thẻ chân trắng
của Công ty cổ phần Việt - Úc công suất 3 tỷ con giống P15/năm và Công ty
TNHH CP (Thái Lan) công suất 3,6 tỷ con giống P15/năm [30].



10
1.3. Điều kiện tự nhiên của sông Tam Quan
1.3.1. Vị trí địa lí
Sơng Tam Quan là một con sơng nhỏ thuộc địa phận thị xã Hồi Nhơn,
tỉnh Bình Định có hướng chính là hướng Bắc - Nam, chi lưu bắt nguồn từ xã
Hoài Châu, xã Hoài Sơn và hướng chi lưu là hướng Tây – Đơng; phụ lưu
sơng chính đổ ra biển Tam Quan.

Hình 1.1. Vị trí địa lý sơng Tam Quan, thị xã Hồi Nhơn, tỉnh Bình Định

1.3.2. Khí hậu, thuỷ văn
Theo tài liệu của trạm khí tượng thuỷ văn thị xã Hồi Nhơn, sơng Tam
Quan mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu được chia thành 2
mùa rõ rệt:
Về mùa khô: thời gian bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 8 trong năm, bình
quân số giờ nắng là 8,5 giờ/ngày, nhiệt độ 26,90C, lượng mưa 120 mm/tháng,
độ ẩm 79%. Đặc biệt mùa này có gió Tây khơ nóng kéo dài khoảng 35 - 40
ngày.


11
Về mùa mưa: bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12 trong năm, bình quân số
giờ nắng là 4,5 giờ/ngày, nhiệt độ 25,60C, lượng mưa 517 mm/tháng, độ ẩm
cao 86%. Đặc biệt mùa này có gió mùa Đơng Bắc và bão có tốc độ gió mạnh,
xốy, kéo theo mưa lớn, gây nên lũ lụt.
1.4. Thành phần loài và sự phân bố của cá bống
Các loài cá bống phân bố rộng từ Đơng đến Tây Phi, quần đảo Nam Thái
Bình Dương và miền Bắc nước Úc (Murdy, 1989) [57]. Mặc dù một số lồi ít
có giá trị kinh tế nhưng chúng lại là một trong những loài chiếm ưu thế ở các

vùng bãi bồi ven biển và góp phần vào sự đa dạng loài đối với những vùng
đất ngập nước ven biển ở các nước nhiệt đới (Taki, 1974) [63].
Cá bống là nhóm cá mang đặc điểm xương khá nhỏ, thân dạng hình ống,
trụ trịn, đầu hình chóp, ngắn, mõm tù, mắt to, sống ở tầng đáy, vùng biển và
đầm lầy nước ngọt. Các khu vực cửa sông, bãi triều và các đảo thường là
vùng phân bố tập trung của cá bống, nơi đây có sự đa dạng về thành phần loài
và phong phú về số lượng (Nguyễn Nhật Thi, 2000) [18]. Cá bống là nhóm cá
có thành phần lồi khá lớn với khoảng 270 giống và 2.000 loài đã được thế
giới ghi nhận (Akihito và cs., 2000; Patzner và cs., 2011) [36][61]. Riêng họ
Gobiidae có ít nhất 1.120 lồi được phân bố trên tồn thế giới ở cả mơi trường
nhiệt đới và ôn đới (Thacker và Roje, 2011) [64].
Ở Việt Nam, thành phần loài của cá bống cũng rất phong phú. Theo
Mai Đình n (1987) đã ghi nhận có 10 loài cá bống nằm trong bộ cá vược
Perciformes, thuộc 2 họ phân bố ở các tỉnh phía Bắc của Việt Nam [28]. Mai
Đình n (1992) cũng đã cơng bố cơng trình nghiên cứu về định loại các lồi
cá nước ngọt ở Nam Bộ và đã tìm ra trong bộ phụ cá bống Gobioidei có 5 họ,
19 giống và 25 lồi [29]. Nguyễn Văn Hảo (2005) trong cơng trình nghiên
cứu về cá nước ngọt Việt Nam đã phân loại được 3 họ của phân bộ cá bống
(Gobioidei): họ cá bống đen ống tròn (Odontobutididae), họ cá bống đen


12
(Eleotridae) và họ cá bống trắng (Gobiidae) [4]. Theo Trương Thủ Khoa và
Trần Thị Thu Hương (1993), có 5 họ cá bống xuất hiện ở Đồng bằng sông
Cửu Long, 5 họ cá bống này nằm trong bộ phụ Gobioidei của bộ cá vược
(Perciformes) với 15 lồi được tìm thấy [7]. Ở vịnh Bắc Bộ có 77 lồi thuộc
47 giống trong 4 họ (Nguyễn Nhật Thi, 1991) [17]. Nguyễn Nhật Thi (2000)
đã phân loại được 4 họ, 5 phân họ, 54 giống và 94 loài cá bống [18]. Tác giả
cũng đã nghiên cứu các chỉ tiêu về hình thái, đặc điểm sinh học - sinh thái, về
sự phân bố, giá trị kinh tế của các loài cá bống ở Việt Nam. Tống Xuân Tám

và Nguyễn Hữu Dực (2005) đã thực hiện cơng trình nghiên cứu trên tuyến
sơng Sài Gịn và xác định được 2 họ cá bống đen và cá bống trắng, với 3 loài
gồm: cá bống trân (Butis butis), cá bống tượng (Oxyeleotris marmoratus) và
cá bống dừa (Oxyeleotris urophthalmus) [13]. Nghiên cứu của Trần Đắc Định
và ctv. (2013) đã xác định được 7 loài cá thuộc họ cá bống đen (Eleotridae)
phân bố ở Đồng bằng sông Cửu Long gồm: cá bống trứng (Eleotris
melanosoma), hai loài cá bống trân (Butis butis và Butis humeralis), cá bống
tượng (Oxyeleotris marmorata), cá bống dừa (Oxyeleotris urophthlmus), cá
bống hoa (Bostrychus scalaris) và cá bống lưng cao (Butis koilomatodon) [2].
Kết quả công bố về số lượng các lồi cá bống ở Việt Nam khơng giống
nhau giữa các tác giả. Điều này cũng có thể giải thích được là do thời gian và
địa điểm được khảo sát không giống nhau. Đặc biệt, với việc sắp xếp một số
lồi cá vào cùng 1 họ cũng có sự khác nhau giữa các tác giả. Ví dụ như
Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) đã xếp cá thòi lòi (P.
schlosseri) vào họ Periophthalmidae hay cá bống sao (B. boddarti) xếp vào họ
Apocrypteidae nhưng theo Trần Đắc Định và cs. (2013) thì hai lồi này đều
được xếp vào họ Gobiidae [2]. Sự sắp xếp này cũng phù hợp với Carpenter
and Niem (2001) được trình bày trong quyển hướng dẫn định loại cho thủy
sản của FAO [43].


13
1.5. Những nghiên cứu về các đặc điểm sinh học cá
1.5.1. Những nghiên cứu về đặc điểm dinh dưỡng cá
Dinh dưỡng là sự chuyển hoá vật chất của thức ăn thành những yếu tố
cấu tạo nên cơ thể thông qua các q trình sinh lý, hố học và thức ăn là cơ sở
để cung cấp vật chất dinh dưỡng và năng lượng cho quá trình dinh dưỡng
(Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn, 2009) [5].
Đối với các loài động vật, thức ăn là một phần đóng vai trị quan trọng
trong việc duy trì cấu trúc cơ thể và sự sống. Chính vì thế mà động vật sử

dụng thức ăn là vật chất chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể để tiêu
hoá và hấp thụ.
Thức ăn cũng được phân chia thành nhiều loại khác nhau. Thức ăn
được gọi là thức ăn chính (thức ăn tự nhiên) nếu đó là loại thức ăn cá ưa thích
được cá sử dụng ăn nhiều, với loại thức ăn này giúp cho cá phát triển tốt nhất.
Những thành phần xuất hiện ngẫu nhiên trong ruột/dạ dày cá thì được gọi là
thức ăn ngẫu nhiên, những loại này cá không chủ động ăn vào. Loại thức ăn
mà cá bắt buộc phải sử dụng khi điều kiện mơi trường thiếu nguồn thức ăn ưa
thích của chúng, để đảm bảo duy trì sự sống thì gọi là thức ăn bắt buộc. Trong
thức ăn tự nhiên của cá được chia thành 4 nhóm: sinh vật phù du, sinh vật tự
bơi, sinh vật đáy và chất vẩn. Có 2 loại chất vẩn là chất vẩn lơ lững và chất
vẩn lắng đọng dưới nền đáy (Biswas, 1993) [40].
Tính ăn của động vật thủy sản trong tự nhiên rất đa dạng và phong
phú. Tính ăn của cá cũng có nhiều cách để phân chia tuỳ thuộc vào việc sử
dụng các căn cứ khác nhau để tiến hành phân chia. Để xác định tính ăn của
cá, người ta có thể căn cứ vào loại thức ăn cá sử dụng, phổ dinh dưỡng
(thành phần và tỉ lệ các loại thức ăn trong ống tiêu hóa) hay vị trí của loại
thức ăn ưa thích.


14
Thức ăn của cá được chia thành 4 loại, gồm: thức ăn cơ bản, thức ăn thứ
cấp, thức ăn ngẫu nhiên và thức ăn cưỡng bức theo Nikolsky (1963) [59]. Tùy
thuộc vào khối lượng của các loại thức ăn được cá sử dụng, chia tính ăn của
cá ra thành các nhóm như: cá ăn đơn nếu chúng chỉ ăn 1 loại thức ăn duy
nhất; cá có phổ dinh dưỡng hẹp nếu chúng ăn được một số loại thức ăn khác
nhau; và cá có phổ dinh dưỡng rộng nếu chúng ăn được nhiều loại thức ăn
khác nhau.
Dựa vào vị trí thức ăn ưa thích của cá xuất hiện nhiều nhất mà cá được
chia thành các nhóm: cá ăn tầng mặt, cá ăn tầng giữa, cá ăn đáy hoặc cá ăn

ven bờ.
Khi dự đốn về đặc điểm tính ăn của cá, người ta tiến hành dựa vào các
đặc điểm về hình thái, cấu tạo các cơ quan tiêu hóa. Bao gồm: cấu tạo mang,
miệng, răng, thực quản, dạ dày, ruột…
Theo Nguyễn Bạch Loan (2003), cá có dạng miệng trên thường bắt mồi
ở vị trí tầng mặt như cá mè trắng, cá mè hoa, cá thiểu, cá trích. Cá có dạng
miệng giữa thường bắt mồi ở vị trí tầng giữa. Tuy nhiên cá cũng có thể bắt
mồi ở vị trí tầng mặt và tầng đáy. Cá có dạng miệng dưới thường bắt mồi ở vị
trí đáy như cá trơi, cá trê, cá hú, cá ngát. Dựa theo kích thước miệng của cá
thì nhóm cá hiền thường có kích thước miệng nhỏ và hẹp ví dụ như cá sặc
rằn, cá linh. Cá thuộc nhóm cá dữ thường có kích thước miệng rộng lớn như
cá chẻm, cá bống cát [10].
Dựa đặc điểm răng cũng có thể nhận biết rõ tính ăn của cá. Nhóm cá
ăn lọc thường khơng có răng, lược mang có kích thước dài, mảnh, xếp khít
nhau phù hợp với tính ăn. Nhóm cá ăn thực vật thường có kích thước nhỏ,
răng có đặc điểm nhỏ và mịn; lược mang dài và mảnh, xếp thưa. Nhóm cá
ăn động vật kích thước lớn có răng to và bén, thường có răng chó, trên
cung mang có nhiều gai bén hoặc lược mang biến thành những núm có


15
nhiều gai. Nhóm cá ăn mùn bã hoặc động vật đáy lược mang có đặc điểm
ngắn, to thơ và xếp thưa [10].
Tuỳ thuộc vào tính ăn của từng lồi cá mà mỗi lồi có hình dạng ruột
khác nhau như hình ống dài thẳng, gấp khúc hoặc cuộn trịn.
Bên cạnh đó, chiều dài của ruột cũng có liên quan chặt chẽ với tính ăn
của cá: nhóm cá ăn động vật mang đặc điểm chiều dài ruột ngắn, nhóm cá ăn
thực vật có chiều dài ruột dài, cá ăn tạp có chiều dài ruột trung bình (AlHussainy, 1949) [38]. Thơng thường, tính ăn của cá được chia làm 3 nhóm:
nhóm cá ăn thực vật (trong thành phần thức ăn có hơn 70% là thực vật), nhóm
cá ăn động vật (trong thành phần thức ăn có hơn 70% là động vật), nhóm cá

ăn tạp (trong khẩu phần thức ăn có cả động vật, thực vật và chất hữu cơ)
(Nikolsky, 1963) [59].
Mỗi loại cá có sự thích nghi với dinh dưỡng bằng những loại thức ăn
nhất định và phù hợp với đặc tính dinh dưỡng của loại cá đó và các cơ quan
mà cá sử dụng để tìm kiếm thức ăn cũng khác nhau (Phạm Minh Thành và
Nguyễn Văn Kiểm, 2009) [15]. Theo Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định
(2004), nghiên cứu đặc điểm cấu trúc của cơ thể cá như vị trí miệng, kích cỡ
miệng, răng, chiều dài ruột … sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thành phần loại
thức ăn tự nhiên và tập tính bắt mồi của chúng [9].
* Những nghiên cứu về đặc điểm dinh dưỡng của cá bống
Tính ăn của các lồi cá bống khơng giống nhau. Tùy thuộc vào đặc điểm
của mỗi loài mà chúng sử dụng phổ thức ăn khác nhau.
Các lồi cá bống có tính ăn thiên về thực vật như cá bống kèo vảy nhỏ
(Pseudapocryptes elongatus) thức ăn chủ yếu là tảo khuê, tảo lam và mùn bã
hữu cơ. Các động vật phù du (Copepoda, Cladocera) cũng thấy hiện diện
trong thức ăn của cá nhưng không nhiều (Trần Đắc Định và cs., 2002) [1].


16
Tính ăn của cá bống sao (Boleophthalmus boddarti) gần giống với tính ăn của
cá bống kèo vảy nhỏ. Thành phần thức ăn của cá bống sao gồm tảo khuê, tảo
lam, mùn bã hữu cơ và giáp xác nhỏ, trong đó tảo khuê là thức ăn chủ yếu
(Nguyễn Minh Tuấn, 2016) [23].
Theo Ravi (2013), cá bống sao (B. boddarti) ở rừng ngặp mặn
Pichavaram, Ấn Độ có tính ăn thiên về thực vật và thành phần chủ yếu là tảo
khuê [62]. Cá bống sao di chuyển trên bãi bùn và cạp một lớp bùn mỏng từ bề
mặt để lấy thức ăn. Cá bống kèo sống trong môi trường ngập nước sâu hơn,
khả năng đi tìm kiếm thức ăn là tảo trên bãi bùn kém hơn nhiều so với cá
bống sao. Tảo khuê đáy là nguồn thức ăn quan trọng cho sinh vật đáy, chúng
đóng vai trị quan trọng trong việc thiết lập nên các chuỗi thức ăn và mối quan

hệ giữa các nhóm sinh vật khác nhau trong các hệ sinh thái. Cá bống mít
(Stigmatogobius pleurostigma) thuộc nhóm cá ăn tạp thiên về mùn bã hữu cơ,
thành phần thức ăn gồm mùn bã hữu cơ, giáp xác, trứng cá, cá con, phiêu sinh
động vật (Đinh Minh Quang, Trần Thị Diễm My, 2018) [12].
Những loài cá bống ăn động vật như cá bống cát (G. giuris), cá bống cát
(G. aureus) hay cá bống trứng (E. melanosoma), cá bống dừa (Oxyeleotris
urophthalmus)… Cá bống cát (G. giuris) có thành phần thức ăn chính là cá và
giáp xác (Phạm Thị Mỹ Xuân, 2012; Achakzai và cs., 2015; Hora, 1935; Đỗ
Thị Xuân Trừ, 2019) [26][35][49][22]. Cũng giống như ở cá bống cát (G.
giuris), phổ dinh dưỡng của cá bống cát (G. aureus) cũng có thành phần thức
ăn chính là cá và giáp xác (Nguyễn Minh Tuấn, 2016) [23]. Thành phần thức
ăn chủ yếu có trong dạ dày của cá bống cát trắng (Glossogobius
sparsipapillus), cá bống hương Guam (Awaous guamensis) và cá bống vây
dài (Rhinogobius longipinnis) gồm các nhóm như: giáp xác, cá nhỏ, động vật
thân mềm (Võ Thị Ngọc Trâm, 2013) [21]. Cá bống trứng (Eleotris
melanosoma) có thành phần thức ăn chủ yếu là thân mềm, giáp xác, cá con


×